Để sống yên ở phương Nam, Nguyễn Phúc Nguyên (tức chúa Sải) đã tích cực đắp thành lũy, trang bị vũ khí mới cho quân đội để khi cần thì có thể đương đầu với quân Trịnh ở phía bắc. Một trong những trở ngangười, khó vượt qua của chúa Nguyễn là vấn đề mua sắt, đồng, diêm tiêu để đúc súng. Chúa Sải nhờ bọn thương gia Hoà Lan, Bồ Đào Nha, Tàu, Nhật... nhưng bọn này không thật lòng nên chúa không yên tâm. Cuối cùng chúa đã biết phát huy truyền thống của phụ nữ Việt Nam, gả một người con gái cho thương gia Nhật tên là Araki Sôtarô (Hoàng mộc tôn Thái lang). Thương gia này vừa làm chủ một cửa hàng lớn ở Hội An vừa có tàu viễn dương đi mua bán với hải ngoại. Từ đó bà Quận chúa xứ Đàng Trong ngày đêm tỉ tê với chồng. Araki Sôtarô không thể từ chối được người đẹp nên ông đã thoa? mãn mọi yêu cầu của chúa Sải. Chúa Sải cần gì thì tàu của Araki đi Aùo Môn, Quảng Đông và Trường Kỳ chở về ngay. Nhờ thế mà quân đội của chúa Nguyễn được trang bị rất đầy đủ, mọi cuộc tấn công của quân Trịnh ở phía bắc vào đều bị chặn đứng.
Theo nhà Đông phương học Đuy Mu Chi ê (Pháp) thì bà quận chúa xứ Đàng Trong này tên là Amô. Trong một chuyến về thăm quê chồng, quận chúa bị giữ lại ở Nhật bởi nghiệm lệnh của Mạc phủ Đức xuyên cấm những người Nhật đi thông thương hải ngoại. Vì thế mà đôi vợ chồng Việt Nhật này không trở lại được đất Thuận Quảng. Năm 1845 bà mất ở Trường Kỳ và mai táng tại chùa Dainonji. Con cháu của bà còn giữ một cái gương soi của bà đem ở nước Nam qua, bề ngang tấm gương đo được ba tấc rưỡi, bề cao ngót bốn tấc, chung quanh chạm trỗ và mạ vàng y như của người Tây phương.