Từ hai căn nhà lợp lá cọ hình thước thợ lẩn dưới tán lá những cây to vọng ra tiếng cười nói làm Hiển và hắn tin rằng mình đã đến nơi định đến. Hiển dựng xe ở vách. Hai người rụt rè bước vào. Trước mặt hắn là một khung cảnh quen thuộc. Đó là nơi làm việc văn phòng, mà từ khi đi công tác hắn đã sống và trưởng thành, vì thế hắn còn thấy gần gũi nữa. . Là nơi cán bộ công nhân viên ngày ngày đến với sổ sách giấy tờ và được công nhận cái danh hiệu vẻ vang là người nhà nước. Tủ đứng mậu dịch xếp liền nhau. Bàn mậu dịch cùng đánh một mầu dầu bóng. Những người công an nam nừ mặc sắc phực ngồi trước bàn. Một cái bàn chỉ dể ấm chén, phích, gầm bàn có sọt để điếu cầy.
Thấy hắn vào, tất cả im câu chuyện. Hắn và Hiển đưa giấy tờ cho một cô thượng sĩ:
- Báo cáo bà. Chúng tôi đến lấy giấy tờ.
Người này chỉ sang bàn bên. Một cô trung sĩ trẻ da ngăm ngăm, xấu xí, quê mùa cầm lấy tờ giấy.
- Anh chờ một tý.
Đã lâu lắm hắn mới nghe thấy âm thanh của phái đẹp. Nó trong. Vang. Ngân nga. Nó lăn vào lòng người êm dịu.
Cô trung sĩ vào sổ và giở một cái cặp ba dây. Cô bảo Hiển sang bàn bên (chắc hồ sơ tù án để riêng). Bên ấy cũng là một trung sĩ. Tiếng máy chữ bỗng rộ lên rào rào, giòn tan, vui vẻ. Cô trung sĩ đứng lên mở tủ. Cô quá béo. Hàng cúc áo quân phực chật căng, tóc xoã xuống vai mềm mại. Hắn cảm thấy cô xinh đẹp, uyển chuyển nữa. Hãy thông cảm với hắn. Hắn là người có thẩm mỹ. Nhưng hắn đã nhìn những khuôn mặt sát khí đằng đằng của các ông quản giáo súng lục trễ hông, các ông vũ trang lạnh lùng, súng trường lệch vai quá lâu rồi. Ngày đêm, chung quanh hắn chỉ là những người tù, toàn đàn ông quần áo xám một màu, những số tù di động, những nước da bờn bợt, sưng sưng, cử động chậm chạp, nhìn xuống, miệng mím, đôi mắt mệt mỏi lờ đờ. Thấy những người không thuộc đối tượng quen thuộc ấy, hắn đều thích thú.
Như hôm chuyển trại từ Q.N lên dây, cùng già Đô "hai ba nào" nhảy xuống đái, hắn bỗng nhiên nhìn thấy đồng bằng. Những bà mẹ ngồi ở vệ đường với quang gánh cải bắp. Những đứa bé cởi truồng, thò cả chim chạy theo người lớn, vừa chạy vừa khóc trong tiếng vọng về của một phiên chợ gần đâu đó. Hắn như tỉnh lại. Lúc này hắn thấy các cô sao mà uyển chuyển và duyên dáng, nhất là mái tóc. Những mái tóc mềm mại óng ả chảy xuống vai. Thì ra cuộc đời vẫn tồn tại những mái tóc như vậy.
Cô trung sĩ đưa cho hắn một tờ giấy nhận tiền:
- Anh chờ một tý, chị thủ qũi sắp về.
Hắn bảo Hiển:
- Khéo muộn mất. Sắp trưa rồi. Cô trung sĩ thông cảm với hắn:
- Ô-tô có đến ba giờ chiều cơ. Anh tranh thủ nhận quần áo và thay, trả quần áo cho trại.
Cô mở một tủ khác, đưa cho hắn bộ quần áo nâu. Hắn biết ai về cũng được phát bộ quần áo nâu này. Bộ quần áo của tự do đấy. Mặc bộ quần áo ấy anh là người tự do. Đó là bộ quần áo khao khát ước mơ. Hắn cầm bộ quần áo gụ, mới tinh, hỏi lối và đi sang phòng thay quần áo. Chỉ một mình hắn. Hiển không nhận quần áo nâu. Hiển đã có bộ cánh người nhà đem lên, Hiển không cần. Phòng thay quần áo liền bên, hơi tối, vì các cửa đều đóng. Những cây luồng buộc từ cột nọ sang cột kia, chạy bốn chung quanh. Rất nhiều quần áo tù cũ vắt ở đây. Muỗi đói vo ve bay lên, rồi lại đậu xuống những chữ số đỏ đen lòi ra ở những chiếc quần ảo mốc hôi hám, dấu vết trút lại của những người thoát khỏi tù đày, về với tự do.
Hắn thay nhanh. Hắn ngắm nghía bộ quần áo nâu mặc trên mình, vuốt vuốt nếp áo, kéo cái ống quần, hớn hở và sung sướng như hồi còn bé, mẹ hắn may cho hắn bộ quần áo nâu khi hắn ở vùng giáp ranh về từ biệt mẹ, đi lên Thái Nguyên. Lần ấy, chính mẹ hắn vuốt tà áo, kéo gấu quần cho hắn. Từ xám chuyển sang nâu, hắn đã đổi màu. Hắn không vắt bộ quần áo tù của hắn lên cây luồng để trả trại. Hắn gấp và cuộn tròn bộ quần áo cũ, lấy dây dải rút ở cái quần dài quấn lại như bó giò thật chặt, rồi đút vào ca, cho ca vào túi. Cái túi nom chẳng phồng ra bao nhiêu. Cái trò yểm hắn thạo. Hắn muốn đem bộ quần áo tù CR 880 của hắn về nhà, cho vợ hắn, bạn bè nom thấy màu tù, cái đã khoác lên người hắn cả quãng đời vô tận vừa qua. Hắn muốn đem về làm kỷ niệm.
Hắn nghe thấy tiếng người rộ lên bên văn phòng. Tiếng các cô thánh thót, ríu rít, tiếng đàn ông cười vui. Hắn hiện ra ở cửa văn phòng với bộ quần áo nâu.
Và hắn lại nhìn thấy ông Thanh Vân. Ông đang kiễng chân giơ một tệp sách lên cao giữa gần chục bàn tay trắng trẻo của các cô công an từ hạ sĩ đến thượng sĩ.
Một cô kéo tay ông Thanh Vân xuống:
- Đưa đây xem nào.
Một cô khác:
- Hay không đấy?
Cô trung sĩ béo tin tưởng: .
- Truyện Thanh Vân chọn thì nhất rồi.
Người ta đang giải lao. Người ta đang nô đùa một tý.
Ông Thanh Vân đặt mấy quyển sách xuống bàn. Các cô mỗi người một quyển. Hắn thấy một quyển truyện của người bạn hắn. Và kìa Quyển “Người gác đèn biển". Quyển truyện của hắn. Quyển truyện hắn viết. Hắn đã là người viết văn. Tên hắn in trên bìa sách chứng tỏ điều đó.
Như có một ma lực, hắn bước đến chỗ ấy. Hắn buột kêu to như gặp lại con mình:
- Thưa các ông các bà, đây là sách tôi viết.
Mọi người ngơ ngác. Cả Hiển cũng không hiểu câu hắn vừa nói.
- Cái gì? Anh nói gì?
Đấy là câu hỏi của ông Thanh Vân. Han cầm lấy quyển truyện. Bìa có đóng dấu của trại. Hắn nhìn mãi vào những chữ tên hắn in trên bìa sách. Thật không tin được. Bề thế, trang trọng như nhiều tên tác giả khác, như mọi người làm văn hoá khác. Mọi người đáng được kính trọng khác. Tôi đã quên tên tôi dưới mặt trời. Hắn choáng váng muốn ngã. Hắn lật trang trong”. Mùa hè đã về trên biển. Câu mở đầu quyển truyện của hắn. Bỗng nhiên hắn đối mặt với tuổi trẻ của hắn. Tuổi trẻ phơi phới và tin tưởng. Coi thường mọi vất vả khó khăn. Buổi gặp gỡ với độc giả do Thư viện Hà Nội tổ chức khi hắn tròn ba mươi tuổi. Những độc giả trẻ đáng yêu tuyệt vời. Những giờ phút trí tuệ thăng hoa. Nhưng đêm khuya, như một con ngựa kéo cày, đánh vật với ngôn ngử. Và những chuyến ra khơi mê hoặc. Sóng cứ to lên mãi. Nước cứ xanh lên mãi. Biển đó. Loà nắng. Sóng dào dạt. Gió dào dạt. Hắn từ tàu xuống xuồng. Tàu chỉ đu đưa. Còn xuồng thì tung lên hạ xuống. Hắn nắm chắc thang dây ướt và bẩn. Chở sóng hút xuồng xuống, hắn nhảy. Những người khác nhảy. Sóng bắn lên mặt. Lên môi. Mặn. Xuồng vọt lèn, vào đảo. Con đường trên đảo rải toàn san hô. Hắn bám vách núi đá lên Bàn Cờ Tiên. Mồ hôi dính áo. Những cây bòng bòng héo nẫu đứng im phăng phắc. Tay bám vào những thớ đá. Chân bám vào những thớ đá. Mạt úp vào đá. Hơi đá nóng phả ra. Thở cả mang tai. Hầm hập. Hầm hập. Và bỗng nhiên tóc bay tung. Gió tới tấp Mát lạnh khuôn mặt. Đã lên đến đỉnh: Bốn phía chân trời.
Hắn lắp bắp như người nghẹn thở:
- Quyển sách của tôi!
Cô trung sĩ nhìn giấy tờ của hắn. Rồi lại nhìn tên hắn in trên bìa sách. Cô đưa tờ lệnh tha cho ông Thanh Vân đọc. ông ngẩng lên nhìn hắn chàm chú từ đầu đến chân. Rồi với giọng hiểu biết:
- Anh lại Nhân văn Giai phẩm chứ gì?
Hắn lắc đầu:
- Báo cáo ông. Nhân văn Giai phẩm có từ năm 1956, tôi bị bắt năm 1968.
- Thế anh bị bắt về tội gì?
Đúng như hắn nghĩ: Trại chỉ là cái kho. Có lệnh nhập thì nhập. Có lệnh xuất thì xuất. Ban giám thị, ban giáo dục, ban quản giáo chỉ là người giữ kho. Ông Thanh Vân, thuộc ban giáo dục, còn hỏi hắn: Anh bị bắt về tội gì?
Đối thoại sao được với ông Thanh Vân. Mỗi người một mặt bằng khác nhau. Làm sao có thể hiểu được tiếng nói của nhau. Làm sao ông có thể dịch nghĩa tội tuyên truyền phản cách mạng của hắn như anh em tù à! Tội nói sụ hật".
Hắn chỉ cười mà không trả lời ông Thanh Vân. Hắn cầm tờ lệnh tha từ tay cô trung sĩ. Hắn đi đến bàn thủ quĩ lĩnh tiền. Biết nói gì với ông Thanh Vân. Ông có biết Nhân văn Giai phẩm" là gì không. Hay ông chỉ nghe nói đến như một tên tội chung cho tất cả những người làm vàn nghệ. Hẳn ông xuất thân từ một gia đình cốt cán ở nông thôn, được số phận nuông chiều, khi bé chăn trâu cắt cỏ. Lớn lên đi học, rồi đi công tác thoát ly, vào đây làm quản giáo. Đến bây giờ hắn mới thấy ỏng còn trẻ quá. ông chỉ mười tám, mười chín tuổi.