Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Chuyện kể năm 2000

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 60814 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Chuyện kể năm 2000
Bùi Ngọc Tấn

Chương 39
Việc gia công ấy khi có khi không, rất thất thường.
Hết đợt làm hộp, hắn lại nghỉ. Cứ ngồi hút thuốc lào, châm lửa từ cái đèn con đã vỡ thông phong. Cái đèn con mà Bình nói: “Ngày xưa nó đã từng có một cái bóng”. Mỗi sáng, Ngọc xách xe đi làm, hắn lại cẫm thấy mình là người có lỗi và đồng thời cũng nhẹ cả người vì Ngọc đã đi làm, ở nhà chỉ có hắn và mấy dứa con. Hắn có thể nằm nghỉ vì hắn cảm thấy mệt mỏi. Dạo này hắn hay đau đau ở ngực. Có vợ ở nhà, mình cứ năm ườn thân xác, thật bất tiện. Hình như cái lần ngã khi khiêng đá ở suối trại Q. N vẫn cỏn ảnh hưởng...
Trong tù hắn là người khoẻ mạnh. Hắn cảm ơn bố mẹ đã cho hắn hưởng khí huyết ấy của các cụ. Tiêu hoá tốt, không bị đường ruột, gánh gồng được... Không ốm vặt.
Chỉ có chứng đau đầu. Một năm rưỡi giam cứu làm gì không đau. Trong xà lim có mà đầu thép cũng đau. Trong xà lim, sợ nhất là lúc trưa, từ mười hai giờ trở đi. Anh tù nào chẳng thức giấc từ sớm. Ba bốn giờ sáng đã thức rồi. Nàm chờ trời sáng. Nghĩ. Nhớ. Lo. Ai vào đây cũng lo. Không có tội cũng lo. Lo thót ruột. Lo sao thoát được cảnh tù tội. Lo có những kẻ hại mình, những kẻ ngậm máu phun người. Thiếu gì những kẻ không bằng lòng mình, những kẻ ghen ghét. Và bây giờ thì giậu đổ, bìm leo. Rồi tự vấn lại mình. Thấy mình cũng có nhiều câu nói bậy bạ, cần phải chấn chỉnh. Như nói về nông thôn đang xuất hiện bọn cường hào mới, như nói rằng những người có năng lực, sống bằng sự làm việc của mình, không sống bằng đầu gối. Đảng thì bận gì đến mày mà mày lại nói: Nếu cứ đảng viên mới được đề bạt vào cương vị lãnh đạo, thì tất yếu có một loạt đảng viên cơ hội, quần chúng cơ hội sẵn sàng làm mọi việc để được vào Đảng. Rồi lại nói: Bây giờ nếu có vợ bán gạo, người yêu bán thịt, một “dì” nữa bán bách hoá thì không phải lo nghĩ gì.
Những câu nói đó có khi rải rác cách nhau hàng năm trời, trong lúc nhiệt huyết bàn thế sự với anh em bè bạn nay được gom lại, để cạnh nhau thì rõ ràng mình là kẻ bất mãn, chống đối thật rồi, không cựa quậy đi đâu được. Cũng giống như những hoá chất bình thường để cạnh nhau sẽ nổ tung và biến thành một chất hoàn toàn mới. Mà các vị công an, tác giả vụ án của hắn hẳn không thể bao giờ mắc sai lầm bắt nhầm người. Họ vốn là những nhà hoá học đầy tài năng. Không như những người khác, các ông ấy rút ngắn, cắt bỏ mọi khoảng cách thời gian để những câu nói, những hiện tượng bất mãn rải rác ấy liền kề nhau. Thế là nổi lên bản chất của hiện tượng. Thế là tổng hợp được điều cốt lõi từ những sự việc bình thường nhất. Bộ mặt thật vẫn ngụy trang che giấu bỗng hiện ra như tờ giấy ảnh ngâm vào thuốc hiện hình. Thế là nhìn vấn đề dưới con mắt nghiệp vụ, được nhãn quan cảnh giác cách mạng chiếu sáng, vạch trần được một kẻ bất mãn, một kẻ biến chất,, hoạt động chống phá tinh vi. Hết đường chối cãi. Có ai khiến anh tâm huyết. Có ai khiến anh chõ vào những công việc không phải của anh. Anh làm như anh sáng suốt hơn cả Đảng. Khoan hãy nói đến đúng sai, nếu anh nhiệt tình, nếu anh xây dựng sao anh không nói có tổ chức? Sao anh không nói trong cuộc họp? Sao anh không kiến nghị với Đảng? Đảng là của dân. Do dân. Vì dân. Không lý gì có lợi cho dân mà Đảng không làm. Tôi nói có đúng không?
Thật dại dột. Cái trò chính trị xó bếp. Và cũng đáng đời thôi, khi mày là một tế bào của cuộc sống bình thường. Hiểu nó. Thở hơi thở của nó. Mày hiểu sự thật ở nhà máy cơ khí nổi tiếng toàn quốc đốt pháo mừng công hoàn thành 110% kế hoạch năm trước hai ngày (và mày có được mời dự tiệc liên hoan cùng với bao nhiêu chức sắc trong thành phố tại tầng hai mậu dịch Ngã Bảy), nhưng sau đó lại có hàng đoàn thợ bí mật ra bãi để máy, sửa chữa, lắp thêm chi tiết cho máy lô-cô, việc làm ấy kéo dài hết tháng Giêng, vì phần lớn chưa thành thương phẩm. Số máy ấy còn nằm han gỉ ở bãi cho đến giữa năm sau, do chẳng có nơi nào cần, hơn nữa chất lượng quá tồi. Mày hiểu chị Chân nguyền rủa hợp tác xã khi ba lần chị đi nhận rạ, chầu chực cả tối, gọi tên từng người, cân từng cân rạ chỉ được tòn ten một quẩy không đủ dọi mái nhà bị dột, không bằng chị vơ một lúc rạ rơi dọc đường. Mày hiểu nỗi đau của những con đĩ ngựa mỗi khi mang từ cửa hàng mậu dịch về ba lạng thịt bạc nhạc Và mày khẳng định Bách không đủ tư cách là một đảng viên bình thường, đừng nói là bí thư, là biên uỷ...
Cũng tại mày thôi. Tại mày có cái đầu cứ biết tổng hợp, suy nghĩ, không chịu để người khác suy nghĩ hộ. Nhưng cái đầu suy nghĩ cũng chẳng việc gì, nếu cái mồm mày không nói ra. Chỉ tại cái mồm. Hoạ tự khẩu xuất. Bệnh tòng khẩu nhập. Bố vẫn thường dặn như vậy. Lẽ ra không được nói những điều mình nghĩ với bất cứ ai, kể cả vợ. Người thứ hai biết đã không là bí mật nữa rồi. Chuyện ông vua có tai lừa hẳn mày còn nhớ. Rồi lại còn bè bạn xa gần cứ đến ăn ngủ ở nhà. Hoàn toàn không nên. Sự lui tới của bè bạn từng làm mày yêu đời, yêu nghề, kích thích mày làm việc đã giết mày. Sự quý mến của bè bạn đã giết mày. ăn. Uống. Chuyện. Cười. Nói. Văn chương. Thế sự. Cái giá phải trả cho sự làm việc, cho nghề nghiệp, cho thành công đắt quá. Bởi vì đã viết văn là phải suy nghĩ. Đã có tí chút thành công và còn hứa hẹn một điều gì nữa, đã cởi mở chân thành lại coi sáng tác là lẽ sống của cuộc đời, thì bạn bè sẽ đến với mình thôi. Chết là ở chỗ ấy. “Nhà anh ngày nào cũng một khay bã chè cơ mà”. Họ biết hết. Không thể giấu họ điều gì. Bài học này cay đắng quá. Lẽ ra không nên có bạn. Không nên nói. Không nên suy nghĩ. Nhưng đã là con người phải có bạn bè. Có cái đầu phải suy nghĩ. Và không thể không nói những điều suy nghĩ với bạn. Đừng ngụy biện. Thế còn bao người khác, họ không có bè bạn hay sao. Họ không nói hay sao. Họ không suy nghĩ hay sao. Chỉ có điều họ không nói như anh. Không suy nghĩ như anh. Không kết bạn như anh. Ngưu tầm ngưu. Mã tầm mã. Bọn bất mãn các anh chơi với nhau, câu kết với nhau. Không ai đứng ra tuyên bố thành lập tổ chức, nhưng thực sự là tổ chức đấy. Thế là có tổ chức mà không có tổ chức. Không có tổ chức mà vẫn có tổ chức. Tinh vi lắm. Nhưng không thoát khỏi con mắt nhân dân đâu. Không che giấu được ai đâu.
Khó mà cãi được những tội sờ sờ ra như thế. Chút lòng trung thực từ sau xin chừa. Đến bao giờ được ra. ôi! Quãng đời trước thật là hạnh phúc, thật là tươi đẹp. Chẳng bao giờ còn quay lại nữa.
Cứ thế mà nghĩ. Mà chờ trời sáng. Chờ ông quản giáo tới mở cửa để đi đổ bô. Rồi lại vào. Lại nghĩ. Di quanh quẩn, năm xuống, rồi lại nhỏm dậy. Đứng lên, rồi lại nằm xuống. Chờ quản giáo mở cửa, lấy cơm. An xong, khoảng hơn 10 giờ chứ mấy. Nằm. Rồi lại ngồi dậy. Đứng lên. Sực nhớ đến mấy con rệp nhốt trong túi giấy bóng kính bao thuốc lá Berati. Lại đem ra chơi dù hôm qua đã chơi rồi.
Học Đỗ, làm thí nghiệm xem rệp nhịn đói được bao lâu. Đỗ bảo nhốt ba tháng nó vẫn chưa chết. Chẳng biết có đúng không. Hắn mới nhốt con rệp được đúng tám tuần lễ thì buồn quá, không chờ được, đã dem con rệp ra cho nó hút máu. Tám tuần lễ nhịn đói, con rệp gần như khô đi. Mỏng và trong vật vờ như tờ giấy bóng. Nhưng khi bắt ra để trên cổ tay chỗ mạch đập, chỗ các ông lang hay bắt mạch, ngửi hơi máu, ngửi hơi người, cu cậu tỉnh ngay, bò, xoay xoay và chổng đít lên cắn da hút máu. Đau, nhưng cố chịu để xem nó hút máu như thế nào. Say sưa làm. Đứng im một chỗ. Chân gại gại trên da buồn buồn. Chỗ nó cắn không đau nữa mà ngứa. Cứ bình tĩnh, không đi đâu mà vội. Cho mày hút đẫy bầu đấy. Hẳn là một bữa đại tiệc. Cu cậu lịm đi. Nhìn rõ vệt máu đỏ tươi chảy xuống bụng lềp kẹp mỏng tang của nó như dòng máu khi tiêm ven chảy vào xi-ranh. Thế rồi những lần sau đó chẳng tính thời gian để kiểm tra thí nghiệm của Đỗ nừa, mỗi khi buổn quá lại bắt nó ra cho hút máu. Khi một tuần. Khi nửa tháng. Lại còn xếp những que diêm sóng hàng bắt ba bốn con rệp chạy qua que diêm, như kiểu chạy vuợt rào. Chân bé xíu mà chạy rất nhanh, vượt qua que diêm rất nhanh. Cũng lồng lên như ngựa.
Thú vị. Nhưng chơi lâu cũng chán. Nhất là những con rệp cứ rẽ ngang, định chui vào kẽ ván. Cái giống rệp sống cuộc đời tăm tối âm thầm quá.
Lại nhốt rệp vào túi giấy bóng Berati. Lại đứng lên. Lại ngồi xo ró một mình. Lại nằm. Lại nghĩ. Lại nhìn vết ố ở trên tường gần cửa xà lim, nơi vẫn đứng lom khom nói chuyện với Đỗ. Vết ố giống hệt cái đầu Dostoiepski. Cũng cái sọ to, đôi má hóp, cặp mắt sâu và chòm râu dài. Buồn bã. Khắc khổ. Kiên nghị. Chịu đựng Nhẫn nại. Càng nhìn càng giống Đốt. Rồi nhìn chữ “Khánh” khắc trên tường xà lim. Khánh nào nhỉ. Có phải Khánh cướp của giết người trên thuyền ầm cả thành phố dạo hắn còn làm báo không? ông Tri viện kiểm sát ngày ấy đã nói với hắn là vụ Khánh không xử được, vì Khánh treo cổ tự tử.
Khánh xé màn buộc vào gióng sắt chắn cửa sổ thông hơi, rồi treo cổ chết, chân vẫn chạm vào sàn. Nếu là Khánh ấy thì Khánh đã chết ở đây, trong xà lim này. Cửa sổ treo cổ Khánh, cái cửa sổ từ khi lắp đến nay chưa một lần được mở. Mình đã bẻ một nan chớp, đu người lên, nhìn thấy B lao động, thấy anh tù động kinh đang ăn cơm bỗng ngã vật xuống đất, rồi lại bò dậy nhặt bát xúc cơm ăn tiếp. Nhưng Khánh lấy gì khắc vào tường bê-tông nhỉ? Phải là một cái đinh to. Mình thì chẳng thể có cái gì. Mảnh sắt tây giết rệp cũng là của anh tù trước để lại. Anh ta giấu rất khéo. Ngay dưới cái cùm. Anh ta là ai? Mắc tội gì? Hẳn anh ta chẳng biết ai sau anh ta sẽ dùng con dao tự chế này. Cũng như mình chẳng biết ai sẽ dùng con dao này sau mình. Chỉ cần mình yểm khéo. Và người ấy tìm thấy. Nhưng người ấy là ai? Một tên giết người? Một phần tử chống đối? Hay một kẻ buôn thuốc phiện lậu? Còn những ai sẽ đến đây. Cái xà lim này còn nhốt những ai? Đúng tội Oan khuất? Người ấy chưa được sinh ra. Chưa là một tế bào trên cuộc đời này. Già rồi. Hay đang là một em bé lẫm chẫm biết đi và sà vào lòng mẹ.
Bởi vì đã có xà lim là phải có người bị nhốt. Bởi vì đã là cuộc đời thì phải có những người lao tù và những người cao sang quyền quí, những tội phạm và những người canh giữ tội phạm. Mình đến sau Khánh ba năm. Ba năm trước, chẳng bao giờ mình lại nghĩ phải vào xà lim như Khánh và mình kinh tởm Khánh. Bây giờ minh vẫn kinh tởm Khánh, nhưng mình hiểu những gì Khánh đã chịu, bởi Khánh đã sống giống hệt mình ở đây, ngay trong cái nhà mồ này. Khánh tự tử chân vẫn chạm sàn thì ghê thật. Hẳn Khánh rất quyết tâm và đã hoàn toàn tuyệt vọng. Vậy là người ta đã gỡ Khánh xuống, đặt Khánh nằm trên miếng ván gỗ này.
Hắn ớn lạnh, và gạt ngay những ý nghĩ khủng khiếp tiếp theo về chuyện lưng hắn vẫn đặt lên những miếng ván lim đã đặt xác Khánh, về chuyện hắn sống chung với một cái xác trong xà lim tối tăm như một nấm mồ. Hắn cảm thấy Khánh vẫn có mặt ở đây Vẫn im lặng đi lại như hắn vẫn im lặng đi lại. Và vì cái xà lim quá hẹp, quá tối, Khánh cứ phải né tránh hắn, nhưng sẽ đến một lúc hắn và Khánh đâm sầm vào nhau.
Hắn tự bảo: Thôi. Không nghĩ đến chuyện ấy nữa. Hãy nhìn Đốt. Giống quá. Khi khom lưng nói chuyện với Đỗ, cúi xuống vừa trông thấy vết vôi tróc trên tường, mình đã nhận ra ngay là Đốt. Đốt có mặt trong xà lim với mình vì Đốt biết mình đau khổ. Thế kỷ trước Đốt bị lưu đày. Đến thế kỷ này mình bị lưu đày Rất nhiều người đã bị lưu đày. Đốt đến với mình, động viên mình sống. Và Đốt hẳn cũng đã động viên Khánh treo cổ. Tôi không muốn chết Đốt ạ, tuy sống thế này còn khổ cực hơn chết. Tôi vẫn muốn sống dù biết rằng cuộc đời thế là hết rồi. Nhưng còn vợ, còn con, còn bố mẹ, anh em, bè bạn. Phải sống dù khốn nạn đến đâu. Nhưng đã sống thì phải sống dai, sống lâu. Để thấy cuộc đời này thay đổi. Tôi tin là sẽ phải thay đổi. Nhưng lâu. Rất lâu. Chỉ sợ tôi không còn sống đến lúc ấy.
Hắn ao ước được sống đến lúc ấy. Để được “cô đơn ngồi bên giấy trắng” kể lại những gì đã trải. Kể lại cuộc đối thoại với Đốt. Ngày xưa hắn thương Đostoiepski tù đầy, nợ nần, nghèo túng. Và bây giờ hắn nghĩ hắn khổ hơn Đốt về mọi mặt: Nợ nần, nghèo túng, tù đầy. Nhất là Đốt đã hết hạn lưu đầy. Hắn chỉ mới bắt đầu.. Ông Lan đã bảo là ông có đủ kiên nhẫn. Đó là phẩm chất của ông, mà dù khiêm tốn ông vẫn cứ nói ra, vì ông buộc lòng phải nói. Còn câu nói nào táng tận lương tâm hơn, đểu hơn, khủng khiếp hơn. Hẳn là hắn sẽ phải ở đây cho đến chết. Nhưng hắn không thể nhận những điều hắn không có. Cho dù ông Lan có kiên nhẫn đến đâu chăng nữa. Cho dù hắn phải húc đầu vào thép. Cuộc đối đầu giữa hai ý chí. Hắn quyết không để bị bẻ gẫy.
Thế là mọi ý nghĩ lại quay lại thực tế xà lim, thực tế hắn bị bắt, mong đợi được hỏi cung. Và không biết ở ngoài kia người ta đang gọi hỏi những ai, tìm những tội lỗi gì về hắn. Người ta có đủ mọi lợi thế. Người ta lại có cả một tập thể tinh thông nghiệp vụ, trí tuệ sắc sảo, đang tìm kiếm và không bỏ qua những sai sót nhỏ nhất của hắn. Còn hắn bị tước đoạt mọi thứ, cô đơn tại đây. Buổi hỏi cung tới sẽ là những vấn đề gì. Hắn sẽ phải trả lời ra sao. Bắt người dễ. Tha người khó. Rõ ràng các ông ấy không có ý định tha mình.
Lại bồn chồn. Lại cố nén một cái gì đó trong lòng. Lại nằm xuống. Lại đứng lên. Thời gian cứa từng nhát vào thân thể, vào trí não, vào thần kinh như vật chất cùn, rắn và gai. Cho tới một hai giờ trưa thì đã thức, đã suy nghĩ, dằn vặt, quanh quẩn hơn mười tiếng đồng hồ liền. Thần kinh bị kéo càng hết cỡ. Hắn đập đầu vào tường vẩy cách âm. Hắn đập thái dương, đập trán, dập gáy để cái vòng đầu hắn được hưởng sự vỗ về của những con ốc xi-măng nhọn hoắt trên tường xà lim. Đầu óc tê đi. Dại đi. Dịu đi. Hắn đã đập thế bao lần. Hàng tỷ tế bào thần kinh đã chết. Mà cái giống ấy đã chết là không sinh lại. Thảo nào vợ hắn bảo hắn mụ mị đi, bảo hắn như người ngớ ngẩn. Đại loại khi thấy đa rau muống luộc xanh non và bát nước rau đánh giấm chua là hắn kêu lên:
- Rau ngon nhỉ! Xanh quá!
Trong tù có thể ăn thịt trâu nhưng không thể có rau muống luộc. Bọn nhà bếp nó bảo luộc một bữa rau muống vất vả bằng mấy giết trâu. Vì phải luộc từng mẻ, được mẻ nào vớt ra nong. Mấy mẻ lại phải thay nước. Nếu không nước rau đặc thành cao mất. Luộc cho hàng nghìn người thì đến bao giờ. Thế mà ngọn rau cũng cứ đen sì. Nàm năm tù chỉ được ăn mỗi bữa rau muống luộc.
Ngọc mang về cây nứa làm sào phơi là hắn lại nói:
- Đi rừng đẵn nứa là khổ nhất. Nứa mọc thành khóm, những cây bên ngoài đã chặt rồi, mình phải chặt cây bên trong, gốc nứa xóc vào tay. Sợ lắm.
Và không có gì kìm hãm được hắn, hắn tiếp:
- Lại còn cái ngọn nứa mới khốn nạn cơ. Cao phải đến sáu bảy mét, luồn vào cành cây cổ thụ, dây nhợ 6. 5 chằng chịt. Co người mà giật, rồi đu người kéo xuống. Bọn đi rừng quen họ chém nứa để đầu mặt lại. Mình chưa có kinh nghiệm chém mất đầu mặt, khi đu lên, cây nứa bị tay bóp mạnh giập đánh “rốp” suốt vào lòng bàn tay...
Và hắn xoè bàn tay ra, những vết sẹo cắt ngang lòng bàn tay hắn. Ngọc và lũ trẻ phải nhắm mắt lại. Ngọc gắt:
- Thôi, anh đừng nói nữa, kinh lắm.
Nhưng hắn không thể không nói. Cái gì cũng gợi những ngày tù. Cái hôm mỗi sổ được mua một ki-lô bánh mì trừ vào tiêu chuẩn gạo, hắn vừa ăn vừa nói:
- Có những cái bánh mì đỏ hồng. Như thắt lưng các cụ ngày xưa. Mọt nó thôi ra đấy. Toàn mọt, nhưng vẫn phải ăn. Chẳng lẽ vất đi.
Ngọc nhìn hắn van xin:
- Em lạy anh. Anh đừng nói những chuyện ấy nữa.
Hắn biết Ngọc không mnốn nghe “những chuyện ấy”. Ngoài Bình ra, hắn chẳng còn ai tâm sự. Mà Bình còn bận công việc, thỉnh thoảng mới đến.
Thì hắn tâm sự một mình. Hắn ngồi lâm bẩm một mình:
- Không phải ăn rau nấu chảo gang. Cứt của mình không đen sì như cứt lợn nữa.
- Cái răng hôm nay lại đau mới chết chứ.
Thế là một chuỗi liên tưởng: Min đâu? Còn đi với Dự hay mỗi người một phương rồi? Giang sắp được ra rồi đây. ăn đủ ở đủ cũng chỉ tháng sau thôi.
Hắn có hàm răng chắc. Không đẹp nhưng chắc và tốt. Khi hắn nằm xà lim 76, một cái răng hàm bắt đầu bị đau. Đó là cái thứ hai từ trong ra, hàm dưới, bên phải. Hắn ăn bánh mì và một chút bánh mì giắt ở mặt nhai. Mỗi bữa một tí. Mặt nhai thủng. Thỉnh thoảng lại đau. Xói lên óc. Đau đến vã mồ hôi. Ngọc gửi vào lọ dầu cao sao vàng, hắn lấy tăm chấm cao vào lỗ đau cho tê đi. Nhưng cũng chỉ được một lúc. Thế rồi hắn lên QN. Hôm ấy đúng ngày sinh nhật hắn, hắn đang gánh nước tưới thì Sơn đến. Sơn dúi cho hắn chiếc ngô nướng. Một bắp ngô dài, đẫy, vừa nướng xong: “Quà sinh nhật anh đấy”. Món quà sang trọng của người bạn chí tình. Nó chứng tỏ mình vẫn là một con người. Dạo ấy Sơn chưa nhìn hoa đen, Sơn chưa đứng ở cửa nhà mét như một cây cột mới trồng. Sơn chỉ gầy thôi, trán cao bóng lọng, da mặt bóng lọng.
Hắn giắt vội cái bắp ngô vào cạp quần. Nóng bỏng. Cứ phải luồn tay vào lăn từ chỗ nọ sang chỗ kia không thì chín thịt bụng mất. Nóng không chịu được. Tưới hết gánh nước, cái bắp ngô đã nguồi nguội, hắn quẩy thùng đến trước ông vũ trang:
- Báo cáo ông, tôi xin phép ông tôi đi ngoài. (Rõ ràng thừa một chữ tôi nhưng đó là cách đạt câu của anh em tù để tăng cường sự lễ phép. Cách đặt câu ấy sau này khi đi làm hắn vẫn dùng để nói với các sếp).
Ông vũ trang phẩy tay như có ý bảo: Đi đi. Hắn quẩy thùng xuống suối. Đặt thùng ở bờ suối, rửa chân tay, rồi lội qua suối sang bên kia, vào trong một bụi rậm, tụt quần và... lẽ ra ỉa thì hắn lại ăn. Hắn cầm bắp ngô đưa lên miệng. Không được chủ quan với các ông ấy. Tù hay ỉa non đái ép. Có anh ngày xin đi ỉa mấy lần, nhưng chẳng ỉa ra tí phân nào, mà cứ ngồi lì hàng nửa tiếng đồng hồ trong rừng. Thế là các ông ấy mò tới tận nơi kiểm tra. Tụt quần, thò đít ra là yên tâm dù có bị muỗi đói xô đến đốt, ngứa gãi mẩn đỏ cả hai mông. Các ông ấy từ xa thấy vậy là không đi đến nữa.
Cái bắp ngô thơm lừng dù đã nguội hẳn. Hắn gặm một miếng và nhai. Rắc. Chiếc răng hàm bị sâu vỡ đôi. Hoá ra là bắp ngô già, khi nguội cứng như đá. Hoá ra cái răng hàm của hắn đã ruỗng hết bên trong. Cái răng hàm gẫy. Adieu un dent.
Nó gẫy cũng được thôi, nhưng nó còn lại một nửa nhọn hoắt như lưỡi mác. Khi nói chỗ ràng nhọn ấy cào vào lưỡi. Lưỡi nhiễm trùng. Sưng vù. Không nói được. Cổ nổi hạch. Đau. Nuốt nước bọt cũng khó. Không ăn được. Uống nước cũng đau. Hắn phải nhờ Giang ăn cắp một cái giũa trong xưởng mộc, bồng về trại, đưa cho hắn. Rồi hắn lại mang ra chỗ làm. Lừa lúc gần trưa vắng vẻ, hắn đưa giũa cho Min, làm ở toán chăn nuôi gần đấy. Hai người ngồi thụp xuống khuất sau bờ tường chỗ con lợn đực giống ở phía cuối dãy chuồng lợn giáp với bìa rừng.
Thấy người, con lợn đực giống kêu “hộc hộc” “hộc hộc” rung cả chuồng. Đó là một con tê giác thì đúng hơn. Có lẽ nó phải thọ vài chục tuổi. Nó dài hơn hai mét, nặng khoảng dăm tạ. Da dày nặng trĩu như muốn tách ra khỏi thịt chảy xệ xuống thành một thứ áo giáp đạn bắn chưa chắc đã thủng. Hai mắt húp híp lúc nào cũng có hai cục dử bằng ngón tay. Lông nó cứng như dây thép và chỉ cần nghe thấy tiếng một con lợn cái nào ở phía xa là nó ghếch chân lên tường thò đầu ra “hực, hực”, rồi phóng tinh vào tường chuồng như tưới. Không một con lợn cái nào chịu được nó. Khi nó ghếch hai chân trước lên làm cái việc truyền giống, con lợn cái to nhất cũng sệp xuống đất bẹp rúm như con lợn hàng mã. Trưa hôm ấy nó cũng ghếch chân lên tường, thò cái mõm bè bè, dài như gầu sòng ỏhộc hộc”, mép vén lên, hai răng nanh trắng nhởn chĩa ra như răng lợn lòi và chăm chú quan sát bọn hắn qua đôi mắt ti hí đầy dử.
Hắn há mồm bảo Min: “Đấy đấy. Thấy chưa” Min đưa giũa đè cái lưỡi cứ cong lên của hắn:!Thảý rồi. Rồi. Thè lưỡi ra nhé. Thè dài ra. Thế. Min giũa, “Kít kít kít kít” và dừng lại hỏi hắn: “Đau không?” Hắn lắc đầu, đưa đưa lưỡi, rồi thò tay vào mồm kiểm tra:
- Cho thêm mấy nhát nữa đi.
Cẩn thận, Min nhỏm lên nhìn chung quanh xem có ông công an nào đến không, rồi lại cầm giũa “Kít kít kít... “
Khi việc chữa chạy đã xong, hai người đứng lên, con lợn sợ hãi “hộc hộc” mấy tiếng, hạ chân xuống đứng ở giữa chuồng im lặng, mắt híp nhìn xéo bọn hắn và hoàn toàn bất động như một bức tượng. Hắn quay đi, nhổ ra một đống nước bọt to lẫn với mùn răng và bước xuống suối. Hắn vốc nước suối, súc miệng, rồi vứt giũa vào bụi rậm. Cái giũa sắc cực tốt. Giang lấy cắp cho hắn là Giang sẵn sàng chấp nhận xà lim. Trong tù người ta kị nhất là trữ muối và ăn cắp giũa. Đó là những thứ để trốn trại.
Mất cái đầu nhọn, chiếc răng không cà vào lưỡi nữa. Lưỡi hết sưng, hạch cổ biến mất. Hắn lại ăn uống, nói nàng được bình thường. Nhưng chiếc răng thỉnh thoảng vẫn đau, thỉnh thoảng vẫn hành hạ hắn. Một hột cơm rơi vào hốc tuỷ là đủ chết. Đau vã mồ hôi. Đau lăn đau lộn.
Được tự do, chiếc răng ấy vẫn làm hắn khổ. Hắn tiếc hàm răng chắc của hắn. Ngọc bảo: “Hay là anh đi nhổ đi. “Hắn nói: “Nhổ một chiếc là nó xô cả hàm”. Thực ra hắn ngại. Ngại đến bệnh viện. Ngại đau.

<< Chương 38 | Chương 40 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 900

Return to top