Lý do triệu hồi tôi từ Ukraina về Moskva năm 1949 - theo tôi, là kết quả sự buồn phiền nào đấy trong đầu óc Stalin. Tôi lúc ấy ở Lvov. Những người dân tộc chủ nghĩa Ukraina giết nhà văn quốc tế Galana, còn tôi chủ toạ hội nghị sinh viên Đại học lâm nghiệp. Người sinh viên, giết Galana, đang học trong trường Đại học này, vì thế tôi quyết định nói chuyện với đồng môn của nó.
Bỗng nhiên Malenkov gọi tôi nói là Stalin muốn tôi tức tốc về Moskva.
- Ngay cơ à?
- Ngay! Sáng mai bay.
Hôm sau tôi có mặt ở Moskva. Stalin gặp tôi rất niềm nở.
- Chà, anh định ngồi lâu tại Ukraina đấy à? Ở đó anh bị biến thành nông dân Ukraina mất. Giờ là lúc anh quay về Moskva.
Rồi ông bắt đầu kể:
- Chúng tôi cho rằng anh lại phải giữ chức Bí thư thứ nhất Uỷ ban Đảng bộ Moskva. Ở đây công việc điều hành rất kém - ở Leningad, chúng ta tiến hành bắt giam người mưu phản. Có cả mưu phản ở Moskva. Chúng tôi muốn Moskva là chỗ dựa BCHTƯ Đảng, vì thế anh làm việc ở đây hữu ích hơn. Anh trở thành bí thư lập tức Đảng uỷ Moskva và BCHTƯ Đảng.
Tôi, tất nhiên, tự hào vì sự tín nhiệm. Tôi nói rất hài lòng về Moskva, vì rằng công việc trước đây của tôi tại thủ đô, 11 năm trước đây. Tôi cho rằng thời hạn cgr tại Ukraina hoàn toàn tử tế và chuyển đi sẽ có ích cho tôi.
Khi tôi từ chỗ Stalin về nhà, Vasilevski và Korheychuk, đang ở Moskva, rẽ vào chỗ tôi. Tôi kể cho họ cuộc nói chuyện vừa xong. Vanda Lvovna khóc, đúng là khóc rống lên. Tôi chưa từng bao giờ thấy bà trong trạng thái này. Bà khóc:
- Anh vừa từ Ukraina về phải không? Ở đấy thế nào?
Người phụ nữ Ba lan than khóc vì sự kiện một người Nga từ Ukraina về! Hơi kỳ quặc. Hình như điều này được giải thích tôi có quan hệ rất tốt, hữu nghị với bà. Tôi rất kính trọng nà. Đó là phụ nữ tuyệt vời, một nữ cộng sản tuyệt vời. Và bà cũng kính trọng tôi. Tôi không che giấu nét này, có thể tý chút háo danh, hoàn toàn, thú vị đối với tôi. Những sự kiện đã qua nổi bật trong trí nhớ tôi, và tôi quyết định nói hết với bà.
Theo kiểu cách Stalin, ông giải quyết: trong sự việc xác nhận điều không may công việc ở Moskva, ông trao cho tôi một tài liệu:
- Đấy, làm quen đi, còn sau đó chúng tôi sẽ nói chuyện.
Tôi không đọc ở đấy - đây là một tài liệu dày - và đặt nó vào túi túi. Hôm sau tôi đọc quaл. Té ra đó là một tố cáo nặc danh mặc dù có ký tên, nhưng là nặc danh theo tính chất của nó. Bây giờ tôi không nhớ những chữ ký ấy là của ai. Thư và rằng ở Moskva có một nhóm người mưu phản chống BCHTƯ và Chính phủ xô viết, mà cầm đầu nhóm này là bí thư Thành uỷ Moskva và BCHTƯ Đảng - Popop. Thêm nữa còn chỉ ra ai tham gia vào nhóm: các bí thư đảng uỷ khu vực, Chủ tịch khu vực, giám đốc các nhà máy, các kỹ sư. Tôi lập tức cảm thấy người viết thư này có ý nghĩ điên rồ, либо kẻ đểu cáng. Tôi cho tài liệu vào tủ và quyết định không nói cho Stalin về nó một thời gian nào đấy, cho là càng nhiều thời gian không đả động đến cuộc nói chuyện như thế, càng tốt hơn.
Khi tôi về Ukraina để làm giấy tờ chuyển về Moskva, Stalin nói với tôi:
- Anh nhớ về quay về Moskva dịp tôi 70 tuổi? (nghĩa là vào tháng 12).
- Chắc chắn, tôi sẽ về, bây giờ tôi sẽ tổ chức Plenum BCHTƯ ĐCS(b) Ukraina, bầu ban lãnh đạo mới, và tôi quay về.
Trước đó, tôi thoả thuận với ông là tôi sẽ giới thiệu Bí thư thứ nhất BCHTƯ Melnikov. Stalin đồng ý, mặc dù cũng không biết ông ta: vì Stalin tin tôi. Tôi đi đến về Moskva trước ngày sinh nhật của ông, 21 tháng 12. Chúng tôi làm lễ kỷ niện vị lãnh tụ 70 tuổi, tôi được bầu bí thư tỉnh uỷ và thành phố Moskva và nhận công tác.
Chẳng bao lâu sau, Stalin hỏi tôi:
- Tôi đưa cho ông tài liệu. Ông đã làm quen với nó chưa? - Và ông nhìn tôi chăm chú.
- Tôi đã làm quen.
- Thấy thế nào?
Stalin có thói quen như thế này: nhìn vào mình, sau đó hếch mũi lên trên:
- Thế nào?
Tôi trả lời:
- Một thằng vô lại nào đấy đã viết hoặc điên rồ.
- Như thế nào?
Ông rất không rất hài lòng, khi người ta không tin vào các tài liệu kiểu như thế.
- Thưa đồng chí Stalin, tôi hoàn toàn tin tưởng rằng tài liệu đã đưa không có một tý nào chung với hoạt động. Cá nhân tôi biết nhiều người, mà được gọi là những người mưu phản. Đây là những người lương thiện nhất. Ngoài ra, tôi hoàn toàn tin rằng Popop cũng không phải là người mưu phản. Ông không khôn ngoan giữ mình. Đồng ý là ông ta tỏ ra không ở chức vụ cao được. Nhưng ông ta không phải là người mưu phản, mà là một người trung thực, điều này tôi đã và đang không nghi ngờ. Nhưng nếu như thậm chí ông trở thành người mưu phản, thì những người, như đã viết trong tài liệu, tham gia vào nhóm mưu phản của ông, bản thân tôi không biết họ có tạo dựng với ông.
Hình như giọng tự tin của tôi ảnh hưởng đến Stalin:
- Ông cho rằng tài liệu này không đáng lưu ý?
- Hoàn toàn đúng, thưa đồng chí Stalin, không đáng. Theo tôi, ở đây có sự khiêu khích hoặc điên rồ.
Stalin chửi rủa, và tất cả kết thúc. Anh hãy tự hình dung: nếu như muốn lấy lòng Stalin, muốn trội hơn và chiếm được sự tín nhiệm của ông, điều này rất dễ làm. Chỉ cần nói:
- Đúng, đồng chí Stalin, đây là một tài liệu nghiêm túc, phải được phân xử và có biện pháp.
Khá đủ với lời phát biểu từ phía tôi, và bây giờ Stalin ra lệnh bắt Popop và “nhóm của ông”.
Họ, tất nhiên bị hỏi cung “hiểu rõ”, nhóm mưu phản ở Moskva, nhưng tôi trở thành một người có thể, người ta tố thêm rằng rằng dường như, ông đến, ngó nhìn, lập tức khám phá và làm thất bại người mưu phản. Thật là đê tiện! Con trong thực tế người ta xảy ra ở những người khác ở Leningad.
Tôi bắt đầu công tác ở Moskva. Nhưng người ta biết rằng lần này Stalin chĩa vào Popop, mà ông xem là người mưu phản, và ông chưa yên tâm chừng nào chưa nhổ được Popop. Chúng tôi trình với Malenkov, và tôi đề nghị:
- Đưa Popop ra khỏi Moskva, chọn cho ông ta một chức vụ tốt.
Chúng tôi đã làm như thế, cử ông đi, với một khoảng thời gian đệm, làm giám đốc một nhà máy lớn ở Kuibysev. Stalin đôi lúc nhớ lại:
- Popop ở đâu nhỉ?
Đã từng có lúc, Popop là người được Stalin quý. Tôi trả lời:
- Ở Kuibysev.
Và Stalin yên tâm. Hình như Stalin nghĩ:
- Liệu Khrusev có lầm không, người mưu phản này không còn ở gần, và liệu ông không tiếp tục những hoạt động của mình tại thủ đô?
Stalin không bao giờ thoả hiệp với điều này nhưng khi biết rõ là Popop ở cách xa, thì ông yên tâm.
Sau này người ta chuyển cho tôi về sự căm tức của Popop chống tôi. Ông chết ông, kết tội ông cái gi? Ông không hiểu rằng ông không cần chửi tôi, mà ngược lại. Nếu như không phải là tôi, thì ông đã chết, vì rằng Stalin chuẩn bị làm điều này. Ведь và chính Stalin gọi tôi để nhận tài liệu chống Popop và tin vào tài liệu này. Tôi cứu Popop, nhưng có tình huống một người không hiểu và không hài lòng bởi vấn đề gì đó, thì người ta quay lưng về người bảo vệ mình. Nhưng chính khi đó tôi cũng liều. Nếu Stalin không tin tôi, có thể ông nghĩ rằng và tôi cũng tham gia vào âm mưu cùng với Popop.
Sau chiến tranh chúng tôi dần dần quay lại cối xay thịt năm 1937, quay trở về những phương pháp “làm việc” thời ấy.
Khi tôi trở thành bí thư BCHTƯ VĐCS(b) và thành uỷ Moskva, thì Kuznesov-Leningradski (giữa chúng tôi với nhau, gọi ông ta như thế) bị bắt. Triển khai săn lùng những người Leningrad. Tổ chức Đảng Leningrad bị công kích. Stalin, nói rằng tôi cần phải về Moskva, khi đó tôi được cử đến Leningad để khám phá vụ mưu phản. Stalin nói chung cho rằng Lenigrad - thành phố có âm mưu làm phản.
Khi đó nhiều người tỉnh Gorky được đưa về Moskva. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên bang Nga (bây giờ tôi không nhớ họ tên của ông) cũng từ Gorky. Tôi nghĩ rằng Zdanov, người nhiều năm công tác ở đó và hiểu biết cán bộ địa phương, đã đưa họ về. Ông chủ tịch là người tốt, tôi thích ông: trẻ, đầy sinh lực, có suy nghĩ riêng, triển vọng. Nhưng cũng bị bắt. Và không những ông, nhiều người cũng bị bắt. Tôi nhiều năm không công tác ở Moskva và vì thế không biết những người trong số bị bắt. Ít nhiều biết Kuznesov. Người biết rõ Voznesenski. Voznesenski vẫn còn chưa bị bắt, khi tôi về Moskva, nhưng ông cũng đã được chuyển khỏi chức vụ trước đây. Ông đi lại, không có công việc và chờ đợi điều này kết thúc ra sao và người ta mang đến cho ông cái gì ngày hôm sau.
Stalin trước đây quan hệ rất tốt với Voznesenski, rất tín nhiệm và kính trọng ông. Đúng và với cả Kosyghin, và Kuznesov, với tất cả bộ ba này. Lúc đó cho rằng bộ ba trẻ tuổi - Voznesenski. Kuznesov và Kosyghin. Họ sẽ thay thế chúng tôi. Stalin bắt đầu cất nhắc họ. Kuznesov cần thay thay thế Malenkov. Stalin đưa Voznesenski là phó chủ tịch thứ nhất hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, nghĩa là phó thứ nhất của mình, và trao cho ông chủ toạ phiên họp Hội đồng Bộ trưởng. Kosyghin phụ trách vấn đề công nghiệp nhẹ và tài chính. Tôi giả thiết rằng việc chết của những người này (trừ Kosyghin) được xác định chính xác bởi Stalin cất nhắc họ để chuẩn bị thay thế lớp cán bộ lão thành. Trước tiên, nghĩa là, thay Beria, Malenkov, Molotov, Mikoian. Những người này, Stalin không còn tin như trước đây.
Đã có sự moi móc, phá hoại sự tín nhiệm của Stalin đối với những người trẻ tuổi, xúi Stalin đối với những người được ông cất nhắc, tôi bây giờ khó nói. Tôi chỉ kết luận từ những quan sát của mình và những phản ứng riêng rẽ, mà tôi nghe được trong những cuộc nói chuyện giữa Malenkov và Beria. Ngoài ra, tôi thấy, Malenkov và Beria tự dẫn dắt ở Stalin, khi nói chuyện về những người này. Tôi có ấn tượng, Malenkov và Beria trình ra hết sức, để dìm họ. Chủ yếu là Beria hành động, còn Malenkov, Beria sử dụng ông như chiếc búa, vì rằng ông ngồi ở BCHTƯ Đảng và ông gửi tất cả thông tin và tài liệu, được chuyển cho Stalin. Một loạt tài liệu đuổi theo mục đích theo hướng cơn giận dữ của Stalin chống “nhóm trẻ.
Mọi người biết trước Stalin phản ứng như thế nào.
Khi đó ngồi trong tù là Sakhurin, Dân uỷ công nghiệp hàng không trong thời gian chiến tranh. Tôi biết rất rõ Sakhurin, khi ông làm công tác Đảng và nói riêng, là Đảng uỷ BCHTƯ nhà máy sản xuất máy bay. Với tư cách Dân uỷ, Dementev thay thế ông. Tôi biết người này người nọ quan hệ tốt với ông, cho là họ những kỹ sư rất thông minh và là những nhà tổ chức sản xuất. Sakhurin ngồi tù vì rằng trong thời gian chiến tranh dưới sản xuất “máy bay kém”.
Điều này xảy ra, khi tôi còn công tác ở Ukraina, và vì thế tôi không biết chi tiết. Sau đó Malenkov kể cho tôi dường như Vasili Stalin (con trai Stalin) viết một bức thư (hoặc cá nhân ông ta nói điêu với bố mình): người ta đã làm máy bay như thế và họ có khuyết điểm như thế, và người có lỗi trong việc này Dân uỷ Sakhurin.
Gián tiếp chịu trách nhiệm vụ này có cả Malenkov, người theo đường lối của Bộ chính trị trong thời gian chiến tranh được trao trách nhiệm theo dõi công nghiệp hàng không. Giờ đây ông bị quy tội bảo kê cho Dân uỷ làm việc tồi. Một cái gì đó công minh, vì rằng chạy theo số lượng đi đến làm kém chất lượng. Nhưng chính chiến tranh xảy ra! Trong nhiều ngành công nghiệp cũng xảy ra những hiện tượng như thế. Những sự phán xét kiểu ấy dẫn đến việc bắt giam Sakhurin và cách chức Malenkov tại BCHTƯ. Ông được đưa về, hình như, Taskent. Nhưng ông ở đó ngắn ngủi và nhanh chóng được quay về. Nhiều người bây giờ cũng không nhớ xảy ra sự thật như thế. Beria đưa Molotov về Moskva. Khi Malenkov không đứng ở Moskva, Beria, như chính ông kể, tiến dần từng bước đưa tới Stalin ý tưởng cho Malenkov quay về. Cuối cùng ông đã đưa Molotov quay về, và ông lại chiếm lại chức cũ là Bí thư BCHTƯ Đảng.
Cũng có một cớ khác để bắt Kuznesov và những người khác? Tôi không thể biết chi tiếс, nhưng một điều gì đó tôi biết và tôi muốn nói hết về điều này. Bây giờ có nhiều ý kiến không thực tế và thậm chí gây ra ngạc nhiên rằng nguyên nhân có thể gây ra cái chết cái chết của nhiều người và cả cụm tổ chức Đảng bị nghi ngờ. Đấy là sự thật. Ngay từ trước chiến tranh (tôi không nhớ năm nào) trong BCHTƯ thành lập Đảng uỷ của Liên bang Nga. Lãnh đạo Đảng uỷ đó, hình như, Andrey Andreev Andreev. Tôi không biết tình tiết Đảng uỷ này ngừng tồn tại, và lại nảy sinh tình thế là Liên bang Nga không có tổ chức Đảng cao cấp của mình, để phân tích các vấn đề kinh tế và v.v... Tất cả được Dân uỷ Liên Xô giải quyết, chỉ có các vấn đề quốc tế bậc ba mới được xem xét ở Hội đồng dân uỷ Liên bang Nga. Nói riêng, cũng do Liên bang Nga làm việc này kém hơn những nước cộng hoà khác.
Có lần sau chiến tranh, từ Ukraina về, tôi tới gặp Zdanov. Ông bắt đầu phát biểu cho tôi suy nghĩ của ông:
- Tất cả các nước cộng hoà có BCHTƯ của mình, bàn luận các vấn đề tương ứng và giải quyết chúnh hoặc trình lên BCHTƯ Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Họ hoạt động dũng cảm hơn thảo luận về các vấn đề trong nước, giải quyết chúng và huy động mọi người. Do đời sống là mấu chốt, điều này tạo điều kiện phát triển kinh tế, văn hoá, công tác Đảng. Liên bang Nga thực tế không có lối thoát tới các tỉnh của mình, mỗi tỉnh hoạt động theo cách riêng của mình. Việc tổ chức cuộc họp thảo luận trong Liên bang Nga, không thể làm được. Và cũng không có một cơ quan nào đứng ra tổ chức thảo luận trong khuôn khổ nước cộng hoà.
Tôi đồng ý với ông:
- Đúng thế. Liên bang Nga bị đặt trong những điều kiện không bình đẳng, và lợi ích của nó bị thiệt hại.
Zdanov tiếp tục:
- Tôi suy nghĩ về vấn đề này. Có thể phải quay về kiểu cũ, thành lập Đảng uỷ Liên bang Nga? Tôi cảm thấy điều đó dẫn tới sự hiệu chỉnh công tác Đảng ở Liên bang Nga.
Tôi nói:
- Tôi cho rằng điều này là có lợi. Thậm chí ngay khi Lenin còn sống ở Liên Xô cũng không có BCHTƯ Đảng của Liên bang Nga. Điều này và đúng, vì rằng nếu như Liên bang Nga có một tổ chức Đảng trung ương được bầu ra như ở các nước cộng hoà khác, thì có thể nảy sinh sự tương phản. Liên bang Nga là khá mạnh theo dân số, công nghiệp, nông nghiệp. Như thế ở Moskva lập tức tồn tại hai hai Uỷ ban trung ương: một - giữa các nước cộng hoà, hai - đối với Liên bang Nga. Lenin không làm điều này. Hình như ông không muốn xây dựng hai trung tâm, không muốn đụng chạm của các trung tâm ấy, mà có xu hướng chỉ có một sưl lãnh đạo Đảng và chính trị mà thôi. Như thế BCHTƯ Liên bang Nga không cần thiết, tốt hơn là chỉ có Đảng uỷ.
- Đúng - Zdanov nói - hình như xây dựng Đảng uỷ như thế là hợp lý.
Zdanov trước khi đến Vanday, nơi ông nghỉ và chữa bệnh, gọi về Kiev cho tôi:
- Lúc ông ở Moskva, nhưng tôi với ông không kịp trò chuyện. Tôi có một vấn đề quan trọng. Khi nào đây tôi từ Vanday về, chúng ta sẽ nói chuyện.
Tôi chúc ông mọi điều tốt lành. Nhưng sau một thời gian ngắn, tôi nhận tin Zdanov chết. Như thế điều mà ông muốn nói, vẫn còn là bí ẩn đối với tôi. Ông ít khi gọi về Kiev cho tôi và tôi cũng ít khi gọi cho ông từ Kiev. Ở chúng tôi phát sinh những vấn đề cán bộ hoặc về nông nghiệp. Chuông điện thoại gọi cho tôi ở Moskva vẫn có, nhưng không phải từ Zdanov mà từ Malenkov. Còn bây giờ người ta buộc tội “nhóm Kuznesov” ở Leningad, dường như ở đó xuất hiện “chủ nghĩa dân tộc Nga” và tương phản với BCHTƯ Liên Xô. Một điều gì đó trong tâm hồn toi, chính xác tôi không nhớ, còn tài liệu thì tôi không thấy. Vì sao ở tôi lạ có ấn tượng như thế? Tôi đã nghe đã nghe giữa Malenkov và Beria, và một lần khác cũng ở Stalin. Stalin đặt cho Malenkov các vấn đề nào đấy, và cuộc nói chuyện của họ đàm phán xoay quanh vấn đề này.
Tôi có lần nói chuyện với Malenkov. Khi đó tôi đang nghiên cứu vấn đề xây dựng tại Ukraina Bộ công nghiệp than và công nghiệp luyện kim. Khi Lenin còn sống, sau nội chiến tại Ukraina đã thành lập Uỷ ban về công nghiệp than đá do Semen Svars, một bolsevich lão thành lãnh đạo. Trong thời gian ấy, tôi còn phục vụ trong hồng quân. Hình như cuối năm 1921 và đầu 1922. Khi tôi trở về khu mỏ và công tác ở khu mỏ Rutchenkov, thì người lãnh đạo công nghiệp than Donbass là Georgy Piatakov, một chính khách và nhà kinh tế lớn. Ông được coi là nhà kinh tế thực thụ và uy tín nổi tiếng. Sau đó người ta thay thế ông tôi không biết chính xác, vì lý do gì, nhưng lý do chính, tất nhiên, là chính trị, vì rằng Piatakov là người gần gũi với Troski, khi đó có cuộc đấu tranh mạnh với ông ta. Hình như cũng có tin rằng người ta chuyển Piatakov khỏi Donbass. Thay chỗ ông là Chubar. Lúc đó hội nghị đảng bộ tỉnh người ta hát nhiều câu vè về sự độc ác. Gặp nhau, chào hỏi thế này:
- BCHTƯ cho chúng ta Chubar. Còn cái gì ở chúng ta bị thay đổi?
Than trong những năm ấy chủ yếu được khai thác tại Donbass. Có lẽ, than Donbass chiếm 80% sản lượng than Liên Xô. Tôi cho rằng nên xây dựng tại Ukraina một sự chỉ huy thống nhất về than, quay trở lại thời Lenin. Tại Ukraina có công ty “thép miền nam”. Lãnh đạo nó là Ivanov, cũng một bolsevich lão thành. Một người tương đối béo. “Thép miền nam” trụ sở ở Kharkov, còn Uỷ ban công nghiệp than đá ở Bakhmut (bây giờ Artemovsk). Sau đó ông cũng chuyển về Kharkov, và người thay thế ông là Rukhimovich, còn Chubar trở thành Chủ tịch Hội đồng Dân uỷ Ukraina.
Tôi rất kính trọng Rukhimovich. Đây là một người tuyệt vời, một bolsevich lão thành, rất mộc mạc và dễ chịu, quyết đoán và thông minh. Những thợ mỏ Donbass - kể cả ban lãnh đạo của họ, tiếp xúc với những người lãnh đạo - rất kính trọng Rukhimovich. Ông thường tiến hành thảo luận với cán bộ công nghiệp than và, tôi luôn luôn đến các cuộc thảo luận này, khi tôi là đại diện lãnh đạo đảng khu vực Stalin. Rukhimovich biết tôi và quan hệ tốt với tôi. Hình như tôi là có ích cho ông, vì rằng tích cực làm việc trong khu vực của mình. Tôi từng là người địa phương, lớn lên trong những thợ mỏ và hiểu biết điều kiện sản xuất cũng các mỏ cả nhà máy công nghiệp luyện kim.
Và tôi muốn cuối thập niên 40 xây dựng một cái gì đó ở Ukraina về than, kim loại và giao thông đường sắt. Tôi đến Moskva và trước hết ký các văn bản và gửi cho Stalin, đề nghị nói chuyện với Malenkov. Tôi nhìn hấy, Malenkov nhìn tôi lạ lùng và mắt ông ta trố lên:
- Anh làm gì thế? Anh làm sao thế?
- Gì cơ ạ?
- Cất ngay các tài liệu này đi và đừng nói với ai cả về nó nữa. Anh có biết bây giờ ở Leningad xảy ra một cái gì... không? Người ta buộc tội những người Leningrad, rằng ở họ xuất hiện tính tự lập: họ tự ý mở ra ở Leningad những chợ và cho bán hết hàng hoá tồn đọng.
Nhưng tôi chẳng nhìn thấy ở đó tội ác nào và chẳng có xuất hiện chủ nghĩa dân tộc nào cả. Chính chúng tôi đã làm điều này ở Kiev. Ở đó có chợ bán hàng tồn đọng, mà trong các cửa hàng không có cho người mua, mà ở đây giá thấp, khuyến mãi. Có cả những hàng hoá kém chất lượng, không được kiểm tra khi sản xuất trong thời gian sau chiến tranh. Tôi thoát khỏi vụ này. Và đó là việc không mất lòng ai và có ích, có lẽ, có hình thức tương xứng đem lại cho Stalin lóp sơn chính trị.
Ai đã làm điều này? Tất nhiên là Beria và Malenkov. Stalin nói chung hơi ốm yếu và đa nghi. Cuộn chỉ bắt đầu được gỡ ra. Quả là tôi không biết cụ thể nó được gỡ như thế nào, nhưng đã gỡ ra thật, được gọi là bồng bột. Theo quan điểm của Stalin, cần phải liệt vào “hành động thù địch”, trước tiên bắt Kuznesov và Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Liên bang Nga (tôi nhớ họ tên của ông - Rodionov). Họ còn đặt vấn đề xây dựng một tổ chức nào đấy của nước cộng hoà, dường như làm việc, không chịu chỉ đạo của các cơ quan Liên Xô. Tóm lại, họ mắc lỗi vì gây sự tương phản quanh trung tâm.
Bắt đầu các vụ bắt bớ. Bắt hàng loạt người ở Leningad, còn những ai mà BCHTƯ lấy từ Lenigrad, được điều động lên chức vụ mới, ở chỗ khác. Chẳng hạn, ở Krym khi đó ban lãnh đạo gồm những người Leningrad, và ở đó cũng bị bắt hết. Cách chức Voznesenski, vì ông cũng người Leningrad. Nói chung người ta đã khám phá ra cuộn len, như người ta thường nói, nghĩa là ổ tội ác. Người ta đã tưởng tượng ra cái ổ mưu phản ở Leningrad, cái ổ này, dường như, theo đuổi âm mưu chống xô viết. Lại phát sinh tình thế thảm khốc trong nước, và trong Đảng. Căn bệnh đàn áp có thể dễ dàng lôi kéo ai muốn.
Bây giờ tôi nảy ra suy nghĩ: phải chăng người ta không sản xuất bức thư, mà Stalin đưa tôi đọc, qua Beria và qua điệp viên của ông để de doạ Stalin rằng không những Lenigrad, mà cả Moskva có người mưu phản? Stalin khi đó quyết định gọi tôi về để tôi lãnh đạo Đảng bộ Moskva. Nhưng nếu thì tôi, làm quen với bức thư, chặn đứng vụ việc đối với người Moskva, nói một cách tự tin cho Stalin rằng đây là chuyện bịa đặt của những kẻ hám quyền hoặc là những lời hoang tưởng của kẻ điên rồ. Nếu thế, nghĩa là, tôi hoá ra là vật trở ngại để bắt tràn lan ở Moskva. Không chỉ ở Moskva, tôi không biết, bao nhiêu họ giết bao nhiêu người cốt cán về kinh tế và Đảng.
Sự thật tại thủ đô, quá trình bắt bớ ở mức độ nào đấy cũng bắt đầu. Khi tôi quay về Moskva, đã có vụ vụ bắt bớ lớn các cán bộ ZiC (Nhà máy sản xuất ô tô mang tên Stalin ). Lãnh đạo “tổ chức mưu phản gián điệp Mỹ” là người trợ lý giám đốc ZiC Likhachev. Tôi không nhớ bây giờ họ tên ông, nhưng tôi biết người con trai này, người Do Thái gày gò, ốm yếu.
Tôi quen với ông một cách ngẫu nhiên, sau chiến tranh. Có lần tôi gặp Ivan Aleksseevich Likhachev và hỏi thăm sức khoẻ ông. “Vx làm việc - ông nói - nhưng cảm thấy không khoẻ lắm.
- Anh đến Kiev với tôi, nghỉ ngơi, chỗ chúng tôi rất tốt, cứ đến khi nào anh muốn, tôi luôn luôn vui mừng, tạo cho anh điều kiện nghỉ ngơi.
- Cám ơn, tôi sẽ tận dụng lời mời này.
Và có một lần Ivan Aleksseevich gọi cho tôi:
- Tôi có thể đến. Muốn đem theo trợ lý.
- Cả trợ lý đi theo, xin cứ việc, anh muốn đem theo ai cũng được.
Tôi tổ chức cho họ nghỉ ở Kiev.
Likhachev cùng trợ lý thường đến chỗ căn hộ tôi hoặc ở nhà nghỉ cuối tuần trong những ngày nghỉ. Như thế tôi cũng làm quen với người trợ lý. Một người bình thường cần mẫn thực hiện công việc được Likhachev giao cho. Tôi cũng không nghĩ, ông là, như sau này người ta buộc tội ông, là người cầm đầu nhóm gián điệp Mỹ, qua những người này tổ chức công việc của mình ở Liên Xô. Ông bị bắt, và ông, tất nhiên, thú nhận. Tôi biết, người ta “thú tội” như thế nào, rằng họ là điệp viên Anh, điệp viên Hittler và điệp viên của các nước khác. Đây là không phải sự thừa nhận, mà là sự tra khảo buộc phải nhận tội bở người đuổi theo mục đích vụ lợi.
Vụ việc động đến Likhachev. Likhachev khi đó là Bộ trưởng, hình như, bộ giao thông đường bộ. Stalin trao nhiệm vụ cho Beria, Malenkov và tôi thẩm vấn Likhachev. Người ta gọi Likhachev, và thẩm vấn ông. Tôi đau lòng khi nhìn thấy điều này, nhưng tôi không làm được gì cả, vì rằng điều buộc tội dựa trên “những số liệu giấy trắng mực đen”, dựa tên “chứng cớ” của những người, từng làm việc với Likhachev. Điều này được xem như bằng chứng không thể chối cãi. Người ta thẩm vấn ông ở phòng dùng để họp Đảng uỷ Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô ở Kreml, trên tầng ba. Ở đó trước đây là phòng làm việc của Lenin, có đặt một chiếc bàn và ghế bành. Và bây giờ, theo tôi, ở một góc riêng có đặt một chiếc ghế, được buộc bằng những băng đen.
Khi người ta buộc tội ông, Likhachev trở thành một bắt đầu nói một cái gì đó để biện minh, còn sau đó bị run lên và ngất ngã. Nhưng ta dùng nước lau cho ông, để ông tỉnh và đưa về nhà, vì rằng cũng không thể thẩm vấn được. Chúng tôi kể cho Stalin, chuyện xảy ra như thế nào. Stalin nghe, nhìn thẳng vào chúng tôi và chửi rủa Likhachev. Trước đây Stalin đối xử rất tốt với Likhachev. Stalin gọi ông là “Likhach”. Stalin bắt chước điều này từ Sergo Ordzonikidze. Likhachev cũng được Sergo quý, và Sergo luôn luôn gọi ông “Likhach”. Và Stalin cũng gọi ông là “Likhach”.
Hình như lúc ấy tâm trạng của Stalin tỏ ra là tốt, và ông để yên cho Likhachev. Ivan Aleksseevich quay về công việc và sống lâu hơn Stalin.
Nhưng những người ở nhà máy ZiC cũng bị trấn áp. Abakumov, là Dân uỷ an ninh quốc gia, tự tiến hành điều tra. Nhưng quả là nếu Abakumov đích thân thẩm vấn, đích thân tiến hành công việc, thì tất cả mọi người nhanh chóng thú nhận họ là kẻ thù điên cuồng đối với Liên Xô. Và tất cả đều bị bắt. Bầu không khí như thế tồn tại ở Moskva trong thời gian ấy, khi tôi lần thứ hai từ Ukraina về. Stalin già đi. Tính đa nghi bắt đầu thúc đẩy ông mạnh hơn, và nó là nguy hiểm cho xã hội. Chúng tôi nhìn ông không như trong những năm đầu phanh phui “kẻ thù nhân dân”, khi cho rằng ông có thể nhìn xuyên qua tường và sắt. Sự tín nhiệm đối với ông đã bị lung lay. Nhưng sau thất bại của Hittler, quanh Stalin luôn là vừng hào quang vinh quang và thiên tài.
Tôi nhớ hôm Voznesenski bị cách chức, tôi lại có mặt tại bữa ăn ở Stalin. Tôi thấy không phải con người mà tôi biết trước đây: thông minh, quyết đoán, thẳng thắn, và dũng cảm. Chính lòng dũng cảm của ông đã giết ông, vì rằng ông thường chộp lấy Beria, khi lập kế hoạch kinh tế quốc dân thường kỳ. Beria có các Dân uỷ dưới quyền cũng thường cần những món tiền lớn cho họ, còn Voznesenski là Chủ tịch Uỷ ban kế hoạch muốn phát triển nhiều mặt kinh tế đất nước. Không phải ông, thì nước ta không có khả năng thoả mãn yêu cầu của các các Dân uỷ, dưới sự lãnh đạo của Beria. Nhưng không phải các Dân uỷ phát biểu chống Voznesenski, mà Beria.
Beria, thân cận Stalin, có nhiều khả năng lớn. Cần biết Beria, sự tháo vát của ông, sự người quỷ quyệt của ông. Ông có thể chờ đợi, chọn đúng thời điểm để bồi thêm cho Stalin một điều tốt hoặc một điều xấu, sự phụ thuộc quyền lợi riêng, và khôn khéo tận dung điều này.
Trong bữa trưa, ngồi ở Stalin không phải Voznesenski, mà là cái bóng Voznesenski. Mặc dù Stalin cách chức ông, tuy nhiên ông vẫn còn lưỡng lự, có lẽ tin vào lòng trung thực của Voznesenski. Tôi nhớ, có lần Stalin hỏi Malenkov và Beria:
- Thế nào nhỉ, vẫn chưa có gì cho Voznesenski? Và ông ta không làm gì cả? Phải cho ông ta công việc, các ông còn chần chừ gì?
- Vâng, chúng tôi sẽ suy nghĩ”, họ trả lời. Sau một thời gian, và Stalin lại nói:
- Vì sao không cho ông ta việc? Có thể giao cho ông Ngân hàng nhà nước? Ông là nhà tài chính và nhà kinh tế, ông ta hiểu biết việc này. Hãy để ông ta lãnh đạo Ngân hàng nhà nước.
Không ai phản đối, nhưng thời gian trôi đi, đề nghị ấy vẫn không thực hiện.
Thời gian trước đây, Stalin không kìm được việc ăn nói láo xược, bắt Molotov hoặc Malenkov cầm bút chì, như ông thường làm, và áp đặt quyết định, ký nó. Giờ đây ông chỉ nói: “Nào, đưa việc cho ông ta”, nhưng không ai cho một cái gì cả. Kết thúc vụ này là người bắt giam Voznesenski. Lời buộc tội trực tiếp là thế nào và điều này phục vụ cho điểm này, tôi cũng không biết. Hình như Beria lén vứt một tài liệu mới nào đấy chống Voznesenski, và, khi cốc nước tràn đầy, Stalin ra lệnh bắt giam ông.
Beria có thể làm việc này từ các phía khác nhau. Theo con đường Đảng, thì Malenkov lén vứt tài liệu, theo đường Chekistкой - thì Abakumov. Gốc của tất cả giả thiết là Beria, một thông minh và chuyên nghiệp, nhà tổ chức chuyển nghề. Ông có thể làm tất cả! Nhưng ông phải gạt bỏ Voznesenski khỏi Hội đồng Bộ trưởng. Ông sợ Stalin có thể dùng lại Voznesenski, và Beria quyết tâm tiêu diệt Voznesenski, hoàn toàn trút tôi cho Voznesenski và đào bới để Voznesenski không thể quay lại được. Do mưu mô đó, Voznesenski bị bắt. Rồi điều tra. Ai chỉ đạo Beria? Tất nhiên Stalin. Nhưng người đóng vai trò đầu tiên “làm việc” trực tiếp nằm trong tay Beria, mặc dù Stalin nghĩ rằng ông đích thân lãnh đạo tất cả.
Vì sao tôi coi như vậy? Vì rằng Abakumov - đây là con người được Beria dạy dỗ. Stalin bổ nhiệm Abakumov vào Bộ An ninh quốc gia, khi Beria rời chỗ này để tập trung vào Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Stalin muốn Bộ an ninh quốc gia trực tiếp báo cáo cho ông tất cả các vấn đề, và Abakumov đích thân báo cáo cho ông. Stalin có thể cũng không biết, nhưng tôi tin rằng Abakumov không đưa một vấn đề nào trước Stalin, không hỏi han Beria trình cho Stalin như thế nào. Beria đưa chỉ thị, còn sau đó Abakumov báo cáo, không dựa vào Beria, nhận sự khen ngợi của Stalin.
Bầu không khí ngột ngạt. Ở nước ta, có người cho rằng những vấn đề lớn, nghiêm trọngđược thảo luận ở Bộ chính trị, hoặc ở Hội đồng Bộ trưởng. Sự thảo luận như thế là cần thiết để tránh những sai lầm lớn. Nhưng điều này tuyệt nhiên không có. Không có phiên họp nào được triệu tập. Tụ tập ở Stalin là các uỷ viên Bộ chính trị, họ nghe ông, còn ông ông đi đi lại lại ra chỉ thị. Có lần ông cũng nghe, nếu như những ý kiến của họ làm ông hài lòng, hoặc ông gầm gừ vào họ để không ai hỏi, ông tự giải nghĩa văn bản quyết định hoặc nghị quyết của BCHTƯ hoặc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, sau đó đưa ra công bố. Điều này cũng sự điều hành hoàn toàn cá nhân, đây là sự chuyên quyền. Tôi không biết, gọi điều này như thế nào, nhưng đây là sự thật.
Tôi nhớ Stalin không ít lần đưa vấn đề Sakhurin, người kết tội. Cả nguyên soái không quân Novikov cũng bị bắt, và cũng bị giam giữ sau chiến tranh vì tội nhận “máy bay kém chất lượng ”, nghĩa là theo vụ án về sản xuất máy bay.
Tôi biết Novikov. Suốt chiến tranh ông chỉ huy không lực chúng tôi. Tôi nói về nhược điểm của ông: uông rượu hơi quá mức. Nhưng đây là một người con, trung thành với tổ quốc, trung thực, một phi công đích thực hiểu biết công việc của mình. Stalin, hình như nếm náp những mối quan hệ к Sakhurin và Novikov. Ông nhìn vào Beria và Malenkov và nói:
- Novikov và Sakhurin ngồi tù? Có thể tha họ được không nhỉ?
Tựa như ý nghĩ được đọc to thành tiếng. Không ai, tất nhiên, trả lời ông về điều này. Hai người này sợ nói “loanh quanh”, và việc này kết thúc. Một thời gian sau, Stalin lại đặt vấn đề ấy ra:
- Các ông nghĩ, có thể là thả họ được không? Họ ngồi tù làm gì? Họ vẫn còn có thể làm việc.
Ông hỏi Malenkov và Beria, vì rằng chính họ phụ trách việc này.
Khi chúng tôi Stalin ra về, tôi nghe tin có phản ứng giữa Malenkov và Beria. Beria nói:
- Stalin đích thân đặt vấn đề vụ máy bay này. Nếu thả họ, thì có thể lan cả sang những vụ khác.
Họ nói chuyện nhà vệ sinh, nơi chúng tôi rửa tay trước bữa trưa và thỉnh thoảng trao đổi suy nghĩ. Nhà vệ sinh là nơi đôi lần chúng tôi gặp nhau trước phiên họp, và sau phiên họp. Trước phiên họp, thì nói về cái gì sẽ dưa ra, còn sau bữa ăn là bàn cãi xem bản án có hậu quả như thế nào.
Khi ngẫm nghĩ vấn đề này, tôi nảy ra ý nghĩ: Beria nói về các vụ nào khác? Beria hình như lo rằng nếu Sakhurin và Novikov được tha, thì liệu Stalin có quay lại vấn đề Kuznesov và Voznesenski, mà vụ này vẫn còn chưa đưa ra toà. Cả Beria lẫn Malenkov đều sợ điều này. Lúc đó “Vụ án Leningrad” đang là một vấn đề nóng. Mặc dù họ đồng ý, hình như, thả Sakhurin và Novikov, những người không đứng trên con đường đi của Malenkov lẫn Beria. Sự thật Malenkov lo ngại cả lời về Sakhurin và Novikov mà ông đã thốt ra, vì rằng người ta cũng buộc tội ông về vụ này. Chính ông là chỗ dựa cho Dân uỷ công nghiệp hàng không và đã xuất xưởng nhiều máy bay“chất lượng xấu”, do đó chúng tôi làm mất nhiều cán bộ trong thời gian chiến tranh.
Stalin chưa khi nào nước cho tôi về “vụ Leningrad”, và tôi chưa nghe thấy ở chỗ nào đó ông công khai bày tỏ quan điểm của mình. Chỉ có một lần ông đụng chạm vấn đề này, khi gọi tôi từ Ukraina chuyển về Moskva và bàn bạc với tôi về “những người mưu phản ở Moskva.
Malenkov và Beria không thả Sakhurin và Novikov. Tiếp theo, cũng không thả những người bị bắt trong “vụ Leningrad”.
Do không biết chi tiết vụ này, tôi phỏng đoán rằng trong các tài liệu đấu tranh về vụ này, có thể trong số những chữ ký của những người khác, còn có cả chữ ký của tôi.
Khi ngẫm nghĩ vấn đề này, tôi nảy ra ý nghĩ: Beria nói về các vụ nào khác? Beria hình như lo rằng nếu Sakhurin và Novikov được tha, thì liệu Stalin có quay lại vấn đề Kuznesov và Voznesenski, mà vụ này vẫn còn chưa đưa ra toà. Cả Beria lẫn Malenkov đều sợ điều này. Lúc đó “Vụ án Leningrad” đang là một vấn đề nóng. Mặc dù họ đồng ý, hình như, thả Sakhurin và Novikov, những người không đứng trên con đường đi của Malenkov lẫn Beria. Sự thật Malenkov lo ngại cả những lời buông thốt ra về Sakhurin và Novikov, vì rằng người cũng buộc tội ông trong vụ này. Chính ông là chỗ dựa cho Dân uỷ công nghiệp hàng không và để cho xuất hiện nhiều máy bay “chất lượng xấu”, do đó chúng tôi làm mất nhiều cán bộ trong thời gian chiến tranh.
Stalin chưa khi nào nói với về “vụ Leningrad”, và tôi không nghe ông bày tỏ công khai quan điểm của mình. Chỉ có một lần có một lần ông đụng chạm vấn đề này, khi gọi tôi từ Ukraina chuyển về Moskva và bàn bạc với tôi “vụ những người mưu phản Moskva”.
Malenkov và Beria cũng không thả Sakhurin và Novikov. Rồi cũng không thả những người bị bắt ở “Vụ Leningrad”.
Do không biết chi tiết vụ này, tôi phỏng rằng trong các tư liệu điều tra có thể có chữ ký của tôi trong số các chữ ký của người khác.
Thường là như thế này: khi kết thúc ụ việc, Stalin, nếu thấy cần thiết, ngay tại cuộc họp Bộ chính trị ký tài liệu và đưa cho các uỷ viên Bộ chính trị xung quanh ký. Những người này, không dám liếc nhìn, mà dựa chỉ dựa trên thông tin của Stalin, cũng ký. Đấy là quyết định tập thể. Sự thật “vụ Leningrad”, nếu xem xét thực tế trước đây đấu tranh với “kẻ thù nhân dân”, thì người ta áp dụng những thủ tục tố tụng như sau: không những chỉ điều tra viên tiến hành điều tra, mà còn cả công tố viên đến, sau đó tổ chức phiên toà, mời các cốt cán của Đảng bộ, tiến hành thấm vấn những người bị cáo tại toà, sau đó cho họ nói lời cuối cùng. Thế là cái gì? Nhưng vào thập niên 1930 chẳng có lẽ làm khác sao?
Người ta kể cho Stalin (tôi có mặt lúc ấy) rằng Voznesenski, khi bị tuyên bố xử bắn, đã nói một bài dài. Trong đó ông nguyền rủa Lenigrad, nói rằng Peteburg thấy tất cả những người âm mưu - như Biron, và Zinovev, và thấy phản ứng có thể, còn bây giờ thì ông, Voznesenski, lại rơi vào Lenigrad. Ở đó ông học ở đây, còn quê ông ở Donbass. Và nguyền rủa vái ngày, ông chui về Lenigrad. Hình như con người ta cũng mất lý trí và nói nhảm nhí. Vụ việc không phải ở Leningad. Thời Zinovev? Trong thập niên 1920 cuộc đấu đá chính trị hoàn toàn khác: đấu tranh về quan điểm cái gì xây dựng CNXH Liên Xô, khi đó có thể người theo chỗ này, người theo chỗ kia. Tôi cũng khi đó ủng hộ Stalin và chống Zinovev. Nhưng Biron nói chung ở thời khác. Điều này sự ỷ biết không trùng nhau.
Tôi không nhớ, Kuznesov và những người Leningrad khác đã nói gì ở toà, thực tế họ bị kết án khá lâu trước khi hình thành phiên toà này và ký bản án. Stalin kết án tử hình họ ngay từ khi người ta vừa bắt họ. Nhiều người chết chính tại Leningradе, và tại những nơi mà họ đến từ Lenigrad để làm việc ở chỗ khác. Kosyghin cũng treo trên sợi tóc. Stalin gửi cho các uỷ viên Bộ chính trị những chứng cớ về những người Leningrad bị bắt, trong đó nói nhiều về Kosyghin. Kuznesov và Kosyghin là họ hàng: hai bà vợ của họ cũng có những quan hệ máu mủ. Như thế, họ đã đóng những cái nêm vào Kosyghin. Ông buộc phải thôi các chức vụ trước đây nhận sự bổ nhiệm chức vụ khác của một Bộ. Trước đây ông là người thân cận của Stalin, thì bỗng nhiên tất cả quay ngược lại và dầy đặc những lớp sơn trong “chứng cớ” đối với Kosyghin, tôi cũng không thể giải thích làm sao ông còn được giữ lại và vì sao Stalin không ra lệnh bắt ông. Kosyghin, thậm chí khi bị thẩm vấn, có lẽ ông cũng viết lời giải thích. Mọi thứ nhảm nhí, mọi điều buộc tội kỳ cục đổ lên đầu ông ta. Nhưng Kosyghin, như người ta nói, kiếm được chiếc vé may mắn.
Điều này có thể xảy ra đối với bất kỳ người nào trong chúng tôi. Tất cả phụ thuộc vào Stalin thoáng nhìn vào anh hoặc anh xuất hiện tại thời điểm ấy. Thỉnh thoảng ông nói:
- Vì sao anh không nhìn thẳng vào tôi? Mắt anh làm sao chạy đi đâu đấy.
Hoặc đại loại một cái gì đó kiểu này. Và tất cả điều này được thốt lên với sự độc ác như thế! Điều tra viên khôn ngoan không đưa mình thậm chí với tên tội phạm say máu, còn thốt ra trong trong bàn hũu nghị. Chúng tôi ngồi, ăn, còn ông bỗng nhiên khen bởi cách đối đáp của mọi người, mời ông ngồi vào bàn của mình và nói chuyện với ông. Thời gian thật nặng nề!