Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Ngắn >> Trúc Vàng Mùa Thu

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 26491 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Trúc Vàng Mùa Thu
Cát Lan

Chương 1
Hàng đại hạ giá, rẻ bất ngờ đây. Mua giùm đi chị ....
– Dạ, hàng "xôn", mười tám ngàn một bộ ....
– Dạ, hàng Việt Thắng, không phải hàng gia công. Dì mua vài bộ và mặc dì ạ. Trời nóng, mặc đồ này vừa mát, vừa đẹp, hợp với mọi lứa tuổi ...
Trúc vừa quẹt mồ hôi trán, vừa luôn miệng chào mời khách. Chiều tan sở, nhằm ngày lãnh lương, các gian hàng dã chiến" được hình thành như một chợ nhỏ, dành riêng để công nhân mua bán. Có đầy đủ các sạp hàng từ trái cây rau củ, thịt cá cho đến áo quần, giày dép ... thoáng chốc đông nghẹt người.
Dù mong muốn bán được nhiều hàng, nhưng đông kiểu này, Trúc rất ngán.
Lơ đễnh một chút là mất hàng như chơi. Cặp mắt đẹp sáng long lanh của Trúc luôn phải đảo ngó tứ tung.
Quỷ Vân lúc cần nhất thì không thấy mặt mũi nó đâu. Thiệt tình à!
– Gói cho tôi hai bộ này đi em!
– Tính tiền cho em, chị ơi ...
Bạn bè thường phục Trúc cái khoảng “nhanh tay lẹ mắt”. Vậy mà những lúc thế này, cô không tránh khỏi lúng túng.
– Đồ của dì đây ạ. Em thối tiền cho dì ấy kìa, nhỏ.
Giọng con trai thật trầm ấm vang lên. Trúc ngạc nhiên khi kế bên cô, một tên con trai lạ huơ lạ hoắc quỳ một chân, nhe răng cười, mời chào khách. Hắn không nhìn cô, chỉ đưa tờ giấy bạc năm mười nghìn cho cô, nói gọn:
– Hai bộ đồ lửng, thối hai mươi ngàn.
Trúc chẳng có thời gian phân tích tình huống. Cô vội vã lấy tiền thối, rồi nhanh tay bỏ hàng vào bịch cho khách.
Trong vòng một tiếng đồng hồ, khách hàng mua dần dần vắng. Con đường trước cổng khu công nghiệp bộn bề rác và bịch nilông. Chỉ còn lại người bán và ai nấy đều nhanh tay dọn dẹp hàng của mình.
Trúc thở phào nhẹ nhõm. Bao hàng của cô chỉ còn lại vài chiếc áo thun.
Trúng mánh quá trời luôn!
– Đông thế liệu có mất hàng không cô bé?
Trúc giât mình. Trời đất! Sao Trúc lại lơ đễnh quên mất “người đặc biệt” vừa giúp mình vậy nhỉ?
Trúc bối rối nhin tên con trai:
– Cám ơn sự giúp đỡ của anh. Hôm nay không có anh, em nghĩ hàng hết mà tiền vốn cũng mất luôn quá.
Nụ cười của hắn thật đẹp:
– Mọi ngày, em cũng bán một mình vậy hả?
– Dạ không, còn một nhỏ bạn phụ. Chả hiểu lý do gì mà hôm nay nó không ghé. May là có anh giúp đỡ. Mà ... anh làm gì ở đây thế?
Nheo cặp mắt, hắn thản nhiên:
– Giờ tan sở, tất nhiên anh cũng làm công nhân như mọi người, vì thế mới có mặt để giúp em thôi. Nhà em có xa không?
Cắn nhẹ vành môi, Trúc cười:
– Dạ, nhà em ở tận Phan Thiết. Em vô đây đi học, ở nhà trọ cũng khá xa.
Hắn tròn mắt:
– Em là sinh viên hả? Trường nào?
Trúc nhỏ giọng:
– Dạ, sinh viên năm thứ hai, Đại Học Y Dược Hắn kinh ngạc:
– Bác sĩ tương lai à? Cô bé học giỏi vậy, sao không tìm học trò dạy kèm thêm cho đỡ cực hơn.
Trúc hiền lành:
– Em có dạy thêm đầy chứ, nhưng một tuần chỉ dạy ba buổi tối. Em rảnh nguyên buổi chiều, phải kiếm thêm việc khác. Học Y, tốn kém nhiều lắm.
Trúc cột lại bao đồ, đứng lên, vươn vai:
– Em muốn trả công anh, nhưng nói trước chỉ có thể là ly cà phê hoặc tô bún riêu vỉa hè. Anh không từ chối chứ?
– Giúp người, còn muốn chờ trả công ư? Nếu thế, anh không nhận đâu.
– Nhưng ...
Hắn điềm tỉnh:
– Anh tên Vĩ Khang. Đừng nhưng nhị gì cả, coi như chúng ta là bạn. Em về bằng gì?
Trúc nhỏ nhẹ:
– Em đi xe đạp. "Thêm bạn bớt thù". Em luôn tâm niệm thế, từ khi vô thành phố này. Em đồng ý lời đề nghị của anh. Em tên Trúc, đầy đủ họ tên là Hoàng Nguyễn San Trúc.
– Tên em ấn tượng và rất mạnh mẽ.
Vừa lúc đó, Hồng Vân chạy xe đến. Nhỏ nhìn Trúc, so vai:
– Tao xin lỗi, đã đến trễ.
Trúc cười hiền:
– Lỗi phải gì, có điều mày khiến tao lo lắng, tao đang tính ghé mày đấy.
Hồng Vân chớp mắt:
– Sáng nay mày nghỉ học, lớp xảy ra sự cố. Buổi chiều, giáo sư triệu tập toàn khoa.
San Trúc cau nhẹ trán:
– Chuyện gì vậy? Liên quan tới tao không?
– Giáo sư tuyên bố hai trường hợp bị cấm thi. Mày thuộc dạng sinh viên xuất sắc, ngày mai đến trường, mày còn được chọn vào đội thi “Sinh viên tài năng”.do nhà trường kết hợp vớI sở Y Tế thành phố tổ chức đấy. Bây giờ về được chưa? Ủa! anh này ... là ai thế Trúc?
Đang thao thao bất tuyệt, Hồng Vân chợt hỏi.
SanTrúc cười cười:
– Người từ trên trời rơi xuống, giúp tao qua cơn hoạn nạn.
Hồng Vân kéo tay Trúc, xoay ngang xoay ngược ngắm nghía.
Trúc kêu nhỏ:
– Mày làm gì vậy?
– Thì xem thử mày bị trầy da tróc vẩy ở đâu. Tao nói rồi, mày lúc nào cũng "tham", đừng bán hàng vỉa hè kiểu này nữa, dễ bị bọn “anh chị” ăn hiếp, rồi còn nguy cơ, bị công an hốt nữa, mệt lắm. Mày bị sao không? - Hồng Vân tuôn một hơi.
San Trúc cười ngất:
– Trời ! Mày tưởng tượng điều gì vậy hả? Tao đâu có sao chứ.
HồngVân xụ mặt:
– Mày chả vừa nói, anh ta giúp mày ...
San Trúc xua tay cười:
– Ý tao là ... nhờ anh ấy giúp đúng lúc công nhân tan sở, người ta bu đông như kiến, tao chờ mày "đỏ mắt", rốt cục đành "giương mắt nhìn tây ngó đông để canh chừng hàng.
Anh ấy đã phụ tao bán, nên hàng hết và không bị mất.
Hồng Vân bẽn lẽn:
– Vậy mà không nói ngay, úp úp mở mở, làm tao tưởng mày bị tụi nó lấy đồ.
Em cảm ơn anh.
Vĩ Khang cười nhẹ:
– Không nên khách sáo như thế. Tính tôi ưa tài lanh, ham vui ầy mà. Vân học cùng San Trúc à?
Hồng Vân tròn mắt:
– Dạ. Anh biết tên tụi em? Vậy thì anh không hề "trên trời rơi xuống" đúng không?
Trúc so vai:
– Vân ơi ! Mày quên nãy giờ tao kêu tên mày hay sao? Còn tao, chỉ là giới thiệu tên để biết mà gọi thôi. Mày ưa rắc rối quá. Tối rồi, tao phải về.
Hồng Vân cười cười :
– Về thì cùng về. Mày đưa bao đồ, tao chở cho, coi như tao chuộc lỗi buổi chiều nay nghen.
Vĩ Khang nhìn hai cô gái:
– Hai cô bé uống với anh ly nước nhé!
Hồng Vân cong môi:
– Tối rồi, tụi em phải về ăn cơm, còn học bài nữa. Uống cà phê giờ này, xót ruột lắm.

Vĩ Khang tủm tỉm:
– Không uống thì ăn. OK đi mà.
Trúc nhẹ giọng:
– Nếu có duyên, chúng ta nhất định còn gặp lại, Lúc ấy, em không dại từ chối “ăn chùa” của anh đâu. Anh thông cảm, tụi em phải về.
Vĩ Khang chép miệng:
– Đành vậy chứ biết sao. Ngày mai, Trúc đến bán nữa không?
San Trúc cười cười:
– Mấy ngày công nhân lãnh lương, buôn bán cò con như em, chỉ nhờ vô đó.
Nếu lấy kịp hàng, em sẽ tới. Chào anh nghen!
Hồng Vân cũng liến thoắng:
– Tụi em tới bán, anh Khang nhớ đến bán phụ nghen. Biết đâu, nhờ có anh, nhỏ Trúc bán được hàng nhiều.
Vĩ Khang chỉ cười. Hồng Vân nhót tim:
– Trời ạ ! Anh ta là con trai, sao ông trời phú cho nụ cười dễ thương chi lạ. Y hệt nhỏ Trúc, hễ hé miệng cười, lộ ra ngay hai chiếc răng khểnh.
Vân khoái nhỏ Trúc nhất ở điểm này. Bây giờ, ông trời cho cô quen thêm một người bạn ...
Số San Trúc đúng là cát tường. Mỗi lần sắp gặp nạn, nhỏ đều có quý nhân phù trợ San Trúc kéo tay Vân:
– Mày không định mọc rễ ở đây chứ?
Hồng Vân giả lả:
– Điên mới mọc rễ nơi này. Tao tưởng mày còn đi lấy xe.
– Tao lấy ra rồi nè. Về thôi!
Hồng Vân nhìn bao hàng, dụ khị:
– Chắc hôm nay mày lời bộn. Nên ghé tiệm vịt quay, mua vài lạng, ăn tươi một chút để lấy sức còn thi.
San Trúc cười khì:
– Thôi đi ! Tao chưa thành bác sĩ, ngu sao để mắc bệnh H5N1. Đừng khuyên tao, không ăn gà vịt thì ăn heo quay. Đang mùa dịch heo bò lở mồm long móng, an toàn tuyệt đối chỉ rau dưa, cà mắm. Thà ốm một chút còn hơn nằm chèo queo vì bệnh.
Hồng Vân trề môi:
– Mày đúng là chúa keo kiệt. Bộ heo gà vịt, ai ăn vô cũng bị bệnh hết chắc.
Trùm sò thì nhận đại cho xong.
– Mày nói gì kệ mày, miễn là tao không keo với mày là được rổi. Hơn nữa, tiền chưa kiểm, biết lời không mà nói.
Hồng Vân tĩnh queo:
– Một bộ đồ, bèo bèo mày cũng kiếm được ba ngàn đồng. Hôm nay, mày bán được vài chục bộ chứ ít ỏi gì?
Trúc cũng so vai:
– Tao nói gì đây nhỉ? Lâu lâu “chó táp phải ruồi” vô mánh vài trăm ngàn, đủ cho tao mua hai cuốn từ điển Y khoa chưa? Làm ơn đừng khơi sự thèm muốn của cái bao tử "bất trị" trong tao. Chờ khi nào tao thành danh, nhất định đãi mày một bữa ra trò ở nhà hàng hẳn hoi. Bây giờ thì về mau, kẻo đói mờ mắt, đạp xe hết nổi đó.
Hồng Vân làu bàu:
– Chờ sáu năm để ăn một bữa đặc sản nhà hàng, tao e mình không đủ kiên nhẫn quá. Sao ông trời lại cho tao quen nhằm con bạn “thầy tu” như mầy chứ.
San Trúc không hề giận Vân. Vì Trúc muôn năm tôn thờ món “đậu hủ kho, đậu hủ om cà, đậu hủ trắng luộc chấm nước tương” nên cô bị Vân đặt cho biệt danh thầy thuốc mặc áo cà sa”.
San Trúc ăn uống xong, đồng hồ chỉ đến con số tám. Một buổi chiều không chợp mắt lấy vài phút, mệt rã người. San Trúc pha ấm trà đặc. TốI nay, Trúc ép mình phải thức để học bài, đọc lại đề tài “Cây thuốc Nam có tác dụng chữa trị cao huyết áp”.
San Trúc nhất định phải tìm được công thức điều chế loại dược thảo này thành thuốc viên. Cô mong muốn ngườI bệnh được uống thuốc được kịp thời, khi phát hiện triệu chứng “tăng xông”. LoạI dược thảo này trong lần về quê, cô tận mắt nhìn ông cụ hàng xóm chặt trên núi về phơi khô, sắc nước uống. Nước thuốc rất đắng, và nó làm huyết áp hạ rất nhanh, chỉ tốn thời gian đun nấu.
Buổi sáng, HồngVân tới nhà trọ tìm, San Trúc đã ra ngoài. Vân đành đến trường một mình. Vân nhìn thấy Trúc đứng trước phòng bảo vệ, nhỏ đang nói gì đó, vẻ mặt đầy vẻ nhẫn nhịn.
Vân dắt xe tới, cô hỏi Trúc:
– Chuyện gì vậy?
San Trúc nhăn nhó:
– Tao muốn gởi tạm bao đồ ngoài này, sao ông ấy không chịu.
Hồng Vân lắc đầu:
– Nguyên nhân mày ra khỏi nhà từ sáng sớm là vì phải đi lấy hàng à?
– Ừ, Hôm qua lời gần năm trăm lận. Một tháng chỉ nhờ hai ba ngày. Tao phải tranh thủ thôi.
Hồng Vân bặm môi nhìn ông bảo vệ:
– Bác cho nó gởi ngoài này đi. Sắp đến giờ vào lớp rồi. Bác lạ gì tụi cháu, tự nhiên bác gây khó cho tụi cháu làm gì chứ.
Ông bảo vệ nói:
– Hôm nay có đoàn thanh tra. Tôi không thể để họ nhìn thấy bao hàng ở đây.
San Trúc gắt lên:
– Nếu vậy, bác hãy để cháu đem vô bãi giữ xe. Chắc trong ấy, họ không làm khó cháu. Chỉ là quần áo thôi, đầu phải hàng quốc cấm gì mà bác sợ.
Ông bảo vệ vẫn khăng khăng:
– Không được!
Miệng nói, ông lôi xềnh xệch bao hàng ra ngoài. San Trúc vừa tủi vừa giận, vì các sinh viên hiếu kỳ đang bu đến, bàn tán bình luận.
Cô hạ giọng với Vân:
– Mày dắt xe vào sau, tao đi trước.
Bặm môi, cô cúi xuống, xốc bao đồ lên vai cô đi thẳng một mạch về phía nhà gởi xe mặc kệ ông bảo vệ la hét sau lưng, vì ông ta đâu dám bỏ trạm gác đuổi theo Trúc.
Ông giơ tay, la to:
– Ôi trời đất ơi! Sinh viên gì mà như ăn cướp vậy chứ!
– Bác la lối chi cho rát họng. Cứ báo cáo thẳng để ban giáo vụ nhà trường giải quyết. Con nhỏ này ỷ học giỏi, coi ai ra gì đâu.
Một tiếng con gái chua lòm cất lên. Hồng Vân quay phắt lại:
– Bạn nói vậy là sao hả, Thiên Kim?
Thiên Kim nhếch môi:
– Thì vậy đó ! Ai không biết nó học giỏi, được các giáo sư quý mến, nên lúc nào cũng ra vẻ ta đây. Nội quy nhà trường để ra, đây đâu phải cái chợ, rủi nó mang hàng độc vào trường thật thì ai chịu trách nhiệm? Không phải là bảo vệ gánh trước à?
Hồng Vân tức tối:
– Mày học y, nhưng tâm địa mày nhỏ mọn hẹp hòi như rắn rít, sau này chẳng biết mày khám chữa bệnh cho ai. Cuộc đời này, đâu phải ai vào đời cũng may mắn như mày, như tao. MọI người đều biết San Trúc vất vả thế nào để được đến trường. Học xong, nó phải đạp xe ba bốn cây số đi bán hàng, nên sáng nay nó đành đem hàng đến đây gởi, chứ con Trúc, nó không hế muốn chứng tỏ nó là ai cả.
Thiên Kim sầm mặt:
– Mày dám chửi tao à?
Hồng Vân nhếch môi:
– Mày có gì đáng để tao nể sợ chứ? Đừng đem cha mẹ mày ra làm lá chắn cho mày với tao, chẳng xi nhê gì đâu.
Bác bảo vệ quát to:
– Hai cô im và giải tán mau đi! Hay ho gì để mọi người nhìn hả?
– Cháu ... – Thiên Kim ấm ức.
– Còn không vô lớp, tôi báo quản sinh xử lý đó.
Hồng Vân cắn nhẹ môi :
– Cháu xin lỗi bác.
Dứt câu, cô dắt xe đạp của Trúc đi vô. San Trúc đỡ chiếc xe:
– Mày làm gì lâu lắm vậy. Để tao gởi xe luôn. Ủa, xe mày đâu.?
Hồng Vân chớp mắt:
– Tao ... Thôi chết!
Cô vội vã chạy trở ra. Chiếc xe đạp Mar-tin 107 mới toanh đã không cánh mà bay. Cô rên rỉ với bác bảo vệ:
– Bác thấy tai hại chưa? Trước cổng trường giữa thanh thiên bạch nhật, vậy mà xe của cháu mất tiêu rồi.
Ông bảo vệ ngỡ ngàng:
– Xe nào nữa? Không phải cô vừa dắt xe vào đó sao?
– Xe ấy của San Trúc, còn xe cháu, chiếc Martin màu hồng kìa.
San Trúc chạy đến bên Vân:
– Thấy không Vân?
– Thấy gì nữa chứ.
San Trúc thở dài:
– Tấc cả cũng tại tao. Để tao phụ mày mua cái khác.
Hồng Vân cười méo mó:
– Thôi đi ! Tao thà đi xe buýt, chứ không bao giờ nhận những đồng tiền thấm ướt mồ hôi của mày đâu. Bất quá, trưa về nghe "ca cổ" vài giờ, đừng lo cho tao, hén!
Nhìn hai cô gái lặng lẽ quay vào lớp, ông bảo vệ nghe lòng bất nhẫn, khó chịu. Giá như ông đừng quá nguyên tắc, làm khó dễ con bé Trúc, thì đâu đến mức cô nhỏ kia phải mất xe. Đúng là ở khóa 21D này, mấy ai lạ hoàn cảnh San Trúc nữa. Hôm nay ông ăn nhằm thứ gì vậy trời? Lúc đó, cũng đâu có nhiều người? Chả lẽ chiếc xe bị nhóm của con bé Thiên Kim dẫn độ? Học trò bây giờ lớn cả rồi, sao vẫn còn nhiều người tư tưởng không trong sáng thế nhỉ? Ông nhất định phải tìm cho ra, để sự việc hôm nay không là gánh nặng bắt ông đeo mang.
Vĩ Khang chạy xe vào sân. Anh nhăn mặt bởi tiếng cười đùa ồn ào vọng ra từ phòng khách. Bà Du - người giúp việc cho gia đình Khang khẽ nói:
– Cô Thiên Kim đến chơi với cô Khánh. Cậu biết cô Kim mà, tới nhà mình lúc nào, là lúc ấy nhà cửa sôi sùng sục cả lên.
Vĩ Khang hỏI:
– Ba mẹ tôi không ý kiến gì ư? Vân Khánh đang thi học kỳ, sao tùy tiện tiếp bạn lúc này?
Bà Du từ tốn:
– Ông bà chủ đi Bình Phước từ sớm, cậu quên rồi sao? Có cần để tôi nói với cô chủ nhỏ không cậu?
Vĩ Khang khoát tay:
– Thôi, dì đi làm việc đi, để đó tôi!
Vĩ Khang xách cặp thẳng vào phòng khách. Vân Khánh thấy anh trai về, cô vội nhéo vào người Thiên Kim.
Thiên Kim ré lên:
– Ối trời ? Sao tự nhiên mày nhéo tao đau vậy Khánh?
Vân Khánh như không nghe câu hôi của Thiên Kim, cô bé đứng lên:
– Anh Hai đi làm về ?
Vĩ Khang trầm giọng:
– Mấy đứa vui vê quá nhỉ? Coi chừng thi lại, lúc đó khóc đỏ mắt đấy.
Thiên Kim cười tươi rói:
– AnhVĩ Khang! Lâu không gặp, anh vẫn chẳng thay đổi gì hết. Vân Khánh thật kém may mắn khi có ông anh quá nghiêm khắc như anh. Vậy mà mẹ của em luôn miệng khen anh mới khổ em chứ.
Cách nói tối nghĩa của Thiên Kim khiến Khang đề phòng. Anh chậm rãi:
– Tôi không cấm đoán em út chuyện quan hệ bạn bè. Nhưng một năm học chỉ trông vào kết quả nửa tháng thi cả. Tôi chỉ nhắc nhở, vì không muốn chứng kiến cảnh em tôi buồn sau mùa thi.
Vân Khánh cắn môi:
– Anh Hai! Em xin lỗi.
Vĩ Khang nghiêm giọng:
– Anh không cáng đáng hết công ty được cho em. Ba mẹ đặt hy vọng ở em rất nhiều, đừng phụ lòng ba mẹ.
Dứt lời, Khang đi luôn lên lầu.
Thiên Kim xụ mặt:
– Anh Hai của mày luôn tỏ ra ghét tao, tại sao vậy Khánh?
Vân Khánh nhẹ giọng:
– Mày còn lạ gì tánh anh Khang. Trách ảnh làm gì, Một mình ảnh phải gánh trọng trách điều hành toàn bộ .Tổng công ty Giày Da. Ngày trước công ty chỉ có một, ba tao đã than dài. Bây giờ mở thêm hai công ty trực thuộc nữa. Anh Hai tao tiếng là tổng giám đốc, chứ vất vả còn hơn công nhân nữa. Ảnh cũng muốn tốt cho tao thôi. Mày muốn lấy được tình cảm của ảnh, phảI biết dẹp bỏ tính kiêu kỳ, phảI cố gắng học.
Thiên Kim so vai:
– Đẹp trai, giàu có như anh mày, cứ tìm thêm vài tay trợ lý giỏi là nhẹ gánh công việc. Tuổi xuân đâu được bao năm tháng, tội tình chi phải ép xác như ông cụ non chứ. Tao thích týp đàn ông cỡ anh mày, nhưng bắt tao theo ý anh ấy, tao chắc làm không nổi.
Vân Khánh chợt hỏi:
– Bao giờ mày thi?
– Sáng mai thi môn đầu tiên.
Vân Khánh kêu lên:
– Mai thi mà hôm nay mày còn thong thả đi chơi kiểu này, chắc mày học siêu lắm hả Kim?
Thiên Kim chép miệng:
– Thú thật, tao đang ngán tận cổ đây. Biết thế, hồi ấy tao thi ngoại thương cho rồi. Ai cũng khoái Y khoa, có học mớI thấy ngành Y vừa khô vừa buồn.
– Gì mà chán đời dữ vậy. Mày không phảI ôm mộng có bằng dược sĩ để mở nhà thuốc hả?
– Chính xác, đó là tâm nguyện của ba mẹ tao. Tao là con, phải phục tùng.
Người lớn công nhận khó hiểu ghê hả Khánh. Nhà giàu rồi cần gì bon chen nhiều. Vậy mà mẹ tao cứ nói:
“Ai bán buôn ế ẩm kệ họ. Riêng cửa hàng thuốc thì chẳng bao giờ ế. Ngày tết ngày lễ, người ta cứ phải mua thuốc ầm ầm. Một lời một, lại nhàn nhã!”. Mẹ tao tính thế. Và đứa con gái duy nhất là tao phải duy trì sản nghiệp gia đình. Bỏ kinh doanh thời trang, quay sang kinh doanh thuốc tây, chán phèo à!
Vân Khánh nhẹ hỏi:
– Tâm trạng mày chán chường thế, làm sao học?
Thiên Kim so vai:
– Tới đâu hay tới đó. Phải cố để không phải thi lại, cố lấy được bằng đại học, ngày trước tao chả coi ra gì, bây giờ khó khăn chật vật vô cùng. Không hẳn do tao học tồi đâu. Mày cũng biết, mỗi năm lượng sinh viên tỉnh lẻ đậu đại học cao hơn thành phố. Tụi nó học ghê lắm, nên tao thật sự bị ảnh hưởng tâm lý.
– Nhưng hồi học phổ thông, mày thuộc loại con nhà giàu học giỏi, chẳng phải ai cũng nể mày à?
– Bây giờ, khoa tao có một con nhỏ ở miền Trung, học siêu lắm. Mới năm thứ hai, nó đã dám nghiên cứu về các loại dược thảo. Tao ghét nó lắm!
Khánh ngạc nhiên:
– Nó làm gì mày à. Nhà nó chắc cũng khá?
– Nó không làm gì tao cả. Tự nhiên thấy ghét thôi. Nó vừa học vừa đi làm kiếm tiền mua sách, kiếm tiền ăn, bởi vậy tao mới khó chịu.
Thiên Kim đứng lên:
– Thôi, tao về đây. Hồi sáng tao vừa cãi nhau với nó. Thói đời thường ấy mà.
Vào lớp ngồi bình tâm lại, tao biết tao vô lý. Khổ nỗi lòng kiêu hãnh không cho tao chịu nhún nhường. Đã vậy, con nhỏ đi chung nó còn bị mất oan chiếc Martin 107 trong lúc cãi nhau lộn xộn. Tao biết đứa dắt xe, nhưng ghét con kia, nên cũng im luôn. Về nhà, tao cứ bực bội trong lòng, nên mới đến tìm mày. Con người chưa bao giờ làm chuyện bất nghĩa, giờ thấy nặng nề lắm. Nói với anh Khang, tao xin lỗi nhé.
Vân Khánh nhìn theo Thiên Kim, khẽ thở dài. Cô học chung Thiên Kim ba năm ở trường Phổ thông Trung học chuyên Lê Quý Đôn. Thiên Kim con nhà giàu, nhưng học rất giỏi. Vì thế, Kim hơi "chảnh , theo cách nói của bạn bè.
Kim nói tiếng Anh khá, mơ ước của Kim hôi ấy là học ngoại thương. Đùng cái, Kim ghi tên thi Y, duy nhất một trường, đậu thủ khoa. Bây giờ sau hai năm, sự mệt mỏI đang hiện hữu trên gương mặt của Kim. Cô thấy thương cho Kim, khi tự bản thân không quyết định được tương lai của mình.
– Thiên Kim về rồi hả Khánh? - Giọng Vĩ Khang vang lên.
Vân Khánh nhỏ nhẹ:
– Dạ. Nó nhờ em xin lỗI anh.
Vĩ Khang so vai:
– Kim có lỗi gì đâu.
– Vậy sao gặp nó, anh tỏ ra khó chịu dữ vậy?
Vĩ Khang cau mày:
– Anh khó chịu với Kim? Em muốn kết tội anh gì thế hả? Chuyện nhắc em học hành trước mặt bạn bè, anh xin lỗI vì anh không đúng. Anh quên rằng em gái em đã lớn rồi, nên tự ái cũng không kém anh. Anh không hề chĩa mũi dùi sang Kim. Tin hay không tùy em.
Vân Khánh cười cười:
– Anh không buồn nó thì tốt. Mẹ chấm Thiên Kim cho anh đấy.
Khang nhún vai:
– Đừng đùa nữa nhỏ!
– Em không hề đùa. Hôm rồi, em nghe ba mẹ nói chuyện, và biết được mẹ đã cùng mẹ Thiên Kim giao ước.
Khang nhăn nhó:
– Trời đất! Bây giờ là thế kỷ bao nhiêu chứ? Anh Hai em tệ đến mức không tự tìm cho mình một tình yêu hay sao? Anh không bao giờ đồng ý.
– Thiên Kim tuy là con nhà giàu, nhưng nó không đua đòi chơi bời, học hành giỏi, chỉ hơi kiêu một chút, nhưng bù lại, rất biết kính trọng người lớn. Em nghĩ mẹ không chọn lầm con dâu đâu.
Vĩ Khang vẫn nói:
– Anh không chê gì Kim hết. Tại anh không thấy hợp với cổ thôi. Anh nhất định tự tìm được người phụ nữ của anh Câu chuyện giữa hai anh em tưởng đâu dừng tại đó cho vui. Ai dè qua hôm sau, khi Vĩ Khang đi làm về, mẹ anh bảo:
– Khang! Mẹ có chuyện muốn nói với con.
Vĩ Khang cười nhẹ:
– Chuyện lành hay dữ, hả mẹ ?
Bà Kiều mỉm cười:
– Cái thằng này, chuyện mẹ con trong nhà, chỉ có lành chứ làm gì mà “dữ”.
hả?
Vĩ Khang rót tách trà đưa cho mẹ:
– Con mời mẹ đùng trà!
Bà Kiều đón tách trà, uống vài ngụm, bà chép miệng:
– Công nhận loại trà Bắc ướp hoa lài, uống ngọt giọng hơn hẳn trà Lâm Đồng. Hôm nào con mua ít lạng trà ngon, đem biếu bác Thiên Đức.
Vĩ Khang từ tốn:
– Phải có lý do chứ mẹ, tự nhiên biếu trà, lỡ người ta nghĩ sai mục đích của mình, kỳ lắm.
Bà Kiều nghiêm trang:
– Tất nhiên mẹ có lý do của mẹ. Con biết năm nay, con bao nhiêu tuổi rồi không, Khang?
– Dạ, con hai mươi chín tuổi.
– Bằng tuổi con, ngày xưa ba mẹ đã sanh con được hai năm. Bây giờ sự nghiệp gia đình vững chắc rồi. Ba mẹ muốn anh em con bảo ban nhau tự điều hành phần việc của mình. Và riêng con nên cưới vợ, để ba mẹ có phước bồng cháu nũa. Căn nhà to lớn thế này, nhưng lúc nào cũng im ắng, buồn tẻ thật khó chịu.
Vĩ Khang cười:
– Cứ từ từ mẹ ơi. Đàn ông ba mươi tuổi đâu đã là già. Con đang tìm hiểu người ta, chưa thể cưới được mẹ ạ.
Bà Kiều nói:
– Tìm ở đâu nữa chứ? Mẹ đã chọn giùm con. Mẹ tin rằng, con không chê đám này đâu.
Vĩ Khang dù đoán được ý của mẹ, anh vẫn làm bộ:
– Mẹ chọn vợ cho con à? Mẹ khiến con mắc cười quá. Và nghĩ cô gái kia ắt thuộc hạng kín cổng cao tường, nên mớI chịu nghe lời người lớn. Ai vậy mẹ?
– Thì đúng là gia giáo, có ăn có học đàng hoàng, nhưng không đến mức cổng cao rào kín. Là Thiên Kim, con gái bác Thiên Đức, con không chê nó chứ?
Vĩ Khang kêu lên:
– Mẹ ơi! Mẹ ham cháu bồng thật, hay mẹ chỉ muốn con lấy Thiên Kim? Con luôn coi con bé như Vân Khánh, không hơn.
– Ôi dào ! Từ từ sẽ nảy sinh tình cảm mến thương gái trai sau khi kết hôn.
Con đâu xa lạ gì Thiên Kim chứ.
Bà Kiều nhấn mạnh:
– Ba con cũng đồng tình với mẹ, chọn ngày dạm hỏi cho con rồi.
Vĩ Khang bật dậy:
– Mẹ ! Chuyện quan trọng cả đời người, ba mẹ không thể tự sắp đặt, như hồi con học xong phổ thông, ba mẹ muốn con học kinh tế, dù con thích học mỹ thuật. Con không cãi lời ba mẹ, bởi con không muốn ba mẹ buồn. Bây giờ con đủ trưởng thành để tự quyết định hạnh phúc của con. Con lấy vợ về phải sống với người vợ suốt đời. Vì thế, con không nghe lời ba mẹ được.
Bà Kiều cũng lớn tiếng:
– Đàn ông, sự nghiệp ổn định phải đi đôi việc thành lập gia đình riêng. Người vợ là điểm tựa vững chắc nhất cho đường công danh tiền tài của chồng. Ba mẹ không muốn mãi nhìn con đơn độc.
Vĩ Khang kêu lên:
– Chuyện này, cơn nhất định không nghe lời mẹ. Con không ưa Thiên Kim.
Người vợ của con phải hiền thục dịu dàng, đảm đang. Con không cần giàu sang, không cần đẹp, chỉ cần một cô gái hộI đủ “công dung ngôn hạnh”.
Bà Kiều bực bộI:
– Con nói nghe hay lắm. Nhưng con sẽ tìm được không khi trong xã hội hiện tại, các cô gái thích se sua chưng điện? thích đổi đời?
Vĩ Khang bất chợt nhớ đến nụ cưới hồn nhiên của San Trúc. Anh tự tin:
– Con sẽ tìm được. Mẹ cho con thời gian, con hứa không làm mẹ thất vọng.
Bà Kiều hơi khựng người. Chẳng lẽ Khang đã có bạn gái? Tính con trai, bà không lạ. Khang tự tin chuyện gì, chắc chắn nó đã nắm phần thắng. Tất nhiên bà không đủ sức ép con trai, bởi Khang thuộc mẫu đàn ông đầy nghị lực, nó dám bỏ tất cả để bắt lại từ con số không. Bà phải chọn giải pháp thôi.
Bà Kiều nhìn thẳng vào Khang:
– Mẹ đồng ý! Trong thời hạn ba tuần, con phải cho mẹ coi mắt cô gái của con.
Vĩ Khang trợn mắt:
– Mẹ! Gì mà ngắn vậy. Bạn gái chứ đâu phải món hàngmà mua lúc nào cũng được. Mẹ nên cho con thời gian dư dả một chút.
Bà Kiều cương quyết:
– Mẹ không làm khó con. Mẹ đi coi thầy, họ nói năm nay, chỉ mỗi tháng Sáu là con được tuổi cưới vợ. Hôm nay đã cuối tháng Năm, con chỉ còn bấy nhiêu đó thời gian mới kịp được.
Vĩ Khang so vai:
– Thôi được, con đành nghe mẹ, nhưng phải thêm điều kiện. Đó là ... mẹ không được phân biệt giai cấp.
Bà Kiều thản nhiên:
– Không cần giàu, con nhà nghèo càng biết lễ nghĩa, nhưng bắt buộc, con dâu của mẹ phải có bằng cấp cỡ ... Cao đẳng trở lên.
Vĩ Khang mỉm cười:
– Con hứa sẽ tìm cho mẹ một cô con dâu vừa đạt điểm chuẩn mà mẹ yêu cầu.
Bây giờ, mẹ tha cho con được chưa ạ? Con đói bụng lắm rồi nè.
Bà Kiều vẻ biết lỗi:
– Ôi! Mẹ xin lỗi nhé, con trai. Tại mẹ quá lo chuyện hạnh phúc của con, mà quên con trai mẹ, đi làm về phải dùng cơm ngay. Con lên tắm rửa, mẹ sẽ nói bà Du hâm nóng đồ ăn và dọn ra. Mẹ cũng chưa ăn cơm tối.
Vĩ Khang chỉ chờ câu nói ấy. Anh phóng nhanh lên phòng. Thời gian ngâm mình trong bồn tắm, anh lại nghĩ đến Trúc. Cô lẽ anh phải nhờ đến cô thôi. Trúc học Y dược, không biết có chung khoa với Thiên Kim không nhỉ? Thây kệ! Biết thì biết, miễn sao anh loại được Kim ra khỏi vòng “tơ hồng định mệnh” của mình là được. Anh không hề rung động trước Thiên Kim, thì làm sao lấy cô được?
Khẽ huýt sáo một bản nhạc vui, Khang xuống phòng ăn. Tâm trạng anh hiện tại vô cùng thanh thản.

<< Chương 10 |


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 194

Return to top