Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Cuộc Chiến VN >> Những bí mật về chiến tranh Việt Nam

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 58384 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Những bí mật về chiến tranh Việt Nam
Daniel Ellsberg

Chương 6

Có một điều gì đó đã xảy ra. Tôi đã hiểu lầm (sự việc bắt đầu từ một diễn tiến sau này) tình cảm của Patricia với một nhà thơ người Đức cấp tiến mà cô đã gặp tại một cuộc hội thảo ở Princeton. Khi tôi biết việc này, tôi đã mất tin tưởng vào lời hứa của cô ấy đối với cuộc sống của chúng tôi. Bỗng nhiên tôi nghĩ tới việc sang Việt Nam. Một tuần sau, cơ hội phục vụ tại Việt Nam đã tới với khả năng đầy hy vọng. Tôi đã tình nguyện.

Tôi có cuộc họp định kỳ vào các sáng thứ bảy với Nhóm liên ngành về vấn đề Việt Nam được tổ chức tại Bộ Ngoại giao. Cuộc họp sáng hôm đó do Bill Bundy, trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chủ trì. Tôi đại diện cho phía dân sự của Bộ Quốc phòng. Có nhiều đại diện của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, Cơ quan thông tin của Mỹ (OSIA), Cơ quan phát triển quốc tế (AID), Cục Tình báo trung ương (CIA), Phòng Việt Nam của Bộ Ngoại giao và tất cả các ban ngành khác liên quan đến cuộc chiến tranh. Tất cả chúng tôi đều đã biết nhau từ các cuộc họp trước.

Chúng tôi được thông báo về lịch trình của cuộc họp mà phần cuối của nó là việc tướng Ed Lansdale sẽ được giới thiệu ra mắt nhóm bởi vì Tổng thống Johnson vừa chỉ định ông ta vào danh sách những người tới Việt Nam với chức vụ làm trưởng nhóm liên ngành để đảm nhiệm công tác chính trị với phía chính phủ Việt Nam. Thông báo này cũng không chỉ rõ thành phần hoặc nhiệm vụ của nhóm sẽ là gì, nhưng tôi tới cuộc họp với một ý nghĩ là tôi có thể nói đôi điều với Lansdale sau đó, dựa vào những gì tôi đã nghe được ông ta nói.

Lansdale từng là một thiếu tướng không quân, giờ đã nghỉ hưu, người đã dành phần lớn sự nghiệp của mình để làm việc cho CIA. Ông luôn được coi là một nhân vật "huyền thoại" trong lĩnh vực chống nổi dậy. Tôi được biết rằng ông ta coi chính trị cũng quan trọng như đấu tranh quân sự để chống lại chủ nghĩa cộng sản, thường xuyên yêu cầu cần phải cải cách về chính trị và dân chủ và kêu gọi chủ nghĩa yêu nước trong việc chống lại sự nổi loạn. Đây là chìa khoá cho sự thành công của ông trong việc giúp dập tắt cuộc nổi loạn của Huk ở Philippine đầu những năm 50. Năm 1954, ông được cử sang Việt Nam, nơi ông đã thiết lập được mối quan hệ cá nhân gần gũi với Tổng thống Diệm và đã làm hết sức mình trong việc thuyết phục chính phủ Mỹ duy trì sự ủng hộ Diệm trong suốt một thời gian được coi là không sáng sủa của năm 1955. Thật không may, chính tôi đã chứng kiến điều này năm 1961, sự thiếu cam kết ủng hộ Việt Nam là có thực, nhiều hơn cả chính bản thân Lansdale từng biết.

Không giống như phần lớn các quan chức Mỹ, những người đã làm việc với Diệm, Lansdale thực sự thích ông ta. Nhưng sau này tôi phát hiện ra rằng những hy vọng của Lansdale về những điều có thể thực hiện được với Diệm thực chất được dựa vào lời cam kết rằng Diệm sẽ tiếp tục nghe theo lời khuyên của ông ta về các vấn đề chính trị: cho phép mở rộng hơn các hoạt động chính trị, với một nội các mở rộng và một đảng "đối lập trung thành". Diệm đã không thực hiện cảc việc đó. Sự ảnh hưởng của Lansdale đối với em trai của Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Nhu cũng bị giảm sút. Lansdale rời Việt Nam, và rồi Diệm và em trai cũng đã bị ám sát trong một cuộc đảo chính do Mỹ bật đèn xanh, trong đó, thật mỉa mai, vì Lucien Conein, một cựu thành viên thuộc tổ chức CIA của Lansdale lại là người liên lạc giữa những kẻ âm mưu đảo chính và Đại sứ Mỹ, Henry Cabot Lodge, người ủng hộ mạnh mẽ cuộc đảo chính này.

Lansdale đã tạo được ấn tượng tốt với tôi tại một cuộc hội thảo hồi đầu mùa xuân năm đó, vì ông ta đã chỉ trích việc Mỹ ném bom, lên án sử dụng pháo binh bừa bãi và kêu gọi nỗ lực đấu tranh chính trị với những người Cộng sản. Tôi đã bị cuốn hút bởi những chủ đề này của ông ta trong một bài báo đã được đăng trên tạp chí "Các vấn đề đối ngoại" (Foreign Affairs), tháng mười năm 1964: "Cộng sản có vẻ như đã buông lỏng tư tưởng cách mạng ở Việt Nam, nhưng tư tưởng này sẽ không mất đi khi chúng ta cố tình làm ngơ, chúng ta đánh bom, hay thậm chí là tìm cách che giấu nó"(71). Giờ đây, Lodge sẽ trở lại Việt Nam làm đại sứ, thay cho tướng Taylor và yêu cầu Lansdale đi cùng. Lansdale đã tập hợp một số thành viên của tổ chức cũ của ông ta, trong đó có Concein, người đã họp cùng với Lansdale ở Bộ Ngoại giao.

Sau khi các công việc khác đã được giải quyết, ngay trước khi việc bổ nhiệm Lansdale được công bố, Bill Colby của CIA nói: "Tôi muốn nói rõ với nhóm này rằng Lansdale sẽ không đi với chúng ta sang Việt NamLansdale từng làm việc cho CIA một thời gian dài và giờ ông đã nghỉ hưu. Đây không phải là một trong các hoạt động của chúng ta. Lansdale sẽ chọn người từ nhiều ban ngành tham gia cuộc họp ở đây, bao gồm cả một số người của CIA, nhưng đây sẽ là một nhóm hên ngành, và ông ta sẽ phải là đại diện của CIA lên làm lãnh đạo nhóm". Xem xét tới nhóm mà Colby đang nói tới và cách ông ta nói về nó, tôi không hề nghi ngờ là ông ta đang được để mắt tới chức vụ giám đốc CIA (thậm chí tới tận bây giờ).

Lansdale giới thiệu ngắn gọn về những điều ông ta hy vọng sẽ thực hiện ở Việt Nam. Ông ta sẽ tuyển chọn chủ yếu những người đã làm việc với ông ta trước đây ở Philippines hoặc ở Việt Nam. Cuối cuộc họp, tôi nán lại khi những người khác đã ra về và nói với Lansdale tôi muốn ông ta xem xét cho tôi được đi cùng với đoàn. Tôi đưa cho ông một bản lý lịch ngắn gọn về hoàn cảnh của tôi. Ông ta có vẻ thích thú với thực tế là tôi đã làm việc cho McNamara nhưng lại phê phán (McNamara - ND) việc ném bom và chỉ tin vào các hoạt động quân sự. Tôi nói với ông là tôi không hề có một giấy chứng nhận nào để được chọn vào cái đoàn mà ông ta đang nói tới ngoại trừ là một người tập sự (học việc). Tôi tin tưởng vào kiểu tiến hành công tác chính trị mà họ sẽ thực hiện; vì thế tôi muốn học hỏi kinh nghiệm từ ông và những người khác. Tôi tha thiết được làm công việc đó. Tôi sẵn sàng đi kể cả bị hạ cấp, thậm chí với mức lương thấp nhất, miễn là có thể đủ để trợ cấp cho người vợ (đã ly dị) của tôi.

Lansdale chăm chú lắng nghe và nói ông ta sẽ xem xét việc này. Lansdale yêu cầu tôi cho danh tính một số người để ông ta có thể hỏi họ về tôi. Tôi bảo ông ta nên nói chuyện với McNaughton và một số người khác. Chúng tôi bắt tay nhau, tôi ra về để chờ đợi câu trả lời. Hành động đó tựa như một vụ bắn thử đường dài mà tôi được ông ta coi như một viên đạn, nhưng tôi hy vọng ông ta chấp nhận tôi. Patricia rất thất vọng khi biết rằng tôi đã tình nguyện đi mà không bàn bạc với cô ấy, nhưng trong tâm tưởng của mình tôi đã quyết tâm đi.

Sau vài tuần, Lansdale cho gọi tôi và nói ông ta muốn tôi di cùng. Ông bảo tôi tới tập trung ở Alexandria để gặp các thành viên khác của đoàn, tất cả đều là đồng nghiệp cũ của ông. Vì một lý do nào đó, tổ chức quyết định rằng tôi sẽ chuyển từ Bộ Quốc phòng sang Bộ Ngoại giao, giữ nguyên mức lương, với chúc danh là FSR- 1 (Foreign Service Reserve -l - chuyên viên đối ngoại hạng nhất).

Đúng lúc này, hai đứa con của tôi từ California lại tới Washington thăm tôi với kế hoạch dài ngày. Giữa những buổi thông báo ngắn về tình hình về Việt Nam, làm giấy tờ để chuyển sang Bộ Ngoại giao, làm ảnh, visa, tôi đã phải đưa Robert và Mary đi thăm các đài tưởng niệm lịch sử, hầu hết là vào buổi tối. Tại Đài tưởng niệm của Lincoln tôi bị cuốn hút bởi một đoạn trích từ lễ nhậm chức lần thứ hai của ông được khắc trên bức tường. Nội dung dường như rất tương xứng với tinh thần và mục tiêu của đoàn Lansdale, vì tôi đã hiểu các mục tiêu này, trong cuộc chiến sắp tới mà tôi sẽ đi đầu (và về mặt cá nhân tôi cũng coi đó là một cuộc nội chiến).

Với sự ác độc bị tận diệt, với tình thương cho tất cả mọi người, với sự khẳng định cái quyền mà Chúa trời ban cho chúng ta nhận biết lẽ phải, để cho chúng ta phân đấu hoàn thành công việc dang dở, để hàn gắn những vết thương của dân tộc, để chăm lo tới bạn, người sẽ phải đi chiến đấu và vì những goá phụ, đứa trẻ mồ côi của bạn, để làm mọi việc có thể mang lại thành công và nâng niu gìn giữ nó và cuối cùng là một nền hoà bình cho chính chúng ta và cho mọi dân tộc.

Robert, 9 tuổi, phát hiện ra một cái hộp đựng các mảnh giấy ở bên trong đài tưởng niệm cũng có in lại những dòng chữ này, khi chúng tôi đang rời khỏi đó, đi xuống các bậc thang phía trước bức tượng của Lincoln, tôi bảo nó quay lại lấy một mảnh nhỏ để tôi đem sang Việt Nam. Tôi nói với nó là tôi nghĩ rằng người miền Nam Việt Nam có thể bị thuyết phục để hiểu rằng chúng ta là công dân của một nước Mỹ đã được thống nhất thành một khối, lự do và giàu có, mặc dù bản thân chúng ta đã phải trải qua một cuộc nội chiến. Và tư tưởng của Lincoln: "Với sự ác độc bị tận diệt, với tình thương cho tất cả mọi người" sẽ trở nên rất quan trọng với một số người khi biết được tư tưởng đó.

Tôi đã mang trong hành trang của mình, những câu nói của Lincoln, tới Việt Nam.

Chú thích:

(71) "Cộng sản có vẻ như đã buông lỏng" - Lansdale, 176.

<< Chương 5 | Chương 7 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 210

Return to top