Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Cuộc Chiến VN >> Những bí mật về chiến tranh Việt Nam

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 59006 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Những bí mật về chiến tranh Việt Nam
Daniel Ellsberg

Chương 2

Sau phần giới thiệu không mấy sáng sủa của tôi về vấn đề Việt Nam năm 1961, tôi đã tránh được vấn đề này khi là cố vấn Quốc phòng trong 3 năm tiếp theo. Điều đó thật đơn giản.

Nhiệm vụ trọng tâm của tôi, với tư cách là một nhà phân tích của Công ty Rand và là cố vấn cho Washington, vẫn là những gì đã có từ 3 năm trước: tránh cuộc chiến tranh hạt nhân tổng thể, trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh. Chuyến đi ngắn ngày của tôi tới Đông Nam Á cũng liên quan tới điều này. Đó là một phần của công trình nghiên cứu và phát triển các loại vũ khí thông thường trong các cuộc chiến tranh, nhằm hạn chế sự đeo đuổi của chính quyền Eisenhower đối với các loại vũ khí hạt nhân dùng cho tất cả các cuộc xung đột. Nhưng với tôi, đó là một trò chơi hiếm thấy đối với các vấn đề tôi quan tâm cũng như các vấn đề mà tôi đã nghiên cứu, về việc ngăn ngừa một cuộc tấn công hạt nhân bất ngờ của Liên Xô và tránh được sự bùng nổ tai hại của chiến tranh hạt nhân. Mặc dù, tôi được mời để bàn chuyện và tham gia vào các cuộc thảo luận về chính sách trong phạm vi các cơ quan của chính phủ ở Washington, tất cả đều về chủ đề vũ khí hạt nhân và cách phòng ngừa, nhlng không một ai hỏi ý kiến của tôi cũng như nhờ tôi giúp một tay vào chính sách về Việt Nam. Điều này nằm ngoài phạm vi của tôi và tôi cảm thấy vui khi tiếp tục theo con đường đó.

Nhưng đến giữa năm 1964, tôi chấp nhận lời đề nghị rời khỏi Rand để đến Bộ Quốc phòng làm cố vấn cho một quan chức cấp cao có nhiệm vụ hoạch định chính sách về Việt Nam. Điều này cần phải giải thích thêm. Tôi không có mối quan tâm nào mới về Việt Nam, cũng như không có được thái độ lạc quan hơn vào những triển vọng của chúng ta ở đó. Một sự trái ngược hoàn toàn; trong nhiều tuần với công việc mới, những thứ tôi được đọc trong các bức điện mật từ đại sứ quán của chúng ta ở Sài Gòn gửi về đã khẳng định những nghi ngờ xấu nhất của tôi về tình hình ở đó và vì thế đã không có gì là bất ngờ. Vậy tại sao với nhiều vị trí có thể chọn lựa trong chính phủ, tôi lại chọn một công việc với toàn những điện tín đặc biệt, ảm đạm này? Điều gì đã đẩy con cá ươn vào đĩa ăn của tôi?

Theo tôi thì đó là công việc nghiên cứu. Cho dù bề ngoài có vẻ không rõ ràng nhưng đó là việc nghiên cứu đã được xác định nhằm một kết cục tương tự như những gì diễn ra 6 năm trước, đó là tránh chiến tranh hạt nhân. Chắc chắn, tôi không thể ngờ được rằng 3 năm sau chuyến đi của tôi tới Việt Nam, giờ đây tôi sẽ phải làm việc 70 giờ 1 tuần ở Lầu Năm Góc để giúp đất nước chúng ta dính líu vào cuộc chiến tranh ở đó. Những gì tôi đã làm trong hơn 6 năm trước chuyến đi đó, chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh hạt nhân tổng thể. Thật là mỉa mai cho tôi đối với công việc này vì việc làm đó lại bắt nguồn từ tình cảm của lôi kể từ khi tôi còn là một đứa trẻ trong Thế chiến II - việc ném bom vào dân thường và sự ghê tởm của tôi về các loại vũ khí hạt nhân giống như những quả bom đã được ném xuống vào lúc kết thúc chiến tranh. Thái độ mà tôi thể hiện bằng phản ứng chống lại cuộc chiến tranh Việt Nam, đã trở thành công việc thường ngày trong cuộc sống của tôi, vì thế cũng chẳng có vấn đề gì nếu nó lại thay đổi vào giai đoạn giữa của cuộc đời.

Tôi sinh năm 1931 ở Chicago, nơi cha mẹ tôi đã nghỉ việc khi là kiến trúc sư. Chúng tôi chuyển tới Springfield, Illinois, khi tôi 5 tuổi và tới Detroit mấy năm sau đó. Tôi nhớ như in thông báo của đài phát thanh về cuộc tấn công vào tàu chiến của chúng ta ở Trân Châu Cảng khi tôi 10 tuổi, san sự việc đó cha tôi đã giành những năm trong chiến tranh để thiết kế các nhà máy chế tạo bom. Tôi nhớ rất rõ những đoạn phim sinh động, những bản thông báo trên đài về trận ném bom, chủ yếu vào dân thường, hai năm trước đó. Những đoạn phim thời sự về các trận ném bom của phát xít Đức vào Ba Lan, Stukas giết hại những gia đình tị nạn và những đứa trẻ trên đường phố, phá huỷ toàn bộ trung tâm thành phố Rotterdam, và đặc biệt là cuộc oanh tạc chớp nhoáng vào London đã làm cho tôi thấy rõ bản chất của chủ nghĩa Quốc xã. Không thể là gì khác, không chỉ là sự xâm lược của Đức, những cuộc tấn công bất ngờ, dữ dội, sự hành hạ người Do Thái trước chiến tranh (Tôi không biết gì về kế hoạch huỷ diệt trong chiến tranh), tất cả dường như rất rõ ràng đó là một tội ác, khi người ta cố tình ném bom vào phụ nữ và trẻ em. Đấy là không kể tới những trại tập trung mà tôi từng biết sẽ sẵn sàng nhấn chìm cả gia đình tôi nếu chúng tôi ở Đức. (Mặc dù cha mẹ tôi sinh ra ở Mỹ, lớn lên ở Denver trong các gia đình không theo tôn giáo, ông bà nội, ngoại của tôi đều là người Do Thái di cư từ Nga sang vào cuối những năm 1880. Mẹ tôi đã trở thành một người Khoa học Thiên Chúa trước khi lấy cha tôi, một người goá vợ mà bà biết khi ông còn trẻ ở Denver, cha tôi hết lòng khích lệ bà theo tôn giáo đó trước khi sinh ra tôi. Có lần cha tôi nói với tôi, chúng ta vẫn là người Do Thái, cho dù "không theo tôn giáo nào". Tôi đã lớn lên như là một người theo Thiên Chúa giáo, trong một gia đình hoàn toàn mộ đạo theo Thiên Chúa dòng Sience, nhưng điều đó cũng không làm chúng tôi mất đi cái gốc của người Do Thái trong con mắt của cha mẹ tôi, hoặc như tôi biết, là trong con mắt của bọn Quốc xã).

Ở trường tiểu học, sau vụ Trân Châu Cảng, chúng tôi đã học những bài về không kích. Một hôm thầy giáo cho chúng tôi xem một bộ phim về cuộc oanh tạc chớp nhoáng vào London và giới thiệu cho chúng tôi mẫu của một quả bom có ngòi nổ ngắn, mảnh, ánh bạc được sử dụng để khởi động và phát lửa. Chúng tôi được thầy giáo cho biết đây là một quả bom từ trường, khi cháy, nước cũng không dập tắt được. Phải dùng cát để dập tắt nhằm giữ cho ôxy không lọt được vào bên trong. Mỗi phòng học trong trường đều có một thùng lớn đầy cát để đề phòng loại bom này.

Tôi đã làm như vậy vì đó là cách giúp chúng tôi phân biệt nỗ lực chiến tranh, giống như những tấm rèm che trên các ô cửa sổ, mà người quan sát và người bảo vệ cuộc không kích ở trong mỗi toà nhà đó, từ đó khả năng thâm nhập của các máy bay ném bom của Nhật Bản hay của Đức vào Detroit dường như rất nhỏ bé, khi nhìn lại. Nhưng khái niệm về bom từ trường đã gây cho tôi ấn tượng rất mạnh mẽ. Thật rùng rợn khi nghĩ về những con người đã chế tạo và ném xuống đầu người khác một chất cháy không dễ gì có thể dập tắt, một mảnh của nó, chúng tôi được nghe nói lại, sẽ đốt cháy da thịt vào đến tận xương tuỷ và cứ thế cháy mãi không tắt. Với tôi, thật khó có thể chấp nhận những người đã đang tâm giết chết trẻ em theo cách đó. Thế nhưng mọi việc vẫn diễn ra.

Sau này những thước phim thời sự đưa tin về các máy bay ném bom của Mỹ và Anh đã dũng cảm bay qua hệ thống hoả lực phòng không để ném bom vào các mục tiêu ở Đức. Tôi không được biết trước là họ đã thường ném những quả bom giống như những quả bom mẫu mà chúng tôi đã được học trong trường hoặc có những chất có tính năng tương tự là có thể bám vào da thịt, cháy mãi như chất phốt pho trắng và sau này là napan. Chúng tôi không xem phim về những gì đang diễn ra đối với người dân ở dưới tầm ngắm của các máy bay ném bom của chúng ta hay trong những cơn bão lửa ở Hamburg, Dresden hay Tokyo. Chúng tôi đã tin vào những gì đã được học rằng: đó là các trận ném bom chính xác vào ban ngày của chúng tôi bằng máy ngắm mục tiêu của người Bắc Âu chỉ nhằm vào các nhà máy sản xuất vũ khí và các mục tiêu quân sự, mặc dù một vài dân thường vẫn vô tình bị trúng bom. Các nhà lãnh đạo nước Anh thường nói với công chúng của họ điều tương tự về các vụ ném bom đánh dấu sẵn mục tiêu vào ban đêm của Anh, nhưng đó là một sự lừa dối hoàn toàn. Sự bí mật và những lời nói dối có tính chất chính thức đã che đậy một chiến dịch cố tình ném bom khủng bố của Anh nhằm trực tiếp vào khu dân cư, trong đó Mỹ đã tham gia ném bom Đức và Nhật những năm sau này.

Tôi đã không biết, một cách vắn tắt, là vào thời gian đó làm thế nào chúng ta lại bắt chước theo những bài thực hành ném bom của phát xít Đức, đặc biệt là trận ném bom thiêu trụi các thành phố của Nhật Bản. Tuy nhiên, không phải vô tình mà những năm sau này tôi đã nghiên cứu về lịch sử của việc ném bom chiến lược, trong đó có cả công trình nghiên cứu ném bom chiến lược của Mỹ được đánh giá là khá chi tiết. Tôi thấy đồng tình với các kết luận của nhiều nhà phê bình rằng không phải loại bom khủng bố hay bom "chính xác" của các nhà máy sản xuất đã góp phần quyết định rút ngắn thời gian tiến hành chiến tranh, sau khi đã cân nhắc mọi mặt, trong khi các loại ném bom trước đây, theo tất cả các tiêu chuẩn cũ, vẫn rõ ràng là một tội phạm chiến tranh, và đã được dùng qui tội cho chúng ta cũng như cho phát xít Đức. Thậm chí trước đó, mục tiêu nhầm lẫn ném bom vào dân thường ở Hirosima và Nagasaki đã khiến tôi, vào cuối cuộc chiến có những suy nghĩ vô cùng trái ngược về quyền sở hữu của chúng ta về các loại vũ khí nguyên tử, mà như tất cả những gì đã nói trên, thì đều là những công cụ của việc ném bom khủng bố. Khi nghiên cứu tiếp tục về vấn đề đó tôi đã có thái độ hoài nghi lâu dài với những tuyên bố của những người bào chữa cho phương thức ném bom chiến lược, ở Việt Nam hay ở bất cứ đâu. Nhưng 15 năm sau chính tôi lại phải viết đề cương cho các kế hoạch chiến tranh, trong đó bao gồm cả khả năng tiến hành các cuộc tấn công trả đũa bằng các loại vũ khí hạt nhân vào các thành phố.

Một yếu tố chỉ rõ nghịch lý trên khi tôi thực hiện chuyển sang Việt Nam là tôi đã trở thành một chiến binh của Chiến tranh lạnh ở cuối độ tuổi đôi mươi cùng với nhiều người Mỹ khác.

Điều này không phải vì tôi lớn lên, trở thành một người theo đảng Bảo thủ như cha tôi. Tôi là một người Dân chủ của Chiến tranh lạnh, là người Dân chủ tự do, luôn tôn trọng F. Roosevelt vì vai trò của ông ta ở New Deal và trong Đại chiến thế giới II, luôn tin tưởng vào sự nghiệp của các nghiệp đoàn và quyền công dân. Tôi có được sự quan tâm sau này là xuất phát từ anh trai tôi, Harry, hơn tôi 11 tuổi, người đã trở thành người cấp tiến thời kỳ Đại suy thoái. Khi tôi học năm cuối ở trường trung học, Harry đưa cho tôi một cuốn sách kinh tế vào dịp Noel và làm tôi bị lôi cuốn vào cuộc đấu tranh của người lao động. Lúc đó tôi là sinh viên được hưởng học bổng toàn phần ở trường Cranbrook, đồi Bloomfield, nơi nhiều phụ huynh là uỷ viên quản trị của tập đoàn xe hơi Detroit, những người đứng ở phía bên kia của cuộc đấu tranh; nhưng khi tôi tốt nghiệp tháng Sáu năm 1948, thần tượng của tôi là Walter Reuther, vì thế tôi tha thiết được tham gia vào tổ chức những người công nhân ô tô hợp nhất của ông và làm việc trong một xưởng tự động hoá mùa hè năm đó trước khi tôi vào đại học.

Tôi cần cha tôi cho phép để tham gia vào tổ chức này ở tuổi 17.

Cha tôi là người theo đảng Cộng hoà và chống tư tưởng hợp nhất, nhưng ông đã cho phép và tôi được giao vận hành một máy đột nhập vào ban đêm và tham gia các phiên họp của nghiệp đoàn.

Tôi giành được suất học bổng 4 năm của Công ty Pepsi-Cola vào một trường đại học theo sự lựa chọn và tôi chọn Harvard vì tôi được biết, khoa kinh tế của trường này rất chất lượng. Tôi học chuyên về kinh tế ở Harvard, chuyên ngành lao động, với ý định trở thành một người tổ chức lao động hoặc một nhà kinh tế học nghiệp đoàn.

Nhận thức của tôi về chính sách ngoại giao sau chiến tranh bắt đầu cùng lúc khi tôi quan tâm tới lĩnh vực kinh tế và lao động, với học thuyết Truman được công bố vào mùa xuân năm 1947, năm cuối của tôi ở trường trung học. Khi theo dõi tin tức những năm sau này về cuộc đảo chính của Cộng sản ở Tiệp Khắc các chế độ kiểu Stalin, về các phiên toà chính trị ở Liên Xô và Đông Âu, trận phong toả Berlin, sau đó là cuộc tấn công Bắc Triều Tiên và các cuộc nổi dậy ở Đông Âu, tôi dần chấp nhận các luận điểm và thái độ về cuộc Chiến tranh lạnh. Những điều này đã vượt quá cả sự căm ghét các chế độ đàn áp tàn bạo kiểu Stalin, mà tôi không bao giờ quên, dù là ở Liên Xô và Đông Âu Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cuba hay Việt Nam. Nhìn lại một cách khái quát, các luận điểm này gần như đã kết nối mọi cuộc khủng hoảng với sự đối mặt của chúng ta với Liên Xô và phân biệt với những thách thức mà chúng ta đã phải đương đầu trước và trong Chiến tranh Thế giới lần II. Có thể, luận điểm cơ bản này là sự cân bằng giữa Stalin với Hitler, không chỉ về sự lãnh đạo cực quyền của họ ở trong nước (nơi có sự tương đồng về chức năng rất hiệu lực), mà còn về mối đe doạ của họ đối với nền tự do trên toàn thế giới và trục tiếp là với Tây Âu và Mỹ, là mối nguy hiểm họ đã gây ra bằng sự xâm lược quân sự và là sự cần thiết cần đối chứng với sự chuẩn bị về quân sự, với sự thận trọng và sự sẵn sàng cho việc phòng thủ tập thể. Đặc biệt, sự cân bằng giữa Stalin và Hitler đã loại trừ được các cuộc thương lượng đầy cố gắng với các chế độ Cộng sản để tìm ra giải pháp cho các cuộc xung đột và kiểm soát vũ khí.

Tôi bắt đầu nhìn lại chính mình khi đã làm việc nhiều năm sau đó như là một người theo Đảng Dân chủ của Truman: sự tự do với các vấn đề trong nước, nhưng lại thực tế và cứng nhắc mặc dù đã có vạch ra giải pháp khi đối đầu với Liên bang Xô viết Một người chiến binh tự do của chiến tranh lạnh, ủng hộ người lao động và chống lại Cộng sản, giống như các Thượng nghị sỹ H. Humphrey và sau này là Henry Jackson hoặc chính là W Reuther. Tôi ngưỡng mộ hành động của Truman trong việc đưa những máy bay ném bom chở đầy than và lương thực đến trợ giúp cho người dân ở Berlin và phản ứng của ông ta với những điều được xem như sự xâm lược trắng trợn ở Triều Tiên. Tôi cũng khâm phục quyết định của ông là duy trì ở Triều Tiên một cuộc chiến tranh có giới hạn, bác bỏ những yêu cầu của tướng D. MacArthur đòi mở rộng chiến tranh sang Trung Quốc và sử dụng các loại vũ khí hạt nhân. Tin tưởng vào chính sách của chính phủ, bản thân tôi đã chuẩn bị để tới Triều Tiên cho dù không hề tha thiết về việc đó. Tôi đã đính hôn vào mùa thu của năm học cuối ở trường Đại học Harvard, với Carol Cumming, một cô sinh viên đại học năm thứ hai, 19 tuổi, cùng tuổi với tôi.

Đó cũng là lúc lực lượng lính thuỷ đánh bộ bị bao vây ở Chosin Reservoir và đang phải chiến đấu để phá vây. (Cuối cùng tôi được ưu tiên làm việc trực tiếp dưới sự chỉ huy của một anh hùng thuỷ quân lục chiến của chiến dịch đó, người được tặng Huân chương Chiến công danh dự, thiếu tá William Barber). Vì tôi đang chờ đợi lệnh gọi đi lính quân dịch vào khoảng thời gian cuối năm học, nên qua kỳ nghỉ lễ Giáng sinh, tôi đề nghị với Carol tổ chức lễ cưới vào giữa kỳ, để chúng tôi có thể sống bên nhau ít tháng trước khi tôi đi.

Một tháng sau đám cưới của chúng tôi, tháng hai năm 1951, có một cuộc tuyển chọn tân binh, tôi và tất cả bạn bè của tôi được hoãn đi lính quân dịch tới khi tốt nghiệp xong. Tôi rất vui vì điều đó và khi giành được một suất học bổng W. Wilson cho một năm học cao học ở trường Đại học Tổng hợp Cambridge, tôi lại được hoãn lâu hơn. Nhưng tôi coi việc đi lính là lẽ đương nhiên nên không muốn kéo dài thời hạn trì hoãn của mình vào năm đó. Hơn nữa, chắc chắn những người bạn khác đã phải đi thay vào vị trí của tôi và tình trạng cấp bách ở Triều Tiên thì vẫn tiếp diễn; nên khi từ Anh trở về, tôi cho rằng đã đến lúc để tôi thực hiện nghĩa vụ của mình.

Phần lớn bạn bè và thầy cô giáo của tôi đều rất ngạc nhiên khi tôi xin vào khoá đào tạo sĩ quan dự bị (OCC) trong binh chủng lính thuỷ đánh bộ. Tôi dường như không thích hợp loại hình này. Sở trường của tôi thiên về hoạt động trí óc, không có tố chất nào của một vận động viên. Một trong những giáo viên của tôi, ông W. Leontief, đề nghị giao cho tôi một công việc trong lực lượng không quân, một lĩnh vực toán học mới về lập trình, nhưng việc này xem ra có vẻ rất giống với lĩnh vực học thuật đơn thuần về kinh tế mà tôi mong muốn sẽ được làm sau này. Lực lượng lính thuỷ đánh bộ là cái gì đó rất khác và khác cơ bản. Quan trọng hơn với tôi, là binh chủng này đã không ném bom các thành phố; ở Thái Bình Dương và Triều Tiên, binh chủng này chỉ tấn công vào binh lính đối phương chứ không phải vào dân thường.

Lực lượng này còn tự đề ra một chuyến đi tham quan cho các sĩ quan dự bị chỉ trong khoảng thời gian 2 năm, đó là một sự khích lệ, vì không ai tham gia vào Binh chủng lính thuỷ đánh bộ chỉ vì đó là một thời hạn quân dịch ngắn ngày. Bố vợ tôi là đại tá lính thuỷ đánh bộ chuyên nghiệp đã nghỉ hưu sau chiến tranh với cấp hàm chuẩn tướng. Vợ tôi rất thích những kỷ niệm trong thời gian lớn lên ở các căn cứ của lính thuỷ đánh bộ; Anh trai của cô ấy đã rời trường đại học danh tiếng Yale để ghi tên tham gia vào Binh chủng và đã bị giết ở Guadalcanal đúng vào ngày sinh nhật lần thứ 19. Tôi muốn vợ tôi bị bất ngờ trước sự lựa chọn của mình; Tôi cho rằng việc để vợ tôi quay trở lại một căn cứ lính thuỷ đánh bộ sẽ làm cho cô ấy hạnh phúc. Và quả đúng như thế.

Tôi nộp đơn xin vào OCC sau khi từ Cambridge trở về vào mùa hè năm 1953, nhưng khi đó không có khoá học nào được mở cho tới tận mùa xuân 1954, vì thế tôi tiếp tục học cao học chuyên ngành kinh tế ở Harvard thêm một kỳ rưỡi nữa. Từ đó tôi đã tham gia các khoá học cao học theo yêu cầu như một sinh viên chưa tốt nghiệp, và đã tham dự kỳ thi vấn đáp lấy bằng tiến sĩ vào ngày trước khi đi huấn luyện ở Quantico. Ít tuần sau, ngày 8 tháng Năm năm 1954, vào sáng sớm khi chúng tôi đang đứng trên bãi tập thì người huấn luyện nói với chúng tôi: "Súng của các bạn nên giữ sạch hơn, vì Điện Biên Phủ vừa thất thủ".

Chúng tôi không xem báo trong suốt thời gian của tháng đầu tiên ở trong trại huấn luyện tân binh, vì thế điều đó không có ý nghĩa nhiều đối với chúng tôi. Dù sao, các khẩu súng của chúng tôi vẫn luôn sạch bóng. Tôi không chú ý tới lời tuyên bố nổi tiếng của Tổng thống Eisenhower về thuyết domino - dự báo sự sụp đổ của hầu hết các nước châu Á trước chủ nghĩa Cộng sản ở nếu miền Bắc Việt Nam thất bại - vào đúng ngày sinh nhật lần thứ 23 của tôi, ngày 7 tháng tư năm 1954, ngay trước khi tôi tới Quantico. Tất cả chúng tôi đã bỏ lỡ cuộc vận động thăm dò của Phó Tổng thống Richard Nixon ngay sau ngày đầu tiên khoá huấn luyện của chúng tôi bắt đầu, 16 tháng tư, khi ông ta nói rằng "vì người Việt Nam không đủ khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh hoặc tự trị", nên Mỹ có thể phải đưa quân tới đó để ngăn cản một thất bại của Pháp: "Nếu chính phủ không thể tránh được điều đó thì sẽ buộc chính quyền phải đối mặt với tình hình và đưa quân sang".(21)

Đã có sự phản đối kịch liệt với lời phát biểu của Nixon, hàng ngàn bức thư và điện tín được gửi tới Nhà Trắng phản đối sự can thiệp của Mỹ nhằm ủng hộ chủ nghĩa thực dân Pháp, đây là việc làm của các lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc do Cộng sản lãnh đạo. Thượng nghị sỹ Đảng Dân chủ Edwin Johnson nói bên ngoài hành lang của Thượng viện: "Tôi phản đối việc đưa lính Mỹ vào nơi bùn lầy, hỗn độn của Đông Dương bằng một trò chơi đổ máu chỉ để duy trì chủ nghĩa thực dân và sự khai thác thuộc địa của người da trắng ở châu Á"(22). Quan trọng hơn, người lãnh đạo phe đa số của đảng Dân chủ ở Thượng viện, Lyndon Johnson, chịu ảnh hưởng bởi cố vấn của ông ta, Thượng nghị sỹ Richard Russell, đã thuyết phục Tổng thống Eisenhower rằng Mỹ quyết không được hành động đơn phương nếu không có sự tham gia của Anh. Thủ tướng Anh, W. Churchill và Ngoại trưởng Anh, Anthony Eden đã không đồng tình với sự thừa nhận của Tổng thống Eisenhower, coi thách thức do Hồ Chí Minh gây ra ngang với thách thức của Hitler ở Rhineland hay ở Munich. Vì thế lớp sĩ quan như chúng tôi đã lỡ cơ hội tham gia vào cuộc xâm lăng của người Mỹ vào Đông Dương, điều đó có nghĩa là một cuộc chiến tranh diễn ra ở miền Bắc sẽ ác liệt hơn nhiều những gì chúng ta đã từng trải qua ở miền Nam Việt Nam và khả năng sử dụng cả các loại vũ khí hạt nhân để chống lại Trung Quốc (Phó Tổng thống Nixon ủng hộ cả hai khả năng này). Ba năm sau, Eisenhower và Ngoại trưởng John Foster Dulles quay lại ủng hộ Eden, khi họ từ chối áp dụng những biện pháp giống nhau. Eden, bây giờ là Thủ tướng đã so sánh Hitler với Tổng thống Ai Cập G.A Nasser trong cuộc khủng hoảng ở kênh đào Suez, khi tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ của tôi đang thực hiện nhiệm vụ trên Hạm đội 6. Chúng tôi cũng đã lỡ cuộc chiến tranh thuộc địa đó.

Lúc đó, ở Quantico tôi không biết gì về điều này. Viên trung sĩ phụ trách đang kể với chúng tôi những điều chúng tôi đã biết, rằng chúng ta, những người lính thuỷ đánh bộ - là lực lượng sẵn sàng ứng cứu, là người bảo vệ Tổng thống. Cũng có thể đã từng có những lính thuỷ đánh bộ trên các con tàu của lục quân ở ngoài khơi Đông Dương lúc đó. Đó là lý do để chúng tôi tham gia.

Ngay khi khoá huấn luyện cho phép, tôi sẽ vui vẻ lên đường. Càng vui hơn khi nghĩ rằng nếu sự tham gia của chúng tôi có thể góp phần vào việc không cần sử dụng tới các loại vũ khí hạt nhân. Một năm hoặc hơn một chút, khi tôi đã là một trung đội trưởng ở Camp Lejeune, miền Bắc Carolina, tôi rất tự hào được đọc lời tuyên thệ của người chỉ huy thuộc binh chủng lính thuỷ đánh bộ trước Quốc hội rằng: "Binh chủng lính thuỷ đánh bộ gồm 3 sư đoàn sẵn sàng hy sinh để ngăn chặn một cuộc chiến tranh hạt nhân". Với tôi đó cũng là một lý do thích hợp để được phục vụ quân ngũ.

Sau sự khởi đầu đầy khó khăn ở OCC, tôi gần như đã kiệt sức tôi phải học để trở thành một sĩ quan lính thuỷ đánh bộ giỏi.

Tôi rất thích công việc của một chỉ huy trung đội súng trường, và hơn tất cả là cơ hội - một sự kiện hiếm hoi với một thiếu uý trong thời bình - để tôi được chỉ huy một đại đội súng trường ở Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ số 2. Tôi sẽ bị lôi cuốn ở lại Binh chủng lính thuỷ đánh bộ như một quân nhân chuyên nghiệp suốt cuộc đời nếu công việc chỉ huy đó làm tôi hài lòng. Để chuẩn bị đi phục vụ tại ngũ vào mùa hè năm 1956, tôi phải từ giã bạn bè.

Nhưng tôi hy vọng sẽ có dịp quay trở lại Harvard. Con trai tôi, Robert Boyd, vừa chào đời, tôi cũng vừa được nhận một suất học bổng nghiên cứu sinh 3 năm ở Harvard. Tiểu đoàn của tôi sẽ tới Địa Trung Hải trong 6 tháng làm nhiệm vụ cùng với Hạm đội 6, một điều làm tôi không hề hối tiếc.

Dẫu sao, đúng lúc này, hầu như ngày nào cũng có cảnh báo về một cuộc chiến tranh có thể xảy ra ở Trung Đông do việc quốc hữu hoá kênh đào Suez của Tổng thống Nasser. Tiểu đoàn chúng tôi nhận được khuyến cáo về khả năng phải can thiệp vào các hoạt động thù địch. Tôi không chịu đựng nổi với suy nghĩ rằng những người lính mà tôi đã chỉ huy có thể bị gọi đi để sát hạch khả năng của họ trong cuộc chiến ở khu vực này trong khi tôi lại ngồi theo dõi họ chiến đấu và dõi theo số phận của họ từ Cambridge, Massachusetts. Tôi đánh điện cho chỉ huy binh chủng lính thuỷ đánh bộ yêu cầu gia hạn tại ngũ cho tôi tới khi tiểu đoàn của tôi hoàn thành nhiệm vụ ở Địa Trung Hải, và khi yêu cầu được chấp nhận, tôi đã thông báo cho Hội những người bạn về quyết định của mình.

Ít tháng sau, lần đầu tiên được cầm trong tay các tài liệu tối mật. Tôi nhanh chóng được cấp một giấy phép tối mật, để tôi có thể thảo ra các kế hoạch tác chiến đổ bộ cho tiểu đoàn của tôi trên cơ sở các kế hoạch chiến đấu dự phòng bất trắc của Hạm đội 6. Vào lúc đó, cấp trên của tôi ở tiểu đoàn và ở Hạm đội 6 đều không rõ liệu chúng tôi có phải hành quân chống lại Ai Cập hay Israel không. (Anh và Pháp chưa ra mặt như các bên tham chiến, mặc dù đã có những dấu hiệu tình báo không tốt). Khi tàu chở quân của chúng tôi theo mệnh lệnh tiến về hướng đông nam của Địa Trung Hải thì cuộc khủng hoảng đã ngày càng gia tăng, tôi được giao nhiệm vụ thảo ra một kế hoạch đổ bộ lên Haifa, trong khi ở bàn bên cạnh, một sĩ quan trợ lý tác chiến khác của tiểu đoàn đang lập kế hoạch đổ bộ lên Alexandria. Trong những điều kiện khác nhau mà chúng tôi sẽ phải đương đầu, điều đó có thể sẽ tồi tệ hơn nhiều, chúng tôi nhận định như vậy, nếu chúng tôi phải dùng tới mìn. (Cuối cùng chúng tôi đã không phải sử dụng cách nào, thậm chí tàu chở quân của chúng tôi cũng đã sơ tán được hơn một nghìn dân thường Mỹ khỏi Alexandria, trong khi các máy bay của Anh và Pháp bay qua bay lại để ném bom thành phố cảng thì chúng ta đã thu dọn sạch bến cảng). Nhưng điều đáng kể nhất khi tôi nhớ lại là làm thế nào để theo dõi được việc thực hiện tất cả các kế hoạch, cho dù Tổng thống lựa chọn kế hoạch nào. Tôi rất vui nếu được sử dụng tới những điều mà tôi đã được huấn luyện về thuỷ quân lục chiến tại bất cứ đâu mà Tổng thống chỉ định, tuy nhiên nó hoàn toàn khác với bất kỳ cảm nhận nào về những cái đúng và cái sai của cuộc xung đột.

Điều này đã diễn ra khiến tôi phải đi đến kết luận rằng trong trường hợp này, đồng minh của chúng ta mắc rất nhiều sai lầm. Viên chỉ huy tiểu đoàn yêu cầu tôi chuẩn bị một bài lên lớp cho các sĩ quan về bối cảnh của tình hình. Tôi đọc các bản phân tích tình báo đã được đưa tới tàu chỉ huy suốt cả mùa hè và đã nghiên cứu lịch sử của kênh đào cũng như các mối quan hệ của Ai Cập và Anh trong thư viện của tàu, trong đó có mấy cuốn bách khoa thư. Trước sự ngạc nhiên của tôi, xét theo cách mà Anh đang giải thích về hành động của Tổng thống Nasser thì dường như là chính phủ Ai Cập không có quyền chính đáng để quốc hữu hoá kênh đào Suez và bất cứ hành động quân sự nào nhằm chiếm quyền sở hữu kênh đào sẽ là sự xâm lược trắng trợn, một sự quay trở lại của chủ nghĩa thực dân. Đó là kết luận tôi đã nói với các sĩ quan trên tàu và họ nhận thấy thú vị tới mức tôi bị điều từ tàu này sang tàu khác để lên lớp cho các tàu bạn. Nhưng đối với bất cứ ai ngồi nghe tôi nói hay cả với tôi, đều vẫn chưa hiểu rõ thực chất chính sách của Mỹ là gì, vai trò của chúng ta như thế nào khi được lệnh tham gia. Tôi biết bất cứ ai trong số chúng tôi, kể cả tôi, đều đang rất lo lắng về những điều đó.

Thật khó có thể tưởng tượng, mặc dù điều mà tôi đã rút ra cho bài giảng của mình, là Mỹ sẽ vẫn lựa chọn cách đối đầu với các đồng minh NATO của họ. Trong các hình thức của Chiến tranh lạnh, điều này dường như không thể tưởng tượng nổi; nó sẽ thực sự củng cố vị trí của những người Xô viết, những người đang cung cấp vũ khí cho người Ai Cập và đã cố gắng để thay thế Mỹ tài trợ cho đập thuỷ điện Aswan (Aswan Dam). Khi Tổng thống Eisenhower chọn cách buộc Anh và Pháp phải chấm dứt sự phiêu lưu của họ ở kênh Suez, tôi thấy ngạc nhiên và tự hào vì mình là một người Mỹ. Chẳng điều gì có thể làm tôi tin tưởng hơn về kịch bản này là đất nước tôi phải cam kết trên nguyên tắc để phê chuẩn bản luật pháp quốc tế chống lại sự xâm lược còn chống lại ai thì không thành vấn đề, thậm chí chống lại cả những đồng minh thân cận nhất. Đó là điều mà tôi đã tin là có thể sử dụng để giải quyết vấn đề phòng thủ của chúng ta ở Nam Triều Tiên; đó là điều giải thích vì sao tôi thấy phải lên đường để hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong khi đang diễn ra tình trạng khẩn cấp ở Triều Tiên; đó cũng là điều vì sao tôi đang phục vụ tại ngũ. Khi tôi xem các tờ tạp chí châu Âu và nhìn thấy các bức ảnh về những gì các máy bay ném bom của đồng minh đã làm đối với thành phố Port Said đầu nguồn của con kênh, tôi cảm thấy mừng vì người Mỹ đã không phải nhìn thấy những bức ảnh, giống như công việc của chúng tôi đang làm.

Cho dù tôi đồng tình với quyết định của Tổng thống là phản đối chính sách thực dân, nhưng tôi đã thực hiện mệnh lệnh của ông ta theo một hướng khác với lời cam kết đầy đủ. Lúc đó, tôi quan tâm nhiều tới việc chúng tôi phải làm thế nào để chiến đấu giỏi chứ không quan tâm nhiều tới việc chúng tôi chiến đấu với ai hay tại sao phải chiến đấu. Đó là việc của Tổng thống quyết định. Tư tưởng khoáng đạt đó, một di sản của Chiến tranh thế giới II và cuộc chiến tranh lạnh, đã tồn tại trong tôi hàng thập kỷ sau này. Cuối cùng, khi tôi giải thoát được tư tưởng đó vào năm 1969 thì cuộc sống của tôi đã bất ngờ thay đổi.

Tôi trở lại Harvard để thực hiện công việc nghiên cứu độc lập, với tư cách một thành viên mới trong Hội những người bạn, nơi đã làm cho tôi thấy thú vị nhất kể từ khi tôi học năm cuối ở đại học (lúc đó, nghe theo lời vị cố vấn của khoa, tôi đã chuyển chuyên ngành từ nghiên cứu về lao động sang thuyết kinh tế).

Tôi bắt đầu thích thú với chuyên ngành mới này với bản phân tích trừu tượng về việc cần đưa ra quyết định trong tình hình kinh tế bất ổn. Tôi học chuyên ngành kinh tế nên đã phải viết luận văn cao học chuyên ngành kinh tế, sau đó viết luận án tiến sĩ về đề tài làm thế nào để miêu tả, để hiểu và có thể nâng cao cách thức lựa chọn khi người ta không chắc chắn về những hậu quả do hành động của họ gây ra. Nó bao gồm các tình huống của cuộc xung đột mà trong đó sự không chắc chắn phần nào có liên quan tới những lựa chọn của đối tác, đó là chủ đề về cái được gọi là lý thuyết trò chơi hoặc thuyết thương lượng(23).

Tất cả điều này rõ ràng có liên quan tới các quyết định quân sự, cùng với các quyết định khác. Vì thế, một cơ quan đã thể hiện mối quan tâm đặc biệt tới lĩnh vực này là Công ty Rand, nơi các nhà toán học đã có những đóng góp cơ bản. Trái lại chính điều này đã thu hút sự chú ý của cá nhân tôi đối với Rand, một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận ở Santa Monica, California, thành lập năm 1947, làm cả hai công việc là nghiên cứu cơ bản và đánh giá các bản phân tích đã giải mật cho Bộ Quốc phòng, chủ yếu là cho lực lượng không quân. Sau chuyến thăm ngắn ngày vào cuối mùa hè năm 1957, tôi đã xem xét và chấp nhận lời mời của Ban kinh tế của Công ty Rand đến làm tư vấn ở đó vào thời gian nghỉ hè năm 1958, khi đang làm nghiên cứu sinh ở Harvard). Ba năm trong binh chủng lính thuỷ đánh bộ đã để lại trong tôi sự tôn trọng quân đội, mối quan tâm tới các vấn đề chiến lược và sẵn sàng áp dụng các khái niệm mang chất trí tuệ vào các vấn đề quân sự hơn là các việc khác. Dù sao đi nữa, trước khi tới Rand tôi đã mong muốn theo đuổi một công việc chuyên môn mang tính hàn lâm ví như một nhà lý luận kinh tế. Lúc đó tôi 27 tuổi.

Điều gì đến phải đến, ngay sau chuyện thăm có tính thăm dò, khám phá của tôi tới Santa Monica năm 1957, những người Xô viết đã phóng tàu Sputnik vào quĩ đạo, chứng tỏ khả năng có thể thực hiện các cuộc phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBMs) sớm hơn cả Mỹ lúc đó. Vào mùa hè, lúc tôi tới Rand cũng chính là lúc ở đó đang có những nghiên cứu dự báo bí mật về tính ưu việt của Liên Xô trong thời gian tới qua việc triển khai ICBMs, "khoảng trống tên lửa". Thậm chí, trước khi có những dự báo đó, các bản nghiên cứu tối mật của Rand(24) trong 4 năm qua đã kết luận rằng khả năng của Bộ chỉ huy không quân chiến lược (SAC) trả đũa bằng các cuộc ném bom chiến lược trước một cuộc tấn công bất ngờ của Liên Xô, đã được định vị kỹ càng để huỷ diệt họ là rất xa thực tế. Với các đồng nghiệp mới của tôi ở Rand, kế hoạch tập trung quân của Liên Xô được nhìn nhận rõ ràng là một nỗ lực khẩn cấp, có cơ hội thành công cao một cách đáng kinh ngạc, để có được sức mạnh làm mất đi khả năng trả đũa của SAC. Khả năng đó của Liên Xô, cho dù phải trả giá đắt để đạt được đã làm huỷ hoại cơ sở lòng tin trong việc ngăn chặn hạt nhân. Ít nhất điều này đã tác động tới những ai đang đọc các bản nghiên cứu, những người đã cùng chia sẻ một sự thừa nhận rộng rãi rằng trong cuộc chiến tranh lạnh này, Liên Xô sẽ tìm cách đạt mục đích cuối cùng là thống trị thế giới.

Trong những tuần tới Rand làm việc, bản thân tôi nhận ra rằng tôi đang bị cuốn vào cái điều được coi là vấn đề cụ thể cấp bách nhất của sự bất ổn, đó là về quyết định mà loài người từng phải đối mặt: ngăn chặn một cuộc đối đầu hạt nhân giữa Liên Xô và Mỹ. Vào những năm cuối của thập kỷ, gần như tất cả các bộ phận và các nhà phân tích độc lập ở Rand đều bị ám ảnh về việc giải quyết vấn đề tưởng như đơn giản mà lại khó khăn và căng thẳng, thúc bách hơn bất cứ ai ở bên ngoài Rand có thể tưởng tượng ra, về việc phải ngăn chặn một cuộc tấn công hạt nhân của Liên Xô vào xã hội và các lực lượng trả đũa của Mỹ, trong vài năm tới hoặc xa hơn, bằng việc khẳng định rằng khả năng trả đũa của Mỹ bằng các loại vũ khí hạt nhân sẽ ngăn chặn được bất cứ cuộc tấn công nào như vậy.

Khi tôi đến Ban kinh tế của Rand làm nhân viên tập sự mùa hè năm sau, tôi đã dồn toàn tâm toàn ý vào công việc, thậm chí với một cảm nghĩ vinh dự và được công hiến, mặc dù ác cảm của riêng tôi với các loại vũ khí hạt nhân là rất lớn. Quan điểm mạnh mẽ của tôi chống lại các cuộc ném bom bừa bãi các thành phố của cả hai bên tham chiến trong Chiến tranh thế giới lần II, như tôi đã nói, nó như cái gót sắt khủng khiếp dẫm đạp lên công việc của tôi đang làm cho lực lượng không quân với các công trình nghiên cứu nhằm răn đe người Nga bằng các cuộc ném bom khủng khiếp nếu họ tấn công chúng ta. Nhưng lại có một lô gích phù hợp với công việc này. Từ các bản phân tích của Rand, tôi dần dần phải tin rằng đây là cách tốt nhất, và thực sự là cách duy nhất, để làm tăng thêm cơ hội rằng sẽ không có cuộc chiến tranh hạt nhân nào trong tương lai gần.

Trong những hoàn cảnh được miêu tả bởi các nhà lượng định tình báo quốc gia cấp cao nhất, lô gích của hành động ngăn chặn dường như rất rõ ràng. Theo các bản đánh giá tối mật này, chúng ta phải đối mặt với một kẻ thù có sức mạnh đang tìm mọi cách để mở rộng công năng của vũ khí hạt nhân khiến chúng ta phải khuất phục hoàn toàn và để giành lấy sự thống trị toàn cầu mà không bị một sự ngăn trở nào. Không có một khả năng quân sự phi hạt nhân nào của Mỹ có thể cam kết sẽ loại trừ được một cuộc tấn công như thế và đáp trả (phản ứng lại) bằng một cuộc tấn công tương tự với qui mô có thể thực sự ngăn chặn được một kẻ thù cứng rắn và tàn bạo tới như vậy. Không thể làm cách gì khác hơn ngoài khả năng phải đáp trả bằng vũ khí hạt nhân, một khả năng có thể ngăn chặn chắc chắn một đòn đánh hạt nhân đầu tiên đã được lên kế hoạch một cách hoàn hảo, một cuộc tấn công hạt nhân vào Trân Châu Cảng.

Để có sự đóng góp riêng của mình, tôi chọn một chủ đề đặc biệt mà dường như tới thời điểm này nó đã được quan tâm nghiên cứu vì tầm quan trọng của nó, đó là sự chỉ huy và điều hành các lực lượng trả đũa hạt nhân của các sĩ quan quân sự cao cấp và đặc biệt là của Tổng thống. Phần lớn các đồng nghiệp của tôi đang nghiên cứu làm thế nào để giảm thiểu sự thiệt hại của các loại vũ khí, của các căn cứ và các loại phương tiện chuyện chở hạt nhân. Tôi đã cùng một số người kiểm tra khả năng tồn tại và khả năng phản ứng của hệ thống chỉ huy quân sự trung tâm. Ai cũng thừa nhận rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời điểm các lực lượng hạt nhân của Mỹ thực hiện các cuộc tấn công chống lại Liên Xô là do Tổng thống hoặc nhân vật có cấp cao nhất còn sống sót trong chính quyền quyết định.

Vấn đề cụ thể này đã chứng minh mọi điều tôi đã được học trong trường đại học về cách thức tạo ra quyết định trong những trường hợp không rõ ràng. Vì lời cảnh báo và bằng chứng cho quyết định của Tổng thống đều không tránh khỏi sự đáng ngờ, nên nó sẽ là quyết định ảo tưởng cuối cùng có thể hiểu được, từng được đưa ra bởi một nhà lãnh đạo quốc gia trong trường hợp không rõ ràng.

Tuy nhiên khả năng của Tổng thống, hay thậm chí của bất cứ viên chỉ huy cấp cao nào, để làm cho quyết định này có hiệu lực rộng rãi đều bị đe doạ bởi, nhược điểm riêng của họ với cuộc tấn công hạt nhân vào Washington và vào tất cả các trạm chỉ huy khác, cùng với nó là các mạng lưới truyền thông và các hệ thống thông tin; và bởi khuynh hướng của các hệ thống tình báo và cảnh báo này thường chỉ phát đi những tín hiệu không rõ ràng và những báo động giả. Không một bí mật quân sự nào được bảo vệ một cách nghiêm ngặt hơn là các chi tiết về việc các kế hoạch chiến tranh hạt nhân thực sự được đưa ra, sẽ được thực thi như thế nào, do ai và trong hoàn cảnh nào.

Một tài liệu về các vấn đề chỉ huy và điều hành hạt nhân của CINCPAC, mà tôi mượn từ Rand, giúp tôi có sự hiểu biết về một số vấn đề về tổ chức quân sự của chúng ta đã được cất giữ cẩn mật và được bảo vệ ở mức cao nhất. Những bí mật này bao gồm các kế hoạch quân sự cho cuộc chiến tranh hạt nhân tổng thể mà thậm chí các quan chức dân sự cao nhất cũng không thể tiếp cận được.

Lấy ví dụ tôi được biết về một bí mật mà nó hoàn toàn trái ngược với tất cả các tuyên bố công khai, đó là việc Tổng thống Eisenhower đã trao cho các tư lệnh chiến trường quyền khởi đầu các cuộc tấn công hạt nhân trong những điều kiện nhất định, như việc có sự gián đoạn trong hệ thống thông tin liên lạc đối với Washington - một việc thường xuyên xảy ra vào lúc đó - hoặc việc thiếu vai trò quyết định của Tổng thống (điều này đã hai lần xảy ra đối với Tổng thống Eisenhower). Việc trao quyền này đã không thông báo cho cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống Kennedy là McGeorge Bundy, và cho cả Tổng thống, vào đầu năm 1961, sau gẳn một tháng nhận chức Tổng thống, khi tôi thông báo vấn đề này, Tổng thống mới biết. Kennedy tiếp tục bí mật trao quyền, cũng giống như Tổng thống Johnson đã làm. (Johnson không ám chỉ tới sự đối đầu trong chiến dịch tranh cử Tổng thống của ông ta năm 1964 chống lại Thượng nghị sỹ Goldwater, trong đó việc trao quyền rộng rãi, mà Goldwater ủng hộ là một vấn đề lớn). Tôi cũng báo cáo với Bundy rằng việc trao quyền cho các Tư lệnh 4 sao, ở Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, được bắt chước giống như việc trao quyền tương tự cho các tư lệnh cấp dưới (rõ ràng không được Tổng thống biết và uỷ quyền), điều này đã tạo điều kiện cho một số lượng không xác định nhưng rất lớn các nhân vật được phép tiếp cận tới nút bấm hạt nhân. Sự quy định như thế, với một số các nhân vật khác nữa đã đặt các lực lượng hạt nhân của Mỹ trên một vòng có nguy hiểm, đã phản ánh những tính toán tình báo của Mỹ về cả khả năng và ý định của Xô viết rằng khả năng này buộc Mỹ phải chấp nhận những liều lĩnh cần thiết để ngăn chặn một cuộc tấn công bất ngờ của Liên Xô.

Tuy nhiên, vào mùa thu năm 1961, một bí mật lớn đã làm thay đổi một cách kịch tính sự tính toán của tình báo quốc gia Mỹ, làm đảo lộn thế chiến lược toàn cầu mà tôi đã quan tâm trong suốt 3 năm. Tầm bắn xa của tên lửa có lợi cho Liên Xô đã là một điều kỳ diệu. Có một tầm bắn xa quả là tốt, vì thông thường tỉ lệ tên lửa 10 chọi 1 là có lợi cho chúng ta. 40 quả (Atlas và Titan ICBMs) của chúng ta đem đối chọi với 4 quả SS-6 ICBMs của Liên Xô tại một bè phóng ở Plesetsk, chứ không phải là 120 quả như trong tài liệu lượng định tình báo quốc gia mới nhất vào tháng Sáu, hoặc 1.000 quả như ước lượng của Tư lệnh SAC mà tôi đã nghe được ở Tổng hành dinh SAC hồi tháng tám. Triển vọng về một cuộc tấn công bất ngờ có chủ ý của Liên Xô đột nhiên xuất hiện, với những sự ước lượng mới, chỉ là một điều không tưởng.

Đối với tôi việc đọc bản đánh giá này vào cuối năm 1961 đã gây tác động mạnh lên thế giới quan chuyên ngành của tôi, rất giống như khi tôi đọc bức điện của Herrick sau đó 3 năm, trong một bối cảnh hạn hẹp hơn nhiều. Tương tự thế, bản đánh giá này có thể đã truyền một tín hiệu tới bộ máy an ninh quốc gia của chính phủ: Ngừng mọi hoạt động? Tiến hành điều tra công khai!

Xem xét lại tiến trình của sự việc một cách hợp lý nhất! Tuy nhiên việc này không thực hiện được. Giống như bức điện của Herrick, bản đánh giá được giữ bí mật một cách hiệu quả (bởi tôi và một số người khác) đối với Quốc hội, báo chí và công luận, chính vì thế nó đã có tác động tới các chương trình quân sự. Đó là sự thừa nhận một bí mật sau này rằng những người Xô viết đã triển khai 4 quả tên lửa ICBM thể lỏng để đối chọi với 40 quả của chúng ta mà chính quyền Kennedy đã quyết định triển khai vào cuối mùa thu 1961, trên cơ sở phù hợp với số lượng tên lửa Minuteman thể rắn trong dự án của Mỹ là 1.000. Con số đó vẫn ít hơn từ 1.600 tới 6.000 quả mà lực lượng không quân đã yêu cầu trước đây nhưng cũng chỉ giảm xuống tới mức mà Bộ trưởng Quốc phòng McNamara đã quyết định từ trước, trước khi có bản tính toán mới.

Không phải chỉ là việc số tên lửa tăng lên cao, rốt cuộc với cả hai bên, mà tình trạng báo động của nước chúng ta vẫn tiếp tục ở mức nguy hiểm. Khi làm việc, tôi đã phát hiện ra nhiều điều bất ngờ trong quá trình chỉ huy điều hành của Mỹ và những chuẩn bị nhạy cảm cho cuộc chiến tranh hạt nhân, điều đó đã nâng cấp cho một nguy cơ thực sự của một cuộc chiến tranh hạt nhân tổng lực được bắt đầu một cách vô tình và gióng lên bằng một hồi chuông báo động giả. Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân, có thể do Mỹ khởi xướng, vẫn trở nên rất thực tế với tôi, có thể bắt nguồn từ một tai nạn vô tình, không được phép, từ tác động của những lời cảnh báo hoặc những nghi binh trong một cuộc khủng hoảng, từ một báo động giả hoặc từ những mệnh lệnh bị hiểu sai.

Sự hiểu biết của tôi về những sự việc này và làm thế nào mà sự hiện diện của tên lửa Liên Xô ở Cuba có thể gây tác động lên những sự việc này đã làm cho người đồng nghiệp cũ của tôi ở Rand là Harry Rowen, hiện giờ là phó trợ lý Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã gọi tôi về Washington để tham gia vào các nhóm hoạt động của Uỷ ban điều tra của Hội đồng An ninh quốc gia trong suốt thời gian khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Kinh nghiệm này để lại trong tôi một cảm nhận sâu sắc về việc làm thế nào một cuộc chiến tranh nhiệt hạch cuối cùng lại có thể biến thành một cuộc khủng hoảng, không chỉ là do những thất bại trong việc điều hành ở cấp cao mà tôi đã bắt đầu thấy trước - được thể hiện ở cả hai phía trong cuộc đối đầu này - mà còn do kết quả của những tính toán sai lầm chủ yếu ở những cấp cao nhất và là kết quả của những cam kết được đưa ra trước đó nhưng không hề có một cảm nhận nào về việc các cam kết này sẽ dẫn tới đâu. Các bên đều hiểu rất sai về nhau, đánh giá sai thái độ của nhau, không hiểu hành động của nhau. Đã có những sai sót về mặt thông tin liên lạc, một loại rủi ro có thể mang lại những hậu quả nghiêm trọng nhất.

Với hai bộ máy tình báo tinh xảo nhất trong lịch sử loài người, mỗi bên đều tập trung toàn lực vào đối thủ siêu cường của mình, Tổng thống Kennedy đã không thấy trước được rằng Thủ tướng Liên Xô Nikita Khrushchev sẽ cố gắng triển khai các tên lửa đạn đạo tầm trung ở Cuba trong vòng phạm vi có thể bắn tới các mục tiêu trên đất Mỹ và Khrushchev cũng không nắm được sự đáp trả của Kennedy đối với hành động này sẽ như thế nào.

Những phát hiện gần đây của Liên Xô cũ cho thấy số lượng binh lính của họ tại Cuba lớn hơn gấp nhiều lần so với những gì chúng ta biết lúc đó, đã được trang bị (chúng ta không biết điều này) bằng các vũ khí hạt nhân chiến thuật và Khrushchev đã trao quyền điều hành lực lượng này cho các tư lệnh địa phương. Với thông tin này, rõ ràng rằng gần như tất cả mọi người trong chính quyền Mỹ lúc đó đã đánh giá quá thấp nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân tổng lực mà sự đánh giá thấp này chính là kết quả của 2 lần thất bại trước. Đây cũng là sự thực đối với tôi. Dù sao những nguy cơ tôi đã chứng kiến sau này cũng đủ làm cho người ta phải kinh hoàng.

Tôi đã dành nửa năm đầu 1964 ở Washington, với tư cách là nhà nghiên cứu của Rand, nghiên cứu một đề tài nhằm làm rõ mối quan tâm của tôi về cuộc khủng hoảng tên lửa. Tôi muốn làm rõ các khía cạnh nguy hiểm trong quá trình hoạch định chính sách của chính phủ và việc thông tin liên lạc - có thể là ám chỉ hoặc hiểu ngầm và vô tình - giữa các chính phủ trong các cuộc khủng hoảng hạt nhân. Tôi không phải là một nhà sử học và cũng không quan tâm tới việc tạo ra những tình tiết cụ thể về những sự kiện đặc biệt. Tôi biết những câu chuyện như thế vẫn tồn tại, trên cơ sở đã được giải mật ở mức độ cao, trong các cơ quan của chính phủ. Những gì tôi muốn và có được là đã tiếp cận với mảng tư liệu này, bao quát toàn bộ phạm vi của các cuộc khủng hoảng, để tôi có thể liến hành phân tích so sánh.

Tôi đang tìm hiểu các vấn đề còn chưa rõ ràng để giúp Tổng thống thấy được rõ hơn sự hiểu biết và điều hành của ông ta đối với bộ máy dưới quyền, những tác động của nó đến đối phương, bằng nhiều cách có thể giúp Tổng thống giảm thiểu nguy cơ của một thảm hoạ.

Tôi đưa ra đề tài này năm 1963, hy vọng nó sẽ giữ tôi ở lại Washington chỉ là tạm thời. Nhưng vào đầu năm 1964, sau 13 năm xây dựng gia đình, vợ tôi đòi ly dị. Tôi lưu lại phòng tài chính của Rand thêm một thời gian, rồi chuyện tới Washington để theo đuổi đề tài, sau đó quay trở lại California chủ yếu là để thăm hai đứa con Robert và Mary, khi đó chúng lên 8 và 5 tuổi.

Một danh sách liên ngành bao gồm các quan chức có hàm chức vụ đứng thứ hai ở Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) và Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân (Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân) được Walt Rostow - Trưởng phòng hoạch định chính sách Bộ Ngoại giao, người tài trợ chính cho dự án, tập hợp lại đưa cho tôi. Mỗi nhân vật đều bảo đảm thuận lợi cho tôi tiếp cận với các tài liệu đã giải mật thuộc lĩnh vực riêng của họ, nhằm giải quyết các sự kiện quốc tế đã qua như cuộc khủng hoảng tên lửa, các cuộc khủng hoảng ở Berlin, ở kênh đào Suez, ở Li Băng, ở eo biển Đài Loan, vụ bắn rơi U-2 và các vấn đề về Lào. Một số tài liệu được phân loại cao hơn cả mức tối mật và tôi được cấp các loại giấy phép đặc biệt để có thể xem. Sáu tháng tiến hành nghiên cứu, được xem khá nhiều các tài liệu chi tiết về cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba, tôi đã đi tới những kết luận sơ bộ ban đầu của mình. Tôi báo cáo từng phần cho nhóm nghiên cứu liên ngành của Rostow, nhưng những gì tôi được biết trong thời gian này, cùng với những gì tôi đã biết 6 năm trước đó, phần lớn công chúng không biết tới, vẫn là một câu chuyện dài vẫn còn được bàn tán ở đâu đó Trong khi đó tôi vẫn đang tìm kiếm thêm ít nhất 6 tháng nữa để điều tra, giải quyết công việc ở các phòng ban của Lầu Năm Góc và thanh toán tiền lương ở Rand.

Sau đó, vào tháng Bảy, trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách các vấn đề An ninh quốc tế, McNaughton gọi tôi vào phòng và đề nghị tôi làm trợ lý đặc biệt cho ông ta. Ông ta nguyên là giáo sư luật của trường Harvard, người trước đây từng là luật sư cho Bộ Quốc phòng. Mấy năm qua, tôi đã vài lần thảo luận với cấp trên về vấn đề kiểm soát vũ khí hạt nhân, điều này làm chúng tôi tôn trọng lẫn nhau. McNaughton nói với tôi rằng Bộ trưởng Quốc phòng McNamara đang giải quyết các vấn đề về Việt Nam cho Tổng thống và McNamara yêu cầu ông ta làm trợ lý chính cho McNamara về vấn đề này. Đến lượt tôi sẽ là trợ lý riêng cho McNaughton trong lĩnh vực đó.

McNaughton dành 70% thời gian cho vấn đề về Việt Nam và ông ta muốn tôi dành cho nó tới 90% thời gian. Nếu làm tốt thì sau khoảng gần một năm tôi có thể sẽ có được một công việc ở vị trí phó trợ lý Bộ trưởng.

Cả hai triển vọng trên đều không cuốn hút tôi lắm. Trở thành một công chức không phải là hoài bão hay sở nguyện của tôi; ở mọi vị trí, Rand luôn là ngôi nhà hoàn hảo đối với tôi. Tôi sẽ rất vui khi được làm việc ở đó trong quãng đời còn lại của mình; thực tế tôi cũng đã trông chờ vào điều này. Rand cuốn hút tôi ở Rand tôi được tự do thoải mái, không bị giám sát chặt khi nghiên cứu các vấn đề riêng của mình, khi điều tra và tìm hiểu sâu các vấn đề cụ thể mà tôi đặc biệt quan tâm, chủ yếu là những nguy cơ của chiến tranh hạt nhân. Hơn nữa, thường xuyên được bay từ các văn phòng của Rand ở Santa Monica tới Washington để tham gia cùng các nhóm nghiên cứu hoặc hoạt động như một cố vấn riêng cho các quan chức hoạch định chính sách ở Lầu Năm Góc, ở Bộ Ngoại giao, hoặc ở Toà nhà hành pháp, tôi cảm thấy có thể đóng góp một phần vào việc giảm thiểu những nguy cơ đó. Tôi cũng có thể hạn chế sự tham gia của mình vào các lĩnh vực mà tôi thấy mình còn ít kinh nghiệm. Tôi chưa bao giờ có tham vọng hay sở thích trở thành một quan chức chính phủ để phải có trách nhiệm với một loạt các vấn đề khác nhau mà cá nhân tôi biết rất ít về nó hoặc không chuyên nghiệp. Chính sách về Việt Nam là một ví dụ rõ ràng. Thực tế, sau chuyện thăm ngắn ngày của tôi tới Việt Nam, tôi thấy nó giống như một cái bẫy. Tôi không muốn biết thêm gì về Việt Nam ngoài những điều đã biết.

Tôi đã thảo luận với McNaughton về việc tôi nghiên cứu cuộc khủng hoảng từ trước đó và nói với McNaughton rằng tôi thấy công việc này rất thú vị và hoàn toàn đáng để làm. Tôi đã dành khá nhiều thời gian cho nó và nỗ lực đó đã mang lại kết quả. Tôi nghĩ tôi có thể đóng góp tốt nhất bằng cách tiếp tục công việc nghiên cứu này. Nhưng McNaughton nói, ông ta sẽ cho tôi cơ hội được quan sát cuộc khủng hoảng từ bên trong, khi nó đang diễn ra. "Việt Nam là một cuộc khủng hoảng tiếp theo cuộc khủng hoảng khác; đó là một cuộc khủng hoảng dài".

Những câu chuyện về các cuộc khủng hoảng trong quá khứ cho tôi thấy chỉ được mỗi cái là quá nhiều chứ không có điều gì thực sự cần biết. Nếu tôi muốn biết các cuộc khủng hoảng bắt nguồn như thế nào, gây ra những sai lầm gì và thực sự đã làm khủng hoảng về cái gì, thì tôi phải tìm cách thích nghi với các hoạt đơng của chính phủ, như một người trong cuộc, chứ không phải như một nhà nghiên cứu hay một cố vấn. McNaughton nói tôi có thể tiếp tục nghiên cứu về cuộc khủng hoảng khi thời gian cho phép. Nhưng quả thực, khi thấy cơ hội ông ta dành cho tôi, thì Việt Nam sẽ là một đề tài được bổ sung vào danh sách các công việc của tôi. Tôi sẽ không viết sử về Việt Nam. Tôi sẽ sống với lịch sử của nó. Cuối cùng tôi đã chấp nhận.

Tôi biết giá trị của chức vụ, bên trong toà nhà này và trong các ban ngành khác. Tôi yêu cầu một chức vụ dân sự "siêu cấp", GS- 18, có chức vụ mức lương tương đương với Phó trợ lý Bộ trưởng về phía dân sự, về phía quân sự tương đương với cấp hàm giữa thiếu tướng và trung tướng. Đó là một chức vụ rất khác thường của một trợ lý đặc biệt cho một trợ lý Bộ trưởng, nhưng McNaughton nói ông ta sẽ giải thích rằng tôi cần phải có được chức vụ đó như "người thay thế" ông ta về vấn đề Việt Nam, để tôi có thể thay mặt ông ta trong các cuộc họp liên ngành, như các phó trợ lý Bộ trưởng trước đã từng làm như vậy.

Bảo đảm quan trọng nhất mà McNaughton dành cho tôi là tôi sẽ được biết mọi điều về Việt Nam như ông ta biết, hoặc bất cứ vấn đề gì khác mà ông ta giao cho tôi. Thực tế, tôi đã được biết nhiều việc thậm chí trước cả ông ta. Công việc chính của tôi là phân loại lượng thông tin khổng lồ đã có sẵn về Việt Nam và giúp đưa ra các quyết định, (cùng với các trợ lý quân sự và các cấp phó của ông ta) về những gì cần đưa tới để ông ta xem. Là người trợ lý, tôi phải xem các bản ghi nhớ và các bức điện được chuyển trực tiếp tới cho ông, và "chỉ riêng cho ông ta", kể cả các cấp phó cũng không được xem. Sự thận trọng là một tiêu chí trọng yếu trong công việc của tôi và cũng như các phẩm chất khác Điều này đối với tôi dường như không thành vấn đề. Khi cần thiết phải tỏ rõ sự cẩn trọng, tôi đã có nhiều cơ hội để thể hiện mình là một người thận trọng, như ông ta từng biết.

Tôi quan tâm tới một vài lĩnh vực quản lý không phù hợp lắm với những gì mà ông ta mong chờ từ phía tôi. Điều này cũng không chắc chắn lắm, ngoại trừ việc ông ta nói rằng ông ta hy vọng tôi sẽ "làm tăng gấp đôi hiệu quả và năng suất của ông ta".

Biết được khả năng kỳ lạ và tin tức tình báo của ông ta quả là một yêu cầu quá cao đối với bất cứ ai, để có được năng lực kỳ lạ và khả năng tình báo thiên bẩm như ông ta, thì không phải ai cũng đạt được, nhưng tôi tin chắc rằng nhiều người khác, có đầu óc tổ chức hơn tôi, sẽ có thể tiến gần hơn đến các khả năng kỳ lạ mà ông ta đang có …

Một buổi trưa thứ hai, ngày 3 tháng tám năm 1964, tôi bước vào dãy văn phòng của trợ lý Bộ trưởng sẵn sàng bắt tay vào công việc mới. Phòng làm việc của McNaughton rất rộng, có trần cao với các cửa sổ nhìn ra phía Đài tưởng niệm Jefferson và phía bên kia của Tidal Basin, Đài tưởng niệm Washington.

Phòng của tôi cũng có một cửa sổ duy nhất quay ra phía đó, căn phòng nhỏ chỉ đủ để kê một cái bàn, một cái ghế dành cho khách, một tủ sách nhỏ và 2 két sắt có 4 ngăn kín đáo để đựng tài liệu mật. Căn phòng thuận tiện ở chỗ chỉ cách phòng của McNaughton vài mét tính từ cửa ra vào. Một thư ký ngồi tại cái bàn ở giữa chúng tôi, ngay bên ngoài cửa ra vào của ông ta. Hai người khác hoặc nhiều hơn thì ngồi ở khoảng trống phía bên kia cửa ra vào của ông ta, trong căn phòng mà người ta có thể đi vào từ hành lang của Lầu Năm Góc. Sĩ quan phụ tá quân sự của McNaughton, người điều hành văn phòng và trợ lý cho phụ tá, thiếu tá Harry Hams, có một phòng nhỏ bên cạnh phòng của tôi.

Chúng tôi ở vòng xoay E, gần lối vào từ phía sông, trên tầng ba, một khu vực biệt lập của Lầu Năm Góc vì nó thông xuống ngay hội trường lớn từ dãy phòng của Bộ trưởng Quốc phòng McNamara.

Một lần tôi vào phòng làm việc nhỏ của mình và nói với phụ tá quân sự rằng tôi muốn xem mọi tài liệu về Việt Nam hoặc từ Việt Nam tới. Anh ta hỏi tôi: "Mọi thứ sao?"

Tôi trả lời: "Tất cả".

Sáng hôm sau khi tôi đến, giữa bàn làm việc và cửa sổ là hai chồng tài liệu bằng nhau xếp ngay ngắn, mỗi chồng đều cao hơn tôi một chút. Tôi cao khoảng gần l,8m. Tôi lấy đi một xấp phía trên của một chồng mang vào bàn, phải rất cẩn thận để không bị đổ. Tôi bắt đầu sắp xếp lại. Không có các tờ tài liệu lẻ. Tập tài liệu này gồm các báo cáo, bản ghi nhớ, câu hỏi, điện tín nhiều trang, phần lớn không phải là bản gốc, tất cả các bản tài liệu này đã được gửi tới cho một ai đó hoặc một bộ phận nào đó của Cơ quan An ninh quốc tế (ISA). Nhiều tài liệu trong số này được gửi tới phó trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ISA, nằm trong số nhiều địa chỉ khác nữa nhưng rõ ràng không có nghĩa là dành riêng cho ông ta xem; trung tâm điện tín đã phân phát các bản sao chụp tới các phòng ban quản lý vấn đề này hoặc xử lý các vấn đề nghi ngại từ phía người gửi. Tôi sớm biết được phần lớn số tài liệu đó lúc đầu thường chưa được gửi tới văn phòng của trợ lý bộ trưởng; mà trung tâm điện tín phải dựa vào các phòng ban để chuyển đi hoặc một bản tóm tắt hoặc một đoạn nhận xét về vấn đề nếu tài liệu đó được quan tâm cao. Đó là điều cơ bản tôi đã hiểu trong công việc của mình, lựa chọn tài liệu cho McNaughton đọc, phân công trách nhiệm cụ thể cho mọi người.

Tôi yêu cầu xem "mọi tài liệu" và đã được đáp ứng. Các phòng ban đã hoàn thành những gì được yêu cầu.

Ở phía bên kia của chiếc bàn mà tôi được thông báo là một chiếc túi cháy rám, một đống tài liệu lớn cao tới thắt lưng, tài liệu bị gấp góc, tôi phải phân loại. Tôi không cần phải trình ai khác ngoài McNaughton; còn những người muốn xem tài liệu này đã có riêng một bản. Trên thực tế, mọi tài liệu đã được phân loại. Rất ít tài liệu còn ở dạng mật, chỉ là dạng mật ở mức thấp nhất; chủ yếu là các báo cáo hàng tuần từ các chỉ huy cấp thấp ở Lầu Năm Góc, các yêu cầu hỗ trợ hậu cần hoặc phúc đáp và chúng lại nhanh chóng được cho vào túi. Hầu hết các tài liệu mật hoặc tối mật là các bức điện từ đại sứ quán ở Sài Gòn hoặc từ Bộ Chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam (MACV) hoặc từ các bộ phận khác, từ các cơ quan đang làm nhiệm vụ tại Việt Nam, từ các vụ ở Bộ Ngoại giao hoặc ở cả Lầu Năm Góc, các bản dự đoán tình báo của CIA hoặc DIA (Trung tâm tình báo Bộ Quốc phòng) hoặc từ INR (Trung tâm tình báo và nghiên cứu) của Bộ Ngoại giao - tất cả đều có vẻ rất thú vị - và các kế hoạch, các báo cáo tuần tháng rồi các thư chất vấn cũng như thư trả lời.

Nửa giờ đầu tôi còn dè dặt khi loại bỏ các tài liệu mật, nhưng không lâu sau tôi đã phải mạnh dạn ném chúng vào túi rác. Đến trưa thì túi đầy chặt và được đem đốt ở đâu đó trong tầng hầm, rồi thay vào đó thêm hai túi khác. Trọng lượng thì khỏi phải nói. Thậm chí, chỉ cần liếc mắt qua mỗi tài liệu cũng đã mất nhiều thời gian hơn thời gian tôi có trong một ngày là 12 tiếng (chỉ một ít trong số đó là cần xem kỹ hơn). Tôi không nhớ mình có xem được cả hai chồng tài liệu vào buổi tối hôm đó không, nhưng cũng không tin được mình có thể làm được như thế. Hơn nữa, ngày hôm sau, khi tôi tới lại thấy có hai chồng tài liệu mới khác, những tài liệu này được chuyển tới trung tâm từ buổi chiều tối hoặc đêm hôm trước, cao chừng hơn 3,6m. Số tài liệu đó chủ yếu từ Việt Nam, được chuyển về trong khoảng thời gian ban ngày ở Việt Nam trước chúng ta 12 tiếng. Tôi xem nhanh các đợt tài liệu mới đưa tới trong ngày, từ Việt NamWashington.

Sáng ngày thứ ba, thực sự tôi phải thay đổi yêu cầu. Cuối cùng tôi yêu cầu cắt giảm lưu lượng thông tin hàng ngày để tập trung vào hai đống tài liệu trên bàn, mỗi chồng cao 0,75m, tức là giảm từ 3,6m xuống còn 1,5m. Tôi đã phải làm việc này bằng cách yêu cầu chỉ xem các tài liệu thuộc dạng tối mật, các báo cáo và tính toán cụ thể, các bức điện có ký hiệu riêng như NoDis, ExDisLimDis. Ký hiệu này dành cho các nhà soạn thảo điện tín và báo cáo của Bộ Ngoại giao. Từ việc phân loại cho thấy:

LimDis là sự phân bổ có giới hạn, không phải phân bổ hàng ngày cho tất cả các phòng ban; ExDis là sự phân bổ kín, có giới hạn hơn và có danh sách người nhận cụ thể. NoDis là sự phân bổ một cách nghiêm ngặt cho các văn phòng cấp cao đặc biệt đã có địa chỉ cụ thể. NoDis, liên quan tới một văn phòng hoặc các văn phòng chuyên môn, đồng nghĩa với một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân đã có tên được lập sẵn được đọc. Vấn đề là phải kiểm tra và chỉ đạo trực tiếp những người đã biết - và những người không nên biết - theo mức độ của trách nhiệm và sự bí mật của tài liệu.

Vì thế mà tôi không bao giờ được ghi tên trong danh sách các địa chỉ được xem các bức điện riêng, thậm chí cả McNaughton cũng không thường xuyên có tên trong đó. Khi tôi nhìn vào con tem hoặc đề mục của tài liệu, tôi thấy một bản sao mà theo người soạn thảo, về nguyên tắc là hoàn toàn không được sao chụp hoặc không được xem, dù là tôi hay cấp trên của tôi.

Cơ quan An ninh quốc tế hoặc trợ lý Bộ trưởng (ngoại trừ trợ lý dặc biệt) cũng không thường xuyên được nhận loại điện có ký hiệu NoDis. Thông thường thì không ai trong Lầu Năm Góc, dù là các bộ trưởng, có tên trong danh sách những người được nhận những bức điện khá bất thường này, những bức điện này chỉ dành riêng cho Bộ trưởng Ngoại giao hoặc Tổng thống. Nhưng nó lại đang ở trước mặt tôi. Rõ ràng, thuật ngữ "sự phân bổ bí mật" và "chỉ dành riêng cho", thực tế chỉ là những thuật ngữ tương đối (vì người ta cho rằng bằng kinh nghiệm của họ, những người gửi đều đã biết có những bức điện này) nhằm giảm thiểu số người biết tới một bức điện mật hoặc tối mật từ hàng nghìn, hàng trăm người xuống còn vài chục thậm chí hơn một chục (chưa kể các thư ký, người đưa tin hoặc các trợ lý đặc biệt).

Để giảm thiểu, người gửi đôi khi phải viết thêm những lời cảnh báo bằng chữ in hoa trên đầu bức điện: "Chỉ dành cho Bộ trưởng" hoặc "Tổng thống". Tôi đã nhận thức được điều này, tất nhiên vì tôi đang đọc nó chứ không phải đánh cắp hoặc sao chụp lại những gì tôi đang đọc được. Nhưng những bức điện như thế cũng thực sự hiếm hoi và tôi biết đó là một đặc ân đối với tôi, và với cả McNaughton. Một sự ưu tiên mà McNaughton đang mạo hiểm để tôi xem trong văn phòng của ông, điều mà tôi sẽ nhanh chóng đánh mất nếu để cho ai đó, cho dù là một trong những cấp phó của McNaughton biết rằng có bức điện đó và tôi đã được xem. Điều đó còn ám chỉ tới các việc khác; một người phải biết linh hoạt trước sự nhạy cảm của vấn đề.

Tôi rút ra bài học này vì một lần suýt bị đuổi việc do một sai lầm nghiêm trọng sau vài tuần làm việc tại văn phòng. Tôi đã nói chuyện điện thoại với Mike Forrestal, người từng là điều phối viên của cơ quan liên ngành về các vấn đề Việt Nam tại Nhà Trắng. Tôi được biết, hiện tại anh ta có công việc giống như tôi trong Bộ Ngoại giao. Tôi đọc cho anh ta một trích đoạn trong bức điện đặt trên bàn trước mặt tôi của ngài đại sứ ở Sài Gòn, bức điện gửi riêng cho Bộ trưởng Ngoại giao và Tổng thống.

Đoạn trích làm anh ta rất ấn tượng, anh ta nói chưa được xem nó. Tôi rất ngạc nhiên. Tôi đưa cho anh ta số hiệu của bức điện và nói bức điện này nằm trong sêri mới các báo cáo tuần mà ngài đại sứ gửi tới với tư cách cá nhân. Bức điện có một dãy chữ đặc biệt hoặc một mã từ để chỉ số sêri, hạn chế sự phân bổ, chắc chắn rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, tôi sẽ có một bản sao riêng cũng như McNaughton. Tôi nói với Forrestal, những tài liệu này rất hay và anh ta nên có nó trong danh mục.

Nhiều giờ sau tôi bị gọi vào văn phòng của McNaughton.

Ông ta tức giận chưa từng thấy. Ông ta hỏi tôi: "Anh đã nói cho Forrestal biết về các báo cáo mới của đại sứ quán?"

Tôi đáp, "Đúng thế. Forrestal dường như không biết gì về những tin tức này và rõ ràng anh ta cần được biết". McNaughton nhìn tôi một lúc lâu rồi nói: "Tôi không biết liệu có thể giữ anh ở lại công việc này không. Người ta yêu cầu tôi phải đuổi việc anh. Tôi thực sự gặp rắc tối vì vấn đề này". Ông ta quay đi và nghĩ rồi gõ nhẹ tay lên bàn. Tôi đang nghĩ: Chẳng lẽ tôi không thể cho Forrestal xem bức điện của Bộ Ngoại giao? Người, mà theo tôi biết đang có nhiệm vụ điều phối mọi công việc dân sự về Việt NamWashington? Con trai của Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên, một người nổi tiếng tâm phúc của Tổng thống Kennedy về Việt Nam? Phải thừa nhận rằng đã có một Tổng thống mới, nhưng Forrestal vẫn có ít nhất một chân trong Nhà Trắng. Làm sao có thể biết để ngăn chặn anh ta khỏi việc liên lạc hàng tuần với Nhà Trắng qua mặt chúng ta? (Điều duy nhất tôi có thể giải quyết vấn đề nhạy cảm này là phải lập danh sách mã từ theo yêu cầu của đại sứ Maxwell Taylor - vì một số lý do cá nhân mà tôi từng biết - cho phép ông ta liên lạc riêng với hai vị cấp trên của mình, đặc biệt giữ kín thông tin với Forrestal đồng nghiệp cũ của ông ta ở Nhà Trắng).

Cuối cùng McNaughton nói: "Thôi được, anh còn lạ với công việc. Cha tôi từng nói "Ai cũng đều phải vấp ngã một lần". Anh đã có được bài học cho mình. Thực sự anh phải cảnh giác sau vụ việc này". Trong khi đó ông ta vẫn tiếp tục phải trả giá cho lỗi lầm của tôi. Tập điện tín đặc biệt này không còn được gửi tới văn phòng của ông ta nữa. Chỉ có một bản copy chuyển tới Lầu Năm Góc, tới văn phòng Bộ trưởng McNamara. McNaughton phải tới đó để đọc các bản copy, trên một tấm bảng nhỏ không thể di chuyển được.

Thế đấy. Sau đó tôi vẫn được tiếp tục công việc của mình. Tôi không còn là một người tập sự nữa khi phải thận trọng trong công việc vì sau nhiều năm chuyển đổi công việc trong các phòng ban khác nhau ở Lầu Năm Góc như một nhà tư vấn của Công ty Rand. Nhưng McNaughton đã đúng khi đưa tôi vào các vị trí mới như để học hỏi kinh nghiệm. Tôi còn nhiều điều muốn biết về ý nghĩa của vấn đề làm việc bên trong các phòng ban này như một nhân viên làm thuê trong giờ hành chính, được tin tưởng ở mức độ cao, có trách nhiệm với một người cấp trên là như thế nào. McNaughton ở cùng vị trí đó, tất nhiên như một tấm gương điển hình được nêu lên. Tôi đã học được nhiều điều từ việc để ý ông ta trong các cuộc họp liên ngành mà ông ta là người đại diện cho các quan điểm của McNamara, nhưng tôi biết đôi khi ông ta cũng không đồng tình với các quan điểm đó.

Một lần trong bữa ăn trưa, một nhân viên Bộ Ngoại giao rõ ràng không biết rõ McNaughton lắm đã nói với tôi rằng cấp trên của tôi là người thẳng thắn nhất ở Washington. Tôi nói điều đó với John (McNaughton) sau bữa ăn trưa và cho rằng, "tôi đã bảo vệ danh tiếng cho ông ta. Tôi nói với anh ta, ông là người tháo vát nhất trong thành phố". John mỉm cười thân thiện và nói "cám ơn".

Tôi thường để ý McNaughton nói chuyện với các nhà báo, vì ông thường cho gọi tôi vào phòng bất cứ khi nào ông có cuộc phỏng vấn. Đây là một cách để giám sát chính bản thân ông - có thể đó là một yêu cầu trong công việc - để ông ấy luôn có một nhân chứng khẳng định rằng ông ấy không phải là người duy nhất biết các thông tin bí mật hay nhạy cảm nào trong các vấn đề sau đó. Tôi để ý và rất ngạc nhiên. John rất giỏi trong việc này.

Khi ông ta tới những nơi cần phải giả vờ hoặc né tránh thì chất giọng địa phương vùng Pekin, Illinois của ông ta trở nên rõ hơn nghe như ai đó đang rao bán ngô ở một phiên chợ quê hoặc đang đứng ở thành tàu. Bạn còn tìm được cả cỏ may ở gấu quần của ông ấy. Đơn giản ông ta không quan tâm tới việc gì cứ như một người dân ở tỉnh lẻ chỉ vì muốn cho giấu bản chất. Cấp trên sau này của tôi ở Việt Nam là Edward Lansdale cũng tỏ ra chất phác khi ông ta muốn là người khờ khạo trước phần lớn những người ngoại đạo. Cả hai trường hợp này đều rất hiệu quả. Các phóng viên sẽ nói với tôi cấp trên của tôi "cởi mở" thế nào, so với những người mà họ đã tới phỏng vấn, điều này đến sau khi tôi đã phải nghe hàng giờ những điều nói dối. Rõ ràng rằng các nhà báo đã không có quan điểm cũng như manh mối gì dù là người giỏi nhất trong số họ, nên họ đã bị lừa dối thường xuyên và quá đáng như thế nào.

Chính những điều nói dối không làm tôi thấy phiền lòng mà có một vài trường hợp năm đó khi tôi cho rằng một việc làm sai rất có thể bị phát hiện và điều đó làm tôi lo lắng. Sự lo lắng của tôi thường không đúng chỗ; vấn đề ngoài lề đã kéo dài một cách bất ngờ. Chỉ khi nào được giải quyết có lẽ tôi mới được thức tỉnh.

Máy điện thoại trên bàn làm việc của John báo có cuộc gọi của McNamara. Khi tiếng chuông kêu, đèn báo sáng trên điện thoại phát ra, John nhấc điện thoại ngay lập tức, kể cả khi đang nói chuyện dở với một ai đó, và trả lời rất vui vẻ, "Bob à". Ông ta còn ghi chép hoặc đi nhanh ra ngoài cửa, chạy qua hành lang xuống phòng của Bộ trưởng ở ngay phía dưới. Ông ta không muốn để các sĩ quan quân sự đang qua lại ngoài hành lang nhìn thấy.

Một buổi sáng, lúc gần 8 giờ John từ văn phòng của McNamara trở về chỉ sau mấy phút nhận được điện thoại và lao đi ông nói với tôi: "Một máy bay Blue Springs đã rơi xuống Trung Quốc. Bob sẽ có cuộc họp báo lúc 8h30 . Chúng ta có 10 phút để viết ra 6 điều nói dối giúp ông ta".

Đó là lần duy nhất tôi nhớ là từ "nói dối" được sử dụng.

Blue Springs là mật danh của một chương trình do thám bằng máy bay trinh sát địa hình không người lái. John đưa cho tôi một tờ giấy màu vàng và tôi kéo một cái ghế ngồi đối điện với ông ta. Chúng tôi ngồi đối diện nhau và viết thật nhanh trong 10 phút. Không có thời gian để chúng tôi trao đổi với nhau, và cũng là để tránh sự trùng lặp. Những điểm đầu tiên rất rõ ràng, có thể chúng tôi sẽ giống nhau. Nếu Trung Quốc đã công bố sự kiện này, một là, chúng ta không đưa ra quan điểm máy bay đó là của phía nào; nó không phải là một trong số máy bay của chúng ta. Hai là, đó là một máy bay của Trung Quốc.

Tôi hỏi khi chép lại: "Trên máy bay có nhãn hiệu của Mỹ không?".

John không nhìn lên nói: "Ai biết?".

Ba là, đó là một cuộc thực nghiệm ngoài chương trình. Bốn là, nó đang làm nhiệm vụ dự báo thời tiết thì bị rơi. Tôi nhớ lại một vụ rơi máy bay ở Nga năm 1960. Vụ đó không rõ ràng vì Liên Xô đã bắt được viên phi công còn sống sót và Khrushchev đã không cho chúng tôi biết ngay từ đầu. Trường hợp này lại không có phi công nhưng nếu Trung Quốc có thể phát đi máy quay camera của Mỹ thì sao? Tôi phải khó khăn lắm mới nghĩ thêm được vài trường hợp nữa.

McNaughton nhìn đồng hồ, 10 phút đã hết, ông ta giật tờ giấy trên tay tôi và chạy đi, vừa chạy vừa nhìn vào 6 điều tôi viết. Khi ông ta ra tới phòng ngoài, tôi gọi theo hỏi: "Tại sao ông ta không chỉ cần nói "không bình luận?".

John nói: "Bob sẽ không nói "không bình luận" với giới báo chí".

Ít phút sau, ông trở về và vẫy tôi ngồi xuống ghế. Ông xé vụn những trang giấy chúng tôi đã viết và đẩy một tập lại phía tôi. Ông nói: "Bob thích những điều này. Ông ta muốn thêm 4 điều nữa. Chúng ta có 10 phút".

Chúng tôi lại viết thật nhanh. Tôi đã nghĩ ra thêm một điều khi John đi, nhưng những điều còn lại khiến tôi phải tưởng tượng nhiều hơn trước. Tôi không thể nhớ hết. Khi John xé những trang giấy mới sau đúng 5 phút, tôi nói: "Hãy xem, thực sự tôi nghĩ ông ta phải thận trọng khi nói "không bình luận" về vấn đề này". Tôi đã nghĩ tới điều này khi John ra ngoài. "Trung Quốc có thể có đủ bằng chứng để chứng minh bất cứ chuyện gì cũng đều là bịa đặt. Các phóng viên đều hiểu được việc thu thập tin tức tình báo và họ đang mệt mỏi vì bị lừa dối. Tôi cho rằng thà chúng ta nói với họ rằng chúng ta sẽ không nói về việc này thì hơn".

John vừa vội đi vừa chú ý nghe và luôn gật đầu. "Tôi không nghĩ ông ta sẽ làm thế, nhưng tôi sẽ nói với ông ta điều anh nói".

Thế là John đi và lúc đó là 8 h25

Khoảng hơn 9h John trở về từ cuộc họp báo. Tôi hỏi ông ta tình hình thế nào. John nói: "Tôi rất ngạc nhiên. Ai đó đã đệ trình bản báo cáo về Trung Quốc và có lẽ ông ta đã sử dụng phương pháp của anh. Ông ta nói: "Tôi không bình luận gì về vấn đề này" và trả lời câu hỏi tiếp theo. Tôi không bao giờ nghĩ ông ta sẽ nói thế".

"Sự việc rồi thế nào?"

"Dường như họ thích câu trả lời đó? Họ không gây áp lực gì cho ông ta cả". Sau ít phút, một trong các phóng viên chuyên nghiệp của Lầu Năm Góc sang một phòng bên sau khi rời phòng họp báo của McNamara. Tôi đang đứng đó và ông ta nói với tôi, "Hãy nói với cấp trên của anh rằng nói "không bình luận" ở đó là rất hợp lý. Tôi không nghĩ McNamara đã tự nghĩ ra". Theo tôi, điều đã làm cho đường lối thông suốt là do có sức mạnh của nhóm thu thập tin tức tình báo mật, sự bí mật của họ luôn làm các phóng viên riêng của chúng ta phải tôn trọng mà không cần phải cố gắng đi sâu hơn. Điều đó nhìn chung cũng không hẳn đã đúng hết vì bạn không thể nói "không bình luận" khi bạn cần thảo luận các vấn đề tiếp theo, các vấn đề gần như chiếm hết thời gian của bạn. Sau đó, không có sự bổ sung nào cho những điều còn thiếu sót sẽ là sự lừa dối. Trong những ngày đó, việc này đã thường xuyên diễn ra.

Trực thuộc ngay trong ngành hành pháp, nên tính tự giác trong việc chia sẻ thông tin - thiếu đi một từ "cần phải nói" - và khả năng giữ kín thông tin là những yêu cầu cơ bản của công việc Có nhiều người thích John và tôi, có thể và đã đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đó. Kết quả có được là một bộ máy bí mật, xây dựng trên những thực tiễn và biện pháp hữu hiệu, cùng với những khích lệ nghề nghiệp cho phép Tổng thống tới và thực hiện một chính sách ngoại giao bí mật, tới mức độ có thể vượt xa những gì mà những người ngoài cuộc được thông báo, bao gồm các nhà báo, các thành viên Quốc hội, có thể tưởng tượng được.

Đó là một vấn đề khuôn sáo mà "bạn không thể giữ được hết bí mật ở Washington" hay "ở một đảng dân chủ", một vấn đề mà dù có nhạy cảm đến đâu cũng không thành vấn đề, và bạn rất có thể sẽ đọc thấy nó ở tờ Thời báo New York vào ngày hôm sau". Những việc này rõ ràng là sai trái. Thực tế, chúng là những vấn đề ngoài lề, là các kiểu nịnh bợ, a dua và đánh lừa các nhà báo và độc giả của họ, một phần quan trọng của quá trình giữ km những điều bí mật. Cuối cùng, nhiều bí mật vẫn rò rỉ ra ngoài chứ không theo một thể thức xã hội nào. Sự cạnh tranh trong các ban ngành, đặc biệt về việc phân chia ngân sách đã dẫn đến những rò rỉ. Hơn nữa, ở một mức độ nhất định, thì khả năng giữ kín một điều bí mật trong một khoảng thời gian cho phép đã giảm thiểu được số người biết về bí mật đó. Những người giữ bí mật thường thích nói: "Ba người có thể giữ kín một bí mật nếu hai trong số đó đã chết". Nhưng thực tế thì phần lớn những bí mật không lọt được ra ngoài tới công chúng Mỹ. Đây là một thực tế kể cả khi thông tin mật này được công khai cho phía đối phương cũng như khi nó là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện chức năng tham chiến của Quốc hội và trong bất kể sự điều hành dân chủ nào của chính sách ngoại giao. Thực tế, bí mật không tới được công chúng, không tới được hầu hết các thành viên trong quốc hội và giới báo chí là những bí mật có ý nghĩa quan trọng với nhiều người trong số họ và nó có thể được giữ kín trong nhiều thập kỷ bởi cơ quan hành pháp, mặc dù hàng nghìn người trong cuộc đều đã biết. (xem Chương 3).

Là một người trong nội bộ nên tôi không có mục tiêu cụ thể cho việc này nhưng công việc của tôi có cùng tính chất với ngành hành pháp, ít ra là về phần tôi: với Quốc hội, báo chí và công chúng, biết nhiều về những gì Tổng thống đang làm cho họ, với sự trợ giúp của chúng tôi, trong lúc thuận lợi nhất cũng là không quan trọng và không thích hợp. Vào những lúc tồi tệ nhất, việc này là sự động viên khích lệ đối với các cá nhân và các tổ chức còn mơ hồ, thiển cận và cục bộ khi can thiệp vào các vấn đề quá phức tạp. Điều này nghe có vẻ gia trưởng đối với quan điểm phản dân chủ nhưng thực tế là như vậy (và tôi ngờ rằng điều này đã từng được thay đổi). Nhưng ở đây chúng ta đang nói tới chính sách đối ngoại và các vấn đề an ninh quốc gia, trong đó chúng ta đã không thấy rằng con người nếu không được phép sẽ không đóng một vai trò thực sự hữu hiệu nào trong thời đại chiến tranh lạnh hạt nhân. Điều này nằm trong lợi ích quốc gia, và như chúng ta đã thấy thì nó đơn giản chỉ cho họ thấy rằng dù thế nào thì giúp cho Tổng thống thoát khỏi sự can thiệp vẫn là cách tốt nhất.

Thậm chí khi tôi coi chính sách của chính quyền là chưa đầy đủ và lừa dối như tôi thường nói về các vấn đề hạt nhân, tôi thấy có rất ít hy vọng cho việc cải tổ từ phía Quốc hội, mà các tiểu ban của nó là do những người miền Nam thuộc đảng bảo thủ lãnh đạo. Đã có lần tôi làm việc trong nội bộ chính phủ, sự nhận thức của tôi về việc làm sao Quốc hội, công chúng và các nhà báo lại bị lừa dối một cách dễ dàng đến thế đã làm cho tôi thiếu sự tôn trọng với họ và với sự đóng góp tiềm tàng của họ cho một chính sách tốt đẹp hơn. Dần dần sự nhận thức đó cũng được mở rộng và làm tôi dễ dàng hơn khi chấp nhận, tham gia, giữ kín những thực tế bí mật đã lừa dối họ thêm nữa, và giúp họ bỏ qua các vấn đề có thực đang chiếm nhiều thời gian và chia rẽ nội bộ các nhà hoạch định chính sách. Việc lờ đi các vấn đề có thực của họ đã cho thấy rõ hơn rằng họ phải để các vấn đề đó lại cho chúng tôi.

Một đặc điểm nữa về môi trường làm việc của chúng ta bên trong ngành hành pháp là tạo ra sự coi thường các ý kiến và những lời phê bình của người bên ngoài, từ đó dẫn tới việc khó có thể lắng nghe hay học hỏi từ họ. Có thể, một phát hiện ngạc nhiên nhất khi tham gia vào chính phủ tới cấp này từ khi là một cố vấn đề là tốc độ không giảm của công việc. Tôi đã từng miêu tả lượng thông tin và các yêu cầu thông tin gần như không thể tin được đang dồn ép lên bạn. Một quan chức cấp cao đã phải bảo vệ chính mình bằng một loạt các đầu lọc tinh vi; tôi chỉ là một trong số nhiều các đầu lọc của McNaughton. Giống như Alain Enthoven, một người bạn của tôi đã nhận xét, sau khi anh ta rời Rand tới làm trợ lý cho Bộ trưởng Quốc phòng về các vấn đề phân tích hệ thống thì nó giống như "được uống nước từ một vòi nước của bình cứu hoả".

Và không chỉ là một vòi. Một vấn đề khác là phạm vi trách nhiệm của một trợ lý bộ trưởng hay thậm chí là một thứ trưởng.

12 feet (1 feet = 0,3048m) tài liệu hàng ngày mà tôi xem chỉ toàn nói về Việt Nam. Tuy nhiên, đó chỉ là một vùng, một tập hợp các vấn đề mà McNaughton phải chịu trách nhiệm và McNamara muốn McNaughton chỉ ra những điểm đặc biệt chú ý McNaughton yêu cầu tôi xem tất cả các tài liệu về Việt Nam được các trợ lý quân sự hay các phó của ông ta đặt trên bàn.

Nhưng đó cũng chỉ là 1, 2 hoặc 3 tập tài liệu trong số 8 hay 9 đống trên bàn ông ta lúc đó, giải quyết các vấn đề về châu Âu, NATO hay nơi nào đó ở châu Á hoặc trên thế giới, với các chương trình viện trợ quân sự, các buổi tiếp xúc, các bài phát biểu hoặc sự thừa nhận công khai của Bộ trưởng hay Tổng thống về vấn đề này hay vấn đề kia trong ngày.

McNaughton, khi là một giảng viên luật đã viết một cuốn sách giáo khoa chuẩn mực, với khả năng tập trung tư tưởng cao.

Về vấn đề này, tôi cũng thế, nhưng tôi quen với việc tập trung vào các giai đoạn lân dài, không chỉ từng giờ mà là từng ngày, từng tháng, trên một lĩnh vực cụ thể. Điều tôi thấy McNaughton phải làm là quen với việc thay đổi sự tập trung tư tưởng, trong khoảng thời gian rất ngắn, từ việc tập trung giải quyết một vấn đề cụ thể trong đống tài liệu này sang giải quyết một vấn đề hoàn toàn khác của đống tài liệu khác.

Tôi thấy ông ta đã làm thói quen này tới hàng trăm lần; Tôi nghĩ đó không chỉ là một trò đùa mà còn là một biện pháp tự điều tiêu hơn cả sự giáo điều. Cứ sau 35 phút, ông ta lại phải phân chia thời gian cụ thể để xem đống tài liệu được sắp sẵn trên bàn và cho quyết định, - kiểm tra các tài liệu cơ bản, các điện tín, các bản đánh giá có liên quan và các bản phân tích cho sự lựa chọn của mình - đánh dấu vào một bản có các ô lựa chọn hoặc "đồng ý" hay "không", hc)ặc cần xem xét, hỏi thêm thông tin do một cấp phó liệt kê ra cho ông ta, sau đó ông ta ngước nhìn đồng hồ và đẩy đống tài liệu đó sang bên cạnh. Tiếp theo, hai tay ôm đầu nghỉ trong giây lát rồi với một cử động dứt khoát ông quay đầu sang đống tài liệu khác, đám tài liệu cần ông ta phải tập trung tiếp theo ở phía bên kia của bàn làm việc. Mỗi khi làm xong ông lại ngước nhìn lên và mỉm cười với tôi, nhưng tôi thường thấy ông làm việc này khi không còn ai trong văn phòng.

Đó là cách để ông loại bỏ bộ nhớ ngắn hạn của mình, loại bỏ những gì ông vừa phải tập trung cao độ và chuyện hết sự tập trung đó sang một chủ đề hoàn toàn khác mà yêu cầu chỉ trong vòng 27 phút sau.

Tôi đã chứng kiến áp lực tương tự diễn ra ở tất cả các văn phòng cùng cấp như: Phòng phân tích hệ thống của Alain Enthovens; Phòng phân tích của Adam Yarmolinsky, trợ lý cho McNamara; Văn phòng của McGeorge Bundy ở Nhà Trắng.

Mỗi người đều có cách giảm bớt căng thẳng riêng của mình.

McNaughton thì bấm chặt các móng tay vào tay, bẻ các khớp đốt ngón tay. Alain lại có một thói quen rất thu hút là tung đầu nhọn của cây bút chì lên, bằng cách nào đó bắt được mà không cần nhìn. Giống như một pháp sư không chuyên và diễn viên xiếc mới vào nghề, có thể tôi chẳng bao giờ hiểu được ông ta đã thực hiện động tác đó như thế nào. Khó có thể nghĩ được điều gì khi bạn đang xem ông ta làm. Tôi được biết khi Alain đang nói chuyện với 4 vị đô đốc ông ta đã thực hiện động tác này và làm cho 4 vị phải phát điên.

Mọi việc đã trở thành một cuộc khủng hoảng và cần phải có giới hạn: một bài diễn văn phải được phát đi, một lời khai trước Quốc hội hoặc một cuộc họp báo theo lịch trình, một lời đề nghị hay yêu cầu từ người đứng đầu nhà nước phải được trả lời ngay lập tức, tất cả đều đòi hỏi sự xác định rõ ràng của một chính sách mà trong đó phải lần lượt được phối hợp trước với các ban ngành khác và Nhà Trắng. Tôi cảm thấy bị áp lực về vụ khủng hoảng tên lửa ở Cuba vì là một cố vấn cho ISA, nhiều đêm chỉ được ngủ mấy giờ trên chiếc sofa mà bây giờ là văn phòng của John (sau đó là văn phòng của Paul Nitze). Nhưng điều tôi đang thấy là các cuộc khủng hoảng đó diễn ra hàng ngày và thường chồng chất lên nhau một lúc. Trong khoảng thời gian 48 tiếng đồng hồ vào giữa tháng mười năm 1964, Trung Quốc thử một quả bom hạt nhân đầu tiên, Khrushchev bị tước quyền lãnh đạo Liên bang Xô viết và Đảng Bảo thủ ở Anh được thay bằng Đảng Lao động. Nhưng tất cả những sự kiện chấn động thế giới này không phải là những gì làm các quan chức cấp cao nhất của chúng ta bận tâm trong những ngày đặc biệt đó. Tôi đại diện cho McNaughton trong một cuộc họp liên ngành ở Bộ Ngoại giao thảo luận những vấn đề liên quan tới hai sự kiện đầu tiên (sự kiện thứ hai trong hai sự kiện đó hoàn toàn không dự đoán được trước). Cấp trên của tôi không tới được vì ông ta cùng Bộ trưởng Quốc phòng McNamara và Bộ trưởng Ngoại giao Rusk đang thảo luận xem sắp tới có nên ủng hộ cuộc hành quân bí mật của Pháp - Bỉ ở Congo không và nên ủng hộ thế nào. Trong khi đó, các cuốn băng của Nhà Trắng được công bố gần đây cho biết, những ngày này Tổng thống Johnson đang rất bận rộn với một vụ scandal tình dục liên quan tới Walter Jenkins, người trợ lý thân cận nhất của ông, đe doạ tới chiến dịch vận động chính trị của ông ta. Giờ đây tôi có thể hiểu được những gì đã nghe được từ một số bên tham gia trong vụ khủng hoảng tên lửa: rằng sẽ thực sự mệt mỏi nếu có một vấn đề khủng hoảng nghiêm trọng tới mức bạn có thể không thèm chú ý tới việc gì ngoài việc đó trong suốt 13 ngày liền.

Điều này rất thú vị. Tốc độ khó tin và thông tin bí mật đã làm bạn cảm thấy quan trọng và cuốn hút hết toàn bộ thời gian.

Rõ ràng đó là sự đam mê công việc. Người ta có thể gắn bó với những công việc này cho dù một tuần với 70 giờ và không có cuộc sống gia đình. Nếu họ phải từ bỏ vì một lý do nào đó như chính quyền thay đổi, tài chính hay lý do cá nhân, phần lớn số họ đều tìm kiếm cơ hội trở về để được tiếp tục công việc với các bức điện tín, các giấy chứng nhận hoặc các cuộc khủng hoảng.

Khi bạn nhìn thấy họ ở bên ngoài, trong các cuộc họp phi chính phủ hay trên đường phố, họ thường rất lạc lõng. John McNaughton, thực ra cũng từng trưởng thành từ đó. Đã có lần, khi tôi thấy ông ta thực hiện một loạt các cuộc điện thoại để cố gắng tìm cách huỷ bỏ hoặc thúc đẩy những gì vừa diễn ra trong một cuộc họp mà ông ta đã tham dự, ông ta nhìn tôi với một nụ cười và nói khi tay vẫn cầm điện thoại: "Cậu biết đấy, tôi không chịu đựng nổi việc này nếu không quá say mê nó".

Thật dễ dàng để làm cho bản thân yên lòng - tôi ngờ rằng điều này hoàn toàn đúng với mọi chính quyền - rằng dù có những hạn chế hay sai sót gì thì chúng ta vẫn đang gắng làm hết sức mình và không một đội ngũ nào thay thế có thể giải quyết tất cả vấn đề này tốt hơn chúng ta.

Hình ảnh thường xuyên xuất hiện trong đầu tôi khi tôi thấy John hay đôi khi là McGeorge Bundy cứ điện thoại cho hết người này tới người khác, chuyện từ cuộc khủng hoảng này sang cuộc khác, là trông họ giống như những diễn viên xoay đĩa trong một rạp xiếc, luôn luôn phải giữ cho những chiếc đĩa trên đầu các sợi dây dài quay tròn trong không trung. Đó là một hình thức nghệ thuật, nó thật thú vị, để làm tốt và mắc ít lỗi, nó đòi hỏi một khả năng trí tuệ và kỷ luật không tầm thường (thường cố bắt được chiếc đĩa khi nó rơi, trước khi nó bị vỡ), nhưng tôi đã tự hỏi nhiều lần: liệu họ thực sự có thể thoát khỏi được quá trình tạo ra quyết định như thế này? Với các vấn đề diễn ra cùng một lúc (phạm vi các vấn đề đó phản ánh trách nhiệm, sức mạnh và quyền hạn của nước Mỹ sau chiến tranh) hay thậm chí với bất cứ một trong số các vấn đề ấy, bằng cách này, liệu họ có thể đưa ra hoặc lựa chọn được những chính sách phù hợp mà không cần tạo ra những thảm bại? Những người đàn ông thông minh và khéo léo như họ liệu có thể giải quyết quá nhiều vấn đề một lúc một cách an toàn và khôn khéo, với lượng thời gian ít ỏi như thế?

Bạn có thể thực sự lãnh đạo thế giới bằng cách này?

Trong vòng ít năm, Việt Nam sẽ cung cấp cho chúng ta câu trả lời.

Chú thích:

(21) "Nếu chính phủ không thể tránh được điều đó" - Mann trích dẫn, tr 158.

(22) "Tôi phản đối việc đưa quân lính vào nơi bùn lầy" - Sđd, tr. 159.

(23) Luận văn cao học chuyên ngành kinh tế. Ellsberg. Đây là các ấn phẩm của Ellsberg xuất bản. Luận án tiến sĩ: Ellsberg, Mạo hiểm, Mơ hồ và Quyết đoán.

(24) "Thậm chí trước… các nghiên cứu tối mật của Rand" - Báo cáo R-266 của Rand, Sự lựa chọn và việc sử dụng các căn cứ không quân chiến lược, 2 tháng 4 năm 1954; Báo cáo R-290 của Rand, Bảo đảm sức mạnh của Mỹ để đánh trả các đòn vào những năm 50 và 60, ngày 1 tháng 9 năm 1956, Wohlstetter, 1958.

<< Chương 1 | Chương 3 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 473

Return to top