Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tình Cảm, Xã Hội >> Mùa Lá Bay

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 46778 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Mùa Lá Bay
Cát Lan

Chương 2

Tháng cuối cùng cô ở giảng đường đại học cho Pha Lê cảm xúc. Các bạn cùng khoa than thở, lo lắng, đứa nào đứa nấy đều chú tâm học bài thi. Luận văn tốt nghiệp của Pha Lê vừa hoàng thành nhưng không vì thế mà cô lơ là. Cô đang ước gì mình được học thêm lên Cao học.
Pha Lê biết có nhiều người thích nhìn cô, gởi cho cô những tấm thiệp dễ thương, và bọn họ dường như kính trọng cô vì cô có một tin đồn rằng cô là một nữ tu. Pha Lê gật đầu với câu nói đó trong cái xuýt xoa tiếc nuối của các bạn:
– Ngươi đẹp như thế lại đi tu.
– Hãy suy nghĩ lại đi em!
Và Pha Lê luôn đáp lại bằng nụ cười.
Chiều nay, sau khi tan học, giáo sư Hoan gọi cô lên văn phòng. Ông đã xem luận văn tốt nghiệp của cô và khen mây lời. Tuy nhiên theo ý ông cần bổ sung, và Pha Lê ghi nhận ngay. Thái độ của cô khiến ông hài lòng. Pha Lê cám ơn rồi ra xe về.
Vừa đến nhà, Pha Lê kinh ngạc những cánh cửa phòng khách lớn mở tung.
Hình như nhà có khách. Cô đi nép bên hông phòng.
Ngay lập tức có tiếng gõ cữa. Thím Ba gọi to:
– Pha Lê! Con tắm rửa rồi lên nhà ông chủ bảo. Hôm nay là sinh nhật ông.
Pha Lê hết hồn:
– Nhưng con không biết nên chẳng mua quà.
– Không sao! Nhơ lên ngay đó. Chỉ là bữa ăn gia đình thôi.
– Dạ.
Mười phút sau, Pha Lê có mặt với mái tóc ướt sũng. Cô chọn chiếc quần tây đen và áo thun màu tím sậm. Vóc dáng của Pha Lê nổi bật thon thả. Gương mặt xinh đẹp với làn da trắng mịn màng. Cô vừa xuất hiện nơi ngưỡng cửa, lập tức ông Cao Bình vẫy tay:
– Lại gần đây cháu!
Trên chiếc bàn cao đặt ở giữa nhà là vô số quà bừng. Bà Tuyết, Thết Pha, Ngọc Bạch và những người làm trong gia đình đều có mặt vây quanh ông với nụ cười tươi tắn.
Ông Bình thổi hai cây đèn lớn rồi cắt bánh, mở quà. Ông Cao Bình rất vui, trao tận tay mọi người một miến bánh nhỏ. Hình như cả nhà dùng cơm với nhau rồi.
– Còn thiếu một phần quà. - Ngọc Bạch lên tiếng.
Pha Lê không khỏi lúng túng, nhưng lập tức ông Cao Bình gợi ý cho cô:
– Không sao! Con lại đàn tăng ta một bản nhạc là được rồi.
Pha Lê nhìn thấy cây đàn từ ngày đầu tiên, nhưng cô không dám sử dụng.
Loại đàn này chỉnh nút điều khiển khác với cây đàn ở cô nhi viện. Nhưng qua các chương trình sinh hoạt ở trường, cô cũng thường lên đàn cho các bạn hát, nên hôm nay không có gì là lúng túng.
Cô ngẩn nhìn mọi người và nói:
– Con xin tặng ông bà và các anh trong gia đình một bản nhạc ạ.
Tiếng nhạc trổi lên dồn dập, vui nhộn khiến không khí trong phòng tưng bừng hẳn lên. Gương mặt mọi người sống động hơn và vỗ tây tán thưởng nhiệt liệt.
Bà Tuyết gật gù khen hay. Pha Lê cảm ơn rồi lại một góc ăn bánh kem. Ông Cao Bình báo tin cho cả nhả biết là có một người cháu của ông vừa tốt nghiệp Thạc Sĩ kinh tế từ nước ngoài sắp về tới.
Ngọc Bạch nhẩm tính, cô cười khanh khách:
– Nhà mình có đủ chục rồi ba, hy vọng là ba không thêm người nào nữa chứ.
Ông Cao Bình quay sang cô gái cưng:
– Sao con lại nói như thế? Chẳng phải là con từng than buồn khi ở nhà một mình đó ư?
Ngọc Bạch nũng nịu:
– Đúng là con có nói như thế, nhưng người nào ba đem về cũng chúi đầu vào học bài, Chán chết!
– Thì con cũng học.
Ngọc Bạch giãy nảy:
– Nhưng con muốn có người để chơi chung hà. Con bé này đi từ sáng đến tối mới về. Con không học suốt như thế được. Ba! Ba tìm việc cho con đi.
– Nhà có việc không chịu làm, lại đòi đi đông đi tây làm gì?
– Nhưng làm việc cho ba chán chết.
Ông Cao Bình nhìn con gái một cách thú vị:
– Con là thiên kiêm tiểu thư, muốn làm thì làm, không làm thì nghĩ. Lâu lâu muốn yếu sách cái gì đó nên đòi đi làm, chừng được vài bữa lại diện lý do.
Ngọc Bạch giãy nảy lên:
– Chừng mai mốt anh Hải về, ba lại nói con cho anh ấy nghe như vậy đó. Cái cách nói của ba như muốn giết người ta.
– Con còn nhớ đến nó à?
– Lúc nhỏ, anh cưng con nhất.
– Nhưng nó sẽ không hài lòng khi thấy con bỏ học, đi theo chúng bạn ca hát suốt ngày.
– Nhưng ước nguyện của con là muốn trở thành ca sĩ. Ba không nghe người ta nói ca sĩ có thu nhập rất cao sao.
Ông Cao Bình lại cười:
– Nhưng con hát giúp vui không lấy tiền mà.
Ngọc Bạch sôi nổi:
– Con đang tập luyện và rất thích hát giao lưu. Con có thể nhảy một lúc năm bài mà không biết mệt. Bây giờ con đang khổ công luyện giọng, mai mốt mời nổi tiếng được.
Bà Tuyết chen vào:
– Ca sĩ bây giờ không còn mặc áo dài hát như trước nữa. Mẹ thích con hát bài ca truyền thống hơn là hát nhạc tây, nhạc tàu ... nghe không lọt lỗ tai. Lại còn ăn mặc hở lưng, hở rốn. Kinh dị!
Ngọc Bạch không thấy quê khi bị phê bình như vậy, cô còn “à” lên một cách khoan khoái:
– Về khoản này ba mẹ cho con xin đi. Người ta nghiên cứu muốn chết mới ra được kiểu áo đó. – Rô cô quay sang Thế Phan, đập vào anh một cái – Anh ngồi đó mà ngủ hả? Sao không bên em một tiếng nào.
Thế Phan cười, như không thể chấp nhất:
– Em trấn áp cả quần hùng, có thua ai câu nào đâu.
Ngọc Bạch lắc đầu vô phương cứu chữa, cô đặc tay lên trán anh:
– Này, ông anh họ! Có gặp riêng Pha Lê lần nào chưa? Học trò của anh đó.
Thê Phan không chịu, anh giơ tay xin ý kiến:
– Em nói chuyện một lúc mấy đài, ai nói cho lại. Bắt chuyện nọ sọ chuyện kia. Pha Lê làm sao là học trò của anh chứ. Nhưng đang nói về Hồ Hải, rồi chuyện ca sĩ, bây giờ đến chuyện Pha Lê.
Ông Cao Bình thêm vô một câu:
– Nói chuyện như thế là lung tung quá phải không?
Ngọc Bạch giậm chân la lên:
– Ba ơi! Anh ấy là cháu của mẹ chứ đâu phải cháu của ba đâu mà ba bênh.
Mai mốt anh Hồ Hải về, ba bênh kịch liệt là anh ấy lên mặt với con.
Bà Tuyết bật cười:
– Cháu của mẹ là cháu ruột rà. Còn cháu của ba mày bà con mấy đời, ông trời với cũng không tới.
Ông Bình lầm bầm:
– Tới hay không là ăn thua mình.
Bà Tuyết quay sang Pha Lê đang ngồi im lặng:
– Nghe nói cháu không có người thân, nên ông nhà nhận làm con nuôi. Thế sao không kêu ông ấy bằng cha cho ổng vui, nhân ngày sinh nhật này.
– Da, thưa ba.
Ông Cao Bình gật đầu:
– Phải thưa mẹ nữa chứ.
Quay sang bà Tuyết, Pha Lê vòng tay ngoan ngoãn:
– Thưa mẹ.
Thái độ ấp úng miễn cưỡng của Pha lê trông rất tức cười. Hơn một tháng nay Pha Lê ở đây nhưng không làm phiền ai cả.
Ông Bình đứng lên kết thúc câu chuyện tối nay:
– Ngày mốt, cả nhà đi đón Hồ Hải, kể cả Pha lê.
– Dạ.
Thế nhưng tháng mười hai sắp qua mà không ai nói đến chuyện Hồ Hải trở về. ngọc Bạch quên bẵng luôn chuyện ấy suốt mùa giáng sinh. Pha Lê có thấy Ngọc Bạch hát một lần, giọng trầm ấm, phong cách biểu diễn tự tin. Hơn nữa, Ngọc Bạch có bước nhảy rất đẹp và ngoại hình khá hấp dẫn. Cô giống như một người mẫu thời trang. Ngọc Bạch lại có ưu thế là không bị áp lực bởi đồng tiền cho nên cô đi đứng vô tư, không cần phải nhờ vả ai nếu như cô không thích Sang chủ nhật, Ngọc Bạch vừa ra ngoài là chuông điện thoại reo lên từng chập. Pha Lê đứng gần đó nên bắt máy:
– A lô.
– Ngọc Bạch phải không?
Pha Lê cất giọng nhỏ nhẹ:
Thưa, không phải a. Chị ấy vừa mới ra ngoài.Xin lỗi, anh là ai vậy?
Tôi từ nơi rất xa gọi về. Cô nói là tôi đang bay, sẽ đến Saigòn vào lúc một giờ trưa nay nhé!
– Vâng. Anh có phải là Hồ Hải không?
– Đúgn rồi. Còn cô?
– Tôi tên Pha Lê, cũng vừa đến nơi đây ở.
– Cô nhớ nói lại với chú thím tôi nhé.
Nói rồi, Hồ Hải cúp máy. Pha Lê vào bếp nói ngay với thím Ba chuyện này, và chẳng mấy chốc, cả nhà đều hay tin.
Pha Lê muốn hôm nay về thăm cô nhi viện, đem cho Mai Lan mấy quyển sách dạy trang điểm nghệ thuật, một ít quần áo mà cô thấy không phù hợp với nơi đây nữa.
Chắc là nhỏ Mai Lan mừng lắm. Nói với thím Ba một tiếng, Pha Lê đi ngay.
Cô nhi viện Thanh Trúc chỉ còn là một đống gạch vụn. Các em nhỏ sơ tán đi khắp nơi, nhưng nhỏ Mai vẫn còn ở đây.
Thấy Pha Lê về với một mớ kẹo, các sơ thăm hỏi:
– Con sống bên ngoài có nhớ đây không?
– Dạ, rất nhớ ạ.
– Thế, gia đình ấy có đối xử với con có tốt không?
– Dạ, tốt ạ.
– xơ được biết là con vừa hoàn thành luận án tốt nghiệp xuất sắc.
– Dạ, con cũng được cái thầy hướng dẫn thêm.
– Vậy thì tốt. Nghe ông Cao Bình nói là con sẽ cho con tiếp tục học cho đến khi nào con không thích thì thôi.
– Nếu như vậy thì mừng quá.
Con ở lại dùng cơm nhé!
– Con ở tới chiều mới về. Con sẽ phụ việc cho Mai Lan ngày này ạ.
– Ừ. Muốn làm cái gì thì tuỳ.Thôi, con đi đi!
– Con chào xơ ạ.
Nho Mai Lan đang tắm.Pha Lê đi một vòng quanh cô nhi viện. Hai bên vòng rào, những dây leo màu xanh nở đầy hoa ...
Một cái đập mạnh vào vai cho biết Mai Lan đã tới. Pha Lê trao ngay cho nó gói đồ. Mai Lan mở ra xem ngay rồi la lên:
– đồ đẹp sao người không mặc?
– Cũng có dùng rồi. Mi có thích không?
– Thích chứ. Này mai mốt nơi đây là cả thiên đường đó.
– Tao phải nhường cho những em khác. Tao ở đây suốt quãng đời học tập rồi.
– Nhưng người thành tài thì về đây làm việc.
– Đã có các xơ lo. Nhung dù có ở đâu thì tụi mình vẫn thường xuyên liên lạc.
Ta cho mi số điện thoại này, có gì thì liên lạc.
Mai Lan nhìn Pha Lê một thoáng rồi nói:
– Người vẫn y như vậy, không có gì thay đổi. Nhưng trước khi về, ghé tiệm cắt tóc đi. Nó lại dài quá khổ rồi đó. Dụng cụ ta để ở đâu, ta cũng không nhớ nữa.
Pha Lê có vẻ buồn:
– Tính ra, mấy đứa tụi mình rất thương nhau và thương kỷ niệm ngày xưa nữa.
– Có một bản nhạc “ Ngày xưa ơi” đó.
– Ngày xưa ăn vụn bị phạt quỳ gối muốn gãy chân.
– Các xơ bây giờ dễ hơn lúc trước. không có roi mây treo trên vách đó, Pha Lê.
Pha Lê không nói, nhưng mỗi lần ra đi này cô không buồn cho lắm vì nhờ đến số tiền của ông Cao Bình trao cho xơ quản lí. Ít ra, sự ra đi đó góp được một phần nhỏ nào vào việc chi dụng nơi đây. Thế mà có lúc cô oán trách các xơ đã quá khắt khe trong việc nuôi dưỡng cô.
Pha Lê ngẩng lên, nước mắt rưng rưng. Nhỏ Mai Lan thở dài:
– Ngươi giống như mít ướt sút cùi, muốn khóc là khóc. Thôi, mai mốt đi tu đi.
Nhưng rồi nhỏ lại bác bỏ ngay:
– Người đẹp như ngươi đi tu uổng quá. Thôi, ráng cố gắng học cho có cơ hội vươn lên với đời. mai mốt xem anh chàng nào khá giả thì “rinh” bớt cho tao.
Chẳng hạn như người ta thương ngươi mà tới chừng cưới, ngươi lại đổi cho tao.
– Trời đất! Như vậy làm sao mà sống.
– Trong tiểu thuyết đó, thiếu gì.
Pha Lê sờ trán Mai Lan:
– Có bệnh không vậy, Mai Lan? Nói tao nghe, tao mua thuốc cho mi uống.
– Bệnh hoang tưởng.
– Còn thích truyện kiếm hiệp nữa không?
– Rất thích. Tao muốn mình có võ công thật giỏi, là cô nương thật đẹp, tung hoành ngang dọc trên giang hồ, mỗi lần chưởng là long trời lở đất. Không thể sống mà không có ước mơ, đúng không?
Pha lê cười cho cách mơ của Mai Lan:
– Tao thì không như thế. Tao thích truyện cổ tích hơn. Chuyện “chiếc đũa thần”, gõ vào mâm son cho thức ăn ngon ngọt. chuyện nửa đêm dám dời cả ngôi nhà đẹp sang thành phố khác, và nhất là mình có một viên ngọc ước.
Mai Lan cướp lời:
– Ba viên ngọc chứ sao một viên được. Tới ba điều ước lận mà. như thế thì tao thà làm công chúa ngủ trong lâu đài sướng hơn.
– Nhưng mi tìm đâu ra cho ta chàng hoàng tử đẹp trai để đánh thức công chúa dậy đâu. Thời buổi bây giờ khó mà có được một người lí tưởng như thế.
– Vậy thì đừng có mơ nữa. hãy cố gắng thực hiện những ý mướn của mình bằng cách cố gắng học và làm có tiền để phục vụ cuộc sống.
– nói chuyện với ngươi thích thật.
– Vậy thì nói cho đã đi, chiều nay tao về.
– Nhớ cắt tóc cho đẹp đó.
– Dạ, bổn cô nương nghe rồi ạ.
– Không cắt kiểu nào khác ngoài búp - bê nha. Còn chuyện theo mốt, để cho tao.
Hai đưa bật cười giòn giã. Pha Lê chơi suốt ngày tại cô nhi viện. Trước khi ra về, xơ quản lý nói cho Pha Lê biết là khi nào nơi đây xây xong, bà lại đổi đi nơi khác Pha Lê thảng thốt:
– Sao lại như vậy ạ? Công lao của xơ từ đó tới giờ không biết là bao nhiêu.
Xơ như người mẹ, ôm trên tay đàn con thơ dại. Thế mà khi đâu đó nên vóc nên hình, xơ lại đi nơi khác.
– Nơi đó còn hoang vu hơn nơi đây nữa:
Mọi việc lại bắt đầu từ đầu. Nhưng con đừng lo, xơ đã có kinh nghiệm. đời sống phục vụ là như thế đó.
– Con chào xơ ạ. Con mong xơ luôn giữ gìn sức khoẻ.
– Cám ơn con.
Pha lê nghe lòng nhẹ nhỏm hơn vì sắp tới, nơi đây được xây dựng quy mô, như thế các em bất hạnh có một nơi nương tựa, bù lại với những mất mát mà cuộc đời đã mang lại cho chúng. Dù mai này cô có đi đến đâu, cô vẫn nhớ về thời thơ ấu của mình và những kiến thức cơ bản các xơ cầm tay dẫn lối cho cô đi đến tương lai hôm nay.
Tới sáu giờ chiều, Pha Lê về đến nhà. Cô đẩy xe thật nhẹ vào phòng và đi tắm ngay. Mái tóc cắt ở tiệm trông rất ngộ nghĩnh và tất nhiên là đẹp hơn nhỏ Mai Lan rồi. Nó nói không phải lúc nào nó cũng làm được như vậy. Pha Lê ngắm nhìn trong gương rồi lên giường ngủ ngay. Cô đã thấm mệt.
Buổi sáng, cô đến thư viện tìm một số sách cần thiết đem về nhà đọc. Cửa sổ đằng sau rất lớn, nên phòng riêng của cô thoáng mát và cô thường đóng cửa trước lại. Cho nên nhiều lúc cô ở nhà mà không ai hay, chỉ có thím Ba để ý mấy lần mới biết tật của cô.
Có một tuần, thím Ba nhìn cô rồi nói vẻ tư lự:
– Cháu rất giống một người bạn rất thân của ông chủ. Nhưng cháu hoàng thiện và đẹp hơn. Chỉ có điều người đàn bà đó biết cách sửa soạn lắm và có một kết cuộc không may.
– Vì sao ạ?
– Bị tạt axít.
– Nhưng người đó có lỗi gì ạ?
– Bà ta có với ông chủ một đứa con.
Pha Lê không hỏi tò mò:
– Thế vết thương có nặng lắm không ạ?
– May mà không bị đui mắt. Người đàn bà đó được đưa qua Mỹ trị. Từ đó bật vô âm tín. Những người đẹp thường là khổ hơn người khác. Hồng nhan bạc mệnh.
– Hình như thím có quen với người phụ nữ đó?
– Phải. Là bạn.
Pha Lê không dám hỏi gì thêm nữa, lòng cô cũng buồn cho câu chuyện trên.
Tự nhiên cô rùng mình khi nhớ đến cử chỉ của bà chủ nhà này. Có lúc cáu gắt, có lúc dịu ngọt. Thế nhưng cô vẫn đọc được sự giả tạo trong nụ cười, lời nói của bà. Nếu không nghe thím Ba vô tình kể, có lẽ cô cũng đã lầm. Vì ngoài kinh nghiệm học tập, cô chẳng có chút khôn ngoan nào. Nhưng như thế có nghĩa những người sống trong căn nhà này đều không đơn giản.
Hình như thím Ba cũng muốn gửi gấm cho cô điều gì đó qua câu chuyện. Và điều đó làm cho cô băn khoăn hết mấy ngày.

<< Chương 1 | Chương 3 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 308

Return to top