Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Trung Hoa >> Vạn Huê Lầu diễn nghĩa

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 71668 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Vạn Huê Lầu diễn nghĩa
Khuyết Danh

hồi thứ bốn mươi sáu

   Lúc Thiên Tử tiếp được tờ biểu chương thì nửa buồn nửa mừng. Buồn là Dương Tôn Bảo bỏ mình nơi chiến đại, mừng là Thạch Ngọc còn sống trở về lập được công lớn.
Kế đó Thiên Tử hạ chỉ sai văn võ bá quan đến Thiên ba phủ mà tế điện Dương Tôn Bảo phong hàm ân cho Dương Tôn Bảo làm Điện Võ vương, còn con của Dương Tôn Bảo là Dương Văn Quảng thì phong làm Thiệu Liệt hầu. Cách vài ngày sau Thiên Tử lại sai sứ ra Tam Quan phong cho Địch Thanh làm Chiêu Hảo Đại Nguyên soái, Thạch Ngọc làm Phó Nguyên soái kỳ dư văn võ bá quan nơi Tam Quan đều được thăng ba cấp.
Lúc ấy Địch Thanh hội chư tướng lại mà thương nghị:
- Tam Quan là nơi trọng đại, nay đã khuyết Nguyên soái rồi, vậy phải thân tấu với trào đình xin chọn người lão thành ra trấn giữ, chứ tôi thì còn trẻ, tài trí sơ thiển không lẽ Trấn thủ được.
Thạch Ngọc nói :
- Lời đại ca nói rất phải. Nếu không kịp chỉnh đốn ắt có cơ thất bại.
    Dương Thanh nói:
- Nhị vị là người trí dõng kiêm toàn, Tây Liêu đều sợ, mà lại mới lập công lớn nữa. Vậy thì Địch thân vương lãnh lấy binh phù mà trấn thủ chỗ này ắt vô sự. Và lại Tây Hạ đã bị thua nhiều trận chắc chúng không dám quấy rối nữa đâu.
Lưu Khánh nói:
- Việc ấy chưa chắc, chúng ta phải đề phòng mới được. Thôi để tôi đằng vân qua Tây Hạ thám thính thử xem chúng có mưu tính gì không?
   Phạm Trọng Yêm nói:
- Lời Lưu tướng quân nói rất phải. Song có đi thì phải cẩn thận lắm mới được.
   Địch Thanh nói:
- Nếu hiền đệ có đi thì phải mau mau trở về, đừng có ở lâu mà chúng ta trông đợi.
   Lưu Khánh nói:
- Ấy là bổn phận tôi phải lo liệu.
   Tiêu Đình Quý nói:
- Không xong đâu? Tôi chắc là Lưu Khánh đi không đặng, vì lần trước đã một lần lãnh mạng đi thích khách Tiết Đức Lễ mê sắc con Bá Hoa Nữ, nên bị nó bắt. Nhờ có Thạch Quận mã bắt được nó nên mới đổi được Lưu Khánh trở về. Bây giờ lãnh mạng mà đi thám thính Tây Liêu, nếu ruổi mê gái mà bị bắt nữa thì biết lấy ai mà đổi.
   Thạch Ngọc nói:
- Tiểu tướng quân đừng nói vậy mà mất lòng Phi Sơn Hổ. Khi trước đã lỡ một phen thì lần này chắc không dám nữa đâu. Thôi tướng quân hãy đi đi.
    Tiêu Đình Quý nói:
- Bây giờ giặc dẹp đã xong rồi, lẽ thì chúng ta phải bày tiệc ăn uống cho vui, hơi đâu ngồi tranh cãi như vậy.
   Phạm Trọng Yêm nói:
- Đừng có nói cợt đùa trong quân ngũ mà phạm tội đó.
    Tiêu Đình Quý nói:
- Ấy là lời ngay thẳng của tôi, đâu phải đùa cợt. Thôi để cho Phi Sơn Hổ bị Bá Hoa Nữ bắt một lần nữa thì mọi người mới biết lời nói của tôi không phải là đùa cợt.
   Lưu Khánh từ giã chư tướng, đằng vân ra đi. Tiếp đó có quân vào báo:
- Nay có sứ mạng đem chiếu đến.
   Chư tướng nghe báo liền lập bàn hương án tiếp chiếu.
   Trong chiếu gia phong cho Địch Thanh là Chiêu Thảo Đại Nguyên soái, Thạch Ngọc là Phó Nguyên soái, Trương Trung và Lý nghĩa đều làm chức tướng quân, còn các quan khác đều gia thăng ba cấp.
   Chư tướng đều mừng rỡ. Địch Thanh truyền dọn tiệc ăn mừng, đồng thời thết đãi Thiên sứ.
   Hôm sau, Địch Thanh kêu Trương Trung nói:
- Trương hiền đệ hãy thống lãnh một muôn binh, tất cả đều mặc áo giáp xanh, ra cửa Đọng phương mà trấn thủ, hễ nghe hiệu báo thì kẻo quân tiếp ứng.
   Trương Trung lãnh lệnh ra đi. Địch Thanh lại kêu Thạch Ngọc dặn rằng:
- Thạch hiền đệ dẫn một muôn binh, mặc áo giáp vàng, đóng nơi cửa Tây, hễ nghe pháo lệnh thì xông vào tiếp ứng.
Thạch Ngọc tuân lệnh kéo quân ra đi. Địch Thanh lại gọi Lý nghĩa ra dặn:
- Lý hiền đệ dẫn một muôn binh đóng nơi cửa phía Nam, cho quân sĩ đều mặc áo giáp đỏ, hễ nghe pháo lệnh thì kéo quân vào ứng chiến. Lý Nghĩa vâng lệnh kẻo quân ra đi.
   Địch Thanh muốn sai Tiêu Đình Quý ra trấn giữ cửa phía Bắc, song lại nghĩ Tiêu Đình Quý tánh tình lỗ mãng e  không được việc nên không dám sai, ngặt vì Lưu Khánh đi chưa về nên không biết sai ai, cực chẳng đã phải gọi Tiêu
Đình Quý đến nói:
- Bắc phương còn thiếu một tướng trấn thủ, vậy tướng quân hãy dẫn quân ra đó mà trấn đỡ, đợi Lưu Khánh trở về thì giao lại. Tiêu Đình Quý vâng lệnh kéo quân ra đi nhưng nghĩ thầm:
-" Tài sức như ta mà Nguyên soái chưa chịu cho ta làm chức ấy, lại còn bảo ta trấn đỡ đợi Lưu Khánh trở về thì giao lại Nếu vậy Nguyên soái xem ta không ra gì hết. Thôi bây giờ ta cũng chẳng nói làm chi, để khi gặp giặc ta sẽ ráng sức lập công, đặng cho Nguyên soái không dám khi ta nữa.
Địch Thanh phân công xong rồi thì đem năm trăm muôn binh ròng đóng nơi chánh môn mà trấn thủ".
   Lúc ấy Tây Hạ nghe tin binh mình bị thua như vậy thì buồn bã vô cùng, than thở không nguôi.
   Bỗng có tướng Mạnh Hùng thấy vậy tâu:
- Tôi nghe bên Trung quốc có một viên tiểu tướng tên Địch Thanh, hay dùng một cái mặt quỷ mà nhát tướng ta, lại có tài bắn hay lắm. Nước ta mà bị thua nó thì cũng chỉ có bấy nhiêu đó mà thôi. Tôi có hai tên bộ tướng có tài la lớn, tiếng hét như sấm. Hễ ra trận nạt lên một tiếng thì tướng giặc kinh hãi mà rơi xuống ngựa. Nay tôi xin đem binh qua đánh Trung Nguyên mà trừ cho được Địch Thanh thì sẽ đoạt thâu giang sơn nhà Tống.
   Liêu chúa nói:
- Nếu tướng quân có hai người bộ tướng tài năng như vậy thì ta phong cho hai người ấy một người làm Tả Tiên phương, một người làm Hữu Tiên phương. Còn tướng quân làm Tổng binh Chủ soái, đặng đem hai mươi muôn binh qua đánh Trung quốc giết Địch Thanh trả thù cho Tiết Đức Lễ.
   Mạnh Hùng vâng lệnh lui ra giáo trường điểm hai mươi muôn binh mà đi với Tả Tiên phương là Ngô Liếc và Hữu Tiên phương là Vương Cường. Lúc ấy Bá Hoa Nữ cũng xin theo trợ chiến, để trả thù cho cha.
   Nhắc lại lúc này Lưu Khánh đằng vân mà đi đã ba ngày, vừa đến kinh đô Tây Liêu thì thấy các tướng ấy đang điểm quân nơi giáo trường. Lưu Khánh muốn hạ xuống lấy thủ cấp của chúa soái, song e có một mình không cự nổi, nên vội đằng vân trở về báo tin cho Địch Thanh hay.
   Khi về đến Tam quang thì thấy đao thương rợp trời, cờ xí nghiêm trang, quân sĩ đều trấn bốn phía, khác hơn khi trước rất nhiều, nên nghĩ thầm:
- Lạ thật Không lẽ quân giặc đã lấy được Tam Quan rồi sao mà vây hãm bốn phía như vậy?
  Nghĩ như vậy bên sa xuống đi vào cửa Bắc môn thì thấy có một cây cờ đen, đề một chữ Hổ, và quân sĩ đều mặc áo đen, coi ra rất nghiêm chỉnh. Lưu Khánh thấy vậy khen:
- Địch Thanh là một người thiếu niên, mới làm Phó Nguyên soái mà điều khiển quân sĩ như vậy, thiệt là đáng bậc tướng tài. Hèn chi Dương Nguyên soái trọng Địch Thanh lắm.
Lúc ấy quân sĩ thấy Lưu Khánh về thì lật đật vào báo cho Tiêu Đình Quý hay.
   Tiêu Đình Quý nghe báo nghĩ thầm:
- Chắc là Lưu Khánh cũng đã về nhà thăm vợ con chớ chẳng không, và cũng đã dò la tin tức gì bên Tây Liêu nữa.
Nghĩ như vậy, Tiêu Đình Quý chạy ra nạt lớn:
- Lưu Khánh! Ngươi dám cả gan về nhà thăm vợ mà không báo cho ta hay. Vậy ngươi còn thám thính bên Tây Liêu ra thế nào mau phải thưa lại cho ta rõ, kẻo mà chết.
   Lưu Khánh nghe nói lấy làm lạ nghĩ thầm:
- Không biết Tiêu Đình Quý đặng quyền thế gì mà dám lớn lối như vậy, chắc là nó đã lập công chi đây chớ chẳng không.
   Nghĩ vậy Lưu Khánh hỏi Tiêu Đình Quý:
- Vậy chớ Tiêu tướng quân lãnh binh ra chỗ này hay sao?
Tiêu Đình Quý nói:
- Bớ Lưu Khánh! Vì ngươi còn chưa rõ nên ta nói cho ngươi nghe. Từ khi ngươi đi rồi thì có Thánh chỉ gia phong cho Địch vương thân làm Nguyên soái, còn ta làm Phó Nguyên soái, từ rày về sau ngươi phải vâng lời ta sai khiến, chẳng nên xem ta như thuở xưa nữa.
  Lưu Khánh nói:
- Thiệt như vậy hay sao?
Tiêu Đình Quý nói:
- Ai nói gạt ngươi làm chi. Vậy ngươi không thây mấy muôn binh đề do ta cai quản đó sao
   Lưu Khánh nói:
- Thánh Thượng đã gia phong cho tướng quân như vậy mà có gia phong cho tôi chút đỉnh gì hay không
   Tiêu Đình Quý nói:
- Ta thấy nhà ngươi cũng có công cán ít nhiều, nhưng chẳng biết ý gì Thánh Thượng không chịu gia phong cho ngươi chắc là ý Thánh Thượng muốn để ngươi làm vô danh tiểu tốt để đi thám thính cho tiện nên chỉ phong chức thám tử quân mà thôi. Vậy bây giờ ngươi hãy theo mà hầu hạ ta đây.
   Lưu Khánh nghe nói thì buồn rầu than:
- Nếu quả như vậy thì tôi sẽ trở về quê quán, chuyên việc nông trang cho qua ngày, chớ không xông tên đụt pháo vào sanh ra tử mà làm gì.
   Tiêu Đình Quý nói:
- Thôi chuyện đâu còn có đó: Bây giờ Lưu tướng quân hãy tỏ công việc đi Tây Liêu thám thính cho tôi nghe, rồi tôi sẽ giao hết binh quyền này cho tướng quân mà nghe lời tướng quân sai khiến. Như vậy tướng quân có bằng lòng không?
Lưu Khánh nói:
- Làm như vậy sao phải. Tướng quân vâng sắc mệnh Thiên Tử, lẽ nào lại nhường cho tôi đặng. Còn việc thám thính .
Tây Liêu thì Liêu chúa sai Mạnh Hùng làm Nguyên Soái, cầm binh ba mươi muôn, chẳng bao lâu cũng kéo đến đây.
  Tiêu Đình Quý nói:
- Nếu vậy Nguyên soái đoán hay thiệt. Thôi tướng quân có công thám thính nắm rõ tình hình, vậy tôi phải nhường lại chức Phó Nguyên soái cho tướng quân điều khiển.
   Lưu Khánh nghe mấy lời của Tiêu Đình Quý thì trong lòng nửa tin nửa ngờ, nên nghĩ thầm:
- Thôi để ta vào thưa lại nguyên soái hay, đặng có đủ thời gian lo liệu.
   Tiêu Đình Quý nói:
- Lưu tướng quân hãy ở lại đây mà quản quân sĩ đi, để tôi về báo với Nguyên soái cho.
   Lưu Khánh nói:
- Không được đâu. Vả tướng quân chấp chưởng binh quyền, danh chánh ngôn thuận, lẽ nào giao cho tôi được. Để tôi vào thông báo cho Nguyên soái kẻo trễ nải bây giờ.
   Tiêu Đình Quý nói:
- Tôi đã hết lòng nhường lại cho tướng quân mà tướng quân không chịu. Thôi, tướng quân muốn đi đâu thì đi. .
   Lưu Khánh vừa đi vừa nghĩ thầm:
- Tiêu Đình Quý là đứa lỗ mãng, không biết ý gì mà Nguyên soái lại phú thác binh quyền cho nó như vậy. Thật là  khó hiểu.
    Nghĩ rồi đi thẳng vào soái phủ, thuật hết các việc thám thính cho Địch Thanh nghe. Địch Thanh cũng thuật lại việc vì Lưu Khánh vắng nhà nên sai Tiêu Đình Quý tạm đỡ.
Chứng ấy Lưu Khánh mới rõ việc Tiêu Đình Quý đòi giao binh quyền lại cho mình.
  Lúc này tại triều, con của Dương Tôn Bảo là Dương Văn Quảng tâu cùng Thiên Tử xin ra Tam Quang mà lập công.
  Thiên Tử nhậm lời, hạ chỉ cho Dương Văn Quảng ra giúp Địch Thanh mà cự với binh Tây Liêu.
   Hôm sau có quân thám báo về thông tin:
- Có Liêu tướng đem binh đến cổng thành.
   Địch Nguyên soái nghe báo liền lên ngựa ra trận, và Lưu Khánh, Tiêu Đình Quý đi theo trợ chiến.
  Lưu Khánh ra trận nạt lớn:
- Liêu tặc: Các ngươi còn dám đến đây chịu chết hay sao?
Tướng Liêu là Ngô Liệc nổi giận xung côn xông tới đánh với Lưu Khánh. Hai bên đánh nhau được vài mươi hiệp, thì Ngô Liệc hét lên một tiếng vang rền như trời long đất lở, Lưu Khánh thất kinh gần sa xuống ngựa, vội vàng đằng vân bay lên không. Ngô Liệc đánh xuống một côn, trúng nhằm đầu ngựa của Lưu Khánh, ngựa ấy bể đầu chết tươi. Tiêu Đình Quí xốc tới đánh với Ngô Liệc được mười hiệp, nhắm bề cự không lại liền quày ngựa bỏ chạy, bị Ngô Liệc đánh xuống một côn trúng nơi bả vai, đau quá, vừa chạy vừa lẩm bẩm:
- Lưu Khánh thật bất nhơn, chưa đánh được bao lâu mà đã đằng vân bay lên không, bỏ lại mình ta, nên ta cự địch không lại.
   Ngô Liệc giục binh đuổi theo. Trương Trung Lý Nghĩa kéo binh thẳng tới chận lại đánh nhầu một trận. Làm cho binh Liêu thua chạy toán loạn.
  Ngô Liệc nổi giận hét lên một tiếng, binh tống kinh hãi không dám rượt theo. Trương Trung, Lý Nghĩa áp lại mà đánh với Ngô Liệc, Ngô Liệc hét lên một tiếng song hai tướng đã biết chừng rồi, không hoảng sợ nữa, cứ việc đánh nhầu. Vương Cường thấy vậy cũng giục ngựa dấn tiếp chiêu.
Lời bàn.
 
Nhà Tống trong thời vua Nhân Tôn bị gian thần cấu kết với nhau làm nhiều điều gian ác, cho nên thời gian đó việc nước rối ren. Nếu không có Bao Công và các trung thần ra sức diệt nịnh trừ gian thì triều tống đã tan vỡ rồi.
Một triều đình suy thịnh chỉ nhìn qua hành động của tôi thần thì thấy rất rõ.
   Một quốc gia mạnh yếu là do thể chế cai trị, nếu có những kẻ vì quyền lợi riêng tư cấu kết phá rối trật tự, làm hại thể chế đó thì quốc gia sắp suy vong.
Lịch sử các nước từ xưa đến nay đều chứng minh như vậy, cho nên những kẻ vì dân tộc, vì đất nước, trong lúc tham gia việc nước không vì quyền lợi riêng tư mà làm cho quốc gia khốn đốn ở thời này, nếu Bao Công không trừ được phe nịnh thẩn thì không còn nhân tài mà giữ nước khi nguy biến.

<< hồi thứ bốn mươi lăm | hồi thứ bốn mươi bảy >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 648

Return to top