Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Trung Hoa >> Tái Sanh Duyên

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 5255 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Tái Sanh Duyên
Mộng Bình Sơn

Hồi thứ Ba Mươi Bốn

Nội giám sắc thuốc xong, rót ra toan đem đến cho Thái hậu uống thì vua Thành Tôn cản lại nói:
- Hãy khoan dâng đã, vì nếu phương thang này mà trúng bịnh thì mau lành, bằng không thì chắc nguy hiểm lắm, nên trẫm chưa biết liệu định thế nào!
Vua Thành Tôn đang lưỡng lự thì Thái hậu tỉnh lại lên tiếng hỏi:
- Thái y đã hốt thuốc chưa?
Vua Thành Tôn tâu:
- Bẩm Thái y chữa mãi mà chẳng thuyên, nay có quan tả Thừa tướng là Lương Giám tiến cử rể người là Trạng nguyên Lệ Quân Ngọc vào chẩn mạch hốt thuốc, người cho biết rằng quan Trạng rất tinh thông về nghề y dược. Hiện đã hốt thuốc và sắc xong nhưng con còn lưỡng lự chưa dám đem dâng
Thái hậu nói:
- Thuốc đã sắc xong sao không đem cho ta uống, còn lưỡng lự gì nữa?
Vua Thành Tôn tâu:
- Nguyên vì toa thuốc này quan Trạng dùng toàn những vị phát tán nên con chưa dám dâng.
Thái hậu cười gằn nói:
- Uống thuốc bổ mãi vẫn không thuyên giảm lại nặng thêm, thì nay uống thuốc phát tán, may ra khỏi được là phải lẽ. Vậy hãy mau mau đem dây cho ta uống.
Nghe Thái hậu thúc hối, vua Thành Tôn nghĩ thầm:
“Việc này do nơi lòng trời xiu khiến chăng! Nếu uống vào mà có điều gì bất trắc xảy ra là do nơi Thái hậu đó” .
Nghĩ rồi truyền nội giám đỡ Thái hậu dậy, còn vua thì tự thân bưng thuốc đến cho Thái hậu uống. Uống xong, vua đỡ cho Thái hậu nằm ngay ngắn, đoạn đáp mền kín lại và bỏ mùng xuống.
Một lác sau, thấy Thái hậu nằm yên ngủ thiếp đi, vua Thành Tôn càng thêm lo sợ, cứ đi lẩn quẩn quanh giường Thái hậu không dám rời xa .
Đến trưa, vua Thành tôn vén màn lên thăm, thấy Thái hậu còn yên giấc, nhưng sắc mặt bớt đỏ, đầu cũng bớt nóng , hơi nóng trong người cũng ít xông ra như trước. Vua Thành Tôn đoán biết bịnh dã chịu thuốc rồi nên trong lòng vui mừng vô hạn, vội truyền nội tỳ dọn một mâm rượu đem dâng cho Lệ Minh Đường.
Còn Thái hậu ngủ mãi đến chiều tối mới thức dậy, vua Thành Tôn vào hỏi thăm. Thái hậu nói:
- Ta gẫm cười cho bọn Thái y mang danh nghĩa thầy thuốc trứ danh mà không bằng Lệ Quân Ngọc. Ta uống thang thuốc ấy bây giờ trong mình ta khoẻ khoắn vô cùng , không còn bứt rứt khó chịu như trước nữa. Thôi từ rày về sau hãy để Lệ Quân Ngọc hốt thuốc cho ta uống mà thôi. Nhưng bây giờ khát nước lắm, muốn dùng chén trà mà không biết có nên dùng hay không?
Vua Thành Tôn bèn sai nội giám ra hỏi Lệ Quân Ngọc. Giây lát nội giám vào tâu:
- Quan Trạng nói: đang cơn nhiệt khí hoành hành , không nên hốt thuốc vội , để sáng mai hãy xem mạch lại, bây giờ Thái hậu có khát nước hãy dùng trà như thường , nhưng chớ nên cho uống sâm trà.
Vua Thành Tôn nghe nói, liền bảo nội giám đi pha trà cho Thái hậu uống. Thái hậu uống xong lại nằm xuống ngủ yên như trước.
Sáng hôm sau khi Thái hậu vừa thức dậy, vua Thành Tôn vội sai nội giám ra mời Lệ Minh Đường vào, tự tay rót một chén trà trao cho Lệ Minh Đường và nói:
- Khanh quả thật là đại tài. Hôm qua thật tình trẫm trông thấy toa thuốc của khanh mười phần lo sợ nên khi thuốc đã sắc xong mà không dám dâng lên cho Thái hậu uống. Sau khi Thái hậu hối thúc nên trẫm mới đánh bạo dâng liều. Hiện nay nhiệt khí đã tan, Thái hậu ngủ rất yên giấc, tinh thần khoẻ khoắn, nói năng bớt mệt. Vậy khanh hãy cố tâm chuyên chữa, trẫm sẽ trọng thưởng.
Sau đó, vua Thành Tôn dắt Lệ Minh Đường vào thăm mạch lại, Xem xong , Lệ Minh Đường nói:
- Tuy Thái hậu đã bớt nóng nhưng tích thực trong bụng chưa tiêu nên cần phải dùng thang tiêu thực phương để tiêu trừ những vị bổ còn đang tích trữ trong bụng. Khi đã tiêu trừ hết rồi, tự nhiên tinh thần sảng khoái. Lúc ấy có quyền dùng thang ôn bổ cho tuyệt dứt căn bịnh là xong
Vua Thành Tôn nói:
- Hay lắm, khanh cứ việc dụng tâm chuyên chữa, mọi việc trẫm đều phó thác cho khanh. Khanh hãy vì trẫm lo lắng chu đáo , chừng nào Thái hậu thật lành mạnh, khanh sẽ về.
Sau đó Lệ Minh Đường kê thang tiêu thực dâng lên cho vuaxem rồi mới hốt thuốc, đoạn sai quan nội giám sắc đem dâng cho Thái hậu uống.
Thái hậu uống xong độ nửa tiếng đồng hồ thì gọi cung nữ bảo đở bà đi tiêu rồi trong bụng cảm thấy nhẹ nhàng. Vua Thành Tôn sai nội giám ra hỏi thăm Lệ Minh Đường , Lệ Minh Đường bảo nấu cháo cho Thái hậu ăn.
Thái hậu ăn xong, tinh thần định tỉnh , vui cười nói với Thành Tôn:
- Hôm nay mẹ còn được trông thấy con đây là nhờ có Lệ Quân Ngọc đấy, con nên trọng đãi người mới phải.
Vua Thành Tôn nói :
- Trạng nguyên Lệ Quân Ngọc quả là người thông minh, kiến thức rộng. Về văn học người đã uyên thâm mà nghề thuốc lại tinh vi nữa, thật hiếm có trên đời. Xin Thái hậu hãy an tâm, không khi nào con dám quên ơn người đâu.
Trong ngày hôm ấy, Thái hậu vẫn bình an vô sự. Sáng hôm sau, Lệ Minh Đường vào chẩn mạch lại rồi cho uống thang ôn bổ.
Vua Thành Tôn nói với Lệ Minh Đường:
- Khanh đã hết lòng vì trẫm cố gắng chịu khó nhọc, hôm nay Thái hậu đã bớt nhiều, trẫm cho phép khanh được về dinh an nghỉ, nhưng mỗi sáng phiền khanh vào cung thăm mạch đặng hốt thuốc cho Thái hậu dùng.
Lệ Minh Đường lạy tạ lui ra, lên kiệu trở về phủ. Đến nơi, Cảnh phu nhơn và Tố Hoa mừng rỡ xúm lại hỏi lăng xăng.
Cảnh Phu nhơn hỏi:
- Chẳng hay bịnh của Thái hậu bây giờ ra thế nào?
Lệ Minh Đường đáp:
- Bẩm bịnh của Thái hậu đã thuyên giảm đặng sáu bảy phần, độ vài ba ngày nữa sẽ lành mạnh như xưa.
Lương Giám nghe nói, cười đắc chí:
- Ta vẫn biết hiền tế làm việc chi cũng dè dặt lắm, vì vậy ta mới dám tiến cử chớ.
Sau đó Lệ Minh Đường và Tố Hoa dắt nhau về phòng, Tố Hoa nói:
- Tiểu thơ thật là bậc thiên tài hiếm có. Nghề văn đã thắng hết sĩ tử bốn phương, còn nghề thuốc thì cả bọn Thái y trong triều không bì kịp.
Lệ Minh Đường nói:
- Sở dĩ em vào chữa bịnh cho Thái hậu là vì muốn cho mau thăng tước đặng lo cứu nhà Hoàng Phủ, chớ làm việc này quả là làm một việc mạo hiểm vô cùng.
Tố Hoa nói:
- Bao giờ tiểu thơ cũng một lòng lo cứu lấy nhà Hoàng Phủ, lòng đã thành như vậy thì chắc ông xanh kia phò hộ chớ chẳng không?
Lệ Minh Đường nói:
Phải rồi! Chúng ta đây lúc nào cũng trông cậy vào lòng trời, chứ thật ra sức người làm sao vượt khỏi lẽ trời được !
Sáng hôm sau, Lệ Minh Đường lại vào cung xem mạch. Vua Thành Tôn truyền nội giám đỡ Thái hậu ra ngoài cho Lệ Minh Đường chẩn mạch. Lệ Minh Đường kê cứu toa thuốc xong, liền tâu với vua Thành Tôn :
- Hôm nay ngũ tạng của Thái hậu đã điều hòa như thường, từ nay về sau chắc bệnh sẽ lần lần lành mạnh.
Vua Thành Tôn mừng rỡ vô cùng. Vua phán :
- Khanh chớ nên ngại việc khó nhọc, cứ mỗi buổi sáng hãy vào chẩn mạch hốt thuốc cho Thái hậu uống một lần , chớ đến khi nào bệnh tình Thái hậu thật mạnh, trẫm sẽ lượng công ban, thưởng.
Lệ Minh Đường tạ ơn lui về rồi sáng hôm sau cũng vào cung chẩn mạch y như thường lệ. Lúc ấy, Thái hậu chăm chú nhìn thẳng vào mặt Lệ Minh Đường , còn Lệ Minh Đường không để ý, cứ việc chăm chú suy nghĩ nghiên cứu về mạch lý nên sắc diện đều lộ ra . Bà nhận thấy Lệ Minh Đường quả là một mỹ nữ cải dạng nam trang.
« Dám chắc trên đời này không có một nữ nhi nào tài mạo đến thế. Thôi để ta bảo Thiên tử lập nàng lên làm chánh cung Hoàng hậu mới được »
Lệ Minh Đường chẩn mạch hốt thuốc xong ra về, nội giám liền sắc thuốc cho Thái hậu uống . Đến trưa vua Thành Tôn h bãi chầu về cung thăm Thái hậu. Thái hậu mỉm cười nói :
- Con đã làm đến bậc đế vương mà con ngây thơ quá. Ta cho con hay Lệ Quân Ngọc vốn là một mỹ nhơn cải dạng nam trang đấy. Người quả là một nữ nhi có biệt tài đáng phục, vậy con hãy truyền cho người cải trang lại rồi lập làm chánh cung Hoàng hậu đi, vì sang năm đây ta dã ăn lễ lục tuần đại thọ, nếu con được một người vợ như vậy thì đẹp biết bao.
Vua Thành Tôn nghe Thái hậu nói dứt lời , liền phì cười và nói :
- Tại vì Lệ Quân Ngọc lịch sự trai quá nên mẫu hậu mới trông qua giống đàn bà con gái như thế, chứ thật ra chẳng phải con gái đâu.
Thái hậu lắc đầu :
- Ta không tin, ta quả quyết Lệ Quân Ngọc là nữ lưu mà
Vua Thành Tôn giải thích :
- Chính Lệ Quân NGọc đã cưới con quan Thừa tướng làm vợ. Hai vợ chồng tất tương đắc với nhau lăám cơ. Nếu là gái thì đâu có hành động như vậy ?
Thái hậu nghe nói cười xòa :
- Nói vậy chẳng ta lầm sao ? Ai ngờ trên đời này lại có một thiếu niên đẹp đẽ đến thế. Ôi ! Tài đã cao, học lại rộng và nghề thuốc lại còn hơn cả các vị Thái y quan . Ta sống được đây cũng là nhờ Lệ Quân Ngọc đó, con hãy thăng thưởng trọng hậu cho chàng kẻo phụ công chàng đã ra vào săn sóc ta khó nhọc.
Vua Thành Tôn cúi đầu vâng dạ. Sau đó độ mười ngày, Thái hậu mạnh mẽ như thường. Hôm ấy Thành Tôn lâm triều, các quan triều bái tung hô xong, xảy có quan Lại bộ bước ra tâu :
- Muôn tâu bệ hạ, quan Binh bộ Thượng thơ là Châu Khuê Niên đã tạ thế vào đêm qua rồi.
Vua Thành Tôn thở dài than :
- Tiếc thay một vị trung thần mà không được hưởng lộc của triều đình được lâu.
Rồi vua truyền chỉ cho Lại bộ đứng ra thay mặt triều đình ngự tế cho Châu Khuê Niên một tuần rượu.
Quan Lại bộ lại tâu tiếp:
- Vả chức Binh bộ Thượng thơ vô cùng quan trọng, nếu một ngày không có thì các tướng sĩ không người cai quản, hạ thần thiết tưởng không thể bỏ khuyết được, xin bệ hạ hãy chọn lấy một vị danh thần đặng bổ khuyết vào chức ấy.
Vua Thành Tôn suy nghĩ một hồi rồi triệu Lệ Minh Đường đến phán:
- Khanh quả là một bực thiên hạ kỳ tài, vậy trẫm muốn bổ khanh làm chứ Binh bộ Thượng thơ để khanh trổ tài đền bồi xã tắc và trẫm cũng trả được cái ơn chữa
khỏi bịnh của Thái hậu.
Lệ Minh Đường quì tâu:
- Thái hậu được thuyên bịnh chẳng qua là lòng hiếu của bệ hạ cảm đến trời nên mới đặng như vậy, chứ hạ thần có công cán chi mà dám đương nhận chức vị lớn lao ấy. Vả lại , hạ thần tuổi còn thơ ấu nếu làm chứ c vị quá cao sợ e triều thần bất phục, thật hạ thần chẳng dám phụng mạng, xin bệ hạ tha tồi cho.
Vua Thành Tôn nói:
- Trẫm thừa biết cái tài của khanh, đáng ra phải làm đến chức Thừa tướng mới đủ cho Khanh thi thố hết tài năng, chứ cái chức Binh bộ này đã thấm vào đâu, sao khanh lại khiêm nhường đến thế.
Lệ Minh Đường nghe vua phán, liền cúi lạy tạ ơn rồi lãnh áo mão Binh bộ Thượng thơ. Các quan trong triều thảy đều biết rõ Lệ Minh Đường là người thanh liêm chánh trực nên ai nấy đều khâm phục bằng lòng.
Rồi vua Thành tôn phán hỏi Lệ Minh Đường:
- Chẳng hay song thân của khanh làm quan đến chức gì, khanh hãy khá tâu đễ trẫm liệu mà phong thưởng cái công khéo dạy con thành tài.
Lệ Minh Đường quì tâu:
- Muôn tâu bệ hạ, sanh phụ của hạ thân tên Lệ Triệu Ân, sanh mẫu là Giả thị, xưa nay đều chuyên nghề nông tang rẫy bái, còn việc thành danh của hạ thần là nhờ nghĩa phụ đó thôi.
Rồi Lệ Minh Đường nói rõ việc nhờ Khương Nhược Sơn nuôi nấng dạy dỗ từ bé đến lớn.
Vua Thành Tôn gật đầu phán:
- Nếu Khương Nhược Sơn được như vậy, thiệt trên đời ít có. Vậy trẫm phong cho sanh mẫu của khanh làm Tứ phẩm quan, còn nghĩa phụ của khanh làm Trung hiếu Đại phu, nghĩa mẫu làm Tứ phẩm Phu nhơn. Riêng vợ của khanh , trẫm phong làm Nhứt phẩm Phu nhơn.
Vua Thành Tôn kêu Lương Giám bảo:
- Bịnh Thái hậu mà được lành mạnh đây là nhờ Thừa tướng tiến cử Lệ Quân Ngọc, vậy nay trẫm phong cho khanh làm chức Thái tử Thái bảo.
Lương Giám liền quì lạy tạ. Sau đó bãi chầu, các quan ai về dinh nấy.
Tố Tuyết Hoa trông thấy Lương Giám và Lệ Minh Đường lãnh áo mạo đem về phủ thì mừng lắm; nàng lật đật dọn bàn hương án ra để bái mạng.
Tố hoa nghĩ thầm:
“Không biết chồng thật của ta kia có thể làm cho ta được Nhứt Phẩm Phu nhơn như vầy không! Chứ còn cái ông chồng giả này đã làm cho ta vinh diệu lắm rồi, nhưng dù vinh diệu đến đâu cũng chỉ nhìn mặt nhau chơi thôi chứ không ăn thua gì”.
Kế một lát sau, các võ quan mang lễ vật đến chúc mừng Lệ Minh Đường , nhưng Lệ Minh Đường trả lễ vật lại hết; còn các quan văn đến chúc mừng Lương Giám vô cùng trọng hậu.
Hôm sau, Lệ Minh Đường tỏ ý cùng Tố Hoa:
- Bấy lâu nay, Khương Nhược Sơn, nghĩa phụ em, đối đãi với em rất tử tế, nhưng chỉ vì em còn là chức nhỏ bé trong tòa Hàn lâm nên chưa tiện đem nghĩa phụ đến kinh, chớ nay em đã được thăng đến chức Binh bộ Thượng thơ rồi, rm muốn triệu hết gia quyến người về kinh để cùng em chung hưởng phú quí đặng đáp đền cái công ơn ngày trước, chẳng hay chị nghĩ thế nào?
Tố Hoa nói:
- Tiểu thơ làm như vậy thật là phải lẽ!
Rồi cả hai đem việc ấy tỏ cùng Lương Giám; Lương Giám cũng bằng lòng theo. Lệ Minh Đường vội vã viết một phong thư sai tên gia tướng mang cả phong thư và áo mão Trung Hiếu Đại phu của Khương Nhược Sơn cùng áo mão mạng phụ của Tôn thị, đem ra Hồ Quảng cho nghĩa phụ.
Nói về vua Thành Tôn khi thấy bịnh Thái hậu đã thiệt lành mạnh , liền chọn ngày tốt bày tiệc khánh hạ.
Hôm ấy vua là lể tế thiên địa và cho hết các cung nhơn trong nội cung đều được dự tiệc, còn các quan triều thần thì ban yến đãi đằng tại Kim Loan điện.
Trong Bữa tiệc, trừ tả hữu Thừa tướng ra, vua Thành Tôn cho Lệ Minh Đường ngồi trên hết cả mọi người. Lệ Minh Đường từ chối tâu:
- Hạ thần tuổi còn nhỏ, chức tước lại kém cỏi nên không dám vượt bực như vậy.
Vua Thành Tôn nói:
- Nguyên cái tiệc này là của Thái hậu bày ra để tạ ơn một bực danh y. Vì vậy từ quả nhơn đây cho đến hết thảy quan viên cũng đội ơn khanh hết cả. Cho nên chỗ ngồi cao nhứt là để dành cho khanh, khanh chớ nên từ chối.
Lệ Minh Đường nghe vua phán vậy, mới dám ngồi cùng vua và bá quan nhập tiệc. Rượu được vài tuần, xảy thấy Thái hậu sai quan nội giám đem ra ban cho Lệ Minh Đường một Kim tú La bào; một sợi Điêu hoa Ngọc đái và mười hột đại Minh châu vô cùng quí giá.
Lệ Minh Đường lạy tạ rồi lấy Kim tú La bào mặc vào, thắt sợi Điều hoa nGọc đái, trông rất oai nghi.
Một lát sau, vua Thành Tôn cho đòi bọn Thái y vào quở mắng:
- Mậu hậu ta thân thể hãy còn tráng kiện mà các người dùng lầm thuốc , thiếu chút nữa là nguy hiểm đến tánh mạng rồi. Cũng may có Lệ Quân Ngọc đem hết tánh mạngtoàn gia ra cam đoan chữa trị mới khỏi. Quả thật các ngươi không thông hiểu mạch lý chi hết mà dám cả gan ngăn chống không cho người ta dùng thuốc hay. Các ngươi có thấy mình mang trọng tội không?
Các quan Thái y nghe nói thất kinh, đồng quì lạy tâu:
- Chúng tôi xin cam thọ tử tội/
Vua Thành Tôn cười và phán:
- Chỉ vì kiến thức các người còn thiển cận chưa đủ tư cách để chữa bệnh đó thôi. Trẫm không bắt tội đâu, nhưng mỗi người phải dâng cho Lệ Quân Ngọc một chén rượu đầy để kiến làm tôn sư.
Các quan Thái y nghe vua phán vui mừng chẳng xiết . Vội đi rót mỗi người một chén rượu đầy đem dâng cho Lệ Minh Đường uống. Cuộc vui mãi đến xế chiều mới tan, Lương Giám và Lệ Minh Đường dắt nhau về phủ.
Lệ Minh Đường thuật lại việc Thái hậu ban thưởng cho Tố Hoa nghe và bảo nàng đem cất mười hột đại Minh châu.
Nhắc qua tên gia tướng vâng lệnh Lệ Minh Đường mang thư và áo mão ra hổ Quảng để rước gia quyến Khương Nhược Sơn . Hắn đi mãi cho đến cuối tháng tám mới đến nơi. Hai vợ chồng Khương Nhược Sơn mừng rỡ vô cùng, vội vã đặt bàn hương án tiếp nghinh phong cáo, rồi lấy áo mão mặc vào, đoạn quay mặt về hướng Bắc lạy tạ ơn Thiên tử.
Rồi Khương Nhược Sơn khai thư Lệ Minh Đường ra xem, mới hay Lệ Minh Đường ngỏ ý muốn rước gia quyến mình về kinh đặng an hưởng phú quí.
Tôn thị liền hỏi Khương Nhược Sơn:
- Thế Phu nhơn có tính đi hay không?
Khương Nhược Sơn trả lời:
- Chúng ta nên đi là phải, vì đến đó tôi sẽ là suoi gia với quan Thừa tướng, vinh diệu biết dường nào. Nhưng thôi, để tôi cùng nhị tiểu thiếp ra đi, còn phu nhơn hãy ở nhà để giữ gìn sản nghiệp.
Tôn thị nói:
- Tôi cũng muốn đi nữa để đến đó được làm mẹ chồng của một vị thiên kim tiểu thơ chơi.
Thấy Tôn thị đòi theo, Khương Nhược Sơn phân trần :
- Nếu vợ chồng ta đều đi cả thì sản nghiệp đây biết giao php& cho ai ?
Tôn thị nói :
- Thì ta cứ giao hết cho Thăng Kim quản thủ cũng được mà !
Khương Nhược Sơn ngẫm thầm :
« nếu làm như vậy thì thằng tham tâm Hoạt Toàn nó có phước quá !».
Nghĩ vậy, nhưng rồi Khương Nhược Sơn cũng bằng lòng , liền ra nói cho Thăng Kim hay. Thăng Kim nói :
- Thân phụ có đến kinh thì xin thân mẫu hãy ở lại đợi con lâm sản rồi sẽ đi sau. Có như vậy con mới an tâm khỏi lo sợ.
Tôn thị suy nghĩ hồi lâu rồi nói:
- Thôi, nếu vậy mẹ phải ráng nán ở lại đợi khi con lẩm sản rồi mẹ sẽ đi cũng được.
sáng hôm sau, Khương Nhược Sơn mở tiệc cho mời hết thân bằng cố hữu đến ăn mừng , rồi chọn ngày tốt, đem hai người tiểu thiếp Nguyên Lãng và mười đứa nô tỳ nhắm kinh đô thẳng tiến.
Khi đến kinh sư, Khương Nhược Sơn sai hai tên gia nhơn vào tin cho Lệ Minh ường hay.
Lệ Minh Đường vội vàng thân hành ra tận bên ngoài rước vào tướng phủ, Lương Thừa tướng cũng bước ra nghinh tiếp.
Khi vào nhà an tọa xong, mời uống trà nước Lương Giám truyền bảo Tố Hoa ra bái yết nghĩa phụ. Tố Hoa lạy xong, Khương Nhược Sơn khiền hai ngưòi tiểu thiếp của mình ra mắt Cảnh Phu nhơn.
Sau đó tiệc được dọn lên. Cả nhà ằn uống vui vầy hỉ hả. Từ đó Khương Nhược Sơn sống tại chốn kinh sư an hưởng nhiều điều phú quí
Lời bình:
- Trong đời, có nhiều việc người ta quan trọng hóa để làm khó cho mình, nhưng đó chỉ là một việc tầm thường mà ai cũng có thể hiểu được
Mẹ của một ông vua đau, chỉ cần một thang thuốc phát tán để lành bịnh, thế mà cả một bầy Thái y mang danh đầu to mặt lớn, mà không ai biết đến một chuyện dễ dàng như vậy, để đến lúc Lệ Minh Đường xem ra mới biết. Đã vậy, mà các Thái y còn chưa tin, cho Lệ Minh Đường là thấp hèn.
Thật ra trong tư tưởng con người nhiều khi chỉ nghĩ đến một việc quan trọng , nên cứ tưởng chừng việc làm của mình cái gì cũng phải quan trọng.
Trong hồi này, tác giả đã châm biếm một lớp người có danh mà không có thực, chỉ biết mang một địa vị, rồi ngồi trên một địa vị ấy cứ tưởng mình là tài cao, thực ra tài năng của những kẻ ấy không có gì đáng kể
Mặt khác , tư tưởng con người cũng có lúc ám ảnh trước một công việc quan trọng nào đó. Giả thử bệnh đau ấy không phải là mẹ của một vì vua, thì có lẽ các vị Thái y kia đã cho uống một thang thuốc phát tán từ đời nào rồi!

<< Hồi thứ Ba Mươi Ba | Hồi thứ Ba Mươi Lăm >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 995

Return to top