- Hừ! Con đi đâu mà giờ này mới về tới nhà ?
Tránh nhìn gương mặt hầm hầm của ông Lân, Bảo Hân lí nhí:
- Dạ... Con đi thăm chị bạn bị bệnh.
- Đi với ai? Đi bằng cái gì mà xe đạp để ở nhà hả ?
- Dạ... con đi với anh Thuấn! Ảnh chở con...
- Tại sao có xe mà không đi, để phải lệ thuộc người khác, chưa là gì để đưa đón mới ngày đầu . Ba cấm!
- Dạo này con mệt trong người, đạp xe không nổi, nên anh Thuấn mới...
Ông Lân quắc mắt:
- Lại vẽ thêm chuyện! Đây đến trường có bao xa chứ . Lúc nào con cũng là đứa cứng đầu nhất nhà, lúc nào con cũng viện lý này lẻ nọ để ngụy biện, để chạy tội.
Nhìn vẻ giận dữ của ông Lân, Hân làm thinh, cô đứng ôm cái ví trong tay ấm ức... Biết đến bao giờ mình mới không bị coi là trẻ con nhỉ? Ngao ngán, Hân quay lưng định bước vào trong thì ông Lân đã nói:
- Con lầm lì để chống đối phải không Hân?
Hân bậm môi đáp lại:
- Con không lầm lì chống đối, cũng không ngụy biện để chạy tội. Con lớn rồi, đôi khi con phải có tự do riêng của mình chứ, tại sao lúc nào mọi người cũng coi con như trẻ nít ngu ngơ, lúc nào cũng muốn con phải ru rú trong nhà như nhà tù kín vậy ?
Ông Lân nạt:
- Giỏi! Hôm nay con giỏi quá rồi đó Hân. Con học ở đâu thói trả treo với cha mẹ vậy ? Hứ! Để tự do riêng cho con đi cặp kè với thằng Thuấn chớ gì ? Coi chừng đó! Ba đang suy nghĩ về tư cách, đạo đức và bản chất con người nó đấy. Xem chừng chẳng tốt lành gì đâu.
Nghe ba mình lên án... người yêu, Hân bối rối, cô tung đòn... nhẹ để dò:
- Gia đình mình và gia đình anh Thuấn đâu phải chổ xa lạ . Con quen anh khi ba mẹ đồng ý cho phép, tính ra hơn hai năm rồi, tụi con có làm gì xấu đâu để bây giờ ba... ba... lại... Híc ! Híc! Chê anh thậm tê.
Ông Lân nhíu mày bực dọc, định nói gì đó, nhưng không hiểu sao lại thôi, khoát tay ông cộc lốc:
- Đi vào trong đi!
Bảo Hân lui thủi bước vô nhà bếp, gặp mẹ âm thầm ngồi bên thau chén dơ . Hân vội vàng nói:
- Me để đó con rửa! Sao tối nay ba về sớm vậy?
Giọng bà Thủy hiền lành:
- Tối nay không họp hành, không công việc đột xuất thì ba về sớm. Con hỏi nghe lạ chưa ? Me dặn rồi mà con rắng đi về cho trể. Ổng về không thấy con, ông bực mình luôn với mẹ. Ôi! Ổng nhẩn nhục xuống.
Hân phân bua:
- Ba bực luôn anh Thuấn nửa mới khổ chứ.
Bà Thủy im lặng. Hân nghe tiếng nước từ rô-bi-nê chảy nhè nhẹ vào thau lẩn tiếng mẹ mình thở dài:
- Mẹ nói đi nói lại nhiều lần rồi. Dẩu thương cở nào cũng không quá thân mật với thằng Thuấn, mẹ muốn đâu đó rõ ràng, quen hơn hai năm rồi, ít ra mẹ con nó cũng phải bước tới đánh tiếng chứ.
Hân hấp tấp bênh vực :
- Tại con chưa muốn lấy chồng sớm! Ý con muốn ảnh phải có một sự nghiệp đàng hoàng.
- Mẹ sợ lúc đó con đã... nửa chừng xuân rồi!
Hân gượng cười trước câu đùa của mẹ. Cô lo bà Thủy đoán biết được, câu bà thắc mắc vừa rồi, là mối bận tâm duy nhất của cô hiện nay...
Thật ra cô muốn gia đình Thuấn tiến tới cưới hỏi từ lâu rồi, nhưng cô thấy rõ anh mỗi lúc một tự cho mình là sợi dây tình cô cố tình bước vào. Đã có lúc Hân tưởng chừng mình tuyệt vọng đến mức để rồi.... Nhưng bây giờ thì không, mới đây cô đang siết lần sợi dây tình, và Thuấn cũng đang yên ấm cùng cô. Sau lần ngu muội “chọn học trò bỏ người yêu” đó, hai người... vui vẻ trở lại, mỗi ngày Thuấn đưa đón cô tới trường. Bảo Hân không nghe anh và bà Hoàng Yến nhắc gì tới việc mở quán cà-phê to nhất nhì thành phố nữa, hai mẹ con Thuấn hình như đã chuyển sang hướng làm ăn khác, một cách làm ăn không cần có số vốn liếng mà Thuấn tránh né mỗi khi cô hỏi tới. Cái bằng kỹ sư Bách Khoa của Thuấn chỉ là cái mặc cho đẹp, cho sang chứ chưa bao giờ anh sử dụng nó trong công việc làm ăn.
- Con không ăn cơm hả Hân?
- Dạ... hồi chiều tụi con có đi ăn rồi mẹ . Tối nay con phải thức soạn bài thế nào cũng phải ăn thêm . Không ế đâu mẹ lo.
Bà Thủy nghiêm mặt:
- Mẹ muốn hai đứa phải danh chánh ngôn thuận khi đi chơi với nhau, thời gian tìm hiểu đã hơn hai năm, khá dài đấy Hân. Thằng Thuấn thật lòng thương thì phải tiến tới, nếu không thì dừng lại ở mức độ bạn bè, nó chỉ được tới nhà chơi, chớ không được phép đưa đón mỗi ngày như cả nửa tháng nay. Hàng xóm xù xì, họ hàng dị nghị, mẹ khổ tâm qúa Hân ạ !
Thấy Hân thừ mắt làm thinh, bà Thủy nhỏ nhẹ nói tiếp:
- Trong nhà này, anh chị con cha mẹ đều cưới gã đàng hoàng hết cả rồi, bây giờ còn mình con, lại là út nên ba con vì... cưng chiều không khe khắt, khó khăn như với mấy đứa lớn, nhưng như vậy không có nghĩa là thả lỏng cho con muốn làm gì thì làm đâu.
Hân vờ nhăn nhó:
- Con thấy mình chưa làm gì sai hay đi xa hơn điều mẹ luôn căn dặn... Với lại mẹ ơi! Sắp năm hai ngàn tới nơi rồi... Ba mẹ có lo quá, con mất bạn bè lẫn người yêu chỉ vì chưa vội lấy chồng mà, với có bồ...
- Mẹ không đùa đâu Hân. Con phải gợi ý với thằng Thuấn cho nó hiểu mà đưa mẹ nó qua gặp ba mẹ. Người ta nói “Cưới vợ phải cưới liền tay”. Nó tính chuyện gì mà cứ kéo cù cưa cù nhầy mãi vậy? Ba con hầm rồi đó!
Ngó mắt ra Hân hỏi:
- Ba hầm gì hả mẹ ?
- Ông nghe ai nói gì đó về thằng Thuấn lẫn mẹ nó, ông bực lắm!
Hân ngạc nhiên:
- Mà nói cái gì hả mẹ ?
Bà Thủy lắc đầu:
- Mẹ có hỏi nhưng ông làm thinh, nên có dám hỏi tiếp đâu . May là cái vụ mẹ con nó định mở quán cà-phê ôm gì đó ông không hay, ông mà hay là đố con được gặp nó, đi với nó.
Chắc lưỡi, Hân ngồi rầu . Cô không đoán ra ông bố khó tính của mình bực dọc người mình yêu vụ gì . Cũng may phúc là chuyện Thuấn xui cô nghỉ dạy để mở quán cà-phê cô không dám về nhà hé môi, ba cô mà biết vụ xúi biểu này, còn nổi sung thiên lên tới đâu nữa. Rụt rè Hân hỏi:
- Mẹ à! Nhầm ba bực rồi... rồi... thí dụ mẹ anh Thuấn qua gặp ba mẹ bàn chuyện tụi con, ba không bằng lòng thì sao?
Bối rối trước vẻ mặt lo lắng của con gái, bà Thủy lại lắc đầu:
- Mẹ chẳng hiểu ý ba con sao nửa. Độ này ông thay đổi nhiều qúa!
Nghe giọng mẹ mình tự nhiên nhỏ dần và trầm xuống như tiếng than, Hân bổng thấy thương bà xót cả lòng. So với ba cô, mẹ cô gìa hơn nhiều, bà tàn tụy, quên mình, hy sinh tất cả mọi thứ vì chồng vì con. Ba cô là người độc đoán, thích ra lệnh và ưa mọi người tuân lệnh mình . Trong gia đình người tuân lệnh ông răm rắp trước tiên là mẹ cô, bà tuân lệnh ông vì yêu hay muốn gia đình yên ấm, thật sự cô không hiểu nổi . Khi biết suy nghĩ tới giờ, Hân thấy không khí gia đình lúc nào cũng êm đềm . Mẹ cô vẩn sung sướng mọi khi nghe bà con, họ hàng đem gia đình mình ra làm tấm gương hạnh phúc cho mọi người soi. Bà không sung sướng sao được khi thấy con cái, ba đứa đã ăn học thành tài, cưới gã rõ ràng mày mặt được hai đứa lớn, còn đứa út cũng nhiều người ngằm nghé, trong khi chồng thì công danh sự nghiệp cứ thẳng tiến.
Nhưng càng lớn, Hân càng nhận ra dường như cái hạnh phúc mẹ cô có, được đắp bồi bằng sự chịu đựng của một phụ nữ đã được nuôi dạy bằng những ước lệ đạo đức loại tam cương, ngũ thường xa xưa. Tình yêu bà dành cho ba cô chỉ gói gọn trong nghĩa đạo lý vợ chồng, chớ không bắt nguồn từ tình yêu, kiểu như cô đang yêu Thuấn bây giờ.
Hân nghe mẹ kể, mẹ lấy chồng năm vừa 16 tuổi, người ta mai mối và ông bà ngoại đã nhận lời. Lúc ấy ba cô là chàng trai 18 tuổi, ông vâng lời gia đình cưới vợ để có người chăm sóc cha mẹ, để yên tâm đi du học ở nước ngoài. Đến khi ông trở về thì đã có thằng con trai đầu lòng 5 tuổi...
- Phải chi ba con đừng chuyển công tác thì mẹ đỡ lo.
Tiếng bà Thủy khẻ khàng cất lên làm Hân sực tỉnh. Cô vội vàng hỏi:
- Mẹ lo chuyện gì mới được chứ ?
- Qua cơ quan này cứ tiệc tùng hoài, một tuần có được mấy tối về trước 11 giờ đâu.
Hân nhìn đôi mắt hiền lành của mẹ rồi an ủi:
- Tại công việc và chức vụ mới nên ba phải ngoại giao, chớ đời nào ba con ưa tiệc tùng nhậu nhẹt. Ba nỗi tiếng là “Âm lịch” mà, mẹ lo chi cho mệt không biết nữa!
Bà Thủy đứng dậy nói sang chuyện khác:
- Thôi lo đi tắm rửa, thay đồ cho rồi, trên bếp than còn ấm nước nóng đó.
Hân hiểu “câu chuyện tâm tình” giữa hai mẹ con đến đây là chấm dứt, nên lẳng lặng bước về phòng mình.
“Cô đơn. Cô đơn. Xin đừng gọi tên tôi... ”
Bổng dưng cô bật hát bài nhạc cô vẫn nghe loáng thoáng ngoài cái phòng bảo vệ nhỏ như cái hộp của Triều. Ừ! thì ra cô đơn không dành riêng cho ai hết. Giờ này Hân cô đơn trong chính ngôi nhà hạnh phúc của mình, Triều thì cô đơn trong thế giới buồn bã mông lung của một nơi từng là tu viện. Chỉ có Thuấn... Hân chợt sững người khi nghĩ có lẽ riêng Thuấn là không cô đơn, vì anh chẳng bao giờ chịu giam mình trong căn phòng vắng (dĩ nhiên rất ư tiện nghi) , khi bên ngoài là biết bao cuộc vui đang mời gọi. Hân nằm vật người ra nệm. Thời gian cô gần bên Thuấn sao lúc nào cũng trôi nhanh đến phải tiếc từng phút. Anh có thật lòng yêu cô như những lời anh vẫn nói như ru ngủ ấy không ? Bất giác Hân đưa ngón tay trở lên vuốt nhẹ bờ môi, nụ hôn vội vàng trong khuôn viên quán cà-phê như vẩn còn thơm trên môi cô . Đó có phải là tình yêu không ? Người đàn ông vẩn có thể say mê quấn quýt bên một người đàn bà không cần tình yêu cơ mà! Nhưng ấy là người nào chớ không phải là Thuấn của cô đâu. Trái tim Hân sao cứ thấp thỏm âu lo đến thế ? Có phải tại cô vừa mới ngụy biện cho mối tình cô sợ sẽ đi tới vỡ tan không?
Đưa mắt nhìn tờ lịch có hình cô diễn viên nỗi tiếng đang khoe nụ cười tình, Hân bỗng bực bội: Tại sao lại có người sung sướng đến mức chỉ biết cười, cười hoài mặc cho thế sự thăng trầm, bể dâu thay đổi... Nhưng cô ta là diễn viên mà, chuyện khóc hay cười đối với diễn viên thì có gì phải nói. Chỉ có cô, cô sẽ phải làm sao đây để đừng mất Thuấn , cô sẽ phải cười, phải khóc cách nào đây để anh cưới cô... Ôi! Tình yêu, thứ si mê mù quáng mà lắm khi người ta phải tính toán, phải thủ đoạn và phải độc ác để có cho kỳ được.
Thuấn nằm dài trên salon, anh lim dim nghe bài nhạc "ruột" của mình một cách thích thú: "Ngọ ái ni, I love you. Ngọ ái ni. I need you more than... I never did anyone..."
Dạo này anh rất chăm học Anh văn, chăm đến mức Hân phải ngạc nhiên. Cô hỏi thì anh giải thích chung chung:
- Tiếp xúc với Mỹ thì phải học tiếng của nó. Em thắc mắc thật buồn cười. Anh lười thì em chê, anh siêng em lại hỏi. Sao khó quá vậy, cô giáo?
Hân tưởng anh sắp vào làm cho một công ty nước ngoài nào đó, đâu biết rằng cô lầm, nhưng anh không giải thích thêm. Hân nghĩ sai mục đích học Anh văn của anh càng tốt chứ sao, vì nếu cô biết đúng chỉ thêm phiền cho anh.
- "When you re not around my heart stood still. Within remain and always will... "
Bài hát dứt vừa lúc bà Hoàng Yến bước vào. Buông mình xuống chiếc ghế đối diện, bà bảo con trai:
- Đi xa mệt qúa!
Vẩn không đổi tư thế nằm, Thuấn hỏi:
- Nhưng được hay không vẫn là điều quan trọng. Vậy... được hay không hả mẹ?
- Dĩ nhiên phải được. Mẹ chớ có phải tay mơ đâu. Bắt đầu ngày mai lo hồ sơ vừa rồi.
Thuấn nhỏm người dậy:
- Không cần chờ con xem mắt sao?
- Xem làm gì cơ chứ ?
Thuấn vò đầu:
- Mẹ nói nghe lạ thật! Dầu gì cũng... cũng...
- Cũng sao? Mày cứ coi lần này như những lần kia, tao chuyên lo dẫn mối ăn huê hồng. Coi chừng phải trả huê hồng cho tao đó!
Thuấn nhăn nhó:
- Nhưng những lần trước con vẫn được nhìn thấy mặt. Quái thật, đến phiên mình thì phải đành nhắm mắt đưa chân... Ôi! Thân trai có hai bến nước; trắng nhờ, đen xức kem xài đỡ. Mà mẹ nè! Trắng hay đen vậy?
Bà Hoàng Yến cười, nụ cười đắc ý:
- Trắng hay đen gì cũng qua mặc. Mày xài thứ khác Thuấn ạ !
Ngơ ngác Thuấn nhíu mày:
- Nghĩa là sao hả mẹ ? Còn thứ nào nữa?
- Thông minh như mày cũng đôi khi chậm tiêu, ngu ngốc. Bởi vậy tao đành tìm một con mụ nạ dòng để mụ ấy dạy dỗ cho mày khôn ra, vừa đỡ tốn tiền lại vừa đỡ lo mày mê mệt thật sự vì bọn con ranh hỗn như quỷ sứ!
Há hốc mồm, Thuấn nhìn mẹ rồi lắp bắp:
- Mẹ tìm cho con một... bà mẹ Mẽo à ?
- Ừ ! Mẹ Mẽo hay lai Mẽo gì đâu có quan trọng, miễn làm sao mày đi được qua tới đó thì thôi. Lấy con lai tốn tiền hơn lấy mẹ nó. Với lại đứa con gái mụ ta mẹ đã tính chỗ khác nhiều tiền lắm, mình rớ vào thì cũng được thôi. Nhưng mẹ thấy không cần thiết, để tiền làm chuyện khác, con lấy vợ nhắm xuất cảnh chớ có phải lấy vợ thật đâu mà phải kén.
- Nhưng mụ... vợ này có bao nhiêu rồi?
- Chậc! Nhỏ hơn mẹ, chung ngoài bốn mươi thôi! không đến nỗi chênh lệch lắm đâu.
Ngồi chống tay dưới cằm Thuấn làm thinh không nói, không rằng... Anh tự an ủi mình: Đó chỉ là phương tiện, quan trọng là mục đích, mà mục đích của anh quá rõ rồi, miễn sao ít tốn kém của mẹ thì thôi...
Bà Yến phán quyết:
- Lấy vợ hộ gia như vậy thì vợ thật nó mới không ghen. Mẹ tính rồi, trước khi đi Mỹ, con nên làm đám hỏi với con Hân.
Thuấn kêu lên:
- Sao lại phải là Hân?
Ba Yên mỉa mai:
- Lại thêm câu hỏi ngu ngốc nữa rồi! Vậy hiện giờ con ưng đứa nào? Khương Liên hay Tuyết Nga?
Thuấn xụ mặt, anh khó chịu khi bà Yến chen vô chuyện yêu đương thật sự của mình. Quả là với mẹ, Thuấn ngờ nghệch như cậu bé con, mẹ anh là bậc thầy trong mọi sự tính toán làm ăn. Bà có nhiều thủ đoạn hái ra tiền mà Thuấn phải nghiêng đầu bái phục. Bà biết nhìn xa trông rộng chớ không thiên cạn như anh. Chính bà đã rèn luyện cho anh cách sống bằng lý trí.
- Trong những đứa con quen, Hân là đứa kém linh hoạt và kém bắt nhịp với cuộc sống xô bờ xô bộn hiện nay nhất. Có lẽ vì gia đình nó gia giáo. Điều đó rất tốt!
Thuấn phát cười to, ngắt lời bà Yến:
- Gia đình Hân gia giáo à ? Coi chừng mẹ lầm đó!
Bà Yến vẫn thản nhiên:
- Cứ cho là mẹ lầm cũng chẳng sao, mẹ sửa ngay... Có lẻ vì nó được dạy dổ cẩn thận, nên nó sống không thực dụng như Khương Liên hay ham tiền như Tuyết Nga. Chỉ có nó mới có thể thủy chung một mực, đợi ngày con trở về để cưới đàng hoàng, mà con khỏi phải lo sợ nghi ngờ khi đi xa thôi. Nó thương con thật tình, hai đứa cũng quen hơn hai năm rồi, mà con vẩn chưa đụng được tới nó, chứng tỏ nó biết kìm chế và khôn ngoan. Trong khi với những đứa kia, con đã ăn dầm nằm dề, ở nhà chung. Mẹ thử hỏi suốt thời gian con ở Mỹ, ai mà biết chúng sẽ bồ bịch , ăn ở, thậm chí có con với thằng nào chứ ? Hãy khôn ra, nên hỏi cưới đứa con gái biết giữ gìn, quý giá cái vốn con gái của nó cho tới lúc con về.
Nhìn con trai với đôi mắt tinh quái, bà Yên hỏi:
- Lúc nãy con muốn nói tới ba con Hân phải không ?
Gật đầu, Thuấn nhếch môi:
- Ông ta có bộ mặt gia trưởng lạnh lùng, nghiêm khắc, thậm chí độc đoán, thân tâm với vợ con, thật ra bản thân cũng tệ như ai.
Bà Yên cất giọng cười khan:
- Một kẻ đạo đức giả mà lại có quyền thì thường trở thành tham lam. Ba con Hân thuộc hạng đó . Mẹ có lạ gì Triệu Lân, chồng của Nhược Thúy. Ông ta bao giờ cũng trơn tuột như con lươn, lúc nào, ở đâu cũng sống bằng hai bộ mặt, bây giờ bò lên tới chức giám đốc rồi dể gì không ham hưởng thụ. Như sự bù đắp vậy mà, ông ta trả thù cho những cái trước đây do mình cưới vợ sớm, hâm mộ công danh mà thua thiệt mất mát.
- Bác Lân đang cặp với một con bé bằng tuổi Hân, xinh gái lắm!
- Sao mày biết?
- Con vào nhà hàng Sao Biển thấy và nghe tụi nó nói.
- Nhà hàng Sao Biển à ? Đứa nào vậy kìa ?
- Vương Thục Như.
- À, con Tàu lai. Tao tuyển cho họ chớ ai. Con này có học, tại ham có tiền để ăn chơi. Mới đó mà rờ tới giám đốc rồi . Hay chớ!
- Mẹ tuyển toàn thứ thiệt không mà . Ông sa vào mê hồn trận, chết bây giờ đó!
Phẩy tay về phía Thuấn, bà Yên nạt:
- Đừng có trù, thằng quỷ. Ít ra cũng cầu chúa dê lão Lân giữ chức giám đốc cho tới ngày mày trở về . Có ông bố vợ làm giám đốc một công ty như vậy đở lắm thằng ngốc ạ .
Giọng Thuấn tự lự:
- Biết ông ta có chịu gã không?
- Nếu biết cách thì không có gì không được. Rồi mẹ sẽ dạy mày tới nơi tới chốn.
- Ôi! Mẹ ơi là mẹ! Nhớ tới bà vợ không rõ chân dung ấy, chân... con đứng hết muốn nổi. Nghĩ đời con sao bạc phận thế cơ chứ.
Bà Yến mắng yêu:
- Tổ cha mày! Mẹ làm giàu thì phải chịu đựng, phải liều mạng, huống chi mày mới liều lấy đỡ con vợ hờ có thâm niên trong nghề chơi thôi đã than rồi. Muốn đếm tiền dùng số bàn tay con ạ!
Miệng nhếch nhếch cười, mắt lơ đãng như không nghe gì cả, Thuấn lẩm bẩm tính trong đầu . Anh không tính chuyện cưới hỏi vợ thật, vợ hờ gì hết, mà tính chuyện khi sang tới Mỹ anh sẽ dùng thủ đoạn nào để buộc người cha mà anh chỉ còn loáng thoáng nhớ mặt sẽ chu cấp, lo liệu mọi thứ cho anh, lúc anh đã ly dị xong xuôi với mụ vợ hờ đáng tuổi mẹ mình. Hứ! Giờ này ông bố của anh đang lu bu với đám mọi da đỏ con hay đang hùng hục lao vào công việc thì anh chẳng biết, chỉ có điều tiền bạc ông gởi về đều đặn, đầy đủ nhưng không chịu bảo lãnh mẹ con anh đi.
"Chị đừng chờ ảnh nữa, ảnh đã lấy một người khác rồi, nghe đâu bà vợ này người Mỹ gốc da đỏ... "
Thuấn nhớ lần nghe người bà con ở Mỹ về báo tin, mẹ anh gần như mất hồn. Bà đau khổ,dật dờ tựa cái bóng cả mấy tháng trời, để rồi sau đó bà thay đổi hoàn toàn cách sống, cách nghĩ và cả cách làm ăn nữa. Bà thay đổi đến mức Thuấn tưởng chừng như mẹ mình là một người khác, với trái tim lạnh chỉ biết tính toán hơn thua, được mất. Trong trái tim lạnh ấy không còn chổ cho tình yêu. Bà chưa bao giờ rầy la trách mắng gì Thuấn dù bà thừa biết anh coi tình yêu là một trò đùa, và các cô gái đến với anh là đồ để giải trí. Đôi lúc Thuấn có cảm tưởng mẹ mình thích thú cũng tham dự các trò đùa của anh, bằng những câu ỡm ờ thả mồi bắt bóng với lũ con gái đến tìm anh tại nhà. Rốt cuộc con bé nào cũng tưởng mình là người yêu duy nhất của Thuấn. Mà các cô không tưởng vậy sao được, khi bà mẹ sang trọng quý phái của chàng bao giờ cũng ngọt ngào, đưa đẩy ý như rất muốn cô vào làm dâu gia đình, có ông bố đi Mỹ từ trước giải phóng... Thế là chẳng nghi ngờ, nghĩ ngợi gì cho xa, các con bé ngốc ấy tình nguyện tìm đến trao thân gởi phận cho Thuấn với mơ ước ngày nào đó sẽ cùng anh ra đi.
Bây giờ anh mới thật sự có cơ hội đi, anh chả muốn vướng víu vì một cô gái nào cả, anh đang muốn và chỉ muốn làm ra nhiều tiền thôi. Thuấn nhìn mẹ :
- Con không thích bị ràng buộc đâu mẹ! Với lại chưa đi mà mẹ đã tính tới lúc trở về. Về làm quái gì ? Bắt con người ta chờ đợi phải khổ không ?
Vẫn giọng nhẹ nhàng, từ tốn nhưng rõ từng chữ, từng câu, bà Yến bảo:
- Mẹ đã tính đi tính lại mọi thứ rồi Thuấn ạ ! Con thấy đó, với số tiền lẻ ra dành cho vú mở quán cà-phê, mẹ bỏ vào lo cho con đi hợp pháp. Cái dịch vụ còn lại mà mẹ làm mới giỏi mấy tháng này sẽ nuôi sống mẹ khi mẹ ở lại một mình. Con qua bên ấy, ba con phải lo cho con một số vốn để con trở về đây làm ăn, nếu ổng không muốn bị con theo quấy rầy ăn bám. Số vốn đó ở Mỹ con chẳng làm nên trò trống gì đâu. Trở về con sẽ mở được một khách sạn, chớ không chỉ là một quán cà-phê như mẹ con mình từng phải ký cóp rồi tính tới, tính lui mà chưa có được.
Thuấn vẩn nhăng nhí:
- Vậy thì cần gì phải đi hỏi Hân cho phiền phức. Con có yêu nhưng chưa tới mức phải sợ mất đâu!
- Con quên ông Lân hiện đang có thế lực sao? Ổng sẽ đặt viên đá đầu tiên cho con đi lên đó.
- Ôi! Mẹ nghĩ ngợi xa xôi qúa! Trong khi hiện tại thì chưa thấy gì cả, ngay cả vợ hợp pháp của mình, con cũng chưa tưởng tượng ra nổi, huống hồ chi tưởng tượng tới viên cảnh tương lai mà mẹ vẽ vời . Biết đâu vật đổi sao dời hả mẹ ?
Giọng bà Yến tự đắc:
- Rồi con sẻ thấy đâu vào đó, nếu con nghe lời mẹ. Ngày mai bắt đầu tiến hành mọi cái. Thủ tục đầu tiên là đăng ký kết hôn. Tờ hôn thú cũng chính là tờ thông hành của con đấy. Dẫu cho vật đổi sao dời mình vẫn đi đúng đường mình đã chọn, có thể đường gập ghềnh hơn, xấu hơn so với tưởng tượng nhưng có hề gì một khi con đã trở nên giàu sụ .
Thuấn kín đáo quan sát mẹ mình. So ra bà nhiều tham vọng và mê làm giàu hơn cả anh. Nhớ có một lần Thuấn đã nói với Hân là "Anh căm thù sự nghèo đói và thề sẽ làm giàu bằng mọi cách, kể cả cách bẩn thỉu nhất".
Thật ra đó chỉ là cách nói để anh tự tô đậm thêm tính cách mà Thuấn nghĩ là độc đáo, hơn người , cho Hân càng... nể anh hơn thôi, chứ cô đâu biết rằng anh ngoài tài mồm mép thì có gì hơn ai, mọi việc làm ăn anh chỉ thực hiện theo sự chỉ đạo của mẹ mình. Mẹ anh đúng là người đàn bà hiếm có!