Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Trung Hoa >> Tái Sanh Duyên

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 5270 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Tái Sanh Duyên
Mộng Bình Sơn

Hồi Thứ Bốn Mươi Lăm
Vua Thành Tôn xem qua hai bức thư, nổi giận phán:
- Cả gan thay cho Bành Như Trạch , dám toa rập với Lưu Tiệp ám hại tôi hiền.
Nói dứt lời, vua lập tức thảo hai đạo chiếu chỉ rồi sai hai viên quan, một người qua Vân Nam bắt hết qia quyến Lưu Tiệp và một người ra Sơn Đông bắt gia quyến Bành Như Trạch để giải về kinh, giao cho Lệ Minh Đường tra hỏi:
- Lúc ấy, có quan Binh bộ bước ra tâu:
- Hiện giờ con trưởng của Lưu Tiệp là Lưu Khuê Quang đang trấn thủ ở Nhạn Môn quan, xin bệ hạ hãy sai người đến bắt về luôn thể.
Hai vị Thừa tướng là Kỳ Thạnh Đức và Lương Giám nghe đề nghị, liền bước ra tâu:
- Việc ấy tưởng không nên làm, vì Lưu Khuê Quang vốn người trung trực, không khi nào ỷ thế cậy quyền, tánh tình không giống như Lưu Tiệp. Từ khi trấn thủ Nhạn Môn quan, Khuê Quang hết lòng gìn giữ, nên khi Hoàng Phủ Kính bị sa cơ, quân Phiên thừa dịp đến đánh phá bị Khuê Quang dẹp lui hết, nếu nay hành tội người như vậy thì sau này ai dám hết lòng trung nghĩa? Vậy xin bệ hạ hãy thảo một chiếu chỉ, sai người đến khuyên nhủ Khuê Quang hãy hết lòng vì bổn phận, tha cho tội liên can và hứa: nếu người hết lòng vì nước; nếu có công sẽ được trọng thưởng. Làm như vậy, tin chắc Khuê Quang sẽ phục thánh ân, sẽ ra sức vì nước, xin bệ hạ nhận lời.
Vua Thành Tôn khen phải, lập tức thảo chiếu sai người đến khuyên nhủ Lưu Khuê Quang.
Mười lăm hôm sau, Vương Thiếu Phủ mới kéo đại binh về đến kinh sư. Khi về đến nơi, trời vừa tối, phải truyền quân đóng ngoài thành, chờ đến sáng ngày sẽ vào triều bái Thiên tử.
Hùng Hiệu hay tin, liền ra ngoài yết kiến và thuật cho mọi người nghe bao nhiêu tội ác của Lưu Tiệp nay đã bại lộ và tội nhân đã bị tống giam vào ngục thất.
Lúc bấy giờ Hoàng Phủ Kính mới rõ Bành Như Trạch là đồng đãng vời gian thần Lưu Tiệp âm mưu hại mình.
Sáng hôm sau vua Thành Tôn lâm triều, quan Hùynh môn vào tâu:
- Nay Chinh Đông Nguyên soái Vương Thiếu Phủ đã thâu binh về đến, hiện đang đóng binh ngoài thành chờ lịnh.
Vua Thành Tôn nghe tâu, liền giáng chỉ sai Hữu Thừa tướng là Lương Giám và Long đồ Đại học sĩ là Mạnh Sĩ Nguyên ra tận ngoài thành nghinh tiếp.
Hai vị đại thần vâng lịnh ra khỏi Bắc môn, trông thấy xa xa cờ bay phất phới, cánh quân tiền đạo từ từ đi tới. Hai vị đại thần vội vã xuống kiệu đứng chờ. Quân sĩ trông thấy, lật đật vào bào cho Vương Thiếu Phủ hay.
Cha con Hoàng Phủ Kính cùng chư tướng vội vàng xuống ngựa nghinh tiếp, Lương Giám trông thấy Hoàng Phủ Kính và chư tướng đều sập nhau quỳ lạy, liền bước tới đỡ dậy, nói:
- Chúng tôi xin kính chào mừng lão Nguyên soái . Lão Nguyên soái đã chẳng may bị oan khổ trong mấy năm trời, nay nhờ lịnh lang là người đại chí nên mới được như vầy.
Hoàng Phủ Kính nói:
- Nhờ hồng phước của Thiên tử và chư vị đại thần giúp đỡ, chớ cha con tôi có tài cán chi mà Thiên tử lại sai hai vị đại thần ra nghinh tiếp như thế này, thật cha con tôi lấy làm áy náy.
Vương Thiếu Phủ bước tới lạy Mạnh Sĩ Nguyên:
- Bẩm nhạc phụ, nhạc phụ phải nhọc lòng ra nghinh tiếp như vầy, kẻ ti(ên tế này cảm thấy đắc tội nhiều lắm.
Mạnh Sĩ Nguyên trông thấy mặt Vương Thiếu Phủ, liền động lòng sa nước mắt, cúi xuống đỡ dậy nói:
- Phải chi tiện nữ còn sống thì hôm nay sẽ là một vị Nhứt phẩm Phu nhơn rồi. Nhưng hôm nay tiện nữ không còn nữa mà người lại gọi ta bằng nhạc phụ, thật khiến ta tủi hổ vô cùng.
Vương Thiếu Phủ đáp:
- Lịnh viên đã vì tiện tế mà thủ tiết thì bao giờ tiện tế lại dám quên? Tiện tế xin nguyện trọn đời không lấy ngôi chánh thất để dền đáp lại tấm lòng tiết liệt của lịnh viên.
Mạnh Sĩ Nguyên nói:
- Người có lòng như vậy thật ta cảm kích vô cùng, nhưng dù sao tiện nữ cũng đã chết rồi, hà tất người phải nhọc lòng thủ tiết làm gì.
Mạnh Sĩ Nguyên vừa nói dứt lời, Hoàng Phủ Kính bước tới nói trong tiếng nghẹn ngào:
- Tôi không ngờ chỉ ba năm qua mà cơ cuộc đổi đời đến thế.
Lương Giám nói:
- Nay đã hết cơn vận bĩ, tới hồi thái lai, sao trông các ngươi lại phiền não lắm vậy? Hãy mau mau vào triều bái yết Thánh thượng đi.
Hoàng Phủ Kính nói:
- Xin nhị vị đại nhơn về trước, rồi cha con tôi sẽ theo sau.
Kế đó, Vương Thiếu Phủ cho quân sĩ đóng trại và truyền cấm ngặt không ai được khuấy phá lương dân, đoạn cùng chư tướng đem hết lễ vật của chúa Phiên cùng bọn Lưu Khuê Bích, Trần Trại Bảo vào trước Ngọ môn chờ thánh chỉ.
Vua Thành Tôn vội truyền Vương Thiếu Phủ vào triều kiến.
Vương Thiếu Phủ vào quỳ trước kim giai bái lạy tung hô rồi tâu:
- Muôn tâu bệ hạ, lâu nay hạ thần giấu họ thay tên, phạm vào tội khi quân, mong bệ hạ rộng lòng ân xá.
Vua Thành Tôn bèn truyền cho đứng dậy, rồi mời đứng trước long án và trịnh trọng phán:
- lâu nay trẫm nghe lời gièm pha của đứa gian thần mà làm cho cha con khanh phải chịu điều oan khổ, đến nỗi cửa nhà tan nát, lòng họ ly tan. Tuy vậy, khanh vẫn dốc giữ một dạ trung thành chẳng oán hận, thay họ đổi tên để đầu quân, hết lòng vì trẫm dẹp yên kẻ thù. Đó là cái công nghiệp vô cùng vĩ đại, khanh có tội lệ chi đâu?
Vương Thiếu Phủ liền dâng bức hàng thơ và đồ cống lễ của Phiên vương lên, vua Thành Tôn tiếp lấy, truyền cho nội giám đem cống lễ ấy cất vào ngân khố. Rồi Vương Thiếu Phủ dâng sổ công lao của các tướng sĩ. Vua Thành Tôn tiếp xem qua, truyền đem vào cung để luận công phong tước.
Sau khi dâng hết mọi việc, Vương Thiếu Phủ quỳ xuống tâu:
- Muôn tâu bệ hạ, khi trước hạ thần có bắt được bức phản thư của Nguyên thành hầu và lập tức cho người mang về dâng lên bệ hạ, nay hạ thần giải tên Trần Trại Bảo cùng sáu mươi mốt tên thủy thủ trên thuyền về đây, xin bệ hạ tra xét cho đủ tang chứng. Và hạ thần cũng có giải thứ tử của Nguyên thành hầu là Lưu Khuê Bích về luôn đây, xin bệ hạ lượng xét.
Vua Thành Tôn ohán:
- Bức thư cùa Lưu Tiệp cũng dã đủ tang chứng rõ ràng rồi, hơn nữa chính Lưu Tiệp đã thú nhận, nên trẫm đã tống giam hắn vào ngục thất. Trẫm đã cho Khân sứ đi bắt gia quyến Lưu Tiệp và gia quyến Bành Như Trạch về đây tra xét luôn thể. Còn bọn Trần Trại Bảo và thủy thủ, xét cũng không có can cập chi nên trẫm tha cho về, chỉ bắt tên Lưu Khuê Bích giam vào ngục để sau này xử quyết, vì hắn là kẻ trọng tội.
Bọn võ sĩ đứng hai bên nghe lịnh, liền bắt Lưu Khuê Bích tống giam vào ngục thất ngay. Vua Thành Tôn cho vời Hoàng Phủ Kính và Vệ Hoán vào triều kiến.
Hai người đặng chỉ, liền thay áo mão màu xanh để tỏ ra mình là kẻ có tội, vào trước kim giai quỳ lạy và tâu:
- Muôn tâu bệ hạ, từ khi hạ thần bị yêu thuật bắt giam cầm đến nay, ngày đêm chỉ có một nắm cơm, khổ sở muôn phần. Hạ thần đã bất tài làm cho hao binh tổn tướng; lại nhục nhã thiên triều. May nhờ Thánh thượng phát binh đến cứu nên mới được thoát sanh về trông thấy quê huơng, thật hạ thần chịu ơn Thánh thượng chẳng khác trời cao đât rộng.
Vua Thành Tôn trông thấy hoàn cảnh của hai người lấy làm thương xót, liền truyền chỉ cho đứng dậy rồi vời đến đứng gần bệ ngọc mà dịu giọng an ủi:
- Hôm nay trẫm mới biết rọ hai khanh quả bị yêu thuật bắt, chớ chẳng phải không hết lòng với triều đình. Hơn nữa, trong khi bị giam cầm, hai khanh đã giữ một lòng thiết thạch không chịu qui hàng, cử chỉ anh hùng ấy thật đáng khen. Có một điều đáng kính phục là nhị khanh đã biết dạy con lấy điều trung nghĩa làm dầu, nên mới thay tên đổi họ đến tòng quân, nguyện hất dạ vì trẫm mà dẹp yên giặc dữ. Thế thì xét ra trẫm đây phụ bạc hai khanh, chớ hai khanh có tội lỗi chi đâu. Gẫm việc này, nguyên do dều tại đứa gian thần Lưu Tiệp nó gièm pha, vậy để mai đây trẫm truyền chém đầu nó để cho hai khanh hả dạ.
Hoàng Phủ Kính và Vệ Hoán bái tạ rồi đứng hầu một bên. Đoạn vua Thành Tôn truyền lịnh cho các tướng có công đánh trận vào triều kiến.
Bọn Hùng Hiệu, Vệ Dõng Đạt, Trưởng Hoa Tiểu thơ, Vệ Dõng Bưu, Xích Nam Anh, Vương Hào đặng chỉ, liền kéo nhau trước sân chầu quỳ lạy tung hô.
Vua Thành Tôn truyền lịnh cho các tướng bình thân rồi đứng hầu sang một bên. Lúc ấy, vua trông thấy Hoàng Phủ Trưởng Hoa tướng mạo đoan trang, dung nghi tề chỉnh, vô cùng phước hậu, lại đệp đẽ muôn phần.
Vua Thành Tôn nghĩ thầm:
“ Nếu được người này lập lên làm Hoàng hậu thì chắc sẽ sanh đặng quý tử. Vả lại, sang năm đây đã đến kỳ lục tuần đại thọ cho Thái hậu, nếu lập được Hoàng hậu thì hay biết bao!
Vừa nghĩ đến đây, vua lại thoáng thấy Vệ Dõng Đạt dung nghi mỹ mạo, tướng mạo khôi ngôi, vua lại nghĩ tiếp:
“Trước kia Vệ Dõng Đạt cứu hai mẹ con Trưởng Hoa lên núi thì làm gì Trưởng Hoa cũng phải lòng với con người đẹp trai kia. Hơn nữa, niên kỷ của hai người xứng đôi vừa lứa lại xinh đẹp cả hai thì không dan díu với nhau sao được. Có lẽ là họ giả cách kết nghĩa anh em để che mắt thế gian đó thôi. Ôi ! Đáng tiếc thay”.
Nghĩ rồi, vua Thành Tôn lên tiếng phán bảo:
- Chư khanh đã hết dạ trung thành với triều đình, cùng nhau phơi gan trải mật giữa chiến trường; sóng gió không sờn lòng, gươm đao không lay chuyển, thật công ấy rất cao dày. Vậy bây giờ chư tướng hãy tạm lui về công quán nghĩ ngơi, đợi sáng mai trẫm sẽ lượng công tưởng thưởng cho xứng đáng.
Chư tướng mừng rỡ lạy tạ lui ra nhà công quán an nghỉ, còn cha con Hoàng Phủ Kính và Doãn Thượng Khanh thì trở về dinh, đợi đến ngày mai vào triều lãnh tước lộc.
Khi cha con Hoàng Phủ Kính về đến dinh Doãn Thượng Khanh rồi, Doãn Phu nhơn và cả nhà trông thấy mừng rỡ xúm nhau hỏi thăm việc này việc nọ lung tung. Hỏi rồi cùng nhau tủi thân than khóc.
Nguyên Doãn Thượng Khanh có người con gái tên Lan Đài, tuổi vừa mười sáu mà học hành rất giỏi, thường ngày nàng dạy đứa em trai tên là Văn mới mười hai tuổi mà đọc sách rất thông thạo. Lúc vợ chồng Hoàng Phủ Kính lạy tạ Doãn Thượng Khanh thì hai chị em cũng bước ra lạy chào vợ chồng Hoàng Phủ Kính.
Sau khi làm lễ tương kiến thì thấy tên lão bộc Lữ Trung từ phía sau bước ra lạy chào, vợ chồng Hoàng Phủ Kính tỏ lời cảm tạ cái ơn Doãn Thượng Khanh đã thông tin cho biết trước để Hoàng Phủ Thiếu Hoa có cơ hội lánh mình.
Trò chuyện một hồi, Doãn Thượng Khanh bèn thuật công đức của lệ Minh Đường.
Hoàng Phủ Kính nói:
- Tôi chờ khi triều đình phong quan tước xong sẽ đem hết qia quyến đến lạy tạ ơn người.
Doãn Thượng Khanh gật đầu khen phải, kế giây lát gia nhơn dọn tiệc lên , nội nhà cùng nhau ăn uống, chuyện trò vui vẻ.
Xin nhắc qua Lưu Khuê Bích bị giam vào ngục thất trông thấy cha l à Lưu Tiệp, dì là Ngô Thục nương và tiểu thiếp là Đỗ Hàm Hương cùng chung số phận thì chàng than khóc chẳng cùng.
Lúc ấy Đỗ Hàm Hương đã sanh đặng một đúa con trai tên Lưu Toàn. Lưu Khuê Bích ngồi nhìn con giây lát, bỗng thở dài than:
- Nàng ở với ta đã có con mà phải vì ta thọ khốn như vầy, thật ta phụ nàng nhiều lắm. Phải chi có ai bảo tấu được để một mình ta chịu tội, còn gia quyến được tha thì may mắn biết chừng nào.
Khuê Bích đang than thở, xảy thấy Thôi Phàn Phụng mang lễ vật đến thăm. Phàn Phụng bước vào lạy chào Lưu Tiệp và Ngô Thục nương rồi quay qua cúi chào Lưu Khuê Bích, rồi chàng trao tiền bạc cùng thực phẩm cho Lưu Tiệp.
Lưu Tiệp nói:
- Cần chi hiền tế phải tiêu phí quá như vầy? Tuy hôm nay ta bị giam cầm trong ngục đây, nhưng hằng ngày các quan trong triều gởi quà tặng ta không thiếu thốn món gì cả. Vậy thực phẩm hiền tế đã đem lỡ thì để đó, còn tiền bạc thì hãy đem về, lúc nào ta có việc cần dùng ta sẽ nhắn tin lấy.
Thôi Phàn Phụng nói:
- Thưa nhạc phụ, tiện tế cũng có bạc dư dùng, xin nhạc phụ hãy nhận cho.
Sỡ dĩ Thôi Phàn Phụng đối với Lưu Tiệp lại xưng là con rễ là vì trước kia Lưu Yến Ngọc trốn rồi thì Cố Phu nhơn giấu kín không cho Lưu Tiệp biết , chỉ viết thư tin cho Lưu Tiệp biết rằng đã gả Lưu Yến Ngọc cho Thôi Phàn Phụng rồi, chớ không đá động gì đến việc gả thay Mai Tuyết Trinh cho chàng, nên Lưu Tiệp không hay biết gì cả.
Lưu Tiệp nghe Thôi Phàn Phụng năn nỉ, liền đáp:
- Hiền tế cứ việc nghe lời ta đem về đi, chờ lúc nào ta có việc sẽ lấy sau, không can chi đâu.
Cực chẳng đã, Thôi Phàn Phụng mới nhận lời, giao cho tên gia nhơn mang về. Lưu Tiệp lại hỏi:
- Chẳng hay hiền tế nhân việc chi đến kinh, nên hay biết việc của ta mà vào đây thăm viếng?
Thôi Phàn Phụng liền kể lại việc mình đến kinh để lo việc quyên giám đặng thi cử cho Lưu Tiệp nghe.
Lưu Tiệp nói:
- Phải chi ta chưa pgạm tội thì chắc chắn việc thi cử này ta có thể giúp cho hiền tế một cách đắc lực. Nay tuy ta bị trọng tội nhưng không di lụy gì đến hiền tế, vậy hiền tế cứ việc khai thật là con rể của ta, biết đâu các quan sẽ vì ta mà giúp đỡ cho hiền tế không ít.
Thôi Phàn Phụng nói:
- Tiện tế xin vâng lời chỉ dạy của nhạc phụ.
Lưu Tiệp lại nói tiếp:
- Nay ta có một việc muốn cậy đến hiền tế, chẳng hay hiền tế có thể giúp đỡ cho ta không?
Thôi Phàn Phụng đáp:
- Việc gì nhạc phụ cứ dạy, dù khó khăn đến đâu , tiện tế quyết chẳng dám từ nan.
Lưu Tiệp nói:
- Nay mai đây, chắc nhạc mẫu của hiền tế ở Vân Nam sẽ bị giải đến dây và lúc ấy toàn Lưu gia sẽ thọ tử hình, vậy mong hiền tế hãy lo sửa soạn quan quách cho, để khỏi phải nhờ nhờ vả đến bạn hữu.
Thôi Phàn Phụng nghe nói, bùi ngùi cảm động:
- Hiện nay các quan trong triều rất nhiều người thân thích của nhạc phụ , tiện tế tin chắc rằng rồi đây thế nào cũng có người rồi tấu cho nhạc phụ khỏi tội. Hơn nữa, lâu nay Thánh thượng có tiếng là nhơn từ, chắc người cũng không đến nỗi cố chấp lắm đâu.
Lưu Tiệp lắc đầu thở dài nói :
- Không xong đâu! Tội của ta lớn bằng trời, làm sao có thể rỗi xin cho được!
Thôi Phàn Phụng nói:
- Nếu vậy, rồi đây có rủi xảy điều chi, tiện tế nguyện hết lòng lo liệu, xin nhạc phụ hãy an tâm.
Thôi Phàn Phụng nói dứt lời, cúi dầu chào mọi người rồi cáo từ lui ra.
Lúc ấy tại nhà Doãn Thượng Khanh, cả nhà ăn uống chuyện vãn vui mừng, mãi đến chiều tối tiệc rượu mới tan.
Hôm sau, Hoàng Phủ Kính, Thiếu Hoa cùng chư tướng vào triều. Vua Thành Tôn thăng điện, thì gọi Hoàng Phủ Thiếu Hoa đến trước hết,bảo:
- Khanh quả là người dũng cảm, chỉ một phen vượt biển mà bình định được Phiên bang, thật là tôi lương đống của triều đình, công lao ấy ít người sánh kịp. Nay trẫm cho khanh được phục hồi tên cũ và gia phong cho làm chức Binh Đông Trung hiếu vươngt, còn vợ là Mạnh Lệ Quân vì thủ tiết phải quyên sinh, trẫm gia phong cho làm Nhứt phẩm Phu nhơn, đồng thời giáng chỉ ra cho quan sở ở tại Vạn Nam phải lập đền thờ, hằng năm hai kỳ xuân thu cúng tế.
Hoàng Phủ Thiếu Hoa lạy tạ ơn rồi đứng hầu sang một bên.
Vua Thành Tôn gọi Hoàng Phủ Trưởng Hoa đến. Trưởng Hoa bước tới cúi lạy, vua Thành Tôn trông kỹ, quả nhiên dung mạo nàng đoan trang, dung nghi mỹ lệ , cõi phàm ít có, nhưng tiếc thay lại là một người không còn trinh tiết, nên vua giả vờ giận dữ quở mắng:
- Ngươi là nữ lưu, năm trước lưu lạc ở Xuy Đài sơn, lại mấy lần giết hại quan quân, thử hỏi có đáng giận không?
Nghe vua phán, Trưởng Hoa tiểu thơ giật mình kinh hải tâu:
- Muôn tâu bệ hạ, trước kia , lúc hai mẹ con thần thiếp lánh nạn tại Xuy Đài sơn bị quan quân đến đánh, chẳng lẽ lại ngồi đó chờ chết sao? Việc ra tay đối địch chỉ là việc bất đắc dĩ, xin bệ hạ minh xét cho. Đó là tại quan quân gây nên tai họa, chớ nào có phải tại nơi mẹ con thần thiếp gây sự đâu.
Vua Thành Tôn cười ha hả phán:
- Khanh khéo nhiều lời biện luận đổ tội cho quan quân nhưng dù sao nay khanh đã có công đánh giặc Phiên, lẽ nào trẫm lại trách phạt. Vậy bây giờ trẫm định đứng làm chủ hôn gả khanh cho Vệ Dõng Đạt, chẳng hay khanh nghĩ sao?
Trưởng Hoa nghe vua phán, giật mình nghĩ thầm:” Nguy tai! Nếu Thánh thượng không rõ mà định như vậy, tất nhiên suốt đời ta bị thiệt thòi mất”.
Trưởng Hoa giật nẩy người rồi im lặng không thốt nên lời. Lúc ấy, Vệ Hoán đứng một bên thấy vậy cũng thất kinh, vội vàng bước ra quỳ tâu:
- Muôn tâu bệ hạ, thật tình hạ thần không có con trai, chỉ có chút con gái tên Vệ Dõng Nga. Chỉ vì không có con trai nên hạ thần dạy cho nó các môn võ nghệ . Năm trước, vì có tin Khâm sứ truy nã gia quyến hạ thần, cho nên nó mới cải dạng nam trang trốn sang Đăng Châu dể dò la tin tức hạ thần, chẳng dè khi đi ngang qua Xuy Đài sơn, tướng giạc đón đường là Hàn Hổ bị nó giết chết. Thừa dịp, nó chiếm cứ sơn trại, lo chiêu tập binh mã, dốc lòng dẹp giặc Phiên để cứu hạ thần về triều. Vì vậy nó mới đổi tên là Vệ Dõng Đạt chứ thật ra nó tên Dõng Nga, v ànay hạ thần đã nhận đứa cháu trai Vệ Dõng Bưu làm con kế tự, vậy xin tâu bày cho Thánh thượng hãn tướng và mong Thánh thượng thương tình tha thứ.
Vua Thành Tôn nghe nói, mừng rỡ phán:
- Con gái của khanh quả là can đảm, một thân liễu yếu dám nương náu chốn lục lâm, lại vượt biển đánh loài Phiên nô. Hạng nữ lưu như vậy tưởng trên đời ít có. Thế mà trẫm cứ tưởng lầm rằng: Trước kia Hoàng Phủ Trưởng Hoa lên ở đó, tất nhiên hai đàng phải có tình dan díu với nhau, nên trẫm mới tính vầy duyên can lệ, đặng thỏa dạ hai đàng ao ư&ơc bấy lâu. Ngờ đâu hôm nay trẫm mới biết cả hai đều là nữ lưu m àcũng đồng là trung hiếu hòa hai như vậy.
Dứt lời, vua Thành Tôn truyền cho nội giám đưa hai nàng vào cung vạn thọ để yết kiến cùng Thái Hậu và cho phép cải trang. Sau đó sẽ vào bái mạng thọ phong.
Nội giám vâng lịnh, đua hai nàng vào cung. Vua Thành Tôn lại triệu Hùng Hiệu đến trước bệ phán:
- Trước kia khanh đã thi đỗ Cử nhơn, nay lại có công vượt biển bình Phiên, vậy trẫm phong cho khanh làm chức Bình giang hầu, còn người vợ quá cố của khanh, trẫm phong cho làm Vinh hiển Phu nhơn.
Hùng Hiệu quỳ và tâu:
- Nay bệ hạ nhắc đến hiền thê của hạ thần, khiến hạ thần đau lòng xót dạ vô cùng, vì hạ thần cảm thấy mình không tròn bổn phận đốivới vợ nhà.
Đoạn Hùng Hiệu tâu rõ mọi việc, nào là lúc Từ thị đang thọ thai mà khuyên nhủ mình đi tầm tiên học đạo để ra cứu nước, nào là lúc Từ thị sanh con lâm bịnh, thọ tử không có mặt chồng vẫn không có một lời oán than, chỉ một lòng mong cho chồng lập chút công danh với đời.
Kể lể sự tình một hồi, Hùng Hiệu lại tâu:
- Cũng vì hạ thần không nỡ phụ hiền thê nên mãi đến nay vẫn chưa chọn ai chấp nối.
Vua Thành Tôn nghe tâu dứt lời, tỏ lời khen ngợi:
- Thế thì Từ thị là người đàn bà hiền đứcít có, vậy nay trẫm phong cho nàng làm Nhứt phẩm Phu nhơn.
Hùng Hiệu mừng rỡ lạy tạ rồi lui ra dứng hầu một bên.
Sau đó, vua Thành Tôn phong cho Xích Nam Anh và Vương Hào làm Tổng binh, còn các Võ Tấn sĩ cũng được bổ thọ cho làm chức cả.
Phong thưởng xong rồi, vua Thành Tôn triệu Hoàng Phủ Kính lại phán:
- Khành đã bền lòng thủ tiết, biết kiên trì chịu kham khổ giữ một lòng trung, lại có công dạy con làm tròn trung hiếu. Vậy nay trẫm phong cho khanh làm chức Võ hiếu vương, còn Doãn thị vợ khanh , trãm phong cho làm Thuận phi.
Hoàng Phủ Kính tạ ơn đứng sang một bên, vua Thành Tôn lại phong cho Vệ Hoán làm Hoa đình hầu, còn cố thê của Vệ Hoán cũng được truy phong làm Nhứt phẩm Phu nhơn, đồng thời phong cho Vệ Dõng Bưu làm Kim doanh Tổng binh.
Lúc ấy, Vệ Dõng Nga đã cải trang xong, cùng vvới Hoàng Phủ Trưởng Hoa vào bệ kiến. Vua Thành Tôn trông thấy nhan sắc của Vệ Dõng Nga tuy có phần kém hơn Trưởng Hoa song vẫn mặn mà, mười phần xinh đẹp. Vua có ý muốn tuyển nàng vào Tây cung hầu hạ, nhưng sợ các quan chê là tham dâm, háo sắc, nên gọi Hoàng Phủ Thiếu Hoa lại phán:
- Vệ Dõng Nga là một người có ơn với thân mẫu của khanh, vậy nay trẫm cho khanh cưới Vệ Dõng Nga làm vợ, để đền bồi cuộc lương duyên của Mạnh thị khi xưa, chẳng hay ý khanh nghĩ sao?
Hoàng Phủ Thiếu Hoa quỳ xuống tâu:
- Muôn tâu bệ hạ, nàng mạnh Lệ Quân đã vì hạ thần thủ tiết vong thân thì đúng ra trọn đời hạ thần không nên cùng ai chắp nối tơ duyên mới phải. Nhưng ngặt vì không ai kế tự tổ tông nên hạ thần chỉ định sau này cưới một người hầu thiếp mà thôi, còn ngôi chánh thất bao giờ cũng dành riêng cho nàng họ Mạnh. Còn Vệ Dõng Nga đây là ân nhân của hạ thần, không lẽ hạ thần cưới về làm thứ thất sao? Nếu làm như vậy thì phụ ơn của người, bằng đem lên chánh thất, tất nhiên phụ bạc ân tình với họ Mạnh xưa kia, chắc chắn hạ thần không làm được. Vậy xin bệ hạ chọn cho họ Vệ một người khác, còn hạ thần nguyện chờ đợi trong ba năm nữa rồi sẽ cưới thiếp cho trọn cả đôi đàng, xin Thánh thượng rộng lòng tha thứ.
Vua Thành Tôn nghe Thiếu Hoa bày tỏ bấy nhiêu lời, mỉm cười và phán:
- Khanh xử trí cùng vong hồn nàng họ mạnh như vậy, thật đáng phục.
Vua Thành Tôn bấm trán suy nghĩ hồi lâu rồi gọi Hùng Hiệu vào phán:
- Trẫm định đem tướng Hữu Tiên phong mà gả cho khanh là Tả Tiên phong làm vợ, khanh nghĩ thế nào?
Hùng Hiệu nghe vua phán, lòng mừng khấp khởi vội vã quỳ tâu:
- Bệ hạ đã an ơn định cho như vậy thì may mắn cho hạ thần biết bao, nhưng hạ thần chỉ sợ phận hèn này Vệ Hoán tướng quân không bằng lòng đó thôi.
Vệ Hoán liền bước ra quỳ tâu:
- Con gái của hạ thần liễu yếu bọt bèo, nay mà được kết duyên cùng tưnớg quân Hùng Hiệu đã là hạnh phúc lắm rồi, lại còn so đo cân nhắc gì nữa.
Vua Thành Tôn cười ha hả phán:
- Thế thì trẫm xe duyên như vậy là phải lắm, vậy hai khanh chớ nên e lệ.
Hùng Hiệu lạy tạ ơn vua rồi lui qua một bên, đoạn vua phong thưởng cho hết thảy tướng đã có công xông pha ngoài chiến trận, còn những kẻ không may bỏ thân giữa chiến trường thì vua thưởng rất nhiều tiền bạc cho vợ con, đồng thời thu nạp cho con cháu hay bà con của những người ấy để đền đáp công ơn kẻ đã hy sinh vì nước.
Sau đó bãi chầu, vua Thành Tôn ngự giá hồi cung, các quan ai về dinh nấy.
Ngày thứ, vua Thành Tôn lại ban yến khao thưởng tất cả những tướng sĩ , khiến cho ai cũng hoan hỉ vô cùng.
Khi mãn tiệc, Hoàng Phủ Kính nói cùng tướng sĩ:
- Nếu chúng ta không được Lệ Binh bộ đề nghị và tác thành cho thì làm gì được vinh hiển như ngày nay. vậy bây giờ chúng ta nên cùng nhau đến đó bái tạ ơn người mới phải.
Tướng sĩ nghe nói đều khen phải rồi kéo nhau ra đi, Hoàng Phủ Trưởng Hoa và Vệ Dõng Nga cũng đồng thượng mã đi theo chư tướng đến nơi trướng phủ.
Lời bình:
- Triết học Đông phương thiên về nhân quả, về định mệnh, mà nhân quả có thể do chủ quan, cũng có thể do khách quan. Cho nên con người chỉ tạo được những cái nhân về chủ quan mà không thể tạo được cái nhân về khách quan. Những cái nhân khách quan tạo thành những cái quả mà triết học Đông phương cho là định mệnh, và con người không thể trốn tránh, mà phải sửa chữa cái định mệnh ấy.
Cũng vì không tạo được định mệnh mà cuộc sống loài người không ai tạo được những cái may mắn hoàn toàn, cũng không ai trtánh được những cái rủi ro ngoài ý muốn.
Nếu gia đình họ Lưu biết mình gây điều ác để sau này mang lấy họa dữ, thì chắc gia đình họ Lưu cũng chẳng dám làm. Ngược lại, gia đình họ Lưu cũng không tránh được những hành động tàn ác của mình, khi mà những nguyên nhân khách quan thúc đẩy, buộc mình phải hành động để đón lấy cái quả của nó.

<< Hồi Thứ Bốn Mươi Bốn | Hồi Thứ Bốn Mươi Sáu >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 967

Return to top