Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Trung Hoa >> Hậu Thủy Hử

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 73525 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Hậu Thủy Hử
Thi Nại Am

Hồi 108

Đang nói chuyện Dương Chí, Tôn An, Biện Tường đuổi theo Hề Thắng đến chân núi Y Khuyết, không ngờ phía sau sườn núi tướng giặc đã phục sẵn hơn một vạn kỵ binh, bất ngờ xông ra chặn đánh. Quân hai bên xáp vào giao chiến lớn. Hề Thắng thoát chết dẫn tàn quân chạy về thành Tây Kinh. Tôn An thừa thắng đuổi theo, chém rụng hai tướng giặc. Nhưng vì quân ít không địch nổi, bị hơn nghìn kỵ binh giáp mà dồn vào lũng núi. Thung lũng này bốn phía đều là vách cao dựng dửng, quân giặc đã khuân đá chất bịt lối nên không có đường ra. Tàn quân của Hề Thắng vào thành báo tin thất lợi với Cung Đoan. Cung Đoàn liền sai hai nghìn quân đến chặn giữ ở cửa thung lũng. Bọn Dương Chí, Tôn An họa có cánh mới thoát được.

Tạm gác chưa nói chuyện bọn Dương Chí bị vây, kể tiếp chuyện Lư Tuấn Nghĩa phá trận Lục hoa của Hề Thắng, phần nhiều nhờ có Mã Linh dùng Phép "Kim chuyên" (viên gạch vàng) phá trận, lại thêm bọn anh em các tướng dũng mãnh nên giành toàn thắng, giết tại trận ba tướng. Lư Tuấn Nghĩa thừa thế khua quân đuổi dài, chiếm ải Long Môn, chặt thủ cấp hơn một vạn quân giặc, thu giáp trụ, ngựa chiến, chiêng trống nhiều không kể xiết. Quân giặc thua to, lui về cố thu?

 

trong thành. Lư Tuấn Nghĩa điểm lại quân mã, mới biết thiếu bọn Dương Chí, Tôn An, Biện Tường và một nghìn quân mã, liền sai Giải Trân, Giải Bảo, Trâu Uyên, Trâu Nhuận, mỗi người lĩnh một nghìn quân mã chia đi tìm khắp bốn phía.

Đến chiều tối bọn Giải Trân trở về cũng chưa rõ tung tích bọn Dương Chí ở đâu.

Ngày hôm sau, Lư Tuấn Nghĩa cho quân đóng yên bất động, lại sai bọn Giải Trân chia nhau đi tìm. Giải Bảo dẫn quân rẽ dây leo, vén gại mây, tìm đường vượt đèo qua núi, cuối cùng đến ngọn đèo cao nhất trong dãy Y Khuyết. Đứng trên đèo này nhìn về phía tây, bên dưới là một hang sâu bị cây cối um tùm che khuất, thấy lờ mờ bóng người ngựa. Bọn Giải Bảo nhìn xuống không thấy rõ, mà gọi to cũng không nghe thấu. Giải Bảo bèn đem quân xuống núi, định tìm dân địa phương để hỏi, nhưng bốn phía không một bằng người. Dân ở đây tránh loạn đã rời đi nơi khác. Cuối cùng, khi vào một thung lũng bằng phẳng, rộng rãi ở nơi sâu vắng mới gặp một khu thôn cư nghèo khổ. Mấy người dân thấy quan quân vào thôn thì hoảng sợ, đứng túm tụm với nhau. Giải Bảo nói:

- Chúng tôi là quân sĩ của triều đình đến đây truy bắt giặc cướp.

Mấy người dân nghe nói quân triều đình lại cành tỏ ra hoảng sợ. Giải Bảo ôn tồn vỗ về thăm hỏi rồi nói:

- Chúng tôi là bộ hạ của Tống tiên phong.

Mấy người ấy lại nói:

- Có phải Tống tiên phong đã từng đánh quân Liêu, bắt Điền Hổ, không làm phiền nhiễu dân chúng hay không?

Giải Bảo nói:

- Đúng thế.

Mấy thôn đần bèn quỳ lạy, nói:

- Như vậy đủ biết quý tướng quân đến đây không phải để bắt gà, bắt chó! Năm trước cũng từng có quan quân đến đây bắt giặc, nhưng bọn họ cũng cướp phá chẳng khác gì quân

 

cường đạo. Vì thế dân thôn chúng tôi mới phải lánh vào thung lũng này. Hôm nay quý tướng quân đến làm cho dân thôn chúng tôi lại được thấy mặt trời.

Giải Bảo hỏi mọi người về việc hơn một nghìn quân mã của bọn Dương Chí bị lạc đường không rõ hiện ở đâu, cũng hỏi luôn cả đường lối đi vào hang sâu ở phía tây đèo. Thôn dân trả lời:

- Hang này gọi là hang Liên Hồng, chỉ có một lối nhỏ đi vào.

Nói đoạn rồi dẫn bọn Giải Bảo đi đến cửa hang, cũng gặp lúc hai cánh quân mã của Trâu Uyên, Trâu Thuận tìm đường đến đấy. Cả ba cánh cùng hội quân rồi tiến đánh quân giặc giữ cửa hang, phá bức tường đá. Sau đó Giải Bảo và Trâu Uyên dẫn quân mã tiến vào hang.

Bấy giờ bọn Dương Chí, Tôn An, Biện Tường cùng một nghìn quân sĩ người ngựa đói mệt đang ngồi dưới gốc cây buồn bã đợi chết, bỗng thấy bọn ~liải Bảo từ ngoài hang đi vào, ai nấy đều nhẩy lên vui mừng. Giải Bảo lấy lương khô phân phát cho mọi người. ăn xong, tất cả người ngựa lần lượt ra khỏi hang núi. Giải bảo đưa cả mấy người thôn dân về trại yết kiến Lư tiên phong. Lư Tuấn Nghĩa cả mừng, sai lấy tiền bạc, thóc gạo cấp cho họ, các thôn dân đều lạy tạ rồi ra về.

Không bao lâu đội quân của Giải Trân cũng trở về. Đêm ấy quân sĩ nghỉ ngơi, không có gì đáng nói.

Ngày hôm sau, Lư Tuấn Nghĩa đang cùng quân sư Chu Vũ bàn việc đưa quân đi đánh Tây Kinh, bỗng có quân lưu tinh thám mã về báo:

- "Vương Khánh sai ngụy đô đốc Đỗ Học dẫn mười hai viên chánh phó tướng và hai vạn binh mã đi cứu viện, hiện đã đến cách thành Tây Kinh ba mươi dặm". Lư Tuấn Nghĩa liền lệnh cho Chu Vũ, Dương Chí, Tôn Lập, Đan Đình Khuê, Ngụy Định Quốc cùng với Kiều Đạo Thanh, Mã Linh thống lĩnh hai vạn binh mã dàn trận trước đại trại để sẵn sàng đánh quân giặc từ trong thành ra. Lệnh cho Giải Trân, Giải Bảo, Mục Xuân, Tiết V nh thống lĩnh năm nghìn

 

quân mã đóng giữ sơn trại. Lư Tuấn Nghĩa tự mình cùng với các tướng tá còn lại thống lĩnh ba vạn năm nghìn quân mã để đón đánh quân Đỗ Học. Bấy giờ Lãng từ Yến Thanh vào thưa với Lư tiên phong:

- Theo ngu ý ngày hôm nay chủ nhân không nên ra trận.

Lư Tuấn Nghĩa hỏi:

- Tại sao?

Yến Thanh đáp:

- Đêm qua tiểu nhân chiêm bao thấy có điềm chẳng lành.

Lư Tuấn Nghĩa nói:

- Chuyện mộng mị chẳng đáng tin. Đã đem thân báo nước thì có kể gì lợi hại?

Yến Thanh nói:

- Nếu tiên phong quyết ý đi đánh, xin cho tiểu nhân năm trăm quân để dùng có việc.

Lư Tuấn Nghĩa cười nói:

-.

- Hiền đệ định làm gì?

Yến Thanh đáp:

- Xin chủ tướng đừng hỏi, cứ giao quân cho tiểu đệ là được.

Lư Tuấn Nghĩa nói:

- Được rồi, ta sẽ cho quân, để xem hiền đệ làm gì?

Nói đoạn xuống lệnh điều năm trăm quân bộ giao cho Yến Thanh. Yến Thanh cáo từ dẫn quân ra đi.

Lư Tuấn Nghĩa nhìn theo mỉm cười. Sau đó Lư Tuấn Nghĩa thống lĩnh người ngựa ra khỏi đại trại, đi về phía cầu Bình Tuyền. Ở đây có nhiều phiến đá kỳ dị, là trang ấp cũ của Lý Đức Dụ đời Đường. Lư Tuấn Nghĩa đi qua đó, thấy Yến Thanh đang đốc suất quân ~ chặt cây phát rậm thì buồn cười, nhưng vì vội đem quân đi nên cũng không kịp hỏi. Đại quân của Lư tiên phong tiến đếtl cách phía tây cửa Long Môn mười dặm thì dừng lại dàn thành thế trận hướng về phía tây. Khoảng một giờ sau, quân giặc trong thành kéo tới. Hai bên dàn trận đối nhau, quân sĩ nổi trống hò reo. Bên quân Tây Kinh, phó

 

tướng Vệ Hạc múa đại đao thúc ngựa tiến ra trước. Bên quân Tống Sơn Sĩ Kỳ chẳng nói chẳng rằng nâng thương giật ngựa tiến ra chặn đánh. Hai người ngồi trên ngựá quần đánh giữa trận đến gần ba mươi hiệp, Sơn Sĩ Kỳ đưa mũi thương đâm đúng chân ngựa của Vệ Hạc. Con ngựa quy ngã, hất Vệ Hạc xuống đất. Sơn Sĩ Kỳ đuổi theo đâm một thương giết chết.

Bên quân Tây Kinh, phó tướng Phong Thái, cả giận, bèn hai tay vung hai cây thiết giản, lao ngựa đến đánh Sơn Sĩ Kỳ.

Hai tướng đánh nhau hơn mười hiệp, Biện Tường thấy Sơn Sĩ Kỳ không thắng nổi Phong Thái, liền cắp thương thúc ngứa đến trợ chiến. Phong Thái quát to một tiếng rồi đánh một thiết giản hất Sơn Sĩ Kỳ xuống ngựa. Lái đánh tiếp một thiết giản kết liễu tính mệnh Sơn Sĩ Kỳ, rồi thúc ngựa múa kiếm đón đánh Biện Tường. Nhưng Biện Tường là viên mãnh tướng.

Phong Thái vừa lao đến đầu tầm ngựa, Biện Tường quát vang, lao thương đâm trúng giữa tim. Phong Thái lăn nhào xuống đất Quân hai bên hò reo vang dậy. Chủ súy quân Tây Kinh là Đỗ Học thấy một lúc mất liền hai tướng trong lòng bừng bừng tức giận liền vung cây trường bát xà mâu, phóng ngựa ra trận. Bên quân Tống, Lư Tuấn Nghĩa cũng đích thân ra trận đối địch với Đỗ Học. Hai người giao chiến hơn năm mươi hiệp không phân thắng bại. Cây xà mâu của Đỗ Học bay lượn xuất quỷ nhập thần. Tôn An thấy Lư tiên phong không thắng được Đỗ Học, vội vung kiếm thúc ngựa ra giúp sức. Tướng giặc là Trác Mậu thấy vậy liền múa cây lang nha côn ra chặn đánh Tôn An. Chỉ mới bốn năm hiệp, Tôn An phấn khích vung kiếm phạt mạnh hất đầu Trác Mậu xuống đất. Rồi Tôn An quay ngựa vọt lên phía trước, vung kiếm xông đánh Đỗ Học. Thấy Tôn An vừa giết Trác Mậu, Đỗ Học chùn tay liền bị Tôn An vung kiếm chém đứt tay phải, lăn xuống ngựa. Lư Tuấn Nghĩa đâm tiếp một thương, kết liễu đời hắn. Lư Tuấn Nghĩa thúc quân ồ ạt đánh tràn sang, quân giặc đại bại.

Bỗng trên con đường nhỏ chạy xiên từ phía tây nam có một

 

đội kỵ binh đang phóng như bay tới. Viên tướng cưỡi ngựa đi đầu mặt mũi đen xì xấu xí, tóc bồng, đội mũ sắt, mặc chiến bào đỏ, cưỡi ngựa chiến màu hung đỏ, tay giơ cao kiếm chỉ huy đội quân kỵ phóng tới. Lư Tuấn Nghĩa và các tướng thấy đoàn quân mặc áo có dấu của giặc, bèn thúc quân xông lên chặn đánh. Nhưng chỉ thấy viên tướng kia lẩm nhẩm niệm.

chú rồi nhìn về hướng chính nam vung kiếm chém mạnh một nhát. Trong chớp mắt, viên tướng phun ra những luồng lửa đỏ rực, khắp mặt đất khói bốc mù mịt, lửa cháy đùng đùng, những lưỡi lửa lan nhanh về phía quân Tống. Lư Tuấn Nghĩa chạy lánh không kịp, quân Tống một phen đại bại, vứt cả chiêng trống, khí giới, tán loạn tìm đường chạy trốn, những kẻ chậm chân đều bị cháy đầu bỏng trán, thiệt mạng đến hơn năm nghìn người. Các tướng hộ vệ Lư Tuấn Nghĩa chạy thoát về cầu Bình Tuyền, binh sĩ chen nhau qua cầu, giẫm đạp đè lên nhau làm cho mặt cầu nghiêng võng. Cũng may trước đó, Yến Thanh đã chặt cây đốn gỗ để sẵn hai bên bờ và ghép xong cầu phao, hai vạn quân Lư Tuấn Nghĩa nhờ đó qua sông an toàn. Lư Tuấn Nghĩa và Biện Tường phi ngựa chạy sau, vừa đến bên cầu thì bị tướng giặc đuổi kịp, phun một luồng lửa đúng vào người Biện Tường. Biện Tường lửa cháy đầy mình lăn nhào xuống ngựa, bị quân giặc ập tới đâm chết. Lư Tuấn Nghĩa vừa kịp lên cầu phao chạy thoát. Tên tướng giặc vẫn xua quân đuổi theo. Bên quân Tống, đội tiền quân do Chu Vũ thống lĩnh biết tin đại quân thất bại, vội báo cho đạo sĩ Kiều Đạo Thanh. Kiều Đạo Thanh một mình một ngựa vung kiếm phóng đến đón chặn. Viên tướng ấy thấy Kiều Đạo Thanh liền giơ kiếm chỉ hướng nam.và chém, ngọn lửa càng bốc dữ dội hơn. Kiều Đạo Thanh múa tay bắt quyết, miệng lẩm nhẩm niệm chú, rồi vung kiếm chỉ về phía bắc làm phép "Tam muội thần hỏa", Trong chớp mắt, bầu trời xuất hiện những luồng khí đen bay nhanh tới, rồi biến thành trận mưa trút xuống ào ào như thác đổ. Lại có vô vàn những khối sáng trắng như

 

ngọc tới tấp rơi xuống đầu quân giặc. Chỉ trong chốc lát, khối lửa yêu quái ấy bị dập tắt. Tướng giặc thấy yêu thuật của mình bị phá, vội quay ngựa bỏ chạy. Ngựa chiến. của hắn giẫm lên một tảng băng trơn, trượt chân ngã khuỵu, hất hắn lăn xuống đất. Kiều Đạo Thanh thúc ngựa tới, vung kiếm đưa một nhát, chém đứt làm hai đoạn. Đội kỵ binh giặc thiệt mạng hơn năm trăm tên. Kiều Đạo Thanh chống kiếm quát to:

- Kẻ nào quy hàng thì tha tội chết!

Quân giặc thấy Kiều Đạo Thanh có phép lực thần thông đều xuống ngựa, vứt giáo quỳ lạy xin tha mạng. Kiều Đạo Thanh dùng lời lẽ ôn tồn vỗ về, chặt lấy thủ cấp tướng giặc rồi dẫn hàng binh về yết kiến Lư tiên phong, báo tin thắng trận. Lư Tuấn Nghĩa không ngớt lời cảm tạ phép thuật cao cường của Kiều Đạo Thanh và khen ngợi công lao của Yến Thanh, bấy giờ các tướng hỏi ra mới biết tên tướng kia họ tên là Khấu Uy, quen dùng yêu thuật sinh lửa để đốt người, và vì tướng mạo hắn xấu xí nên gọi là "Độc diện quỷ vương" (Quỷ vương lửa độc). Trước đây hắn giúp Vương Khánh nổi loạn, không biết bỏ đi đâu chừng hai năm, gần đây thấy hắn đến Nam Phong nói:

- "Quân Tống thế lực rất lớn, đợi đó ta sẽ quét sạch chúng". Vương Khánh bèn sai Khấu Uy ngày đêm đi gấp đến đây. Bọn Cung Đoan, Hề Thắng thấy quân cứu viện bị đánh tan, không dám mở cửa thành ra đánh, chỉ cho thêm quân đóng giữ những nơi trọng yếu. Bấy giờ Kiều Đạo Thanh nói:

- Thành Tây Kinh vững chắc, không vội đánh ngay được.

Đêm nay bần đạo xin thi thố một thuật nhỏ, góp công báo đáp ơn lớn của hai tiên phong.

Lư Tuấn Nghĩa nói:

- Xin đạo sĩ cho nghe diệu thuật.

Kiều Đạo Thanh ghé tai Lư Tuấn Nghĩa nói nhỏ:

- "Cứ như thế, như thế...". Lư Tuấn Nghĩa cả mừng cắt cử các tướng

 

chuẩn bị đánh thành. Ai đi lo việc nấy. Một mặt sai quân sĩ lo việc an táng Sơn Sĩ Kỳ và Biện Tường. Lư Tuấn Nghĩa tự tay dâng lễ tế. Đêm ấy vào khoảng canh hai, Kiều Đạo Thanh đi ra ngoài trỏ kiếm làm phép. Trong nháy mắt mây mù đen kịt trùm kín thành Tây Kinh. Quân giữ thành chỉ trong gang tấc không nhìn rõ nhau. Quân Tống lợi dụng lúc tối trời theo cầu bay đu người vượt qua hào, trèo lên các ụ tường. Bỗng nghe một tiếng súng nổ, bầu trời tối mịt bỗng chốc rực sáng.

Quân Tống đeo sẵn mồi lửa, nghe hiệu lệnh liền châm lửa đốt đuốc khắp bốn mặt thành đều được chiếu sáng như ban ngày.

Quân giữ thành khiếp sợ, luống cuống không biết đối phó ra sao, bị quân của Lư Tuấn Nghĩa tràn vào rút khí giới chém giết Quân giặc bị giết rơi xuống chân thành nhiều không kể xiết Cung Đoan và Hề Thắng nghe tin có biến vội dẫn quân đến cứu, nhưng lúc ấy cả bốn cửa thành đều đã bị quân Tống chiếm giữ. Lư Tuấn Nghĩa đốc thúc quân m~ tiến vào thành.

Cung Đoan, Hề Thắng bị loạn quân giết chết. Các tướng tá đầu mục khác và ba vạn quân sĩ đều hạ k.hí giới qui hàng.

Trăm họ không mảy may bị xâm phạm.

Trời vừa sáng, Lư Tuấn Nghĩa cho yết bảng chiêu an, ghi công lớn cho Kiều Đạo Thanh, khao thưởng ba quân tướng sĩ.

Một mặt sai Mã Linh đến chỗ Tống tiên phong báo ti 1 thắng trận. Mã Linh tuân lệnh ra đi, đến chiều tối hôm ấy trở về nói lại:

- "Tống tiên phong đánh thành Kinh Nam, đã mấy ngày liền giao chiến, đánh bại quân cứu viện từ Nam Phong tới.

Chủ súy giặc là Từ Ninh bị bắt sống. Tống tiên phong vì việc quân vất vả bị Ốm phải nghỉ ngơi, trong vài ngày mọi việc đều do quân sư Ngô Dụng điều khiển".

Lư Tuấn Nghĩa nghe nói Tống Giang bị Ốm, có ý lo buồn, vội thu xếp công việc, giao cho Kiều Đạo Thanh và Mã Linh cai quản quân sĩ đóng giữ thành Tây Kinh. Ngày hôm sau Lư Tuấn Nghĩa từ biệt Kiều Đạo Thanh và Mã Linh, đem theo bọn Chu Vũ và mười hai chánh phó tướng rời Tây Kinh lên

 

đường đi gấp về Kinh Nam.

Một ngày kia binh mã của Lư Tuấn Nghĩa đã đến doanh trại của đại quân đóng ở phía bắc thành Kinh Nam, anh em Lư Tuấn Nghĩa cùng vào trong trướng thăm hỏi sức khỏe của Tống tiên phong. Nhờ có An Đạo Toàn điều trị, bệnh tình của Tống Giang đã thuyên giảm sáu bẩy phần, bọn Lư Tuấn Nghĩa đều yên lòng. Đang lúc mọi người chuyện trò bàn bạc việc quân, bỗng có tên quân chạy về báo tin:

- "Đường Bân hộ tống bọn Tiêu Nhượng rời doanh trại được ba mươi dặm thì gặp tướng giặc Kinh Nam là Mi Sảnh, Mã Cương dẫn một vạn tinh binh theo đường hẻm tiến đến. Bọn Mi Sảnh định nhân lúc Tống tiên phong bị Ốm, đem quân đánh từ phía sau nhằm cướp doanh trại. Đường Bân một mình địch với hai tướng giặc, quân sĩ ít, hơn nữa Mi Sảnh lại là viên tướng mười phần dũng mãnh, nên đã bị Mi Sảnh giết. Tiêu Nhượng, Bùi Tuyên, Kim Đại Kiên bị giặc bắt sống. Bọn chúng đang tìm cách cướp trại thì có tin đại quân của Lư tiên phong tiến đến, quân giặc đã trốn đi đem theo cả bọn Tiêu Nhượng".

Tống Giang lo quá, bất giác bật khóc, nói:

- Tính mạng bọn Tiêu Nhượng nguy mất.

Tống Giang vì lo lắng, bệnh tình có phần nặng hơn. Lư Tuấn Nghĩa phải lựa lời khuyên giải rồi hỏi:

- Huynh trưởng sai Tiêu Nhượng đi đâu?

Tống Giang nói:

- Tiêu Nhượng biết ta bị Ốm, xin phép Trần an phủ đến thăm, Trần an phủ lại cho Tiêu Nhượng đem cả Kim Đại Kiên và Bùi Tuyên đến Uyển Châu dựng bia ghi công và xem xét văn thư giấy tờ. Hôm nay ta đã giao cho Đường Bân dẫn một nghìn quân bộ hộ tống bọn Tiêu Nhượng đi Uyển Châu, không ngờ bị quân giặc bắt được. Bọn Tiêu Nhượng chắc sẽ bị giặc giết.

Tống Giang giao cho Lư Tuấn Nghĩa giúp bọn Ngô Dụng tiếp tục đánh thành Kinh Nam, bắt cho được bọn Mi Sảnh,

 

Mã Cương để báo thù. Lư Tuấn Nghĩa tuân lệnh, đi ngay đến doanh trại đóng ở phía bắc thành. Chuyện trò thăm hỏi bọn Ngô Dụng xong, Lư Tuấn Nghĩa kể lại việc Tiêu Nhượng bị bắt. Ngô Dụng giật mình kinh sợ nói:

- Khổ quá? Nguy cho bọn ba người này rồi?

Nói đoạn, Ngô Dụng truyền lệnh cho các tướng đem quân đi vây thành, quyết hạ cho bằng được.

Các tướng tuân lệnh, chia quân bao vây bốn mặt, cho bắc thang gọi to vào thành:

- Phải trả ngay Tiêu Nhượng, Kim Đại Kiên, Bùi Tuyên?

Nếu chậm trễ đại quân đánh vào thì bất kể quân dân đều bị giết hết.

Lại nói quân giặc đóng giữ thành do tướng Lương Vĩnh làm trấn thủ, còn bọn Mi Sảnh, Mã Cương chỉ là tướng bại trận chạy về tránh ở đấy. Hôm ấy sau khi bắt được bọn Tiêu Nhượng, Mi Sảnh gọi lính canh mở cổng tì-lành áp giải ba người vào dâng công trước súy phủ. Lương Vểnh từng nghe tên tuổi Thánh thủ thư sinh Tiêu Nhượng, bèn sai quân sĩ cởi trói, tìm cách dụ hàng. Bọn Tiêu Nhượng đều trừng mắt quát mắng:

- Quân vô lễ! Các ngươi coi bọn ta là hạng người thế nào?

Bọn phản nghịch, hãy đem ta ra mà chém ngay đi? Cả sáu đầu gối của bọn ta đây, các ngươi đừng mong một cái ~ ìo biết quỳ! Chỉ trong ngày hôm nay, đại quân của Tống tiên phong sẽ kéo đến phá tan thành trì, phanh thây quân phản nghịch làm muôn mảnh?

Lương V nh cả giận, quát gọi quân sĩ:

- Đánh cho ba con vật này bắt chúng phải quỳ!

Bọn lính hầu của Lương V nh vác gậy đến đánh bọn Tiêu Nhượng. Chỉ nghe tiếng ngã huỳnh huỵch, chẳng những không ai chịu quỳ mà còn luôn mồm chửi mắng. Lương V nh nói:

- Các ngươi muốn chém làm hai đoạn thì cứ đợi đấy, ta sẽ cho được như ý.

 

Nói đoạn quát quân sĩ:

- Đóng gông cả ba đứa đem ra trước cửa doanh, nhè vào chân lừa của chúng mà đánh, ắt phải chịu quỳ.

Mấy tên lính tuân lệnh đem gông đến đóng vào cổ ba người, dẫn đi.

Quân lính và dân chúng khi ấy đang đứng xung quanh cửa doanh đều xúm đến xem mặt cho biết quan quân triều đình như thế nào. Thấy bọn Tiêu Nhượng bị đánh đập tàn nhẫn, trong đám đông có kẻ trượng phu không nén nổi căm giận. Người ấy họ Tiêu, tên tự là Gia Huệ, trú ngụ Ở phốhàng Giấy phía nam súy phủ. Cụ cao tổ của người ấy là Tiêu Đảm, tự Tăng Đạt giữ chức thứ sử Kinh Nam dưới thời Nam Bắc Triều. Một lần mưa lũ vỡ đê, Tiêu Đảm đứng dưới mưa to gió lớn đốc suất quân dân hộ đê. Có kẻ tiểu lại xin quan cho tạm nghỉ để tránh mưa, Tiêu Đảm nói:

- "Các quan muốn theo nước lụt trôi cả ra sông? Còn ta thì không nỡ để quý quan phải chết oan!". Mọi người thấy quan thứ sử nghiêm khắc như vậy đều phải gắng sức đắp đê, nhờ vậy quãng đê vỡ đắp xong, tránh được trận lụt. Năm ấy được mùa, có một cây lúa trổ năm bông Tiêu Gia Huệ lấy tên tự theo sự tích tốt đẹp đó của cụ cao tổ. Nhân có việc xuống chơi Kinh Nam, Tiêu Gia Huệ thấy dân ở đây còn nhớ ơn đức Tiêu Đảm, nên rất kính trọng Gia Huệ. Gia Huệ là người can đảm, bản tính hào hiệp chí khí cao xa, có lòng độ lượng, sức vóc, võ nghệ hơn người. Hễ gặp những người dũng cảm gan dạ, bất kể sang hèn, Gia Huệ đều kết giao và giúp đỡ tiền bạc. Khi Vương Khánh làm loạn, cướp đoạt thành trì, Gia Huệ từng hiến kế nhưng quan trấn thủ không chịu nghe, rốt cuộc bi mất thành. Tiêu Gia Huệ mắc kẹt phải ở lại trong thành Kinh Nam, ngày đêm vẫn mưu toan việc thu phục thành trì. Nhưng "một cây làm chẳng nên non". Đến nay thấy quân giặc trói đánh bọn Tiêu Nhượng, lại nghe nói quân Tống Giang đang tiến đến vây đánh, quân dân trong thành đều lo lắng. Tiêu Gia Huệ suy tính:

- "Thời

 

cơ đã đến, phải quyết một phen mới bảo toàn được dân cư trong thành". Nghĩ đoạn Gia Huệ trở về nhà trọ. Bấy giờ vào khoảng xế chiều, Gia Huệ gọi tiểu đồng mài mực, ra phố tìm mua mấy tờ giấy khổ to loại dày và dai, rồi trở về thắp đèn, chấm mực đẫm bút, viết bản cáo thị bằng chữ lớn:

- "Dân chúng trong thành đều là thần dân lương thiện của triều đình nhà Tống, tất không cam chịu tiếp tay cho giặc.

Tống tiên phong là tướng giỏi của triều đình, từng đánh quân Liêu, bắt giặc Điền Hổ, đến đâu không một kẻ nào dám đụng mũi giáo. Dưới cờ của Tống tiên phong, thủ hạ có một trăm linh.tám tướng lĩnh cùng đồng lòng hiệp sức. Ba vị đầu lĩnh bị bắt trói trước doanh, vì nghĩa khí không chịu quỳ gối, đủ biết anh em Tống tiên phong anh hùng trung nghĩa như thế nào? Hôm nay nếu quân giặc giết hại ba người ấy thì sớm muộn thành này cũng bị đánh phá vì thế giặc trong thành quân cô tướng ít, lúc bấy giờ ngọc đá chẳng phân. Vậy quân dân trong thành, ai muốn bảo toàn tính mạng, hãy theo ta ra đánh giặc".

Tiêu Gia Huệ viết xong cáo thị, lặng lẽ ra ngoài phố đi nghe ngóng tình hình. Thấy dân chúng nhiều người than khóc lo sợ, Gia Huệ thầm nghĩ:

- "Lòng dân như thế, kế của ta chắc thành". Mờ sáng hôm sau, Gia Huệ lẩn vào đám đông . quanh các phố gần súy phủ, lén vứt tờ cáo thị xuống đường. Một lúc sau, trời sáng hẳn, quân sĩ và dân chúng nhặt được tờ giấy xúm nhau mở xem. Ở một chỗ khác mọi người cũng đang xúm đọc một tờ cáo thị như thế. Một tên quân tuần tiễu đi đến, giật lấy một tờ, chạy như bay đem về nộp cho Lương Vĩnh. Lương V anh cả sợ; vội truyền lệnh canh giữ doanh trại cẩn mật, một mặt phải tuần hành gắt gao để truy bắt gian tế.

Tiêu Gia Huệ dắt đoản đao lẫn vào đám đông đi quanh các nơi xem xét, thỉnh thoảng đứng lại đọc giúp bản cáo thị cho mọi người nghe. Quân dân nghe đọc xong bản cáo thị, ai nấy đều sửng sốt nhìn nhau. Lúc ấy có một viên quan đi truyền

 

lệnh cưỡi ngựa cùng năm sáu tên lính hầu vừa đi qua. Tiêu Gia Huệ bèn sấn đến quát to một tiếng, rút đoản đao chém đứt chân ngựa. Viên quan kia ngã nhào xuống đất, Gia Huệ sả tiếp một đao khiến hắn đầu lìa khỏi cổ. Gia Huệ tay trái xách thủ cấp tên giặc, tay phải cầm đoản đao hô lớn:

- Những ai muốn giữ tính mạng hãy theo Tiêu Gia Huệ tôi đi đánh giặc!

Đám quân sĩ ở trước súy phủ ngày thường đã biết Tiêu Gia Huệ là người có chí khí sắt đá, cho nên chỉ trong khoảnh khắc có đến năm sáu trăm người đồng tình xin theo. Tiêu Gia Huệ thấy đám đông hưởng ứng, lại nói lớn:

- Ai là người dũng cảm hãy giúp sức với ta!

Tiếng hô vang động đến mấy trăm bước. Dân chúng dồn đến mỗi lúc một đông. Kẻ vác giáo, người xách gậy, cũng có người nhổ cọc rào, bẻ chân bàn làm khí giới:

- chỉ trong chốc lát đã có đến năm sáu nghìn người. Đám đông hò reo vang dậy. Tiêu Gia Huệ đi đầu, dẫn đoàn người xông vào súy phủ.

Lương Vĩnh ngày thường ngược đãi đánh đập quân dân quân hộ vệ của hắn cũng căm ghét hắn đến tận xương tủy.

Nghe có biến, bọn họ vội chạy ra hưởng ứng. Đám đông nổi giận ùa vào, giết hết lớn bé cả nhà Lương Vĩnh. Khi Gia Huệ dẫn đám đông ra khỏi súy phủ thì số người theo đã lên đến hơn hai vạn người. Mọi người kéo đến cởi trói, tháo gông cho Tiêu Nhượng, Bùi Tuyên và Kim Đại Kiên. Tiêu Gia Huệ chọn ba người khỏe mạnh cõng bọn Bùi Tuyên, xách thủ cấp Lương Vĩnh, dẫn đầu đoàn người tiến ra cửa bắc, giết tướng giữ thành là Mã Cương, đánh đuổi lính canh, rồi mở cổng thành, thả cầu treo.

Bấy giờ Ngô Dụng đã đến ngoài cửa bắc, đang thúc quân đánh thành. Nghe bên trong có tiếng hò reo, rồi cổng thành bật mở, mọi người ngỡ là quân giặc đánh ra. Ngô DụN~F vội cho quân mã lui về phía sau ba bốn tầm tên, dàn trận đón đánh. Bấy giờ bên quân Tống mới nhìn thấy Tiêu Gia Huê.

 

xách thủ cấp, phía sau là ba tên quân khỏe mạnh cõng bọn Tiêu Nhượng chạy qua cầu treo ra ngoài. Ngô Dụng chưa hết ngạc nhiên, thì nghe tiếng Tiêu Nhượng gọi to:

- Ngô quân sư! Đây là tráng sĩ Tiêu Gia Huệ, người đã kêu gọi dân chúng nổi dậy giết giặc, giải cứu cho bọn tôi?

Ngô Dụng nửa lo nửa mừng, Tiêu Gia Huệ bước đến nói:

- Việc đang gấp không kịp thi lễ. Xin quân sư đem binh mã vào thành ngay.

Những người đứng bên cầu treo cũng đồng thanh hô lớn:

- Xin mời Tống tiên phong vào thành!

Thấy nét mặt hân hoan của mọi người, Ngô Dụng yên lòng bèn truyền lệnh cho các tướng đem quân mã tiến vào thành.

Cấm quân sĩ không được giết hại lương dân. Kẻ nào trái lệnh sẽ chém cả người đồng ngũ. Quân sĩ canh giữ trên mặt thành cửa bắc thấy tình thế như vậy đều vứt giáo, xuống thành đầu hàng. Quân sĩ ở ba cửa còn lại nghe tin đều trói tướng giữ thành, mở toang cổng lớn, bưng hương hoa đèn nến ra ngoài nghênh đón quân Tống. Trong lúc lộn xộn, kh!)ắng a; dám đến gần Mi Sảnh nên hắn nhân đó lẻn ra cửa tây, rồi xông qua vòng vây chạy thoát.

Ngô Dụng liền sai quân phi báo cho Tống Giang. Tống Giang nghe tin thắng trận, trong lòng vui vẻ, bệnh tình thuyên giảm đến tám chín phần, liền truyền lệnh cho các tướng nnớ trại lên đường.

Đại quân tiến vào thành Kinh Nam, Tống Giang lên chính đường trong súy phủ, vỗ yên quân dân, úy lạo tướng sĩ. Tống Giang mời Tiêu Gia Huệ vào trong phủ đường, khoác tay mời ngồi vào ghế giữa rồi sụp xuống lạy tạ:

- Nhờ công của nghĩa sĩ tập hợp dân chúng nổi dậy giết quân phản nghịch, khiến cho sinh linh trăm họ vẹn toàn, lấy lại được thành trì mà không phải đổ máu, cứu sống cho ba người anh em chúng tôi. Tống Giang xin đa tạ tráng sĩ?

 

Tiêu Gia Huệ đáp lạy không kịp, nói:

- Đó là công sức của quân dân trong thành không phải do tài cán một mình Gia Huệ tôi?

Nghe lời khiêm tốn của Gia Huệ, Tống Giang lại càng kính phục hơn. Các đầu lĩnh khác đều đến lạy tạ Tiêu Gia Huệ.

lúc ấy quân sĩ trong thành cũng vừa áp giải bọn tướng giặc đến dâng nộp. Tống Giang cho hỏi từng người, thàm kẻ nào chịu đầu hàng đều được tha tội chết. Khắp thành tiếng hò reo hân hoan vang dậy. Quân Vương Khánh vứt giáo qui phục đến mấy vạn người. Đoàn chiến thuyền trên sông Hán cũng đã đến đậu ở ngoài thành. Lý Tuấn và các đầu lĩnh thủy quân vào súy phủ chào Tống tiên phong.

Tống Giang sai dọn tiệc rượu khoản đãi Tiêu tráng sĩ. Tống Giang nâng chén nói:

- Túc hạ tài cao đức cả, Tống Giang tôi về triều xin tâu để tráng sĩ được thiên tử cất nhắc trọng dụng.

Tiêu Gia Huệ nói:

- Tiên phong bất tất phải làm như vậy. Việc làm hôm nay của Gia Ĩuệ tôi chẳng phải vì phú quý công danh. Gia Huệ tôi từ lúc còn trẻ đã sống ngang tàng, lớn lên cung không chịu gò mình trong khuôn phép hương ẩm, chỉ là một kẻ quê mùa cô lậu mà thôi. Ngày nay, bọn sàm nịnh khua môi múa mép mà bậc hiển sĩ vắng người. Dẫu có tài năng quý báu như ngọc châu của Tùy hầu, ngọc bích của Biện Hòa, dẫu có đức hạnh như Hứa Do, Bá Di, cũng không được cửu trùng biết đến. Gia Huệ tôi thấy không ít người có chí khí anh hùng, vào sinh ra tử vì việc quốc gia, nhưng cử sự có chỗ không ổn đáng, cũng chỉ vì muốn được toàn vẹn cho thân mình và gia đình vợ con, rồi dần dần cũng dưỡng thành thói xấu, phó mặc cả tính mệnh bản nhân và gia đình trong tay bọn quyền thần gian nịnh.

Gia Huệ tôi không nặng nợ kiếp trước, thảnh thơi như hạc nội mây ngàn, muốn bay đến chân trời nào thì bay!

 

Câu chuyện bên bàn tiệc khiến anh em Tống Giang đều có ý buồn rầu. Bọn Công Tôn Thắng, Lỗ Trì Thâm, Võ Tòng, Yến Thanh, Lý Tuấn, Đồng Uy, Đồng Mãnh, Đái Tôn, Sài Tiến, Phàn Thuỵ, Chu Vũ, Tưởng Kính đến hơn mười đầu lĩnh đều trầm ngân tán thưởng ý vị trong câu chuyện của Tiêu tráng sĩ. Chiều tối tiệc tan, Tiêu Gia Huệ cáo từ ra về.

Ngày hôm sau, Tống Giang sai Đái Tôn đến báo tin thắng trận với Trần an phủ, rồi đích thân đến tận chỗ ở thăm Tiêu tráng sĩ, không ngờ Tiêu tráng sĩ đã đi xa rồi. Người chủ hàng giấy nói:

- Tiêu tiên sinh sáng nay đã thu xếp khăn gói gươm đàn, từ biệt chúng tôi để lên đường, không rõ đi đâu.

Tống Giang về súy phủ nói cho mọi người biết Tiêu Gia Huệ đã đi xa, các đầu lĩnh ai nấy đều luyến tiếc. Buổi tối Đái Tôn trở về báo cho Tống Giang biết Vũ học dụ La Tiễn cùng bọn Lâm Xung, Hoa Vinh theo kế sách của Trần an phủ và Hầu tràm mưu đã thu phục được các châu huyện ở Uyển Châu, Sơl(l Nam, triều đình đã sai các tân quan đến cai quản, công việc đôi bên giao nhận đã xong. Trần an phủ cùng các tướng hiện đã lên đường đến Kinh Nam, chẳng bao lâu sẽ tới nơi.

Tống Giang bàn với quân sư Ngô Dụng, đợi khi Trần an phủ đến thay giữ thành Kinh Nam thì đại quân sẽ tiến đánh sào huyệt của Vương Khánh. Trong khoảng sáu bẩy ngày nghỉ ngơi diều trì ở thành Kinh Nam, bệnh tình của Tống Giang đã khỏi. Nghe tin quân mã của Trần an phủ đến, Tống Giang và các đầu lĩnh đều ra ngoài thành đón tiếp. Các tướng đến lạy chào xong, Trần an phủ cho khao thưởng ba quân tướng sĩ Bọn Sài Tiến trấn thủ ở Sơn Nam sau khi giao lại việc châu cho quan mới để tiến theo đại quân, cũng vừa đến nơi.

Tống Giang giao công việc ở châu Kinh Nam cho Trần an phủ cai quản. Rồi đó Tống Giang dẫn các đầu hnh vào cáo từ Trần

 

an phủ để thống lĩnh đại quân lên đường, chia hai ngả tnủy lục tiến đánh sào huyệt Vương Khánh ở châu Nam Phong.

Lúc này đủ mặt một trăm linh tám vị đầu lĩnh, có thêm các hàng tướng Hà Bắc là bọn Tôn An mười một người, quân mã tất cả hơn hai mươi vạn. Quân Tống Giang càng đánh càng thắng, binh uy ngày càng vang động. Quan quân đến đâu, quân giặc đều sợ hãi quy hàng. Mỗi khi thu phục được các châu huyện, Tống Giang lại phi báo để Trần an phủ xuống lệnh cho Vũ học dụ La Tiễn đem binh mã đến đóng giữ.

Đại quân thủy bộ của Tống Giang ruổi dài tiến đến địa giới châu Nam Phong. Quân thám mã về báo tin Vương Khánh vừa phong cho Lý Trợ làm thống quân đại nguyên súy. Lý Trợ đã lấy năm vạn quân thủy bộ Ở châu Nam Phong, lại điều thêm quân mã ở các châu Vân An, Đông Xuyên, An Đức, mỗi châu hai vạn giao cho bọn đô giám Lưu Dĩ Kính, Thượng Quan Nghĩa thống hnh. Tất cả có đến mấy chục viên mãnh tướng và hơn mười một vạn hùng binh do Vương Khánh đích thân đốc suất lên đường, chặn đánh quan quân nhà Tống. Tống Giang được tin, bàn với quân sư Ngô Dụng:

- Quân giặc ào ạt tiến đến, ắt bọn chúng sẽ liều chết quyết chiến. Ta nên có kế sách gì để đánh thắng?

Ngô Dụng nói:

- Bính pháp có câu:

- "Đa phương dĩ ngộ chi" (chia ra nhiều hướng để lừa địch). Nay bọn ta các tướng sĩ đều hội cả một nơi, không bằng chia làm mấy cánh, khiến bọn chúng rối loạn không ứng phó được. Tống Giang xuống lệnh điều quân theo kế sách Ngô Dụng đã bàn.

Trước đó một ngày, Phốc thiên điêu Lý ứng, Tiểu toàn phong Sài Tiến vâng lệnh Tống tiên phong đã cùng các đầu lĩnh quân bộ là Đan Đình Khuê, Ngụy Định Quốc, Thi ân, Tiết Vĩnh, Mục Xuân, Lý Trung đem năm nghìn quân hộ tống đoàn xe chở lương thảo vải vóc, súng ống.

Phía sau đại quân gầnb chân núi Long Môncó một Thôn trang , xung quanh núi đất bao bọc như bức thành ., có lối ra vào từ ba phía. Trong thôn có khoảng vài tra9m nóc nhà lá đều bỏ trống. Dân làng tránh binh mã đã dời đi nơi khác cả.. Tối hôm a6 y, gió đông bắc thổi mạnh, mây đen che kín bầu trời.

Bọn Lý Ứng , Sài Tiến thấy trời tối, sợ mưa ướt lương thảo nên sai quân phá cửa các nhà để đẩy xe vào trú. Quân sĩ sắp nghĩ ngơi đe6? thổi cơm ăn thì bên đại tùng Triết Vĩnh đi tuần tiểu bắt được một tên gian tế đưa về báo sài Tiến:

- Tiểu đệ đã tra hỏi, tên gian tế này khai rằng:

- Canh hai đêm nay tướng giặc là Mi Sảnh dẫn một vạn quân đến đo6 t phá, đánh cướp đoàn xe lương. Hiện nay chúng đang mai phục trong núi Long Môn.

Nguyên núi Long Môn có hai vách đá dựng đứng nối nhau, ở giữa có dòng suối thuyền bè nhỏ có thể qua lại.

Lý Ứng biết tin liền nói với Sài Tiến:

- Tiểu đệ xin đem quân mai phục trước thôn, đợi giặc đi qua sẽ xông đánh, ắt bọn chúng manh giáp không còn.

Sài Tiến nói:

- Mi Sảnh là viên mảnh tướng, bọn ta ít quân không thể đọ sức với hắn được. Ta muốn thi thố một kế nhỏ, đành chịu mất năm sáu co6? hỏa pháo, hơn trăm xe củi khô.

Nói đoạn Sài Tiến sai giết tên gian tế để báo thù cho bọn Đường Bân, gioa cho Lý Ứng dẫn ba nghìn quân sẵn sàng cung tên đi hộ vệ đoàn quân chở lương thảo và hỏa pháo. Trời sắp tối sẽ rời khỏi thôn đi về phía nam, chỉ để lại các xe củi khô rải rác ở đầu hè , các dãy nhà tranh theo hướng tây nam. Lại đem hơn trăm chiếc xe kho6ng cụm lại thành năm sáu chổ. Giữa mo6~i cụm xe có giấu các cổ hỏa pháo, trên xếp vài cụm khô có rắc diêm tiêu và lưu hoàng, trên cùng phủ một lớp gạo. Bọn Thi Ân , Tiết Vĩnh, Mục Xuân, Lý Trung được lệnh đem hai nghìn quân mai phục ở cửa khẩu đường gò đất phía đông; Đan Đình Khuê đem một nghìn quân mã đến cửa khẩu phía nam thôn chờ giặc đến.

Nói đoạn Sài Tiến cùng Thần hỏa tưởng quân Ngụy Định Quốc đem ba trăm quân bộ, ai nấy giắt theo mồi lửa và hỏa khí lên mai phục trong các lùm cầy rậm trên núi.

Đầu canh hai hôm ấy, quả nhiên tưởng giặc Mi Sảnh cùng hai phó tướng dẫn hơn một vạn quân mã đeo buộc gọn nhẹ, người ngậm tăm, ngựa bỏ đạc, cuốn cờ im trống bon nhanh đến cửa khẩu gò đất phía nam. Đan Đình Khuê thấy giặc đến liền lệnh cho quân sĩ đốt đuốc xông ra chặn đánh. Đan Đình Khuê giao chiến với Mi Sảnh vài hiệp thì quay ngựa chạy về.

Mi Sảnh là kẻ hữu dũng vô mưu, liền xua quân đuổi theo.

Bọn Tiết Vĩnh, Thi ân thấy cháy ở phía nam vội ra hiệu cho bọn Lý Trung, Mục Xuân đem một nghìn quân phi nhanh tới bịt chặt cửa khẩu. Bấy giờ quân giặc đã lọt vào trong thôn, đang ồ ạt theo hướng đầu gió đông bắc mà tiến. Đến nơi không thấy lương thực, nhà cửa đều trống không, Mi Sảnh vội cho quân đi lùng soát, sau mới thấy các đoàn xe lương chừng một hai trăm chiếc đỗ ở phía cuối làng, chỉ có khoảng năm sáu trăm tên quân canh giữ. Thấy quân Mi Sảnh tới, bọn giữ xe lương đều sợ hãi hò nhau bỏ chạy. Mi Sảnh nói:

- Hóa ra lương thực của bọn này cũng chẳng có bao nhiêu?

Nói đoạn sai quân sĩ đốt đuốc đi xem xét. Giữa đoàn xe thấy có hai chiếc chở vải vóc, quân Mi Sảnh xúm lại tranh cướp Mi Sảnh vội thúc ngựa đến quát mắng. Đúng lúc ấy tên lửa, đuốc lửa từ trên núi tới tấp

- bắn xuống. Những dãy nhà tranh chứa các xe củi khô nhất loạt bốc cháy. Quân giặc hoảng hốt kêu la, tìm nơi ẩn nấp. Bỗng tiếng hỏa pháo nổ vang, mồi dẫn truyền lửa rất nhanh, các cỗ hỏa pháo cùng lúc nổ rền như sấm, không ngớt phóng ra các búi lửa lởn. Quân giặc không chạy kịp đều bị đám lửa thiêu chết. Trong chốc lát, ngọn lửa rừng rực bốc lên, khói đen mù mịt, hỏa pháo nổ vang như đất chuyển. Trong chốc lát hơn trăm gian nhà cỏ biến thành cả khối khói lửa mịt mù. Mi Sảnh bị trúng hỏa pháo chết ngay tại trận. Quân giặc trúng đạn chết cháy dện quá nửa, số bị thương thì nhiều không đếm xuể. Giữa lúc đó quân mai phục của Đan Đình Khuê, Thi ân từ ba phía ập vào chém giết. Một vạn quân người ngựa của Mi Sảnh chỉ còn hơn một nghìn tên thoát chết bò qua núi đất tìm đường chạy trốn. Đến lúc trời sáng, bọn Sài Tiến, Lý ứng hội binh cho quân sĩ chuyển đoàn xe thảo về đại trại. Tống tiên phong vào ngồi dưới trướng điều khiển binh mã.

Chỉ thấy:

- quân mã buộc yên đóng ngựa, quân bộ sửa soạn khí giới.

Đúng là:

Cờ xí rợp trời pha ráng đo?

Đao thương sáng lóa tựa sương băng.

Chưa biết Tống Giang tiến đánh quân giặc như thế nào, xem hồi sau sẽ rõ.

<< Hồi 107 | Hồi 109 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 302

Return to top