Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Hồi Ký, Tuỳ Bút >> HỒI KÝ KHRUSEV

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 21000 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

HỒI KÝ KHRUSEV
Khrusev

Những suy nghĩ sau chiến tranh ( 2)

Chà, khi đó tất cả chúng tôi bị lừa, tất cả đã tin sự sáng suốt “người Cha và lãnh tụ vĩ đại của nhân dân xô viết của Stalin” đã cứu chúng tôi khỏi kẻ thù. Nhưng sau này, tại Đại hội 20 ĐCSLX, tất cả các vấn đề này được mang ra và được làm sáng tỏ không chối cãi được. Những sự kiện không chối cãi được có thể được trình bày cho những ai muốn tiến hành phân tích sâu những việc đã xảy ra. Tuy nhiên vẫn còn những người, từng thật sự run sợ trước xi lip bẩn của Stalin, vẫn như trước đây đứng trước Stalin ở mặt trận và cho rằng về mặt lịch sử không tránh khỏi thiệt hại, và rằng họ đã nói về sự vĩ đại ở chỗ ai không bị dừng lại trước những mất mát, còn dẫn nước ta đi đến nơi này... nơi kia..., tại phòng tuyến như thế, cố đạt được cái này, cái kia... Tôi thậm chí tôi không biết, làm thế nào để nêu tên những người ấy, những người lập luận như thế. Nhưng giá như không có những thiệt hại như thế và sự lạm quyền? Chẳng có lẽ lại tồi đi? Tôi nhớ lại Lenin nói về Stalin, rằng Stalin là người không chịu nổi, vì thế cần loại bỏ Stalin khỏi quyền lực của Đảng. Giá như điều này được làm, thì cuộc chiến tranh cứu Liên Xô chúng tôi trả giá nhiều lần ít hơn so với cái giá của “người Cha đẻ, lãnh tụ vĩ đại và thiên tài nhất”.
Đáng tiếc, những người này bị giết, sau đó người ta điều động đến chức vụ chỉ huy những người chẳng có một chút kiến thức, một chút kinh nghiệm. Vì thế, trong thời gian chiến tranh, trên chiến trường họ cũng tiến hành thực hành và đào tạo bộ đội. Nhưng điều này hoàn toàn không phải là trong điều kiện hoà bình. Sự thật sự chín muồi đến nhanh hơn, nhưng tốn kém của nhân dân nhiều hơn. Khi nhập vai trên bản đồ hoặc chiến dịch khác, họ tính toán: chừng này nghìn người chết; nhưng đó là sự thiệt hai quy ước. Trên mặt trận không phải chết theo quy ước mà là chết sạch. Giá như giữ lại được những cán bộ đã trải qua trường học cần thiết từ trước chiến tranh, thì chúng tôi cgỉ bị những thiệt hại nhỏ hơn đáng kể. Điều này ai cũng biết, và điều này nhất định cần tính đến khi phân tích những biến cố thời kỳ đầu chiến tranh. Đáng tiếc, không có ai vén lên bức màn che này. Những người bị giết vào thập niên 1930, được coi “kẻ thù nhân dân”.
Vì sao cái chết của những con người này không gắn với lỗi của những ai làm những người này bị thiệt mạng; ngược lại, việc giết hại họ thậm chí được nâng thành công lao.
Chà, khi đó tất cả chúng tôi đã bị lừa, tất cả đã tin vào sự sáng suốt “người Cha và lãnh tụ vĩ đại của nhân dân xô viết của Stalin” cứu chúng tôi khỏi kẻ thù. Nhưng sau này, tại Đại hội 20 ĐCSLX, tất cả các vấn đề được đưa ra và được làm sáng tỏ một cách không thể chối cãi. Tuy nhiên vẫn còn những người, run sợ trước cái quần đùi bẩn của Stalin, vẫn như trước đây đứng trước mặt Stalin ở mặt trận và xem rằng về mặt lịch sử không tránh được thiệt hại và họ nói về sự vĩ đại của một người không dừng bước trước mất mát, còn dẫn dắt nước ta đi đến nơi nọ, nơi kia, nước ngoài thế này thế kia, cố đạt được cái này, cái kia. Tôi thậm chí tôi không biết, làm thế nào vạch mặt những người lập luận như thế. Giá như không có những thiệt hại và sự lạm quyền. Chẳng có lẽ lại tồi hơn? Tôi nhớ Lenin nói về Stalin. Rằng Stalin là người không chịu nổi, vì thế cần loại bỏ Stalin khỏi quyền lực Đảng. Nếu như điều này được làm, thì cuộc chiến tranh vệ quốc Liên Xô sẽ tốn nhiều lần ít hơn ở chế độ “Cha đẻ, vị lãnh tụ thiên tài và vĩ đại nhất”.
Chuẩn bị bước vào chiến tranh - những bài học thực địa, tiến hành chiến dịch trên bản đồ, huấn luyện quân, mặc dù thiếu nó thì không thể sẵn sàng chiến đấu. Nếu không xây dựng những điều kiện vật chất cần thiết, không xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, thì chẳng bao giờ chiến đấu thắng lợi. Vấn đề chủ yếu là cung cấp đủ và sản xuất vũ khí: máy bay, pháo, tăng, vũ khí bộ binh, xe, máy, và những vũ khí khác để đánh bại quân thù. Cần có cả một số vũ khí phòng mọi trường hợp: vũ khí hoá học và vi trùng. May mắn, chiến tranh xảy ra không sử dụng những vũ khí này, nhưng trong chiến tranh thế giới 1, hơi đọc đã được sử dụng. Nếu như không có từ trước những vũ khí như vậy, mag dịch sử dụng nó, thì quân đội ta lâm vào tình thế hiểm nghèo. Tiếp theo, vũ khí này, cần thiết trong quá khứ, phải sẵn sàng, than ôi, hiện tại, và thậm chí trong tương lai, nó tồn tại ở bên hệ thống xã hội đối lập. Ở mức độ nào đấy chúng tôi bắt buộc tích luỹ những vũ khí như thế và giữ chúng dự phòng
Như vậy, tôi kể sự đàn áp trong quân đội. Khó tính được hết tất cả, tôi muốn được dừng lại chỉ ở một số người. Thí dụ Garmanik, phó Dân uỷ quốc phòng Liên Xô. Đó là một chính khách lớn, một nhà tổ chức rất tốt, người trực tiếp tham gia xây dựng Hồng quân. Chức vụ phó Dân uỷ quốc phòng cũng là rất lớn. Erorov - một chỉ huy quân đội lớn. Ngay từ thời nội chiến, ông chỉ huy mặt trận Tây-Nam. Tukhachevski ở tuổi 27, chỉ huy hàng loạt. Lenin đích thân trao cho Tukhachevski tiến hành nhiều chiến dịch: Krostadt, chống Antonov, chống Kolchak và Denikin, chống bọn Balan trắng. Khi tử hình ông, bao nhiêu là những lời to nhỏ ti tiện nhằm vào ông từ những người tài năng chẳng đứng đến rốn ông, thậm chí không hơn đầu gối ông. Nhưng họ đá hậu ông.
Nếu trong nội chiến, chiến dịch tiến hành dưới sự chỉ huy Tukhachevski, thì khi thất bại họ trút tội vào chính Tukhachevski. Họ đổ cho ông là “không có tầm cao”, tuy thế thậm chí những chiến dịch phức tạp hơn, liên quan đến vấn đề sống còn của đất nước xô viết, Lenin vẫn kiên định, trao quyền cho Tukhachevski. Lenin đánh giá ông, và đánh giá đúng. Tôi gặp Tukhachevski, mặc dù biết ông không gần nhưng cũng không quá xa. Khi tôi công tác bí thư thành uỷ và tỉnh uỷ Moskva, tôi vẫn thường gặp ông, không những tại Plenum: tôi với ông không ít lần đến chỗ ông, ông cho tôi xem những vũ khí mới của quân đội. Tôi nói vũ khí mới có liên quan với trang bị Hồng quân và những thiết bị kỹ thuật của nó. Tôi vẫn giữ những kỷ niệm về Tukhachevski.
Bây giờ - Yakir. Yakir trước kia là sinh viên, trước năm 1917 không được học về quân sự. Ông không tham gia chiến tranh thế giới 1, còn thời kỳ nội chiến, ông bắt đầu sự nghiệp công danh của mình, thành lập một đội. Trang bị khi đó ai có gì thì dùng, còn vũ khí chính của những người lao động là sự căm thùь đội ngũ cũ và trung thành với đội ngũ mới, theo tên của nó và đi chiến đấu. Đội của Yakir lớn dân sau đó thành sư đoàn. Ông chỉ huy nó, còn lại ở miền nam, nơi nó bị cắt khỏi lực lượng chính của Hồng quân, sư đoàn đi xuyên qua bạch vệ và về tập đoàn quân của mình. Nội chiến kết thúc, ông giữ chức vụ cao trong hồng quân, chỉ huy bộ đội Ukraina và Krym, các quân khu khác, nhưng sau đó bị bắt và bị hành quyết.
Eideman. Ông là nhà thơ và là một người lính Được coi là một chỉ huy quân đội. Ông lãnh đạo Osoaviakhim, bị bắt và cũng bị hành quyết. Tôi quên họ ông, chỉ biết ông là người Estonia, từng là sĩ quan quân đội Nga hoàng, nhưng đã cùng với chúng tôi trải qua suốt nội chiến, sau đó chỉ huy quân đoàn Moskva và những quân khu khác. Tôi biết ông ở Moskva. Ông cũng được coi là một chỉ huy quân đội lớn, cũng bị bắt với Tukhachevski và Yakir và bị hành quyết cùng với họ.
Người ta nói rằng Garmanik không bị hành quyết. Tôi biết, chính Garmanik bị bắn. Nhưng ông thấy trước rằng sẽ bị hành quyết. Người ta đến bắt ông. Đội hành quyết kéo ông tới cột, và ông quyết định tốt nhất là kết liễu đời mình bằng tự sát. Đó là một người tự trọng. Nhưng Bliukher? Bây giờ báo chí liên tục xác nhận: Bliukher đã nhận huân chương Cờ Đỏ đầu tiên, Bliukher làm điều này, Bliukher làm điều nọ... Không ai có can đảm nói hết ra Bliukher chết như thế nào. Tại nơi ông ở, khi xảy ra chiến tranh с Hittler? Nhưng ông cũng đã. Vì sao? Ông chết? Không, ông cũng bị hành quyết với tội “kẻ thù nhân dân”.
Ông là một công nhân, nghề thợ nguội, có kinh nghiệm quân sự trong chiến tranh thế giới 1 là hạ sĩ quan, còn sau đó trưởng thành là một chỉ huy quân đội lớn, chỉ huy một binh đoàn trong nội chiến, từng là cố vấn xô viết nên cạnh Tưởng Giới Thạch (người mà chúng tôi khi đó đã tin là một nhà quân sự và chính khách), chỉ huy quân đội quân khu Viễn Đông, quân khu này là mối đe doạ kẻ thù và là tấm chắn cho đất nước xô viết. Bây giờ người ta đặt tượng ông. Thật là ngượng không muốn nói sự thật cho nhân dân rằng Bliukher bị chết bởi chính tay của con người mà Lenin từng nói rằng không thể tin được? Đúng, tượng Bliukher là cần. Nhưng tượng ông cần phải đặt như thế này để mọi người biết rằng cái chết không tự nhiên của một người đã tước đoạt khả năng sử dụng tài năng của Bliukher trong chiến tranh chống bọn Đức.
Cách đây không lâu, tôi xem phim “Suối thép” dựa theo một tiểu thuyết nổi tiếng. Đó là cuốn sách đầu tiên nói về nội chiến, mà tôi trải qua trong đời mình. Sách được viết bởi nhà văn tài ba Sarafimovich, cuốn sách này giờ đã lên màn ảnh. Tôi xem phim này không phải lần đầu tiên, như thường lệ, lo lắng và đau khổ, luôn không thể rời khỏi ý nghĩ trong đầu: tôi thấycon người dũng cảm và thông minh, tư lệnh quân tiên phong Tamansk? Trong sách gọi là Kozykh, tên trong thực tế là Kovtykh. Kovtykh thể hiện tài năng và thông minh và lòng dũng cảm: ông chỉ huy tập đoàn quân Tamansk, đột phá vòng vây bạch vệ. Khán giả khâm phục nhân vật tài năng và những chiến sĩ của ông - những người nông dân và những người kazak vùng Kubansk, họ thoát khỏi vòng vây cùng với gia đình của mình. Hỏi rằng Kovtykh đâu rồi? Ông làm gì trong thời gian cuộc chiến tranh này? Không, Kovtykh. Ông cũng rơi vào “kẻ thù nhân dân” và bị bắn. Anh có thể tự hình dung? Nếu như Kovtykh còn sống và chỉ huy binh đoàn của mình trong cuộc chiến đấu với Đức, thì có lợi như thế nào? Khi ông bị bắt, ông có chức vụ tư lệnh quân đoàn, một chức vụ quân đội lớn. Chẳng có lẽ chỉ mình Kovtykh? Còn ai khác?
Họ cũng chết bởi tay của Stalin như “kẻ thù nhân dân”.
Giờ đây phải trả lại tên tuổi họ. Điều này được làm sau Đại hội 20. Nhưng và bây giờ nhiều người lờ đi. Tôi cho rằng không những cần phải trả lại tên tuổi họ, mà còn xem họ là những người tuẫn tiết của bọn khủng bố do Stalin tiến hành dưới khẩu hiệu đấu tranh với “kẻ thù nhân dân”.
Ông ta là cái gì cơ chứ? Ông thiên tài ra sao? Ông là “bố đẻ” của nhân dân xô viết, người ta nói ông ta như vậy trong các cuộc mit tinh và lặp lại điều này ở đâu phải làm và ở đâu không phải? Trong văn học ông cũng được đưa ra “bố đẻ”.
Không, lớp vỏ bọc trước đây sẽ bị bóc trần, và Stalin sẽ hiện ra trước nhân dân xô viết, xứng với vị trí của ông lịch sử.
Lại còn một chỉ huy quân sự lớn, cũng xuất thân từ nhân dân - Fedko. Trong những hoạt động cuối cùng của mình, ông chỉ huy quân khu Kiev và trở thành phó Dân uỷ quốc phòng. Sau đó bị bắt năm 1938 và cũng chết, giống những những người lương thiện khác, bị buộc tội “kẻ thù nhân dân”.
Người ta kể cho tôi về Ivan Namovich Dubov. Dubov - xuất thân từ một gia đình vô sản. Bố ông - thợ mỏ Donesk có thâm niên trước cách mạng. Trong thời gian chiến tranh thế giới 1, Ivan tốt nghiệp trường nghề và trở thành sĩ quan. Sau đó bắt đầu nội chiến, và ông là phó tư lệnh sư đoàn, còn tư lệnh là Sors. Tôi quen Dubov muộn hơn, tại Đại hội ĐCS Ukraina. Ông luôn luôn là thành viên những Đại hội này. Đặc biệt tôi làm quen với ông năm 1928-1929, khi công tác tại Kiev, lãnh đạo đảng uỷ khu vực, còn Dubov trợ lý tư lệnh quân khu Ukraina. Ông rất thân với Nicolai Nestrerovich Demchenko, bí thư khu uỷ Kiev. Tôicũng kính trọng ông này, tôi thường gặp ông, cùng ông đến thăm bộ đội. Dubov là bạn thân Yakir. Tôi vui mừng là chúng tôi có vị tư lệnh như thế trong hồng quân, tinh thần và thể xác trung thành với sự nghiệp cách mạng, chính quyền Xô viết và CNXH.
Khi bắt đầu phanh phui “kẻ thù nhân dân” và giết Yakir, Tukhachevski và những người khác, thì một thời gian sau, Stalin gửi cho chúng tôi những “chứng cớ” của họ. Stalin có lần khác làm điều này. Hiếm, nhưng ông gửi. Tôi đọc những “chứng cớ” của Dubov. Té ra, những chứng cứ này được Dubov tự tay viết. Ông viết rằng ông giết Sors, rằng mô tả nơi giết như thế nào, nơi mà Sors chỉ huy sư đoàn chiến đấu:
- Chúng tôi và Sors nằm và quan sát trận đánh. Bỗng nhiên súng máy địch khạc đạn vào hướng chúng tôi. Chùm đạn khá trúng quanh các chiến sĩ của chúng tôi. Chúng tôi cũng bắn lại bằng súng máy. Tôi ở phía sau, còn Sors phía trước, ông quay lại: “Vania, Vania, quân bạch vệ có súng máy tốt, nhìn đi, ngay lúc nó khạc đạn”. Sau đó ông quay sang và muốn nói cho tôi một điều gì đó. Lúc ấy tôi giết ông ta - bắn vào thái dương. Tôi giết ông ta để sau đó chiếm chỗ của ông ta nghĩa là chỉ huy sư đoàn này.
Bạn có thể tự hình dung tôi căm phẫn như thế nào? Tôi kính trọng con người này, và bỗng nhiên ông làm điều đểu cáng như thế. Tôi tự rủa mình: sao tôi lại mù như thế! Khi tôi biết ông là kẻ giết Sors! Sau Đại hội 20, khi chúng tôi mở lưu trữ, xem lại sự việc của những người bị gọi là “kẻ thù nhân dân”, bị bắn và bị bóp cổ, tôi đã thấy tất cả là dối trá, lừa đảo. Té ra tôi lần thứ hai bị lừa: lần thứ nhất Dubov là người lừa dối, khi tôi xem Dubov là người lương thiện, còn ông “thú nhận” những tội ác của mình; còn lần thứ hai tôi cũng bị lừa là kẻ sát nhân này, chính là Stalin.
Tôi hoàn toàn giả thiết đây là những chứng cớ do Dubov tự tay viết và tự ông kể và “những tội ác”của mình, thú nhận mình giết Sors - một người bạn thân. Lúc đó tôi biết, người ta đã làm Mereskov thành “kẻ thù nhân dân” như thế nào. Mereskov cũng tự tay mình viết chứng cớ, trong đó công nhận mình là gián điệp Anh, là kẻ thù nhân dân và v.v... Tôi không đọc những chứng cớ của ông, năm 1941 Stalin cũng không cần những nhân vật khác trong ban lãnh đạo ủng hộ mình, đơn giản ông tự lập toà án và giết mọi người. Chiến tranh xảy ra, Beria kể cho tôi chuyện ấy, nghĩa là nguồn tin tương đối đúng. Beria kể về một người nào đó, một người bất khuất, Beria phát biểu như thế này:
- Hãy nghe đây, đưa hắn cho tôi một đêm thôi, và hắn sẽ thú nhận rằng hắn là vua nước Anh.
Quả là Beria biết, làm thế nào có thể đạt được, và không phải chỉ một lần đạt được. Lúc đó, khi Stalin còn sống, Beria cũng nói như thế, sau này, khi chúng tôi mở tư liệu lưu trữ, bắt và kết tội Beria, thì chúng tôi nhìn thấy, bằng cách nào ông đạt được mục đích của mình.
Beria ngay từ khi Stalin còn sống kể về sự kiện bắt Mereskov và tước bỏ công lao của ông:
- Tôi đến gặp đồng chí Stalin và tôi nói: “Đồng chí Stalin, Mereskov ngồi ở đây như gián điệp Anh”. Ông ấy là gián điệp à? Ông một người trung thực. Chiến tranh xảy ra, còn ông thì ngồi lại. Giá như ông có thể chỉ huy. Ông hoàn toàn không phải là gián điệp Anh.
 Tôi và bây giờ không thể hiểu, ai bắt Mereskov? Beria đổ tội tất cả lên đầu Abakumov. Nhưng Abakumov là ai chứ? Là người của Beria. Abakumov tham gia hoạt động trước trước Beria, cũng trước cả Stalin. Abakumov không thể bắt Mereskov, mà không tư vấn với Beria và thiếu sự phê chuẩn của Stalin.
- Và thế là - Beria tiếp - Stalin nói: “Đúng rồi. Anh gọi Mereskov và nói chuyện với ông ta”. Tôi gọi Mereskov và tôi nói: “Mereskov, anh viết những điều ngốc nghếch, anh không phải gián điệp. Anh là một người trung thực, một người Nga, làm sao anh có thể là gián điệp anh? Nước Anh cần gì anh? Anh là người Nga lương thiện”. Mereskov nhìn cho tôi và trả lời: “Tôi đã nói tất cả. Tôi tự tay mình viết rằng tôi là gián điệp Anh. Tôi không thể và tôi không biết thêm một cái gì nữa, vì lẽ gì ông lại gọi tôi đến hỏi cung”. “Không phải hỏi cung. Tôi muốn anh nói rằng anh không phải là gián điệp. Đi đi, vào buồng giam, ngồi, nghĩ đi, không vội, tôi sẽ gọi anh”. Người ta lại dẫn ông vào buồng giam. Sau đó, ngày thứ hai, tôi gọi Mereskov và hỏi: “Thế nào, nghĩ kỹ chưa?”. Mereskov bắt đầu khóc: “Làm sao tôi có thể là gián điệp? Tôi là người Nga, tôi yêu nhân dân tôi và tôi tin họ”. Người ta thả Mereskov, phong tướng cho ông và ông ra mặt trận để chỉ huy.
Còn bây giờ, khi tôi thấy Mereskov lần cuối cùng, nhưng không còn là Mereskov nữa, mà là cái bóng của ông. Trước đây ông là một vị tướng trẻ, thân hình rắn chắc, một người mạnh mẽ, còn bây giờ ông đi lại chậm chạp. Tôi biết ông được tặng thưởng nhân 50-năm Quân đội xô viết. Điều đó, tất nhiên, một phần thưởng về công lao. Nhưng sức khoẻ của ông đã bị Stalin lấy mất, và ông là một người trung thực bị biến thành “kẻ thù nhân dân”, thành gián điệp anh, được cứu thoát một cách lạ lùng và tôi không biết, cái đầu Beria nghĩ như thế nào. Tôi nghĩ rằng Beria muốn đưa Mereskov trở về hàng ngũ tướng lĩnh có tài năng, muốn đưa ông trở lại quân đội để ông làm công việc của mình, chỉ huy quân đội và đánh lại quân Đức đang tràn vào đất nước chúng tôi.
Không loại trừ, rằng Beria có thể xử sự như thế còn do tầm nhìn xa: không ai sống hai thế kỷ, còn vị tướng tài năng Mereskov trong đời mình lại chiếm một chỗ tương xứng trong quân đội, có thể có hữu ích cho Beria. Beria rất quỷ quyệt, và tôi không loại trừ, đây là bước đi lớn về mặt chính trị, đưa những tướng lĩnh “của mình” rơi vào tay ông, để khi cần có thể sử dụng trong tương lai.
Tôi mất nhiều thời gian để tính ai chết do sự phản bội và khủng bố. Vả lại, đối với tôi việc hồi tưởng lại điều này, có lẽ, cũng không cần. Có thể khi nào đấy con cháu chúng ta, những nhà sử học đào bới trong lưu trữ và lôi tất cả ra ánh sáng. Điều này tất cả sẽ đến được, và họ sẽ công bố những sự kiện bí mật để mọi người biết và rằng họ để lặp lại những việc như thế.
Lịch sử có lần lặp lại, đặc biệt ở những việc như thế. Lúc ấy không thể sống vô tư, không thể coi rằng giai đoạn đã qua không bao giờ lặp lại. Phải phỉ nhổ sự đê tiện, phải vạch mặt tác giả của nó, phải không lờ đi những biến cố, không chau chuốt lịch sử, mà ngược lại, khoei dậy cảm giác trách nhiệm của nhân dân, của Đảng, với mục đích loại trừ sự lặp lại của nó được làm bởi Stalin. Chính Stalin đã làm vượt quá những gì mà Lenin cảnh báo, đồng thời cảnh báo rất rõ ràng. Bất chấp sự cảnh báo của Lenin, Stalin dù sao chăng nữa cũng lấy được sự tín nhiệm nhân dân, còn sau đó nhanh quay lại phương pháp hoạt động mà Lenin nhắc đến, cảnh báo rằng có thể dẫn đến sự lạm quyền. Nó đã diễn ra như thế.
Tôi quay lại vấn đề là nếu như những cán bộ, được đào tạo, trải qua, vẫn còn sống và giữ cắccchsc vụ tương ứng trong quân đội thì liệu Hittler có dám tấn công Liên Xô. Có lẽ đã xảy ra hai ba lần, có nơi bốn lần thay đổi đội ngũ chỉ huy. Tôi biết có những người thậm chí thay lần thứ năm. Nhiều người đã có công từ trước. Đây là những người lương thiện và có khả năng, trung thành với tổ quốc. Nhưng những kinh nghiệm mà họ có được trong chiến tranh được tính bằng máu lính và những thiệt hại vật chất của tổ quốc. Có một học thuyết như thế đáng giá một lượng lớn sinh mạng và sự tàn phá đất nước. Cuối cùng chúng tôi sống sót, chiến thắng, bằng những sai lầm riêng khi học cách chỉ huy theo hiện đại và đánh tan quân thù. Nhưng đáng giá cái gì? Nếu như không xảy ra điều này, thì Stalin làm gì, khi ông tưởng tượng ra “kẻ thù nhân dân” và đã giết những người lương thiện, tôi tin tưởng rằng cái giá chúng tôi trả cho chiến thắng rẻ hơn nhiều, tất nhiên, nếu từ này về mặt tinh thần đạt được từ quan điểm đánh giá số lượng máu chảy trong thời gian chiến tranh. Tất cả xảy ra rẻ hơn đáng kể và làm dễ dàng cho nhân dân chúng tôi.
Bây giờ những việc như thế vẫn còn chưa được viết ra, chẳng có ai làm những phân tích như thế. Nhiều nhà sử học nhận học vị tiến sĩ và phó tiến sĩ do phân tích những biến cố ít được chú ý. Một lần khác anh nhìn thấy: người ta đứng bảo vệ luận án về một chủ đề nào đấy, còn chủ đề còn tương đối hoài nghi đối với khoa học. Thỉnh thoảng cũng có những chủ đề như vậy. Nhưng cứ làm công việc mà tôi mơ ước. Công việc vẫn còn chờ các nhà nghiên cứu và tất nhiên sẽ được thực hiện, nhưng, hình như không phải ngay lập tức.
Lớp cán bộ trước đây ra sao, tôi giả thiết rằng có thể, với sự có mặt của họ, thì quân Đức cũng không dám chiến tranh với chúng tôi. Nhưng nếu chiến tranh xảy ra, thì nó sẽ trên lãnh thổ khác chứ không phải lãnh thổ chúng tôi. Như vậy, kỹ năng dùng sức người, tổ chức bộ đội, tin chỉ huy, là ở mức cao tình thế trong chiến lược và chiến thuật quân đội - một trong những điều kiện để chiến thắng. Nhưng đó chỉ là một. Mặt thứ hai của vấn đề - là kinh tế. Sự phát triển đất nước về kinh tế và ở mức độ nào đấy nền kinh tế có thể phục vụ cơ sở cơ giói hoá và vũ khí quân đội, chiến thắng cũng phụ thuộc vào điều này trong điều kiện hiện đại cũng. Trải qua một thời gian, khi hoàng tử dắt đội thiếu niên của mình với giáo mác, rìu đánh nhau với kẻ thù. Giờ đây là chiến tranh cơ giới, động cơ, pháo, máy bay, xe tăng và vũ khí chống tăng, bộ đội kỹ thuật. Chiến tranh trên đất và trên mặt nước, dưới đất (mìn, hầm và dưới nước, trên không. Chỉ có một thứ sẽ làm chủ tất cả là xây dựng khoa học và kỹ thuật hiện đại, còn những thứ khác chỉ dựa vào sức cơ bắp và khí phách của con người, nảy sinh những điều kiện không cân sức.
Liệu Hồng quân có cơ sở vật chất kỹ thuật trước chiến tranh? Nếu không, thì nảy sinh vấn đề sau: liệu chúng tôi có khả năng xây dựng cơ sở kỹ thuật quân sự tương xứng, vũ khí, phương tiện bảo vệ và tấn công? Không ngần ngừ, tôi thẳng thừng trả lời:
- Đúng. Có!
Nhân dân chúng tôi xem xét việc kết thúc nội chiến là sự tạm dừng đấu tranh với chủ nghĩa đế quốc, có xu hướng sử dụng nó để xây dựng nền công nghiệp hùng manh, cải tổ, xây dựng kinh tế quốc dân, trong một thời gian ngắn làm được những việc mà các nước tư bản chủ nghĩa phải làm hàng chục năm. Nhân dân chúng tôi thắt lưng buộc bụng, đói, lạnh, sống thiếu thốn, nhưng không tiếc tiền xây dựng nền công nghiệp như thế và vũ khí quân đội để kẻ thù không thể thậm chí tiến sát biên giới chúng tôi.
Tôi nhớ lại thời gian đầu năm 1922, khi tôi từ mặt trận nội chiến quay về. Ngay khi vừa đặt chân, Đảng bộ cử tôi phụ tá lãnh đạo nhóm thợ Pháp, nơi đó, năm 1912-1914 tôi làm thợ nguội. Nhưng chỉ huy nhóm thợ này là người bạn thân của tôi Egor Trofimovich Abakumov. Ông này không phải là Abakumov, Bộ trưởng Bộ nội vụ, mà là người khác, sau trở thành một trong những nhà lãnh đạo công nghiệp than và Liên Xô. Chúng tôi chịu đựng thời kỳ khó khăn trong thập niên 1920. Tại mỏ đá, cũng bị đói, năm 1922 còn nhận thấy có trường hợp ăn thịt người. Nhưng ở thôn quê còn tiêu điều hơn ở vùng công nghiệp. Tình thế phát sinh như vậy. Nhưng nhân dân tin Đảng, vì biết rằng gây ra cảnh hoang tàn này là bọn tư sản trong và ngoài nước, được sự ủng hộ của bọn phản cách mạng và tổ chức can thiệp. Khẩu hiệu của Đảng là mọi người phải biết chữ. Chúng tôi khi đó không những buộc bụng vì cuộc sống mới, nhưng một lần khác tôi đã có lỗi về tinh thần và đã nói rằng trong chế độ cũ, dường như, sống tồi hơn.
Tội lỗi, mặc dù không tất cả, nhưng những công nhân tay nghề cao trong vùng Donbass, nơi tôi từng lao động, trước cách mạng đã sống tốt hơn, thậm chí tốt hơn nhiều. Chẳng hạn, năm 1913 cá nhân tôi được đảm bảo về vật chất tốt hơn năm 1932, khi công tác Bí thư thứ hai Thành uỷ Moskva. Có thể nói rằng những công nhân khác đã sống tồi hơn. Chắc chắn là tồi hơn. Cái chính là không phải tất cả đã sống như nhau... Đứng, chúng tôi chủ ý tước bỏ, vì rằng chúng tôi đã vui mừng lơi lỏng công nghiệp hoá. Cần phải chiến thắng. Thỉnh thoảng điều này cần phải có những nạn nhân vô nhân đạo. Nhưng nhân dân vẫn đi tới dùng xây dựng công nghiệp hiện đại. Tuy nhiên sử dụng nền công nghiệp này tiếp tục nào, thì chúng tôi lại không thể. Quân ta sắp bắt đầu chiến tranh và thiếu đội ngũ chỉ huy thành thạo, và thiếu vũ khí, cần thiết đánh trả cuộc tấn công của địch và đánh bại chúng ngay từ biên giới Liên Xô.
Tôi nghĩ rằng các nhà sử học cần phân tích hậu quả thiệt hại không những cán bộ quân đội bị Stalin giết, mà còn cả trong kinh tế quốc dân. Bao nhiêu cán bộ quân đội, Đảng, chuyên gia lương thiện nhất đã bị chết? Hàng nghìn và hàng nghìn... Những người có tay nghề cao nhất cũng bị thiệt mạng: giám đốc các nhà máy, các kỹ sư trưởng, phân xưởng trưởng, các bí thư Đảng khu vực và thành phố, Chủ tịch khu vực và thành phố, các bí thư tổ chức Đảng cơ sở. Giết hàng trăn nghìn người vô tội. Tôi, tất nhiên, tôi không thể tính hết được, chỉ nói và những người mà tôi biết.
Вот, chẳng hạn, Ivan Tarasovich Kirilkin - giám đốc mỏ Rutchenkov, nơi trước đây tôi là công nhân, còn sau đó phó chỉ huy. Như tôi đã kể, tôi đến những mỏ này năm 1912. Lúc đó họ thuộc về một công ty Pháp, sau này họ đã bán chúng đi (hình như “Công ty cổ phần Briansk”). Sau cách mạng, các mỏ này thuộc sở hữu nhà nước, và người ta gọi chúng Rutchenkov. Trước kia chúng mang tên Krasnotvorchecski, nhưng cái tên này không sát. Thế là gọi chúng là Rutchenkov, theo họ của một chủ đất, diện tích lớn. Kirilkin là người lãnh đạo thợ mỏ thời kỳ năm 1925-1926. Nhưng sau này Ivan Tarasovich được bổ nhiệm làm giám đốc nhà máy luyện kim Makeev, và ông có kiến thức công việc, đã lãnh đạo nó. Nhưng nhà máy, trước đây thuộc về người Anh Yuzu, Bazulin chỉ huy, Vasia Bazulin một người nổi tiếng, một công nhân địa phương. Ông lãnh đạo nhà máy này không tồi, dựa vào những người cốt cán, kỹ sư. Nhưng sau đó năm 1937. Ivan Tarasovich chết. Tôi cũng không tìn dấu vết, địa điểm và tình tiế cái chết của ông. Bazulin cũng biến mất khỏi chân trời.
Còn ở Moskva bao nhiêu giám đốc nhà máy, bao nhiêu kỹ sư chết? Đôi khi người ta báo cáo cho tôi: hừ, bỏ sót “kẻ thù nhân dân”.
Đảng bộ đấm ngực mình: bỏ sót! Đã lấy được bao nhiêu “kẻ thù nhân dân” và Ordzonikidze không thể tránh được điều này và bị bắn. Một con người lương thiện nhất, tính cách cao thượng đã tự tử.
Như lời Anastas Ivanovich Mikoian kể cho tôi, trước hôm bị bắn, Sergo đi bộ với Mikoian vào buổi chiều ở vườn Kreml và nói:
- Không thể giảng hoà được nữa với cái gì được tạo ra. Tôi cũng không thể đấu tranh với Stalin và không nhìn thấy khả năng kéo dài cuộc sống của mình được.
Và thế là Sergo bị bắn. Nhưng Stalin thì sao? Stalin khôn khéo lừa bịp vụ này theo cách của mình. Trong thời gian ấy, tôi là bí thư Đảng Moskva. Vào một ngày nghỉ Avel Safronovich Enukidze gọi tôi và nói:
- Đồng chí Khrusev, cùng với tôi vào ngay Kreml. Vấn đề khẩn cấp.
Tôi đến, và hỏi:
- Việc gì thế?
- Chết... Sergo...
- Chết là thế nào? Tôi nhìn thấy ông ấy mới đây.
- Chết đột ngột. Anh có biết rằng Sergo là một người quan trọng. Thành lập một Uỷ ban Chính phủ để tổ chức đám tang của ông ta, ông sẽ tham gia Uỷ ban này, còn tôi là Chủ tịch. Chúng tôi cần chuẩn bị tờ trình cho BCHTƯ về nghi lễ.
Có khuôn mẫu tương ứng đối với việc chôn cất, chúng tôi nhanh chóng thảo luận vấn đề và đưa ra tờ trình của mình. Tôi không nhớ chính xác, nhưng, hình như, tôi phát biểu thay mặt Thành uỷ Moskva tại lễ tang.
Tôi rất thương tiếc Sergo. Ông được nhân dân rất kính trọng, còn cá nhân cũng rất tiếc và vì rằng tôi cảm thấy quan hệ nồng ấm và tốt đẹp của ông với tôi. Người ta chôn cất. Khi đó tôi cũng cho rằng Sergo chết đột ngột trong ngày nghỉ. Họ đã nói rằng ông điểm tâm, nằm ở đi văng và không dậy được. Ông quả thật là nằm trên đi văng, nhưng bị bắn.
Tôi biết sự thật chuyện này hoàn toàn ngẫu nhiên, trong thời gian chiến tranh. Tôi từ mặt trận trở về. Ăn trưa ở với Stalin, bữa ăn kéo dài cả đêm, hình như tôi rơi vào một trạng thái không bình thường. Bỗng nhiên tôi nhớ lại về Sergo, bắt đầu nói những lời tốt về Sergo: chúng tôi bị mất con người như thế, thông minh, tốt, ông chết sớm quá, giá như có thể sống thêm, và làm việc. Tôi nhìn, lập tức sau bàn có một phản ứng như thể tôi nói một điều gì đó không lịch thiệp. Sự thật, không ai nói với tôi một cái gì cả, và nếu tôi như thế này, thì tôi đã ngậm miệng. Tôi nhìn thấy điều này, và sau đó, khi tôi và Malenkov ra về, tôi nói ông:
- Việc gì thế?
- Chẳng có lẽ anh không biết một tý gì à?
- Anh nói cái gì cơ chứ?
- Sergo không chết, mà bị bắn. Stalin kết tội ông ta, còn anh cứ nói những điều tốt về ông ấy, vì thế có một chút lặng đi, mà anh đã nhận ra.
- Đây là lần đầu tiên tôi nghe! Thế, thế đấy...
Bao nhiêu năm tôi và những người khác đã bị Stalin lừa dối. Vì cái gì mà ông cần phải lừa dối? Hình như, để không đánh thức những ý nghĩ thừa của mọi người, vì sao những người như Sergo, gần gũi Stalin, bỗng nhiên bị bắn. Hình như không phải từ cuộc sống tốt? Và đây là - con người trải qua đấu tranh bí mật, bị đi đày. Nhưng trong những năm khi Liên Xô đang lên, khi, phải làm việc gì vui vẻ, bỗng nhiên quyết định ra đi đã tự sát. Nghĩa là, có nguyên nhân. Không có nguyên nhân, con người như thế không thể tự sát, vì rằng đây là một người cộng sản thực chất cao và giáo dục đặc biệt, có cảm giác phát triển cao của lòng tự trọng. Tôi nói thế, dựa vào ý kiến của chính Stalin: không có nguyên tắc trong vấn đề đạo lý, Stalin kết tội ông chính vì điều này. Khi tôi biết, Sergo bị bắn, tôi bắt đầu hiểu rõ hơn những gì tôi nghe từ Stalin về Sergo: Stalin luôn luôn cố gắng làm giảm bớt vai trò của Sergo trong cách mạng và trong cuộc đấu tranh vì sự phát triển kinh tế Liên Xô.
Còn Zaveniagin Avrami Pavlovich? Người bạn thân của tôi mà tôi quen từ năm 1922, khi rời Hồng quân. Khi đó ông ở Yuzovk bí thư đảng uỷ địa phương. Sau đó tôi đến học ở Yuzovk ở khoa công nhân, còn Avrami Pavlovich vào Viện hàn lâm mỏ và tốt nghiệp xuất sắc. Đó là một người hấp dẫn và một công nhân tốt. Ông công tác ở nhiều chức vụ. Sau đó Ordzonikidze đưa ông về làm phó cho mình về luyện kim đen. Và bỗng nhiên Zaveniagin biến mất. Tôi lo ngại Avrami ở đâu? Chẳng có tin đồn, chẳng có tăm hơi gì cả. Nhưng sau một thời gian lại bật ra Zaveniagin. Sau này ông trở thành phó chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Chức vụ sau cùng của ông (kiêm nhiệm) - Bộ trưởng chế tạo máy Liên Xô. Nói khác đi, ông tham gia việc nguyên tử. Nhưng ông chết, do phóng xạ. Zaveniagin ở đâu trong thời gian ấy? Té ra, bị phạt phát vãng. Sau này tôi biết rằng Stalin gọi ông và tỏ ra không tin ông nữa:
- Đấy, Zaveniagin, có chứng cớ với anh đấy.
Và ông bị lưu đày ở vùng xa lắc xa lơ. Ở đó ông lao động và được tặng thưởng. Một người lương thiện, có hiểu biết dùng kiến thức và năng lực của mình. Sau đó Stalin nghĩ lại, và ông lại về công tác ở Moskva.
Bây giờ tôi cũng không quyết định gọi tất cả những người bị thiệt hại theo họ tên. Thứ nhất, tôi quên họ tên nhiều giám đốc nhà máy, kỹ sư và phân xưởng trưởng bị giết ở Moskva. Họ, có lẽ, đến hàng nghìn. Thứ hai, đơn giản không phải khoá học công việc: những người này ở đâu, bị đày đi đâu? Nhưng tôi có kết luận thế này: nếu như những cán bộ này không bị giết, mà tiếp tục những hoạt động của mình có lợi đất nước ta, tạo ra phương tiện sản xuất và vũ khí Hồng quân, áp dụng tiềm năng công nghiệp một cách khôn ngoan, hợp lý với hiểu biết công việc, то chúng tôi sử dụng thực chất mọi điều kiện để tạo ra vũ khí cần thiết và trong một lượng cần thiết để Hồng quân được trang bị không kém hơn, mà là tốt hơn bọn Đức. Chúng tôi có tất cả khả năng để làm điều này.
Tôi muốn chỉ ra điều này một cách hiển nhiên. Thí dụ, chúng tôi có thể xây dựng một lượng vũ khí cần thiết trong quá trình chiến tranh, giữa năm 1943. Đúng vào lúc chúng tôi đánh bại quân Đức ở vòng cung Kursk, một đội quân hùng mạnh được trang bị tận răng những vũ khí hiện đại nhất. Tôi không nhớ bộ binh chúng tôi có sử dụng vũ khí nước ngoài hay không, trừ ô tô. Tôi thấy ở Stalingrad có mẫu xe tăng Anh và Mỹ, nhưng bộ đội xe tăng xô viết xét về chất lượng chiến đấu luôn luôn đứng hàng đầu. Xe tăng, đặc biệt T-34, pháo, súng máy, súng trường, tiểu liên là của chúng tôi, đồ nội. Tiếp theo, chúng tôi có thể chế tạo vũ khí tuyệt vời theo số lượng cần thiết để trang bị quân đội ta vào giữa 1943? Hơn nữa, chúng tôi nhận được vũ khí theo số lượng tăng lên, mặc dù trước đó kẻ thù chiếm lãnh thổ rộng lớn - Ukraina và Donbassом, Belorussia, những khu vực khác với những nhà máy và nguyên liệu của chúng.
Nhưng điều này cũng chưa phải tất cả. Khi đó chúng tôi bị mất những cơ sở công nghiệp, khoa học và kỹ thuật của thành phố Leningrad phong toả và của Moskva bị sơ tán - hai trung tâm công nghiệp có ý nghĩa. Chúng tôi bị mất Rostov, Voronez, Stalingrad, Bắc Kavkaz. Nếu làm bây giờ chọn các số liệu thống kê, thì những khu vực bị Đức chiếm, cung cấp gang, than đá, và dầu mỏ hơn một nửa mức sản xuất ở Liên Xô. Có lẽ 60-70% nếu lấy luyện kim. Và mọi thứ bị mất của các cơ sở này, nhân dân chúng tôi, đưa cán bộ và thiết bị, cố gắng, tìm cách sửa chữa thiết bị, ở trong kho hoặc một nơi đâu đó và thu xếp để sản xuất xe tăng, pháo, vũ khí tự động, súng trường, súng máy, mìn, chất nổ và v.v... Một khối lượng công việc khổng lồ đã được làm để cung cấp cho quân đội mọi thứ cần thiết.
Vấn đề ở chỗ nào? Vì sao không phải tất cả không kịp làm trước khi chiến tranh? Ngay khi xác định rằng chúng tôi sẽ có chiến tranh với phát xít Đức, từ khi Hittler lên nắm chính quyền vào năm 1933, chúng tôi cần phải liên tục mở rộng sản xuất vũ khí và chuẩn bị một cuộc chiến tranh không tránh khỏi. Năm 1936-1939, khi xảy ra chiến tranh ở nước cộng hoà Tây Ban Nha, chúng tôi mặt đối mặt với kẻ thù của mình, giúp đỡ lực lượng cách mạng Tây Ban Nha. Lính ta chạm trán với phát xít Đức và Ý, đang chiến đấu ở phía nổi loạn Franco. Nhưng lại năm 1939. Đã ký một hiệp ước Ribentrop - Molotov, khi đó phương Tây gọi nó như thế. Và Stalin nói với chúng tôi:
- Bọn lừa đảo, bọn lừa đảo Hittler.
Tiếp theo, ông cho rằng Hittler, sớm muộn cũng tấn công chúng tôi, nhưng ông chiến thắng thời gian cần thiết bằng cách ký hiệp ước này. Thay vì lập tức đối đầu với Hittler và để địch chĩa súng vào mình, bằng cách ký một hiệp ước, chúng tôi thoát được tình thế nguy hiểm, tạo điều kiện để Hittler chạm súng đầu tiên với các nước Tây Âu. Điều này chính là điều chiến thắng thời gian mà Stalin đã nói.
Chính Stalin khi đó đánh giá như thế tình hình phức tạp. Tôi nghĩ rằng nghĩ rằng ông hiểu nó đúng như thế. Trong tình thé như vậy, ông phải làm hết sức để ký một hiệp ước không tấn công nhau, còn sau đó ký một một hiệp ước mới - về thân thiện và biên giới với Hittler, quay sang công việc công nghiệp, cơ quan khoa học, viện thiết kế sản xuất vũ khí, thay đổi hướng đi. Nếu như chúng tôi đã làm điều này (tôi lấy năm 1939, 1940 và nửa năm 1941, nghĩa là hai năm rưỡi, đúng vào thời gian chúng tôi sau này mất một nửa nước về tiềm năng công nghiệp), thì chúng tôi có thể xuất xưởng vũ khí và đảm bảo cho quân đội tất cả các phương tiện tiến hành chiến tranh. Nghĩa là, giá như chúng tôi tận dụng thực chất thời gian hoà hoãn có được, thì tới 1941 chúng tôi nhận được những gì mà năm 1943 có, và Hồng quân có đủ trang bị, thậm chí còn dư, để đánh bại bọn Đức ngay từ biên giới và không để cho sự xâm lược của tụi phát xít vào đến biên giới Liên Xô.
Tất nhiên chúng tôi không ăn không ngồi rồi, mà làm việc. Tuy nhiên tận dụng thời gian hoà hoãn không phải như vậy. Lịch sử biết điều này. Ngay khi chiến tranh bắt đầu, chính công nhân tại Ukraina đến BCHTƯ Đảng và yêu cầu:
- Cho chúng tôi súng trường!
Mà tôi không thể đưa cho họ một cái gì cả, cũng chẳng có súng trường, và tôi gửi đề nghị này về Moskva. Malenkov nói:
- Không có súng trường. Những thứ có ở Moskva, là súng trường bắn đạn hơi có lỗ, chúng tôi phục hồi chúng, bịt lỗ và đưa cho Leningrad. Còn các ông tự đi rèn vũ khí. Hãy làm dao, giáo mác và v.v....
Bạn có thể tự hình dung được không? Quân Đức đánh chúng tôi bằng vũ khí như thế nào, còn người ta nói với chúng tôi: “Rèn giáo mác, rèn dao, đánh nhau với quân thù đang tấn công bằng xe tăng(!).
Chỉ có nhân dân, quân đội, Đảng chúng tôi mới có thể giữ được sự thử thách như thế! Dù bị khó khăn, quân đội vẫn chống cự, rút lui, mà khi rút lui vẫn tiêu diệt sinh lực địch và vũ khí của địch. Lúc ấy còn dùng cả chai xăng, và mìn và tất cả những thứ gì có thể nghĩ ra được để nhân dân bảo vệ mảnh đất quê hương, danh dự và thịnh vượng.
Giá như chúng tôi hoàn toàn tận dụng thời gian hoà hoãn? Liệu Stalin có đúng không, phớt lờ sự nguy hiểm, giữ nhịp độ làm việc như trước đây trong công nghiệp sản xuất vũ khí và ở mức như trước khi ký những thoả thuận với Đức? Không, không đúng như thế. Chính ông nói rằng Hittler lừa ông. Rồi ông tin rằng Hittler tấn công chúng tôi. Nhưng để tấn công, thực chất cần có thời gian, khi ấy Hittler bận việc ở phía Tây, chúng tôi có thể quay về sản xuất vũ khí đánh quân thù, cung cấp cho quân đội số lượng vũ khí cần thiết và xây dựng nguồn dự trữ. Lúc ấy phải đưa ra những con số về mức sản xuất gang, thép cán, phát triển chế tạo máy. Những con số này, trong tay tôi không có.
Chẳng lẽ, những điều đã nói mâu thuẫn với sự nhận xét là chúng tôi chiến thắng có tính đến sự giúp đỡ quân sự của các nước đồng minh. Nó không mâu thuẫn vì chúng tôi tự sản xuất hàng loạt vũ khí để đánh bại quân thù. Tôi không biết chúng tôi có nhận pháo của các nước đồng minh không. Theo tôi, thì không. Máy bay, ô tô thì có nhận. Ô tô chúng tôi không những trang bị đày đủ cho quân đội, thậm chí sau chiến tranh còn đưa vào nền kinh tế quốc dân một lượng lớn ô tô Mỹ. Vận tải biển của chúng tôi ở mức đáng kể cũng là người Mỹ. Sau chiến tranh, chúng tôi trả lại Mỹ một phàn tàu thuỷ.
Về nguyên tắc, sự thật rằng chúng tôi rút lui khỏi biên giới rất xa và cho địch khả năng chiếm và tàn phá Ukraina, Belorussia, một phần Liên bang Nga, là hậu quảо sự sai lầm và lãnh đạo yếu kém. Tôi nhớ về Kulikе. Kulik, nhận việc sản xuất vũ khí, chính là người vụng về. Sau này Stalin bắn ông ta. Tôi nhắc lại rằng đây là tội ác, ông không đáng bị bắn. Nhưng việc bổ nhiệm con người Kulik yếu kém lên chức vụ cao như thế, không còn nghi ngờ. Từ lâu tôi không nghi ngờ và nói điều này cho cho Stalin từ trước chiến tranh.
Còn bây giờ nói về vũ khí. Năm 1940 xe tăng T-34 cũng được chấp nhận làm vũ khí và trải qua những thử nghiệm cần thiết. Chúng tôi đã bị chiến tranh dồn sát chân, không phải chỉ một nhà máy 75 ở Kharkovsản xuất xe tăng, mà phải có công nghệ sản xuất hàng loạt, xây dựng thiết bị công nghệ, nhân rộng hàng loạt nhà máy và quay về sản xuất nhiều T-34. Lúc đầu chiến tranh chúng tôi có thể một tháng xuất xưởng T-34 đủ để đảm bảo nhu cầu tối thiêu. Chúng tôi cũng còn thiếu súng máy phòng không, quả là súng máy thì chúng tôi có sản xuất và công nghiệp chúng tôi sẵn sàng cung cấp theo nhu cầu. (Cứ như vịt nghe sấm).
Sau khi ký hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau với Đức, Stalin đặt vấn đề xây dựng những nhà máy mới sản xuất súng phòng không. Những nhà máy, tất nhiên, không được xây dựng trước lúc bắt đầu chiến tranh, mà còn không xây dựng chúng cả trong thời gian chiến tranh. Sản xuất súng phòng không người ta chuyển sang nhà máy khác đến mức còn xa mức yêu cầu của quân đội. Vì sao không làm điều này năm 1939, năm 1940? Chính lúc có đủ thời gian thời gian. Chúng tôi không đủ cả pháo cho sư đoàn. Tại trận Stalingrad, trong các thứ bổ xung cho chúng tôi, lại không có pháo. Tôi nhớ, sư đoàn (con trai của Dolores Ibarruri ở trong đó) không những thiếu pháo: mà còn không đủ súng máy. Ai chịu trách nhiệm điều này? Có người nói rằng người ta lừa Stalin. Nghĩa là, khi Stalin giết cán bộ quân đội, kinh tế, Đảng, khoa học, trí thức, đấy là do thiên tài của ông gợi ý ông hay sao? Còn cái gì ông làm để đầu chiến tranh quân ta không có súng trường, chưa nói gì các vũ khí khác, chả lẽ người ta lừa ông sao. Vì sao có sự không giống nhau khi đánh giá thiên tài và sự sụp đổ của lãnh tụ?
Tôi tôi xem rằng các việc xảy ra - là tội ác. Lúc ấy biểu lộ buông trôi đạo đức, đầu óc mù quáng: mọi người bỏ cái mạnh, và tìm kiếm cái yếu, và cái yếu “lừa” cái mạnh để cái yếu bỏ vào cối xay thịt, thêm vào cối xay thịt này đã từng giết người trước đây. Tôi nghĩ rằng Đảng cần có kết luận đúng và hoàn thành việc được đặt ra ở đại hội Đảng 20 và 22; làm nêu ra tất cả những tội lỗi và như thế thông tin đúng cho nhân dân xô viết để không lặp lại việc này nữa. Đáy là ý kiến của tôi về sự thất bại của chúng tôi trong những năm đầu chiến tranh, thiệt hại của chúng tôi, sự rút lui của chúng tôi. Sự thất bại, có lẽ được chuẩn bị “liên minh” với Hittler. Hittler lợi dụng tính đa nghi, sự không tin tưởng và sự phản bội của Stalin và quẳng cho ông những tài liệu nói rằng những cán bộ quân đội nổi tiếng của chúng tôi - là điệp viên của Đức. Stalin “tin”, và cỗ máy giết người đã chạy. Kẻ thù có thể tước đoạt các cán bộ quân đội của chúng tôi như thế. Nhưng chúng tôi vẫn giúp ông. Đỉnh cao việc giết những người xô viết lương thiện là vào năm 1937, là kế hoạch 5 năm duy nhất trước chiến tranh sản phẩm công nghiệp không hoàn thành theo kế hoạch. Nhưng Hittler tận dụng sự chậm phát triển công nghiệp chúng ta, chuẩn bị chiến tranh với Liên Xô.
Những người “Stalinit” (biệt hiệu này, trở thành câu chửi rủa thoá mạ nhất) ngày nay đang tô vẽ Stalin như thiên tài, và như lãnh tụ. Đây là những người đang bị hại. Họ, vừa ý hay không vừa ý, không những che chở những tội ác được thực hiện, mà còn khai phá con đường tới tương lai bằng những phương pháp mà Stalin từng sử dụng. Nguyên soái Zakharov đã phát động “phong trào những người Stalinit” từ giữa thập niên 60. Đi theo con đường ấy là nguyên soái Konev, theo đuôi ông là Grechko. Đây là sự nhục nhã!
Zakharov có thể đọng lại một chút nào đấy quan hệ với tôi, mặc dù tôi không bao giờ va chạm với ông và tôi không bao giờ ему nói một lời xấu về ông trong thời gian chiến tranh, và tôi cũng không nghe từ ông những lời như thế. Vào thập niên 1960 tôi quả là nói với Malinovski, phải cách chức Tổng tham mưu trưởng của Matve Zakharov. Nhưng chính tôi không làm điều này một mình. Trời cứu tôi! Khi tôi đứng đầu lãnh đạo đất nước, thì mọi vấn đề được tiến hành qua phiên họp Đoàn chủ tịch BCHTƯ, mọi quyết định quan trọng được bàn cãi, và với đệ trình này, tất cả đều đồng ý. Tôi dựa vào cái gì? Tuổi tác và sức khoẻ của con người. Không thể để ở chức vụ Tổng thăm mưu trưởng một người, tại cuộc họp sau năm phút khai mạc, ngủ gà ngủ gật. Liệu quốc phòng đất nước có thể tin tưởng ở những người mà thể xác hư hỏng? Đấy không phải là lỗi của họ. Tuổi tác là tuổi tác.
Nhưng không thể để chức vụ những người mà không còn thể lực làm việc có lợi cho quân đội. Vì thế tôi nói rằng phải tìm Zakharov việc khác, cũng là địa vị xứng đáng. Và ông được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Học viện Bộ tổng tham mưu. Điều này không những vinh dự, mà còn thích hợp: đào tạo cán bộ, giảng dạy. Ở đó tuổi tác của ông không cản trở, ở đấy có một đội ngũ giáo sư, giáo viên, và chính ông, một con người, tôi biết, hiểu biết, trung thực và trung thành, biết ra lệnh như thế nào. Hình như sự xúc phạm nhân tính một lần nữa lấn át lý trí và làm mất khả năng hành động đúng, nhất định không phải là dễ chịu. Nhưng phải hiểu rằng điều này được thực hiện vì lợi ích công việc!
Kế nhiệm ông là nguyên soái Biriuzov, bị chết khi bay cùng với Đoàn đại biểu đến Nam Tư. Zakharov có kiến thức quân sự cao hơn Biriuzov, bù lại Biriuzov - trẻ và năng động hơn. Bây giờ Zakharov quay lại chức vụ trước đây. Tôi cho rằng người ta thực hiện sự tập hợp này vì quyền lợi đất nước, vì cải thiện ban lãnh đạo, cải thiện công việc quân đội. Than ôi, đồng chí Zakharov đã già. Nhưng vì sao Konev lại vào chức vụ ấy? Konev - một người có tư chất thông minh đặc biệt và tính cách đặc biệt. Ông - là người duy nhất trong số chỉ huy quân sự cao cấp, dám “đáp lại” bằng văn bản gửi cho Stalin về vụ “những bác sỹ giết người” bị bắt lúc cuối đời Stalin. Konev trả lời những tư liệu nặc danh, đã gửi cho Stalin một bức thư, trong đó đồng tình với những tin tức giả tạo mà Stalin nhận được. Ông củng cố ý nghĩ của Stalin việc bắt giam các bác sỹ là đúng và thậm chí xác nhận điều này bằng thí dụ cá nhân tựa như những bác sỹ này cũng chữa bệnh đúng cho ông. Điều này là sự nhục nhã thật sự đối với một người trung thực! Không thể cam chịu rằng có thể một người có văn hoá lại đồng ý với lời hoang tưởng do Stalin tưởng tượng ra. Sau đó tất cả đã sáng tỏ, như may khói. Chẳng có tội ác nào cả, và tất cả những người này, những bác sỹ giỏi, được tha.
Còn Grechko? Đó là - KVD. Tôi nhiều lần nỗ lực để nâng đỡ ông ta. Konev tung tin rằng Khrusev bảo kê Grechko, nâng đỡ ông ta, ủng hộ ông ta, rằng chính Khrusev đề nghị tặng Grechko danh hiệu Nguyên soái Liên Xô ngay sau chiến tranh, và v.v... Nhưng sau này với Grechko xảy ra một sự quay ngoắt đáng ngạc nhiên. Tôi thấy trước mắt mình không phải chỉ một mình Grechko, và tôi có thể nói rằng hàng loạt người xu thời, ông cũng một kẻ xu thời điển hình. Đúng, hỡi các ngài, anh không có chức vụ nào, anh không có công lao nào, không thể dừng lại đến con đường dối trá, lịch sử không tha thứ điều này. Anh chỉ còn trí nhớ sai lầm của mình, vì rằng anh không phải là người lương thiện trước chính bản thân anh và dẫn dắt nhầm nhân dân, bằng cách bao che sự lạm quyền của Stalin bằng sự thật rằng nước ta chiến thắng!
Đúng, nhân dân giành được chiến thắng, Đảng giành được chiến thắng. Nhưng Stalin? Stalin trong ý tưởng của mình, trong thế giới quan hiểu biết công việc был, tất nhiên, là con người của Đảng. Nhưng những phương pháp của ông, cách thức làm việc lại dựa trên sự giết người, bắn, đày ải, khảo tra để người ta thừa nhận những tội mà họ không có. Không thể nảy sinh hai ý kiến đánh giá hoạt động của cá nhân Stalin, chi tiết của nó hiện ra đày đủ sau khi ông chết. Nhiều mặt của những hành động này đáng lên án về mặt đạo đức, còn có thể cả toà án lịch sử.
Chúng tôi đạt được những thành tựu lớn trong xây dựng, nền công nghiệp hùng mạnh, cải tổ nông nghiệp, nâng cao văn hoá, khoa học, nghệ thuật. xây dựng cường quốc hùng mạnh Liên Xô. Ngày nay chúng tôi không còn yếu hơn bất kỳ nước nào. Mặc dù công nghiệp Mỹ mạnh hơn chúng tôi, nhưng quân đội chúng tôi không tồi hơn, có thể bằng Mỹ. Thậm chí tốt hơn Mỹ. Điều này sẽ là sự cảnh báo nghiêm túc đối với tất cả những người phiêu lưu, các nhà quân sự của và những kẻ xâm lược. Nếu họ phát động chiến tranh, thì cuộc chiến tranh ấy sẽ đi thẳng vào thân họ. Thậm chí tôi nói về những người thù địch tại châu Âu đối với Liên Xô, chẳng hạn Tây Đức. So sánh với chúng tôi, bất kỳ một nước châu Âu nào (trừ Mỹ) - chỉ là con số không. Bây giờ không có một người đầu óc bình thường kể cả căm thù Liên Xô, không thể nghĩ tới việc xâm lược chống Liên Xô. Đấy là tiếp bước chiến thắng cách mạng tháng Mười năm 1917.

<< Những suy nghĩ sau chiến tranh | Những năm đầu tiên sau chiến tranh >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 871

Return to top