Đang nói chuyện lúc ấy Phí Bảo nói với Lý Tuấn:
- Tiểu đệ tuy là kẻ suất phu lỗ mãng nhưng cũng .nghe những người có học từng nói:
- "Việc đời có thành có bại, đời người có thịnh có suỵ Đại ca ở Lương Sơn Bạc huân nghiệp đến nay đã mười mấy năm, từng quen trăm trận trăm thắng. Khi đánh quân Liêu, anh em chưa từng mất người, lần này đi đánh Phương Lạp nhuệ khí xem chừng không bằng trước nữa,.nghĩ số trời cũng chẳng còn bao lâu. Đại ca có biết vì sao tiểu đê.
không muốn ra làm quan không? Chẳng qua vì tình đời đen bạc. Đến ngày thái bình, bất cứ kẻ nào cũng có thể làm hại được tính mệnh đại cạ Người xưa có cảu:
- "Thái bình vốn do tướng quân định, tướng quân không được hưởng thái bình".
Lời nói ấy thật đúng. Bốn anh em tiểu đệ đã kết nghĩa với nhau, thiết nghĩ ba anh em đại ca cũng nên nhân lúc số mệnh chưa hết, góp nhặt tiền nong mua chiếc thuyền lớn, tụ tập dăm anh em thủy thủ tìm nơi yên ổn sinh sống cho đến trọn đời chẳng phải tốt đẹp hay sao?
Lý Tuấn nghe xong sụp lạy, nói:
- Cám ơn lời chỉ giáo sáng suốt của nhân huynh, tiểu đệ đã thấy rõ điều mê muội. Có điều là chưa dẹp xong Phương Lạp, còn nặng ơn nghĩa với Tống Công Minh, chưa nỡ bỏ đi.
Ngày hôm nay Tống Công Minh tiễn anh em nghĩa sĩ ra về, Lý Tuấn tôi thấy không còn nghĩa khí anh em cùng nhau tu.
hội như trước nữa. Nếu các anh em ở đây có lòng với Lý Tuấn tôi thì xin chờ khi dẹp xong Phương Lạp, Lý Tuấn tôi sẽ cùng hai hiền đệ Đồng Uy, Đồng Mãnh đến đây rồi anh em chúng ta sẽ cùng tính chuyện. Các anh em ở đây lo liệu trước. Nếu Lý Tuấn tôi phụ lời ước hẹn hôm nay thì trời ghét bỏ, chẳng xứng là đấng nam nhi.
Bọn Phí Bảo nói:
- Anh em đệ chuẩn bị trước thuyền bè chờ đợi, đại ca không được quên lời hứa đẩy.
Nói đoạn Lý Tuấn và Phí Bảo nâng chén kết nghĩa anh em, cùng nhau hẹn ước, quyết không phụ lời thề.
Ngày hôm sau Lý Tuấn từ biệt bốn anh em bọn Phí Bảo rồi cùng Đồng Uy, Đồng Mãnh trở về quân doanh yết kiến Tống tiên phong. Lý Tuấn kể lại cho Tống Giang nghe chuyện anh em Phí Bảo chỉ muốn thanh thản làm nghề đánh cá không muốn ra làm quan. Tống Giang buồn rầu truyền lệnh chỉnh đốn các quân thủy bộ để chuẩn bị lên đường. Khắp huyện Ngô Giang không còn bóng quân giặc, Tống tiên phong đưa quân tiến đến lấy trấn Bình Vọng, rồi thừa thắng ruổi dài về phía Tú Châu. Tướng trấn thủ Tú Châu là Đoàn Khải nghe tin Đệ tam đại vương Phương Mạo ở TÔ Châu đã chết, chỉ nghĩ cách thu vén của cải rút chạy. Quân do thám về báo tin đại quân của Tống Giang đã đến cách thành không xa, các ngả đường thủy bộ cờ xí rợp trời, ngựa thuyền nối nhau. Đoàn Khải sợ hãi rụng rời. Lúc ấy bên quân Tống chỉ huy tiền đội là hai đại tướng Quan Thắng, Tần Minh đã dẫn quân đến dưới thành. Quân thủy cũng được lệnh đưa thuyền tiến đến vây chặt cửa phía tây, Đoàn Khải đứng trên mặt thành nói lớn:
- Xin các vị tướng quân ngừng đánh, quân trong thành chúng tôi xin ra hàng.
Nói đoạn, Đoàn Khải ra lệnh mở cửa thành rồi theo đoàn người khiêng hương án, dắt dê, gánh rượu đích thân ra ngoài thành nghênh tiếp, mời Tống tiên phong vào phủ đường nghi?
ngơi. Đoàn Khải dẫn đầu các ngụy quan vào chào Tống tiên phong. Tống Giang an ủi Đoàn Khải cho phép được trở lại làm lương dân, sau đó treo bảng chiêu an ở các nơi trong thành. Đoàn Khải cảm tạ nói:
- Khải tôi nguyên là người ở Mục Châu, bị Phương Lạp bức bách phải làm quan nên chưa có dịp quy thuận. Nay thiên binh đến, Đoàn Khải tôi đâu dám không đầu hàng.
Tống Giang hỏi:
- Thành quân Ninh Hải ở Hàng Châu do người nào trấn thủ? Tướng sĩ người ngựa có bao nhiêu?
Đoàn Khải thưa:
- Thành Hàng Châu vừa dài vừa rộng, dân c~ đông đúc, phía đông bắc là miền đất cao, còn phía nam là sông lớn, phía tây là vùng đầm hồ, do thái tử của Phương Lạp là Nam An vương Phương Thiên Định đóng giữ. Bộ hạ của Phương Thiên Định có hơn bẩy vạn quân mã do bốn viên nguyên súy và hai mươi tư viên chiến tướng chỉ huỵ Hai viên tướng cầm đầu, một người là Đặng Nguyên Giác, tăng nhân ở Hấp Châu, biệt hiệu "Bảo quang Như Lai", quen dùng cây thiền trượng sắt nặng hơn năm mươi cân, thường được gọi là "quốc sứ; một người là Thạch Bảo quê ở Phúc Châu quen dùng cây chùy lưu tinh đánh trăm đòn trăm trúng, cũng giỏi đánh "Bích phong đao" cắt sắt chặt đồng đâm xuyên ba lần giáp sắt. Hại mươi sáu chiến tướng đều được lựa chọn qua các kỳ thi tuyển, đều là những người dũng cảm, hung tợn, xin tiên phong chớ coi thường.
Tống Giang nghe xong bèn sai lấy tặng vật ban thưởng rồi cho người đưa Đoàn Khải đến quân doanh của Trương chiêu thảo kể rõ sự việc. Sau đó Đoàn Khải được phép ở lại giúp Trương chiêu thảo đóng giữ TÔ Châu. Một mặt Trương chiêu thảo ủy cho phó đô đốc Lưu Quang Thế đến đóng giữ Tú Châu, còn Tống tiên phong thì rời quân đến đóng trại ở vùng đình uy Lý.
Bấy giờ Tống Giang mở tiệc khao thưởng cáe tướng rồi cùng bàn việc điều binh đi đánh Hàng Châu. Tiểu toàn phong Sài Tiến đứng dậy nói:
- Sài Tiến tôi từ lúc đội ơn nhân huynh cứu mạng ở Đường Châu đến nay thường được nhân huynh quý mến, được hưởng vinh dự mà chưa có dịp báo đáp. Nay Sài Tiến tôi xin thâm nhập vào sào huyệt của Phương Lạp làm do thám, mong lập công trạng để báo đáp triều đình và làm sáng rõ uy danh của huynh trưởng. Chưa biết huynh trưởng có cho phép hay không?
Tống Giang cả mừng nói:
- Nếu Sài đại quan nhân tự nguyện lọt vào sào huyệt giặc điều tra làm rõ địa hình núi sông để đại quân đánh vào bắt sống đầu sỏ Phương Lạp giải về kinh sư thì hay biết chừng nào! Anh em ta cùng lập công lớn, chung hưởng phú quý. Chỉ e đường sá xa xôi, hiền đệ phải chịu vất vả.
Sài Tiến nói:
- Có chết đệ cũng vui lòng, chỉ xin huynh trưởng cho phép Yến Thanh cùng đi. Yến Thanh là người am hiểu đường sá, thổ ngữ, lại rất biết tùy cơ ứng biến.
Tống Giang nói:
- Ta ưng thuận như lời hiền đệ, có điều là Yến Thanh hiện giờ còn đang ở trong quân của Lư Tuấn Nghĩa, phải chờ gửi văn thư điều về.
Mọi người đang bàn bạc chưa xong thì có tin Lư Tuấn Nghĩa đặc cách sai Yến Thanh đến báo tin tháng trận. Tống Giang cả mừng nói với Sài Tiến:
- Hiền đệ đi chuyến này tất sẽ lập được công lớn. Đang nhắc Yến Thanh thì Yến Thanh vừa đến, đó cũng là điềm tốt.
Sài Tiến rất vui mừng. Yến Thanh đến quân doanh, vào dưới trướng yết kiến Tống Giang. Tống tiên phong sai bưng cơm rượu ra mời rồi hỏi:
- Khi Đái Tôn về đây nói Lư tiên phong đã tiến đánh Hồ Châu, sự việc thế nào?
Yến Thanh đáp:
- Sau khi rời Tuyên Châu, Lư tiên phong chia quân hai đường. Lư tiên phong đem nửa số quân mã tiến đánh Hồ Châu, giết tướng trấn thủ là Cung ôn và thủ hạ năm viên phó tướng, đánh tan quân giặc, thu phục Hồ Châu, vỗ yên trăm họ. Một mặt gửi văn thư trình lên Trương chiêu thảo xin chọn thống chế đến trấn thủ, một mặt sai Yến Thanh tôi về đây báo tin thắng trận với huynh trưởng. Quân mã còn lại giao cho Lâm Xung chỉ huy tiến đánh cửa ải Độc Tùng, sau đó sẽ về hội quân ở Hàng Châu. Khi tiểu đệ trên đường đến đây nghe nói quân Lâm Xung liên tiếp đánh vào cửa ải Độc Tùng nhưng chưa lấy được. Lư tiên phong phải cùng với phó quân sư Chu Vũ đến tận nơi xem xét. Trước khi đi Lư tiên phong đã ủy cho tướng quân HÔ Diên Chước thống lĩnh quân mã đóng giữ Hồ Châu, đợi khi có thống chế do Trương chiêu thảo gửi đến thì giao quyền lại, tiếp tục đem quân tiến đánh huyện Đức Thanh rồi về hội quân ở Hàng Châu.
Tống Giang lại hỏi:
- Hiền đệ hãy cho ta biết các tướng đóng giữ Hồ Châu, sau đó sang đánh huyện Đức Thanh? Những ai đi đánh ải Độc Tùng? Số còn lại cùng HÔ Diên Chước giữ thành Hồ Châu là những ai?
Yến Thanh đáp:
- Hiện có bản kê ở đây:
- Hai mươi ba viên chánh phó tướng đem quân đi đánh cửa ải Độc Tùng là:
- Tiên phong Lư Tuấn Nghĩa, Chu Vũ, Lâm Xung, Đổng Bình, Trương Thanh, Giải Trân, Giải Bảo, Lã Phương, Quách Thịnh, âu Bằng, Đặng Phi, Lý Trung, Chu Thông, Trâu Uyên, Trâu Nhuận, Tôn Tân, Cố Đại Tẩu, Lý Lập, Bạch Thắng, Thang Long, Chu Quý, Chu Phú, Thời Thiên.
Mười chín chánh phó tướng đóng giữ Hồ Châu, sau đó tiến quân đánh huyện Đức Thanh là:
- HÔ Diên Chước, Sách Siêu, Mục Hoẵng, Lôi Hoành, Dương Hùng, Lưu Đường, Đan Đình Khuê, Ngụy Định Quốc, Trần Đạt, Dương Xuân, Tiết Vĩnh, Đỗ Thiên, Mục Xuân, Lý Vân, Thạch Dũng, Cung Vượng, Đinh Đắc Tôn, Trương Thanh, Tôn Nhị Nương.
Tướng tá ở hai cánh quân nói trên tất cả là bốn mươi hai người, khi tiểu đệ ra đi mọi người đã bàn bạc xong, tất sẽ tiến quân theo kế đã định.
Tống Giang nói:
- Tiến quân theo hai đường ấy là đúng. Vừa rồi các anh em ở đây bàn bạc, Sài đại quân nhân muốn cùng hiền đệ lọt vào sào huyệt Phương Lạp để do thám, không biết hiền đệ có muốn đi không?
Yến Thanh đáp:
- Chủ soái sai cùng đi với Sài đại quan quân, tiểu đệ đâu dám từ chối.
Sài Tiến rất mừng nói:
- Sài Tiến tôi sẽ đóng giả làm một kẻ nho sinh, hiền đệ đóng làm người hầu. Một thầy một tớ cứ đeo gươm đàn sách vở mà đi đường thì không ai nghi ngờ gì. Ta sẽ men theo đường biển, tìm thuyền đi sang Việt Châu rồi từ đó theo đường nhỏ xuyên núi vào Mục Châu chẳng còn bao xa.
Hai người bàn định xong, chọn ngày lên đường. Sài Tiến và Yến Thanh vào chào Tống tiên phong rồi thu xếp hành lý đi về phía vùng ven biển tìm thuyền sang Việt Châu, chuyện không có gì phải nói.
Lại nói quân sư Ngô Dụng ngồi trong quân doanh bàn với Tống tiên phong:
- Phía nam Hàng Châu có sông Tiền Đường chảy thông ra biển. Nếu cho mấy người chèo thuyền nhỏ từ phía ngoài biển tiến vào cửa Chừ Sơn rồi từ đó theo sông vào đến sát cửa nam thành, bắn pháo treo cờ làm hiệu thì trong thành tất phải hoảng hốt. Nếu tiên phong đồng ý thì xin cử vài đầu lĩnh thủy quân làm theo kế ấy.
Ngô Dụng chưa dứt lời, Trương Hoành và ba anh em ho.
Nguyễn đều lên tiếng:
- Anh em tiểu đệ xin đi.
Tống Giang nói:
- Phía tây Hàng Châu là vùng ao hồ rất cần đến các đầu lĩnh thủy quân, các hiền đệ không nên đi cả chuyến này.
Ngô Dụng nói:
- Chỉ Trương Hoành và Nguyễn Tiểu Thất dẫn Hầu Kiện, Đoàn Cảnh Trụ đi theo là đủ.
Bấy giờ Tống tiên phong bèn sai bọn Trương Hoành bốn đầu lĩnh cùng hai ba mươi thủy thủ và hơn mười pháo thu?
tự đến miền ven biển tìm thuyền mà vượt sóng sông Tiền Đường.
Xin các vị độc giả hiểu cho, đoạn kể trên đây có phần vụn vặt, sách vở người xưa kể lại cũng đều có những tình tiết ấy cả, có điều là khó kể ra một lúc.
Qúy vị cứ thư thả, các đầu mối sẽ dần dần tự sáng tỏ ra, xin các vị nhớ kỹ từng đầu mối thì sẽ thấy rõ sự sâu sắc của câu chuyện.
Lại nói Tống Giang cắt cử quan tướng đâu đó đã xong bèn trở về Tú Châu bàn định kế sách tiến đánh Hàng Châu. Mọi người đang sửa soạn công việc, bỗng có tin sứ giả từ Đông Kinh đem ngự tửu và tặng vật ban thưởng đã đến ngoài phủ thành. Tống Giang liền dẫn các đầu lĩnh lớn nhỏ ra nghênh đón, mời sứ giả vào thành. Anh em Tống Giang làm lễ tạ Ơn rồi mở tiệc rượu khoản đãi. Trong bữa tiệc sứ giả nhân tiện cho biết theo lời tâu của thái y viện, thiên tử đã có lệnh triệu thần y An Đạo Toàn về kinh để túc trực hầu hạ Ở ngự tiền.
Tống Giang nghe lệnh không dám ngăn trở.
Ngày hôm sau, khoản đãi sứ giả xong, anh em Tống Giang theo đưa chân đi mười dặm trường đình mới mở rượu tiễn sứ giả và An Đạo Toàn về kinh. Có thơ làm chứng như sau:
- Yên Tử thanh nang nghệ tối tinh.
Sơn Đông hành tán hữu thanh danh.
Nhân khoa mạch đắc Thương Công điệu,.
Tự phu đan như Kế Tử thành.
Quát cốt lập khan kim thốc xuất,.
Giải cơ thời kiến nhận ngân bằng.
Lương Sơn kết nghĩa kiên như thạch,.
Thử biệt nan vong thủ túc tình.
Yên Tử bao xanh dược nghệ tinh.
Sơn Đông thang thuốc nổi thanh danh.
Thương Công mạch pháp tài chưa sánh.
Kế Tử cao đan thuộc kém nhanh.
Xương nát đứng xem liền một mối.
Thịt tan chốc thấy vết thương lành.
Lương Sơn kết nghĩa bền như đá.
Viễn biệt khôn nguôi nặng nghĩa tình.
Lại nói sau khi phân chia tặng vật ban thưởng cho các tướng, Tống Giang chọn ngày làm lễ tế cờ xuất quân. Tống Giang từ biệt Lưu đô đốc và Cảnh tham mưu, khoác giáp lên ngựa, truyền lệnh cho các quân thủy bộ xuất phát, thuyền ngựa cùng tiến. Đại quân tiến đến huyện Sùng Đức, tướng trấn thủ huyện thành nghe tin hoảng hốt cuốn gói chạy về Hàng Châu.
Lại nói thái tử của Phương Lạp là Phương Thiên Định triệu hội các tướng đến hành cung bàn định mưu kế. Nền cũ cung Song Tường ngày nay chính là hành cung lúc bấy giờ. Thu?
hạ của Phương Thiên Định có bốn viên đại tướng. Đó là:
- Bảo Quang Như Lai quốc sứ Đặng Nguyên Giác, Nam ly đại tướng quân nguyên súy Thạch Bảo, trấn quốc đại tướng quân Lệ Thiên Nhuận, Hộ quốc đại tướng quân Tư Hành Phương. Cả bốn tướng đều xưng "Nguyên súy đại tướng quân", là tước hiệu do Phương Lạp phong chọ Các phó tướng có hai mươi bốn viên, đó là:
- Lệ Thiên Hựu Ngô Trị, Triệu Nghi, Hoàng ái, Tiền Trung, Thang Phùng Sĩ, Vương Tích, Tiết Đẩu Nam, Lãnh Cung, Trương Kiệm, Nguyên Hưng, Điêu Nghĩa, ôn Khắc Nhượng, Mao Địch, Vương Nhân, Thôi Vức, Liêm Minh, Từ Bạch, Trương Đạo Nguyên, Phong Nghi, Trương Thao, TÔ Kinh, Mễ Tuyền, Bốc ứng Quỳ.
Hai mươi bốn viên ấy đều được phong tước hiệu "tướng quân". Các chánh phó tướng tất cả là hai mươi tám người bấy giờ đều có mặt cả ở hành cung của Phương Thiên Định để nghị bàn việc quân. Phương Thiên Định nói:
- Quân thủy bộ của Tống Giang đã qua Giang Nam, quân ta đã mất ba trận lớn, chỉ có Hàng Châu làm tấm bình phong cho triều đình. Nếu Hàng Châu thất thủ thì Mục Châu không lấy gì chống giữ. Trước đây tư thiên giám Phố Vân Anh tâu rằng:
- "Sao Thiên càng xâm nhập địa phận nước Ngộ Theo lý mà suy thì tai họa không nhỏ. Đúng là ứng với quân tướng của bọn Tống Giang. Nay bọn chúng đã phạm đến địa phận nước Ngô, các ngươi được hưởng quan cao tước trọng của triều đình, phải đem hết lòng báo đáp không được nhụt chí.
Bọn tướng tá đều tâu với Phương Thiên Định:
- Xin chủ tướng cứ yên lòng. Bên ta bao nhiêu tinh binh dũng tướng mà không địch nổi với Tống Giang, nay lại mất thêm mấy châu quận nữa, đó là vì chưa chọn được tướng giỏi cầm quân mới đến nông nỗi ấy. Nay bọn Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa chia quân ba đường tiến đánh Hàng Châu, xin điện hạ cùng quốc sư đóng giữ các thành trì miền duyên hải để giữ vững cơ nghiệp muôn đời. Bọn thần và các tướng xin cầm quân đi chặn địch.
Phương Thiên Định cả mừng truyền lệnh chia quân mã làm ba đường, chỉ Lưu quốc sư Đặng Nguyên Giác ở lại cùng lo giữ thành. Ba viên nguyên súy chỉ huy ba cánh quân là:
- Hộ quốc nguyên súy Tư Hành Phương dẫn bốn viên chánh tướng Tiết Đẩu Nam, Hoàng ái, Từ Bạch, Mễ Tuyền đi cứu viện cho huyện Đức Thanh.
Trấn quốc nguyên súy Lệ Thiên Nhuận dẫn bốn viên chánh tướng Lệ Thiên Hựu, Trương Kiểm, Trương Thao, Diêu Nghĩa đi cứu viện ải Độc Tùng.
Nam ly nguyên súy Thạch Bảo dẫn tám viên chánh tướng ôn Khắc Nhượng, Triệu Nghị, Lãnh Cung, Vương Nhân, Trương Đạo Nguyên, Ngô Trị, Khiêm Minh, Phương Nghi đưa quân ra ngoài thành chặn đánh quân chính của Tống Giang.
Ba viên nguyên súy mỗi người chỉ huy một cánh quân gồm ba vạn người ngựa. Mọi việc cắt cử xong xuôi, Phương Thiên Định đem vàng lụa ban thưởng cho các tướng và đốc thúc đưa quân lên đường. Nguyên súy Tư Hành Phương đưa quân mã lên đường đi cứu ứng huyện Đức Thanh.
Hãy tạm chưa nói đến hai cánh quân đi cứu ứng ra sao.
Kể tiếp chuyện đại quân của Tống tiên phong vòng vèo tiến đến núi Lâm Bình. Từ xa đã nhìn thấy trên đỉnh núi có lá cờ đỏ lớn phần phật bay trước gió. Tống Giang liền sai hai chánh tướng Hoa Vinh và Tần Minh tiến lên trước. Một mặt đốc thúc chiến thuyền xe cộ vượt quá lên phía trên đê quai Trường An. Hai tướng Hoa Vinh, Tần Minh mỗi người dẫn một nghìn quân mã vòng qua đầu núi chưa kịp tiến lèn phía trước thì gặp ngay i(.rơ lg Thạch Bảo của quân Phương Lạp.
Hai tướng dưới quyền Thạch Bảo là Vương Nhâm. Phượng Nghi cắp giáo dài, thúc ngựa đến đánh Hoa Vinh và Tần Minh.
Hoa Vinh, Tần Minh vội dàn quân mã chặn đánh. Tần Minh vung cây lang nha côn xông đến đánh Phượng Nghị Hoa Vinh nâng thương thúc ngựa lên đánh Vương Nhân. Bốn viên chiến tướng ngồi trên lưng ngựa quần thảo đến hơn mười hiệp không phân thắng bại. Tần Minh, Hoa Vinh thấy phía sau quân nam có viện binh đang kéo đến, bèn nói lớn:
- "Tạm nghỉ". Nói đoạn quay ngựa chạy về trận nhà.
Hoa Vinh nói:
- Chớ nên ham đánh mau về báo cho huynh trưởng để bàn cách đối địch.
Nói đoạn liền sai ngườĩvề phi báo cho trung quân, Tống Giang vội dẫn bốn tướng Chu Đồng, Từ Ninh, Hoàng Tín, Tôn Lập tiến lên trước trận. Bên quân nam, Vương Nhân Phượng Nghi thúc ngựa ra giao chiến, quát lớn:
- Bọn bại tướng kia mau ra đánh tiếp.
Tần Minh cả giận múa cây lang nha côn thúc ngựa đến đánh Phượng Nghị Vương Nhân lại xông lên khiêu chiến với Hoa Vinh nhưng lại thấy một tướng khác cưỡi ngựa xông đến, đó là Từ Ninh. Hoa Vinh và Từ Ninh, một người cầm ngọn giáo vàng, một người cầm ngọn giáo bạc xông ra. Hoa Vinh thúc ngựa bám sát Từ Ninh. Không chờ Từ Ninh và Vương Nhân giao chiến, Hoa Vinh nhanh như cắt đã nâng cung tha?
một mũi tên bắn trúng Vương Nhân, hất Vương Nhân lăn nhào xuống ngựa. Quân nam trông thấy đều kinh sợ. Phượng Nghi giật mình thấy Vương Nhân bị bắn ngã ngựa chưa kịp trở tay đã bị Tần Minh vung lang nha côn đâm trúng. Quân của Phương Thiên Định hoảng hốt tan rã bỏ chạy. Đại binh quân Tống ào lên hỗn chiến. Nguyên súy Thạch Bảo chống cự không nổi, phải quay ngựa chạy về phía núi Cáo Đỉnh, ha.
trại ở phía đông Tân Kiều. Hôm ấy trời đã tối không đối phó kịp, quân nam đành phải lui quân vào thành.
Ngày hôm sau quân mã của Tống tiên phong vượt qua núi Cáo Đỉnh tiến thẳng đến đóng trại ở phía đông Tân Kiều.
Tống Giang truyền lệnh cho các tướng chia quân ba đường tiến đánh Hàng Châu. Các tướng chỉ huy ba cánh quân ấy là:
- Cánh quân bộ theo đường trấn Thang Long đánh vào cửa đông đặt dưới quyền các tướng Chu Đồng, Sử Tiến, Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng, Vương Anh, Hỗ Tam Nương.
Cánh quân thủy từ phía bắc Tân Kiều tiến đánh lấy Cổ Đường cắt ngang đường phía tây, theo đường hồ áp sát vào cửa thành đặt dưới quyền các tướng Lý Tuấn, Trương Thuận, Nguyễn Tiểu Nhị, Nguyễn Tiểu Ngũ, Mạnh Khang.
Cánh quân giữa gồm đủ quân mã. quân bộ, quân thủy, chia làm ba đội đánh vào cửa Bắc Quan và cửa Cấn Sơn. Tiền đội là các chánh phó tướng:
- Quan Thắng, Hoa Vinh, Tần Minh, Từ Ninh, Hách Tư Văn, Lăng Chấn. Đội thứ hai do chủ tướng Tống tiên phong và quân sư Ngô Dụng chỉ huy, dưới quyền có các chánh phó tướng là:
- Đái Tôn Lý Quỳ, Thạch Tú, Hoàng Tín, Tôn Lập, Phàn Thuỵ, Bao Húc, Hạng Sung, Lý Cổn, Mã Lân, Tuyên Tán, Tưởng Kính, Yến Thuận, Tống Thanh, SAI Phúc, Sái Khánh, ục Bảo Tứ.
Đội thứ ba theo đường thủy đi sau tiếp ứng, có các chánh phó tướng là:
- Lý ứng, Khổng Minh, Đỗ Hưng, Dương Lâm.
Đồng Uy, Đồng Mãnh.
Các cánh quân thủy bộ cắt cử đã xong, đều theo mệnh lệnh tiến phát.
Trước hết hãy nói đội tiền quân của cánh quân giữa do Quan Thắng chỉ huy tiến đến phía đông Tân Kiều, khi đến nơi không thấy giặc. Quan Thắng có ý nghi ngờ, lại cho quân lui ra một mặt sai người báo cho Tống tiên phong biết. Tống Giang liền sai Đái Tôn đến truyền lệnh:
- Mỗi ngày chỉ cho hai đầu lĩnh đưa quân đi dò xét, chớ khinh suất tiến đánh.
Ngày đầu tiên Hoa Vinh và Tần Minh đem quân đi thám thính. Ngày thứ hai là Từ Ninh và Hách Tư Văn, luôn mấy ngày liền không thấy quân nam ra giao chiến. Hôm ấy đến lượt Từ Ninh và Hách Tư Văn dẫn mấy chục quân kỵ tiến thẳng đến cửa Bắc Quan. Bọn Từ Ninh thấy cổng thành mở toang bèn đi về phía cầu treo xem xét. Bỗng nghe một tiếng trống vang lên trên mặt thành, rồi một đội quân mã từ trong thành phóng ra. Từ Ninh và Hách Tư Văn định quay ngựa chạy thì từ phía con đường tắt đi sang cửa tây có tiếng quân lính reo hò, rồi hơn một trăm quân kỵ phi ngựa lao đến phía bọn Từ Ninh. Từ Ninh ra sức chống cự, đánh thoát khỏi vòng vây, khi ngoái lại không thấy Hách Tư Văn đâu cả. Từ Ninh quay lại thấy Hách Tư Văn bị quân giặc bắt trói sắp đưa vào thành. Từ Ninh chưa kịp quay lại thì đã bị trúng tên vào đầu, đành phải để cả mũi tên mà chạy về. Sáu viên tướng của Phương Thiên Định liền thúc ngựa đuổi theo. Từ Ninh may gặp Quan Thắng nên mới thoát được. Khi đến doanh trại thì ngã ngất. Sáu tướng của Phương Thiên Định bị Quan Thắng đánh lui phải chạy về thành. Quan Thắng vội sai người cấp báo với Tống tiên phong. Khi Tống Giang đến thăm thì Từ Ninh đã bị ứa máu khắp tai, mắt, miệng, mũi. Tống Giang rơi nước mắt gọi thầy thuốc đến chạy chữa. Sau đó Tống Giang sai đưa Từ Ninh xuống chiến thuyền nghỉ ngơi, đích thân đến thăm viếng. Vào khoảng canh ba đêm ấy thì Từ Ninh hôn mê, bấy giờ mới biết mũi tên có thuốc độc. Tống Giang ngửa mặt lên trời than rằng:
- "Thần y An Đạo Toàn đã bị gọi về kinh, không ai đủ tài chữa cho Từ Ninh. Từ nay anh em ta bị thương đành phải chịu thiệt mạng". Nói đoạn xót xa thương cảm hồi lâu. Bấy giờ quân sư Ngô Dụng đến mời Tống Giang về trại bàn công việc. Từ Ninh được đưa về Tú Châu điều trị nhưng vì thuốc độc đã ngấm sâu nên không chữa khỏi.
Lại nói Tống Giang sai người đi nghe ngóng tin tức của Hách Tư Văn, hôm sau quân thám mã trở về báo:
- "Bọn Phương Thiên Định đã chém Hách Tư Văn bêu đầu lên cửa Bắc Quan".
Tống Giang nghe tin vô cùng đau xót. Từ Ninh không chữa khỏi, nửa tháng sau cũng qua đời. Tống Giang mất liền hai tướng, bèn truyền lệnh án binh bất động, chỉ chặn giữ các con đường lớn.
Lại nói Lý Tuấn dẫn thủy quân đến đóng ở phía bắc Tân Kiều, sai quân vào sâu trong núi Cổ Đường thám thính tình hình quân giặc. Nghe thám mã trở về báo tin Hách Tư Văn bị giết, Từ Ninh trúng tên độc đã qua đời, Lý Tuấn bàn với Trương Thuận:
- Ở hướng tiến quân của ta trọng yếu nhất là cửa ải Độc Tùng và đoạn đường từ Hồ Châu đến huyện Đức Thanh thường có quân giặc mai phục. Nếu ta chặn con đường yết hầu của chúng thì chúng sẽ từ hai phía đánh khép vào, bọn ta ít quân khó lòng địch nổi. Chi bằng ta tiến thẳng một mạch đến núi Tây Sơn, dừng lại đóng giữ ở đó. Mặt nước Tây Hồ sẽ là bãi chiến trường, phía sau núi Tây Sơn thông với suối Tây Khê, có thể làm đường rút lui rất tốt.
Nói đoạn Lý Tuấn sai một tên tiểu hiệu về trung quân xin lệnh của Tống tiên phong, rồi dẫn quân vượt đèo Đào Nguyên tiến sâu vào núi Tây Sơn, dừng quân đóng trại ở chỗ ngày nay là chùa Linh ẩn. Xế về phía bắc, ở cửa núi Tây Khê nay là núi Cổ Đường cũng có một trại nhỏ. Đội tiền quân của Lý Tuấn đã đến do thám ở Đường Gia Trang. Hôm ấy Trương Thuận nói với Lý Tuấn:
- Quân giặc đã tháo chạy về Hàng Châu. Chúng ta đóng quân ở đây đã nửa tháng chỉ quanh quẩn trong núi chứ chưa được giao chiến thì biết đến bao giờ mới lập được công? Nay tiểu đệ muốn theo đường hồ lặn qua cửa sông mà vào thành.
Vào đẹn nơi tiểu đệ sẽ bắn pháo hiệu báo tin, đại ca ở ngoài cho quân đánh ngay vào chiếm lấy cửa sông, một mặt phi báo để Tống tiên phong truyền lệnh cho ba quân tiến đánh vào thành.
Lý Tuấn nói:
- Kế ấy rất hay? Chỉ sợ một mình hiền đệ không làm nổi.
Trương Thuận đáp:
- Dù phải xả thân cũng chưa đủ đáp ân tình sâu nặng của huynh trưởng Tống Công Minh.
Lý Tuấn nói:
- Hiền đệ hãy nán chờ để ta báo cho huynh trưởng đưa binh mã đi tiếp ứng.
Trương Thuận nói:
- Cứ để tiểu đệ làm ngay, một mặt đại ca cho người trình với huynh trưởng, như thế đến khi tiểu đệ vào thành thì Tống tiên phong cũng vừa biết việc.
Tối hôm ấy, Trương Thuận ăn uống no say, dắt dao nhọn ra đi. Đến bên bờ Tây Hồ, Trương Thuận thấy phía trước là ba ngọn núi xanh, một vùng nước biếc, xa xa là thành Hàng Châu, bốn tòa cổng thành cao ngất. Bốn cổng ấy là:
- Trấn Đường môn, Dũng Kim môn, Thanh Ba môn, Tiền Hồ môn. Các vi.
độc giả hãy nhớ cho nguyên thành Hàng Châu này, từ trước đời Tống gọi là trấn Thanh Hà, dưới thời tiên vương đổi làm quận Minh Hải, mở mười cửa thành:
- Phía đông có Thái Thi.
môn, Tiến Kiều môn, phía nam có Hầu Triều môn, Gia Hội môn; phía tây có Tiền Hồ môn, Thanh Ba môn, Dũng Kim môn, Tiền Đường môn phía bắc có Bắc Quan môn, Cấn Sơn môn. Sau ngày Cao Tông rời xuống phía nam đóng đô ở đây gọi là " Hoa Hoa Lâm an phử , lại mở thêm ba cửa thành khác. Đến khi Phương Lạp tiếm giữ thì ở đây vẫn còn đô cũ của tiền vương. Chu vi thành tám mươi dặm, tuy không được như dưới thời Cao Tông nhưng vẫn còn khá thịnh vượng, non sông tươi đẹp, nhân vật hào hoa, cho nên người đời truyền rằng:
- "Trên trời có thiên đường, dưới đất có Tô, Hàng . Học sĩ TÔ Đông Pha có thơ khen:
- Hồ quang liễm diễm tình thiên bảo,.
Sơn sắc không mông vũ diệc kỳ.
Nhược bả Tây Hồ tỉ Tây Tử,.
Đạm trang nùng mạt dã tương nghi.
Trời xanh sóng gợn hồ thu đẹp,.
Mưa xám phơ bay bóng núi mờ.
Nếu ví Tây Hồ với Tây Tư?
Nét mây tô nhạt thật nên thơ.
Nói gọn lại, dưới thời Tống, Tây Hồ là nơi cảnh đẹp nổi tiếng không đâu sánh bằng, không bút nào tả xiết. Trương Thuận bước lên cầu Tây Lăng ngắm cảnh hồi lâu. Bấy giờ thời tiết mùa xuân ấm áp, nước Tây Hồ một màu xanh trong, xung quanh ánh núi tỏa biếc. Trương Thuận thầm nghĩ:
- "Ta sinh trưởng nơi đầu sóng ngọn gió trên sông Tầm Dương, đã bao năm nay chưa từng thấy cảnh hồ nào tươi đẹp như hồ này, dù có chết ở đây cũng thỏa thích". Nghĩ đoạn bèn cởi áo đi xuống dưới cầu. Trương Thuận chít khăn lụa điều, mặc quần cộc bằng tơ đũi, giắt dao nhọn bên đai lưng, chân đất bước xuống nước, rồi lặn một hơi dưới mặt hồ. IJúC ấy đã vào khoảng đầu canh một, trăng sáng mờ mờ Trương Thuận lặn đến trước cửa Dũng Kim mới ngoi lên. Đúng lúc ấy tiếng trống vừa điểm một canh bốn khắc. Ngoài thành im ắng không một bóng người. Thấy trên mặt thành ở chỗ ụ tường thấp có bốn năm người đang vươn đầu nhìn ngó, Trương Thuận lại lặn xuống nước, một lúc sau ngoi lên, mấy bóng người thập thò đã bỏ đi nơi khác. Trương Thuận lặn đến xem xét, mới biết ở cửa hồ có hàng rào sắt chắn ngang. Trương Thuận định lặn vào thấy bên trong rào sắt lại có một lớp lưới có dây buộc chặt, trên mặt lưới dính nhiều đạc đồng. Thấy hàng rào sắt rất chắc chắn không thể chui qua được, Trương Thuận thử thò tay giật nhẹ tấm lưới, đạc đồng liền rung lên, cùng lúc ấy nghe trên mặt thành có tiếng bọn lính canh quát gọi nhau ầm ĩ, Trương Thuận lại lặn ra xạ Trương Thuận lắng nghe trên mặt thành có tiếng chân ngựa phi đến, rồi mấy người xúm lại trên ụ tường nhìn xuống miệng cống. Không thấy gì lạ, bọn người ấy bảo nhau:
- "Đạc kêu loạn lên như thế, chắc là con cá to nào vướng vào lưới". Bọn lính canh ngó nghiêng hồi lâu vẫn không thấy động tĩnh gì bèn bảo nhau đi ngủ.
Trương Thuận lắng tai nghe trên lầu thành tiếng trống điểm canh bạ Đoán chừng lính canh đã ngủ say, Trương Thuận lại bơi vào chân thành. Biết không thể lặn qua cửa hồ được, Trương Thuận bèn trèo lên bờ. Không thấy bóng lính canh, Trương Thuận định trèo lên mặt thành, nhưng lại nghĩ bụng:
- "Nế~l trên mặt thành có người thì mất mạng như chơi". Nghĩ đoạn bèn nhặt cục đất ném lên thành. lúc ấy có một tên lính canh chưa ngủ, thấy vậy bèn kêu toáng lên. Nhìn xuống cửa hồ không thấy động tĩnh, hắn lại trèo lên chòi canh nhìn ra xa, cũng không thấy bóng dáng con thuyền nào. Nguyên là thuyền bè trên Tây Hồ theo lệnh của Phương Thiên Định, chỉ được ra vào phía ngoài cửa Thanh Ba và cửa sông ĩ nh Từ.
ở các cửa khác đều không được phép buộc thuyền. Bọn lính canh ngơ ngác bảo nhau:
- "Thế có phải là ma quỷ không?". IJạI có người lẩm bẩm:
- "Đúng là ma quỷ. Bọn ta cứ việc tìm nơi ngủ ngon để khỏi phải nhìn thấy rõ". Tuy nói thế nhưng bọn chúng cũng không dám ngủ, cả bọn đều rình nấp ở sau u.
tường. Nghe ngóng hồi lâu không thấy động tĩnh gì, Trương Thuận lại bò lên bờ. Xung quanh vắng ngắt, trên chòi cũng không nghe tiếng trống cầm canh. Trương Thuận vẫn chưa dám trèo lên, lại nhặt một viên đất nữa ném lên mặt thành.
Không nghe động tĩnh gì, Trương Thuận nghĩ bụng:
- "Bây giờ đã canh tư, sắp sáng rồi, không vào thành được thì biết đến bao giờ". Nghĩ đoạn Trương Thuận liền bám tường thành trèo lên. Trèo đến nửa chừng bỗng nghe một tiếng mõ khô khốc vang lên, bọn lính canh nấp sẵn bèn vùng dậy. Trương Thuận vội quay người từ giữa lưng chừng thành nhẩy ào xuống nước.
Bọn lính canh đứng trên mặt thành nhất loạt bắn tên nỏ, ném đá xuống tới tấp. Thương thay Trương Thuận anh hùng, đến đây phải chịu chết bên bờ nước ngoài thành trước cửa Dũng Kim thành Hàng Châu. Có thơ rằng:
- Tòng văn thiện chiến tử binh nhung,.
Thiện nịch chung nhiên táng thủy trung.
Ngõa quán bất ly tỉnh thương phá,.
Khuyến quan mạc đán sính anh hùng.
Từng nghe thiện chiên chết binh nhung,.
Giỏi lặn thân chìm đáy nước trong.
Gánh nước vỡ vò dốc giếng cạn,.
Khuyên ai chớ vội tỏ anh hùng.
Chuyện đến đây chia làm hai mối, kể tiếp:
- Cùng ngày hôm ấy Tống Giang nhận được tin do ~ý Tuấn phi báo, cho biết Trương Thuận đã lặn qua hồ vào thành, vào đến nơi sẽ đốt lửa làm hiệu. Tống Giang báo ngay cho cánh quân chuẩn bị đánh vào cửa Đông biết. Đêm ấy Tống Giang ngồi trong trướng cùng bàn việc quân với Ngô Dụng, đến canh tư cảm thấy tinh thần mỏi mệt, bèn cho tả hữu lui ra, rồi nghiêng lưng xuống ghế chợp mắt. Vừa thiu thiu bỗng có cơn gió lạnh ào vào, Tống Giang gượng dậy nhìn thì thấy một hình thù giống người mà không phải người, tựa quỷ mà chẳng phải quỷ đang đứng sừng sững trong luồng khí lạnh. Tống Giang nhìn người ấy thấy khắp người máu me đầm đìa. Người ấy khẽ cất tiếng nói:
- "Bấy lâu tiểu đệ theo huynh trưởng, được hưởng ơn ưu ái đã nhiều. Nay tiểu đệ liều thân báo đáp, đã chết trong làn tên đạn trước cửa Dũng Kim. Tiểu đệ về đây vĩnh biệt huynh trưởng". Tống Giang nói:
- "Có phải hiền đệ Trương Thuận đó chăng?". Tống Giang quay nhìn sang phía khác lại nhìn thấy ba bốn người nữa máu me đầm đìa nhưng không nhận ra là ai. Tống Giang bật khóc lớn, kinh hoàng tỉnh dậy mới biết là chiêm bao. Quân hầu nghe tiếng khóc vội chạy vào, Tống Giang buột miệng kêu lên:
- Quái thật?
Nói đoạn bèn sai mời quân sư Ngô Dụng vào đoán mộng.
Ngô Dụng hỏi:
- Huynh trưởng mệt mỏi mới nằm nghỉ một lúc, chiêm bao thì có gì lạ!
Tống Giang nói:
- Nhân cơn gió lạnh ta nhìn thấy rõ ràng Trương Thuận máu me đầy người đứng trước mặt ta mà nói "Bao năm nay tiểu đệ đi theo huynh trưởng, được hưởng ơn ưu ái đã nhiều.
Nay tiểu đệ liều thân báo đáp, đã chết trong làn tên đạn trước cửa Dũng Kim. Tiểu đệ về đây xin vĩnh biệt". Ta quay lại nhìn thấy ba bốn người nữa cũng đẫm máu nhưng không rõ mặt ai, lúc ấy ta bật khóc thành tiếng.
Ngô Dụng nói:
- Ban sáng Lý Tuấn báo tin "Trương Thuận định lặn qua hồ vào thành đốt lửa làm hiệu. Có lẽ huynh trưởng ghi nhớ trong lòng nên mới sinh ra mộng mị như thế.
Tống Giang nói:
- Ta cứ nghĩ Trương Thuận tinh anh như thế, thiệt mạng thì thật oan uổng.
Ngô Dụng nói:
- Gần sát chân thành Tây Hồ nước rất sâu dốc bờ hiểm trở. Có thể Trương Thuận đã chết, hồn hiện về báo mộng cho huynh trưởng biết.
Tống Giang nói:
- Nếu vậy thì ba bốn người kia là ai?
Ngô Dụng băn khoăn suy nghĩ mãi vẫn không đoán được.
Mọi người cùng ngồi đợi đến lúc trời sáng cũng không thấy trong thành có động tĩnh gì, ai nấy lại càng lo lắng hơn. Đến quá trưa có người của IJý Tuấn sai đến báo:
- "Trương Thuận vượt thành ở cửa Dũng Kim bị lính canh bắn chết rơi xuống hồ, hiện giờ quân giặc đã chặt đầu cắm vào đầu sào bêu trên mặt thành". Tống Giang nghe xong đau xót khóc ngất đi. Ngô Dụng và các tướng thảy đều đau buồn thương tiếc. ấy là vì Trương Thuận hiền lành trung hậu, được mọi người yêu mến.
Tống Giang nói:
- Trương Thuận chết đi chẳng khác nào cha mẹ đẻ của ta qua đời, thật đau xót đến tận tâm can?
Ngô Dụng và các tướng đều khuyên:
- Huynh trưởng phải lo nghĩ việc quốc gia đại sự, chớ nên quá đau buồn vì tình cảm anh em mà hao tổn sức khỏe.
Tống Giang nói:
- Ta phải đích thân đến bên bờ hồ để điếu tang Trương Thuận Ngô Dụng can rằng:
- Huynh trưởng không nên dấn thân vào nơi nguy hiểm, nếu quân giặc dò biết tất sẽ cho quân vây đánh.
Tống Giang nói:
- Ta đã có cách!
Nói đoạn Tống Giang giao cho IJý Quỳ, Bao Húc, Hạng Sung, Lý Cơn dẫn năm trăm quân bộ đi trước dò đường, tư.
mình cùng bọn Thạch Tú, Đái Tôn, Phàn Thuy, Mã Lân dẫn năm trăm quân lặng lẽ theo con đường nhỏ ở núi Tây Sơn đi đến doanh trại thủy quân của Lý Tuấn. Tại đây, bọn Lý Tuấn đã đón sẵn, mời Tống Giang vào nghỉ ngơi trong ngôi nhà phương trượng ở chùa Lình ân. Tống Giang lại vật vã thương khóc hồi lâu, sau đó mời sư trụ trì bản chùa làm lễ cầu siêu cho Trương Thuận.
Ngày hôm sau, vào lúc chập tối, Tống Giang sai một tên quân đem một lá phướn trắng ra cắm bên bờ hồ, trên lá phướn có đề dòng chữ:
- "Hồn thiêng của vong đệ chánh tướng Trương Thuận", lại sai người đem nhiều lễ vật cúng tế đến bầy trên cầu Tây Lăng, dặn Lý Quỳ:
- "Cứ làm như thế, như thế..... ". Một mặt sai Phàn Thuy, Mã Lân, Thạch Tú đem quân mai phục hai bên cửa núi Bắc Sơn. Tống Giang chỉ giữ lại một mình Đái Tôn theo giúp mình.
Vào khoảng đầu canh một, Tống Giang mặc chiến bào trắng trên mũ trụ buộc khăn tang lụa trắng, cùng Đái Tôn và sáu bẩy nhà sư theo con đường nhỏ qua núi đi đến cầu Tây Lăng.
Lúc ấy quân linh của Tống Giang đã bầy đồ lễ lợn đen, dê trắng, vàng hương và thắp đèn đốt nến sáng trưng trên cầu.
Tống Giang tự tay thắp hương, hướng vào phía cửa Dũng Kim khóc vang mấy tiếng làm lễ tế. Đái Tôn đứng bên cạnh giúp lễ cho chủ tế. Các nhà sư rung chuông niệm chú cầu siêu gọi hồn cho Trương Thuận. Tiếp đó Đái Tôn đọc văn tế. Tống Giang tự tay róc rượu rưới xuống đất rồi quay về phía đông, ngửa mặt lên trời gào khóc đau xót. Đúng vào lúc ấy ở mé dưới chân cầu từ cả hai phía núi nam và núi bắc, tiếng hò reo vang dậy, trống thúc liên hồi, rồi thấy rõ hai đội quân mã đang phi nhanh đến đánh bắt Tống Giang. Đúng là:
- Chỉ vì ơn nghĩa như trời cả,.
Chuộc lấy gươm đao cuộn đất mờ.
Chưa biết Tống Giang, Đái Tôn đối phó với quân giặc ra sao, xem hồi sau sẽ rõ.