Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Cuộc Chiến VN >> Những bí mật về chiến tranh Việt Nam

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 58383 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Những bí mật về chiến tranh Việt Nam
Daniel Ellsberg

Chương 7

Trong một bức thư gửi về nước cho những người bạn sau tháng đầu tiên tôi ở Việt Nam, tôi viết:

"Tới Sài Gòn, sau một năm đọc các điện tín ở Washington, lúc đầu khó có thể vượt qua được cảm giác trước về chuyện không hay liệu ai trong số những cậu bé bán báo, những người đạp xích lô, hay những người báo cháo rong có thể là kẻ thù?

Các bốt gác bằng bê tông nặng nề rắn chắc, dày 3 feet, chắn ngay ở các lối vào Đại sứ quán. Hàng rào thép gai ngay phía sau các bốt canh và lính quân cảnh có súng ngắn đứng kiểm tra những người ra vào. Trước khi cho một chiếc xe hơi vào cổng họ đưa một cái gương soi dọc theo gầm xe để kiểm tra xem có bom không. Sự có mặt không thích hợp ở mọi nơi của những chiếc súng làm cho thành phố có kiến trúc kiểu Pháp này giống như một đô thị thời chiến. Trên tất cả các cửa đều có dòng chữ: "Tất cả mọi vũ khí phải được để lại trước khi vào". Nhưng không bao lâu sau lời cảnh báo này bị xem thường vì chẳng có điều gì xảy ra, mọi người đều thân thiện và đường phố ngày càng trở nên quen thuộc.

Tôi cảm thấy rất yêu mến trẻ em Việt Nam. Tôi chưa bao giờ thấy ở bất cứ đâu trên thế giới, trẻ em lại tươi vui, thân thiện và ngộ nghĩnh đến vậy. Chúng làm tôi nhớ lại thời thơ ấu của mình. Một người Mỹ nói: "Thật thú vị, các bạn lo ngại về những người dân đang chống lại người Mỹ; nhưng khi các bạn đi qua những ngôi làng, thấy tình cảm mà bọn trẻ dành cho bạn… thì thật khó có thể tin rằng cha mẹ của chúng có thể căm thù chúng ta khi con của họ lại thân thiện đến thế". Cứ như thế, một đám đông trẻ con nhìn chúng tôi đi tới, đi bộ, đi xe hơi, và đồng thanh hô: "Ok! Ok! Xin chào? Xin chào! Number one". Chúng chạy theo với những nụ hết sức ngộ nghĩnh làm tôi nhớ tới Robert và Mary chạy ra ôm tôi mỗi khi đi làm về, trái tim tôi lại thổn thức.

Trong các ngôi làng, đám trẻ muốn nắm cổ tay, nhổ lông trên cánh tay bạn (vì chúng chưa từng nhìn thấy những cánh tay rậm lông như thế); nếu bạn muốn tóm chúng, nhấc bổng lên, chúng sẽ lao nhanh thoát khỏi tay bạn, cho tới khi một đứa dũng cảm cho bạn thử làm như thế thì tất cả chúng lại muốn được nhấc lên. "Chào em" (nghĩa là nói lời chào với một đứa trẻ) đem lại những cái nhìn vui sướng, sự tò mò thú vị; "Chào bà" là câu để chào một người đàn bà nhiều tuổi có khuôn mặt như trái táo chín nẫu, nhăn nheo, nụ cười rạng rỡ, môi và răng nhuộm đỏ ở mọi nơi trong làng, ở thủ phủ của một tỉnh, hay ở một xóm bản, bọn trẻ cứ vây lấy bạn như một bầy chim; khi bạn đi bộ, nói chuyện với một ai đó, những bàn tay nhỏ luồn vào người bạn từ phía sau, có đứa còn vỗ vào mông bạn một cách dạn dĩ. Chúng dường như rất vui vì sự có mặt của bạn, vì sự thân thiện của bạn - thật nồng nhiệt. Tôi yêu chúng và không muốn rời xa chúng.

Mười hai thành viên trong phái đoàn cấp cao của tướng E.Lansdale đều đã từng làm việc với ông ta trước đây. Họ được nhiều cơ quan khác nhau tài trợ, xuất phát điểm của họ đều từ CIA, USIA, AID, một người từ Ban Tham mưu lục quân. Một số hiện giờ đã nghỉ hưu, một số là các nhân vật độc lập. Tôi được Bộ Ngoại giao tài trợ và trả lương.

Có sự khác biệt rất lớn giữa cấp hàm cao, tiền lương và vị trí thấp của tôi trong đoàn của Lansdale. Không phải bất cứ ai trong đoàn, thậm chí cả Lansdale đều đã hiểu rõ về trách nhiệm của mình. Nhưng ngược lại mọi người đều có kinh nghiệm khi làm việc với Lansdale trong một số tình huống chúng tôi đang trải qua, thực tế là tôi đã được nhận vào như một người tập sự cho Lansdale, để học cách làm thế nào để điều hành cuộc chiến tranh chính trị như là ông ta quan niệm về nó. Đó là lý do tại sao ông ta lại nhận tôi vào làm công việc này, trong khi tôi chỉ biết rất ít về ông ta trước đó, và ông ta chưa bao giờ nói với tôi về công việc này.

Nhưng khi tôi nhận ra Lansdale cảm thấy cay đắng như thế nào đối với cấp trên trước đây của ông ta là McNamara, người không bao giờ đánh giá cao quan điểm của ông và cuối cùng đã buộc ông phải nghỉ hưu, thì tôi nghi ngờ rằng lý do chính mà Lansdale quyết định nhận tôi, một người còn trẻ, chưa có kinh nghiệm, vì ông ta thích thú với suy nghĩ là đã làm được cái việc thu phục được sự tận tâm của một trợ lý cao cấp của McNamara.

Đã vài lần tôi nghe Lansdale kể về một trong những cuộc gặp đầu tiên của ông với McNamara, có thể lần đầu tiên vào năm 1961. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng muốn có một báo cáo vắn tắt về tình hình ở miền Nam Việt Nam, và Lansdale, người trợ lý năng động về các chiến dịch đặc biệt, đã tới và cho ông ta một bài học. Lansdale đem theo một túi to dựng các vũ khí, quần áo và dép cao su thu được của Việt Cộng mà ông lấy từ một văn phòng ở Lầu Năm Góc. Ông ta đổ chúng lên bàn của Bộ trưởng, mặc dù tôi đề nghị anh ta sắp xếp cẩn thận để khỏi làm hỏng mặt bàn. Điều đáng nhấn mạnh là, ông kể, các vũ khí này chưa được lau sạch; một số vẫn còn dính bùn, tất cả đều là tự tạo, trừ một khẩu súng trường cũ của Pháp. Các quả lựu đạn và mìn dược chế tạo rất đơn giản, cũng nẹp vào những miếng gỗ có đóng đinh nhô lên, để xuyên thủng những đôi ủng đi trên các tuyến đường mòn trong rừng. McNamara không hài lòng khi thấy những vũ khí bẩn thỉu này trên chiếc bàn sạch bóng của mình. Ông hỏi:

"Những cái gì thế này?"

Lansdale nói: "Thưa ngài Bộ trưởng, tôi nghĩ là ngài nên xem kỹ kẻ thù mà chúng ta đang đối mặt ở miền Nam Việt Nam được trang bị như thế nào. Ngài cũng biết, đội quân mà chúng ta đang trợ giúp và trả lương đều có được những trang thiết bị mới nhất của Mỹ. Họ có súng ống, quân phục của Mỹ; có nhiều pháo; thậm chí có cả xe tăng và máy bay. Trong khi đối phương của họ không có những thứ như thế. Họ chỉ có những vũ khí cũ của Pháp đã thu giữ được từ phía chúng ta; họ tự chế tạo pháo cối lựu đạn và mìn ở trong rừng. Họ mặc những bộ đồ đen và đi những đôi dép cao su được làm từ lốp xe. Họ đang triển khai hoạt động ngoài tầm kiểm soát của chúng ta".

Thật là vô ích khi McNamara không bao giờ hiểu được.

Điều Lansdale đang cố gắng nói với McNamara, rằng đây là một cuộc xung đột về chính trị, trong đó công nghệ và khối lượng áp đảo của hoả lực không quan trọng bằng con người và cái điều mà cả hai phía nghĩ họ đang chiến đấu cho ai, và quan tâm tới cuộc chiến tới mức nào. Dù sao, chiến trường nhỏ bé này ngay từ đầu đã không gây ấn tượng tốt cho ngài Bộ trưởng. McNamara bảo Lansdale bỏ các thứ ra khỏi bàn và buổi gặp kết thúc.

Những ngày đầu tiên quay trở lại Sài Gòn của Lansdale, các quan chức cao cấp Việt Nam, những người đã tiếp xúc với tướng Lansdale, đều nhìn ông một cách thận trọng, có phần sợ hãi vì ông nổi danh là một chuyên gia về lật đổ. Họ cho rằng ông tới Việt Nam để chọn ra một người trong số họ làm người kế nhiệm Diệm. Với tất cả những gì tôi biết, thì họ suy nghĩ hoàn toàn đúng. Tôi không mấy để ý đến kế hoạch bí mật của Lansdale đối với Tổng thống là gì hoặc vai trò thực sự của ông ta như thế nào. Tôi đã nghe những gì ông ta nói với đoàn, tuy không phải là nhiều, nhưng tôi không cho rằng ông ta đang nói mọi thứ ông biết hoặc nghĩ, đặc biệt là với tôi. Trước đây, tôi thực sự chưa bao giờ liên quan đến một hoạt động bí mật nào. Có vài người trong số họ là người của CIA ở trong đoàn chúng tôi, tôi khẳng định một cách đúng đắn là họ đã sống trong một môi trường bí mật hơn cả tôi đã từng sống trước đây. Nhưng tôi đã ở cùng những người thường hoạt động bí mật một thời gian khá lâu đủ để không tỏ ra là người quá tò mò về các nhiệm vụ nội bộ của đoàn. Tôi im lặng, lắng nghe và chờ đợi để nắm bắt mọi việc mà Lansdale sẽ chọn để nói với tôi.

Tuy nhiên, sức mạnh bí ẩn của Lansdale trong đám người Việt Nam không phải là điều mà trưởng bộ phận CIA và viên sĩ quan chính trị muốn chứng tỏ ra. Vì điều này đe doạ tới uy tín và ảnh hưởng của họ, họ muốn ngài đại sứ đồng ý rằng Lansdale sẽ không lấn sân sang lĩnh vực chính trị của họ. Đó là việc không dành cho ông ta (Lansdale) có nhiều cơ hội trong các cuộc tiếp xúc ban đầu với các quan chức và những người có trách nhiệm. Tôi ngạc nhiên không hiểu vì sao Lansdale lại nhanh chóng trở nên khôn ngoan và mưu lược hơn như vậy. Tôi bắt đầu nghi ngờ những điều mà một số người biết Lansdale từ lâu đã khẳng định với tôi. Một điều không đúng là Lansdale không muốn có sự căng thẳng trong nội bộ nhưng ông thực sự không giỏi về việc này.

Quay trở lại Việt Nam năm 1954 và trước đó là ở Philippines, là một người điều hành độc lập, mặc bộ quân phục của không quân nhưng lại thực thi những nhiệm vụ ly kỳ, Lansdale đã tự khẳng định mình, sự thành công của ông cho thấy thực tế ông đã nhận được sự ủng hộ của tổ chức. Giờ đây, ông không có được sự ủng hộ đó nữa. Ông không có trụ sở, và đặc biệt là không có kinh phí đi theo. Trong những ngày đầu, Lansdale phải chọn cách đi vòng vì ông cần có sự tài trợ với tư cách cá nhân của người đứng đầu Cục Tình báo trung ương, Allen Dulles; anh trai của Allen Dulles, là John Foster Dulles, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; thậm chí là cả các cấp trên của họ ở Nhà Trắng là Eisenhower và Nixon (những người, không giống với hầu hết các phó Tổng thống khác, luôn tích cực tham gia vào các hoạt động bí mật, đặc biệt ở Đông Dương và sau này là Cuba). Giờ đây, ngay trước khi chúng tôi rời Washington, một điều hết sức rõ ràng là Lyndon Johnson đã chỉ định Lansdale để chứng tỏ rằng ông ta đang cố gắng làm mọi việc chứ không chỉ dựa vào lực lượng quân sự. Lansdale đề nghị một cách mạnh mẽ rằng không nên thông báo việc bổ nhiệm ông ta để ông ta và đoàn có thể lặng lẽ vào Sài Gòn, tái thiết các cuộc tiếp xúc và thực hiện vai trò của mình mà không gây nhiều sự chú ý. Nhưng Lyndon Johnson đã tổ chức ngay một cuộc họp báo thông báo về việc bổ nhiệm Lansdale. Trong vòng mấy ngày dường như đã rõ ràng là việc bổ nhiệm này đã kết thúc sự quan tâm của Tổng thống đối với nhiệm vụ của đoàn đi; ông ta đã nhanh chóng hoàn tất sự việc này.

Đại sứ Lodge giao cho Lansdale một trọng trách đặc biệt liên quan tới lĩnh vực bình định mà tướng Westmoreland không quan tâm tới và vẫn còn để trống sau cái chết của Diệm, Nhu và sự sụp đổ của chương trình ấp chiến lược. Lodge đã nhấn mạnh rằng chính phủ Nam Việt Nam cần chạy đua với Việt Cộng trong các chiến dịch tuyên truyền và Cộng sản không được độc quyền sử dụng từ "cách mạng" cho riêng mình. Chúng ta cũng phải tiến hành cách mạng, với đặc điểm, cách thức riêng của chúng ta, tốt hơn cách thức của Cộng sản nhưng tiến bộ hơn, dân chủ hơn và triển vọng thực tế hơn. Các quan chức người Việt đã làm việc với chúng ta, phần lớn là những cộng tác viên người Pháp cũ, vẫn sử dụng thuật ngữ tiếng Pháp là "bình định". Lodge muốn thay thế từ đó, có nguồn gốc thực dân bằng cụm từ "phát triển cách mạng". Điều này chưa bao giờ xuất hiện trong những người Việt Nam "của chúng ta", một phần vì Cộng sản đã độc quyền sử dụng từ gốc "cách mạng" và họ cũng đồng nghĩa với từ gốc đó. Các địa chủ có ruộng đất mà chế độ Sài Gòn là đại diện đã coi bất cứ một hình thức cách mạng nào đều là sự phản kháng mạnh mẽ và không muốn công bố điều này một tý nào, thậm chí như là một khẩu hiện sáo rỗng. Giải pháp đơn giản là đặt cho một bộ quản lý và chương trình này một cái tên tiếng Việt nghĩa là "Bình định Nông thôn", nhưng được dịch cho người Mỹ là "Phát triển Cách mạng".

Bộ trưởng Bộ Phát triển nông thôn, mà Lansdale là người cố vấn là một viên tướng của Quân đội Việt Nam cộng hoà, tên là Thắng, người có thân hình cao lớn. Trong bộ quân phục màu xanh ô liu của lính Mỹ, trông anh ta giống như một người Mỹ. Anh ta còn hài hước kể rằng trên đường đi có một cậu bé tiến lại chỗ anh ta và chìa tay ra và nói: "Xin chào, ông thật tuyệt, cho tôi điếu thuốc đi!". Thắng kể là anh ta đã mắng thằng bé một trận vì tội đi xin, và thằng bé nhìn anh ta rất ngạc nhiên và nói: "Ông nói được tiếng Việt Nam à?". Tướng Thắng còn nói tiếng Anh rất tốt vì thế anh ta đủ khả năng để làm quen với người Mỹ và chiếm được lòng tin của họ. Người ta nhận xét anh ta là con người thông minh, có nghị lực và Lansdale đã bắt đầu có chút hy vọng về Thắng.

Đỉnh cao của những hy vọng đó đã đến không đầy một năm sau, khi Thắng làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và chịu trách nhiệm tổ chức cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp (Quốc hội - ND), một sự nhân nhượng đối với phong trào đấu tranh của Phật tử vào mùa xuân năm đó. Kể từ khi Quốc hội không có quyền gì khác ngoài việc thảo ra một bản hiến pháp, các tướng lĩnh đã không mấy quan tâm tới nó nữa, và đã có một cơ hội thực sự, cơ hội này khá trung thực và tự do (trừ việc bác bỏ sự tham gia của Mặt trận dân tộc giải phóng hoặc các đảng phái đối lập phải có các cuộc thương lượng với NLF). Lansdale phấn khởi với ý nghĩ sẽ cung cấp cho những người Việt Nam kinh nghiệm ban đầu của họ về các cuộc bầu cử tự do. Kể từ khi đến Việt Nam, Lansdale đã trông đợi một sự thay đổi từ chế độ cai trị của quân sự nhìn bằng một chế độ dân sự, và đã có ý tưởng về một cuộc bầu cử được dân chúng ủng hộ. Nhiều người Mỹ cho rằng Lansdale quả là khờ dại, nhưng chúng tôi tin rằng cuộc bầu cử đó sẽ không làm cho người nông dân? Một người bạn Việt Nam, Trần Ngọc Châu nói với tôi: "Hãy chỉ cho người dân cách để thoát khỏi một quận trưởng tồi tệ hơn là để anh ta bị Việt Cộng giết chết, và họ sẽ nhanh chóng làm theo".

Tôi thay mặt Lansdale dự cuộc họp của Hội đồng đặc nhiệm (Mission Council), được tổ chức hàng tuần do đại sứ Lodge chủ trì. Kể từ lúc Phó đại sứ W. Porter bắt đầu cuộc họp với những nhận xét về Thắng, Lansdale và những cuộc bầu cử sắp tới, tôi ghi chép cẩn thận cho sếp. Porter nói rằng Thắng đã có những đánh giá rất đáng chú ý cho Lansdale trong thời gian qua. Thắng "luôn quan tâm tới việc tiến hành cuộc bầu cử một cách suôn sẻ và trung thực nhất. Tôi cho rằng Lansdale được yêu cầu hỏi Thắng xem làm thế nào để chúng ta có thể giúp anh ta được tốt nhất… Chúng ta sẽ bắt tay vào tiến hành để đáp lại sự chỉ trích đối với cuộc bầu cử này - các phóng viên đang theo dõi rất sát và họ sẵn sàng lên tiếng phê phán - chúng ta muốn đạt kết quả thật tốt".

Lodge, từng là ứng cử viên phó Tổng thống của Nixon năm 1960, đã đáp lại lời khai mạc của Porter với sự dè dặt, rồi tuôn ra một lời bình luận dài hoàn toàn khác biệt với Thắng, Porter và Lansdale. Lodge nói: "Khi ngài nói về cuộc bầu cử trung thực, ngài có thể muốn nói tới hai điều: 1- thiếu sự răn đe - điều này chắc chắn chúng ta có; 2- sự lo ngại trong một số bộ phận - không phải vậy, tôi nghĩ, ở các cấp cao nhất (như Lyndon Johnson) - rằng chúng ta sẽ không đủ kiên nhẫn đối với những người luôn muốn làm hỏng mọi thứ". Điều cuối cùng này đề cập tới những mối quan tâm được nêu ra trong một bức điện của Bộ Ngoại giao gửi tới vào buổi sáng hôm đó về triển vọng tình hình mà những phật tử - lực lượng chủ chốt yêu cầu tổ chức bầu cử và nghi ngờ về những đòi hỏi hoà bình cho dù có phải đàm phán với NLF - sẽ bị gạt khỏi các danh sách các ứng cử viên. Lodge nói điều này nhắc ông ta nhớ lại một bài hát của Anh trong Chiến tranh thế giới II: "Hãy đừng bỏ mặc chúng tôi cho người Đức".

Lodge tiếp tục với những câu nói lôi cuốn mọi người: "Hiện nay, ngài có một quí ông trong Nhà Trắng (Lyndon Johnson) người đã dành phần lớn cuộc đời cho các cuộc bầu cử gian lận.

Tôi cũng dành phần lớn cuộc đời mình cho các cuộc bầu cử gian lận Tôi đã dành cả 9 tháng để tổ chức gian lận đại hội của Đảng Cộng hoà để chọn Ike làm ứng cử viên hơn là chọn Bob Taft. Nếu điều đó là tồi tệ…

"Nixon và tôi lẽ ra đã trúng cử ở Chicago năm 1960 nếu tại đó có một sự trung thực trong kiểm phiếu. Bộ máy bầu cử của Đảng Cộng hoà ở đó rất lười biếng; họ đã không công bố số phiếu và cũng không cử ai theo dõi cuộc bầu cử. Tuy nhiên tôi không đổ lỗi cho những người Dân chủ về việc này, mà lên án những người theo Đảng Cộng hoà. Chỉ có một điều hạn chế là làm thế nào có thể tỏ ra ngờ nghệch và giả tạo để chúng ta có thể thoát khỏi nơi đây". Lodge quay sang Porter và hỏi: "Điều đó có thoả mãn với câu hỏi của ngài không?"

Porter có vẻ hơi sửng sốt, nói: "Tôi chỉ nghĩ tướng Lansdale nên giữ quan hệ gần gũi với tướng Thắng trong vấn đề bầu cử".

Lodge đáp lại:"Đúng thế, tôi muốn tướng Lansdale giữ mối quan hệ gần gũi với Thắng về vấn đề bầu cử và cũng muốn ông ta giữ mối quan hệ gần gũi với Thắng cả về vấn đề bình định nữa, điều mà tôi nghĩ là quan trọng hơn nhiều". Sau đó, ông ta tuyên bố: "Hãy nói với giới báo chí rằng họ không nên áp dụng các chuẩn mực cao hơn tại Việt Nam so với chuẩn mực (về bầu cử - ND) họ thực hiện tại Mỹ". Nhưng trong một bức điện trả lời về mối quan tâm của Bộ Ngoại giao cùng sáng hôm đó, ngài Đại sứ đã nói hơi khác một chút: "Các bước đầu tiên của chúng ta ở Sài Gòn và Washington là phải làm rõ cho báo chí và Quốc hội biết rằng không nên phán xét Việt Nam theo các chuẩn mực của Mỹ".

Báo cáo của tôi đề cập tới sự ủng hộ, chúng tôi có thể trông chờ từ Lodge cho những nguyện vọng hiện tại của mình. Nhưng Lansdale đã nhìn ra một cách có thể làm thay đổi thái độ của ngài Đại sứ. Ngay sau việc này chính Nixon đã ghé qua Sài Gòn trong chuyện thăm tới Viễn Đông. Ông ta ở với Lodge và có kế hoạch thăm đoàn chúng tôi vào một buổi chiều. Nixon ca ngợi Lansdale, người mà ông ta đã biết từ những ngày làm phó Tổng thống những năm 50. Nếu chúng ta có thể thuyết phục để Nixon nhận thấy tầm quan trọng của các cuộc bầu cử tự do trong bối cảnh này, Lansdale hy vọng điều đó sẽ ảnh hưởng lớn tới người đàn ông đã cùng chung với ông ta lá phiếu ứng cử viên phó Tổng thống năm 1960.

Thời khắc khai mạc chuyện thăm đó thường đeo đẳng tôi hơn cả thập kỷ sau, trong suốt 3 cuộc bầu cử ở miền Nam Việt Nam và 2 cuộc bầu cử ở Mỹ: Nixon bước lên căn phòng lớn ở tầng hai trong ngôi biệt thự của Lansdale, nơi các thành viên trong đoàn tập trung thành hình vòng cung để chào đón ông.

Trước đây, tôi chưa hề nhìn thấy ông ta và cũng không bao giờ gặp lại. Ông ta trong bộ trang phục nhầu nhĩ sau một chuyến đi dài. Nhưng trong cuộc nói chuyện dài sau đó, ông rất nhanh nhẹn và lưu loát. Ông đi vòng quanh bắt tay từng người chúng tôi. Sau đó ông gặp Lansdale, đang đứng trước 2 chiếc ghế bành đặt cạnh nhau, và nói: "Này Lansdale, nhiệm vụ của anh là gì?"

Bắt đầu ngay công việc, Lansdale nói: "Thưa ngài Phó Tổng thống, chúng tôi muốn giúp tướng Thắng làm cho cuộc bầu cử lần này trở nên trung thực nhất so với các cuộc bầu cử từng được tổ chức tại Việt Nam".

"Chắc chắn rồi, trung thực, trung thực, đúng là như thế" - Nixon ngồi xuống cái ghế cạnh Lansdale - "Với điều kiện anh phải giành thắng lợi! " Bằng lời nói cuối cùng ông đã thực hiện luôn 3 cử chỉ: nháy mắt, hất khuỷu tay mạnh vào cánh tay Lansdale và vỗ nhẹ vào đầu gối mình. Các đồng nghiệp của tôi như va vào đá.

<< Chương 6 | Chương 8 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 217

Return to top