Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Lịch Sử >> Truyện cổ cố đô

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 45800 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Truyện cổ cố đô
nhiều tác giả

Truyện 13

Hai nhà yêu nước Thái Phiên và Trần Cao Vân cùng với vua Duy Tân làm cuộc khởi nghĩa chống Pháp nhưng không thành. Vua Duy Tân bị đày sang đảo Réunion, hai nhà yêu nước Trần Thái cùng hai đồng chí Tôn Thất Đề và Nguyễn Khắc siêu bị lên đoạn đầu đài tại Cống Chém gần An Hòa ngày 16 tháng tư năm Bính Thìn (1916). Hiện nay hai cụ nằm chung trong một nấm mồ gần chùa Châu Lâm và trước mặt chùa Từ Hiếu. Vì sao hai nhà yêu nước lại nằm chung một nấm mồ và lại chôn gần chùa, xin độc giả theo dõi lời tự thuật của bà Trương Thị Dương - Quang Phục được hai cụ Trần - Thái tin cẩn cho làm liên lạc với vua Duy Tân như sau:
- "Ngày 5/5 Ất Sửu tôi và người cháu gọi bằng dì là Đặng Khánh Di vừa đi đến cầu Văn Căn, bỗng một chiếc guốc bị gãy đôi, tôi nghi hoặc có điều gì không hay chăng.
Đến chùa Đại Trung gặp Ông trị sự chùa Nguyễn Hữu Cảnh, Ông giục tôi đi không do dự.
Ba giờ sáng ngày hôm sau (6/5) chúng tôi đi thẳng đến chỗ di hài hai cụ. Người giữ nấm mồ ấy là Thủ Tỵ, y có người con bị bệnh phung, làm chòi ở khít mộ để giữ. Người lạ tới nó bắt.
Tới nơi tôi cho thằng Phung ba đồng. Trả cho Thủ Tỵ sáu đồng và thuê năm người nữa với Thủ Tỵ hai mươi bốn đồng. Tôi nói mộ của ông chú tôi xin dời.
Hốt cốt lên, tôi lấy giấy tinh gói lại và bỏ vào hai thúng đầy. Để đó cho Thủ Tỵ lo, tôi đi trước qua cửa Chánh Tây ngồi đợi. Vì thế khi hốt cốt xong, bọn làm thuê thấy vắng tôi thắc mắc hỏi. Thủ Tỵ nói tôi thiếu tiền, phải qua trước mượn tiền, anh em gánh qua bên ấy sẽ trả đủ. Bọn họ sinh nghi dùng dằn mãi không chịu gánh. Nhưng vì thiếu tiền nên cuối cùng cũng phải gánh.
Nhận hài cốt ở cửa Chánh Tây, tôi trả tiền đủ rồi thuê hai chiếc xe kéo: một chiếc chở cốt, một chiếc chở Ông Cảnh và thằng Di. Xe đi thẳng lên tháp hoà thượng Kiết Ma gần chùa Chân Lâm. Tôi đặt cốt lên bàn, thắp hương ngồi giữ. Đến sáng ngày tôi thuê trùm Ngữ mua hai tiểu sành cùng giấy tờ, rượu, rửa sạch cốt bỏ vào tiểu.
Trãi qua chín năm mà hai di cốt vẫn còn nguyên vẹn: Cốt cụ Thái vàng rực, bỏ vào tiểu sành còn dư, phải lấy bớt giấy lót ra mới được. Còn cốt cụ Trần kém hơn. Lúc lâm chung cụ Thái mặc áo lương, máu dính sát vào cốt, gỡ ra nghe rạt rạt. Cụ Trần bận áo vải dù, cũng dính sát vào cốt. Tôi thuê người đào huyệt và đắp nấm mất bốn đồng.
Tưởng bí mật như rứa là yên. Không ngờ chừng mười một ngày sau được tin lính Phủ Thừa Thiên lên gác chờ bắt những người yêu nước. Tin này Ông Cảnh báo cho tôi. Tôi thừa đêm khuya thuê bốn người hết một đồng sau đem chôn nơi khác, nhưng để đánh lạc hướng chỉ chôn chung một mộ. Nơi đã dời đi, tôi vẫn cho đắp lại bằng nấm tử tế, rào dậu kỹ càng, làm như không có ai động chạm đến. Thế là nơi ấy có hai cái nấm mồ mà không có cốt người ! Đến năm 1956, tôi mới dựng bia, trong khắc hai hàng chữ Hán "Trần Cao Qúy Công, Thái Duy Qúy Công - Cái bia ấy có thừa một chữ "Duy" vì họ cụ Thái không có chữ lót" Đến nay nấm mộ ấy vẫn còn.

<< Truyện 12 | Truyện 14 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 879

Return to top