Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Lịch Sử >> Truyện cổ cố đô

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 45805 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Truyện cổ cố đô
nhiều tác giả

Truyện 35

Sau ngày thất thủ kinh đô bọn giặc Pháp chiếm đóng Huế, đồng bào bị sưu cao thuế nặng vô cùng đau khổ. Dân gian đã phải ta thán:
"Từ ngày Tây lại đế đô,
Sưu cao thuế nặng biết chừng mô hỏi trời.
Còn lo một nổi khổ đời,
Quan trên ỷ thế nhiều lời hiếp dân".

Đó cũng là tình trạng chung của cả nước. Đến đầu năm 1908 phong trào chống thuế ở các tỉnh phía Nam bùng nổ. Ngọn lửa khán sưu, chống thuế ở Huế - Thừa Thiên có dịp sáng lên. Đặc biệt ở hai làng Gia. Lê Chánh và Công Lương (xã Thủy Vân ngày nay). Ông Khóa Nối (Tên thực là Nguyễn Hoàng Chi) giả làm người buôn quế loan truyền một tờ Thông tri mang nội dung như sau:
"Đáng yêu thay dân tỉnh Quảng Nam!
Đáng kính thay dân tỉnh Quảng Nam!
Đáng học thay dân tỉnh Quảng Nam!

Giặc Pháp mượn tiếng bảo hộ, ngược đãi dân ta thật đã quá lắm. Hàng năm nộp xong sưu thuế rồi, mình không còn chiếc áo lành, bụng không được ăn cơm no đi nới khác tìm ăn, khổ hết chỗ nói. Nếu không một phen đứng dậy tỏ tình kêu nài thì sưu thuế vẫn còn tăng mãi. Dân ta mười nhà đã đến chín nhà rỗng không. Khó lòng gánh chịu được. Nếu cứ ngồi mà đợi chết, chi bằng vùng dậy mà tìm lối sống!"
Bạn ông Khoá Nối là Lê Đình Mộng - người làng Gia. Lê - đứng lên lãnh đạo nông dân hội họp dân chúng phát động phong trào chống thuế ở Huế - Thừa Thiên.
Nghe tin đó, thực dân Pháp vội phái Ông Phủ doãn Thừa Thiên là Trần Trạm - một người nổi tiếng thanh liêm, cùng Phó quản Trần Phán đem theo một đội lính khố xanh, có tri huyện Phú Vang Trần Hữu Chí dẫn đường chèo đò về Công Lương - Gia. Lê với ý định hiểu dụ dân chúng không nên có những hành vi chống thuế như hạt Quảng Nam sẽ mang họa vào thân.
Dân chúng đón hỏi:
- "Lúc ni mà Ông Phủ doãn đi mô rứa?"
- "Quan binh đi hành hạt, sao dân không ra nghênh đón mà hỏi chi khiếm lễ rứa?"
- "Dân đói kém đang định kéo nhau lên Phủ, lên Huyện xin sâu, xin thuế, dân tình đâu có ở nhà mà quan Phủ doãn đi hành hạt?"
- "Ai cho phép dân đi?"
- "Cái bụng đói bắt đi!"
Sau một hồi tranh cãi bỗng có một người đứng trên cầu Gia. Lê ném một cục đất vào thuyền do Trần Phán chỉ huy. Dân chúng tưởng Lê Đình Mộng ra hiệu lệnh ùa xuống nước định bắt trói Trần Trạm. Nhưng may sao có ý kiến cho rằng Ông là người tốt chỉ bị bọn thực dân lợi dụng thôi nên họ bỏ Ông vô thúng ngồi. Bọn Trần Phán và Trần Hữu Chí hạ lệnh nổ súng. Dân chúng nghe súng nổ càng sôi máu, họ dùng đất rang ném lại bọn quan binh như mưa. Ông Nguyễn Cường - Người Công Lương, bị bắn chết tại chỗ. D6an đưa ra sau lấy lá Thầu Dầu đắp kín chuẩn bị khiêng đi đấu tranh chứ không chôn.
Tên Trần Phán hung hăng nhất bị trói ngoé, những tên lính đã gây nợ máu bị trói và bị nhận nước.
Sáng hôm sau (10-04-1908), dân hai làng Công Lương - Gia. Lê đã gánh Ông Trần Trạm và khiêng xác Nguyễn Cường vào Huế đấu tranh. Dân sáu huyện Thừa Thiên hay tin cũng kéo vào. Đoàn người đi đấu tranh có những nét rất đặc biệt: tóc cắt ngắn, áo quần rách tả tơi, mang bị như người đi xin và họ gọi nhau là đồng bào.
Bọn Pháp đã xua lính ở Mang Cá lên đàn áp đẫm máu cuộc đấu tranh. Tuy vậy, trước khí thế của quần chúng, bọn thực dân đã phải giảm sưu, hạ thuế. Và từ đó làm gì có hại cho dân, chúng cũng phải cân nhắc.

<< Truyện 34 | Truyện 36 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 780

Return to top