Năm 1916, vua Duy Tân cùng các nhà yêu nước Thái Phiên và Trần Cao Vân tổ chức khởi nghĩa chống thực dân Pháp. Việc tuy không thành, vua bị đày sang đảo Rê-Uy-ni- Ông, Thái Phiên và Trần Cao Vân bị tử hình, nhưng tinh thần yêu nước của nhà vua và hai ông Thái, Trần vẫn sống mãi. Trong dân gian vẫn truyền tụng nhiều mẫu chuyện nói lên nổi ưu tư mất nước của ông vua trẻ và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của ông.
Năm 1907 vua Thành Thái yêu nước nên bị giặc Pháp truất phế đày vào Vũng Tàu. Hoàng tử Vĩnh San lúc ấy mới 8 tuổi, giặc Pháp tôn ông lên làm vua, lấy niên hiệu là Duy Tân, để chúng nhân danh ông đè đầu cưỡi cổ bóc lột người Việt Nam. Chúng tưởng rằng nhà vua nhỏ tuổi, giặc nói gì ông cũng nghe. Nhưng không ngờ mới một ngày ngồi trên ngai vàng, bộ mặt của cậu bé 8 tuổi hoàn toàn thay đổi. Cậu bé Việt Nam 8 tuổi này tỏ ra không muốn làm một ông vua bù nhìn. Chẳng bao lâu sau, giặc phải làm một nhà thừa lương ở Cửa Tùng xa Kinh đô hàng trăm cây số để cho Duy Tân ra đó chơi đùa, sao nhãng bớt chuyện làm vua.
Ở Cửa Tùng, giữa cảnh trời cao bể rộng, vua Duy Tân không thể quên được lý do vì sao vua cha bị đày, ông lại càng không quên trách nhiệm làm vua của ông đối với nổi khổ cực lầm than của dân. của nước. Một hôm ông ngồi vốc cát biển lên chơi, hai tay bẩn. Một ông quan thị vệ bưng nước đến cho ông rửa tay. Vừa thò tay vào nước rửa lỏm bỏm, ông vừa nhìn ông quan thị vệ hỏi rằng:
- "Tay nhớp lấy nước mà rửa. Nước nhớp lấy chi mà rửa?"
Ông quan sợ quá, nhìn ông hai môi mấp máy mà không nói được nên lời. Nhà vua thông cảm cho người quản gia tội nghiệp, ông tự trả lời:
- "Máu!"
Một lần khác, một ông quan đại thần ra thăm vua, thấy nhà vua có vẻ buồn bực, ông liền bày cần câu đưa vua đi ghe ra biển câu.
Ra đến biển, vua mới buông câu thì lưỡi câu đã bị mắc. Nhà vua vừa lần gỡ câu vừa hỏi dò ý ông quan đại thần được nhà vua rất tin cậy, bằng một câu đối:
"Ngồi trên nước không ngăn được nước,
Buông câu ra đã lỡ phải lần!"Biết ý nhà vua muốn hoạt động cứu nước, ông quan đại thần sợ nguy hiểm cho vua bèn đối lại, khuyên vua không nên có ý nghĩ táo bạo ấy:
Sống ở đời mà ngán cho đời,
Nhắm mắt lại đến đâu hay đó!"Biết được tinh thần cầu an của ông quan đại thần, từ đó vua Duy Tân không bao giờ thổ lộ tâm tình với ông này một lần àno nữa. Nhưng ý muốn cứu nước của nhà vua lại được nhân dân địa phương biết đến rất nhanh. Lúc ấy có ông Khóa Bảo - một người hoạt động yêu nước ở Quảng Trị - đã tìm mọi cách để được đến gặp nhà vuạ.. Gặp nhau vua tôi rất mừng. Ông Khóa đã kể hết những chuyện tai nghe mắt thấy về tội ác của giặc Pháp bóc lột dân ta và nổi lầm than khổ ải của dân mình, nhà vua nghe chuyện và đã khóc.
Nhờ Ông Khóa Bảo mà đảng bí mật của Thái Phiên và Trần Cao Vân biết được vua Duy Tân đang muốn hoạt động cứu nước. Hai Ông đã rất công phu, giả người đi câu hẹn gặp nhà vua và bàn với nhà vua kế hoạch cứu nước. Vua Duy Tân chấp nhận mọi ý kiến của hai nhà yêu nước và hối thúc hãy hành động nhanh lên để giàng được cơ hội tốt.
Vua Duy Tân cũng như hai nhàyêu nước Thái, Trần, tinh thần yêu nước, căm thù giặc có thừa, nhưng thiếu một đường lối cứu nước tiên tiến, thiếu một phương pháp tổ chức thích hợp nên cuộc khởi nghĩa hồi tháng 5 năm 1916 đã thất bại, những người cầm đầu bị dìm trong biển máu.
Lúc giặc vây bắt nhà vua tại một căn nhà gần núi Thiên Thai, nhà vua vẫn bình tĩnh, saÜn sàng nhận mọi sự đối xử tàn bạo của kẻ thù. Bọn giặc thấy một vật gì cồm cộm bên hông giắt trong áo nhà vua, chúng loay hoay muốn soát. Nhà vua hiểu ý, chỉ cái vật ấy và nói với tên Khâm sứ và tên chánh mật thám người Pháp rằng:
- "Mấy Ông tưởng cái ni là súng lục hả? Không phải mô. Tui mà có súng thì tui bắn mấy Ông chết hết rồi, đây là cục lương khô thôi!"
Bọn giặc bị hạ nhục nhưng chúng cũng được yên tâm. Tên Khâm sứ đưa vua Duy Tân về giam trong đồn Mang Cá của chúng. Trên đường đi, chúng hỏi nhà vua:
- "Nhà vua có ân hận gì về cuộc phiêu lưu vừa rồi không?"
Vua Duy Tân đáp một cách thản nhiên:
- "Có chớ!"
Tên Khâm sứ mừng rỡ hỏi tiếp như hỏi một cậu học trò:
- "Ân hận như thế nào?"
Vua Duy Tân đáp không một chút ngại ngùng:
- "Vì ta chưa đánh được người Pháp mà đã bị bắt!"
Không khuất phục được ý chí của vua Duy Tân, chúng bắt đem nhà vua về giam. Giặc Pháp làm áp lực, bắt triều đình và gia đình vào nhà giam thuyết phục nhà vua hãy bỏ ý chí cứu nước để chúng sẽ đưa nhà vua trở lại ngai vàng. Vua Duy Tân nói rõ ý muốn của mình:
- "Ta saÜn sàng trở lại ngai vàng, nhưng muốn ta trở lại, nước Pháp phải thi hành những điều khoản tự chủ của Việt Nam trong hòa ước 1884, nước Pháp bảo trợ cho nước Việt Nam chứ không phải bảo hộ nước Việt Nam. Phải coi ta là một ông vua trưởng thành, trên ta không có hội đồng Phụ chánh. Pháp không được nhân danh ta làm những điều thuộc quyền của ta!"
Điều kiện của vua Duy Tân đưa ra quá cao đối với bọn thực dân, vì thế chúng đã quyết định đày ông đến một nơi xa xứ là đảo Réunion tận bên trời châu Phi. Đến lúc Ông sắp lên đường, bọn Pháp lại cho người đến ban một ân huệ cuối cùng. Tên tay sai Pháp thưa:
- "Thưa ngài, chúng tôi biết trong nội khố, ngài còn một số tiền lớn, ngài lại có một tủ sách tiếng Pháp rất nhiều. Ngài có cần lấy một ít tiền cầm tay và số sách để đọc dọc đường không?"
Vua Duy Tân đáp:
- "Ta làm gì có tiền, Tiền trong nội khố là tiền của dân. Ta là người tù của Pháp, Pháp không nuôi được một người tù sao mà cần phải cầm tiền theo. Còn nếu người Pháp biết điều, muốn để cho tù nhân đọc sách thì người hãy lấy cho ta bộ sách cách mạng Pháp 1783 của Michelet và phải lấy cho đủ bộ!"
Tên tay sai đi gặp vua Duy Tân về trình bày lại với Pháp, bọn Pháp ngao ngán thở ra:
- "Không thể nào thỏa hiệp được với con người này".
Sau đó nhà vua vào Nam xuống tàu đi đày cùng một chuyến với vua cha sang đảo Réunion.
Ba mươi năm sau, vua Duy Tân đã bị giết một cách bất ngờ.