Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Trung Hoa >> Tái Sanh Duyên

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 79400 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Tái Sanh Duyên
Mộng Bình Sơn

Hồi Thứ Năm Mươi Ba
Khi gia quyến Lưu Tiệp được đưa đến nhà nGuyễn Long Quang thấy vợ chồng Nguyễn Long Quang ra tận bên ngoài nghinh tiếp vào rất trọng hậu. Đến đây, mọi người được tắm gội tử tế và thay y phục mới, đoạn phân ngôi chủ khách ngồi trà nước chuyện trò rất thân mật.
Nguyễn Long Quang nghe thuật lại việc làm của mẹ con Giang Tấn Hỉ thì lấy làm khen ngợi. Kế đó gia nhơn bày tiệc lên, mọi người ngồi vào ăn uống. Nguyễn Long Quang mới hỏi Lưu Yến Ngọc, nàng bèn thuật rõ lại hoàn cảnh của mình trải mấy năm qua và nói:
- Tôi được đến an thân tại chùa Vạn Duyên là n,hờ cái ơn của vãi Phạm Như rất trọng, người ấy hiện nay cũng có theo đến kinh đây.
Nguyễn Long Quang gật đầu khen :
- Hiền diệt đã cam khổ giữ tròn trinh tiết như vậy, hènh chi cha con nhà Hoàng Phủ mới hết lòng tâu xin, còn cái ơn của Phạm Như ngày nay chính là cơ hội có thể báo đáp được, vì hiện trong thành này có ngôi chùa Đăng Thiện am rất to tát, mà vị sư ni ở đó vừa tạ thế . Vậy đ ểtôi tư giấy đến đó cho Phạm Như được thay thế địa vị người mà ở đó tu hành. Vả lại chùa ấy ruộng nương đã nhiều, lại thường có khách thập phương đến lễ bái , bổng lộc không ít.
Lưu Yến Ngọc nghe nói mừng lắm, vộ lấy ra mười lượng bạc trao cho Giang Tấn Hỉ , bảo đem đến nhà trọ trao cho Phạm Như tiêu dùng và dặn người hãy lo sửa soạn để mai đến ở tại chùa Đăng Thiện am.
Giang Tấn Hỉ lãnh mạng đi liền.
Bây giờ xin nhắc qua Lệ Minh Đường ở tòà nội các lo sao lục tờ ân xá hoàn hôn rồi sai người đem qua cho Hoàng Phủ Thiếu Hoa, đặng cho chàng sửa soạn việc kết hôn cùng Lưu Yến Ngọc.
Khi tên gia nhơn đi rồi, Lệ Minh Đường lên lầu nói với Tố Hoa:
- Hôm qua em có một việc rất lấy làm khó chịu, nếu chị đừng ngạc nhiên thì em sẽ nói cho chị nghe.
Tố Hoa hỏi:
- Việc chi vậy ?
Lệ Minh Đường bèn thuật hết việc cha con Hoàng Phủ và Trưởng Hoa Hoàng hậu tâu xin ân xá cho cả nhà họ Lưu Được toàn mạng, trong khi các quan triều thần không ai bằng lòng cả . Lại mới đây Thánh thượng có giáng chỉ tờ ân xá và chỉ định hoàn hôn cho chàng nữa.
Tố Hoa nghe nói nổi giận , nói :
- Nếu quả vậy thì Trung hiếu vương là người không biết nghĩ gì cả và Lưu Yến Ngọc cứu chàng chẳng qua là vì cuộc nhơn duyên của mình chớ có ân đức chi mà lại xin ân xá cho cả nhà họ Lưu. Hơn nữa thân phụ của chàng bị cầm tù ngót ba năm bên Phiên quốc, còn thân mẫu của chàng bị lưu lạc chốn lục lâm thì cái cừu ấy to tát biết bao nhiêu, sao lại không biết căm thù kẻ đại nghịch và cũng không nghĩ đến cái công lao cực khổ của chúng ta bấy lâu ? Nay chàng chỉ vì mối tình của Lưu Yến Ngọc là em gái đứa đại cừu. Thế là chàng đã mặc nhiên phụ tình phụ nghĩa chúng ta rồi !
Ngừng một lát , Tố Hoa tiếp :
- Còn tiểu thơ đã làm đến chức Thừa Tướng, mà gặp việc như vậy sao không cố sức cản ngăn ?
Lệ Minh Đường nói :
- Với địa vị của em thì cũng có thể cản trở lắm, nhưng em thiết nghĩ nếu cản ngăn chắc sau này người ta sẽ hiểu rằng em chỉ vì cuộc nhơn duyên mà sanh lòng ganh ghét họ Lưu.
Tố Hoa nói :
- Tiểu thơ đại lượng như vậy, sau này chàng rõ ra được chắc chàng kính phục tiểu thơ lắm đấy.
Nhắc qua việc tên gia nhơn đem tờ ân xá hoàn hôn qua dinh Hoàng Phủ . Hoàng Phủ Kính tiếp nhận xem qua mới biết được việc này thành công là nhờ có con mình trong cung tâu giúp, bèn viết thư cảm ơn Lệ Minh Đường đã có công sao lục.
Khi tên gia nhơn của Lệ Minh Đường ra về, Hoàng Phủ Thiếu Hoa mới hỏi Hoàng Phủ Kính :
- Chẳng hay Lệ ân sư sai người qua mách bảo điều chi?
Hoàng Phủ Kính bèn trao tờ ân xá và được hoàn hôn ấy cho Thiếu Hoa xem. Thiếu Hoa xem qua, giựt mình kinh hãi nói:
- Việc này thật có hại cho con lắm, vì trước kia con đã nhất quyết để tang cho Mạnh Thị ba năm rồi mới cưới một người tiểu thiếp mà. Thôi để mai này con vào triều tâu xin hoãn lại ba năm nữa mới có thể thành hôn với Lưu Yến Ngọc được; có như vậy con mới khỏi phạm tội khi quân và khỏi phụ tấm lòng tiết trinh của Mạnh thị.
Doãn Phu nhơn nghe qua, cả giận nói:
- Bấy lâu nay ta lấy làm lo phiền về việc không có dâu con, nay được chị con là Hoàng hậu tâu xin, nên Thánh thượng ngự bứt tứ hôn, quả l àđại phước cho nhà ta, thế mà con lại muốn hoãn thêm ba năm nữa là l ýdo gì? Hơn nữa, gia quyến họ Lưu sắp đi Lãnh Nam hết , tất nhiên con Lưu Yến Ngọc phải chịu bơ vơ một mình, nếu con không toan liệu cho xong thì con đã bất hiếu lại bất nghĩa nữa đấy.
Hoàng Phủ Thiếu Hoa cũng lấy làm bực tức cho ý kiến hoãn hôn của con mình. Thiếu Hoa nói:
- Thân mẫu lo chi việc nàng Lưu Yến Ngọc không có chỗ nương thân. Con thiết nghĩ, trước kia nàng cũng có thể vào chùa nương náu thêm ba năm nữa để đợi chờ, có sao đâu!
Doãn Phu nhơn nghe noí, càng giận dữ hơn nữa:
- Mi quả là đứa nghịch tử, không biết tuân mạng quân thân. Than ôi! Nhà mình như thế này mà không được một chút dâu, nghĩ càng thêm hổ thẹn biết bao! Thôi, để ta trở lại quê nhà sống cho khuất mắt , còn mi ở lại đây, muốn hoãn bao nhiêu năm tùy ý mi.
Nói xong, Doãn Phu nhơn cùng với Hoàng Phủ Kính bỏ vào nhà trong, không thèm đếm xỉa gì đến Thiếu Hoa nữa.
Hoàng Phủ Thiếu Hoa đứng thơ thẩn một mình, sắc mặt buồn thiu, hồi lâu chàng quay về thơ phòng đứng trước chân dung nàng Mạnh Lệ Quân khấn vái:
- Tôi cũng vì tiểu thơ mà thủ tiết nên khiên song thân giận dữ chẳng bi&êt tiểu thơ có thấu nổi khổ tâm của tôi đây không?
Rồi Thiếu Hoa nghĩ:
“Thà ta cam đắc tội cùng cha mẹ chớ nỡ nào phụ lòng trinh tiết của Mạnh Lệ Quân! Thôi, để ta thảo một tờ biểu tấu cùng Thánh thượng xin hoãn hôn, may ra Thánh thượng y lời phê chuẩn, thì song thân ta dù có giận đến đâu cũng không thể cản trở được”.
Nghĩ rồi, Thiếu Hoa vặn đèn lên cho sáng, đoạn lấy giấy viết ra một tờ biểu tấu xin rồi mới chịu tắt đèn đi ngủ. Còn Hoàng Phủ Kính lui vào nhà trong lại nói với Doãn Phu nhơn:
- Thằng nghịch tử ấy lâu nay đã định sao thì làm vậy, không ai ngăn cản được. Nay ta rầy mà nó cứ lầm lì như vậy, không ai ngăn cản được. Nay ta rầy mà nó cứ lầm lì như vậy, chắc mai đây nỏ sẽ tâu xin cùng Thánh thượng , nếu Thánh thượng thấy lời luận của nó có lý phê chuẩn cho, thì dẫu ta có nói chi cũng vô ích.
Doãn Phu nhơn nói:
- Thế thì ta phải tìm cách đề phòng đừng cho nó vào triều mới được.
Hoàng Phủ Kính suy nghĩ hồi lâu rồi nói:
- Được rồi, tôi sẽ có cách hay để đề phòng nó.
Nói rồi liền gọi hai đứa tỳ nữ và bảo:
- Hai đứa bây phải lập tức ra bảo Thủ Môn quan biết: hể sáng nay trông thấy Trung hiếu vương vào triều hãy đánh vân bảng cho ta hay, bằng không ta sẽ trừng phạt nặng đấy.
Hai con nữ tỳ vâng lệnh đi lập tức. Hoàng Phủ Kính lại gọi hai đứa nữ tỳ khác vào dặn:
- Hai đứa bây hãy ráng mà thức suốt đêm nay, ra ngoài hiên kia ngồi chờ. Hễ nghe có riếng vân bảng phải lập tức chạy đến nói với Trung Hiếu vương vào hầu, nếu Trung Hiếu Vương chẳng chịu vào, phải tức tốc cho ta biết.
Hai đứa nữ tỳ cũng vâng mạng đi ngay.
Đêm ấy, vào lúc canh tư , Hoàng Phủ Thiếu Hoa thức dậy đội mão mặc áo rồi lên kiệu hối gia tướng đẩy vào triều, lại truyền dạy Thủ môn quan không được truyền vân bảng, khiến Thủ môn quan lấy làm bối rối, không biết nên nghe lệnh ai, vội chạy đi cầu cứu tên lão bộc Lữ Trung.
Lữ Trung nói:
- Ngươi cứ việc ra truyền vân bảng lên, nếu Trung hiếu vương có quở trách điều chi, ta chịu trách nhiệm cho.
Khi Hoàng Phủ Thiếu Hoa lên kiệu tiến ra vừa khỏi cửa đã nghe tiếng vân bảng vang lên. Thiếu Hoa giận lắm, toan bảo gia tướng gọi Thủ Môn quan đến để đánh đòn, xảy thấy nữ tỳ chạy đến bẩm:
- Lão Vương gia dạy phải mời ngài vào hầu ngay bây giờ.
Thiếu Hoa nghe lịnh thất kinh, dẹp bỏ ý định đánh Phủ môn quan và ngoan ngoãn theo gót hai con nữ tỳ vào phòng Hoàng Phủ Kính.
Đến nơi, thấy trong phòng đèn chong sáng rỡ, Thiếu Hoa xô cửa nhè nhẹ bước vào và rón rén bước đến bên giường đứng chấp tay hầu không dám khua động.
Chốc chốc lại nghe Hoàng Phủ Kính cựa mình buông tiếng thở dài não nuột, Thiếu Hoa càng kinh hãi hơn nữa. Chàng nghĩ thầm:
“Ta đã làm đến tước Vương mà còn làm trái ý song thân thật quả là con bất hiếu”
Càng nghĩ, Thiếu hoa càng kinh sợ, chàng đứng trơ ra như tượng đá. Bỗng Hoàng Phủ Kính vùng dậy nhìn thẳng vào mặt Thiếu Hoa với sắc mặt hầm hầm rồi bỏ ra ngoài, không thèm đếm xỉa gì đến chàng nữa.
Lúc ấy, Doãn Phu nhơn nằm trong mùng liếc thấy Thiếu Hoa tái mặt run lẩy bẩy, bà cảm thấy thương hại nên từ từ ngồi đây dịu giọng nói:
- Việc này nhờ có chị con tâu xin nên Thánh thượng mới ngự bút cho hoàn hôn để khỏi phạm câu bất hiếu, sao con không biết suy sâu nghĩ kỹ vậy?
Thiếu Hoa túng thế, phải dạ dạ vâng vâng, rồi cáo từ lui về Loan Phụng, ngồi chống cằm nghĩ thầm:
- “Làm sao ta cưỡng lại mạng quân vương và phụ mẫu được. Thôi, để khi nào làm lễ thành hôn rồi ta sẽ nói cùng Lưu Yến Ngọc ráng chờ gặp được Mạnh thị rồi mới thành thân, bằng không gặp được nàng thì ba năm sau sẽ vui vầy chăn chiếu. Xét Lưu Yến Ngọc là người trọng nghĩa, chắc thế nào nàng cũng bằng lòng. Có làm như vậy mới trọn nghĩa trọn tình; mà song thân ta cũng thỏa dạ.”
Nghĩ rồi, Hoàng Phủ Thiếu Hoa vội đến thưa với song thân nói rõ ý định của mình. 
Hoàng Phủ Kính thấy con mình đã ưng thuận thì vui mừng khôn xiết nên vừa cười vừa nói:
- Ừ, có vậy mới tròn câu hiếu đạo chớ!
Doãn Phu nhơn nói:
- Hôm nay đã trể rồi, không thể nào vào cung được, để mai đây ta sẽ vào cung bảo chị con tâu cùng Thánh thượng, thế nào Thánh thượng cũng phê chuẩn cho.
Doãn Phu nhơn nói vừa dứt lời, bỗng thấy nữ tỳ chạy vào báo:
- Có Lưu Tiệp đến cầu xin bái yết đặng tạ tội.
Hoàng Phủ Kính nghe nói, liền lấy áo mão mặc vào và nói với Thiếu Hoa:
- Ở đời khi người ta đã biết lỗi đến tạ tội mình, tất nhiên mình phải lấy lễ mà đãi người mới phải lẽ.
Nói dứt lời, Hoàng Phủ Kính truyền gia tướng mở cửa giữa, còn Hoàng Phủ Thiếu Hoa cũng áo mão chỉnh tề bước ra quỳ trước mặt Lưu Tiệp thưa:
- Tiện tế không hay nhạc phụ đến đây nên nghinh tiếp chậm trễ, mong nhạc phụ tha thứ cho.
Lưu Tiệp vội vã xuống kiệu, hai tay đỡ dậy nói:
- Tội ác của lão phu không thể nào kể cho xiết, thế mà nay người quá hậu đãi như vậy, thật lão phu lấy làm hổ thẹn muôn phần.
Thiếu Hoa nói:
- Tôi vâng lời thân phụ, xin mời nhạc phụ vào chánh môn.
Lưu Tiệp bỡ ngỡ khép nép bước vào. Hoàng Phủ Kính bước ra nghinh tiếp, niềm nở nói:
- Kính chào lão thân ông, vì tiểu đệ không hay lão thân ông đến nên tiếp nghinh trễ nải, mong lão thân anh tha thứ.
Lưu Tiệp vội vã quỳ mọp xuống xin lỗi, Hoàng Phủ Kính cũng quỳ xuống đáp lễ và hứa:
- Để rồi đây tôi sẽ hết lòng bảo tấu để lão thân ông khỏi phải bị đày ra Lãnh Nam.
Lưu Tiệp nói:
- Tội ác của tôi đáng ra phải tuyệt tộc mới phải, nay bị đày ra Lãnh Nam là hạnh phước lắm rồi. Đại nhơn và lịnh lang không kể đến thù xưa, lại thương tưởng đến tiện nữ, thật ơn ấy dù cho thân này phải làm kiếp ngựa trâu vẫn không đáp đền nổi.
Hoàng Phủ Kính nói:
- Thôi để khi nào tôi chọn được ngày tốt sẽ làm lễ thân nghinh.
Lưu Tiệp kinh hãi nói:
- Nếu đại nhơn chọn được ngày tốt, cứ tin cho tôi hay , tôi sẽ đưa tiện nữ đến đây làm lễ hoàn hôn cũng được, cần chi phải làm lễ thân nghinh phiền phức như vậy.
Hoàng Phủ Kính nói:
- Thế thường vô lễ bất kính, xin lão thân ông chớ nên khiêm nhượng. Tiểu đệ phải theo đúng lễ công bằng mà cư xử mới thỏa lòng.
Lưu Tiệp mừng rỡ vô cùng, bèn đứng dậy vái chào, cáo từ ra về.
Cha con Hoàng Phủ Kính đều tiễn chân ra đến kiệu mới trở vào. Hoàng Phủ Kính vào trong thuật chuyện lại cho Doãn Phu nhơn nghe rồi nói với Thiếu Hoa:
- Trong lúc người ta gặp hoạn nạn mà ta đối với họ không kiêu căng, ngược lại lúc ta gặp hoạn nạn , không chịu mất thể diện mới gọi là người quân tử. Ta làm như vậy, người mới hối hận ăn năn và thêm kính nể mình.
Ngừng một lát, Hoàng Phủ Kính tiếp:
- Còn việc hôn nhân của con ta, nên cậy Vệ Hoán làm mai. Bây giờ con hãy sang đó xin tờ canh thiếp đặng tiến hành lễ cưới cho xong.
Hoàng Phủ Thiếu Hoa vâng dạ, khiến gia nhơn thắng ngựa cho chàng ra đi.
Lưu Tiệp về đến nhà, thuật lại việc đối xử trọng hậu của cha con Hoàng Phủ Kính cho mọi người nghe.
Cố Phu nhơn nói:
- Đó là một bài học vô cùng thấm thía! Phàm người có lòng khoan dung đại lộ bao giờ cũng hưởng đưọc phước lành. Chỉ vì trước kia phu quân dung túng cho con làm điều bất phải nên ngày nay mới ra nông nổi này. Vậy bây giờ phải mau mau sai người đem canh thiếp qua nhà Hoàng Phủ để người còn chọn ngày làm lễ hoàn hôn cho con Yến Ngọc.
Lưu Tiệp gật đầu khen phải. Sau đó Cố Phu nhơn lo gom góp những đồ lễ vật của các quan đến chúc mừng được ân xá trong mấy ngày qua, để làm của hồi môn cho Lưu Yến Ngọc
Lời bình:
Phàm mỗi người chỉ có quyền yêu một người chứ không thể nào yêu nhiều người cùng một lúc được. Ngược lại, kẻ đã bạ đâu yêu đó, kẻ ấy không phải là kẻ chung tình. Tình yêu của họ xem như gió thoảng mây trôi, như lữ khách qua đường, yêu đó rồi lại mất đó không chừng! Quan niệm người xưa cho đàn ông có quyền năm thê bảy thiếp, còn đàn bà thì phải chính chuyên một chồng, không biết không biết dộc giả nghĩ sao chứ theo tôi thì không đồng ý tí nào cả, vì đàn ông hay đàn bà cũng chỉ có một con tim thôi! Sỡ dĩ người xưa có quan niệm trên là vì họ cho đàn bà là đồ chơi của dàn ông, là cái máy sanh sản dể cho họ dùng nối dõi tông đường; dài dòng cả họ thế thôi, chứ họ có nghĩ gì đến mối tình thiêng liêng cao thượng giữa đôi nam nữ?
Đã gọi là yêu nhau theo cái nghĩa cao cả của nó thì người yêu là thần tượng, không một hoàn cảnh nào có thể quên nhau hay phai nhạt được, nghĩa là sống phải đồng tịch, chết phải đồng quan, đồng huyệt; kiếp này rủi có dở dang thì đợi đến kiếp sau tương hiệp.
Đi sâu vào tâm trạng, ta thấy người yêu của Hoàng Phủ Thiếu Hoa chỉ có Lưu Yến Ngọc mà thôi, bằng chứng hiển nhiên là khi Thiếu Hoa gặp Lưu Yến Ngọc thì trong lòng của Thiếu Hoa chưa có hình ảnh của Mạnh Lệ Quân, cuộc nhơn duyên giữa chàng và Mạnh Lệ Quân chỉ trên phương diện lấy nhau hợp pháp. Thiếu Hoa đã giữ chiếc khăn của Yến Ngọc làm kỷ vật, cho đến khi chàng hay tin Yến Ngọc bỏ chàng sang ngang thì chàng giận dữ không văn, không ngủ được. Thế chẳng phải yêu tha thiết là gì ?
Vậy mà lúc trông thấy bức chân dung của Mạnh Lệ Quân đẹp như tiên. Thiếu Hoa lại yêu mê mệt, đến nỗi không muốn cưới Yến Ngọc , đêm nằm ôm ấp bóng hình như một bạn tình chung duy nhất.
Ta phải nghiêm khắc buộc tội Hoàng Phủ Thiếu Hoa là con người thấp thỏi, không xứng đáng là một mẫu người điễn hình trên phương diện chung tình cho hậu thế soi chung vậy.
Nếu ta nghĩ xa hơn nữa thì ta trách cái quan niệm thời xưa, cái quan niệm bất công ấy không thể nào chấp nhận được.

<< Hồi Thứ Năm Mươi Hai | Hồi Thứ Năm Mươi Bốn >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 254

Return to top