Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Hồi Ký, Tuỳ Bút >> HỒI KÝ KHRUSEV

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 21012 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

HỒI KÝ KHRUSEV
Khrusev

Quân sự, khoa học và thiết bị quốc phòng

Bây giờ tôi muốn nói về Sakharov làm bom khinh khí. Ông là người tài năng, rất trẻ trong công việc, ông thể hiện khả năng của mình và suy nghĩ sâu. Lúc đó ý tưởng bom khinh khí còn mới lạ. Cả Mỹ và Anh không có bom này. Chính phủ Liên Xô áp dụng tất cả các biện pháp để tạo điều kiện cho công việc Sakharov và chuẩn bị công nghiệp để thực hiện ý tưởng của Sakharov, thể hiện vào đời sống các kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân xô viết đầu thập niên 50.
Trước đó chúng tôi cũng bắt đầu thảo luận một hiệp ước với Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ về ngừng chạy đua vũ trang, đề nghị ngừng thử vũ khí hạt nhân để ngừng ô nhiễm môi trường, nhưng không nhận sự đáp lại. Lúc đó chúng tôi quyết định đơn phương tuyên bố ngừng thử vũ khí hạt nhân và kêu gọi các nước khác noi gương chúng tôi làm những điều hữu ích cho nhân loại. Vì lẽ môi trường - không phải chẳng một quốc gia, một dân tộc, mà là của nhân loại.
Như vậy, chúng tôi ngừng thách. Nhưng người Mỹ tiếp tục cho nổ để hoàn thiện và tích luỹ vũ khí này. Cùng thời gian ấy, các nhà khoa học chúng ta đã hiện đại hoá các đầu đạn và đạt được kết quả lớnđạt tới công suất nổ lớn với trọng lượng nhỏ đầu đạn. Không có các vụ nổ thí nghiệm, kiểm tra đầu đạn trong thực tế, chúng tôi không thể chế tạo vũ khí mới. Ngừng đơn phương thử vũ khí này, hy vọng rằng dư luận thế giới ủng hộ chúng tôi gây áp lực lên những chính phủ đang tiến hành thử vũ khí làm ô nhiễm đầu độc môi trường. Nhưng Chính phủ Mỹ vẫn nỏ ngoài tai ý kiến xã hội.
Trước chúng tôi có một vấn đề: tiếp tục ngừng thử vũ khí không? Vì không có sự đáp ứng, chúng tôi thiệt thòi, tụt hậu so với các nước đang hoàn thiện vũ khí hạt nhân, và chúng tôi bắt buộc phải tuyên bố: nếu ý tưởng của chúng tôi không nhận được sự ủng hộ của các nước đang chế tạo và tàng trữ vũ khí hạt nhân, và nếu họ còn tiếp tục nổ thử nghiệm, то chúng tôi cũng bắt đầu thử lại.
Giới quân đội và khoa học khoa học, làm việc trong lĩnh vực quốc phòng, có gây áp lực lên Chính phủ phải tiến lên phía trước, phải thử bom nguyên tử và khinh khí đã được thiết kế từ trước. Và chúng tôi tuyên bố rằng chúng tôi sẽ lại thử bom. Một ngày trước việc này, viện sỹ Sakharov gọi điện thoại cho tôi để nói chuyện. Tôi với ông là người quen, và ông cho tôi một ấn tượng rất tốt. Và không những cho tôi. Như người ta nói, hạt đá quý sáng chói số tất cả các nhà khoa học. Sakharov yêu cầu tôi như Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô không thử bom khinh khí:
- Tôi biết các vụ thử bom gây thiệt hại nặng nề cho nhân loại, nên không thể đồng ý tiếp tục thử chúng. Trên cơ sở chính sự tìm tòi khoa học của tôi mà làm được bom nhiệt hạch, nhưng tôi là nhà khoa học bây giờ phát biểu chống các vụ thử bom.
Ông thuyết phục tôi khá lâu. Không còn nghi ngờ gì nữa, sự thôi thúc rất tốt, thuần tuý nhân văn đã lái ông. Một nhà khoa học, trung thành với khoa học và ý tưởng tốt cho hoà bình, ông không muốn giết người và nói chung không muốn ô nhiễm môi trường.
Tôi trả lời ông:
- Đồng chí Sakharov, theo thực chất tình thế quốc gia và chính trị, tôi không có quyền từ bỏ thử bom. Điều này không phải là nguyeejn vọng của cá nhân tôi, mà là quyết định của tất cả Ban lãnh đạo Liên Xô. Ông biết rằng chúng tôi cố gắng không thử bom và kêu gọi đối phương không ràng trữ vũ khí hạt nhân. Nhưng họ không nghe chúng tôi. Ông biết rõ họ đang tiến hành thử bom.
Vì Sakharov tiếp tục vật nài, do muốn trung thực trước Sakharov, tôi nói với ông ta:
- Thông cảm với đề nghị của ông, nhưng cá nhân tôi, chịu trách nhiệm quốc phòng đất nước, không có quyền từ bỏ thử vũ khí hạt nhân. Nếu không làm thế, là tội ác trước đất nước và nhân dân. Ông có biết, chiến tranh thế giới thứ 2 đem lại đau khổ cho Liên Xô như thế nào. Không thể một lần nữa chịu rủi ro, mà từ bỏ chế tạo vũ khí hiện đại, khi kẻ thù của ta vẫn tiếp tục chạy đua chế tạo vũ khí giết người mới. Tôi đề nghị ông hãy hiểu cho đúng. Nghe ông - nghĩa là đưa đất nước ta đến cái chết. Chúng ta yếu hơn Mỹ và đồng minh của Mỹ.
Tôi không tin vào luận cứ của ông, mặc dù chính ông cũng không tin tôi. Chúng tôi thảo luận đề nghị của Sakharov trong toàn thể lãnh đạo đất nước và quyết định rằng không thể đồng ý với ông. Bom được thử thường kỳ. Chúng tôi chưa đạt được công suất như trước đây. Chế tạo bom tương đương 50 triệu tấn thuốc nổ TNT, đạt được 57 triệu tấn. Thật khủng khiếp. Các nhà khoa học báo cáo: nếu chế tạo “bom bẩn”, khi nó sinh ra không những sóng nổ, mà còn bức xạ, thì công suất có thể đạt đến 100 triệu tấn.
- Chúng tôi có thể dùng bom này ở đâu nhỉ? - tôi hỏi.
Người ta trả lời tôi:
- Tại Tây Đức nếu như chúng tôi buộc phải chiến tranh và bắt buộc phải giáng trả hạt nhân vũ khí, đầu đạn công suất 57 triệu tấn không đủ sức. Trong vùng này chỉ có gió từ bom khinh khí, và ô nhiễm môi trường lan sang cả lãnh thổ CHDC Đức. Thiệt hại không những dân của CHCD Đức, mà còn quân đội ta đang đóng ở đó. Có thể không có mối hiểm hoạ hậu quả đối với Liên Xô và nước đồng minh nếu ném bom này xuống Pháp, Tây Ban Nha, Pháp và, tất nhiên, Mỹ”.
Tôi nghe về vũ khí mới khủng khiếp như thế. Nhưng nó cho phép có ảnh hưởng tinh thần đến ai đang chuẩn bị chiến tranh chống Liên Xô. Nhưng sự nguy hiểm chủ yếu xuất phát từ Mỹ.
Phòng thiết kế Korolev và Yangel trong lúc này vẫn tiếp tục làm việc. Ưu tiên là vấn đề làm chủ vũ trụ, mặc dù cũng phải chế tạo tên lửa với khả năng đưa nhanh chúng sẵn sàng chiến đấu. Các vấn đề quốc phòng và vũ khí tên lửa chủ yếu nằm trên vai Yangel. Con người năng khiếu này chế tạo những tên lửa tuyệt hảo, di động được và có dùng và những mục đích khác nhau. Một số tên lửa khi đó bay được 2 nghìn kilomet. Chúng tôi gọi chúng là tên lửa chiến lược tầm gần. Sau đó xuất hiện loại 4 nghin kilomet, cũng là tên lửa chiến lược, nhưng là tầm trung. Cuối cùng, là tên lửa xuyên lục địa, có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân bắn tới bất cứ điểm nào trên trái đất.
Trong thời gian thử nghiệm tên lửa, xảy ra một trường hợp tai nạn chết hàng chục người và suýt nữa Yangel cũng chết. Nguyên soái Nedelin hy sinh. Khi thử hàng loạt tên lửa mới do ráp nối không đúng các chi tiết mà nhiên liệu bất ngờ bốc cháy, và tên lửa bắt đầu hoạt động, khi còn nhiều người ở quanh đó. Nedelin ngồi gần đó, chờ kết thúc công việc. Tên lửa cất lên, sau đó đổ xuống, axit tung ra và thiêu chay tất cả những gì nằm cạnh đó. Yangel thoát được một cách lạ lùng, khi ông đi đến một chỗ riêng để hút thuốc. Báo chí phương Tây thường viết rằng chúng tôi che giấu các trường hợp thảm hoạt xảy ra khi thử tên lửa. Nhưng chúng tôi không có thảm hoạ nào khác. Tất nhiên một số tên lửa có lúc rơi, nhưng không có nạn nhân, chúng tôi chỉ thiệt hại vật chất mất thời gian.
Người ta công nhận nước ta là cường quốc vũ trụ và tên lửa-hạt nhân. Sự công nhận này sau khi Liên Xô phóng Gagarin vũ trụ năm 1961. Chuyến bay của Gagarin chứng tỏ rằng chúng tôi không chỉ phóng vệ tinh. Vì lẽ, sau khi chúng tôi phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên trái đất, một tướng Mỹ đã tuyên bố, khi được hỏi xem ông ta đánh giá việc phóng vệ tinh này như thế nào::
- Chả có gì đặc biệt cả? Người ta quẳng lên vũ trụ một cục sắt.
Viên tướng này tự làm trò cười, khi chỉ ra ông biểu dương thành tựu của chúng ta, hoặc quả là ông không kiểu, nó có ý nghĩa thế nào để sau này làm chủ vũ trụ. Kỷ nguyên vũ trụ được mở ra năm 1961 luôn đánh tan sự phê phán của phương Tây đánh giá không đúng thành tựu của nhân dân xô viết trong lĩnh vực này.
Trong những năm đó, tôi nảy ra ý nghĩ rút quân đội Liên Xô khỏi lãnh thổ Phần Lan. Các căn cứ quân sự của quân đội xô viết đặt ở Porkala-Wod, dưới bụng Helsinki, thủ đô Phần Lan. Căn cứ này làm hỏng mạnh mối quan hệ của chúng ta. Tàu hoả Phần Lan chạy qua vùng đất của căn cứ, phải chịu sự khám xét, cửa sổ bị đóng, hành khách không được nhìn, hoặc chụp. Các biện pháp như thế làm cho tàu hoả dương như chạy qua lãnh thổ bị chiếm đóng. Đại sứ xô viết tại Helsinki báo cáo rằng dân chúng Phần Lan tỏ ra phẫn nộ. Tôi hiểu điều này. Cần phải tính đến rằng Phần Lan - láng giềng chúng ta. Nhưng vũ khí chúng ta có được tại thời điểm có thể bắn tới Helsinki. Và căn cứ của chúng ta mất ý nghĩa quân đội thực tế.
Nhằm cải thiện mối quan hệ, chúng tôi quyết định rằng chúng tôi không có đòi hỏi gì đối với láng giềng và mong muốn có những tiếp xúc tốt. Nhưng liệu Helsinki tin điều này, nếu bộ đội chúng tôi đóng ở bên cạnh? Bộ đội xô viết ở đó không phải là nướng thịt, câu cá và đi chợ cùng với cùng với người Phần Lan, họ là những người lính đang huấn luyện. Điều này mang lại thiệt hại chính trị và cản trở tuyên truyền ý tưởng chung sống hoà bình của chúng tôi. Tôi trao đổi ý kiến với Bulganin, Bộ trưởng quốc phòng, vừa mới điều động người đứng đầu Chính phủ. Ông đồng ý với tôi. Bộ trưởng Bộ ngoại giao Molotov nghĩ về điều này theo cách khác, và tôi, khi biết điều đó, không trao đổi ý kiến với ông, vì rằng nhìn thấy trước phản ứng của ôngm người không có sự mềm dẻo khôn ngoan và rất khó khăn có thể tỉnh táo đánh giá lại tình hình quốc tế.
Với lòng kính trọng và theo lối bạn bè tôi khi đó quan hệ với nguyên soái Zukov. Chiến tranh làm chúng tôi gần nhau. Với quan điểm này, tôi và ông không bao giờ có va chạm cả. Sau chiến tranh, có tin lan truyền Zukov bị thất sủng với Stalin, tôi thông cảm với ông. Ông cho tôi gây cho tôi ấn tượng mạnh về một người thông minh, có kiến thức quân đội và tính cương quyết. Khi hai chúng tôi, đi nghỉ, dạo bộ, tôi hỏi ông:
- Georgy Konstantinovich, anh nghĩ thế nào nếu rút quân từ Phần Lan về? Cần phải nhổ cái dằm này trong quan hệ chúng ta với Phần Lan. Nó đầu trực tiếp không những với Phần Lan, mà còn với các nước bán đảo Scandinavo. Chúng tôi thường xuyên kêu gọi tất cả các nước rút quân của mình về nước. Nhưng họ chỉ ngón tay về hướng chúng ta. Tại Hungary, CHDC Đức, Ba Lan quân đội chúng ta đóng quân trên cơ sở sự đồng ý của các nước này. Đối với Phần Lan, Hoàn toàn không phải thế.
Zukov trả lời:
- Tôi hoàn toàn đồng ý với anh. Từ quan điểm chiến lược sự có mặt quân đội ta ở Phần Lan và giữ các căn cứ quân sự sát Helsinki không có ý nghĩ gì cả.
Nếu như thế, tại sao phải ở đó? Để đầu độc quan hệ hai nước? ĐCS Phần Lan không cách nào chứng minh cho nhân dân họ về sự cần thiết phải có mặt quân đội ta trên lãnh thổ của họ. Lúv này chúng tôi tốn kém tiền, xây dựng quốc phòng, nuôi quân đội. Và tôi đề nghị:
- Thôi, khi nào về Moskva, chúng ta thảo luận vấn đề này trong lãnh đạo.
Sau đó tôi trước hết thương thuyết với Molotov. Không phải ngay lập tức ông hiểu sự ích lợi của ý tưởng, nhưng không vật nài để từ chối.
Sau khi quay về Moskva chúng tôi nhanh chóng đặt vấn đề với Chính phủ lãnh đạo Đảng, còn sau đó yêu cầu Phần Lan đưa yêu cầu về việc rút các căn cứ quân sự và hiệp định về việc hợp tác hai nước. Phần Lan sẵn sàng chấp nhận đề nghị của chúng ta. Thực hiện điều này tôi coi là chiến thắng lớn trên con đường cải thiện mối quan hệ không những với Phần Lan, mà còn với các nước khác trên thế giới. Sự kiện này làm chúng tôi được sự chào đón lớn. Giờ đây chúng tôi có thể với lương tâm thanh thản tuyên truyền ý tưởng chung sống hoà bình và bỏ các căn cứ quân sự trên lãnh thổ nước khác. Nhưng nếu tấn công chúng tôi từ xa, chúng tôi sẽ giáng trả bằng tên lửa.
Phòng thiết kế Yangel khi đó đang thiết kế tên lửa chiến lược tầm ngắn, tầm trung và tầm xa, và chúng tôi tiến hành sản xuất chúng trên dây chuyền. Với mục đích tuyên truyền, thậm chí tôi quảng cáo trên toàn thế giới những thành tựu của Liên Xô chúng bây giờ tôi làm tên lửa gần như trên máy tự động, như làm xúc xích. Điều này chỉ gần đúng thôi, vì rằng chúng tôi có thể tổ chức sản xuất trên dây chuyền, lắp ráp dây chuyền, mặc dù, tất nhiên, không phải như lắp máy kéo, ở đó băng chuyền liên tục chở các chi tiết, còn công nhân chỉ có vặn ốc chúng và máy kéo ra khỏi sau một số phút.
Sau đó mở ra một chân trời mới cho vũ khí tên lửa, xuất hiện một người mới. Nhà thiết kế Chelomey, một người còn trẻ, đề nghị gặp tôi. Ông cho tôi xem các mẫu tên lửa, mang trong túi, và nói rằng có thể làm tên lửa có cánh động cơ chạy nhiên liệu kerosin hoạt động tầm gần giống loại FAU-1 của Đức. Chí có cấu tạo khác đi khác đi, có cánh và nạp vào ông, sau động cơ khởi động phóng đi, và khi bay, cánh duỗi thẳng ra. Chúng tôi cần những tên lửa như để chống máy bay và bảo vệ bờ biển. Nó được nghĩ ra một cách độc đáo làm tôi thích thú về tính di động, xếp đặt tốt với sự phóng được tính toadsn thông minh. Tên lửa bắn đi giống như pháo. Nhiều người sau này nhìn thấy trong diễu binh, trên Quảng trường Đỏ ngang Kreml, những ống lớn. Đấy chính là tên lửa của Chelomey. Bây giờ không còn là bí mật nữa, những tên lửa thế hệ mới đã thay thế nó.
Tôi hỏi Chelomey, ai biết ông ta? Ông nói là Bulganin. Lúc đó tôi nói với Bulganinу rằng có một kỹ sư-nhà thiết kế nổi tiếng Chelomey mang đến một dự án rất đáng quan tâm về tên lửa, không hề cạnh tranh với ý tưởng của Yangel và Korolev, nhưng rất có lợi cho vũ khí quân đội ta. Bulganin phản ứng ác cảm:
- Đúng, tôi biết ông ta - và tiếp theo, ông phát biểu rất thô lỗ về Chelomey như là người luyên thuyên, chỉ biết tán phét, và khuyên tôi - Đuổi cổ nó đi!
Điều này làm tôi khó chịu.
- Nicolai Aleksandrоvich, lý lẽ của anh là chính Stalin đuổi Chelomey, không còn gì nói nữa. Chúng ta có thể nghe Chelomey bởi tất cả những người hợp lệ? Chúng ta đặt vấn đề tại cuộc họp Đoàn chủ tịch BCHTƯ, cứ để ông ta trình bày cho chúng ta. Anh chỉ nghe một tai từ lời Stalin, còn Chelomey ông cho tôi xem mô hình của mình, nghĩa là ý tưởng cũng đã được hình thành. Mô hình cũng chạy được, và ông ta cũng đi gần đến chế tạo những tên lửa tự nhiên.
Thế là chúng tôi họp, mời Chelomey dự phiên họp thường kỳ Đoàn chủ tịch BCHTƯ ĐCSLX, ông lại cho xem mô hình của mình. Nhiều uỷ viên Đoàn chủ tịch không biết gì về vũ khí, vì thế chẳng ai đặc biệt ủng hộ ông ta, người ta cũng không phản đối mạnh. Tôi đề nghị cho Chelomey xưởng, công nhân, kỹ sư, kỹ thuật viên, trả lại ông thư viện mà ông yêu cầu tại cuộc họp:
- Tôi từng có một thư viện kỹ thuật trong Phòng thiết kế. Khi tôi bị kết án và bị tước đoạt cơ sở vật chất, thì người ta đưa thư viện của tôi cho Artem Ivanovich Mikoian.
Thư viện được trả lại, còn xưởng ban đầu nghàeo nàn. Nhưng ông cũng hài lòng. Sau đó Chelomey bắt đầu làm việc tích cực và nhiều người và nhà kỹ thuật kéo đến. Ông chế tạo tên lửa mà ông hứa. Tính toán của ông là đúng. Thế là chúng tôi có thêm một Phòng thiết kế làm vũ khí cho quân đội.
Ngày nay 7 tháng sáu 1971, thứ hai. Tiếp tục hồi ký về tên lửa. Korolev, Yangel, Chelomey... tất cả họ làm việc về tên lửa tầm xa, tải trọng lớn và đầu đạn lớn. Đã chế tạo một số kiểu tên lửa như thế. Các nhà thiết kế tài năng khác cũng chế tạo vũ khí phản lực để chống xe tăng, tên lửa phòng không và tên lửa tầm gần. Chelomey đúng là đã tặng chúng ta những món quà mới: tên lửa toàn cầu, tên lửa xuyên lục địa, tên lửa hạng “biển đối đất” và “đất đối biển”.
Ông có thể làm tên lửa di động xuyên lục địa. chúng tôi có những tên lửa này này để thay thế một số tên lửa Yagel.
Tại một trong những cuộc thảo luận Chelomey, lôi ra từ trong hộp đựng giày một mảnh vải, và một chuỗi hạt, triển khai trước chúng tôi bản thiết kế của mình. Tôi nhớ, khi đó Korolev cằn nhằn: nào Chelomey thế này thế nọ... Chelomey vơ tất cả vào tay mình. Nhưng chính là đề nghị của Chelomey quả là vạn năng và có thuận lợi lớn nhất về kinh tế, và trong suy nghĩ về tính cơ động sẵn sàng chiến đấu. Sau đó ông còn đề nghị tên lửa hạng nặng, có thể đưa vào vũ trụ những tải lớn hơn tên lửa Korolev. Bây giờ những tên lửa này đang bay. Lúc ấy Korolev cũng đề nghị xây dựng tên lửa mới, siêu mạnh. Giờ đây Chelomey bắt đầu vật nài để thiết kế của ông được thực thi. Cuộc cạnh tranh sáng tạo tiếp diễn. Nó kết thúc ra sao, tôi không biết; Bây giờ tôi nghỉ hưu, chỉ biết tin tức qua báo. Nhưng cho đến bây giờ tôi vẫn hài lòng, tôi nghĩ tôi đúng, thời tôi tại chức, đã ủng hộ Chelomey và cho ông cơ hội quay về.
Cũng có những sự kiện khác về mặt chính trị phát triển song song. Nhiều người trút lên vai những người trẻ (hiểu là về nhà nước). Khi thay thế Malenkov, Molotov và nhóm của họ, những người nổi loạn trong BCHTƯ Đảng chống lại chính sách phê phán Stalin, do tôi đứng đầu, chúng tôi bắt buộc phải cách chức Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng của Bulganin. Người ta thuyết phục tôi giữ chức vụ này. Tôi rất không muốn, chống lại việc một người giữ hai chức Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Liên Xô và Bí thư thứ nhất BCHTƯ Đảng. Tôi thấy thiệt hại từ việc này và viện cớ rằng chính tôi năm 1956 phê bình của Stalin việc vơ về tay mình một loạt các chức vụ cao nhất. Tôi mang câu hỏi này đến hỏi những nhà sử học. Họ nói là những người nhỏ nhen bên trong có thể chĩa mũi nhọn vào những nhược điểm của tôi, bằng cách làm yếu sự chống đối của tôi.
Trước đó, khi tôi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, Bulganin đề nghị bổ nhiệm tôi làm  Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Điều này xảy ra không công bố công khai trên báo chí và được quyết định hoàn toàn trong nội bộ, trong trường hợp chiến tranh xảy ra. Nội bộ quân đội được biết đây là chức chỉ huy cao nhất.
Than ôi, bắt buộc chúng tôi phải tính sổ cả với Georgy Konstantinovich Zukov. Đối với tôi, đây là quyết định rất đau lòng. Tôi đánh giá cao ông, và giữa tôi và ông có những quan hệ tốt nhất. Sau thải bỏ khỏi lãnh đạo Molotov, Malenkov và những người khác muốn quay lạu trật tự thời Stalin, Zukov được đưa vào ban lãnh đạo. Ông đóng vai trò tích cực trong việc dẹp sáng kiến của nhóm nổi loạn Molotov-Malenkov. Nhưng khi Zukov vào ban lãnh đạo Đoàn chủ tịch BCHTƯ, thì ông bắt đầu thu vén lực lượng khiến lãnh đạo đất nước sinh ra lo ngại. Các uỷ viên Đoàn chủ tịch BCHTƯ nhiều lần phát biểu ý kiến, Zukov có xu hướng đảo chính quân sự, chộp lấy quyền lực cá nhân. Những bằng chứng như thế chúng tôi nhận được các quân nhân, người đã nói về khát vọng “Napoleon Bonapac” của Zukov. Những sự kiện dần dần tích luỹ, không thể phớt lờ sự nguy hiểm đưa đất nước quay về kiểu được thực hiện ở Mỹ Latin. Chúng tôi bắt buộc loại bỏе Zukov khỏi chức vụ. Tôi đưa ra quyết định một cách khó khắn, nhưng không còn cách nào khác.
Malinovski được cử làm Bộ trưởng quốc phòng, thay Zukov. Sự bổ nhiệm này cũng xảy ra một cách bệnh hoạn. Trong lãnh đạo Đảng, không ai chống Malinovski cả. Tất nhiên uy tín xã hội và thế giới của Malinovski có thấp hơn Zukov. Mặt khác, nguyên soái Malinovski thể hiện mình rất tốt trong thời gian chiến tranh và không phải ngẫu nhiên có tên trong giới quân sự. Về cá nhân Malinovski thua Zukov về năng lực, tính kiên trì, vì tính ông bình tĩnh, đôi lúc chần chừ. Nhưng ông thua Zukov tính lá mặt lá trái.
Mặc dù trong hồi ký phải nhắc tới Georgy Konstantinovich những lời không tốt, nhưng tôi không giận ông và phải viết những việc đã xảy ra khi đó không phải cho ông mà cho những ai lợi dụng tính cách của ông, đóng kịch với ông. Tôi còn có nhận xét xấu về những người chuẩn bị phương án đầu tiên hồi ký của ông để xuất bản. những điều được in trong đó, Zukov không thể viết khác. Ông là người đứng đắn và kiêu ngạo, không có khả năng tâng bốc Stalin. Và quả là tất nhiên không phải như trong sách đã viết, Zukov về hoạt động của một số cán bộ Đảng. Nhân thể nói thêm, tôi nhớ một đề nghị sáng suốt của Zukov không đưa vào lãnh đạo trong quân đội những người nhiều tuổi. Ông nói rằng chỉ huy quân khu phải dưới 55 tuổi, và viện cớ rằng nếu bắt đầu chiến tranh, thì họ phải có thể lực. Tôi đồng ý với ông, và chúng tôi tín hành sắp xếp lại chỉ huy cao cấp của các tập đoàn quân và hạm đội.
Sau đó Tham mưu trưởng Bộ tổng tham mưu nguyên soái Sokolovski ốm. Tôi đánh giá ông là một sĩ quan tham mưu hơn nhiều người khác. Đó là người thông minh tỉnh táo và có khả năng khái quát về lý thuyết, chăm lo xây dựng sự hùng mạnh quân đội. Nhưng ông bị ốm đau, phải thay thế ông. Đến lượt cả nguyên soái Konev, cũng ốm đau nặng, từ lúc bắt đầu chiến tranh, còn sau đó khi ông làm việc, thì nói chung rất chủ đạo. Zakharov được bổ nhiện làm Tham mưu trưởng Bộ tổng tham mưu. Ông đáp ứng với bổ nhiệm cả theo mức chuẩn bị, và cả theo phẩm chất cá nhân. Nhưng, đáng tiếc, theo tôi, nó giống chính xác hạng người mà Zukov từng nói đến: trước đây tuổi của ông chưa già, ông hay ngủ gật tại các buổi thảo luận quân sự và phiên họp Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Và chúng tôi và Malinovski quyết định không thể để Tham mưu trưởng Bộ tổng tham mưu là một người thường xuyên ngủ gật, tốt hơn cả tìm người có cái đầu tỉnh hơn. Người ta đưa Biriuzov. Sau đó, khi ông chết trong một tai nạn máy bay, thì Zakharov quay về chức vụ trước đây. Cá nhân tôi chống Zakharov tuyệt đối không phải là cái gì cả. Đơn giản tôi thấy ông cũng già, và tuổi nào thì sức đó.
Tình trạng Zakharov và một số tướng lĩnh khác Liên Xô liệu có thể là nguyên nhân thất bại Ai Cập trong cuộc chiến tranh sáu ngày năm 1967 с Israel, nếu tướng lĩnh tacó tiếng nói quyết định từ phía Ai Cập? Đến nay tôi không thể hiểu, tại sao người Ai cập có thể chịu thất bại hoàn toàn. Liên Xô chịu trách nhiệm lớn trách nhiệm những gì đã xảy ra. Chúng tôi có thể tránh cho Naser khỏi chiến tranh chưa được chuẩn bị, có thể đúng đánh giá tình hình sau khi bắt đầu nổ ra chiến tranh. Nói chung không tiêu diệt được sự tồn tại nhà nước Israel và đưa đến bình đẳng của những người Ả rập Palestin. Cả lực lượng Israel cũng chưa học xong. Lúc ấy lỗi ở tình báo, và ngoại giao, nhưng chủ yếu vẫn là các tướng lĩnh, vì rằng lời cuối cùng là ở họ.
Đáng giận hơn cả là sự lạc hậu của vũ khí xô viết. Mọi người biết sức mạnh tên lửa và vũ khí hạt nhân của chúng ta. Nhưng vũ khí sử dụng ở đó lại không phải là vũ khí hạt nhân, vì không cần thiết. Học thuyết Mc Namara là đúng. Hình như lực lượng chúng ta kiểu thông thường nàu là không đủ, nếu chúng tôi không thể đảm bảo làm chủ trên không. Trong trường hợp bất lợi, bản thân người Ả rập có thể giáng đòn vào quân đội Israel và bức tranh sẽ khác đi.
Tất nhiên Ai Cập không sử dụng tên lửa Liên Xô. Mặc dù chúng tôi có loại mới - bộ đội tên lửa chiến lược. Ban đầu không bên nào có quân đội như thế. Lúc đó chúng tôi xác định trong mối quan hệ đã nêu. Tên lửa chiến lược tầm xa có hạt nhân đầu đạn chúng tôi đã chấp nhận trong giai đoạn hoạt động chính trị và nhà nước của tôi, gắn vũ khí hạt nhân-tên lửa trước máy bay ném bom. Ngoài ra, thời tôi lãnh đạo, trong suốt sáu năm đã chuẩn bị đầu đạn nguyên tử cho tên lửa phòng không và tên lửa hạng “không đối biển” và “không đối đất”.
Nhưng tất cả thứ này ưa thích hơn vũ khí chiến lược, vì khi đó Liên Xô có ít vật liệu hạt nhân để làm bom nguyên tử và bom khinh khí.
Khó khăn nhất là giải quyết vấn đề vũ khí cho hải quân. Việc này làm tôi lo lắng và đặc biệt dày vò tôi. Các đô đốc nhất trí hạm đội nổi. Tất cả chúng tôi, trong đó có tôi, đau lòng khi từ bỏ chương trình xây dựng hạm đội nổi. Nhưng có thể, tôi còn đau lòng hơn những người khác. Trên biển đối phương của chúng tôi có hạm đội hùng mạnh, ưu thế tàu sân bay. Từ bỏ chạy đua trên biển có thể đưa chúng ta tình thế lép vế. Bất kỳ cuộc chiến tranh nào tới đây cũng phải không tồi hơn trước, hơn nữa trong khi có những phát minh lớn trong khoa học và kỹ thuật. Trước tình hình đó phải có thời gian dài xây dựng vũ khí. Có thể làm được làm nhanh lên nhưng chỉ sau một thời gian ngắn lại chui vào lò nóng chảy. Cần tốn một số tiền lớn để không bị lạc hậu. Chẳng hạn, khi thời kỳ cuối đời của Stalin đẩy nhanh xây dựng tàu tuần dương kiểu bình thường, tiền nhà nước bay theo gió.
Thế thì tại sao thay thế không những vũ khí cũ rích, mà còn cả những người điều khiển chúng. Tuy nhiên điều này không phải luôn luôn liên quan trực tiếp với vũ khí. Khi giải quyết vấn đề, bổ nhiệm ai là Bộ trưởng quốc phòng thay thế Zukov, Zukov với bản tính thẳng đặt vấn đề thẳng thừng theo kiểu lính:
- Ông bổ nhiệm ai thay thế tôi?
Mặc dù tôi không muốn bàn với ông vấn đề này, tôi nói:
- Malinovski.
- Nhưng tôi đề nghị Konev - ông xẵng giọng.
Konev có mặt ở đó, tôi không muốn phật ý ông ta, vì phẩm chất Konev không kém Malinovski. Nhưng tôi biết Malinovski rõ hơn trong chiến tranh. Malinovski đề nghị tôi, hồi Zukov còn là Bộ trưởng, bổ nhiệm đô đốc Gorskov làm tư lệnh hải quân.
Chúng tôi khi đó ở Sevastopolе. Một số tháng trôi qua sau cuộc thảo luận tại Đoàn chủ tịch BCHTƯ chương trình của đô đốc Kuznesov. Chúng tôi thăm hạm đội Hắc hải, cả tàu chiến lẫn tầu ngầm. Hạm đội tương đối nhỏ, tầu chiến cũ. Trong số này - có thiết giáp hạm, chiến lợi phẩm của Ý bị phá hỏng, đang neo ở Sevastopol vũng. Nười cho rằng đó biệt kích phá hoại. Sau đó những nhà chuyên môn đi đến kết luận rằng đáy biển còn sót lại mìn Đức trong chiến tranh, neo tầu đụng phải, và mìn nổ.
Tại cuộc họp tôi làm quen vấn đề các cán bộ và tình trạng hạm đội. Sau đó tổ chức một cuộc diễn tập trên biển. Một sĩ quan chỉ huy vui vẻ hiên ngang báo cáo chúng tôi rằng Hải quân ta bắn chìm địch, ông ta đi theo hướng Dardanel, vào Địa Trung Hải, theo hướng châu Phi, chiếm lấy bờ bắc của nó. Khi ấy ông tính toán, hoạt động như thế nào, tôi trở nên buồn rầu. Tôi nhìn thấy ông không biết phương tiện quân đội mới được sắp xếp Liên Xô. Nhưng tôi cho rằng nếu chúng tôi làm chủ vũ khí này, thì kẻ địch cũng có thể dùng nó được. Lúc ấy có thể chạm trán với những bất lợi lớn. Nhưng người thuyền trưởng hạng nhất đánh nhau với quân thù, thậm chí chẳng quan tâm đến tên lửa bảo vệ bờ biển và máy bay mang tên lửa.
Dừng tàu, tôi nói:
- Ông báo cáo tôi một cách tự tin, là đã đánh át đối phương và làm nó thua. Ông có thể hình dung rằng khi bắt đầu chiến tranh, thì ông đã nằm dưới đáy biển không?
Ông nhìn tôi vẻ ngạc nhiên.
- Tôi nghe ông chỉ huy - tôi tiếp tục - và thậm chí ông không sử dụng vũ khí mới, và ông cũng không cho rằng quân thù cũng có những vũ khí đó. Chẳng hạn, tên lửa. Chúng ta có chúng đấy. Nhưng kẻ địch luôn luôn phải nể nó, nguy hiểm nhất - coi nhẹ khả năng của kẻ thù và đánh giá mình cao.
Thuyền trưởng ngạc nhiên:
- Đồng chí Khrusev, lần đầu tiên tôi nghê về vũ khí tên lửa.
Lúc ấy tôi đồng ý:
- Đúng thế, chúng ta có lỗi, tất cả giữ khá bí mật.
- Thưa đồng chí - tôi đề nghị - mang một số người cùng tôi đến căn cứ hải quân Krym, làm quen với tên lửa và tên lửa phòng thủ bờ biển. Rồi sau này thảo luận tiếp. Hãy để các thuỷ thủ đánh giá đúng kẻ địch.
Tiếp tục thảo luận, không quay lại vấn đề diễn tập gây tranh cãi, mà thảo luận thực chất vấn đề xây dựng Hải quân. Ở đó cũng quyết định, không thể tiếp tục đi tiếp, không thể giữ tất cả trong bí mật, giữ kín những thành tựu đối với những người làm công tác phòng thủ, kể cả những hàng ngũ chỉ huy cao cấp. Tất cả đồng lòng thay đổi hướng xây dựng Hải quân, định hướng đến các chuyên gia lớn về hạm đội tàu ngầm đang công tác tại Bộ tổng tham mưu. Cơ quan này có quan điểm riêng, không được ủng hộ. Nghe luận cứ của họ, tôi quyết định, lấy tầu ngầm làm cơ sở xây dựng hải quân. Chúng tôi từ lâu quen với hạm đội tàu nổi, còn tầu ngầm thì coi như phụ. Và tôi đặt trước hải quân vấn đề: tàu tuần dương là gì? Pháo binh nổi. Tàu tuần dương cấn phải tiếp cận gần bờ khoảng cách bao nhiêu để dội pháo và tiếp theo là đổ bộ quân? Khoảng 45 kilomet. Sức phá huỷ của đạn là không lớn sự so với tên lửa đầu đạn hạt nhân. Nhưng trên tàu tuần dương gần 1200 người làm việc, phải duy trì nó. Việc khai thác tàu tuần dương tốn kém, sự đáp ứng về mặt quân sự của nó bị mất đi.
Nước Anh có một lúc nào đó là chúa tể trên biển, có một hạm đội hùng hậu, với những tàu hạng nặng làm xương sống. Trải qua thời gian. Xuất hiện máy bay, sau đó tên lửa, rồi đầu đạn hạt nhân. Giờ đây hạm đội nổi này sẽ khó sống sót trong nếu xảy ra chiến tranh. Do đó, tuần dương không thể hoạt động đơn độc. Nhưng tàu ngầm thì lại có thể được, nó không cần được che chở. Nếu lấy hoả lực tàu tuần dương so với tầu ngầm mang tên lửa, thì tầu ngầm thắng. Tàu ngầm có thể bơi tới một khoảng cách cần thiết, bắn tới những mục tiêu sau trong lãnh thổ. Chẳng hạn, tàu “Polaris” bắn xa 2 nghìn kilomet, còn bây giờ tên lửa có thể bắn tới khoảng cách xa hơn.
Tất nhiên từ tầu ngầm khó tiến hành pháo bắn dọn đường để đổ bộ lính thậm chí cả khi có phương tiện dọn sạch ô nhiễm sau khi nổ bom nguyên tử. Tuy nhiên tàu ngầm giá rẻ nhỏ hơn tàu tuần dương, và có thuỷ thủ đoàn nhỏ hơn, có hoả lực mạnh hơn và có khả năng hành trình bí mật. Thêm nữa, hạm đội tàu ngầm đã dùng động cơ nguyên tử, có thể hoạt động một thời gian không hạn chế dưới nước. Phương tiện hoa tiêu cho phép định hường tốt cả ở dưới nước, ngay khi bơi dưới lớp lớp băng ở biển Bắc Băng Dương. Tầu ngầm chúng ta nổi lên ở khoảng không gian dưới nước, sau đó nạp tải và yên ổn quay về căn cứ.
Khi tôi lên biển Bắc, vừa vặn gặp chiếc tàu này. Chúng tôi nói chuyện với thuyền trưởng tàu và xem xét nó.
Con tàu là đáng được khâm phục so với những con tàu trước đó. Vì thế chúng tôi quyết định xây dựng hạm đội tàu ngầm, chế tạo nó trên dây chuyền. Mục tiêu - xây dựng hạm đội hùng mạnh, để đe doạ kẻ địch trên biển. Kẻ địch chính - Mỹ. Mỹ gặp khó khăn chịu một khoảng cách lớn để đến châu Âu, chở lính đổ bộ, bổ xung vũ khí và bộ đội. Tiếp theo, chưa ra được khỏi vùng biển. Hạm đội tàu ngầm đặc biệt quan trọng đối với chúng tôi.
Hạm đội nổi để duy trì cần một khoản tiền chi phí, cần tầu hộ tống, tàu phóng lôi và tàu phóng tên lửa bắn xa hàng chục kilomet. Lúc đó chúng tôi nghĩ tới tàu sân bay. Có nó là thì tốt, nhưng nó tỏ ra không phải là vũ khí. Tốt nhất là không bơi. Tàu sân bay chúng tôi có thể có một chiếc, trong lúc địch có hàng chục chiếc. Hơn nữa, đất nước chúng tôi chủ yếu là lục địa, không được quên bộ binh, tên lửa mặt đất, máy bay chiến lược, tên lửa xuyên lục địa tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Tôi cũng không che giấu rằng chính chính tôi cũng chịu gánh nặng đấu tranh, ủng hộ những lực lượng trẻ trong Hải quân chống những người già và tỏ ra chống đối.
Khi sản xuất tầu ngầm hàng loạt, chúng tôi đặc biệt chú ý tập trung xây dựng động cơ hạt nhân đảm bảo tàu ngầm bơi độc lập. Sau đó từ báo chí tôi biết rằng trong việc này chúng tôi đạt được những kết quả tốt. Tôi cho rằng điều này xảy ra do đúng cách giải quyết thời tôi công tác.
Có thể hỏi:
- Việc tấn công thì sao?
Chính sách hoà bình của chúng tôi không dại gì sao bản phương tiện chiến tranh của Mỹ. Sự thật có thể dùng máy bay thay tầu thuỷ chở hàng. Máy bay bây giờ mang hàng trăm người và trong thời hạn tương đối ngắn gian có thể tập trung những lực lượng lớn, nếu làm chủ được vùng lãnh thổ lính đổ bộ. Nhưng chúng tôi không có mục đích đổ bộ lính vào nước khác mà tập trung phòng thủ với khả năng giáng trả kẻ địch bằng tên lửa chiến lược, đấy là cách an toàn nhất tránh khỏi kẻ địch khôn ngoan. Còn kẻ địch? Ai tấn công Liên Xô hoặc các nước đồng minh của Liên Xô, thì chính họ cam chịu thất bại bởi đòn hạt nhân-tên lửa. Chiến lược này là đúng đắn và là yếu tố chính kiềm chế bọn xâm lược.
Khi thảo luận chương trình xây dựng Hải quân phát sinh vấn đề, tàu tuần dương xử lý ra sao? Đây là tình thế bế tắc. Một số tàu còn lại từ chiến tranh thế giới lần thứ nhất, những tàu chạy chậm, hầu như không có vai trò gì trong chiến đấu. Nhưng trước khi Stalin qua đời, cũng đặt đóng một số tàu mới. Công việc đóng tầu chiếm hầu hết công suất công nghiệp chúng ta. Quyết định đóng những tàu này, đã tiêu tốn một khoản tiền lớn của nhân dân trong khi giá trị chiến sdấu của chúng là con số không? Chúng chỉ đẹp để hải quân diễu binh ở Leningad, Sevastopolе và Vladivostokе. Cảnh tượng đẹp và ấn tượng. Nhưng tiền chi cho Hải quân không phải để nó tham gia diễu binh. Vác nước phương Tây cho những tàu cũ làm sắt vụn và đem nấu chảy ở lò Mác tanh hoặc neo chúng ở bến để khi cần có thể mang ra sử dụng. Chúng tôi quyết định vứt bỏ những tàu cũ. Nhưng còn 3 chiếc tàu tuần dương chưa kịp đóng. Nếu như chúng được hạ thuỷ, thì cũng chẳng khuấy đục được đại dương nào cả, đối phương của chúng ta cũng chẳng khiếp sợ thế mà nó là nguồn gốc tàn phá túi tiền của dân.
Tôi không muốn chịu trách nhiệm về chúng, tham khảo những nhà chuyên môn, tôi đề nghị Bộ trưởng tự thảo luận vấn đề. Thảo luận kéo dài lâu. Sokolovski báo cáo kết quả cho tôi:
- Chúng tôi đi đến cách giải quyết duy nhất đúng - những con tàu này không đáng đóng nốt. Mặc dù vẫn còn tiêu một số tiền lớn để đưa chúng vào đội ngũ chiến đấu, nhưng vấn đề nằm ở chỗ phương tiện không dính với nội dung. Nó chỉ làm nặng đến ngân sách.
Thật khó chấp nhận một quyết định như vậy. Bao nhiêu triệu đồng đã bỏ ra và bỗng nhiên mất trắng!
Và tôi đề nghị Bộ trưởng Bộ quốc phòng, tư lệnh hải quân, vận tải biển và những người lãnh đạo hạm đội đánh cá nghĩ xem liệu cuộc sống thể sử dụng chúng được không. Có thể cải hoán thành tàu chở khách? Họ bác bỏ ý nghĩ này: không lợi về kinh tế và không hiệu quả cho công việc
- Hay dùng chúng cho đánh cá? - tôi lo lắng.
Người ta nghiên cứu vấn đề và lại bác bỏ: té ra là làm tầu mới còn rẻ hơn.
- Hay làm để nó làm chỗ du lịch?
Vượt qua mọi phương án, kết quả vẫn y nguyên.
Sự thật một số tàu tuần dương cũ chúng tôi trang bị lại, bỏ pháo cũ, và đặt tên lửa. Nhưng điều này cũng tỏ ra không hợp lý, vì rằng tàu không đảm bảo chất lượng cần thiết. Và chúng tôi bán chúng đi, tàu vớt mìn và tàu cảnh vệ. Một chiếc tàu tuần dương bán cho Indonesia. Đây là quốc đảo nên họ cần trang bị như vậy. Sau đó là vấn đề máy bay ném bom, trang bị tên lửa hạng “không đối biển”, vũ khí đánh ven biển hoạt động trên một khoảng cách lớn. Tất nhiên máy bay mang tên lửa không thể xuyên thủng qua đạn cao xạ dày đặc. Chúng tôi còn vấn đề biển Bắc Băng Dương, nhưng vào biển Bắc, chưa nói đến Đại Tây Dương, là nguy hiểm. Ở Thái Bình Dương chúng tôi cũng có thể hoạt động chỉ gần bờ. Không có máy bay bảo vệ đi kèm, máy bay ném bom trong trường hợp chiến tranh phải chịu chết. Tôi nói:
- Bay thấp được không?
Cũng có nhược điểm. Đã có pháo cao xạ tầm thấp. Bay thấp không đi xa được vì tốn nhiều nhiên liệu. Try thế, máy bay mang tên lửa được dành để chủ yếu để bảo vệ biên giới.
Có thể, ngày mai khoa học có cách khắc phục những chỗ yếu của máy bay ném bom tầm xa. Tôi nói quan điểm khả năng kỹ thuật ngày nay. Cuộc sống tự điều chỉnh thí dụ như đối với pháo pháo cao xạ. Té ra chúng thọ đến một thế kỷ, đặc biệt đạn cỡ nhỏ và tốc độ bắn. Giờ đây rõ ràng là nó là phương tiện duy nhất chống máy bay bay thấp. Người Mỹ, từng bỏ cao xạ đạn nhỏ, bây giờquay lại nó, mặc dù hiểu rằng trong tương lai chỉ còn tên lửa tự hành.
Tôi đã kể chúng tôi đã nhượng bộ chính bản thân mình như thế nào khi xây dựng một số tàu tuần dương hiện đại, trang bị tên lửa: cả xung kích - đối với tấn công, và cao xạ - để bảo vệ. hải quân chịu đựng tuyệt vọng sự thật chúng tôi tước đoạtnhững tàu tuần dương của họ, khi tôi phát biểu ý kiến, rằng chỉ làm làm một số chiếc trong phòng khi đại diện Liên Xô đi ra nước ngoài thăm thú. Nhưng cứ để những con tàu như thế đáp ứng những yêu cầu của khoa học và kỹ thuật. Sau đó quyết định tàu vớt mìn mang tên lửa và đổi tên chúng thành tàu tuần dương. Chúng tôi thử chúng ở Bạch hải. Chúng tôi và Malinovski, Gorskov, và những chuyên gia khác ra biển và quan sát sự thử nghiệm.
Chiếc tàu đầu tiên gây ấn tượng tốt về hành trình và vũ khí, nhưng không bọc thép dày, bởi vì giới quân sự nhất trí bỏ nó đi, vì rằng lớp vỏ dầy không thể đọ được với đầu đạn sức nổ lớn và chỉ làm tầu thêm nặng, làm giảm tốc độ và tính cơ động. Nhưng giá trị chiến đấu? Thời tiết tuyệt đẹp, mọi người trên tàu trong tâm trạng phấn khởi. Trong lúc vui, tôi hỏi Gorskov:
- Ông đánh giá con tàu này thế nào? Chúng ta có thể làm bao nhiêu chiếc như thế này, cần bao nhiêu. Nhưng nếu kẻ địch cũng có tàu như thế này, thì các ông có gặp khó khăn gì không?
- Không - Gorskov trả lời - nó ngay lập tức bị bắn chìm đến đáy. Chúng tôi bắn chìm nó bằng tên lửa hoặc tàu ngầm. Nếu nó công kích vào bờ, chúng tôi sẽ cho ngư lôi tên lửa bắn.
Những con tàu này trong chiến đấu cũng không được tin tưởng. Tất nhiên chẳng vũ khí nào tuyệt đối tin tưởng. Có vũ khí thì cũng có vũ khí khác chống lại. Thậm chí tên lửa xuyên lục địa với đầu đạn hạt nhân có thể bị tên lửa khác bắn hạ. Có thể cả vệ tinh cũng bị bắn hạ. Nhưng việc tiêu diệt những con tàu như thế không phải là khó đối với những nước phương tiện hiện đại tấn công và bảo vệ. Chúng tôi có bốn chiếc tàu tương tự. Nhưng chúng tôi hỏi hải quân:
- Cái này chỉ có đưa khách đi chơi trên biển thôi.
Một chiếc ở Baltic, chiếc thứ hai ở Hắc hải, thứ ba ở Vladivostok, thứ tư ở biển Bắc. Bây giờ xem báo đưa tin Đoàn đại biểu quân sự nước ta đi thăm hữu nghị các nước khác nhau, tôi gặp đúng tên những chiếc tàu vừa kể. Theo cơ quan báo chí, các nước khác cũng có những công nghiệp tàu mang ý nghĩa này.
Những năm hoạt động cuối cùng của tôi, có vấn đề: liệu đã đến lúc hải quân phải có tàu sân bay, cũng như tàu mẹ mang tên lửa? Các quân nhân không ủng hộ ý tưởng, và tôi làm chậm xây dựng chúng. Lúc đó nảy ra vấn đề có mặt hạm đội nước ngoài tại các lục địa. Вот người Mỹ thường xuyên duy trì hạm đội 6 và hạm đội 7 ở châu Phi và châu Á. Nhưng liệu chúng tôi có nên gửi đến đó hạm đội của mình để kiềm chế các lực lượng xâm lược Chúng tôi trao nhiệm vụ cho Bộ tham mưu lo thành phần hạm đội và xác định giá cả. Malinovski sau này phát biểu chống điều này. Té ra là chi phí xây dựng hạm đội là không đúng. Nếu như chúng tôi chạy đua với Mỹ lĩnh vực này, chúng tôi tốn nhiều tỷ hầu như vô bổ. Tốt nhất, cứ để kệ đó, mặc dù và giới quân nhân vẫn còn bị cám dỗ.
Nếu không kiểm soát giới quân nhân và cho họ khả năng quay về thoả mãn riêng, thì họ làm rỗng ngân sách nước ta. Đừng để bụi rơi bào mắt họ. Họ cố gắng lấy sức mạnh địch để doạ Chính phủ. Và không những ở nước ta. Ở Mỹ và các nước phương Tây khác cũng thấy bức tranh như vậy. Chính phủ Mỹ cũng theo con đường của chúng ta. Tàu ngầm của họ sẵn sàng phóng tên lửa từ dưới nước đến khoảng cách xa.
Liệu chiến tranh thế giới mới có dùng vũ khí hạt nhân không? Câu hỏi này tôi thường xuyên được hỏi khi tại chức. Tôi nghĩ rằng không thể. Nếu nó quả là chính trị thế giới. Khi hạt nhân cường quốc tham gia chiến tranh, thì mó như chết đuối vớ phải cọng rơm và nhấn nút hạt nhân. Vì thế phải làm tất cả để không xảy ra thảm hoạ cho nhân loại. Chúng tôi cũng thử những phương án tương tự trong thời gian khủng hoảng Caribe và thoát ra một cách bình yên từ sợ hãi chung. Mặc dù tên lửa tầm gần trước đó chúng tôi có nhiều đủ để đánh Pháp, Tây Đức, Pháp, Tây Ban Nha và các nước Tây Âu. Nhưng Liên Xô và Mỹ khi đó công nhận khả năng bằng nhau trong chiến tranh hạt nhân. Xảy ra sự kiện lịch sử, cần phải là bài học cho tương lai.
Vấn đề xe tăng. Có nên đẩy mạnh làm xe tăng, khi những viên đạn chống tăng xuyên thủng nó như hạt dẻ? Nhưng không làm nghĩa là hy vọng chỉ ở những người lính. Bây giờ tôi không thể xác định quan điểm của mình, khi nhiều lần tôi phát biểu phát triển xe tăng, Còn pháo binh gần như được thay bằng tên lửa, trong số này và cả pháo đánh gần, kèm bộ đội. Xu hướng thế được bảo toàn đến bây giờ, loại trừ khả năng thua trên không. Người Mỹ khi đó có pháo bắn đầu đạn nguyên tử. Quân đội chúng tôi nhận được từ chính phủ đơn đặt hàng súng cối và pháo khi chứng minh rằng bắn trúng bộ binh kẻ địch.
Tôi ngờ vực. Đây là cố pháo rất nặng, khó vận chuyển. Một khó khăn vô cùng phức tạp là đầu đạn nguyên tử. Đòi hỏi một lượng lớn nhiên liệu nguyên tử. Các nhà khoa học đã nói rằng đầu đạn nguyên tử nhỏ cần thể tích nhỏ, ngược lại, một lượng lớn nhiên liệu hạt nhân để có được công suất nổ đặt ra. Từ một đầu đạn дcho pháo có thể về nguyên tắc làm được đầu đạn công suất lớn gấp đôi ba lần. Tuy nhiên chúng tôi cũng chế tạo những pháo như thế. Nhưng sau này thực tế là vô dụng. Tại những khoảng cách xa, làm tên lửa dễ hơn. Tuy bắn không chính xác đích kém hơn, nhưng đối với đầu đạn nguyên tử thì trúng đích cũng không đòi hỏi.
Tôi quyết định nói chuyện với Vanikov, người có nhiều kinh nghiệm sản xuất pháo và súng thông dụng. Chúng tôi mang pháo nguyên tử tham gia diễu binh ở Quảng trường Đỏ. Công chúng được họ gây ấn tượng mạnh. Những nhà chuyên môn thì chê loại pháo này: khó nguỵ trang, bắn ở khoảng cách tương đối gân. Cuối cùng chính các pháo thủ cũng thú nhận rằng vũ khí đó không đúng tiêu tiền cho nó. Và chúng tôi ngừng sản xuất nó, mặc dù các pháo thủ thở dài buồn rầu. Nhưng không phải chỉ pháo nguyên tử mà nói chung pháo dần dần được tên lửa thay thế. Việc chế tạo tên lửa đánh dấu bước ngoặt nhảy vọt để xây dựng dạng mới của vũ khí: tên lửa xuyên lục địa, tên lửa chiến lược và tên lửa chiến thuật với đầu đạn đa dạng và công suất khác nhau.
Không phải là không có sự cố. Nguyên soái Grechko kiên trì đòi tên lửa có đầu đạn nhỏ. Tôi hiểu rằng sẽ tốt, nếu bộ đội tin tưởng hơn khi tấn công xã hội tên lửa như thế. Nhưng không thể đòi hỏi đầu đạn hạt nhân trang bị đến tiểu đoàn. Chúng tôi không có đủ nhiên liệu nguyên tử, và pháo với đầu đạn hạt nhân nhỏ không phải là bỏ túi. Hơn nữa chúng tôi không muốn đối địch với kẻ thù ở cánh đồng, mà mục tiêu chủ yếu của chúng tôi: thành phố, công nghiệp, và toàn bộ lãnh thổ của họ.

<< Quốc phòng Liên Xô sau chiến tranh vệ quốc | Những vấn đề quân sự và hoà bình >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 887

Return to top