Ông mục sư Honorius dừng lại khi họ đi từ trong con đường lún giữa những quả đồi ra đến hoang mạc mà quang cảnh dưới bầu trời rộng lạnh lẽo trông như phong cảnh đêm trăng. Ông đứng im, tựa trên chiếc gậy một lúc, rồi gật đầu nói:
- Thật ra thì đúng là hoang mạc rồi, nhưng không phải là cái hoang mạc mà ở đó một tiếng kêu cất lên không ai nghe thấy.
- Không, - Lange đáp – Khi một tiếng cất lên ở đây thì chắc chắn là từ xa người ta nghe được, và nó còn vọng lại rất lâu.
- Cái đó thì tôi tin thôi.
Một sắc hồng yếu ớt nhuốm lên đôi má lõm của mục sư.
- Dù thế nào thì bây giờ tôi cũng hiểu – và ông giơ gậy chỉ vào hoang mạc – tôi đến đây để làm gì.
- Và tôi – Erik giơ bàn tay cho ông – nghĩ rằng dân đảo có thể vui mừng về việc ông đến đây.
- Đừng vội nói thế, ông có biết tôi đâu.
- Không, tôi biết ông đã xin làm nhiệm vụ này để không ai có thể nói rằng không một người nào trong số các ông chịu đến đây cả, xấu hổ cho nghề nghiệp của ông.
Má của mục sư cháy lên và ông vung gậy ra sau lưng.
- Nhưng xấu hổ cho Chúa không tìm được tôi tớ.
Giọng ông vỡ ra và ông ra hiệu chào tạm biệt hai người, rồi bắt đầu trèo lên lối đi dọc theo đồi Kirkebajaerg đến ngôi nhà của mục sư có cửa mở ra hoang mạc.
- Anh Erik – Ellen nói, sau khi họ im lặng một lúc qua những phố làng – Em tin tôi anh có thể dẫn ông ấy đến chỗ cụ Bek để ông ấy thấy rằng Chúa vẫn còn các tôi tớ và những cộng đồng con tin.
- Đúng là anh cũng đã nghĩ thế - Erik nói – ông ấy sẽ ở đấy.
- Ông mục sư gửi lời chào cụ - Ellen nói với cụ Bek.
- Bà ấy đã trông thấy ông ấy rồi - cụ Bek giơ ngón tay chỉ mamzelle Lucie – và bà ấy bảo ông ấy giống Jacobus Uz. Nếu là ông ấy thì hạnh phúc lại đến với đảo chúng ta rồi.
Mamzelle Lucie ngước mắt nhìn qua những đồ đan.
- Ông nói rất đúng, ông Bek ạ - bà nói hơi chút ngập ngừng – tôi thấy như mình trông thấy ông Jacobus không có bướu u – rồi bà tiếp tục đan len.
Cụ Bek mỉm cười:
- Chúng ta sẽ bỏ qua chuyện bướu u nếu như ông ấy giống Jacobus về những cái khác còn lại.
- Em có nhớ anh đã nói gì không, Ellen? – Erik hỏi vợ - Tiếng nói sắp cất lên sẽ có một tiếng vang rất dài.
- Ừ, bởi vì sự yên lặng của nghèo nàn sắp nghe theo ông ấy – Clemens nói.
- Đêm qua cụ thế nào? – Erik hỏi.
- Tốt, Mãi tôi không ngủ được, quằn quại vì cái bệnh gút, nhưng tôi lắng nghe tiếng gió bên ngoài và tiếng tích tắc của cái đồng hồ trong nhà, tôi nghĩ đến tất cả tiếng gió mùa thu mà tôi đã nghe thổi qua đảo này. Tôi nghĩ đó là làn gió cuối cùng mà tôi được nghe và đã đến lượt tôi bay từ đây đến những miền ôn hoà hơn – cụ mỉm cười – Tôi nghĩ đến tất cả cuộc đời tôi, ông bác sĩ ạ. Đến tất cả cái gì tôi phải cảm ơn. Tuy là sức khoẻ kém, tôi luôn đủ sức để không phải trút gánh nặng cho ai cả, chỉ trừ năm mà tôi bị mất một lá phổi và đã ở lại nhà bác sĩ Orebro. Tôi luôn luôn có một mái nhà ở trên đầu, có bánh mì trên bàn ăn của tôi, dù cho mái nhà đó chỉ là một mái nhà của đảo và bánh mì thường rất cứng. Đời tôi chỉ có hai lần tôi phải ở ngoài trời không có gì che thân, không có gì ăn nhưng tôi đã nhìn những hoa loa kèn đồng nội và những chim trời, thế rồi, như lời trong KinhThánh, Chúa Trời đã cho tôi ấm thân và no bụng. Tôi nghĩ đến những kẻ thương người và sùng đạo đã dạy tôi rằng nếu Chúa có vẻ xa chúng ta thì thắng lợi của Người cũng là chắc chắn. Trước tiên tôi cảm ơn Chúa đã cho tôi một tính có thể hài lòng, một tính cách sung sướng và vui vẻ. Các bạn cứ nghĩ tôi là con bất hợp pháp của một ông bố kém cỏi, yếu đuối, cuồng loạn, xuất thân từ một dòng họ cổ kiêu ngạo và đồi truỵ, là con trai của một bà mẹ mà tôi chẳng hề biết gì ngoài chuyện ông bố của bà là một con người cứng rắn, vậy thử hỏi các bạn thế thì sự vui vẻ của tôi từ đâu đến nếu không phải từ ngọn nguồn của mọi niềm vui. Trong giờ tăm tối của lúc tôi sinh ra, Chúa Trời đã cho nhỏ xuống một giọt niềm vui đó vào tim tôi, và giọt này đã chất đầy cho tôi một hạnh phúc không thể cưỡng lại, không thể đánh bại, và không được suy xét đắn đo.
Cụ mỉm cười nhìn qua cửa sổ vào những đá ngầm, những vệt tối của những ngọn đồi đổ xuống lấm châm trên bãi cát mênh mông. Những vách đá đàng xa lấp lánh như tấm lụa trắng. Ngọn đèn pha như kéo buồm ra khơi, trông giống một mũi tàu ở trước hòn đảo.
- Đây là lối vào của vương quốc niềm vui – ông già thì thầm.
- Nhưng trước khi cụ đi được xa như thế, thưa cụ Clemens Bek, trước khi vượt qua ở cụ cái yếu đuối của bố cụ và nỗi buồn của mẹ cu, trước khi rũ bỏ được cái ách mà Eberhard đặt lên vai cụ…?
- Ồ, thưa ông, không phải là tôi không cảm thấy những dằn vặt, những đau đớn xác thịt. Sức nặng của sự di truyền và cái ách mà ông nói đó suyết đã quật ngã tôi. Tôi đã phải trải qua nhiều hình phạt mà tuổi trẻ tạo nên: những đòi hỏi vô liêm sỉ đối với cuộc đời, yêu cầu được nuông chiều, ấp ủ của chúng ta, sự đau đớn bỉ ổi của chúng ta khi ngã xuống đất, chúng ta tự làm chúng ta khổ. Nhưng cuối cùng chỉ còn mỗi một quyền là cám ơn Chúa vì những gì còn lại của đời chúng ta và lúc bấy giờ chúng ta đạt tới cái đích đã không ngừng đeo đuổi: niềm hạnh phúc không là gì khác, mà chính là Chúa.
- Có lẽ cụ nói có lý. Tôi nhớ hôm qua cụ đã nói rằng những người yếu hoàn cảnh sự nghiệp của Chúa bằng cầu nguyện trong lúc đó những người mạnh thì tranh đấu. Những người này có bao giờ đạt tới hạnh phúc không?
- Ồ, đừng nghĩ rằng tôi hơi liều lĩnh khi đưa ra nhận định của tôi như một giấc mộng ở cái nơi hẻo lánh này. Tôi chỉ muốn nói có điều này, đấy các việc đã xảy ra với tôi như thế nào. Tuy nhiên người mạnh nhất khi đã già rồi, cũng cảm thấy những tình cảm như tôi, dù cho người đó có được Chúa đặt tên là gì.
- Tôi chẳng hiểu gì cả, cụ Bek ạ. Tôi không hiểu gì cả, nhưng cụ hãy nói cho chúng tôi, những người còn trẻ, về con đường dài dẫn đến đích ấy.
- Vâng, thưa bác sĩ. Than ôi! Quả thật là một con đường dài gắn từ cái giường chết của Eberhard trong cái gác xép của trường học đến cái giường chết của tôi trong hoang mạc của đảo. thời gian mà tôi bỏ ra để đi qua rất dài, nhưng bây giờ, trong ý nghĩ của tôi nó chỉ kéo dài vài giây.
- Vậy nên – ông già nói tiếp - ồ, ở lại đây đã, mamzelle Lucie thân mến, tôi đã đứng dậy và nhìn xung quanh tôi trong cái buổi sáng xám xịt đó. Tôi run lên, giấu mặt vào lòng bàn tay lạnh giá của Eberhard và tôi cầu nguyện để được biến xuống dưới đất cùng với ông ấy. cuộc đời hiện ra với tôi quá nặng nhọc cũng lạnh lẽo như ánh sáng của buổi sớm đó, quá xa lạ, quá khó hiểu. Tôi khác với mọi người, tôi là một Joseph bị tách biệt ra ở đáy giếng của ông và tôi không muốn người ta bán tôi cho những người xa lạ. Tôi chỉ đòi hỏi được giấu mình và cuộc đời mà tôi đã không muốn này được rút đi, tôi chỉ đòi hỏi người ta cho phép tôi tự vứt bỏ trong giấc ngủ và chết quách đi.
Đó là đòi hỏi vô liêm sỉ hồi tuổi trẻ của tôi, cái đòi hỏi chẳng kém trơ trẽn gì hơn những người khác. Nhưng cuộc sống lấp đầy chúng ta, chúng ta chỉ còn việc nắm lấy những quà tặng của nó. Tôi đã phải đứng dậy vì sự tiếp xúc với cái sàn cứng làm thương tổn đầu gối tôi. Hơi thở của tôi đóng băng trên tay Eberhard, hay là bàn tay đó làm tôi băng giá? Thân thể tôi không phải là của tôi nữa, nó thuộc về thế giới này, nó có những nhu cầu và những ham muốn xác thịt mà tâm hồn cô độc của tôi không hiểu nổi. Dù sao, tôi cảm thấy tôi dính vào với cái ánh sáng xám xịt này một cách không hoà tan, với vô số tiếng nói cất lên từ đường phố mà không hoà hợp, và tôi bị tách rời với con người đã đi vào nơi yên nghỉ. Con đường sẽ khá dài trước khi tôi trở thành như người đó, nhưng tôi bắt buộc phải đi theo con đường ấy.
Trước hết là vì tình yêu với người đó. Người đã chăm nom thể xác tôi từ khi nó tồn tại nên không thể lo cho thể xác của mình. Chính là tôi phải làm việc ấy!
Cái nhìn của tôi đã đưa ra phía cửa sổ và tôi biết ngay là tôi tìm cứu giúp ở đâu.
Dưới chân tôi trải dài một khu vườn rộng mà tôi đã ngắm nghía luôn từ trên cao của gác xép chúng tôi. Khu vườn lớn của ông chưởng lý Nauy Erasmus Colbjornsen, bố của bạn học cùng trường Adam Colbjornsen.
Tôi đứng dậy và đi ra mở cửa sổ. Khu vườn giống như một chiếc gối bằng nhung nằm ở sau tường màu vàng bẩn. Đầu hồi nhà của Caolbjornsen màu xám hiện ra như vách đá dựng đứng. Nghĩ đến chuyện phải đến đó mình tôi co rúm lại. Thế nhưng tôi biết rằng nên làm điều đó. Adam Colbjornsen và Augustin Halm là những người bạn duy nhất mà tôi quen biết ít nhiều hơi khác với số bạn tôi biết qua những lời chế giễu và những cú đấm. Hai đứa này không bao giờ làm gì xấu, nhưng cũng không làm điều gì tốt. Tuy nhiên nhờ có Adam mà tôi có thể chịu đựng được bốn năm thống khổ của tôi. Không có nó tôi không biết là tôi có khỏi ngã khuỵu hay không. Nó không bao giờ nói với tôi quá hai tiếng và không bao giờ giơ một ngón tay nhỏ lên để loại bỏ cho tôi những đối xử tàn tệ của các bạn tôi. Nhưng cái đó không cần thiết. Lần cuối cùng chúng nó giật sách của tôi và đánh vào mặt tôi đến chảy máu thì nó hơi nhún vai, mắt nhìn nửa quay đi và nói "Bảo là chúng mày vui được vì cái đó sao!"
Thế là đủ để cho tôi được yên ổn từ đó. Các bạn tôi xấu hổ, Adam thấy chúng nó trẻ con. Cần phải chứng tỏ cho nó biết chúng là người lớn. Và tôi đã được phép ở yên trong góc của tôi không ai trông thấy.
Tôi hiểu rõ rằng trong ý nghĩ của Adam thì tôi không hiện hữu mà các bạn cùng học của chúng tôi cũng thế, tôi còn kém cả chúng vì đã mang trong cặp một cây gậy thống chế. Tôi biết hơn ai cả rằng nó có lý. Tôi, người được chọn của Chúa, tôi là đứa con hiếm có trong số con của Người. Tôi không đòi hỏi gì hơn những người khác đòi hỏi, tức là ngắm nhìn Adam và ngắm nhiều hơn, ngắm nhìn khuôn mặt nghiêm trang và tinh khiết, mớ tóc lượn sóng, nụ cười nhạo báng, khăng quàng lụa, những bàn tay trắng, thái độ và dáng đi nhẹ nhàng, trí thông minh nắm được tất cả trong khi chơi, nhằm cái cao hơn đích có thể được, sự khinh thường độ lượng, sự khinh thường của chủ đối với nô lệ.
Khi trong các giờ học tôi không ngừng ngắm nghía nó thì tất cả đối với tôi đều dễ dàng chấp nhận, các bài học, cái thế giới đại diển bởi các thầy giáo và học sinh, cho đến cuộc sống bên kia các bức tường của trường. Lúc bấy giờ tôi trải qua phần ngày còn lại, ngồi bên cửa sổ, cúi xuống các bài làm trong khi Eberhard làm việc hoặc trầm tư về những quyển thuyết giáo. Khi tôi gặp phải một đoạn đặc biệt khó trong các bài văn La Tinh hay Do Thái, hoặc là sự mệt mỏi bắt tôi phải nghỉ một lúc, tôi đã nhìn khu vườn rộng tắm mình trong bóng tối hay xào xạc những cày xanh xung quanh mặt tiền màu xám của ngôi nhà.
Khi gió tách các cành cây ra, tôi trông thấy Adam thong thả dạo chơi, mình thẳng lên, đầu ngả về đàng sau, mắt mơ màng nhìn trong đám lá. Nó không có những giấc mơ không rõ ràng và ngoài trái đất như tôi, mà hình dung ra những dự định chắc chắn và sáng ngời cho tương lai. Đôi khi tôi trông thấy nó chơi nhảy vòng trên nền đất đắp với những thiếu nữ mặc áo trắng, thân hình dong dỏng cao, cánh tay trần, băng lụa cài tóc. Mùa lá rụng lộ ra những cửa sổ hình cung nhọn của ngôi nhà được chiếu sáng tưng bừng. những chiếc xe đậu trước cổng. Trên xe bước xuống những quý ông mặc đồng phục, mũ cắm lông chim, và các quý bà mặc áo hở vai với bọn người hầu có dải trang sức đi theo. Thỉnh thoảng có cả Frederic VII Và đám tuỳ tùng, hoặc cả những hoàng tử ngoại quốc đi vào cổng. Tiếng nhạc valse vẳng đến tận chỗ chúng tôi, át cả lời cầu kinh chiều của Eberhard.
Tôi nhờ Adam đến giúp tôi. Trong các giờ học , thỉnh thoảng nó đã bắt gặp ánh mắt lạnh lùng của nó nhằm vào tôi một cách lạ lùng. Người ta có thể tin. Ừ, mà đúng thế - rằng nó coi tôi giống nó hơn những đứa khác, giống trong phạm vi thấp nhất với nó, vì nó ở trong phạm vi cao nhất. Tôi xấu hổ vì điều đó, nhưng lại cho là nó đúng.
Sau kỳ thi tốt nghiệp nó đã giơ bắt tay tôi trong tiền sảnh của tươi như để xin lỗi về chuyện được xếp thứ cao hơ ntg, bảo rằng nó chỉ bị ép buộc, nửa trái với ý muốn của nó làc nhận mất phần thưởng danh dự của tôi, cái đích mà, thúc đẩy bởi Eberhard, tôi đã nhằm đạt tới trong suốt bốn mùi của đời học sinh. Tất cả mọi cố gắng của tôi đều nhằm vào đấy. Tôi chắc chắn điều đó như là tôi đã có nó trong tay. Quả không phải là do kiêu hãnh mà bởi vì tôi đã học kỹ, học sâu hơn những người khác, đã làm việc ngày đêm với bao vất vả. Cần phải có cái phần thưởng đó để có thể xoay xở trong tương lai. Hơn nữa những đứa khác cũng cho rằng tôi sẽ có nó và chúng đã nói chuyện đó với giọng nửa đùa nửa thân mật. Bây giờ chúng tôi đã lớn nhưng chúng vẫn cư xử với tôi theo kiểu ấy. Nhưng Adam cho biết rằng phần thưởng danh dự và món tiền kèm theo sắp được chuyển cho tôi. Nó nhìn tôi chăm chú và mím môi.
Mãi đến lúc đó tôi mới biết là tôi đã bị trượt mất phần thưởng. Sau khi tốt nghiệp, tương lai của tôi sẽ nằm trong những bàn tya đã yếu đi và run lẩy bẩy của ông già Eberhard. May thay, khi tôi đến với bằng tốt nghiệp nhưng không có phần thưởng thì Eberhard đã bị quật ngã vì sốt rét và đã xa thế giới này rồi. Ông ấy không hỏi tôi và tôi đã không bị buộc phải trả lời lại lần thứ ba ở ngưỡng cửa của sự yên nghỉ của ông và buộc tôi ở lại cái xứ sở lạnh lẽo và xám xịt này để mà phiền muộn và làm việc nữa.
Bây giờ thì những bàn tay tích cự đó đã nắm được những cành cọ cực lạc nên cần phải có Adam đến giúp tôi. Đó chính là lời hứa giúp đỡ mà cái nhìn của no đã báo cho tôi biết trong tiền sảnh nhà trường. Còn có ai có thể cứu giúp tôi nữa? Augustin Halm ư? Là trẻ của Hội Cứu Tế, cũng là con bất hợp pháp như tôi, nó được một số mục sư ở Copenhague bảo vệ và bắt phải chịu một cuộc sống khổ hạnh. Tôi rùng mình khi nghĩ đến những bàn tay vàng khè và ẩm ướt, đôi mắt buồn tẻ và toàn thân nhớp nháp của nó. Thuộc vào tầng lớp xã hội như tôi, nó đã bị hành hạ, ngược đãi như tôi, nhưng dần dần nó đã chinh phục được các thầy giáo bằng khả năng dị thường làm nhanh các phép tính, và cả bọn học trò nữa, bằng cách hạ mì1nh bò lê và làm hàng ngàn việc hầu hạ nhỏ bẩn thỉu cho chúng.
Tuy nhiên, nó hay dòm ngó thèm thuồng ghen tị đối với tôi. vì tất nhiên là nó coi tôi ngang hàng với nó. Nhưng chỉ vì thầy mới giúp đỡ tôi. Augustin tuy rtxa, đối với tôi lại hoá raw gần. Thế là tôi đã như một kẻ miên hành tìm đến trước cái cổng lớn phía trên có treo phù hiệu của Na Uy, đầu nghĩ đến tất cả những ông lớn của xã hội đã bước qua ngưỡng cửa này. Tôi quên sự suy luận mà Eberhard xét về họ và ngần ngại không dám kéo cái vòng sắt. Trong làn sương mù, tôi trông thấy anh đầy tớ đem băng bạc, cái cầu thang đá hoa cương, những phòng khách có ghế bọc vài bao và cuối cùng tôi đến trước Adam. Nó kinh ngạc đứng lên khỏi chiếc ghế bằng gỗ sồi đặt trước cái bàn giấy khổng lồ. Tôi oà khóc và gục đầu vào cái bàn giấy như gục xuống bậc bước lên ngai, khẩn khoản nói rằng Eberhard đã chết và tôi đến cầu xin giúp đỡ. im lặng một lúc lâu, rồi tôi ngước mắt lên.
Adam chơi với chiếc dao rọc giấy. Nó mỉm cười nhẹ nhàng đến nỗi nước mắt tôi ngừng chảy và tôi bỗng trở về với thực tế. Tôi đã không bao giờ nói với Eberhard là tôi cảm phục và yêu mến Adam và khu vườn của nhà Colbjornsen. Tôi biết chắc thế nào ông cũng đặt bàn tay lên gáy tôi để quay đầu tôi sang bên khác, bên thánh gía. Ông đã có lý. Tôi không bao giờ nên quay đầu sang phía đó. Nhưng ôi, Chúa ơi! Cây thánh giá đứng có một mình. Eberhard đã chết và đôi mắt của Adam thì xanh, như bầu trời xanh biếc đã khiến tôi chóng mặt bàng hoàng hồi còn bé.
- Thật buồn cho mày, Clemens ạ, bố mày mất!
Các thầy giáo và bạn tôi gọi tôi là Clemens.
Tôi nhắm mắt, lại bị chóng mặt dưới bầu trời bao la. Bố mày? Cho mày? Nó muốn quên sự hổ thẹn về nguồn gốc ra đời của tôi? mãi nhiều năm về sau tôi mới tìm thấy ở một nhà tư tưởng trong đống sách của Jacobus Uz, những lời nói lên cái sức mạnh khiến tôi phải cúi xuống lúc bấy giờ. "Đau khổ là của mày và chính mày phải gánh chịu".
Tôi đã cúi mình ư? Không, tôi quỳ xuống, không còn nhìn thấy bầu trời nữa, mà chỉ thấy cái trái đất này đã khép lại, không muốn nhận tôi.
- Tao sẽ xin bố tao sai một đầy tớ đến lo việc chôn cất, để cho mày khỏi lo lắng trong buồn phiền. Rồi mày phải rời khỏi cái nhà ở trên cao ấy thôi. Mày định đi đâu?
- Tôi không biết.
Đi đâu ở Copenhague? Người ta cũng có thể hỏi tôi muốn ở đâu trên thế giới bao la này. tôi cũng chẳng biết nữa, về thế giới thì tôi lại càng it biết hơn thành phố này.
- Được rồi, Conradsen sẽ đến giúp đỡ mày. Tao sẽ nói chuyện đó với bố tao. Tao chia buồn với mày.
Nó chìa ra cho tôi cái bàn tay trắng trẻo, qua cái măng sét gấp, kéo cái vòng bạc bên cửa và một người hầu phòng xuất hiện ngay.
Sau đó tôi quỳ trước xác của Eberhard. Nhìn gác xép của chúng tôi, tôi nhớ đến phòng khách của Adam. Khi úp mặt vào bàn tay lạnh giá, tôi cầu xin bàn tay đó bắt tôi quay về phía thánh giá, về phía của tôi. Tôi chẳng biết gì hơn và từ lâu tôi không phải là người mà Eberhard lựa chọn. Tôi đã không thể đáp ứng được hy vọng mà ông đặt vào tôi. Tôi đã không thể lay chuyển nổi một trong những cây cột trong cái đền của thế giới này. Tôi yếu đuối quá. Chúa không thể nào sử dụng tôi để xây dựng giáo đường của Người được. Tôi được tạo ra cho bóng tối, không phải cho ánh sáng.
Eberhard chỉ có lý ở một điểm: tôi được tạo ra để làm cây thánh giá, chỉ để làm cây thánh giá. Tôi không thể vác nó, cây thánh giá, không phải cái gì khác. Còn việc dựng nó vào chỗ xây nên sở chứng khoán và giáo hội của thế giới này thì tôi lại còn kém hơn cả mọi người. Tôi chỉ là một trong hàng ngàn người vác cây thánh giá qua các thế hệ cho đến một ngày có bàn tay đích thực, mạnh mẽ nắm lấy nó trồng trên nấm mồ của thế giới này và trên giáo đường của Người. Tôi cầu xin Chúa che tôi bằng bóng tối của thánh giá, và giấu tôi trong bóng đêm của Người.
Có ai gõ cửa. một gia nhân bước vào, đi theo là một nhân viên phường đòn. Tôi đứng lên bối rối và khốn khổ, bây giờ tôi là người tiếp khách trong phòng này, phòng của tôi từ rày.
Sự xúc động của tôi thật vô ích vì hai người đàn ông tự tiện làm việc coi như tôi không có mặt. Nhân viên nhà đòn xem xét xác chết, viết mấy chữ trên cuốn sổ của anh ta, ho và đưa cằm lên trên phía trên chiếc cà vạt cao.
Anh gia nhân ngồi xuống chiếc ghế cứng bằng gỗ mà Eberhard đã dùng suốt trong hai mươi bảy năm sống ở nước ngoài. Anh ta nhìn khắp nơi, vừa huýt sáo. Nhân viên phường đòn làm xong việc, quay sang phía Conradsen, vừa cắm bút chì vào trong quyển sổ con.
- Không còn phải lam gì ở đây nữa – vừa chỉ người chết bằng đầu móng tay vấy mực – chiều nay một người sẽ đến mặc quần áo cho xác chết. Đám ma sẽ được cử hành vào thứ tư tới do Hội Cứu Tế đảm nhiệm.
- Khoan đã. Quan Cận thần truyền lệnh cho chúng ta báo tử ở phòng thừa kế trong trường hợp tìm thấy người chết có sắp xếp cái gì, tôi nói là chúc thư, di chúc gì chẳng hạn – anh đầy tớ nói vừa khoanh tay và đảo mắt vòng tròn – Chúng ta quên mất, Jochumsen ạ. Hay chúng ta tìm xem? Ông có nghĩ rằng chúng ta nên làm không?
Nhân viên bí ẩn cười gằn sau những ngón tay đen và ẩm ướt ở chiếc găng của ông ta.
- Nào, tìm đi, và anh sẽ tìm thấy, một câu tục ngữ cũ đã nói ắt là đúng. Trong công việc này Jochumsen phải ra tay thôi, bởi vì ông, ông thừa kế, chắc là không biết gì cả.
Tôi lắc đầu và càng rút lui vào trong góc.
- Này, tôi nghĩ rằng cái này đúng là một chiếc mũ sinh viên – Nhân viên phường đòn nói, vừa nhặt cái mũ của tôi nhàu nát ướt đẫm nước mắt rơi ra từ sau lưng người chết – Ai là sinh viên, ở đây?
- Chính là ông này, ông thừa kế - anh đầy tớ chỉ tôi, trả lời.
- Ông là…sinh viên? – nhân viên mở to mắt.
Tôi không trả lời. Ai có thể ngạc nhiên hơn tôi là người có cái mũ trắng? Bỗng một tiếng than làm tôi rùng mình. Dưới ánh sáng lờ mờ của ngọn nến, Jochumsen cầm ở tay một cuộn dài giống như một chiếc tất. Tôi trông thấy những đồng vàng, rồi người ta tắt ngọn nến. Các nhân vật ngồi xổm sơ soạng trong bóng tối vừa rì rầm rất khẽ.
Tôi đứng lên. Tôi đã trông thấy gì? Vàng, ở đây, trong nhà chúng tôi, trên giường Eberhard. Và bỗng nhiên tôi nhớ đến những tiếng đập ở cửa nhà chúng tôi, một buổi chiều, và tờ năm mươi rixdan trên sàn nhà. Tôi nghe Eberhard nói với tôi. "Ta nhận việc này vì nó sẽ nuôi sống ta và con. Học phí sẽ được trả bằng tiền của bố con, nhưng số còn lại sẽ được để dành cho con đến khi ta chết. Ta không gửi nó vào quỹ tiết kiệm, mà nó sẽ được cất vào nơi chắc chắn để làm vũ khí chống lại ông ấy và người thân ông ấy". Tôi còn nghĩ ông khẳng định với tôi từ bấy và vào những ngày đầu ông lâm bệnh "Đừng lo cho cuộc sống vật chất của con. Nếu con chăm chỉ và sống giản dị thì con sẽ được bảo đảm đủ nhu cầu cho đến khi học xong tiến sĩ. Nhưng phải nhớ rằng con không được nghỉ ngơi chừng nào chưa hoàn lại món của cải bất công đó".
Tuy nhiên trong lúc đó, những kỷ niệm ấy trở về với tôi, không rõ ràng, không thực tế. Tôi biết gì về vấn đề tiền nong, tôi, một kẻ không một xu dính túi. Hai người kia không ngừng thì thầm lầm rầm. chẳng khác nào họ đang cãi nhau. Khi ánh sáng thắp lên lại và khi cái bóng to lớn của Eberhard in lên tường trong tư thế im lặng. Conradsen đến gần bên tôi, tay cầm chiếc túi đựng những đồng vàng đến một nửa. Tôi quên tất cả trong ý nghĩ độc nhất: tiền kia là của tôi.
Eberhard trông nom tôi và trong khi bàn tay đè gáy tôi dưới cái ách, ông vẫn tiếp tục nuôi tôi. Không có gì thay đổi. Tôi cảm thấy một cảm giác bình yên vô tận. Ồ, không, không phải những gì liên quan đến cái ăn, cái mặc, tôi không biết gì cái đó cả, mà tôi đã tìm thấy lại chỗ ẩn quen thuộc. Tôi quỳ xuống bên cạnh chiếc tất. Hai gã kia ba hoa và cười ngặt ngoẽo. Họ lễ phép nói với tôi những lời khích lệ, vỗ vào vai tôi rồi lẩn chuồn với cái nhìn lén lút về phía thân hình to lớn của Eberhard đang ngủ giấc cuối cùng. Tôi ngồi, chiếc tất trên đầu gối, đầu cúi xuống và như thế đi vào giấc ngủ.
Như đã được quyết định, hôm thứ tư tiếp, trogn một ngày mưa buồn bã, tôi mặc một chiếc áo choàng tang lễ thuê với giá bốn mác bước đi sau quan tài của cha nuôi tôi. lúc đầu Adam đã hứa là sẽ cùng đi với tôi, nhưng rồi lại gửi cho tôi một lệnh khác vào giờ chót: con trai của một người bạn của bố nó cũng được chôn cùng ngày.
Ở một góc phố, Augustin gặp tôi, tôi không biết vì sao. Nó xuất hiện từ trong bóng tối, nó cũng mặc áo tang. Nó siết tay tôi trong bàn tay ướt và lạnh của nó khiến tôi rùng mình. Rồi nó nhìn xung quanh nó vì sợ, tôi tự nhủ, ai đó nhìn thấy nó đi theo cái quan tài khốn khổ đang tiến lắc la lắc lư dưới mưa rào. Đến nghĩa trang, khi chúng tôi đang đi theo lối ngang để vào khu người nghèo, một tiếng nhạc bỗng vang lên thật đột ngột, thật hống hách khiến trong một lúc bối rối giữa đám cây ướt sũng nước và những cây thánh giá trắng, tôi tưởng là những tiếng kèn trompet ở thế giới bên kia chào đón Eberhard. Nhưng ánh đuốc đâm thủng bóng tối và một đám tang oai vệ đi qua trước mắt chúng tôi. Augustin đã đột ngột biến đi cũng như khi nó đến, tôi ở lại một mình giữa tiếng kèn đồng ầm ĩ và khói đuốc mù mịt, nhìn những con ngựa ô có vải phủ mông, chiếc xe tang có đồ trang trí bằng bạc, vải phủ, những người thổi kèn trompet ở bốn góc quan tài và ông già đội mũ lông chim, khoác aó mưa ngoài bộ đồng phục đi đầu phía sau linh cữu.
Bỗng tôi thoáng thấy Adam đội mũ ba song, đeo ngù vai và áo tang dài và tôi hiểu vì sao Augustin đã bỏ trốn.
Khi đám tang đi rồi chúng tôi mới đến được chỗ những nắm đất sè sè trong góc những người nghèo với những vòng hoa đọng nước mưa từng giọt bẩn thỉu. chúng tôi lạnh cóng trước những luồng nước tạt, phải đợi đám lớn chôn xong, vì ông mục sư cũng phải làm lễ trong đám của chúng tôi. tiếng của ông vang mãi ra xa hòa vào tiếng mưa và tiếng run rẩy của những cây dương khổng lồ.Bọn phu khuân mất kiên nhẫn, càu nhàu lườm tôi. Tôi thì chỉ thấy tấm phủ linh cữu mà gió thổi tung trên quan tài. Tôi nghĩ rằng cái còn lại ở con người trần thế của Eberhard đang khát khao thoát khỏi cái thế gian lạnh lẽo và âm u này nhưng cũng không được, trước khi người thay mặt cho cái trần gian này, ông mục sư kia, chưa đọc những lời giải thoát.
Cuối cùng ông ta tới, chống chọi với gió. Tôi giật nảy mình nhận ra Gotthardsen, ông mục sư ở phố Pistolet. Tôi còn nghe cả những lời Eberhard nói với ông ta và trong cơn hốt hoảng tôi giơ tay ra đẩy ông. Nhưng ông tuôn ra một hơi những câu nghi thức rồi ném đất xuống cho Eberhard.
Ông mục sư này ném đất xuống cho Eberhard! Ông mục sư đã sống và chiến thắng! Ông chào vội tôi để chuồn, không nghi ngờ gì cả. Ông ra sức chạy thật nhanh để biến đi trong sương mù.
- Ông ấy được mời đến dự tiệc đám ma kia đấy mà – một phu khuân đòn nói.
Chỉ một tuần lễ sau tôi đọc được trên một tờ báo tên của người chết nằm trong linh cữu có nhiều ta6 mùi phủ nhung chạy ngang qua chiếc quan tài gỗ tùng của Eberhard. Đó không ai khác là bố tôi. Ông ấy cũng chết cùng một đêm với Eberhard và họ được chôn xuống đất cùng một giờ và do cùng một mục sư.
Vài ngày sau Adam và Augustin gõ cửa nhà tôi. Có lẽ Augustin đã nghe phong phanh là Adam lưu tâm đến đám tang của bố nuôi tôi và hối tiếc về việc bỏ trốn của nó. Tôi không biết ly do cuộc viếng thăm của Adam có lẽ nó nhớ đến cái phần thưởng mà nó đã cướp mất làm khốn khổ cho tôi, chỉ vì danh dự của nó đòi hỏi phải thế, cái danh dự đó có lẽ giờ đây bắt buộc Adam phải đến giúp đỡ kẻ yếu. Chúng đến đưa tôi đến Hội sinh viên phố Bolhus. Chúng bảo cần tập quen biết về chúng tôi.
Tôi ngồi trên chiếc hòm cũ của Eberhard được trang trí bằng cây thánh giá và nhìn hai đứa kia. Augustin với đôi mắt lục lọi, nụ cười xảo trá, quần áo sờn bóng nhưng được là ủi cẩn thận, dáng điệu luôn luôn nghe ngóng dò la. Adam đứng thẳng, dong dỏng cao, mặc áo khoác chỉnh tề, có khăn đeo ngang với kim cài bằng kim cương. Khuôn mặt nó sáng sủa với những nét mảnh dẻ của con gái đóng khung trong mớ tóc xoăn búp càng làm cho nó có vẻ phong lưu phú quý hơn. Một cái cằm chẻ bắt đầu hiện ra ở phía trên cái cà vạt trắng. Tôi nhìn cả hai đứa: những kẻ chiến thắng tương lai, nhà doanh nghiệp sẽ có quyền lực với ngành tài chính và ông chủ tinh thần và linh hồn.
Chúng nó bảo nên biết các hội sinh viên. Tôi tự đặt cho mình câu hỏi của nhân viên phường đòn: Ông là sinh viên ư? Ở phố Balhus tôi lại càng đặt ra câu hỏi đó nhiều hơn trong đám những người cười nói ba hoa lượn ngang lượn dọc trong những căn phòng thấp trệt ám khói, ngậm tẩu trên mồm, cầm ly ở tay. Tôi đứng giữa Adam và Augustin, bối rối lắng nghe những tiếng nói tiếng cười. Tôi đã trông thấy những bàn tay hoặc thân mật siết chặt hoặc giận dữ giật mạnh đầy ham doạ. Tôi đã trông thấy những con mắt chói hân hoan hay phẫn nộ, tôi nghe nhắc đi nhắc lại mọi nơi. Chúng ta là sinh viên đây, cuộc sống là của chúng ta.
Như thế nghĩa là thế nào? Tôi thì tôi chỉ muốn vẫn là một cậu bé và được che chở sau cánh cửa sổ ở phố Pistolet dưới bàn tay của Eberhard đặt trên vai tôi: chẳng có gì thuộc về tôi cả, nhất là cuộc đời.
Adam và Augustin nhanh chóng được kéo đi xa tôi giữa đám đông rồi cái đầu thủ trưởng đẹp đẽ của Adam, tiếng nói rõ ràng và âm vang của nó thu hút chú ý của mọi người lúc đó đang rải rác, trong lúc ấy thì Augustin mỉm cười nhún nhường và lễ phép tránh ra trước từng người và không quên tự giới thiệu ở chỗ này, bắt tay ở chỗ khác.
Tôi không nhớ là làm thế nào tôi đã đến được bên cái cửa sẽ mở ra một đường phố chạy ngang. Tôi chỉ nhớ là đến đó rồi tôi mong thoát xa nó ra.
Đảng quốc gia, Bluhme và Orsted, những người dân tộc – tự do, nhóm Dagblad, Hội những người bạn của nông dân, Enberning và Balthasar Christensen, biểu quyết tháng hai, tất cả những thứ đó đều là chữ chết đối với tôi.
Cũng như thế, tôi chẳng để ý gì đến những cái tên Hoedt, bà Buberg, Goldschmidt. Tôi chẳng biết gì về những cuộc gặp mặt giữa sinh viên miền Bắc, của trường Đại học nhân dân Dsendtvig ở Marienlyst, về đoàn diễu hành của dân chúng và bình minh của tự do torng năm 1849. Tôi cũng chẳng biết gì nữa ngoài bệnh dịch tả và chiến tranh.
Trong những tháng nóng bức đó, với bầu trời luôn xanh biếc, tôi đã ngồi giam hãm trong gác xép của trường, thở mùi amoniac và mùi rễ cây sậy, nghe những xe tải chờ đầy quan tài nặng nề lăn bánh. Tôi đã thoáng thấy những lán trại dựng trên tường bảo vệ của quốc gia. Eberhard trải qua tất cả thời gian đó, ở thành phố, ở bệnh viện Copenhague nhỏ và trong các phố nghèo, ở những đâu mà đau thương lớn hơn và cứu giúp hiếm hơn. Mãi đến khuya ông mới về, lăn ra ngủ như chết và do mệt mỏi, thỉnh thoảng ông quên cả cầu nguyện buổi chiều, cái làm tôi mơ hồ đoán thấy nỗi kinh hoàng của thành phố nắng nóng và ngột ngạt khói. Bởi vì như tôi đã nói, ít khi ông ấy cho phép tôi ra xa các bức tường nhà trường và chỉ những lời ông nói mơ lúc ngủ gợi cho tôi biết tình trạng mọi thứ. Cũng như cho tới bây giờ tôi không tham dự vào cuộc đời, tôi không tham dự vào cái chết. Tôi đoán cái này cái kia một cách lẫn lộn mơ hồ.
Còn đối với cái gì là chiến tranh?
Hồi đó chúng tôi còn ở phố Pistolet ngay giữa trung tâm thủ đô, ở đấy chúng tôi bị trục xuất ra khỏi thế giới. Chúng tôi đã nghe tiếng trống đánh thì thùng, tiếng kêu hân hoan, quân đi và quân về. Tất cả những cái dó chẳng liên quan gì đến chúng tôi cả. Eberhard đã chẳng coi đất này như Adiafora đó sao? Hơn nữa, ông là người ngoại quốc ở xứ sở này, ông đau khổ vì khí hậu và vì tinh thần thượng lưu của nó. Những cô gái khốn khổ ở nhà thổ lắng nghe những tiếng kèn lệnh và những tiếng kêu hoan hỉ. Bà Gundlachsen phàn nàn là khách ít đi vì thanh niên phải tòng quân và ông chủ sở hữu nhà chứa, ông cố vấn quốc gia mà báo chí ca ngợi là giàu lòng yêu nước, cãi nhau với bà chủ nhà chứa, buộc tội bà bỏ tiền vào túi riêng. Các cô gái thì rất thương các chiến sĩ. Những thắng lợi của chúng ta làm họ cảm động đến chảy cả nước mắt. Họ khóc vì mất chiếc tàu chiến Christian VII. Nhiều cô có người anh, dù người anh đã từ bỏ các cô, nhưng vẫn là niềm tự hào của các cô, hoặc có một người bạn lòng trong số chiến sĩ, thì rất sợ nhìn thấy tên họ trong danh sách những người tử trận. Các cô mơ ước được băng bó cứu thương cho họ mặc dù biết là họ sẽ từ chối.
Ngày chủ nhật, trong khi làm lễ, những cái nhìn và giọng nói nghiêm khắc của Eberhard buộc họ phải kìm bớt xúc động . Tuy nhiên trong khi nghe những lời cầu nguyện nhiệt tình đối với tổ quốc thiên đường, các cô đã cúi đầu, ứa nước mắt cầu nguyện cho tổ quốc mặt đất. Tôi lo lắng nhìn chăm chú khuôn mặt phấn son của họ và khuôn mặt lạnh của Eberhard, linh cảm rằng rằng sẽ vẫn cứ giam mình sau những bức tường khi vang lên những tiếng kèn đồng.
Giờ đây tôi lắng nghe những lời nồng nhiệt của tuổi trẻ mà chẳng hiểu gì, chẳng biết gì về những thứ họ đọc được trogn báo chí về chiến tranh Crime, về Menschikov, về Florence, Nightingale. Chỉ một cái tên đập vào tôi khi nó được đọc lên bởi một nhà thần học trẻ tuổi giọng run lên vì giận dữ hoặc vì sợ hãi, cái tên của Soren Kierkegaard.
Tôi bỗng thấy lại một nhân vật kỳ dị mà Eberhard đã chỉ cho tôi trong một lần dạo chơi nhanh buổi chiều chúng tôi qua các phố. Trong những lần đi qua dưới tháp chuông, Eberhard luôn cầm tay tôi, không bao giờ cho tôi dừng cái nhìn lại ở bất kỳ thứ gì. Thế mà lần đó tôi nghe ông nói với tôi "Con hãy nhìn người đi qua kia kìa, đó là người duy nhất thành tâm với đất nước". Tôi đã trông thấy một cái bóng gầy mặc áo có đuôi, cổ cồn to, đội mũ hơi lệch, can kẹp cánh tay, quần quá ngắn phía trên đôi ủng. Giọng nói run run vì cảm động của Eberhard bị che lấp bởi tiếng huýt sáo của một đứa bé.
- Này! Hãy nói đi! Hay là, hay là, mày quên xắn quần mày lên. Những tình yêu của mày tiến triển thế nào?
Và tôi thấy cái mà tôi chưa từng thấy trước kia. Eberhard bỏ mũ và cúi rạp người, trong lúc đó ông gầy khập khiễng đi qua trước mặt chúng tôi. Một cái nhìn ngạc nhiên của đôi mắt long lanh, cái nhìn trên đó bộc lộ sự đe doạ, sự do dự, xuất hiện và biến mất.
Tôi nhớ lại cả những quyển vở, mà suốt trong năm cuối của đời mình, Eberhard cầm trong đôi bàn tay run lên vì nhiệt tình, sự phán đoán của Jesus về đạo Gia Tô giáo công giáo và những khoảnh khắc còn lại cho chúng ta.
Tôi nghe chế nhạo cái tên duy nhất mà tôi biết, mặc dù tôi hiểu ông, kẻ Gây nguy hiểm lớn đã chết. Nhà thần học trẻ tuổi đang chế giễu quyển sách nhỏ của Grundtvig mà tôi đã trông thấy trên bàn của Eberhard. Lời của Chúa đã biến khỏi nhà cửa Người như thế nào, và quyển Đàn cừu nhỏ của Chúa Trời: Than ôi! Tất nhiên tôi có thể tìm hiểu tên và các biến cố mà những người trẻ tuổi kia nói đến với lòng ngưỡng mộ hay tức giận nhưng tôi chỉ cảm thấy sự hận thù của những người đó sẽ là tình yêu của tôi, sự khinh bỉ của họ sẽ là sự cảm phục của tôi. Cần phải giữ thái độ thù địch ngay giữa đám bọn này và tôi đã làm chuyện đó như thế nào? hơn nữa, Nếu tôi đi tới chỗ có thể vượt qua những gì còn lại, có thể học được những gì còn lại, tôi cũng sẽ không học cười cái cười của chúng, không học vượt qua thánh giá. Tôi sẽ nhớ mãi Christine, các cô gái, sự hy sinh và nỗi nhớ quê hương của Eberhard và cây Thánh giá, cây Thánh giá. Tôi sẽ không bao giờ hạot bát như chúng nó, tự do và vui vẻ như chúng nó. Đôi mắt tôi yếu đi vì bóng tối. Đôi chân tôi cong lại vì tư thế ngồi lâu. Bỗng nhiên Augustin chạm tayvào tôi. Tôi ngước mắt nhìn cái đầu tóc hung điểm vết hoe của nó và nghĩ "Phải chăng thằng này cũng như mình, nghèo khổ, con hoang và xấu xí?" Nhưng nó biết khéo léo luồn vào trong số những đứa khác. Chúng chìa tay với nó, chuyện trò với nó, tuy rằng đứa nào cũng nhanh quay đi để nghe Adam. Augustin có năng lực kỳ lạ với thương mại. Augustin đã đến bám tôi sau quan tài Eberhard bởi vì nó nghe nói có chiếc tất đầy tiền vàng. Augustin đã rời tôi khi dưới ánh đuốc của đám ma giàu, nó thoáng thấy mặt của Adam. Tôi chờ xem vì sao nó đến tìm tôi.
- Clemens này, người ta quyên tiền để làm trụ sở mới cho Hội đấy. Mày không hình dung được nó sẽ đẹp như thế nào đâu. Mày có thể cho tao vay ít tiền không? Đến đây mà chẳng có đồng nào trong túi thì ngượng chết đi được. với lại mọi người định đến hàng bánh ngọt Gianelli, mày có đi cùng không?
Tôi cho nó đủ số nó muốn và thêm cả phần đóng góp của tôi cho cuộc xây dựng. rồi tôi bước xuống cầu thang và đi về nhà, lòng đinh ning rằng không khi nào trở lại nơi này nữa.
Ngày hôm sau Augustin đề nghị dẫn tôi đi tìm một phòng trọ rẻ tiền. Nó đã cắt được nhiều mẫu quảng cáo trên từ Kôbenhavn Posten va Flyve Posten.
Vì sao nó lại đề nghị giúp tôi? Nó hành động một cách khá kỳ quặc. khi chúng tôi đến gần một số nhà trong số nó đã ghi, nó để tôi đứng ngoài và nó vào một mình. Một lúc sau nó trở ra vẻ giận dữ bảo rằng chỗ ở không phù hợp. Tôi để nó làm việc. Tôi chẳng biết gì về các chủ cho thuê nhà và các phòng cho thuê ở Copenhague. Dần dần một biểu hiện đáng ngạc nhiên về lòng biết ơn của nó làm cho tôi rất cảm động. Tôi sung sướng đến khóc lên vì chứng cứ tình bạn này. Cuối cùng nó dẫn tôi đi qua một cái bếp bẩn thỉu hôi thối, trần nứt nẻ, đến một gian nhà tối tăm và trống trải chỉ có mỗi một cái giường bừa bãi, một cái bàn, một chiếc ghế và một lò sưởi hoen gỉ. Nó ca ngợi rối rít với tôi về gian nhà này. Đó là gian phòng tốt và rẻ hơn tất cả những nơi nó đã từng thấy. Ngay lúc đó tôi bất chợt nhìn thấy cái nháy mắt nó trao đổi với bà chủ cho thuê nhà, một người đàn bà béo ục ịch, và cũng ngay lúc đó tôi cảm thấy vừa hàm ơn vừa xấu hổ vì đã có một người bạn tốt mà lại nghĩ sai về bạn. Tôi ứa nước mắt thú nhận với nó những nghi ngờ của tôi trong khi đưa ma Eberhard và ở Hội sinh viên, và tôi xin nó tha thứ. Tôi đã thoáng thấy thế, nhưng đã không hiểu, không dám hiểu.
Tuy nhiên, tôi hơi ngạc nhiên là gian phòng nhớp nháp bẩn thỉu này lại đắt thế. Sau khi trả tiền thuê nhà và mua sách, tôi chỉ còn gần đủ tiền để sống trong hai tháng. Trước đây Eberhard đã nói với tôi là tôi sẽ còn đủ tiền ăn học đến cùng nếu tôi học hành khẩn trương và chi tiêu tiết kiệm. Tôi nhớ lại lúc bấy giờ, mơ hồ thôi, có ba chiếc tất đựng đầy mà tôi tưởng là đã nằm trong tay của nhân viên nhà đòn và Conradson. Họ đã đưa lại cho tôi một chiếc tất đựng đến một nửa. Tôi thấy hình như Eberhard nhận tiền hàng tháng của bố tôi, nhưng tôi đã xua đi những ý nghĩ đó để khỏi phạm phải một tội lỗi nữa. Tóm lại, chẳng phải Eberhard đã biết rõ hơn tôi về giá cả các phòng ở có đủ đồ đạc đó sao?
Những con chuột đuôi dài leo lên trên thành những thùng rác xếp dưới cửa sổ của tôi và ngã xuống nước rửa bát màu nâu mỡ bóng ngập ngụa trên đá lát.
Tôi áp đầu xuống bàn, cố nhìn ra một góc nhỏ trời xanh. Nhưng những cái nhìn của tôi chỉ gặp phải những bức tường.
Mùa đông sắp đến. Tôi nghĩ đến số tiền ít ỏi của tôi, và lần đầu tiên, tôi cảm thấy tôi còn trẻ, và tôi ước ao…Cái gì? chẳng cái gì ngoài cuộc sống. Hoảng sợ trước cuộc sống này, hoảng sợ trước ý nghĩ mất nó, tôi úp mặt vào trong hai bàn tay.
Những tiếng cười ngặt nghẽo kéo tôi ra khỏi những ý nghĩ.
Ai cười vậy? Người ta có thể cười được ở đây ư? Tôi nhìn ra phía cửa tưởng là tiếng của bà chủ nhà và Augustin. Tại sao họ cười và cùng cười cái gì?
Mấy ngày sau, tôi ngồi vào bàn, trước mặt là một đống sách. Sách tirết học và thần học mà người ta chỉ cho tôi ở trường đại học. Tôi ngắm nhìn mà phát khiếp. Tân ước bằng tiếng Hy lạp, ngữ pháp Do Thái và Ngũ thư của Chausése, Herméneutique, hướng dẫn thực hành để kết thúc học tập trong ba năm, lịch sử các giáo điều và lịch sử Giáo hội. Tôi cảm thấy bị lạc lõng giữa các tác phẩm này cũng như giữa đám sinh viên đại học. phải chăng đó là bước khởi đầu của sự nghiệp mà tôi sắp thực hiện để thờ Chúa? Sách giáo lý và ngữ pháp kia có liên quan gì đến Chúa? Chưa nói gì đến Lòng tin và khoa học của Hegel. Sự bác bỏ của lòng tin đối với khoa học của Rasman.
Eberhard đã bảo tôi rằng việc học cung cấp vũ khí chống lại các địch thủ của tôi. Tôi quan tâm nhiều đến sự sở hữu vũ khí và vì sao tôi lại cần đến nó. Còn việc so đo với các địch thủ thì tôi sẽ luôn luôn bất lực.
Trong lúc đó có tiếng gõ cửa rồi khuôn mặt cháy đỏ vì rượu của bà chủ nhà lộ ra đàng sau ngưỡng cửa. Người đàn bà có vẻ kinh ngạc và hơi lo sợ. Đi sau bà là một ông có chòm râu má. Ông ta đeo mục kỉnh, đội mũ lụa và mặc áo khoác có ve to. Ông bước nhanh vừa đóng cửa lại phía sau lưng.
- Ông có phải là sinh viên Bénédict Clemens Bek không? – Ông ta vừa hỏi vừa cởi chiếc găng tay bông ở bàn tay phải.
Tôi đứng dậy, lúng túng cúi mình, đứng ngay trước cửa sổ có lẽ là hy vọng che cái cửa nhà xí và những thùng rác, nhưng tôi nhận thấy ngay rằng chẳng có cơ hội gì lọt qua c I nhìn sắc bén của người khác.
- Tôi là công chứng viên Zacharias Zipfel.
Ông quay lại đột ngột, mở cửa và chạm phải trán của bà chủ nhà.
- Xin lỗi bà – ông nói với một nụ cười nhăn nhó, vừa giậm đôi ủng đánh xi, đi theo bước giày cũ của người đàn bà, qua cái bếp mà ông khoá cửa lại. rồi ông trở lại, ngồi xuống, thản nhiên, để mũ lên đầu gối, và sau khi ném một cái nhìn soi mói lên bàn, cầm vài tời giấy, ho, hất càm và bắt đầu:
- Ông chủ của tôi, ngài bá tước Ernst (ông nói lên cái tên mà tôi chỉ muốn đưa nó xuống mồ) đã cử tôi đến chỗ ông. Có lẽ như ông đã biết, con trai độc nhất của ngài, bá tước Hermann, người thừa kế duy nhất đã mất hôm 10 Hujus. Nhưng rõ ràng là người chết rất có cảm tình với ông, hơn nữa, đã viết giấy lại yêu cầu tiếp tục dành cho ông những ân huệ đó sau khi ông ấy mất. ngài định thoả mãn ý muốn của người thân đã mất, dù rằng giấy viết không có một chuẩn y pháp lý nào cả, có thể vì sức khoẻ kém, với những thuật ngữ mơ hồ ít tương hợp với công việc. Nhưng như tôi vừa nói, ngài muốn thực hiện di chúc của con trai, nota bene với một vài điều kiện. Ông sinh viên B.C.Bek được mời đến nghe những điều kiện đó, và ông phải đến lâu đài nổi tiếng của ngài, trước phố tích nhà thờ cẩm thạch, ngày thứ sáu tới, tức là ngày mai.
Ông Zacharias Zipfel bỏ giấy tờ lại vào túi, cẩn thận cài những chiếc nút bằng sừng lơn, phủi cái mũ cao thành, đội lên đầu và từ biệt bằng cái chào nhẹ nhàng. Ông có vẻ sẵn sàng tiếp khách của chủ hoặc với sự quý trọng hoặc với sự thờ ơ hoàn toàn, cái đó tuỳ thuộc vào một vài điều kiện. Ông đi qua căn bếp hôi thối vừa hít thở ầm ĩ. Tôi nghe ông vặn chìa khoá và lại đụng phải bà chủ nhà một lần nữa.
- Trời ơi, bà đấy à? – ông nói bằng giọng nói mát – Tôi mong rằng những cố gắng của bà mang lại cho bà nhiều niềm vui.
Tôi ở lại trong lỗ của tôi, trơ trọi, giật mình và nhìn xung quanh như thể mình vừa ngủ dậy.
Tôi nghĩ đến cuộc trở về của chúng tôi với nhà thờ, đến Eberhard và đến tôi, ngày tôi được xác nhận. Đó là lần duy nhất chúng tôi đến đó. Eberhard nhắc nhở tôi phải biết quên những gì là lời của mục sư nhà thờ Nhà nước, phải nhớ những gì là lời của Chúa trong bài thuyết giáo. Rồi trong khi tôi im lặng, ông bèn nói với tôi về chuyện ông đến nhà bố tôi một chiều hôm nào đấy. Cái phòng khách mà ông chỉ nêu ra và nhận xét ngắn gọn và nghiêm khắc ám ảnh các giấc mơ của tôi suốt cả đêm sau. Nhiều lần khác, khi ngồi một mình ở cửa sổ tôi thả mình đi theo những mộng mơ, vừa ngắm nghía biệt thự nhà colbiornsen. Những phòng khách của bố tôi chắc phải lộng lẫy hơn của biệt thự trước mặt. Hôm nay giữa bóng đêm của phòng tôi, chúng lại trở về trong trí tôi, rực ánh hào quang pha lê, ngọc và vàng. Một sự ham muốn cháy bỏng với những thứ đó làm tôi chóng mặt. Tôi cảm thấy hết sức ngạc nhiên vì điều đó. Từ đâu đến sự ham muốn ấy? Từ ý nghĩ bị tước đoạt mất những gì thuộc về mình một cách chính đáng chăng? Thuộc về tôi, kẻ sợ những con người, sợ ánh sáng, tiếng cười, kẻ được đặt trong bóng tối của thánh giá. Tôi nhìn những bàn gay của tôi và nhớ lại có một hôm Adam nói với tôi trước sự vui sướng khó hiểu của tôi:
- Cậu biết không, Clémens, cậu có những bàn tay qúy tộc.
Tôi nhìn những bàn tay và tự hiểu rằng chúng không đặt đúng chỗ ở trên bàn này. Tôi có là một người khác nếu tôi được nuôi dưỡng trong lâu đài của bố tôi chứ không phải trong ngôi nhà ở phố Pistolet không? Tôi rụt rè và bất lực bởi vì tôi được dạy dỗ bởi người ngoài. Tôi nhắm mắt lại, đang thiu thiu buồn ngủ thì bỗng dưng nhớ lại là tôi phải có mặt trước ông tôi ở những phòng khách mà chúng có thể là cái trang trí của đời tôi. Tôi nổi da gà, chắp tay trên chiếc bàn khổ sở của tôi, tôi cầu xin Chúa tha thứ cho tính hão huyền của tôi và ngăn không cho tôi đi đến các lâu đài mà ở đó tôi sẽ cảm thấy mình vô nghĩa và không đúng chỗ hơn ở mọi nơi khác. Tôi nghĩ đến bố tôi mà dù sao tôi cũng đã đi theo linh cữu cùng một lúc với linh cữu của Eberhard. Tôi nghĩ đến mẹ tôi, con gái một mục sư bị người bố nhẫn tâm đuổi ra khỏi nhà bằng những đòn của lời Kinh Thánh, đến trốn ở nhà người tình lại bị người này hèn nhát vứt xuống bậc thềm bến cảng và vào nhà ở phố Pistolet. Những tiếng nấc chết nghẹn lòng tôi vì thương bố mẹ khốn khổ mà tôi chưa bao giờ biết. Tôi trông thấy họ bất thình lình như trong một ảo giác, và tôi, kẻ chưa khi nào ở ngoài đồng và trong rừng, đã trông thấy họ ôm xiết nhau đi trên cánh đồng trổ bông lượn sóng. Họ đi về phía một khu rừng xanh um tùm, dưới bầu trời mùa hạ lửng lơ mây trắng. Tôi nghe thấy tiếng chim chiền chiện. Tôi ngửi thấy mùi đại mạch nóng lên dưới mặt trời và mùi nhựa thơm của rừng. Tôi trông thấy những khuôn mặt của cha tôi và mẹ tôi nhuộm ánh nắng và tình yêu, quay vào nhau. Rồi những cái bóng trẻ trung và thanh mảnh của họ biến đi trong bóng xanh của khu rừng. Rồi tôi trông thấy mẹ tôi ngồi xổm một mình trên bậc đá của cảng, ốm yếu và lạnh cóng vì những tia nước bắn vào người, trong khi tôi nghe tiếng ầm cái cửa ngầm nặng nề đóng lại.
Những kinh nghiệm mà tôi đã thử ở các mục sư và chủ của họ, những kẻ giàu có và kẻ mạnh của trái đất, không phải để khuyến khích tôi và tôi run lên trước ý nghĩ về cuộc gặp ngày mai, nhưng tôi không nghĩ đến phải tránh nữa. Tôi quỳ trước cái hòm của Eberhard, lần đầu tiên sau khi ông chết, tôi cầu nguyện một mình không có ông hướng dẫn. Hay phải chăng là tôi cầu xin với Eberhard cho tôi vượt qua an toàn cái ngày sắp đến với một vài điều kiện?
Ngày hôm sau tôi ở trong cái phòng khách mà Eberhard đã tả với một sự nhạo báng gắt gao, song le trong những giấc mơ tôi đã coi như là nơi ở hợp pháp của tôi. Tôi đến đó như một kẻ ăn mày, tim đập thình thịch chờ đợi ông chủ của những nơi đó, ông của tôi.
Tôi cố lấy can đảm bằng cách tự nhủ rằng chung cuộc thì chính ông ấy đã cho tìm tôi, ông ấy đã cử ông công chứng viên thanh lịch đến tận căn phòng tồi tàn của tôi để mời tôi đến căn phòng mênh mông này. Nhưng tôi đã không đến đấy. Tất cả ở những nơi ấy đã biến tôi thành cát bụi. Tuy vậy tôi vẫn không ngừng cảm thấy một nỗi nhớ nhung, một ý nghĩ mơ hồ là ở nhà mình chứ không phải là ở phố Pistolet, trong gác xép của trường học hoặc trong cái góc nhà sau căn bếp hôi hám. Tôi cảm thấy rằng ở đấy là mảnh đất tôi có thể phát triển. Những cái nhìn của tôi tìm giường nghỉ của Eberhard đã nói với tôi! chính ở đấy một buổi chiều đáng nhớ cha tôi nằm, tay ôm đầy sách phong nhã và buồn bã nói về bông hoa xanh bé nhỏ, về bệnh thời đại. Tôi tự thấy mình cũng nằm trên chiếc giường ấy, mặc đúng bộ áo lụa của ông ấy, cầm trong đôi bàn tay quý phái những cuốn sách tinh tế có mép vàng.
Nhưng tấm màn che cửa được kéo sang một bên và ông tôi vào. Đi theo gót ông là công chứng viên Zacharias Zipfel. Ông này chào tôi một cách dè dặt rồi lướt vào chiếc bàn tận cuối phòngvà ngồi xuống, bút lông ngỗng giắt trên tai, khoanh hai tay trên tấm huy hiệu khảm trai. Ông tôi, à không, Thị thần của nhà vua, ngài bá tước dừng lại cách tôi một quãng xa, bàn tay khô, bé nhỏ tựa vào cái lưng ghế thẳng đứng và cao. Tôi nhận ngay ra là ông đã già đi nhiều trong bốn năm qua. Ông không đứng thẳng nữa, mà còng xuống và khuôn mặt nhọn dưới mớ tóc bạc đã héo tàn đầy nếp nhăn, nhưng đôi mắt rực lửa va giọng nói vẫn còn trong và rõ.
- Ông Bénédict Clemens Bek – ông nói – tôi muốn gặp ông bởi vì con trai tôi, bá tước Hermann quá cố có một sự ưa thích đặc biệt đối với ông. Sự ưa thích mà tôi không thể nào hiểu nổi, vì theo như tôi biết thì anh ta chưa bao giờ trông thấy ông. Bá tước Hermann lại còn có những ý ngông khác mà có cái tôi đã phải chịu nhịn trong suốt đời anh ta. Tôi có ý định vẫn thực hiện sau khi anh ta chết. Cái liên quan đến ông là sự cứu giúp, anh ta đã đóng từ quỹ riêng cho đến khi ông học hết tú tài ,tiếp tục ý muốn cụ thể của anh ta được thể hiện bằng văn bản, tôi định, mặc dù tôi không thể bị bắt buộc, thực hiện ý muốn đó, vì kính trọng đối với người chết, mà không vì bất kỳ một lý do nào khác, và ông hãy để ý kỹ, với một vài điều kiện.
Ông ho một cơn ngắn, rồi ông lại ngẩng lên, cái nhìn từ đôi mắt đen của ông lướt qua tôi như thể ông không nhìn tôi và không nói với tôi mà với khoảng trống sau tôi, có lẽ là với người chết.
- Gia sư của ông, cái thằng điên mất dạy đã lọt vào trong phòng này của lâu đài tôi và đã tự tiện gây ra một cảnh là..Thôi, đủ rồi.
Ông tôi có một cử chỉ đột ngột.
- Nếu con trai tôi không bị khó ở vì cảnh đó và nếu anh ta không khẩn khoản xin đừng làm gi cả thì tôi đã chỉ cho con người đó biết tôi đã xử lý thế nào đối với những khách không mời mà đến đây. Nhưng bá tước quá cố đã hèn yếu chấp nhận không những để người ta chế giễu bố anh ta và cả anh ta, cả Giáo hội và chính phủ. Anh ta cũng không từ chối sự trợ giúp hàng tháng nên chúng ta mới có cuộc gặp gỡ này. Anh ta không còn nữa và con người mà tôi nói cũng đã chết rồi, tôi rất vui khi nói vậy. Việc là giữa hai chúng ta lúc này – Đôi mắt đen chĩa vào tôi giống như những tia sáng và tôi hiểu rằng con người ấy rất gắn bó với địa vị của mình, đã ghét chúng tôi, ghét kỷ niệm về mẹ tôi và tội lỗi của con ông ấy. Tôi đã đoán biết từ lâu tình yêu nồng nhiệt của ông ấy đối với con trai độc nhất và ông ấy đã đau khổ biết bao về sức khoẻ èo uột của bá tước Hermann, về sự nghèo nàn của dòng máu nhà ông ấy. – Tôi đã đặt cho ông một điều kiện – ông nói tiếp – ông sẽ hứa với tôi, một cách long trọng, là loại trừ khỏi đầu oc ông mọi kỷ niệm về con người nói trên và sự giáo dục đáng trách của người đó. Mọi kỷ niệm, như là không bao giờ tồn tại cái nhà ghê gớm mà ở đấy, vì những lý do khó hiểu có thể là lý do cá nhân, con người này thích sống và bắt ông sống, và ông chỉ là một đứa trẻ. Hãy cố hết sức nghiên cứu thần học. Hãy từ bỏ mọi tiếp xúc với những học thuyết cách mạng của thời nay. Nhưng trước hết là hãy quên đi những khuynh hướng tội phạm và táo bạo của gia sư ông. Trong trường hợp này tôi sẽ có thể đưa ông vào một chỗ thích đáng, ở một giáo sĩ có những ý tưởng lành mạnh, theo hướng đi hợp lý của Gia tô giáo mà tôi đã chỉ cho ông con đường để theo. Nếu ông thành thật giữ lời hứa, ông có thể cầm chắc rằng sau khi tốt nghiệp xong thì ngoài tiền trợ cấp hàng tháng ông được nhận chức mục sư quan trọng ở một trong những lãnh địa của tôi nơi mà tôi vẫn còn toàn quyền bổ nhiệm ia tôi muốn, bất chấp mọi kẻ mị dân. Giáo hội của chúng ta cần có những người phục vụ tuân theo pháp luật, vâng lời cấp trên và hoàng triều. Ông muốn trở thành một người phục vụ như thế hay là….
Khi ông ấy dừng lại, tất cả ở tôi hình như sáng tỏ ra một cách lạ lùng và hình như được tắm trong một sự yên bình hạnh phúc. Những lời ông nói ra về Eberhard quả đúng là những lời người ta đã đóan biết, những lời mà Eberhard đã mong muốn. Sự đóan chắc này đã cho tôi một niềm tự tin chưa từng có. Tôi có cảm giác là tôi chế ngự cuộc đời. Hình như tôi nhìn thấy đời tôi, thấy đời của Ngài Thị thần từ khi khởi thuỷ thế giới cho đến lúc kết thúc của nó. Tôi nói giọng thì thầm, không ngập ngừng và không tức giận.
- Tôi sẽ theo ân nhân và bạn thân đã quá cố của tôi, người duy nhất đã dạy dỗ tôi bằng những lời khuyên của ông ấy. Tôi không phải là người ông ấy ước mong và chính vì sự nghiệp đó ông ấy đã hy sinh đời mình, nhưng rồi một ngày sẽ đến, tôi sẽ là người mà ông ấy mong đợi, và lúc bấy giờ những lời mà ông ấy nói về ông, về lâu đài của ông , về tất cả những Giáo phái ở xứ sở này và của những xứ sở khác, về tất cả những đầy tớ được trả tiền của nó, sẽ được thực hiện. Tôi không quan tâm đến sự thù hằn của ông và càng không quan tâm đến tiền của ông. Tôi sẽ đi theo những dâu vết của ân nhân tôi cho đến khi tôi chết.
Tôi cúi người, giật giật áp chiếc mũ lưỡi trai vào ngực. Tôi ở đấy như một người chết, không biết những lời đó từ đâu đến với tôi. Tôi chỉ biết một người khác đã nói qua miệng tôi. Người khác đó có đúng là tôi không? Vả lại, một ánh sáng như thế, một niềm vui như thế không ngừng lưu trú trong lòng tôi.
- Sẽ được như ông muốn thôi. đối với tôi, tôi thích nó như thế. Tôi ghê tởm nuôi con hoang. Vậy tôi yêu cầu ông ra khỏi đây ngay và đừng bao giờ xuất hiện lại trước mắt tôi. nếu sự khốn cùng buộc ông phải hối tiếc những lời nói của ông, những lời mà tôi chờ đợi, bởi vì tôi biết ông thiếu cái ý chí mà ông được thừa hưởng…
Công chứng viên ho đột ngột như muốn ngăn bá tước, nhưng ông này giơ tay làm một cử chỉ hống hách:
- Ông hãy biết rằng, tôi có phải nhìn thấy ông chết rét chết đói ở cửa nhà tôi thì tôi sẽ sai đầy tớ vứt ông ra ngoài đường, bởi vì tôi có cái ý chí mà nó thiếu ở ông và đã thiếu ở cha ông. Này Zipfel thân mến – ông nói thêm, vừa giận dữ quay sang công chứng viên – tôi biết tôi đang làm cái gì!
Ông lùi lại mấy bước để bỏ đi, nhưng dừng lại gần rèm cửa và chỉ Zacharias Zipfel đang vội vã thu vén giấy tờ:
- Người này – ông nói – đã chứng kiến sự hiến tặng của tôi và sự từ chối của ông. Vậy ông sẽ biết rằng sự nói dối hay những mưu toan mới sẽ không giúp gì cho ông đâu. Và để cho ông khỏi mơ tưởng rằng cha ông như một kẻ hy sinh, tôi nói cho ông biết là anh ta đã đồng ý khi tôi sai đuổi người đàn bà ấy, mẹ ông, con gái điếm, tuy rằng, tôi nghe nói sau này anh ta đã cho một đầy tớ bí mật theo dõi cô ta, cho đến khi người ta đã đưa cô ta đến chỗ ở duy nhất phù hợp với cô ta. Anh ta đã hoàn toàn quên cô ta cũng như cái kết quả có lẽ đúng khúc ruột của anh ấy. Cho đến ngày mà qua mục sư Gothardsen do tôi nâng đỡ, tôi nghĩ, phải bố trí để ông đối địch với một người đó là gia sư của ông. Tên này đã đến nói với tôi về ông, về chỗ ở của ông và về số phận của người mẹ chưa từng biết của ông. Con trai tôi, theo thói quen, đang đọc một cuốn sách văn học đầu đề là Wilhem Meisters Lehrjahre, anh ta nghe câu chuyện đúng hệt như anh ta đang ngẫm nghĩ vềthp nực cười của một ông bố với một đứa con bất hợp pháp. Anh ta đã bị lên cơn đa sầu đa cảm mà anh ta cho là hối hận. Bất kể những giải thích của tôi (tôi vạch cho anh ta rằng chẳng khó khăn gì khi đánh tráo một đứa trẻ khác vào con mình) anh ta vẫn cho ông một trợ cấp hàng tháng. Vả lại khi nhìn thấy ông, tôi không nghi ngờ về căn cước của ông, Zipfel, tôi biết tôi nói cái gì, ông hợp pháp thuộc về cái nhà mà ông đã sinh ra và ở đấy ông sẽ kết thúc.
Màn cửa rũ xuống phía sau ông. Người công chứng thu lại bút và tài liệu rồi đi ra, chẳng thèm chào tôi. Ông ấy biết là bây giờ thái độ mà tình thế của ông trong nhà bắt buộc ông đối xử với tôi: thái độ hoàn toàn thờ ơ.
Tôi rời phòng khách, đi qua trước bọn đầy tớ và đi ra ngoài phố như trong mơ.
Ngôi nhà thờ bằng đá cẩm thạch dựng lên trời cái phế tích tối tăm và những cây cột của nó. Đàng sau lưng tôi, tôi cảm thấy những bức tường của lâu đài này qua bao thế kỷ. Những nhà thờ khác, những lâu đài khác sẽ dựng lên như những đứa con sinh đôi ở vị trí của chúng khi còn tồn tại thế giới. Người mà Eberhard mơ ước sẽ không thể hiện ở tôi và không ở một ai khác. Những lời của tôi nói với bá tước đã tạo ra cái hành động duy nhất tôi chưa bao giờ thực hiện, nhưng nó đã chỉ cho tôi thấy tôi đã là ai. Tôi thuộc về lớp người mơ mộng mà cuộc đời trải qua ở ngoài các nhà thờ và các lâu đài, và tôi thấy thích ở trong đám họ.
Vâng, tôi thấy tốt khi nằm trên nệm rơm trong căn phòng có mùi hôi hám, nghe những tiếng cười say khướt của bà chủ nhà và những người phụ giúp của bà ấy. Tôi cảm thấy tốt hơn sau khi tỉnh dậy tôi thấy cái túi trên bàn cho tôi biết rằng tiền nong của tôi sẽ thiếu trong mùa đông. Chuyện gì sẽ xảy đến đây? Cái nhìn của tôi gặp đống sách trên bàn. Tôi phải làm gì với các tác phẩm đó? Tôi đã không tuân theo luật của cuộc đời: sự từ bỏ? Tuy nhiên, những quyển sách ở đấy theo ý chí của Eberhard và tôi đã thề tuân theo ý chí đó…cho đến khi đòi điều tra đủ hơn.
Tôi biết là tôi không thể ở lại đây. Thế gian đã gọi tôi, tôi đã đẩy nó ra. Cần phải có Chúa Trời mở cửa cho tôi vào vương quốc của Người. Tôi đã ruồng bỏ ý tưởng, hy vọng, tương lai của tôi, tôi chờ đợi lời gọi của Người, Người biết điều đó còn lâu dài hơn cả Eberhard, bởi vì Người không nhầm về tôi, tạo vật của Người.
Còn nhiều chuyện đáng kể về cái năm tôi sống giữa những người ở Copenhague trước khi đến đảo này, trong số đó có một chuyện không nên bỏ qua. Vả lại tôi không bao giờ quên được nó.
Tại sao nói về thời gian mà tôi còn tiền và lại còn lâu hơn là tôi tưởng. một hôm Adam đã đến tìm tôi, và sau khi quạu mặt giận dữ quát nạt bà chủ nhà, doạ rằng bố nó sẽ trừng phạt bà ta, nó dẫn tôi đến một gian áp mái lạnh lẽo nhưng sạch và gía rẻ ở gần trường Đại học.
Tôi đã sống một cuộc sống đạm bạc mà không một sinh viên nghèo nào hiện nay có thể hình dung nổi. Tôi không trả tiền một bữa ăn nóng nào trong cả tháng và tôi không đốt lửa sưởi bao giờ. Khi thấy rét, tôi chạy khắp các phố hoặc cuộn mình lại trong cái phòng rộng và sáng sủa của Adam, mà nó cho tôi ở khi nó đi vắng. Tại sao nói thêm về việc học tập của tôi? Đói, rét và kém cỏi như trước, tôi tiến bộ rất chậm và vất vả. Tại sao nói về sự cô lập của tôi ở trường đại học, ở ngoài phố, trong số bạn bè?