Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Người Hùng

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 17088 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Người Hùng
Harald Kidde

Chương 2 (tt)

Từ trên đó, chúng nâng tấm thân bó lại của con bé và đặt nằm bên cạnh Steffen dưới tấm vải che trắng.


         "Bởi vì nàng đã hứa hôn với hiệp sĩ
         (Chúng hát thêm nữa trong lúc quỳ xuống xung quanh hai đứa kia
)


trong phần cuối của ballad, chúng tôi nghe thấy tiếng bước chân giật giật rất quen ở bên ngoài, và trong khi bọn trẻ khiêng Agnete, tiếng động ngừng lại đột ngột ở lối vào, cánh cửa mở ra sau những diễn viên bé con đang quỳ và nhân viên hải quan xuất hiện trên bậc cửa. Trong bàn tay buông thõng ông ấy nắm một chiếc gậy, khuôn mặt tái mét dưới chiếc mũ cát két có băng vải viền tựa vào khung cửa.


không một đứa trẻ nào chú ý đến ông ấy và đến khí lạnh lọt vào qua cánh cửa mở phía bờ biển. Bà Éléonore không thấy ông chồng. Bà cúi về phía trước, hai bàn tay để lên tim, theo dõi trò diễn và tiếng hát của bọn trẻ.


Vendelin chớm một nụ cười yếu ớt gần như chế giễu, cúi chào chúng tôi, Jacobus và tôi, cúi đầu đi qua gian phòng và ra bằng cửa khác.
Một lát sau chúng tôi nghe ông ấy đánh đàn piano, ở khá xa, tận cuối ngôi nhà thăm thẳm. Ngón đàn của ông mạnh mẽ và hoang dã. Khi thì nó lan ra thành những tiếng thét hãi hùng khi thì nổi lên thành tiếng hát khải hoàn và hoan hỉ.
Bọn trẻ tập hợp lại xung quanh mẹ chúng, đầu áp vào người bà, lắng nghe tiếng nhạc lạ lùng. Chỉ mình Steffen và Agnete vòng tya ôm siết chặt nhau còn ở lại dưới tấm vải liệm.
Bà Éléonore ngồi thẳng người, hình như trông thấy những ngôi sao mà tiếng hát của lũ trẻ hướng cái nhìn của chúng hướng tới, hay còn thấy cả những xứ sở nhiệt đới mà người nhạc sĩ đưa ra, những miền đất có bầu trời đỏ tía có những ngày sáng rực .
Tiếng đàn bỗng ngừng bạt như pháo hoa tắt đi và chúng lo lắng nghe chẳng được gì trong bóng đen lạnh lẽo của chúng tôi.
Rồi sau cùng, một bước chân lê, tiếng người mở vung. Tolder Vendelin đến múc phần rượu để dành.
Bà Éléonore với đàn con xung quanh giống như một vách đá dựng đứng chật hẹp mang khu rừng. Bà mỉm cười, nói với chúng tôi:
-          Chắc các ông nghĩ rằng tôi để cho các con tôi diễn những vở buồn thảm quá phải không? Nhưng chúng tôi cũng diễn cả những vở vui nữa, các ông hãy cứ tin như vậy. nếu các ông đến hôm qua thì các ông đã thấy: Những con cá tháng tư và ngày mai chúng tôi sẽ thử đến Cái bình vỡ của Kleist. Nhưng lũ trẻ thích bi kịch hơn, có phải không? – bà mỉm cười với tất cả những khuôn mặt xanh xao ngẩng lên phía bà.
-          Ồ vâng, đúng thế! – chúng nó cùng thì thầm.
Bà mẹ suy nghĩ, cằm tựa vào bàn tay mảnh dẻ.
-          Ông Bek ạ, tôi muốn nói với ông là ở đây chúng tôi chẳng biết gì về những mặt thay đổi và màu mè của xã hội rộng lớn, cũng chẳng biết gì về những niềm vui, nỗi buồn của nó. Chúng tôi phải tự nghển cao lên để hiểu biết những điều cho phép chúng tôi khỏi quên sự rộng lớn của cuộc đời.
Jacobus Uz nhìn bà rồi nói:
-          Bà Éléonore vốn là nữ diễn viên trước khi lấy chồng và đến Islande.
-          Ôi vâng, nhưng tôi chỉ diễn có mỗi một vở. Thưa ông, tôi đóng Agenet trong Elverhoj của thầy Heiberg của tôi.
-          Vậy ra bà có biết Ludvig Heliberg? – tôi hỏi với lòng kính phục.
-          Có chứ sao? Chính là ông ấy muốn tôi làm nghệ thuật! Ông ấy đã dạy không cho tôi và để tôi đóng vai đó đầu tiên. Nhưng lúc bấy giờ…
-          Lúc bấy giờ?
-          Ôi! Sau cái buổi tối duy nhất đó trên sân khấu và không khí nồng cháy của nhà hát đầy công chúng nhiệt tình…Ôi! Tôi kết hôn, tôi đã sống trong vịnh Saint-Patrick ở Islande, rồi ở đây…
Giọng của bà bé dần thành một tiếng thì thầm.
-          Mẹ ơi, vì sao mẹ đã ở trong vịnh Saint Patrick? Tại sao mẹ không ở giữa những cây xanh? – một trong số đứa con gái hỏi với vẻ lo âu của người không hiểu gì cả.
-          Bởi vì mẹ yêu bố con – bà Éléonore trả lời, vừa vuốt lên tóc nó – Chính là vì thế, Isabelle ạ. Và ông ấy thì không muốn chờ khi mà cuối cùng ông ấy đã có được việc làm trường trạm thuế quan và thuộc cấp quan toà trong vịnh Saint Patrick. Ông ấy chẳng khi nào chuẩn bị nghiêm túc cho các kỳ thi và lại cũng không may nữa. Người ta chẳng cho coo ấy việc làm gì và ông ấy đã từ chối không đi trước khi chúng tôi kết hôn và ở lại, ông ấy mãi sáu tháng sau mới đi. Lúc bấy giờ tôi đã không thể đi theo ông ấy ngay vì tôi đợi Agnete, và anh sinh đôi của nó, đứa này đã chết. Khi hai đứa con được sáu tháng tuổi, tôi phải vượt biển đi theo chồng. Tôi đã vĩnh biệt mẹ tôi, các chị em gái, các cô bạn, ngôi nhà cũ ở Kvaesthursborn, thầy giáo, nhà hát Hoàng gia và chúng tôi thực hiện chuyến đi thật dài. Mẹ con chúng tôi đã bị ốm trong khi tàu đi dọc các bờ biển đá dài vô tận, càng ngày càng dã man hơn. Cuối cùng chúng tôi đến đến bên trong vịnh Saint Patrick. Chúng tôi đã về nhà.
Bà nhìn phía trước vẻ trầm ngâm.
-          Vâng, bọn trẻ của tôi – bà nói thêm, vừa kéo chúng vào trong vòng tay – cả nhà chúng ta ở Islande mà chỉ mình Steffen và Agnete, à có lẽ cả Gisela và Hagen nữa còn có thể nhớ lại. Dĩ nhiên là không ai trong các con nhớ lại cái mùa đông đầu tiên. Mẹ thì nghĩ rằng mẹ chẳng quên được, ngay cả sau khi chết…
Chồng tôi không biết đến những điều kiện sống ở đây và không lo chuẩn bị lương thực cần thiết. nạn đói hoành hành trong vùng. Chúng tôi không thể nào kiếm ra sữa và thế là Johan Ludvig bị chết.
Cũng chẳng có cách nào kiếm được lúa mì và chúng tôi làm bánh ngô chà bằng đá. Cuối cùng chúng tôi cũng kiếm được bơ nhưng phải đi hàng mấy dặm đến những tàu đánh cá voi mới mua được. Loại bơ này màu xanh nhạt và hôi dầu, nhưng chúng tôi dùng rìu bổ ra từng miếng nhỏ và ăn như những bánh kẹo mĩ vị…
Chúng tôi rang đậu lên làm cà phê. Nếu không có mười hai con gà mái đưa từ Reykjavik đến thì chúng tôi, Agnete và tôi cũng đã chết rồi.
Chúng tôi đã sống như thế mãi đến tháng năm, lúc chiếc tàu Đan Mạch đến với những thư từ và thùng hàng của gia đình tôi gửi đến. Những thùng đầy các thứ tốt làm chúng tôi được no ne6 trong mơ suốt cả mùa đông, nhưng chúng tôi nghĩ không nên xảy ra trong thực tế.
Chúng tôi tưởng tượng rằng toàn thế giới bị lạnh cóng như cái nhóm nhỏ của chúng tôi gồm năm chục người bị lạc lỗng giữa đáy cái vịnh dốc đứng bốn bề là núi cao vút, phó thác cho đêm trường vô tận, cho bão tuyết, cho dông tố gầm rít.
Dự trữ dầu hoả của chúng tôi đã hết từ lâu. Chúng tôi buộc phải tiết kiệm dầu đến nỗi chúng tôi sống trong bóng tối và chúng tôi không hình dung được có lúc mặt trời và ánh sáng lại trở về. Chúng tôi tưởng rằng chúng tôi đã đến những giờ phút cuối cùng của thế giới.
Thế rồi chiêc tàu đã đến. Nó đến với núi băng xanh trôi của tháng năm, mang đến cho chúng tôi tin tức, thư từ, những thực phẩm của miền đất xa xôi vẫn còn tồn tại nhưng chúng tôi đã rời xa nó. Hơn nữa chúng tôi chỉ có thể ăn ít, đồng thời những thiếu hụt trong mùa đông làm chúng tôi bị bệnh hoại huyết và chúng tôi cũng không dám nhìn mặt trời nữa. Nó mọc đàng sau ngọn núi Skarpa lấp lánh ở cuối vịnh, xanh biếc giữa những dãy núi băng giống như pha lê, nó lấp lánh trong các cửa kính của chúng tôi và căng vòng cung phía trên các ngọn núi. Chúng tôi cảm thấy nó đốt trong từng giọt máu của chúng tôi, chúng tôi quay về phía nó như những cây thông cằn cọc trên các sườn núi, nơi cỏ đã xanh dưới tuyết. Từ cái miệng há của vịnh, khí lạnh đến với chúng tôi. Nhưng bầu trời thổi hơi ấm mặt trời, trái thơm thế giới, sáng chiếu giữa màu xanh vô tận của bầu trời và màu xanh mênh mông của vịnh. những dãy núi, làng mạc, bến cảng, các tàu ngoại quốc, tất cả như bồng bềnh trên nước.
Các con có nhớ hàng trăm con thiên nga mà chúng ta trông thấy chiều thu ấy trong lúc chúng ta cưỡi ngựa trên đồng cỏ nâu trước mặt những dãy núi xa? Bấy nhiêu con chim trắng tóat một màu, đậu trên cái ao tròn giữa bãi cát? Cứ tưởng như là những đám mây bạc mùa hè đỗ xuống mặt đất.
Nhưng trước tiếng  vó ngựa của chúng ta, chúng bay đi hết. Làn sóng bạc của chúng biến mất trong bầu trời, trên những đỉnh núi cao màu xanh lục, đi về phương nam, về phương nam. Chúng ta nghiêng mình trên cổ ngựa, nhìn theo chúng như thể đấy là tâm hồn chúng ta cất cánh bay lên…
Bà Éléonore mỉm cười với  các con đang lắng nghe. Rồi bà ngước đôi mắt của bà giống như những vì sao, ở đấy chói sáng một tia chớp, khải hoàn.
-          À vâng, thưa các ông, quả là ở đấy tôi đã học được rằng trò tiêu khiển chính là cuộc đời.
Tôi vốn đã bỏ thói quen với trò tiêu khiển, nên cúi đầu, hiểu rằng sở dĩ tôi phải từ bỏ giấc mơ của tôi chính là vì tôi thiếu can đảm. Nhưng tôi nghĩ đến giấc mơ độc nhất ấy, giấc mơ của Dorete mà những cánh thiên nga không ngừng đưa tôi lên trên hòn đảo, lên trên cuộc đời tôi và tôi mỉm cười với bà Éléonore, như với một cô em gái.
Giữa lúc đó, cánh cửa mở và trong bóng tối hiện lên đường viền không rõ nét của cái bóng Léonard Vendelin.
-          Éléonore – ông thốt lên với giọng vỡ ra – Éléonore!
Bà vội vàng đứng lên, đẩy bọn trẻ ra và chạy đến với ông ấy.
-          Dạ, có em đây, Léonard thân yêu! Agnete và Steffen! – bà nói thêm, vừa quay đầu về phía húng, trong khi vòng tay ôm lấy chồng – anh muốn đưa bọn trẻ lên giường à?
Vendelin say mềm không đứng vững được nữa và đeo vào cánh tay vợ như một mảnh gỗ dạt. Agnete và Steffen lặng lẽ tập hợp em nhỏ và tất cả các khuôn mặt trắng bệch đóng khung giữa những cuộn tóc đen biến mất, bị ngậm vàotrong bóng tối.
-          Thưa các ông – Léonard Vendelin đổ xuống trên chiếc ghế mà Steffen chiếm khi nó diễn vai hiệp sĩ chết, và chúng tôi hết sức ngạc nhiên vì sự giống nhau giữa ông và con trai. Ông chỉ hơi sống hơn Steffen trong vai diễn vừa rồi – Thưa các ông, tôi nghe vợ tôi bảo rằng trò tiêu khiển là cuộc đời…Tôi vừa mới tiêu khiển, mà không, lạy Chúa, tôi không có thể tiêu khiển được…
Ông đưa hai bàn tay bóp cái đầu hói. Những sợi tóc đen dựng đứng có vẻ như những bụi rậm cháy đen.
-          Người ta phái tôi từ vùng địa ngục này sang một vùng khác…
Ông đứng yên một lúc nhắm nghiền hai mắt, áp vào tai người vợ đang đưa tay vuốt ve trên trán ông.
-          Đúng đấy, Léonore ạ, em thích anh tiêu khiển nhưng anh lại muốn chính cuộc đời. Anh không muốn quấy rầy em bằng những trò tiêu khiển. không một ước mơ nào làm anh thoả mãn, răng anh, mắt anh ,toàn thân anh đói quá. Thưa các ông, tôi say, say như chết, say âm nhạc, say rượu. Bây giờ tôi xin bày ra trước các ông tất cả sự khốn cùng của tôim, nhưng ngày mai các ông đừng nói với tôi chuyện đó khi các ông gặp tôi chạy dọc bờ biển.
Các ông có biết tại sao hàng ngày tôi chạy quanh hai dặm rưỡi vuông ấy không? Các ông có biết tại sao Éléonore và bọn trẻ con chết cóng trong bóng tối này, ăn mặc rách rưới như những trẻ mồ côi được giám hộ ở nhà Cứu tế không? Các ông có biết tại sao chúng tôi không khi nào có ánh sáng ở đây , không khi nào có lửa và hầu như không có gì ăn? tại sao  chúng tôi không khi nào rời khỏi ngôi nhà này cũng như xưa kia không rời bỏ Islande để trở lại cuộc sống và để sưởi ấm một chốc lát để tìm lại một chút hạnh phúc, để biết một ít về cuộc đời trước khi nó kết thúc? Bởi vì, thưa các ông, bởi vì – ông đứng lên dang hai cánh tay và ngẩng mặt vàng ệch lên trần nhà – bởi vì tôi không biết tiêu khiển, bởi vì tôi muốn cái thực tại trước khi tôi chết, tôi muốn chính cuộc đời.
Các ông có biết một quan toà thứ cấp của vịnh Saint Patrick, một nhân viên thuế quan của vịnh này làm gì để tích cóp, nhờ chịu đói chịu rét, để kiếm cho vợ con cái ăn, cái mặc và niềm vui?
Các ông có biết hắn ta đã được  gì khi cưỡng đoạt của những người Eskimo và những dân chài đồng xu cuối cùng và đồng xu tiếp theo của họ không? Tôi sẽ không nói với các ông điều đó và sẽ không nói với ai. Nhưng, các ông ạ, còn phải chờ năm, mười năm hay mười hai năm nữa… và lúc bấy giờ thì… - ông tựa đầu vào vai vợ - Có ai trogn các ông suốt ngày phải để bốn chân mình buộc vào một sợi thừng trên một sườn núi Islande trên một cái thác chảy xiết, thường xuyên bị đe doạ vì lở tuyết, tay và đầu gối rớm máu, da nham nhở nứt toác vì đóng băng, mắt mù đi vì băng tuyết? Có ai trong các ông đã chèo thuyền hết giờ này sang giờ khác mà không biết đi đâu, không còn hy vọng có khi nào tới bờ, giữa lúc những con sóng ngập tràn và bọn nước đóng băng trên mặt, trên tai, trên tay, và sương mù cùng cái chết đe doạ ở mọi bề?
Các ông có chạy suốt bảy năm nay xung quanh đảo này, có nhìn thấy biển mà những ngọn sóng xanh đổ ập vào và chúng nói với  các ông, chạy tới đây nhưng đừng đi xa hơn nữa?
Nếu có, các ông sẽ hiểu tôi không thể bằng lòng với những trò tiêu khiển, với những giấc mơ, mà tôi muốn thực tại, muốn chính cuộc sống. Đó là lý do mà tôi ký cóp, tôi đói, tôi rét, tôi bị tước đoạt tất cả những cai gì hình như là dành cho tôi, con thứ của một địa chủ…Đàn bà,  mặt trời, rượu, nhạc, chăn êm, cao lương mỹ vị, tôi đều bị tước đi tất cả, khi kỳ thi mà tôi tưởng là một trò đùa và trước con mắt tôi chỉ thêm vào cho tài sản của tôi một văn bằng vô nghĩa, đã thình lình trở thành ,sau sự phá sản của bố tôi, tấm ván cứu nạn của tôi.
Bị tước đi tất cả, vâng, nhưng để tìm lại tất cả gấp trăm lần trong lâu đài cẩm thạch của tôi dưới mặt trời của Bờ biển Thanh Thiên. Tôi đã xây dựng lâu đài này với những tảng băng của vịnh Saint Patrick. Với những dãy núi cao của đảo này. Nhưng các ông đừng nghi ngờ điều đó, nó là một lâu đài thực sự mà những bậc thang bằng đá cẩm thạch đi sâu vào trong sóng. Một lâu đài có những cây cọ và cây nho bao quanh. Đó không phải là một ngôi nhà mộng mơ giống như của Éléonore và bọn trẻ xây dựng. Đó không phải là một núi băng trôi cứ mỗi mùa xuân lại đến, mang cho chúng ta sắc đẹp phù du của nó và những người thân của tôi không nhận thấy cái lạnh băng giá và cái mồ tối mịt của biển.
Tôi có thể bằng lòng với cái đó không? Tôi ấy mà – ông mò mẫm tìm bàn tay của bà Éléonore – không ai cần lạnh cóng và thiếu thốn tất cả, nhưng tôi, tôi không thể sống ở đây, phải không Léonore?
Bà cúi xuống người ông.
-          Anh biết rõ điều ấy, Léonard ạ, chúng ta đã xây lâu đài của chúng ta với tất cả những gì anh đã lấy của chúng ta để xây lâu đài của anh.
Đôi mắt Vendelin sáng lên một ánh yếu ớt.
-          Vậy là chúng ta có mỗi người một lâu đài riêng của chúng ta – ông thì thầm – hay là một mình em có lâu đài của em? Thật đáng nguyền rủa – ông siết tay vợ mạnh đến nỗi bà thốt ra một tiếng kêu nghẹn ngào – có phải tình cờ anh bị mắc lừa trong lúc… - rồi ông mỉm cười – Nhưng không, vừa ngay đây, anh đã ở trong lâu đài của anh cũng như em ở trong lâu đài của em. Tất cả ở trong rượu, hơi nóng, âm nhạc, mặt trời…
Mắt ông ta nhắm lại, tuy thế ông ta còn thìthầm với nụ cười dối trá:
-          Dù sao anh cũng đã không thú nhận với em và các con tất cả những gì anh đã lấy đi của em và các con là để xây lâu đài của anh…
Bà Éléonore nhìn chúng tôi và  chúng tôi lặng lẽ đứng dậy, nghiêng mình trước mặt bà để biến đi sau cánh cửa mục nát .
Đi đến bậc tam cấp có mái ô văng bằng cỏ dạt, gió rét của bầu trời đầy mây đập vào mặt chúng tôi. Tôi vô tình bám vào khung cửa, lảo đảo như bị một quả chuỳ.
Nhưng  Jacobus Uz tiến bước, vai rất cao và mỉm cười.
-          Hãy sung sướng  lên, chàng trẻ tuổi, hãy như Éléonore và đừng tìm kiếm thực tại, mà chỉ tìm mộng mơ bằng những thiếu thốn.
Tôi cũng gặp lại ông chủ, người cha của đảo, như đôi khi ông ta tự đánh giá mình, hoàng thân Philop Gebhard 29 Lipgyn Bernburg.
Khi nhìn qua cửa sổ này, hầu như tôi thoáng thấy dôi chân cò,  cái gậy có núm bạc, cái mũi quý tộc, đôi vai còng của ông giống như tôi đã trông thấy chúng trên đảo này trong bốn mươi sáu năm nay. Đó là một con bồ nông gãy cánh, trong khi đó những đứa con bà Éléonure trong những quần áo thánh thiên, bích ngọc và đỏ lửa bay choá cả mắt như những con chim tuyết trên những bãi cát buồn tẻ, những hòn đá, bùn và tuyết của chúng ta.
Cũng lại là Jacobus Uz đưa tôi đến chỗ hoàng thân. Ông ta cười bảo tôi:
-          Cũng rất cần chú ý nghe nói về ông ấy cũng như về dì tôi. Anh hãy nghĩ nếu như bà ấy là nữ hoàng của đảo thì ông ấy là vua của đảo. Và anh sẽ thấy ông ấy chẳng nguy hiểmùi chút nào.
Jacobus nói có lý. Tuy nhiên, lần đầu tiên khi tôi bước vào cái phòng khách sáng sủa với những màn cửa trắng, những chiếc gương kiểu Louis XV, với những bức tường  trang hoàng bằng những đèn nến nhiều ngọn và những bộ vũ khí, khi tôi thở hít mùi nước hoa thơm ngát, mùi bột gạo, và khi bàn tay vàng ệch, quắp vào vai tôi thì nỗi sợ hãi làm tôi hoa cả mắt. Tôi nhớ lại cái buổi chiều tôi đến đảo, những chuyện tầm phào trên tàu Coquillage và tôi rùng mình như thể tôi đương ở trước mặt những kẻ ăn thịt người.
-          Này! Này! – Hoàng thân rống lên bằng giọng người Đức. Đôi mắt lạnh lùng và dính nhớt của ông chằm chằm vào mắt tôi – Này!  Này! Chàng trẻ tuổi! Vậy là cậu muốn ở lại đảo của tôi rồi. Chào người mới đến. chúng tôi cần những người văn minh. Bởi vì quần chúng! Ôi! Cậu hãy luôn đến thăm một người độc thân già, tách biệt, cậu, một thanh niên!
Ông đưa tay tìm ngực tôi. Nhưng chẳng biết có phải vì tác dụng của cái nhìn doạ nạt của Jacobus hay vì cái nhìn cầu xin sợ hãi của tôi, ông đã đột ngột buông tôi ra.
Bàn tay ông giãy dụa trong không khí một cách vô ích và cái cằm hết thịt xệ xuống mềm nhẽo giữa hai chòm râu má.
Hai con mắt nhó ti hí ướt nhèm bỉêu lộ sự thất vọng của con đại bàng hoàng tộc cuối cùng. Tôi nhận ra trên cái trán nhăn, trên đôi má héo hắt, trên tóc và râu rối bời những dấu hiệu của sự day dứt, của những thiếu thốn, của cái đói và trong những lớp thịt gầy còm ở cổ là sự chờ đợi thất vọng hoài vào một ân huệ vào một sự giải thoát mà chuyến tàu sau chắc sẽ mang tới.
Nỗi kinh hoàng ông ấy gây ra cho tôi bỗng  biến mất, nhường chỗ cho một lòng thương hại sâu sắc. Một nỗi đau mới thêm vào cho tôi đối với người khác, tôi đau đớn cho ông ấy.
Nhưng biểu hiện đau khổ biến đi khỏi những nét nửa oai vệ, nửa lố bịch của ông và nhường chỗ cho cái nhếch mép của một kẻ ăn chơi già. Ông kêu lên:
-          Nào, chúng ta nên uống cùng nhau một cốc rượu, cái mà nhất thiết phải cần, đó là..đó là…Hans ơi! Hans ơi!
Loạng choạng trong đôi giày da dê, lưng còng xuống dưới bộ áo xám của nhà ngoại giao, ông đi ra để gọi anh đầy tớ trung thành Hans Hofman, người đã theo chủ đi lưu vong "Bertrand ở Saint Hélène của ta"  - hoàng thân vẫn nói trong những lời cảm động.
Một lát sau cả ba chúng tôi ngồi ở một trong những chiếc bàn nhỏ bằng gỗ dạt, trải khăn có riềm. Hans đeo kính xanh, anh ta có mớ tóc mun, râu quai nón và cắm dưới dô. Mặc bộ đồng phục có trang trí đỏ, anh ta tiếp rượu chúng tôi từ một chiếc bình pha lê con trên một cái mâm bạc với những chiếc bánh ngọt cũ đã nhiều tuần rồi.
Giọng mũi của hoàng thân át tiếng của chúng tôi. Còn tôi thì để cho cái nhìn của mình lang thang trên kiểu trang trí lưu vong mà ở đó một sủng thần của nhà vua, ông hoàng của một dòng họ cũ, hiệp sĩ, người khiêu vũ được đón tiếp nồng hậu của triều đình, đã sống cả một đời người mà chỉ có cái chết mới giải thoát được cho ông.
Tôi ngắm nhìn sự thanh lịch khách sáo của căn phòng, những đồ mỹ nghệ quý báu đầy trên các giá, và  trong số đó có bao nhiêu là quà tặng của nhà vua, nào vải thêu, nào ngọc ngà, nào những thứ kỳ diệu của nghệ thuật Hindu, nào màn che có riềm đăng ten, treo bằng những giải lụa xanh, nào khung ảnh mạ vàng, trên đó những tổ tiên được đăng quang nhìn xuống kẻ hậu duệ sa sút, cháu chắt cuối cùng, cằn cỗi của nòi giống.
Tất cả cái trật tự tỉ mỉ đó có thể làm người ta tin rằng mình đang ở trong phòng khách của một công chúa hơn là trong nhà của một người bị phát vãng đến một hòn đảo nghèo nàn và buồn nhất của Đan Mạch, phải chăng đó là do nữ tính đỏm dáng của hoàng thân, hay là do sự ân cần của Hans Hofman đối với ông chủ bị số phận đánh đổ?
Người ta đã nói chuyện với tôi về những năm đầu tiên hoàng thân sống ở đây ngay sau khi sa sút. Ông ở cả ngày trên chiếc tàu, chỉ đến tối mới sai người đưa ông lên bờ. Sáu tháng ròng ông đóng cửa ở trong nhà như tự giam hãm trong một nhà mồ.
Ông chúa hùng mạnh này đã ở nhà mình tại những đất nước huyền thoại, rồi đã bị đuổi đi khỏi đó vì phạm một trọng tội mà luật lệ của Moise quật bằng lửa của địa ngục. Bất hạnh của ông đầu độc không khí của đảo. Đàn bà và trẻ con coi ông như một sức mạnh nguy hiểm và đối với những người đàn ông nữa, ông là một nguyên nhân của sự lo lắng, là một sự đe doạ. Người ta chẳng biết gì về con người ông, về cuộc đời ông trong ngôi nhà đóng kín. Ông xa cách tất cả mọi người, thế mà lại rất gần, đến nỗi cái bóng đen ghê gớm của ông làm ngừng những tiếng cười và những trò chơi vốn hiếm hoi nhưng không phải không có ở trên đảo.
Lúc bấy giờ Hans Hofman đến. Anh ta cứu tù nhân đó và cứu cả đảo. Hoàng thân đã xa rời anh ta khi ông xa cách cuộc đời. Hans đến, trung thành và lặng lẽ. Anh thấy chủ của mình xưa kia vui vẻ thế, đã bị rượu và bóng tối làm tiêu tan hết ý chí. Hans Hofman mở các cánh cửa lớn, cửa sổ. Anh mang đến rượu vang thay thế cho rượu cồn. Anh cạo râu cho hoàng thân, mặc quần áo mới cho ông, dựng ông đứng lên và đưa ông đi thăm mục sư, nhân viên thuế quan, gia đình Uz. Anh đặt mua cho ông một chiếc xe và một con ngựa,  ông hoàng trở về với cuộc sống, muốn cho cỗ xe của mình được sơn màu lục, màu đỏ, màu vàng và xanh lơ, cho nó có đủ sắc cầu vồng, và hơn nữa, nó được trang hoàng tứ tung bằng những vương miện của hoàng tử. Hans Hofman đưa người chết sống lại đó đi kiểm tra đảo, lãnh địa của ông trên chiếc xe khải hoàn đó.
Cùng lúc khi ông hoàng hít thở sau giấc ngủ lim dim sáu tháng ròng, cư dân của đảo cũng hít thở. Bí mật không còn nữa, bộ xương đã đi ra khỏi mộ. Người ta lại bình thản chăm lo các công việc của mình. Khi ngước mắt le6n trên các lưới cá, cái nhìn chỉ còn bắt gặp khung cảnh yên bình quen thuộc của thời thơ ấu.
Mục sư Schwartzflugel thời đó còn trẻ và nồng nhiệt, nhìn thấy sự khuây khoả của tất cả mọi người trong việc đến nhà thờ ít đều đặn hơn.
Hoàng thân và cư dân trên đảo đã mở đầu cuộc sống chung của họ và dần dà họ quên đi rằng ông đã không sống ở đây. Ông không còn lao vào rượu chè với một thất vọng buồn thảm, bởi vì Hans Hofman chỉ cho ông mỗi ngày một phần rượu vang nhất định. Nhưng chàng hiệp sĩ xuất sắc, ngài thị thần đã hết thời rồi, và những luyến tiếc, những thói quen mới đã thực hiện việc thay đổi mặc dù Hans Hofman giữ một kỷ luật thật cứng rắn để khỏi làm thay đổi cách sinh hoạt và ăn mặc vì anh ý thức được rằng như thế anh ngăn can được chủ của anh khỏi chìm nghỉm
Giống như cái ca6y được bứng trồng xa khu vườn phì nhiêu đến một nơi đất cằn cỗi, người lưu vong héo tàn đi. Trong ít năm thôi, đầu gối ông yếu đi, răng và tóc rụng nhiều, ông đã mất đi cái bóng dáng thanh nhã. Ông quên cả những tiếng nước ngoài ông từng nói ở Paris, ở Rome, ở Saint Peterbourg. Cuối cùng ông mất đi tính kiêu căng của ông hoàng đã có một chút sức nóng mà ông đi xin trước tiên là ở các công chức trên đảo. Schwartzflugel hồi đó chơi sáo và piano, nhân viên thuế quan, cựu đại uý, cao ráo, tình cảm, hay nói khoác, say mê những chuyện kể mộng mơ, anh gác đèn pha, trai già độc thân, trước kia đã buôn bán với Groenland và say mê thuật chiêm tinh. Philip Gebhard cũng còn lui tới chỗ bố của Jacobus Uz, thăm ông lãnh sự Hieronimus môi mỏng thường mời những món ăn cầu kỳ và rượu vang hảo hạng.
Hoàng thân đi cầu xin người ta giải thoát cho ông khỏi những kỷ niệm, khỏi cái thời gian kéo dài vô tận và khỏi cái tôi vẫn nhìn ông từ đáy những tấm gương mờ.
Và, hoàng thân hậu duệ của dòng họ Lippe Berburg còn làm hơn thế nữa. Khi những nhân vật quan trọng bận trách nhiệm hay việc nhà của họ, và để ông đứng một mình, sua hàng rào sắt, run lên trong gió sa mạc, ông đến nhà nông dân và xin bố thí của các thần dân..
Về sau tôi hay được ngồi cùng mâm trong những bữa tiệc chắc là đặc biệt nhất được tổ chức ở một nơi nào đó.
Ngôi nhà chói sáng lên như một cây đèn chùm giữa đêm đen trên đảo. Mặc những  bộ quần áo đẹp nhất c tôi tự giới thiệu với Hans Hofman trong chế phục hội lớn đứng ở cửa ra vào phòng khách, ông hoàng Philip Gebhard thết triều ở đó, trong bộ lễ phục trang sức loè loẹt và chìa ra với chúng tôi bàn tay đeo đầy nhẫn.
Ở đấy các công chức, gia đình họ và tôi, rồi cả vài ngư dân trong những bộ quần áo lễ hội của họ. Họ vừa khó chịu vừa đồng thời vui vui, giẫm lên chân nhau, đụng vào nhau ở những cái giá đầy đồ mỹ nghệ của nhà vua tặng. Thỉnh thoảng cái nhìn của ông chủ đập vào họ như một tia chớp, và Hanói Hofman đuổi họ ra.
Chuyện trò kéo dài. Mới đầu ông hoàng đòi hỏi một giọng trịnh trọng, làm gì mà chúng tôi chẳng tự nhủ rằng chúng tôi đã biết trước?
Nhưng đây, cửa phòng ăn mở ra. Phòng này kéo dàira hết cả ngôi nhà. Các cửa sổ mở ra nghĩa địa. Một chiếc bàn lấp lánh đồ thuỷ tinh và đồ bạc hiện ra trước mắt chúng tôi.
Lúc bấy giờ chúng tôi đo được thứ hạng, tầm quan trọng của chủ nhân và chúng tôi vui sướng khi nghĩ đến những thứ rượu và món ăn lạ đang  chờ và trong một giờ đồng hồ sẽ đưa chúng tôi đi xa những điều kiện sống của chúng tôi. công chức và ngư dân, chúng tôi kính cẩn nghiêng mình trước hoàng thân. Ông đã tìm lại được trong chốc lát dáng vẻ quý tộc và là chủ toạ trong căn phòng.
Hans đứng sau ghế của ông, trịnh trọng, đeo găng tay trắng, anh chuyển  các món q(nó quay vòng và tiếp rượu trogn những chai cổ bạc, bọc những khăn trắng muốt. Mùi rượu sang trọng, ánh lấp lánh của bạc vàng trên những bộ đồ ăn thức tỉnh dần dần hoàng thân. Những nét bị tàn phá bởi lo buồn và tuổi già của ông đã lấy lại vẻ tôn nghiêm, tư thế của ông đã lấy lại vẻ tôn nghiêm, tư thế của ông đã lấy lại phẩm cách của dòng giống, và trong hai con mắt xanh lơ luôn luôn ướt của ông giống như hai hòn cuội nhúng nước sáng loá hồi quang của triều đình. Ông đã đạt tới trogn chốc lát mục đích mà ông không ngừng vươn tới, quên đi hoàn cảnh hiện tại của mình. Con người khốn khổ, bất hạnh đã trở lại là sủng thần của nhà vua, ông chủ hoan lạc.
Trong lúc chúng tôi thèm thuồng nhìn ngó các đĩa thức ăn đặc biệt mà người ta thết đãi chúng tôi và chúng tôi vụng về không biết thưởng thức như thế nào thì ông uống hết ly này đến ly khác. Đó không còn là con người ủ ê hàng ngày vẫn xuất hiện trước cái nhìn ngạc nhiên của chúng tôi mà là người thừa kế một nòi giống được thanh lọc qua nhiều thế kỷ giàu có và nhàn hạ.
Ông bắt đầu nói, ông đứng, một tay cầm ly, tay kia tựa vào bàn, ông gợi lại bằng một giọng khoa trương quá khứ của ông trong lâu đài tổ tiên bên bờ sông Rhin, chức vụ thị đồng bên cạnh Christian VII, cuộc đời thị thần  trẻ, những chức đại sứ đầu tiên…
Chúng tôi ngạc nhiên há hốc miệng lắng nghe ông nói về những điều kiện cuộc sống ngoại quốc, những số phận ngoại quốc.
Nhưng bóng đêm của hoang mạc bao phủ chúng tôi khắp nơi và chúng tôi nghe tiếng gầm không rõ của biển trong khi ông mô tả những huy hoàng tráng lệ mà thế giới dùng để che giấu sự trần truồng của nó và sự thiếu thốn của nó có ý nghĩa với ông là một nỗi thất vọng hoàn toàn.
Chúng tôi thấy hình như những kỳ quan đó đi qua trước mặt chúng tôi, những người nghèo nhất trong những người nghèo, và chúng tôi run lên trước những tiếng thở dài của hoàng thân.
Bỗng nhiên giọng của ông vỡ ra, chiếc ly rơi khỏi tay ông, rượu ngập khăn bàn và Philip Gebhard de Bernburg Lippe mất nốt tự chủ.
Giọng nói lúng túng của ông ấp a ấp úng những điều dối trá, những chuyện tục tĩu về những kẻ mạnh của thế giới này, về những ông bà nổi tiếng và trong những cái nấc, ông rải vào chúng tôi tất cả cặn bã của rượu hoàng gia, sùi bọt ướt cả áo gi lê của ông.
Những cây nến cao chiếu sáng cuộc họp của chúng tôi bằng ngọn lửa, bằng ánh nhấp nháy vàng và pha lê của chúng, biến cuộc họp thành lễ hội, đã lần lượt cây này sau cây khác tắt hết. khách mời ngốn thức ăn và rượu, chếch choáng vì đồ uống ngoại, kích thích bởi lời nói mầu mè. Bữa ăn trở thành cuộc truy hoan, người ta quên mất bản thân mình trong giờ duy nhất này, người ta quên đêm ở bên ngoài, sự cô lập giữa những ngọn sóng.
Cuối cùng những tiếng thét, tiếng gọi, tiếng những cú đấm vang lên trong phòng  và khói thuốc lá, mùi rượu làm đặc cả không khí, và, ông hoàng – cái roi khổng lồ cầm tay, cúi xuống bàn, rú lên những lời nguyền rủa "Lũ bất lương, chúng mày nghĩ gì vậy? Đâu phải tình cờ chúng mày cả gan ngồi ở bàn của hoàng thân, của Burnburg Lippe. Cút khỏi đây, đồ cặn bã, lũ ăn mày!"
Roi quất phía trên những cái đầu cúi xuống và những cái bóng biến mất. cả đám người tản ra nhốn nháo. Người ta phá gãy ghế, đập vỡ cửa kính, và ly chén cho đến khi Hans Hofman đến ôm ngang lưng chủ của mình và kéo ông ra khỏi phòng. Hoàng thân bám vào cánh tay của ông ta, vừa khóc nức nở và xin người ta thương hại ông ta, thương hại, thương hại  người ta ban ơn cho ông, người ta đừng để ông trogn ngôi nhà sống trên hòn đảo kinh khủng này.
Hôm sau, khi hoàng thân đã dã rượu sau khi ngủ cho đến chiều, sau những màn cửa buông xuống, và những ngư dân với bàn tay không được lẹ làng như cũ, con mắt nặng nề thêm vì say, cố gắng sửa vá lưới hay làm một công việc gì nhẹ nhàng trên đồng, người ta quên đi cuộc kết thúc bất ngờ của cuộc hội hôm trước. hoàng thân đã không hề chán chê lòng tham và rượu để không chú ý làm cho cái roi của ông khỏi trúng vào đầu các viên chức. Nhưng run rủi thế nào, giữa sự lầm lẫn chung, tôi cũng nhận được một roi bởi vì tôi có mặt ở bàn ăn cũng xúc phạm đến ông, với lại ông có gì phải sợ tôi và các ngư dân?
Ôi! Tôi còn ít nguy hỉêm hơn cả họ nữa. Khi hoàng thân, có Hans dẫn đi, xuất hiện lại trên đường một buổi chiều, cúi cái thân cao kều xuống những lưới cá và những tràng nước đá, tình cờ ông đã trao đổi mấy tiếng với một vài vị khách tối qua. Và cũng tình cờ, ông làm lấp lánh trong mắt họ triển vọng của sự giảm thuế hay sự cho phép chăn thả súc vật ở đầm lầy. Không bao giờ ông vào nhà tôi qua trước tam cấp cao của nhà mục sư, hình như ông cũng không nhớ ra tôi.
Vậy tại sao tôi vẫn luôn luôn sẵn sàng trở lại, với cái bữa chén tàn nhẫn đó? A! Các bạn không phải như tôi, trẻ và cách biệt suốt những mùa đông ấy, khi mà bị vùi trong tuyết và đêm tối, chúng tôi chỉ có để nhớ đến thế giới bên ngoài, chuyện đắm tàu buồn thảm. Những xác chết và những gỗ dạt rốt cuộc đã làm chúng tôi tin rằng ctgtìm thấy trên đảo chết này tất cả mọi thứ đều đi đến thất bại. Các bạn không như tôi trải qua ngày này sang ngày khác của các bạn trong phòng học của nhà trường, các bạn không chạy một mình trên hoang mạc, các bạn không biết những buổi tối của tôi trên gác áp mái lạnh lùng trước ngọn đèn dầu leo lắt! nếu không thì các bạn sẽ không hiểu tôi. Khi trông thấy cháy lên một ngọn lửa như thế trước mặt các bạn giữa đêm đông vô tận, các bạn sẽ lao đến đấy thôi, tôi chắc thế.
Hơn nữa chính ngay dòng máu của tôi vẫn giữ gìn khái niệm về cái đẹp ,về những xa xỉ cầu kỳ. tôi do di truyền, rất nhạy cảm với sự tinh tế của các thứ rượu, với mùi hương của những món ăn đầy gia vị, với sự thanh lịch của đồ bạc, đồ sứ, khăn ăn. Cái lạnh, sự nhục nhã, những bữa ăn với toàn cá khô không thể nào phá đi cái kỷ niệm đen tối của những thói quen của ông cha tôi. Tôi bị đau khổ hơn và la6u hơn là Eberhard có thể hình dung về cái đó.
Vả lại những người khác dù không ràng buộc bởi sự giảm nhẹ thuế hay những mối lợi khác cũng không giữ lạik một kỷ niệm xấu về ngày hội hàng năm ở nhà hoàng thân. Họ coi trận đón tiếp sau như là một hậu quả tự nhiên của cuộc viếng thăm của họ đến xứ Cocagne.
Trong những cuộc viễn du dọc theo bờ biển, đôi khi tôi trông thấy một người trong bọn họ đang kéo thuyền trên bãi sỏi nông quét, dừng lại trầm ngâm nghĩ ngợi.
Tôi biết lúc đó anh ta ngạc nhiên tự hỏi có phải một cuộc sống lễ hội như thế tồn tại trong thực tế chứ không phải trong truyền thuyết và có thực là anh ta vừa mới tham dự vào đấy không.
Hoàng thân, vậy là không hề thiếu hoàn thành sứ mạng của ông trên đảo, sứ mạng đại diện cho thần linh.
Ngày xưa một quân vương của Oldenburg, trong dịp hoang lạc bất chính với một công chúa của Bernburg Lippe, đã thuận cho người cha may mắn "viên ngọc quý nhất vương miện của tôi" và đã cắt vĩnh viễn món quà tặng này ra khỏi vương quốc của mình.
Từ đó một vầng hào quang thần bí toả sáng các vị thần luôn luôn vô hình sở hữu mảnh đất mà người ta ở, không khí mà người ta thở, và sở hữu luôn cả biển nữa.


Hơn bất kỳ người nào trong tổ tiên của mình, hoàng thân đã đè nặng lên đảo, ông là vị thần vắng mặt, nhưng lại luôn luôn có mặt trên đảo.
Khi ông xuất hiện, người ta trông thấy sự xa xỉ khốn khổ của ông, tinh hiền từ lãnh đạm của ông, sự yếu đuối rất nhân tính của ông, ông mất đi một cách tự nhiên vầng hào quang đó nhưng ông tìm thấy lại nó bằng những bữa tiệc mà chi phí cho nó là thuế do ngư dân khó nhọc kéo ra từ trong cát và sóng, và chính họ bị đuổi đi bằng những đòn roi. Philip Gebhard de Burnburg Lippe hành động với sự bất công thiêng liêng mà con người đòi hỏi ở các thần linh của họ.

<< Chương 2 | Chương 3 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 744

Return to top