Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Người Hùng

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 17089 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Người Hùng
Harald Kidde

Chương 3

Mặt trời buổi sáng chiếu qua cửa sổ hướng đông vẽ nên những hình vuông trên chiếc bàn gấp và trên sàn nhà rải rác cát. Ngọn lửa lập loè như một cái lưỡi đỏ trong đó cái lò sưởi đất nung và chiếu lên quả lắc lấp lánh của chiếc đồng hồ treo tường. Erik ngồi bên giường nhìn người bệnh. Ông này, hai tay chắp lại trên chăn, mỉm cười với bác sĩ.
-          Vâng, cụ Bek ạ, cụ muốn biết thì tôi cũng không thể giấu là sức khoẻ cụ giảm sút nhiều. Chỉ là phổi và tuổi cụ…
-          Cám ơn ông bác sĩ.
Ông già lắc đầu và mở hai bàn tay. Cụ đưa một cái nhìn qua cửa sổ đầy ánh nắng về phía quả đồi xám và những khoảng rộng đen đầy đá của hoang mạc đang tắm trong sương vàng rực.
-          Ông tin là tôi có thể sống được bao lâu nữa?
Lange nhìn khuôn mặt gầy guộc với gò má cao, mũi khum. Một nụ cười làm đôi môi mỏng hình như đỏ hơn. Tóc xoã trên gối giống như một nắm tuyết.
-          Chính cụ tin rằng cụ không qua được vào mùa xuân. Vả lại đó là một thời kỳ khắc nghiệt trên đảo cho người già và người đau ốm.
Những ngón tay vàng khè, nhăn nheo hơi co rúm lại, rồi cụ Bek cúi đầu xuống:
-          Nhưng… - bác sĩ vội nói thêm - ở cụ thì tóm lại là tuổi già.
-          Không, không… - cụ Bek cười – đừng tin rằng tôi sợ chết, ông bác sĩ à. Đó không phải là trường hợp ở tuổi tôi, mặc dù có những lúc tôi muốn chết hơn bây giờ. Nhưng…
-          Ô, cụ Bek!
Lange nhìn cụ:
-          Không, không tin gì hết. Ông tha thứ cho tôi  - cụ vội vàng nói chữa – tôi không dám thất lễ, tôi chỉ nghĩ là một cơn bệnh kéo dài đã lâu…
-          Cụ nghĩ đến chuyện tiền phải không? – Lange hơi ngập ngừng nói.
-          Vâng, nhưng thôi, chúng ta đừng nói chuyện đó nữa, tôi cũng có một ít tiền tiết kiệm, nhưng Chúa sẽ chi cấp việc đó – cụ lắc đầu và cười hồn nhiên.
Erik còn ngồi yên thêm một lúc rồi đứng lên đi ra phía giá sách. Nên chăng anh đến săn sóc miễn phí cho ông già và ngoài ra cần một vài khoản cứu trợ? Chuyện đó dễ thôi, nhưng cần có Ellen giúp đỡ thêm với anh. Anh sẽ dẫn cô ấy theo khi đến thăm cụ Bek. Họ hình như là chỗ quen biết cũ, cụ Bek và cô ấy.
-          Xin phép cụ cho tôi xem những cuốn sách của cụ một tí, có được không? – Anh lấy một cuốn sách đóng  bìa cứng màu đen từ trên giá treo trên tường bằng dây cây kế màu sắt.
-          Vâng thưa bác sĩ, xin mời, phần lớn đó là những quyển sách  cũ, nhưng đối với tôi nó còn quý hơn là ông có thể hình dung.
Lange dừng tay, cầm một cuốn sách nhỏ.
Bốn quyển của cuốn Noi gương Chúa Jesus của Thomas tặng Kempis với lời đề tặng. Đại khái là Dicovobis.
-          Cụ thích đọc sách lắm phải không, cụ Bek?
-          Có, tôi thích đọc lắm! Bác sĩ thân mến ơi, nếu tôi không có những sách này và những quyển khác hồi trước tôi mượn của ông Jacobus Uz, thì cuộc sống của tôi trên đảo khó khăn lắm. không phải trong những năm sau này – cụ Bek nói thêm, vừa mân mê dây cua roa của giường – Nhưng những năm đầu thì… Khi về già người ta có những ý nghĩ riêng và những kỷ niệm của nó.
Lange cầm cuốn Noi gương Chúa Jesus trong tay. Anh nhìn một chương ngắn viết dưới lời ghi chú Ps. 85,9.
-          Cụ Bek, cụ ở đảo này lâu lắm rồi phải không ạ? – Anh hỏi nhẹ nhàng.
-          Đến mùa xuân mà ông nói thì sẽ là năm mươi lăm năm rưỡi.
-          Trong năm mươi lăm năm rưỡi!
Erik đặt cuốn sách xuống tấm thảm đan móc của tủ com mốt.
-          Những năm mươi lăm năm!
-          Vâng – ông già đáp.
Đến mùa xuân giải thoát của cụ ấy là tròn năm mươi lăm năm!
-          Nhưng cụ không rời khỏi đảo trong vòng năm mươi lăm năm đó chứ? – Lange hỏi và xếp vào giá cuốn sách và cầm lên một cuốn khác.
-          Không, không khi nào. Đúng ra là chỉ có một lần, - cụ Bek nói với một nụ cười yếu ớt – Tôi đã qua một ngày và một đêm xa nơi này, tôi đã ở Grenaa của Jutland, cách đây ba mươi năm, đó là một trường hợp rất đặc biệt.
-          Vậy là cụ chỉ đi xa đảo này không quá một lần trong nửa thế kỷ nay và không xa hơn Jutland?
-          Vâng, thưa bác sĩ.
-          Cụ không có bố mẹ và bạn bè đến thăm à?
Một phút im lặng. chỉ có quả lắc đồng hồ đi qua với tiếng động nhẹ từ ánh sáng ngọn lửa đến ánh sáng mặt trời, và Lange sợ đã nêu lên một câu hỏi vô ý thức.
-          Không, không, ông bác sĩ à, tôi không bao giờ biết có bố, có mẹ, có anh chị em, có bạn bè theo đúng nghĩa mà ông hiểu.
Im lặng nặng nề, biển gầm trong nắng và một con ruồi muộn màng vo ve xung quanh những cây vòi voi. Lange nhìn những cuốn sách anh cầm trong tay: Hoa tháng năm, Những bài thánh ca của một người cô đơn. Anh còn nhìn thấy những tên sách khác: Geistliches Liederkastlein của Hiller, Những nhu cầu của trái tim của Spencer.
-          Thưa cụ Bek – anh hỏi khẽ - cụ có phải là một tín đồ công giáo rất sùng đạo không ạ?
-          Nếu tôi tin! Ồ, ông bác sĩ – cụ cười – chỉ một nửa thôi! – Erik đỏ mặt vì câu hỏi nêu lên thiếu tế nhị - Tôi và những người giống tôi luôn luôn chống lại Nhà thờ, ông mục sư Tang đã nói thế khi tôi còn trẻ, và Nhà thờ là Chúa. Tôi chỉ biết rằng tôi hiểu Jesus Christ, hiểu hơn cả mọi á thánh, tôi tin vào lời của Người, tôi tin đó là sự thật, tôi khát khao tìm thấy Người trong mọi giờ phút của tôi.
-          Nhưng tất cả những quyển sách cụ có ở kia?
-          Đó là sách của ông Eberhard Sebastien Bade.
-          Eberhard?
-          Đó là một cựu sinh viên thần học của Khu Rừng Đen, ông ấy đến Copenhague từ đầu thế kỷ để…nhưng đó là một câu chuyện cũ và kỳ lạ. Tôi đã nói với ông rằng tôi không biết bố tôi, nhưng tôi đã có Eberhard thì tôi còn cần gì đến một người cha?
-          Ông ấy đã mất từ khi cụ đến đây à?
-          Không, trước đó, chính vì thế tôi phải đến đảo. Ông ấy có rất nhiều sách. Đó là một người thông thái đã học ở trường đại học tổng hợp Halle ở Saale mặc dù ông không  bao giờ qua một kỳ thi nào. Ở Copenhague ông ấy đã làm việc cho một nhà buôn Đức, đã dạy tiếng Đức, tiếng Hy Lạp và tiếng Do Thái. Rồi ông làm trực cửa ở một trường trung học, nhưng bác sĩ ạ, người ta không muốn để ông ấy sống.
Tiếng nói của ông già run run, hai bàn tay cựa quậy trên  chăn. Lange nhìn vào chỗ trống, nó làm hiện ra một thời kỳ đã biến mất, những cuộc đời đã tắt, những sự đau khổ, những bất công đã trải qua. Ai là người sinh viên xưa mà sách của anh ta hiện giờ ông già đang cầm trên tay? Ai là chủ những công trình nghiên cứu thuyết kiên tín thuần khiết hay chính ông già đang nằm trên giường đó? Phải chăng ông già đó cũng đã học nhưng không dự một kỳ thi nào cả và người ta không muốn để ông sống trên lục địa? Từ những quyển sách  vàng khè đó bốc lên một mùi hương tù hãm, một mùi bụi cũ kỹ. Và đây là tên người chủ: Eberhard Sebestien Baden, Niederwasser, 1812, rồi một lần khác nữa với chỉ dẫn về địa điểm và thời gian lưu trú: Glaucha, Halle ở Saale 1816, ở chỗ khác, cũng nét chữ chắc chắn và vuông vắn đó đã ghi tên ông già Bek, Benedict Clémens Bek Hafnia, 1847.
-          Thưa cụ Bek, - Erik nói – hiện giờ cụ không phải bận làm việc tại trường học và tôi cũng chẳng phải làm gì ngoài việc đến thăm bệnh cho cụ và một vài người đau ốm khác, cụ và tôi còn nhiều thì giờ rỗi rãi. Cụ có thể kể cho tôi một ít về chuyện của ông Eberhard và của chính cụ trong năm mươi năm nay không?
-          Chuyện của chúng tôi?
Ông già ngạc nhiên quay đầu lại.
-          Nhưng thưa bác sĩ, cái gì khiến ông chú ý tới trong những cuộc đời tầm thường ấy? Ông không thể hình dung những điều kiện sống của chúng tôi và thời gian nó đã diễn ra?
-          Đúng là thời gian đó…Tôi khẩn khoản đề nghị cụ nói cho tôi hay. Nhưng tôi không muốn quấy rầy cụ. Biết đâu chuyện kể đó sẽ làm cụ buồn phiền?
-          Quấy rầy tôi, ông nghĩ thế sao? Và làm tôi buồn phiền? Không, không, cô Camrath và tôi, chúng tôi đã nói nhiều về cuộc đời của chúng tôi, của cô ấy và của tôi. Tôi đã duyệt qua trong trí tất cả những chi tiết, từ đầu chí cuối và tôi đã thử viết ra. Nhưng cái đó tôi làm không mấy kết quả, tôi chưa bao giờ là người viết lách giỏi, và cũng chẳng giỏi giang gì ở những môn khác, tuy vậy tôi tìn rằng tôi đã sắp xếp mọi chuyện chính xác cả trong thời gian tôi sống ở Copenhague cũng như thời gian tôi sống ở đây, và ngoài ra, về cả cuộc đời của ông già Eberhard. Tôi thấy lại rất rõ ràng những cuộc đời đó, nhất là trong thời gian gần đây, mà này, như là là tôi nhìn thấy hòn đảo, và tôi tin rằng tôi biết rõ các cuộc đời đó như là tôi biết hết mọi ngóc ngách trên  đảo này.
-          Và cụ sẽ kể cho tôi nghe chứ? – Lange đã đến gần bên giường và ngồi lại xuống chiếc ghế rơm.
-          Vâng, nhưng một người có học thức, một người trẻ tuổi như ông sao lại quan tâm đến chuyện đó? Tôi và những ai liên quan đến tôi, chúng tôi đều là quá khứ.
Lange nhìn qua cửa sổ ra phía các cồn cát mà ở đó cát đang sụt, ở đó có cây guốc bê mọc lưa thưa, về phía khoảng rộng đen kịt của hoang mạc và dãy đá ở đàng xa. Ở cách khá xa một dặm phía trên đường vạch mơ hồ và xanh lơ của các cồn cát người ta trông thấy ngọn đèn pha giống như một ngọn nến trắng lập loè dựng thẳng lên bầu trời.
-          Nhưng có thể trong thời đại đã qua, cụ đã quán triệt một điều gì đó mà những người trẻ tuổi chúng tôi, như cụ nói, không thể bỏ qua nếu chúng tôi muốn sống.
-          Ông đừng nói như thế! Cứ như là tôi có thể bảo ông được điều gì đó, tôi chỉ là một người giáo già dậy trẻ con, từ bao năm nay đã quên hết những kiến thức ít ỏi học được trong thời đại của mình, còn ông, một thầy thuốc có năng lực, học vấn theo đúng những phương pháp mới, một bác sĩ đại học.
Erik vẫn nhìn qua cửa sổ.
-          Cụ Bek ơi – anh nói với giọng ít vang hơn – tôi cũng có một nỗi buồn mà có lẽ một ngày kia tôi sẽ nói với cụ, nhưng  bây giờ tôi xin cụ kể cho tôi nghe về những gì liên quan đến cụ và đến những thân của cụ và về cách thức mà con người chịu đựng đau khổ và tìm được niềm vui sống, tôi tin rằng cụ biết.
Im lặng đổ xuống, một con bò rống ở đàng xa trong đầm lầy xanh um bên ngoài cửa sổ phía hoàng hôn.
-          có thể, ông Lange ạ - cụ Bek nói. Cặp mắt màu xanh nhạt liếc trộm người thầy thuốc trẻ - qua chuyện kể chỉ nên tin rằng tôi sẽ có thể….
-          Có, cụ có thể, tôi biết mà, tôi chắc thế - ông bác sĩ cầm chặt tay người ốm trong tay mình.
-          Thôi được, tôi xin vâng lời ông, bởi vì cuộc đời tôi dù có tầm thường đi chăng nữa thì đối với tôi cũng là  cuộc đời duy nhất trên thế gian này, trên đảo này mà tôi nói đến – ông già ho – Và ông thấy đấy, ông có nhớ…Mà không, bây giờ người ta không đọc những sách cũ, nhưng trong cuốn Lebengeschichte, Jung Stilling mô tả thời niên thiếu của mình, kể lại rằng ông nội già cả của ông ấy một hôm ngồi gần ở đống than của họ ở tận trên rừng Westphalie đắm nhìn vào một xứ sở tối tăm, đã nói với ông ấy "Chúng ta và người nhà của chúng ta đều là những con người bé nhỏ dưới trái đất, nhưng ở trên thiên đường tất cả tổ tiên chúng ta biết sự khai hoa, sự nẩy nở." Và ông già còn nói thêm với Stilling "Khi chúng ta chết thì chúng ta là gì ở thế gian này không quan trọng, miễn là chúng ta yêu mến Christ và chúng ta chung thuỷ với Người".
Lange quay đầu. Bên ngoài cửa sổ, về phía tây anh trông thấy cái nền tối của Sonderbjaerg và vết đứt sâu của đầm lầy đến tận con đường mà anh đã đi theo hôm qua và cả sáng nay.
-          Cụ Bek ạ, hôm qua tôi có nghe tiếng nói chuyện của cụ và Mazelle Camrath, cô ấy ở hòn đảo này có lâu bằng cụ không?
-          Gần bằng! Thực tế là kém ba năm. Phải nói để ông biết là cô ấy đến ở nhà ông chủ của tôi, mục sư Rasmus Schwarzflugel. Cô ấy vừa mới có nỗi buồn lớn mất cha mẹ. Mẹ cô chết vì bệnh dịch tả năm 1853 còn cha thì mất hai năm sau đó. Mục sư Schwarflugel là người họ hàng duy nhất, người ta đã gửi cô đến đây để cho cô nguôi ngoai chút ít. Vả lại, cô là một thiếu nữ giàu có, cha cô là nhà buôn ở Ấn độ để lại cho cô rất nhiều tiền. Nhưng người đỡ đầu của cô đã  buôn đầu cơ sạt nghiệt mất hết và trốn mất đến Bengale. Rồi khi ông già Schwarzflugel chết, cô ở lại tại nhà mục sư mới, rồi ở tiếp với các mục sư khác nữa, cô còn biết đi đâu?
-          Vậy ra cô ấy đã từng là một quý cô?
-          Vâng, chính là một quý cô mặc quần áo thanh lịch hơn, có những cử chỉ tao nhã hơn bất kỳ ai. Là con gái độc nhất của bố mẹ giàu sụ nhưng cô ấy đã quen với công việc phục vụ của một cô hầu phòng, và của đầy tớ. rồi từ đó, cô đã trở thành người ngang hàng với tôi và chúng tôi đã phải lao động vất vả để kiếm ăn.
-          Và bây giờ, cô ấy trông nom cụ?
-          Vâng, thưa bác sĩ, cô ấy không có nơi làm nữa vì ông Clood đã bỏ chúng tôi, cô ấy luôn luôn ở chỗ các mục sư.
-          Như là đầy tớ à?
-          Vâng, tất nhiên, cô ấy đã thành một con ở sau khi người ta quên đi thân phận ban đầu của cô. Nhưng  xét cho cùng, không phải phục vụ là vất  vả khi ở trong tim mình cho là phụng sự Chúa. Tuy vậy bây giờ cô ấy đã quá già không làm xuể công việc trong nhà và cần được nghỉ ngơi trong những ngày cuối đời. Cả hai người chúng tôi mong được chút ít giúp đỡ từ số tiền trợ cấp cho đảo của ông gác đèn pha Horn khi ông ấy còn làm việc ở đây, cứu trợ cho tôi trong khi ốm đau này, cho cô ấy trong những ngày cuối đời.
Lange đi ra phía cửa.
-          Hay cụ cứ để tôi…Phải chăng đây là một sự tương trợ người nghèo?
-          Người nghèo? Ô, ông Lange, chúng tôi là ai khác, nếu không phải là người nghèo, cả hai chúng tôi?
Một nụ cười sáng trên đôi mắt xanh mờ nhạt.
-          Ông hãy nghĩ rằng nếu chúng tôi được cứu trợ thì chúng tôi sẽ được thừa nhận là người ở đây. (Chuyện đó thì tuần sau sẽ được quyết định trong một cuộc họp ở Svenning Gai.)
-          Các cụ sẽ là người ở đây?
-          Thưa vâng, chúng tôi không sinh ra ở trên đảo, nên chưa phải là người ở đây, mặc dù nhiều lần chúng tôi rất ngạc nhiên vì điều đó. Đôi khi cũng phải suy nghĩ thật nghiêm túc để nhớ lại rằng ngày xưa có một thế giới khác với đảo này. Chính vì thế mà người ta không muốn thực sự thừa nhận chúng tôi.
Lange nghĩ, đặc biệt ở trường hợp này thì những người dân trên đảo chẳng tử tế gì. Họ tỏ ra nhanh miệng hay nói và lễ phép đối với những người ngoại quốc hiếm hoi, thỉnh thoảng lại đến chỗ họ vì một cuộc đến thăm đơn giản do tò mò, nhưng đối với hai người này, sau năm mươi năm phục vụ trên đảo, cuối cùng đã được thừa nhận là người nghèo cần tương trợ thì…Ellen đã có lý, cô ấy và anh đã sống cô đơn.
-          Người gác đèn pha Horn, chắc hẳn ông đã cụ ấy, khi tôi đến đây thì cu .ấy đã già. TG sẽ kể cho ông câu chuyện khác thường của cụ ấy, của bà vợ, của cô bé Madeleine xứ Provence và của Jacobus Uz, vì đó chính là lịch sử của đảo, mặc dù câu chuyện của họ khác hẳn với chuyện của chúng tôi. Vâng, tôi biết hòn đảo và tôi nhớ lại từng người dân của đảo từ năm mươi năm nay. Tuy vậy thật kỳ cục khi phải bỏ đi. Nhưng kìa Mamzelle Camrath
Lange ngước mắt lên. Mamzelle Camrath đi qua, bé nhỏ, lưng còng, hai bàn tay chắp lại trên khăn choàng, chiếc giỏ khoác ở cánh tay, trước cửa sổ, phía mặt trời lặn. Cô đội chiếc mũ dân tộc của đảo với những đăng ten hồ bột t đứng trên trán. Rồi đây cô sẽ có quyền đội nó như một người địa phương. Chốt cửa rít lên và cô bước vào phòng. Ngược lại với khuôn mặt thanh tú và hồng tươi như khuôn mặt trẻ con của cụ Bek, một khuôn mặt bé choắt, đầy nếp nhăn sạm lại vì gió buốt của đảo, đỏ lên khi trông thấy bác sĩ. Cô lúng túng cúi chào trong khi gập một đầu gối xuống và đặt chiếc giỏ lên bàn. Bảo rằng ngày trước cô là con g ai một nhà buôn lớn mà bây giờ…
-          Cô khoẻ không, cô Camrath? May mắn được có cô chăm cho người bệnh của chúng ta – Erik vừa cười vừa nói, mà cũng ngạc nhiên về những lời thốt ra.
Cô liền ngước mắt lên, đôi mắt nhỏ xíu màu nâu dưới cặp lông mày thưa.
-          Cảm ơn ông bác sĩ, thật là vui vì có thể….
Hai bàn tay bà già ,bàn tay nhỏ xíu như của trẻ con nhưng cong queo vì lao động, vuốt thẳng chiếc gối của cụ Bek.
-          Xem này, cụ Bek, tôi mua xúc xích gan vì tàu Anne Henriette đã đến hôm qua và tôi nghĩ, trời nắng đẹp quá và chúng ta có thể ăn mừng một tí. Tôi đã mua ở hàng anh Gravemand trẻ tuổi đấy.
Cụ Bek mỉm cười:
-          Tốt quá, cô Lucie ạ, chúng ta xài sang hôm nay đấy.
Ông già cố nghển lên trên khuỷu tay để chào tạm biệt bác sĩ thật nghiêm chỉnh

<< Chương 2 | Chương 4 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 748

Return to top