Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Người Hùng

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 17093 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Người Hùng
Harald Kidde

Phần 5 - Chương 1

Hôm nay là một trong những ngày tuyệt vời của hòn đảo, như lời của cụ Bek – Erik Lange vừa nói vừa mở cửa sổ - phải chăng đây là ngày đầu tiên của thế giới?


Ellen đang cúi xuống nôi của đứa bé, ngước mắt lên nhưng nhắm lại vì choáng ánh mặt trời.


Bầu trời và mặt đất hoà chung vào một ánh lấp lánh. Con đê chắn sóng của bến cảng và những cột buồm các tàu  biến mất như bị thiêu huỷ. Những con mòng biển và chóp sóng chỉ còn là những điểm sáng lấp lánh.


Không khí lạnh làm buốt vai và ngực Ellen. Những bàn tay to trắng của cô làm động tác chống lại gió lùa.
-          Và em là anadyomène – Erik nói tiếp, vừa mỉm cười với mớ tóc đỏ rực, khuôn mặt ửng hồng, hơi thở nhanh, những cánh tay dang ra của cô. Vải xanh của chiếc áo buổi sáng bó khuôn thân người phụ nữ trẻ.
-          Thật thế ư? Erik?
Anh áp đầu vào cô, hít hơi thở của cô, lặn vào cô như lặn vào một làn sóng.
-          Ừ, Ellen ạ - anh thì thầm – em đã từ biển xuất hiện ra cho anh.
Anh quỳ xuống vuốt ve đôi vú chắc nịch.
-          Anh thở không khí này lần đầu tiên. Đây là lần đầu tiên anh trông thấy em, anh trông thấy bầu trời và mặt biển. Em là người, đối với anh, được sinh ra từ  biển.
Cô đặt cằm vào vai Erik và nhìn vòng quanh gian phòng rực nắng.
-          Lần đầu tiên à, Erik?
-          Ừ, Ellen, lần đầu tiên, bây giờ anh đã sống hai ngày mà cụ Bek nói đến, ngày của bóng tối và ngày của ánh sáng!
-          Nhưng Erik, thằng bé thì sao? Nó phân biệt ngày ánh sáng và ngày bóng tối như thế nào?
Erik cẩn thận đưa bé từ trong chăn ra. Hơi ẩm dịu dàng của thân thể bé xíu tỏa ra, như hơi thở hoa hồng trong không khí đậm, và đứa bé thức dậy cúi ra phía trước trong chiếc áo trắng dài thê.
Bàn tay của thầy thuốc vuốt nhẹ cái gáy đầy lông tơ trong khi anh nâng đầu bé ra ngoài nắng.
Hai mắt xanh mở ra trên khuôn mặt bé tí và những bàn tay hồng mở ra giống như những cánh hoa. Đứa bé cười reo khe khẽ và giơ ra ánh sáng những ngón tay sờ soạng để lấy ánh sáng.
-          Em thấy không, thằng bé? – Erik nói với vợ và cô cúi xuống đôi môi của chồng qua phía trên đứa bé – chúng ta mở một bệnh viện, một nhà an dưỡng cho người bệnh tâm thần…Mặt trời, biển, đứa bé, có phải tất cả không?
Mái đầu vàng hoe vẫn áp vào vai Erik.
-          Anh đã để thì giờ để nhận thấy điều đó.
-          Đúng thế.
Anh quàng một cánh tay vào cô, tay kia vẫn giữ đứa bé.
-          Anh đã đau vì bệnh mù thực sự, thói cho mình là trung tâm.
-          Và anh nghĩ rằng thằng bé cũng sẽ phải chịu đựng cái ngày bóng tối?
-          Em không gần nó sao, Ellen?
-          Em sẽ không sống mãi được, và chân trời của nó sẽ thu hẹp lại hơn là của  cụ Bek.
-          Nhưng anh, Ellen ạ, anh đã có tất cả các chân trời của thế giới làm quà sinh nhật và anh đã phải giam mình ở đây để sở hữu trái đất.
-          Erik – cô thì thầm – mùa xuân em thấy hình như rất gần hôm nay.
Anh lắc đầu:
-          Chúng ta đang ở cuối tháng giêng mà anh không dám hứa gì cả.
Cô ngồi im, mắt nhìn xa xăm ra bầu trời xanh.
-          Em tự nhủ rằng nếu đứa bé không lấy lại được thị giác, thì sẽ không có nơi nào em có thể dạy cho nó trông thấy tốt hơn ở đây. Ở đây nó sẽ nhận ra mọi tiếng nói, mọi lối đi, ở đây không ai bị mù.
Bầu trời lác đác mây hồng khi Erik và Ellen mở cửa nhà bác sĩ để qua bên kia đầm lầy đến nhà cụ Bek. Họ sắp được nghe nói về những buổi chiều như chiều nay nhưng lại nhìn bằng những con mắt khác báo cho những vong linh khác sự thanh bình của vĩnh hằng.


Ở chân trời kéo lên làn khói của một chiếc tàu hơi nước, và một chiếc thuyền con đi giữa những đê chắn sóng trắng của bến cảng, với những nhát chèo đều đặn và chắc chắn.


- Không phải một chiếc tàu của chúng ta, ai mà chẳng bảo chắc chắn là nó đến từ chiếc tàu hoi nước ngoài kia – Erik nói, vừa chỉ ngón tay đến chỗ cái chấm đen nhỏ - Nhưng ai sắp cập bến vào chúng ta, đến từ một chiếc tàu chạy trên biển khơi.
- Erik, anh có nhớ cụ Bek đã kể cho chúng ta về hai người đàn bà ở nhà Jacobus Uz, họ nhìn các con sóng, mỗi bà ngồi ở cửa sổ riêng của mình không? Giá mà đây là một trong những người họ chờ nhỉ?
- Không thể là một trong những người họ chờ được! – Erik trả lời và buồn bã mỉm cười – Chính bản thân các bà ấy phải đi chuyến cuối cùng để tìm lại họ…
Và không có ai trên đảo này chờ đợi một trong số thân nhân của họ lúc này.
-          Có hai cái hòm lớn ở mũi tàu – Ellen nói tiếp, mắt không rời  cái chấm độc nhất động đậy trên bầu trời xanh hồng.
-          Vậy là chiếc thuyền đến từ chiếc tàu (Erik đã cầm ống nhòm) và do đó nó cố ý đến đây!
-          Erik ạ, dù sao đó vẫn là một người mà hai phụ nữ ở nhà Uz chờ đợi, nếu họ đang ngồi ở cửa sổ của họ trong lúc này! Khác nào khi chúng ta mơ cuộc sống của chúng ta và nếu chúng ta cần phải đợi lâu hơn nữa để sống thực tế? anh có thấy không bầu trời mặt biển đẹp thế! Người ta bảo rằng giờ phút này là xưa cổ hàng bao năm trường rồi ư?
Erik mỉm cười:
-          Anh thấy hình như em đã thành một người mơ mộng ở đây.
-          Anh hãy nhớ rằng không có giờ phút nào dừng lại và không có giờ phút nào trở lại – Anh có thể thấy cái pháo đài cướp biển của Jacobus Uz, ngôi nhà của nhân viên thuế quan với những công chúa bị bắt, hay là những kho hàng vắng vẻ trên những cột chống ư? Không, chính con người đang chèo thuyền ở kia đang về tới một bến cảng lớn có những con đê bằng đá. Và dưới chân những vách đá dựng đứng anh ta trông thấy những kho chứa hàng mới, ngôi nhà mới của nhân viên thuế quan, nhà của trưởng cảng…Anh ta nhìn thấy hai chúng ta trên cao này là những người anh ta không quen biết. Anh hãy tin em, anh ta không lẫn lộn chiều hôm nay với buổi chiều anh ta ra đi khỏi đảo mà anh ta sắp tìm thấy lại.
Ở cảng người ta cũng bắt đầu ngạc nhiên về việc cập bến của người khách lạ.
Ông thương gia mặc áo vét len bước ra khỏi ngưỡng cửa nhà mình. Nhân viên thuế quan xuất hiện trên bậc tam cấp, tay cầm ống nhòm, và ông trưởng cảng đang lội bì bõm giữa các thùng chứa, cũng tiến ra cảng. một vài ngư dân ngồi trên thuyền ngẩng đầu lên.
Một con mòng biển lượn vòng quanh chiếc thuyền đang đi men đê chắn sóng rẽ qua con lạch đèn pha để vào cảng. Trưởng cảng đi đến tận chỗ đậu thuyền, và chiếc thuyền cập bến.
Tiếng rì rầm của những giọng nói cất lên trong không khí im lìm. Erik và Ellen nghe thốt ra  những câu tiếng Đan Mạch ấp úng với một cách phát âm ngoại quốc. Người trưởng cảng chào người mới đến và đi vào trong đất, người kia đi theo, mỗi tay xách một cái vali nặng. Anh dừng lại một lát, nhìn xung quanh mình có vẻ như một người xa lạ, rồi anh quay lại đặt một câu hỏi. Ông cảng trưởng hất đầu chỉ ngọn núi sonderbjaerg. Người kia làm một động tác đi về phía nhà ông thương gia và Hội quán thuỷ thủ. Thương gia chạy ra đón và xách các vali cho anh ta.
-          Erik, theo anh thì lý do đến đây của anh ta là gì?
-          Em có nhìn thấy điệu bộ của anh ta khi quay về phía núi Sonderbgjaerg không? Người ta nói làm sao được rằng toàn thế giới đối với anh ta là ngập vào trong các con sóng trừ ra cái vách đá cuối cùng này. Đó là một thuỷ thủ và chắc anh ta đã hơn hai lần trông thấy miền đất của chúng ta mà chính anh cũng chưa thấy hết. Anh ấy độ bao nhiêu tuổi?
-          Ồ, trong vòng năm mươi, nhưng anh ta có vẻ già hơn.
-          Anh ta không đến đảo tay không, nhưng nếu anh ta là người ở đây thì Clemens Bek khắc biết. chẳng có ai cụ không biết trong nửa thế kỷ này.
-          Erik này, anh ta nhìn lên Sonderbjaerg liệu anh ta có đến chỗ cụ Clemens Bek không?
-          Đến nhà cụ Bek ư? Ellen, nhưng tại sao?
Cô nhìn vào đôi mắt chồng.
-          Để đưa cụ ấy, gk phải vào trong thế giới này, mà…
-          Mà đi đây vậy?
-          Erik! Là vì như thế thần Chết phải đến trình diện với cụ trên một chiếc thuyền đến từ những khoảng trời xa xôi trong một buổi chiều hồng.
Khi cúi đầu dưới lanh tô cửa, họ trổng thấy bầu trời đỏ ở trên cánh đồng cát âm u, và ở đàng xa là cây cột đèn pha màu trắng.
Mamzelle Camrath ra hiệu cho họ im lặng.
-          Suỵt, cụ ấy đang ngủ - bà  thì thào.
Lần này bà không rời khỏi ghế ngồi của mình để nhường chỗ cho khách, mà lại cúi gần xuống phía ông già với một cử chỉ chiến hữu. hình như bỗng dựng cụ thuộc về bà ấy hơn là về họ.
Mục sư Honorius ở phía góc giá sách bước ra, lặng lẽ cúi đầu.
Erik và Ellen vẫn đứng ở ngưỡng cửa, nín thở…
Người đàn ông mà họ đã thấy đến từ biển cả!
Rồi Erik chạy đến bên giường.
-          Mamzelle Camrath, có chuyện gì vậy? Cụ ấy mệt hơn à?
Bà bẽn lẽn nhìn.
-          Không, tôi không biết, nhưng cụ ấy ngủ từ rất lâu. Cụ ấy đã ngủ cả đêm, cả ngày cho tới bây giờ.
Thầy thuốc ngắm nhìn cụ già, khuôn mặt với nụ cười thanh thản, hai mắt nhắm lại. Nhịp thở đều, trán ấm áp, ngực nâng lên dễ dàng dưới chiếc sơ mi trắng và những bàn tay nổi gân xanh chắp lại thư giãn dưới chăn.
Erik Lange thấy lại trong trí chiếc thuyền chèo từng nhát đều trên mặt biển im lìm, tiếng chiếc đồng hồ vang bên tai anh, và mạch của ông già đập dưới ngón tay anh thấy hình như là nhịp đập của thời gian.
-          Chưa đâu, Mamzelle Camrath – anh nói, vừa lắc đầu – cụ ấy còn có thể sống nhiều năm nữa, không như cụ ấy tin đâu. Tôi không dám cãi cụ. Cụ ấy luôn luôn gần với tiếng nói bên trong hơn là tôi.
Mamzelle Camrath đáp lại với cái nhìn cảm ơn, thắt thêm khăn san trước ngực và lặng lẽ rời khỏi ghế ngồi, với vẻ phản bác chỉ trong chốc lát để chiếm lấy người bệnh – để đưa về cuộc sống – trong chốc lát!
Họ ngồi xuống không nói gì. honorius vẫn ở trong góc tối, cái mũ to đen cầm ở tay, Erik ngồi trên ghế rơm cạnh giường còn Ellen ngồi bên cạnh anh, để tay trong tay anh. Mamzellle Camrath ra khỏi phòng.
Ba người trẻ tuổi lắng tai nghe những hoà âm muôn thuở, tiếng thở của họ và tiếng đồng hồ tích tắc trước bầu trời hồng, đường lượn xanh xanh của các cồn cát và màu trắng cây đèn pha.
Tiếng chuông nhà thờ báo tin, trong buổi chiều thanh bình này, rằng mặt trời sắp đi gặp đàng sau chân trời, muôn vàn mặt trời đã khuất. Một lúc sau, thong thả và rụt rè vang lên ba lần tiếng gọi cầu kinh lan ra trong yên lặng.
Chưa bao giờ mặt đất có vẻ như tối tăm một cách bí mật đối với những người khách của cụ Clemens Bek, bầu trời cũng không hề sáng tuyệt trần thế này. Nhưng cũng chưa  bao giờ bầu trời, và mặt đất hình như gần nhau đến vậy. phải chăng chính chúng đang lắng tai nghe bên bờ mặt biển pha lê?
Bỗng nhiên cụ Bek cựa mình, cụ quay nửa người, mở mắt nhìn xung quanh mình, cái nhìn của cụ xanh thẳm và xa xôi.
-          Nhưng tôi thấy gì? Các bạn thân mến của tôi ở đây mà mamzelle Camrath không đánh thức tôi dậy! Chắc là bà ấy thẹn! phải nói rằng tôi cũng thất lễ!
Cụ tìm cái dây cua roa để ngồi dậy trên giường.
-          Cụ đừng giận, cụ Clemens Bek – Erik nhẹ nhàng bắt cụ nằm xuống – Cụ đã ngủ yên đến nỗi…
-          Đến rồi sao? – người bệnh hỏi lại, mỉm cười.
-          Dến nỗi  chúng tôi không cảm thấy sợ gì nữa, không sợ cho cụ, không sợ cho chúng tôi
Ông già nhìn ra cửa sổ, nơi hiện lên cây cột đèn pha màu trắng.
-          Ồ, bác sĩ, ông lại sắp giải thích cho tôi lý do. Ông có biết thường vừa mơ thấy gì lạ không ?
Cả ba người nghển cổ để nghe cụ. Mắt quay về phía chân trời hồng, cụ nói khẽ như đang còn mơ, vừa chắp tay lên đầu gối :
-          Tôi mơ giấc mơ hồi tuổi trẻ, cái giấc mơ muôn thuở đã chứng tỏ cho tôi rằng hòn đảo không đủ cho tôi ấy mà, cái giấc mơ đã đeo đuổi tôi rất lâu sau khi tâm hồn tôi đã tìm thấy yên tĩnh, và khi tôi đã không nghĩ trong suốt cả ngày đến một bến bờ nào khác ngoài bến bờ này. Giấc mơ của cuộc ra đi. Ngày xưa giấc mơ đó làm tôi đau rất ác và sau này nó gây cho tôi những hối hận. Đối với tôi nó là dấu hiệu của sự bạc bẽo của tôi đôi với Chúa. Nhưng bây giờ tôi tin rằng ý nghĩa đã khác rồi, rằng chính Chúa không gửi giấc mơ đó đến cho tôi.
Một hôm tôi ở trên đỉnh Sonderbjaerg. Cũng tuyệt vời như hôm nay, nhưng lúc đó là mùa hè. Lúc bây’ giờ tôi mới ngoài ba mươi tuổi một tí. Một chiếc tàu hiện ra ở chân trời. Những cánh buồm của nó căng gió của buổi hoàng hôn.
Nó đung đưa trong màu xnh của trời và sóng như tắm trong không gian. Và tôi đã hoàn toàn quên đi rằng trong quá khứ tôi đã dạo trên những bến bờ khác, nó định sẵn cho đời tôi một mục đích khác với cái nghề làm giáo viên trên đảo này, tôi bột phát thức tỉnh khỏi sự thanh thản của tôi, đắm chìm trong nỗi nhớ miên man về thế giới, về không gian. Tôi muốn tìm lại sự hứng khởi ngày xưa, muốn tìm thấy lại nàng !
Tôi đã có sự đoan chắc là chiếc thuyền hạnh phúc kia đã đến với tôi do hơi thở phới hồng của cô ấy. Xúc động quá tôi nằm lăn ra cỏ khô vì gió thổi, giữa đám phân cừu và những bụi thạch thảo và tôi giăng cánh tay như Robinson Crusoe, như Salas y Gomez.
Giấc mơ kéo dài suốt nửa giờ, tôi trông thấy những cánh buồm bé dần ở chân trời.
Và tôi hiểu rằng đó là con thuyền hạnh phúc, nhưng nó đã đi qua bên cạnh đảo để không bao giờ vào đảo.
Mấy tuần về sau tôi tin lại một lần nữa đã tìm ra được sự nghỉ ngơi và đã bam rễ vào trong  cát này như bao nhiêu cây cối, khốn khổ dù sao vẫn tìm được cách tự nuôi sống và thích nghi được giữa biển cằn cỗi. Nhưng trong một giấc mơ ban đêm của tôi, chiếc thuyền đã xuất hiện lại để lạii mất đi sau khi làm tim tôi đập trong vài phút một niêm hy vọng kinh hoàng.
Từ đấy những cánh buồm đã hiện ra lần nữa rồi lần nữa, có khi trong khoảng cách mấy năm, có khi chỉ trong giấc mơ, nhưng cũng có khi dưới hình dáng những bộ buồm xám và sần sùi của tàu Coquillage trở lại vào mùa xuân đầu tiên sau sự cầm tù của chúng tôi trong băng giá và đêm đông.
Một năm chúng tôi cách xa thế giới trong năm tháng ròng và từ trên đỉnh núi Sonderhbjaerg chúng tôi chỉ thấy một chân trời lấp lánh của băng, của những tảng băng dựng bên cạnh nhau như những người lính trang bị bằng những mũi lao.
Tuyết và đêm hợp sức để xóa đi khỏi trí chúng tôi mọi kỉ niệm về mùa hè hay về mảnh đất con người. Chúng tôi ở miết trong những căn phòng giá lạnh, chỉ có hồi quang xanh nhạt của những bức tường chiếu sáng khuôn mặt và bàn tay của chúng tôi. Chúng tôi chỉ muốn sống bằng những con thỏ liều mạng đến tận cửa nhà chúng tôi, bằng thịt hải cẩu leo lên bờ biển của chúng tôi , và bằng những con chim biển mà chúng tôi bắt được bằng tay không.
Và một buổi sáng đầu thang ba chiếc tàu đã ở đấy, màu gỉ sắt và vỏ cây. Tiếng trống đánh thức chúng tôi vào lúc giữa đêm, báo rằng từ chỗ đèn pha người ta đã nhìn thấy đèn của tàu Coquillage và chúng tôi chạy ập tới tất cả, lớn bé già trẻ, ai còn có thể đi, lê, bò đều đến cả.
Bấy giờ tôi thực sự tin rằng con thuyền hạnh phúc đã buông neo cách chúng tôi mấy sải tay soi mình vào trong nước mùa xuân, trong lúc ở đàng xa một lớp băng nứt toác, một tảng băng cuối cùng rình rập chúng tôi, nhưng cuối cùng con gấu trắng của thần Chết đó cũng bị tống khứ khỏi các bờ biển của chúng tôi.
Mỗi người đều như tôi. Tôi nghe trong đám đông vây quanh tôi, nhịp đập của những trái tim, những hơi thở hổn hển đồng loạt nhịp bài ca tri ân.
Khi tàu Coquillage dỡ xong hàng, rời bến và tôi ở lại một mình trên bờ biển trong lúc như thường lệ đám người khác nuối đuôi nhau đi qua hoang mạc lên làng để nhóm họp lại xung quanh các bó thư và  bưu kiện, tôi không hối tiếc là đã không lên tàu và không đi xa khỏi nơi này.
Tôi chỉ tự nhủ rằng chiếc thuyền hạnh phúc đã đến thăm chúng tôi nhưng không người nào có thể hy vọng đi theo nó, ngay cả trong mơ.
Tôi gửi đến nó một ý nghĩ cảm ơn và chạy vào làng qua những cồn cát và đá để chia sẻ cùng với những người khác niềm vui đón nhận thư từ ở cửa hiệu của Gravemand. Tuy nhiên tôi thừa biết rằng không có một bức thư cá nhân nào chờ đợi tôi. không sao, con thuyền hạnh phúc đã đến thăm bờ biển của chúng tôi.
Vâng, đấy là thời điểm tôi tìm được bình yên trên đảo của tôi trong thời gian đó. Từ lúc đó tôi không thấy lại chiếc tàu nữa.
Nhưng chiều hôm nay bất thình lình nó lại trở về, tuy không phải hệt như ngày xưa. Nó không hướng về đảo nữa, không hướng đến tôi nữa, những cánh buồm hồng căng lên vì gió hoàng hôn. Nhưng nó lượn rất cao phía trên tôi trong bầu trời xanh với những cánh trắng lớn vạch ra những vòng rộng trên tầng không như những con thiên nga ca hát khi chúng hạ xuống mang cho chúng ta mùa xuân.
Chiếc tàu đáng lẽ phải giống như một trong những chiếc máy bay mà tôi đã đọc, được mô tả trong những năm gần đây, đó là một con tàu lớn của bầu trời trắng như tuyết.
Trong khi tôi ngắm nhìn nó, vui mừng, quên hết tất cả như ngày này năm xưa, khi tôi còn trẻ trên núi Sonderbjaerg, tôi hiểu rằng ước muốn nó trở về không phải chỉ do đòi hỏi khôn nguôi trng thời trai trẻ của tôi. Ước muốn này cũng là khát vọng lệch mục tiêu của nó tới những vì sao khác, những mặt trời khác mà Eberhard và  bố của Dorete đã nói đến, ở đấy cả hai người đã tìm thấy tổ quốc của họ.
Tôi hiểu họ gửi đến cho tôi hôm nay, con thuyền hạnh phúc đích thực, con thuyền mà mọi người chết đều có quyền lên đó. Tôi hiểu rằng nó phải đến rất nhanh mà không phải nhờ vào lực của những cánh buồm, của bầu trời và không phải của mặt biển. Con thuyền hạnh phúc không còn là một giấc mơ mà chính là thực tại.
Thế là cái gai cuối cùng biến mất khỏi tim tôi, tôi đã hình dung trong khi đọc lúc tuổi già những chuyện kể về các máy bay, một trong  con chim bay đó sẽ đến phía trên các ngọn sóng để giải thoát tôi.
Cái gai biến mất như đã biến đi nỗi đau và niềm vui bộc lộ ra ở trên mảnh đất bé nhỏ này. Tất cả đã biến mất trước những cái cánh của con tàu thiên nga. Nhưng bỗng nhiên tôi nghe tiếng của các bạn, và tôi biết rằng con tàu của tôi chưa đến gần. con tàu của các bạn còn xa lắm, các bạn còn trẻ.
Cụ nhìn họ với nụ cười rạng rỡ và họ cười đáp lại. Họ ngạc nhiên hiểu rằng nếu mặt đất âm u là số phận của họ thì bầu trời chói sáng là của cụ.
Erik và Ellen lại nghĩ tới người lạ đến đảo, trên mặt biển màu hồng và xanh thanh thiên như anh ta chèo thuyền giữa bầu trời. Nhưng họ không nói về anh ta, bị xâm chiếm bởi một cảm giác rụt rè trầm tư.
Ngoài ra, cụ Bek còn tập hợp lại tất cả các giấy tờ của họ. màu xanh sáng của bầu trời đã bỗng nhiên thay cho màu đen mực. Mục sư Honorius đốt cây đèn  và đặt nó ở đầu giường. Ellen và Erik nắm tay nhau. Ông mục sư ôm đầu trong hai bàn tay và tất cả nín thở như trước một bài học mới khó hiểu.
-          Vâng, tôi đã nghe tiếng nói của các bạn – cụ Bek nói – và tôi thấy hình như tôi còn cái gì đó cần làm trong căn phòng này, nơi tôi đang nằm và các bạn đang vây quanh.
Chính tại đây tôi thực sự đã tường thuật lại tất cả cái gì tôi sắp tin cho các bạn biết về những thiếu sót, những sự không trung thành, sự phục tùng, tiền lương của tôi.
Bây giờ tôi kể đến chuyện mamzelle Camrath, người làm chứng duy nhất cho thời gian đầu tiên.
Người ta có thể tin rằng cái chết biết là không có người đàn ông nào có thể bỏ qua một người đàn bà.
Ồ vâng, bà ấy là người đàn bà được gửi đến cho tôi để thành người thân của tôi. Các bạn thấy đấy, bà ấy không ở đây, bà ấy không dám nghe nói về cái hạnh phúc trong trắng lạ lùng của chúng tôi.
Một buổi chiều tôi ngồi cùng với những người khác trên bờ biển. Ở đấy, suốt hàng trăm năm nay, người ta cũng tập hợp lại như chúng tôi, chờ đợi thức ăn cho tinh thần và thể chất từ những miền xa xôi đến. Chiếc tàu chỉ đưa đến một hành khách nữ.
Tôi đến gặp cô bởi vì tôi được sai đi đón, cô Lucie Camrath, cháu gái của mục sư Schwarzflugel.
Khi cô ấy bước xuống đất, mảnh dẻ và trẻ măng trong chiếc áo choàng đen du lịch, va li cầm tay, và mắt rụt rè nhìn bãi biển lộng gió và đám người đang vội vã ở đó, tôi hầu như tưởng là nàng, tình yêu của tôi, xuất hiện từ mặt biển cằn cỗi.
Phải chăng là cô ấy không đến từ bên ngoài, mà chính là cô ấy mới hôm qua lướt chạm vào người yêu qua chiếc váy của mình?
Nhưng tôi nhớ đến hãng buôn của bố cô Camrath ở Christianshavn, tôi trông thấy chiếc khăn lông thú đắt tiền, cái va li sang trọng và lo lắng tự hỏi không biết có phải cô gái này có ý định ở lại đây không.
Ôi, cô ấy mặc quần áo tang, cô ấy có một mình trên đời này, bố cô ấy với mới theo về nghĩa địa với mẹ cô đã chết từ lâu.
Tôi bỏ mũ cầm tay, kính cẩn chào cô mới đến đảo. Tôi cảm thấy đầy lòng trắc ẩn với cô và cảm ơn bản thân tôi. Ôi, phụ nữ, hãy nói là em đã đến!
Trong những tuần lễ tiếp theo, cuộc sống mà chúng tôi sống chất đầy lòng cô sự ngạc nhiên và bối rối. cô ấy lúng túng trước vẻ mặt lố lăng của mục sư Schwarzflugel, không giống chút nào với khuôn mặt mà trong khi bị côi cút trên đời này cô đã mong ước được nhìn thấy ở người anh cả của mẹ cô. Và Malene, bé Albisag của ông già David! Thái độ của ông ấy trái ngược với ý nghĩ mà cô thiếu nữ hình dung về tình yêu.
Về phần tôi, còn có an ủi nào tốt hơn là tuổi thanh xuân của tôi, lòng kính trọng trong trắng của tôi để đáp lại món quà mà cô ấy tặng tôi từ đôi má như hoa, từ khối tròn êm ái của đôi vú, từ đôi mắt xanh, từ tiếng sột soạt của những chiếc váy của cô?
Một hôm tôi muốn trốn khỏi đảo, đó là một buổi sáng rực rỡ mùa hè. Tôi đang tắm biển và ra khỏi nước, leo lên khối đá ngầm ở ngoài xa nhất. Bỗng nhiên tôi nhận thấy mình trẻ trung và trần truồng…
Từ xưa tôi không khi nào đẹp trai và tráng kiện, nhưng tôi có nước da mịn màng phớt hồng. Cái lạnh của biển và sức nóng của mặt trời làm hoạt bát và vững chắc chân tay tôi. Tôi cảm thấy mình hoà nhập được với trời xanh và nước biếc. Và khi tôi thấy lại trên bờ  biển đống quần áo đen sẫm và sờn nát, dấu ấn của kiếp nô lệ, tôi đã nổi loạn trong sự trần truồng của tôi. Tôi không chịu để mình héo tàn vì đói, vì khổ - và trong cơn giận dữ, tôi nhảy xuống nước để cứu tuổi trẻ, cứu sự trần truồng của tôi khỏi những quần áo tù và khỏi cái nhà tù của đảo.
Tôi thả mình cho các ngọn sóng như cho những cánh tay người anh em. Nhưng chẳng hơn gì đất, biển cũng không chịu nhận quyền tuổi trẻ của tôi. Cả hai chỉ cho tôi quyền của nhà mồ, tôi đã nhận ra điều đó dưới sâu của cái vực đang lôi tôi xuống.
Bản năng bảo tồn của động vật đã đẩy tôi về phía bờ biển. Chỉ một tí nữa là tôi đã chết trong sóng nhưng cuối cùng tôi đã đứng dậy được, rồi lại ngã bất tỉnh trên cát.
Một lát sau, ướt sũng và nhợt nhạt như một người chết, tôi mặc lại quần áo, giấc mơ cuối cùng về quyền của tôi được hưởng niềm vui của tuổi trẻ đã trượt thẳng. Cái lạnh chết người đã làm đông cứng thịt da tôi đến mức nó không dám mạo hiểm với một tiếng gọi mới.
Nhưng tiếng kêu của xác thịt im đi trước khi tuổi già khoan dung làm cho tôi giống như quần áo của tôi, cũng xám xịt cũng phai tàn như thế, thì đó là tôi mắc nợ mamzelle Lucie. Cô ấy đối với tôi cũng như tia nắng cuối cùng trong năm đối với những cây sắp chết, nụ hôn êm ái của cái chết đã giải hoà chúng tôi với số phận của chúng.
Mamzelle Lucie ngồi ở giường chết của xác thịt tôi, cái xác thịt đã được bàn tay cô giúp đỡ đã thực hiện cuộc chiến cuối cùng.
Sự cứu giúp của tôi đưa đến cho mamzelle Lucie nếu đem so sánh thì thật nhỏ bé. Tôi đã ủng hộ cô thiếu nữ dịu hiền đó trên lối đi sỏi đá của thế giới này.
Bị rơi xuống hàng con ở sau khi đã là con gái một người giàu có, cô ấy trông thấy sau sự giúp đỡ này tâm hồn trinh bạch của cô héo tàn đi. Cô ấy không bừng nở trong một đêm như tôi, cô aakg biết hạnh phúc và tội lỗi của tuổi trẻ và cô ấy đỡ héo tàn đến tận rễ.
Trong khi những cái rễ giao phó mình cho mảnh đất tiếp nhận chúng thì chúng đã kéo theo chúng tất cả hoa lá cành đầy nhựa, những thứ kia trong tương lai không ai trông thấy được chỉ trừ có một người. Khi hơi thở của Chúa đến sưởi nóng, chúng sẽ lại nở hoa với một tuổi trẻ tưng bừng mà tất cả các gái đồng trinh của trời sẽ tái nhợt đi trước tuổi thanh xuân đó.
Chúng tôi đã cầm tay nhau đi bộ trên đảo giống như hai cái bóng, an ủi nhau.
Chúng tôi  sẽ cùng nhau quỳ xuống cầu xin tình yêu vĩnh cửu trả lại cho chúng tôi bông hoa của tuổi trẻ mà chúng tôi đã để mất trong trận bão ở đảo.
Nhưng tôi trở lại những năm dầu sao vẫn là tuổi trẻ của tôi . Tôi đã cam chịu với cuộc đời của tôi giữa Lucie Camrath, Jacobus Uz, bà Éléonore và mục sư Schwarzflugel. Tôi chăm lo trường học của tôi, tôi thường đi dạo một mình rất lâu trong hoang mạc và trên những  bờ biển sóng bao bọc xung quanh. Ngày nối ngày giống như những bụi guốc bê mà cát nối lại với nhau và tôi ở lỳ trong cái vũ trụ nhỏ bé của tôi. rồi bỗng nhiên tôi cảm thấy rìu đập vào rễ của tôi và tôi hiểu rằng cát là máu của tôi.
Mục sư Schwarzflugel chết, Malene trở thành một bà goá giàu  có, và một mục sư mới khác đến đảo.
Ông già từng chịu trách nhiệm trong hơn sáu mươi năm đã chết trong cánh tay của người phụ nữ mà ông mua trong một ngày nóng thiêu tháng bảy, nhưng ông không tìm được nhiệt độ mà thân thể ông đã đòi hỏi từ bao năm.
Khuôn mặt xanh xao và quắt lại giống như một cục tuyết, ông lạnh đi ngay khi Malene không giữ ông vào ngực của cô như cô vẫn làm từ bảy năm rồi để giữ cho ông sống.
Khi với một tiếng thở dài khuây khỏa cô quay lại, hai tay giăng ra về phía mặt trời mà ánh sáng rực rỡ xuyên vào qua cửa sổ mở ra phía hoang mạc, tôi thấy hình như bàn tay người chết mà tôi đưa tay tôi lại gần, đã đưa tôi vào mùa đông vĩnh cửu của quạnh hiu…
Ba tháng sau người ta bổ nhiệm người kế tiếp Schwarzflugel. Người ta không tìm được sớm hơn người nào sẵn sàng nhận nhiệm vụ này. Tất cả những gì người ta biết được về người mới là ông ta tên là Tang, và đấy là một người trẻ tuổi.
Hôm trước ngày đón ông, tôi ngồi ở chiếc bàn gấp, mắt nhìn vào kính cửa đen, ở đấy chỉ phản chiếu lại một mình ánh sáng ngọn đèn và vết trắng của mặt tôi. Tôi thấy lại mình đang ở trên tàu Coquillage giữa muôn trùng sóng và con chó Vombat giận dữ chỉ chực lao vào tôi.
Con người lạ đã tiến ra biển này, tôi ở trong tay ông ta chứ đâu phải trong bàn tay của Chúa. Chúng tôi thuộc về ông ấy, bản thân tôi, công việc làm của tôi, những đứa con mà tôi đã mua bằng những gì của tôi, cho chúng bao giờ ròng rã dành cho với dạy dỗ chúng, những đứa con mà tôi biết từng thói quen nhỏ, từng nét đặc điểm và tất cả những lời hứa, ông ấy có thể tách rời tôi khỏi tất cả. Công việc của tôi chẳng có gì quan trọng.
Và hòn đảo này, mái ấm mà tôi đã tạo ra trong biển vắng, mái ấm xây nên bởi nỗi lo sợ, nỗi cô đơn, nỗi khổ sở của tôi, nó là phần cấu thành của chính tôi cũng như tinh thần và thể xác của tôi, ông ấy có thể đuổi tôi đi khỏi đấy cũng như tôi đã bị đuổi khỏi đất liền. Có phải chính phủ biết tôi không? Ôi lạy Chúa! Không! Do cam kết của một mục sư, tôi có thể bị thải hồi bởi một mục sư khác.
Và khi ấy thì ở đâu sẽ mở ra cho tôi một bến bờ mới? Há chăng phải tôi đã hiến dâng tất cả những gì của tôi để tạo lập ra quê hương này sao? Chúa đã cho tôi sinh ra, và sẽ lấy lại tôi trong một ngày kia, nhưng từ giờ đến lúc đó thì Người lại bỏ tôi cho đồng bào của tôi và cho bản thân tôi! Tôi chỉ là một sợi rơm mà người ta sắp vứt xuống biển. cuộc đời tôi chẳng có gì quan trọng.
Nỗi lo lắng ngự trị trong tôi hồi tôi hai mươi sáu tuổi đó tôi lại cảm thấy mỗi khi người ta báo tin có một mục sư mới đến. Cuộc sống của tôi lệ thuộc vào sự tình cờ. Do số phận tôi sinh ra, vốn đã nhận được cái đạo lý chính đáng của con người là lòng biết ơn, biết ơn vì cái không đáng, vì miếng ăn hàng ngày, vì mái nhà che nắng che mưa, vì mảnh đất mà ở đó tôi được cảm thấy là ở nhà. Lòng biết ơn đã dạy cho tôi niềm vui sống, niềm vui lại sức mỗi lần tôi tái sinh.
Nhưng lần đó cả lòng biết ơn, cả lòng tin, cả niềm vui đều đổ vỡ, chỉ còn lại ở tôi lòng thù hận như khi Adam chiếm mất phần thưởng của tôi. Khi hắn chiếm mất Dorete. Liệu hắn có còn ltđi của tôi cuộc sống khốn khổ mà hắn đã để cho tôi ở đây.
Tôi thât vọng đến nỗi chỉ muốn mình lòng thù hận có thể ngăn tôi tự sát. Tôi bám vào đó như vào cái còn lại cuối cùng của cái tôi.
Chính là để đề phòng tôi nên Chúa đã để cho lòng thù hận chiếm lĩnh tâm hồn tôi và thậm chí còn khiêu khích nó cũng như đã cho phép tôi làm điều sai trái để một ngày kia sau khi trong sạch rồi tôi có thể xuất hiện trước Người.
Sáng hôm sau tôi ra bờ biển và trông thấy một cái bóng đen tuột thang dây xuống chiếc thuyền, ôi, giá mà tôi  có thể nhảy xuống nước tự vẫn ngay trước mắt ông ta, trước mắt mọi người, trước mắt Chúa.
Chẳng phải tôi đã chỉ mơ có một mình, bị tất cả ruồng bỏ đó sao? Vậy thì đâu có phải là tôi tự tử, mà họ giết tôi đấy chứ.
Tôi đã mơ thành một người trong số họ, mơ được sống với họ một cuộc sống chung. Bây giờ tôi thấy tôi là ai, họ là ai.
Họ đều đến đấy tò mò chờ đợi người thuyết giáo mới của họ, người bạn đường mới của họ, một cuộc phiêu lưu mới đến nơi hoang dã của họ. Còn tôi thì chờ đợi người phán xử của tôi.
Con người ở kia là Chúa của tôi. Ai sẽ là người bảo vệ tôi trước ông ta đây? Jacobus Uz, bà Éléonore, hoàng thân ư? Họ chỉ nhìn ông ta.
Ngay từ khi tôi thấy ông ta đặt chân lên bờ biển mà tôi từng chạy vòng từ bảy năm qua, từng tựa xuống từng khối đá, từng nhảy vào trong mỗi con sóng, là tôi đã biết số phận của tôi.
Tôi sắp bị nhổ ra khỏ mặt đất này, vứt ra biển. Tôi sẽ mang đến cho Chúa, tôi biết thế, một trái tim đầy lòng biết ơn với Người và đối với con người. Tôi đã chiến thắng mọi phiền muộn, mọi đắng cay. Nhưng cuối cùng tôi chỉ chiến thắng cái cảm giác của tôi thể hiện lúc đó trên bờ biển: run sợ trước mục sư mới như con cừu ở lò mổ. tôi nói toạc ra trước ông ta, người có sức mạnh và quyền lực.
Tôi xưng tên, nói làm gì ở đây, và không cần để ý đến cai nhìn ngạc nhiên và lạnh lùng để biết rằng gió đã cuốn đi những lời nói vô ích của tôi.
-          A! Ra thế! – ông ta nói rồi không chìa tay ra với tôi, quay sang những người khác đang cười nói.
Tôi có một phút chóng mặt ở đấy, trên bờ biển, rồi tôi cúi đầu rời xa thật nhanh những thứ tôi vừa mới tự thuyết phục, tôi không tham dự vào. Tôi chạy như một kẻ mất trí qua những cồn cát đến tận hoang mạc để thoát khỏi ông ấy, thoát khỏi bản thân tôi, thoát khỏi Chúa.
Lúc ấy đã khá muộn rồi khi tôi run rẩy vì lo lắng vì lạnh, vì đói, bước lên cái cầu thang mà trong bảy năm đã dẫn tôi đến cái phần ăn đạm bạc, đến giường ngủ, đến những nơi tôi đã quen nghĩ là của tôi.
Khi nghe qua cánh cửa hé mở những giọng nói của mục sư và của Lucie Camrath, tôi đã đi qua không dừng lại để giấu mình vào trong phòng của tôi.
Phòng của tôi. tôi ngắm nhìn bốn bức tường của tôi trong xúc động. Mỗi góc nhỏ của căn phòng này là của ông ấy, những suy nghĩ, những giọt nước mắt của tôi nhỏ xuống ở đây là của ông ấy. bất kỳ lúc nào ông ấy cũng có thể mở cửa đuổi tôi ra ngoài. Tâm hồn tôi, những ước mơ của tôi là của ông ấy, ông ấy là chủ của những ý định của tôi. bởi vì tất cả tôi chính là hòn đảo. tôi đã sinh ra ở đây, tôi cũng phải chết ở đây. Tôi đã bao giờ sống ở nơi khác chưa? Tôi không còn nhớ điều đó.
Tôi đã gặp Dorete trong kiếp trước, tôi sẽ tìm thấy lại cô ấy trong kiếp sau.
Nhưng chính cuộc sống, con đường dẫn từ kiếp này sang kiếp khác, nó là ở đây. Chính đây là sự nghiệp và là miếng ăn hàng ngày của tôi.
Tôi nghe tiếng mục sư phía trên tôi và tôi run lên cứ như thể ông ta tì bàn chân lên gáy tôi. Bàn chân của ông chúa sở hữu từng tấc đất nhỏ mà ông ta giẫm lên.
Nhắm mắt lại, tôi nghe tiếng chân bước đi đi lại lại của ông ta. Bỗng tôi rùng mình, một bước chân khác kéo lê trên cầu thang. Đó là Gedsken, mụ đầy tớ già lo việc nội trợ trong khi Malene ở Grena để thu xếp công việc của chồng. Các gia đình ở lục địa đã thừa nhận quyền thừa kế của cô.
Gedsken sờ soạng tìm cửa phòng tôi rồi gõ. Tôi không mở.
Nhưng chốt được nâng lên và khuôn mặt nhăn nheo hiện ra ở ngưỡng cửa:
-          Ông vẫn có ở đây. Ông phải xuống chỗ mục sư, ông ấy muốn nói chuyện với ông.
Cánh cửa khép lại. tôi còn nằm một lúc rồi mới đứng lên. Vì sao? Vì tôi đói, vì tôi muốn ăn no nê và để cho người ta bảo tôi rằng đó là lần cuối cùng – lần cuối cùng tôi nhận phần ăn từ tay ông ta trước khi chân ông ta thực ra đã chà đạp tôi, bởi vì Chúa đã trao tôi vào bàn tay ông.
Đầu cúi xuống, tôi bước vào trong gian phòng mà tôi đã sống và mơ, không chỉ cuộc sống của chính tôi mà còn cả cuộc sống của những người đã ở đó nhưng chết từ lâu rồi. Lần đầu tiên những bức tường tối om và cái trần thấp bao phủ lấy gian nhà và che chở cho nó.
Và tôi nghe giọng nói cứng rắn của ông ấy:
-          Ông sinh viên Bek, ông đã tự giới thiệu với tôi ở ngoài bãi biển là thầy giáo ở trường trên đảo này. Tôi đã tìm hiểu và được biết ông được gọi đến giúp cho người tiền nhiệm của tôi, ông mục sư Schwarzflugel. Nhưng đó là việc cá nhân giữa ông và ông ấy. trong hợp đồng của tôi không có tên ông. Tôi không có việc gì làm cho ông ở đây, cũng không có tiền để trả lương cho ông. Dĩ nhiên là tôi có ý định tự tôi lên lớp lấy. Tôi nói với ông như thế bởi vì theo ông lãnh sự Uz và một vài người khác thì người ta coi việc ông ở lại đều là hợp pháp.
Ông ngừng lại một lúc và mắt ông nhìn trừng trừng vào tôi như muốn nuốt chửng lấy tôi;
-          Hừ, nhưng tôi nghĩ rằng ông hoàn toàn biết rõ tình hình đó và ông đã kiếm một chỗ khác.
Tôi im lặng, đành ngước mắt nhìn ông. Cái nhìn của đôi mắt đó dưới cái trán trắng hếu nâng cao chỉ rõ cho tôi thấy rằng có cầu xin lòng khoan dung của ông ta cũng vô ích. Đó là một mục sư đã học thuộc Kinh Thánh, chứ không phải ông tự hương được thế nào là lòng khoan dung. Mà tôi lại đang ở nhà ông.
Lúc đó tôi nhìn thấy Lucie Camrath. Cô ấy ngồi trên ghế dài đóng vào tường, giữ hai bàn tay vào ghế, đầu áp vào tường.
Tôi cảm thấy đầy hận thù đối với cô. tại sao cô ấy lại ở đây, hình như bám vào nhà này hay hình như dựa đầu vào nhà này khác nào vào một chỗ dựa duy nhất của cô?
Cô ấy ở đây không phải ăn bám như tôi, cô ấy là người khách trọ giàu có, trả tiền hậu, cô ấy là người được đón tiếp niềm nở, trong khi đó tôi chỉ là người đến thiếu tư cách.
Và lòng hận thù của tôi còn đi xa hơn dâng lên đến tận Eberhard Sebastien Bader, ân nhân đã dạy tôi biết coi khinh những chiếc chìa khoá vàng mà ông nội tôi muốn cho tôi để mở các cửa và các lòng người.
Nhưng khi tôi bắt gặp cái nhìn của Lucie Camrath, tôi bối rối, đó là cái nhìn của người chết đuối, có thể nói là cô ấy đang gọi tôi đến giúp. Tôi đến giúp trong thời điểm đó ư?
-          Này! – ông mục sư vẫn không rời mắt nhìn tôi, áp bàn tay vào ve áo và ưỡn ngực ra làm bộ làm tịch theo một cử chỉ thói quen – Ông có vẻ tán thành ý kiến của dân ở đây là tất cả các mục sư tương lai đều bắt buộc phải nhận nghĩa vụ giữ ông lại như ông Schwarzflugel đã làm. Ông còn trẻ để có thể đòi hỏi cứu tế công cộng giúp đỡ. Tuy vậy, tôi không thấy ông có thể đòi hỏi cái gì khác được.
Ông không ngừng nói với một giọng the thé nhưng bình tĩnh, vừa đu đưa thân hình đồ sộ của ông trên những gót chân. Nhưng tôi hết sức ngạc nhiên nhận thấy cái nhìn của ông đi từ Lucie sang tôi.
-          Ông mục sư Schwarzflugel đã trả công cho ông khá sòng phẳng, chắc hẳn ông chưa tiêu hết tiền lương đó, như vậy ông còn khá dư dật để về đất liền. Tàu Coquillage sẽ lại nhổ neo trong ngày mai và tôi thấy tốt nhấg là ông nên đi theo ngay, bởi vì theo tôi được biết nó đến lần này là lần cuối cùng trong năm nay. Tôi không biết ông có thể sống qua mùa đông như thế nào ở đây.
Ông ta im lặng một lát rồi nói tiếp, giọng bé hơn:
-          Hơn nữa, nếu ngay như tôi có ý định sử dụng ông trong những ngày đầu mà tôi sẽ rất bận này, cho đến khi chuyến tàu mùa xuân tới, thì cách thức làm việc của ông cũng khá phiền phức cho tôi.
Tôi nhìn ông ta, kinh ngạc.
-          Vâng thưa ông, ngay từ hôm nay tôi đã đến trường. Bọn trẻ đã có mặt ở đấy và chờ đợi. Nhưng thầy giáo của chúng không có ở đấy.
Tôi nhắm mắt. Đúng là tôi đã không có mặt ở đấy. Tôi đã quên nhiệm vụ của tôi.
-          Ông đã ở đâu, đó là điều tôi không cần biết bởi vì tương lai của trường nằm trong tay tôi chứ không phải ở trong tay ông. Tuy nhiên ông hãy là khách trọ của tôi trong tối nay, và muốn làm gì thì tuỳ ông. Bây giờ tôi chẳng còn gì để nói với ông nữa.
Cái đầu nặng nề của ông ta cắm lởm chởm những sợi tóc đen, hất lên với tôi một dấu hiệu nghiêm khắc, rồi ông thong thả đi về phía Lucie mà tôi không nhìn thấy rõ khuôn mặt che khuất bởi cái bóng đen của mục sư. Nhưng tôi vẫn nhận thấy vẻ sợ hãi, tiếng kêu giúp đỡ thể hiện trên nét mặt của cô.
Nhưng bị đè nặng bởi nỗi đau, tôi chỉ nghĩ đến tôi, với lại tôi đang đói. Tôi đã cảm thấy chân của người kia ở trên gáy tôi, nhưng tôi không trông thấy cái nồi của bà ấy. "Hãy cứ là khách của tôi" ông ấy đã nói thế cơ mà. Vậy tôi cứ van nài ông ấy cho tôi ăn chăng? Không, thà chết còn hơn.
Về đến phòng mình, tôi lao xuống giường, chôn mặt vào chăn, và rơi vào giấc ngủ nửa thức.
Tôi thấy Eberhard và Dorete giơ cánh tay cho tôi từ dưới đáy vĩnh hằng. Ngày hôm đó tôi đau khổ nhiều đến nỗi tôi thấy gần cái ngưỡng cửa mà tôi sắp vượt qua giờ đây sau năm mươi năm.
Bỗng một bàn tay chạm làm tôi thức tỉnh và tôi hiểu ra rằng không thể ra đi với cái giá ít ỏi như thế. Trước mặt tôi là một khuôn mặt sẽ đi cùng tôi trong tất cả các năm đó.
Tôi vùng dậy thét to:
-          Cô muốn gì ở đây, cô đã có Chúa và mọi người bên cạnh. cô hãy xuống bên ông ấy đi, ông ấy sẽ không đuổi cô đâu.
-          Ông Bek, - cô thì thầm, vừa cầm tay tôi – đừng để ông ấy nghe thấy tôi ở đây. Nhưng, ông nói, ôi, lạy Chúa, đúng là thế…
Và cô che đầu bằng cánh tay.
-          Thế, cô muốn nói gì? – tôi thốt lên, vừa đứng hẳn lên. Lucie Camrath đã bưng lên một khay sữa và bánh mì đặt xuống chiếc ghế bên cạnh giường tôi. Cô đã tự tay làm bữa ăn này vụng về và vội vã. Ôi! Từ đó co6 hiểu học khá thạo cách làm bếp, cô đã trải qua cuộc đời ở trong bếp.
-          Ăn đi, ông Bek, tôi đã ăn cắp một ít bánh cho ông, ông đã nhịn cả ngày rồi.
Đúng là tôi nhịn và không phải là lần cuối cùng nhưng tôi nói tiếp:
-          Vậy cô làm sao thế?
Mặt quay về phía tôi dưới ánh sáng yếu ớt của ngọn đèn pha chiếu lên tường, cô vẫn để lộ ra nỗi sợ hãi như cũ:
-          Ông Bek, - cô vẫn thì thầm, vừa móc vào tay tôi – ông ấy muốn có tôi cùng với của cải của tôi.
-          Cái gì? – tôi kêu lên.
Nỗi ưu phiền của cô làm tôi quên mất những buồn khổ của tôi. Cô nói trong hơi thở:
-          Đúng thế - rồi cô quay đầu.
Tôi đẩy cái đĩa ra.
-          Do đâu cô biết điều đó? Ông ấy muốn tiền của cô? Không phải ông ấy muốn chính bản thân cô?
-          Bản thân tôi ?
Cô càng run lên trong sự trong trắng trinh bạch.
-          Không, đội ơn Chúa. Ông ấy chỉ muốn tiền của tôi. Ông ấy đã nhìn tôi với con mắt đã nhìn ông. Ông ấy đã muốn đuổi tôi ra khỏi nhà ông ấy khi Gedsken cho ông ấy biết rằng tôi không phải được nhận miễn phí vào đây vi lòng từ thiện. Vậy là, bỗng nhiên ông ấy đã nhìn tôi. Ôi, ông Bek, cái nhìn đó! Vậy có nơi nào trên đảo này tôi có thể trốn khỏi ông ấy? Hãy đưa tôi đi, đưa tôi đi với ông.
Tôi ngã xuống chân cô như quỳ xuống chân Chúa cầu xin cô ấy tha thứ cho tôi. Tôi bị vò xé vì hối hận.
Vậy là không phải chỉ mình tôi là người bị đầy biệt xứ, tôi chỉ là một trong số những người mà người ta sẽ theo đuổi khi dưới vòm trời vẫn c òn những con thỏ và những con chó.
-          Nhưng mà – tôi ấp úng – ông ấy không thể, ngay bây giờ..
-          Không ngay  bây giờ, nhưng sau này, nếu tôi ở lại, đi đâu, đi đâu?
Tôi nhìn cô. Chúng tôi phải đi đâu?
Đèn pha chiếu sáng chúng tôi bằng ngọn lửa di động.
-          Ông Bek! – cô nói giọng rất nhỏ.
Tôi cúi xuống để nghe. Cô giấu mặt vào đống chăn của tôi.
-          Thứ lỗi cho tôi, tôi chắc vì lỗi của tôi mà ông phải đi khỏi đây!
-          Lỗi của cô?
-          Vâng!
Tôi nghe không rõ lời cô nói.
-          Lúc đầu ông ấy nghĩ là cho ông ở đây cho tới khi tàu đến vào mùa xuân, nhưng khi nghe nói về tiền của tôi ông ấy đã đổi ý…
-          Vì sao?
Tôi nghiêng tai về phía cô để nghe cô nói.
-          Ông ấy tin rằng..hai chúng ta có những… quan hệ…
Cô đã che mặt kín hơn, kinh hãi như một con chim trước tiếng hót của chính nó.
Bàn tay tôi ướt nước mắt chảy trên má cô. Ông mục sư có lý khi tin rằng chúng tôi là của nhau, nhưng phải là trong sự trinh bạch và trong cái chết chúng tôi thuộc về nhau. Tôi đã ôm hôn đó là cái hôn đầu tiên và là cái hôn cuối cùng của tôi.
Trong chốc lát đó lòng chúng tôi run run nhiệt tình cảm ơn Chúa. Nếu Người để chúng tôi một mình trong các phòng tu của chúng tôi, Người cũng làm loé lên ở đấy một tia sáng bẽn lẽn tình yêu, nhục dục.
Chúng tôi chào nhau không một lời. Cô ấy lặng lẽ xuống nhà trong khi tôi lên giường để ngủ. Hầu như tôi không nghĩ rằng đó là đêm cuối cùng của tôi trong phòng của tôi, và lại càng không nghĩ đến chuyện phải đóng gói đồ đạc vào trong chiếc hòm của Eberhard để chuẩn bị lên tàu Coquillage sáng hôm sau lúc sáu giờ trước khi tàu rời bến.


Trong đêm tôi mơ là tôi ở trên tàu, và tôi chạy đứt cả hơi để thoát khỏi con chó Vombat, từ boong tàu vào ca bin và từ tay lái đến mũi tàu. Đến đó tôi cảm thấy những chiếc răng của kẻ truy hại tôi trong thịt tôi, và khi trong đau đớn tôi cúi nhìn xuống là để nhìn thấy vẻ mặt của mục sư Tang. Nhưng ngay sau đó là khuôn mặt của người mà Eberhard đã đuổi khỏi gian áp mái của chúng tôi và là người đã vứt nắm đất lên quan tài của Eberhard.
Một chiếc áo cổ xếp của mục sư quấn xung quanh cổ của ông ta, nhưng thân thể là của con Vombat, bẩn thỉu và đầy lông.
Tôi gọi to Eberhard, vơ vội quần áo nhảy nhanh qua phía kia tàu, trong lúc những tiếng sủa của con chó lắng lại ở bên này…

<< Chương 3 | Chương 1 (B) >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 711

Return to top