Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Bài Viết >> Cuộc Đời Đức Phật

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 37235 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Cuộc Đời Đức Phật
A . F . Herold

Chương 27
Đức Thế Tôn nhớ rằng quốc vương Tần-bà-sa-la xưa kia đã bày tỏ ý định học hỏi giáo pháp, Ngài quyết định đến thành Vương-xá (Rajagriha). Ngài lên đường với trưởng tử Ca Diếp và một vài môn đệ mới khác. Ngài đến trú tại một khu rừng gần thành.

Chẳng mấy chốc, quốc vương Tần-bà-sa-la hay tin các thầy tỳ kheo đã đến. Vua quyết định đến viếng các ngài. Cùng với đoàn cận vệ theo sau hộ tống, quốc vương đi thẳng đến cánh rừng. Nhận ra Đức Thế Tôn, quốc vương thưa:
"Bạch Đức Thế Tôn, Ngài không quên ước nguyện của con chứ; con xin vô vàn biết ơn và kính lễ Ngài."
Quốc vương sụp lạy, Đức Thế Tôn đỡ vua đứng lên và người đứng cách một khoảnh để tỏ lòng tôn kính của mình.
Nhưng trong đám tùy tùng có người nhận ra Ca diếp và coi ngài là bậc thánh đức tuyệt vời. Họ chưa bao giờ thấy Phật nên họ rất đỗi ngạc nhiên thấy quốc vương trọng vọng Ngài đến thế.
Một người bà-la-môn nói: "Quốc vương lạy như vậy hẳn là có lỗi; lẽ ra kính lễ Ca Diếp mới phải."
Một người khác nói: "Đúng, Ca Diếp là bậc đạo sư vĩ đại."
Người thứ ba tiếp: "Quốc vương đã phạm phải một lỗi lầm kỳ dị, đã nhầm môn đệ là đạo sự"
Họ thì thầm với nhau như thế nhưng Đức Thế Tôn đã nghe hết, bởi vì có gì qua nổi sự nhận xét của Ngài? Ngài hỏi Ca Diếp:
"Này người xứ Ưu-lâu-tần-loa, ai xúi giục ngươi từ giã nơi ẩn cư của ngươi? Ai bắt ngươi phải chấp nhận sự nhu nhược của ngươi? Này Ca Diếp, trả lời xem, làm sao ngươi từ giã được nơi ẩn cư quen thuộc của ngươi?"
Hiểu Đức Thế Tôn muốn nói gì, Ca Diếp đáp:
"Ngày nay con mới biết các pháp môn khổ hạnh của con xưa kia đi đến đâu; con nhận thấy tất cả những gì con truyền đạt đều rỗng tuếch. Lời giảng của con là ác pháp, con bắt đầu chán ghét lối sống trước kia của con."
Đáp xong, Ca Diếp sụp lạy dưới chân Đức Thế Tôn, ngài bạch tiếp:
"Con là đệ tử thuần thành của Ngài. Cho con được phép quì lạy dưới chân Ngài! Ngài là Đấng Thế Tôn, là đạo sư hướng dẫn chúng con. Con là môn đệ của Ngài, là thị giả của Ngài. Con sẽ nhứt tâm vâng phục theo Ngài."
Ca Diếp đảnh lễ Đức Thế Tôn bảy lần, cả đám tùy tùng đều lên tiếng thán phục:
"Phi thường thay, đấng đã giáo hóa Ca Diếp thấy rõ vô minh! Ca Diếp coi Ngài là một trong những đạo sư tôn quí nhất, xem Ca Diếp quì lễ trước mặt người khác kìa! Ồ, phi thường thay, đấng đạo sư của Ca Diếp."
Sau đó Đức Thế Tôn thuyết giảng cho họ về bốn sự thật cao quí. Khi Ngài thuyết xong, quốc vương Tần-bà-sa-la tiến đến gần Ngài, và, trước mặt mọi người, dũng mãnh tuyên thệ:
"Con xin qui y Phật, con xin qui y Pháp, con xin qui y Tăng."
Đức Thế Tôn cho phép quốc vương ngồi bên cạnh Ngài, vua lại tác bạch:
"Trong đời con, con có năm ước vọng to lớn: ước rằng một ngày nào đó con sẽ là quốc vương; ước rằng một ngày nào đó Phật sẽ quang lâm đến đất nước con; ước rằng một ngày nào đó Ngài sẽ truyền thọ giáo pháp cho con; ước rằng một ngày nào đó con sẽ dốc lòng tín cẩn theo Ngài. Ngày nay, tất cả những ước vọng đó đều được thành tựu. Bạch Đức Thế Tôn, con xin qui y Phật, con xin qui y Pháp, con xin qui y Tăng."
Quốc vương đứng lên.
"Bạch Đức Thế Tôn, ngày mai, xin mời Ngài hoan hỷ đến hoàng cung của con thọ trai."
Đức Thế Tôn nhận lời. Quốc vương xin ra về với cõi lòng hân hoan vô bờ bến.
Nhiều người trong đám tùy tùng theo gương quốc vương, họ cũng xin phát tâm qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng.
Ngày hôm sau, tất cả dân cư tại thành Vương-xá đều bỏ nhà để đến rừng, họ trông mong thấy được dung nhan của Đức Thế Tôn. Tất cả đều thán phục, ca ngợi vẻ huy hoàng uy lực của Ngài.
Đã đến giờ Đức Thế Tôn đến vương cung, đường sá đông nghẹt người xem đến độ không thể nhích thêm một bước. Bỗng nhiên, một tanh niên bà-la-môn xuất hiện trước Đức Thế Tôn. Không ai biết anh từ đâu đến. Anh nói:
"Đức Thế Tôn cao cả giữa đoàn người quí tộc, Ngài đem đến sự giải thoát. Ngài tỏa hào quang sáng ngời như vàng ròng đã đến thành Vương-xá."
Với giọng nói vui vẻ, anh kêu gọi dám đông tránh đường, họ nhất tề vâng phục. Anh cất tiếng hát:
"Đức thế Tôn đã xua tan bóng tối; màn đêm sẽ không bao giờ trở lại; Ngài chứng đắc vô thượng bồ đề đã đến thành Vương- xá.
Dân chúng tự hỏi: "Anh thanh niên bà-la-môn có giọng nói ngọt ngào trong sáng kia từ đâu tới?
Anh tiếp tục cất tiếng hát:
"Ngài đã đến rồi, Ngài là Đức Thế Tôn toàn năng cao cả, là Phật Đà vô thượng. Ngài là đấng toàn giác siêu việt trên đời; ta sung sướng được hầu hạ Ngài. Không phải hầu hạ kẻ thất phu ngu muội mà là cung kính hầu hạ bậc hiền giả thánh trí, là kính lễ các bậc tôn túc đức hạnh: có nguồn vui nào trên đời thánh thiện hơn thế? Có tài nghệ kiến thức, quí nghĩa cử bao dung, bước trên đường công lý: có nguồn vui nào trên đời thánh thiện hơn thế?"
Anh thanh niên bà la môn tìm cách chen qua đám đông, đưa Đức Thế Tôn đến tận cung vua Tần-bà-sa-la rồi đi mất. Dân chúng tại thành Vương-xá tin đó là một thiên thần hân hạnh hầu Phật và tán dương đức hạnh cao cả của Ngài.
Vua Tần-ba-sa-la tiếp đón Đức Thế Tôn rất trọng hậu. Sau bữa ngọ trai, quốc vương tâm sự với Ngài:
"Bạch Đức Thế Tôn, con vô cùng sung sướng trước sự hiện diện của Ngài. Con phải thường hầu thăm Ngài, thường lắng nghe những lời cao quí từ kim khẩu Ngài. Giờ đây, xin Ngài nhận cho một phẩm vật cúng dường. Gần thành Vương- xá hơn cánh rừng Ngài ở, có một khu rừng mệnh danh là rừng Trúc-lâm. Nó rộng lắm, Ngài và đồ chúng có thể trụ xứ ở đó thoải mái. Bạch Đức Thế Tôn, con xin dâng Ngài khu rừng Trúc-lâm đó; nếu Ngài nhận lời thế là Ngài sẽ ban cho con một ân huệ cao cả."
Đức Phật vui cười hoan hỷ. Một chiếc thau vàng đựng đầy nước hoa thơm ngát được bê tới. Quốc vương bê thau nước hoa rót lên tay Đức Thế Tôn. Ngài nói:
"Bạch Đức Thế Tôn, khi nước từ tay con đổ qua tay Ngài, tương tự như thế, bạch Đức Thế Tôn, nguyện cho khu rừng Trúc-lâm này cũng từ tay con chuyển qua tay Ngài."
Cả trái đất rung chuyển: giáo pháp ngày nay đã có đất cắm rễ. Cùng ngày hôm đó, Đức Thế Tôn và cả đồ chúng đến trụ tại rừng Trúc-lâm.

<< Chương 26 | Chương 28 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 934

Return to top