Trầm Quốc Thanh thấy vợ cứ khuyên can mãi, không cho cấu kết với Bàng Hồng thì nổi giận la mắng om sòm.
Y thị phu nhân cũng không nhịn, phải lớn tiếng nói:
- Thiếp lấy lời phải trái mà can gián tướng công, mục đích là tránh những hậu họa sau này, nếu tướng công không nghe thì sau này có hối hận thì cũng đã muộn.
Trầm Quốc Thanh không nhịn, cứ xốc tới đánh vào mặt phu nhân. Bọn a hoàn trông thấy vội chạy đến kéo Trầm
Quốc Thanh ra mà khuyên giải:
- Xin lão gia bớt giận. Lão gia đã mắng nhiếc phu nhân như vậy cũng đã đủ rồi, sao còn đánh đập nữa.
Bọn a hoàn túng thế phải lôi phu nhân vào phòng rồi đóng cửa lại.
Y thị phu nhân sai con a hoàn là Tố Lan ra nhà ngoài lén nghe thử Trầm Quốc Thanh tra tấn Tiêu Đình Quý như thế nào đặng trở vào báo cho phu nhân hay.
Lúc này Trầm Quốc Thanh ra đến công đường vẫn còn sắc giận, liền khiến quân bắt Tiêu Đình Quý mà tra khảo.
Tiêu Đình Quý lớn tiếng mắng Trầm Quốc Thanh không tiếc lời.
Trầm Quốc Thanh nói:
- Tiêu Đình Quý! Ngươi là một tội phạm đến trước pháp đường mà còn dám hỗn láo như vậy sao? Ngươi muốn gì?
Tiêu Đình Quý nói:
- Ta chỉ muốn trở về Tam Quan mà thôi.
Trầm Quốc Thanh nói:
- Ta vâng chỉ đem ngươi về đây tra xét việc Dương Bảo loạn phép nước, Địch Thanh làm mất chinh y sang đoạt công lao của Lý Thành, còn ngươi thì ăn hối lộ của Địch Thanh bao nhiêu mà đánh khâm sai, bao nhiêu việc đó ngươi phải khai cho rõ.
Tiêu Đình Quý nghe nói càng giận dữ thêm, trợn mắt nạt Trầm Quốc Thanh nói:
- Trầm Quốc Thanh! Ngươi làm Ngự sứ mà nói nhiều điều bất thông lắm. Ta đố ngươi làm sao ép ta khai bậy được.
Trầm Quốc Thanh khiến quân dùng đủ cực hình tra tấn nhưng Tiêu Đình Quý vẫn một mực chửi mắng mà thôi.
Trầm Quốc Thanh thấy Tiêu Đình Quý gan dạ như vậy nên nghĩ thầm:
"Nó đã không chịu khai thì ta đành phải làm tờ cung tiêu giả để vào triều phục chỉ cho xong".
Nghĩ rồi sai quân dẫn Tiêu Đình Quý đem vào giam nơi Thiên lao để chờ ngày tìm cách hãm hại.
Còn con a hoàn Tố Lan đứng rình bên ngoài nghe rõ đầu đuôi liền vào phòng báo lại cho Y thị phu nhân biết.
Y thị phu nhân lập tức đóng cửa phòng, lấy viết đề một bài thơ tuyệt mạng như sau:
Thân này dẫu chết dạ không phiền.
Ba chục xuân xanh vậy cũng yên.
Miễn đặng phu quân chừa lánh cũ.
Thiếp về chín suối cõi thiêng liêng. Đề thơ xong, Y thị phu nhân tự vận mà chết.
Bọn a hoàn thấy phu nhân không có động tĩnh gì đến xô vào phòng thấy phu nhân đã tự vận nên thất kinh la lớn:
- Ôi chao! Phu nhân dã tự vận rồi, vây phải mau phi báo cho lão gia hay.
Khi a hoàn vào đến thơ phòng thì Trầm Quốc Thanh đang ngồi làm bản cung tiêu giả để vào triều phục chỉ, nên không để ý gì đến việc phu nhân tự vận cả. Khi làm xong, Trầm Quốc Thanh cười lớn nói:
- Như lời biểu này thì dẫu Thiên ba phủ cũng không cứu nổi tính mạng của Dương Tôn Bảo, còn Địch Thanh tuy là cháu của Địch Thái Hậu, nhưng không lẽ Địch Thái Hậu không rõ phép nước.
Nói rồi sắm sửa thay áo, cầm tờ biểu và lời cung tiêu giả của Tiêu Đình Quý đem cho Bàng Hồng xem.
Vừa bước ra cửa, Trầm Quốc Thanh nghe bọn a hoàn khóc rống lên, nói:
- Lão gia ơi! Phu nhân đã chết rồi sao lão gia không ngó ngàng như vậy?
Trầm Quốc Thanh nạt lớn:
- Loài súc sanh, thứ đàn bà mà hỗn ẩu như vậy có chết đi cũng đáng lắm. Thây kệ nó, cứ để đấy.
A hoàn Tố Lan nghe nói khóc sướt mướt, nói:
- Sao lão gia tệ bạc quá vậy? Lẽ ra phải tìm thuốc gì cho phu nhân uống may ra có sống lại chăng?
Trầm Quốc Thanh nạt:
- Vậy chớ chúng bay không biết kiếm thuốc men cho nó hay sao? Ta không muốn cho nó sống lại để nó mắng ta là gian thần, phản quốc.
Bỗng có hai con a hoàn khác chạy đến nói:
- Phu nhân chết một cách rất thảm thiết, thân xác hãy còn nguyên vẹn, sao lão gia không cứu chữa mà bỏ đi như vậy?
Trầm Quốc Thanh nghe báo bước đến cửa phòng, thấy phu nhân nằm ngay đơ thì cười gằn nói:
- Ấy là tại cái miệng của ngươi mà mang họa, hãy xuống âm phủ mà cáo với Diêm vương.
Nói rồi truyền bọn a hoàn đào một cái hầm sau vườn mà chôn xác. Bọn a hoàn không đám nói, nhưng rất thương tâm không nỡ lấp đất, cứ bỏ xác phu nhân trên vũng bùn rồi đắp cỏ lên, nhờ đó mà xác phu nhân không bị hủy hoại.
Bấy giờ Trầm Quốc Thanh hối gia nhân đốt đuốc sang dinh Bàng Hồng ra mắt trình bổn chương cùng tờ cung tiêu giả cho Bàng Hồng xem.
Bàng Hồng xem xong mừng rỡ nói:
- Lời bổn chương rành lắm, sáng mai đem đến dâng lên Thiên tử ắt xong việc.
Trầm Quốc Thanh nghe Bàng Hồng khen thì lòng dạ phơi phới trở về đinh thì đêm đã khuya, vào phòng thấy quạnh quẽ nên cũng có ý buồn, than thầm:
- Nay phu nhân đã thác rồi thì nệm nghiêng gối chếch, đêm nay còn đâu mà trò chuyện cho vui. Thôi thì ta gọi một con a hoàn vào phòng mà chung gối cho có bạn. Vả chăng trong số a hoàn chỉ có con Tố Lan tuy tuổi đã lớn mà nhan sắc còn rất mặn mà, vậy ta bắt nó vầy cuộc mây mưa chắc thú vị lắm.
Nghĩ như vậy bèn kêu Tố Lan vào phòng.
Tố Lan vừa bước vào thì Trầm Quốc Thanh đã ôm chầm vào lòng nói:
- Đêm nay nàng giúp cho ta một cuộc giao hoan cho thật đẹp, ngày mai ta vào triều thế nào cũng được Hoàng thượng ban khen, chừng ấy ta sẽ cùng nàng tận hưởng.
Tố Lan thất kinh nói:
- Tôi là phận tôi tớ, bấy lâu nay phu nhân coi như con trong nhà, nay phu nhân đã tạ thế, tôi đâu dám bậy bạ, xin gia nghĩ lại.
Trầm Quốc Thanh nói:
- Ta có lòng đoái tưởng như vậy, chỉ cần nàng chung chạ với ta một đêm cho thỏa mãn, sao nàng lại từ chối.
Nói rồi đóng cửa phòng lại, kéo Tố Lan lên giường vầy cuộc gió trăng. Tố Lan năn nỉ thế nào cũng không được.
Tố Lan thấy Trầm Quốc Thanh ham mê như điên dại, cực chẳng đã phải nằm yên để cho Trầm Quốc Thanh thỏa mãn cuộc mây mưa cho qua cơn bão tố.
Rạng ngày, Trầm Quốc Thanh dậy sớm vào chầu Thiên tử và tâu:
- Tôi vâng lệnh tra xét Tiêu Đình Quý ban đầu nó không chịu khai, cho nên phải dùng hình phạt tra khảo, sau thì nó chịu khai rằng:
- Địch Thanh làm mất chinh y nên mạo công mà đền tội, còn Tiêu Đình Quý cũng có ăn hối lộ của Địch Thanh, chịu làm chứng mạo chớ thiệt là cha con Lý Thành có công trừ giặc mà Dương Tôn Bảo lại không chịu xét cứ nghe theo lời khai mà giết cha con Lý Thành. Lại khi Tôn Võ đến tra xét kho tàng thì Dương Tôn Bảo lại không chịu để tra xét, lại niêm phong, rồi khiến Tiêu Đình Quý đánh Tôn Võ vu cho tội đòi hối lộ.
Tâu xong, Trầm Quốc Thanh lại dâng tờ bổn chương và tờ cung tiêu cho Thiên tử xem.
Thiên tử nổi giận mắng:
- Dương Tôn Bảo thật cả gan. Bấy lâu nay trẫm tưởng nó là người trung nghĩa đại thần, té ra nó cũng là một loại gian tà không kể đến nợ nước ơn vua. Thôi để trẫm sai ngươi ra Tam Quan mà bắt nó về đây.
Bàng Hồng nghe vua phán như vậy thì nghĩ thầm:
- Nếu bắt Dương Tôn Bảo về trào thì Dư Thái quân và Địch Thái Hậu thế nào cũng binh vực chúng nó, ta làm thế nào mà giết được.
Nghĩ như vậy liền tâu: .
- Dương Tôn Bảo là người trấn giữ biên cương đã hai mươi năm binh quyền rất mạnh, nếu bắt về trào ắt tìm cách quấy phá triều đình.
Thiên tử hỏi:
- Vậy khanh tính thế nào?
Bàng Hồng tâu:
- Tôi tưởng Tiêu Đình Quý đã cung khai hết sự thật rồi, không còn tra xét gì nữa, xin Bệ hạ cho một đạo thánh chỉ buộc Dương Tôn Bảo và Địch Thanh phải tự sát nơi biên quan, còn Tiêu Đình Quý thì dẫn ra pháp trường mà xử trảm.
Thiên tử nghe theo khiến Tôn Võ đem một đạo thánh chỉ và ba môn triều điển ra Tam Quan cho Dương Tôn Bảo và Địch Thanh mà khiến hai người phải tự xử lấy mình. Còn Tôn Tú thì làm giám thị mà chém Tiêu Đình Quý.
Khi Tôn Tú và Tôn Võ lãnh được chỉ thị rồi thì có lòng mừng. Còn các trung thần đều quỳ một lượt mà xin vua xét
lại, song vua không nghe, mà cũng không ai dám đến Nam Thanh cung và Vô nịnh phủ để báo tin cho Địch Thái Hậu và Dư Thái quân hay.
Còn Tôn Tú khi lãnh được thánh chỉ liền gấp rút đến thiên lao bắt Tiêu Đình Quý mà dẫn ra pháp trường.
Tiêu Đình Quý ra đi thì chửi mắng vang trời, làm cho ai nấy đều kinh ngạc.
Lúc ấy có gia đinh nơi Thiên Ba phủ hay tin trên chạy về báo với Dư Thái hậu. Dư Thái hậu nổi giận lật đật lên kiệu thẳng đến giữa triều đình, song e cứu Tiêu Đình Quý không kịp nên khiến Đỗ phu nhân, Mộc Quế Anh ra giữa pháp trường mà ngăn trở không cho quân giám sát xuống đao.
Hai vị phu nhân ấy vừa đến pháp trường thì gọi lớn:
- Dư Thái quân khiến khoan chém Tiêu Đình Quý đã, để người vào chầu mà tâu cùng Thiên tử.
Tiêu Dính Quý nghe nói lật đật kêu lớn:
- Xin hai vị phu nhân mau mau lại đây mà cứu tôi kẻo nó làm ngang mà chém tôi thì oan ức lắm.
Hai vị phu nhân nói:
- Không hề chi đâu. Dã có ta đây nếu Tôn binh bộ làm ngang thì lánh mạng nó cũng không còn.
Tiêu Đình Quý cả mừng. Còn Tôn Tú thì giận căm gan, song không dám kình chống với hai vị phu nhân.
Lời bàn.Ở hồi này chúng ta thấy hoạt động của nữ giới rất đắc lực Trước hết phải kể đến lòng trung của Y thị phu nhân, vợ của Trầm Quốc Thanh, dám liều mình tử tiết để khuyên chồng, không để chồng mình gia nhập vào bọn gian ác. Tấm lòng trung nghĩa của bậc phu nhân ấy thật khó ai bì kịp.
Còn đến lúc này thì Dư Thái quân đem thân xông vào cộng việc để can vua và giải cứu cho Tiêu Đình Quý trong gian nguy.
Trung thần trong triều đình không ai còn đủ sức để cứu vãn nguy biến, nên phải nhờ vào sức của nữ nhi. Thật là một điều hi hữu.
Gian thần sàm tấu khiến cho nhà vua mê muội không còn phân biệt được lẽ phải trái. Cho nên nhở vua đã mất hết sáng suốt, không còn bản lãnh để trị dân.
Lời nói của kẻ nịnh và lời nói của người trung nếu không sáng suốt phân biệt thì dễ làm cho người nghe hôn ám