Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Chuyện kể năm 2000

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 60805 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Chuyện kể năm 2000
Bùi Ngọc Tấn

Chương 13
Cuối tháng 9 -1954, hắn đã làm một cuộc hành trình cuốc bộ từ Việt Bắc về Hà Nội. Đúng hơn là về một làng gần thị xã Hà Đông, rồi đi ô-tô về Hà Nội. Cuộc đi bộ hàng trăm ki-lô mét kéo dài nhiều ngày ấy với hắn là những ngày hội. Không thấy mệt. Hay có thấy nhưng cứ hơn hớn. Lúc bấy giờ hắn cảm thấy người ta xếp đặt thế giới này cho bọn hắn. Như câu hát của trẻ em hiện nay “Trái đất này là của chúng mình". Bọn hắn toàn đi qua những vùng mới giải phóng. Những vùng Tây mới rút. Đồng bào, nhất là thanh niên và trẻ em các làng xóm quây lấy bọn hắn, ngắm nghía bộ quần áo màu cỏ của bọn hắn... Bọn hắn nhảy múa tới khuya và nằm ngử ở các gia đình, có khi ở sân đình. Rồi lại đi. Đi giữa ban ngày. Đi ngay trên đường nhựa. Đi và gặp nhiều đoàn khác cũng về xuôi.
Nằm chờ ở một vùng Hà Đông, bọn hắn được tập trung ở một sân đình rộng. Và hắn không thể ngờ được: Anh Diệu, người anh con ông bác ruột, ở Tuyên Quang, cũng có mặt trên sân. Hắn hiểu: Tất cả cơ quan đầu não của ta đã có mặt ở đây, áp sát thủ đô, sẵn sàng vào Hà Nội.
Hắn nhớ - điều này hắn nhớ - giọng trầm và chậm của ông bác sĩ, phó chủ tịch Uỷ ban quân chính Hà Nội căn dặn bọn hắn:
- Các đồng chí hãy nhớ lời dạy của Bác Hồ: “Người cán bộ kháng chiến nghìn vàng không mua được”.
Hắn lại trúng số độc đắc: Được lựa chọn trong số người vào Hà Nội trước, chuẩn bị cho Đại quân ta vào Thủ đô.
Bọn hàn, những thanh niên hai mươi tuổi, kiểm tra lại từng cái (ây buộc bát sắt trên túi ba-lô. kéo lại xanh-tuya, rồi lên ô-tô. Tới một chỗ, có xe ô-tô của Tây đón. Hắn giữ được nét mặt tỉnh bơ khi các nhà báo chụp ảnh ở nơi đón tiếp. Ngồi cùng ô-tô với hắn là một người lớn tuổi, nghĩa là gần ba mươi, một thanh niên đã chiến đấu và rời Hà Nội cuối năm 1946, đi kháng chiến. Đồng chí Vũ, đoàn phó "Đoàn thanh niên công tác" của hắn.
Xe tải nhà binh, có mui, có ghế ngồi bắt vào thùng xe. Phía cuối xe là hai lính thuộc dịa, nước da nâu, cầm stíng dể ngang đầu gốl. Hắn ngồi cạnh đồng chí Vũ. Hắn chỉ nghe nói đến Hà Nội khi hắn đi học trên Thái Nguyên. Những chợ Đồng Xuân, cầu Long Biên, những Nam Đồng, ô Chợ Dừa. Những tên gọi qua thơ Văn Cao. nhạc Nguyễn Đình Thi, bút ký Trần Đăng. Những tên gọi ấy là khát vọng, là lương tâm của hắn, của những người đi kháng chiến.
Hắn ngồi im nghe đường nhựa kêu dòn dưới bánh xe lăn.
Bỗng nhiên Vũ lẩm bẩm một mình, rất khẽ:
- Ngã Tư Sở!
Và một lúc sau:
- Khâm Thiên
Rồi: .
- Ga Hàng Cỏ
Tiếng thì thầm của Vũ làm hắn xúc động hơn cả tiếng gào: "Hà Nội ơi, ta đã trở về! ”. Hơn cả những giọt nước mắt chảy trên mả người chiến sĩ. Hắn biết xe đang đi qua những nơi ấy. Hắn xúc động không kém gì người chỉ huy của hắn khi xe vào giữa lòng Hà Nội.

Giờ đây hắn cũng xúc động như vậy khi xe chạy qua đê Yên Phụ về bến Nứa, khi gió mát sông Hồng phả vào mặt hắn. Lúc đó đã chiều tà. Đèn dường đã bật. Ôm cái túi có hai cân chè, một cái ca, bộ quần áo tù yểm được và một bọc thư từ, hắn đi dọc những phố xá đông đúc, chả ai để ý đến hắn. Hàng Đậu, Hàng Đường, Hàng Đào. Như một người từ cung trăng rơl xuống. Còn hơn cả Trần Đăng hồi kháng chiến "một lần đến Thủ đô", “đi giữa thành phố len dạ và ánh sáng".
Trời đã tối hẳn. Người, xe, tàu điện. Cửa hàng đèn điện. Hồng Vân, Long Vân kem máy. Hắn nắn túi. Còn ít tiền. Hắn mua ba chiếc kem hết ba hào. Đi xuôi về phía Thuỷ Tạ. Ngồi xuống một gốc cây tối và khuất. Cắn, mút. Hớp những chỗ kem chảy. Ngọt. Bùi. Mát lạnh. Thế giới vẫn còn nền văn minh này: Làm cho mọi thứ lạnh đi.
Lần này về Hà Nội hắn mua kem ăn ngay. Không như dạo 1954 vào tiếp quản. Kỷ luật tiếp quản là không được vào quán ăn uống”. Người cán bộ kháng chiến nghìn vàng không mua được". Đóng ở nhà thương Đồn Thuỷ, bọn hắn cử người đạp xe đi mua kem Cẩm Bình cho vào túi mang về, cả đơn vị cùng ăn. Bờ Hồ vẫn như xưa. Vẫn những cách đi ấy, cách ngồi chơi hóng mát, tìm sự tĩnh lặng trong ồn ào ấy. Những đàn ông ấy, đàn bà ấy, trẻ con ấy của cuộc dời. Mặt hồ phẳng lặng, gợn ánh điện như những ngày nào hắn vào tiếp quản, như những ngày nào hắn cùng vợ hắn, còn là một cô nữ sinh tóc xoã, ngồi ghế mây uống nước chanh đá, ngắm mặt hồ huyền bí và thấy trong lòng mình những điều huyền bí đang đến: Tình yêu.
Hắn nhận ra hồ. Hắn nhận ra Hà Nội. Nhưng hồ, Hà Nội không nhận ra hắn. Không nhận ra người quần áo nâu, ôm tay nải đang mang trong lòng mình bao nỗi mềm cảm xúc khi về tới Hà Nội, về tới Hồ Gươm. Con đường đôi cạnh hồ này đây, bọn hắn đã hát vang những bài ca kháng chiến, dù đêm đã khuya, đêm thu tiếp quản, đường nhựa ướt đẫm mưa thu. Mưa vẫn say sưa hát, bởi vì hạnh phúc là được đứng trong hàng, hát đồng ca.
Bốt Hàng Trống, nay là đồn công an. Hắn đã bị nhốt ở đây, ngày 9-10-1954, trước hôm tiếp quản một ngày.
Sáng mồng chín như thường lệ, bọn hắn lên chiếc xe Citroen đen cùng với một sĩ quan Pháp, đi tiếp quản các công sở. Lẽ ra một sĩ quan ta đi cùng với một sĩ quan Pháp, nhưng có lẽ bên Pháp đã rã đám vì ngày mai mồng 10 tháng 10 đã phải rút khỏi cầu Long Biên, nên họ chỉ cho một sĩ quan đi với ba người phía hắn.
Tới ngôi nhà 14-16 phố Hàng Vôi, xe đếng lại. Hắn xuống xe đi tới ấn chuông. Thay vì một người Pháp đi ra như mọi ngày, hắn thấy một cô gái ló đầu sau cửa xếp. Hắn giật mình lùi lại. Lần đầu tiên trong đời, hắn giáp mặt một người như vậy. Đầu uốn quăn như cái rế, môi son đỏ chót, má phấn. Cô gái còn giật mình hơn cả hắn. Chỉ thiếu kêu rú lên như giẫm phải rắn.
Hắn định trình bày, nhưng cô gái không nói một lời, biến mất. Một lúc sau, một người đứng tuổi, béo. tốt mặc pi-gia-ma ra, vẫn đứng sau cửa sắt:
- Các ông nhầm. Đây là nhà tư.
Và đi vào.
Hắn đứng ngoài phố một mình, bộ quân phục xám. Phía bên kia phố là những ngôi nhà bốn tầng nhiều cửa sổ. Lính Pháp, lính ngụy... kín các cửa sổ, nhìn xuống hắn.
Các em nhỏ xúm lại quanh hắn trước tiên. Rồi người lớn đứng vòng ngoài. Họ đến để chiêm ngưỡng hắn, biểu lộ lòng quý mến những người kháng chiến, những người chiến thắng. Một người nói với hắn:
- Anh vào nhà tôi. Đứng thế này nguy hiểm lắm.
Nhưng một chiếc xe Citroen sơn trắng đã đến. Một người Pháp to lớn bước xuống (hẳn ông mặc pi-gia-ma đã gọi điện thoại tới). Hắn đưa giấy tờ của hắn. Giấy của Uỷ ban Liên hợp. Trung tá Đoàn Thế Hùng ký, Cô-lô-nen Galibe ký. Người ta mời hắn lên ô-tô về bốt Hàng Trống...
Hắn nhìn vào bốt Hàng Trống, lối đi hun hút nơi hắn đã ngồi trên chiếc Citroen trắng. Lối đi ấy bây giờ vắng, nhưng hôm ấy hai dãy lính bồng súng, lưỡi lê sáng quắc. Hắn sợ hãi, lo lắng và yên tâm ngay, khi thấy mấy đồng chí bộ đội đeo quân hàm ngồi trong buồng làm việc. Suốt ngày hôm ấy hắn phải ngồi ở bốt Hàng Trống, trong một căn buồng trên gác, nhìn sang bên kia đường Tràng Thi, san sát những biển hàng có vẽ những chiếc giày rất to, những mái đầu cua các hiệu uốn tóc, những hiệu chụp ảnh. ở căn gác đối diện, một cô gái quần trắng, áo trắng, nằm trên ghế xích đu đọc báo Tia Sáng, số báo Tia Sáng cuối cùng.
Mãi tối hắn mới được về Đồn Thuỷ trên một chiếc xe chở bánh mì, có hai người lính Âu Phi gác.
Hắn thở dài, tiếng thở dài chào bốt Hàng Trống. Tiếng thở dài vĩnh biệt một thời.
Hắn đã đặt chân lên phố Bà Triệu. Đường phố vẫn như xưa. Mùi hoa sữa. Hắn khựng lại vì vấp phải mùi hoa sữa. Con đường này, mùi hoa này là tuổi trẻ của hắn. là tình yêu của hắn. Nàng đi cạnh hắn như đi trong mơ.
Nhiều kỷ niệm quá. Hắn tự nhủ phải bình tĩnh.
Hắn nắm chặt cái ca trong túi vải. Hắn đi trên vỉa hè rộng. Hắn tìm một số nhà, nhà một người bạn thân của hắn.
Hắn không muốn về nhà anh chị Diệu ngay bây giờ. Cũng gần, ngay phố Ngô Văn Sở thôi. Hắn biết, anh chị rất quí mến và thương hắn. Chả là anh chị đều làm ở một cơ quan báo, đánh giá cao khả năng của hắn và tin ràng hắn chẳng có tội gì.
Nhưng bạn hắn hiểu hắn hơn. Bao giờ bạn hắn cũng hiểu hắn hơn. Nhất là Phương. Nguyễn Vũ Phương, biên tập viên điện ảnh.
Lối đi nhỏ chạy cạnh ngôi nhà mặt đường dẫn sâu vào dãy nhà trong. Hắn hiện ra ở cửa.
- Thằng Tuấn
Bố mẹ Phương kêu lên và ôm lấy hắn, rồi quay lại đẩy hắn ra xa mà ngắm nghía:
- Về bao giờ? Tuấn! Trời ơi Được về rồi hả?
- Con được tha sáng nay. Con vừa về đến đây.
Hắn tìm kiếm điều hắn đang mong. Bố mẹ Phương hiểu, nhưng không nói. Hắn không thể im lặng được nữa:
- Phương đi chơi, hả bác?
Hắn nhận được câu trả lời bất ngờ nhất:
- Nó bị bắt rồi, con ơi.
Như chỉ chờ có vậy, mẹ Phương oà lên khóc.

<< Chương 12 | Chương 14 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 869

Return to top