Ngày 24 tháng sáu 1945 Moskva tổ chức Diễu binh mừng chiến thắng. Tôi cũng về Moskva. Tôi muốn xem bộ đội đi trên Quảng trường Đỏ như thế nào, cùng vui mừng với tất cả nhân dân tại thủ đô tổ quốc chúng tôi. Tôi không nhớ, hoặc Stalin gọi điện cho tôi để tôi đi đến, hoặc tự tôi đi đến. Eisenhower cũng đến Liên Xô. Ông cũng đứng ở Lăng. Đây là lần đầu tiên tôi gặp Eisenhower, lúc ấy ông chưa phải tổng thống Mỹ, mà là Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh ở Tây Âu.
Cuộc diễu binh diễn ra như thế nào, tôi không miêu tả. Tôi thấy nó nhiều lần, nó được ghi bởi phim ảnh và hoạ sĩ. Đây quả là cuộc diễu binh vui mừng nhất. Sau đó Stalin thết cơm trưa. Ở đó có cả Eisenhower, và những những tướng lĩnh quân sự cao cấp của chúng tôi. Tư lệnh Anh, hình như, không có. Stalin có mối quan hệ tốt với Eisenhower và còn tốt hơn với Russevelt. Stalin có quan hệ xấu với Churchill và rất xấu với Monttgomery. Stalin đối với Monttgomery tồi, và tôi cho rằng đối với điều này Stalin có nhiều cơ sở.
Tôi muốn phát biểu ở đây quan điểm của mình trong mối quan hệ tương hỗ của chúng tôi với các nước đồng minh, mà chúng tôi cùng nhau chiến đấu chống Đức Hittler. Pháp gần như không chiến đấu sau 1940, còn chẳng bao lâu sau khi giải phóng, Pháp thoát khỏi chiến tranh do chiến tranh đã kết thúc. Thực tế chỉ còn hai đồng minh Mỹ và Anh trong thời kỳ 1941-1945. Tôi cho rằng Churchill có vai trò lớn quá trình chiến tranh. Ông hiểu mối đe doạ, treo lơ lửng trên đầu Pháp, và làm tất cả để xúi Đức đánh Liên Xô, kéo Liên Xô vào cuộc chiến chống Đức. Nhưng khi Hittler tính đến khả năng tấn công chúng tôi, Churchill là nước đầu tiên tuyên bố rằng Anh cần phải ký một hiệp ước với Liên Xô để tập hợp sức mạnh quân sự của chúng tôi. Stalin xử sự đúng: ông chấp nhận đề nghị này và đặt tiếp xúc tương ứng, để hình thành hiệp ước. Một thời gian sau, Mỹ tham gia chiến, tạo ra liên minh ba cường quốc lớn: Liên Xô, Mỹ và Anh.
Cuối 1941, Nhật Bản tuyên bố chống Mỹ, Anh, Hà Lan và những nước khác có thuộc địa ở châu Á và Thái Bình Dương. Lúc ấy chúng tôi đã nhận sự dễ dàng hơn về quân sự, có thể dùng bộ đội chúng tôi từ Viễn đông và biết chắc rằng Nhật Bản sẽ không chiến đấu chống chúng tôi. Giờ đây Viễn đông không còn bị mối đe doạ trực tiếp. Điều này tạo khả năng để hành binh, để sử dụng tốt nhất quân đội chúng tôi, mặc dù khi đó chúng tôi cũng cần tính đến khả năng đòn tấn công từ phía Nhật Bản. Nhật Bản, ban đầu tấn công thành công và tin rằng sẽ nhanh chóng đạt được chiến thắng quyết định. Nhưng đây là “những chiến thắng không khôn ngoan”, và, khi Nhật Bản sa lầy vào chiến tranh và người Mỹ chặn được sự tiến lên của nó, thì rõ ràng Nhật Bản không thể tổ chức cuộc tấn công vào Liên Xô.
Anh và Mỹ người ta đã làm tất cả để giúp đỡ vật chất cho chúng tôi, chủ yếu là đồ quân sự - vũ khí và nhu cầu vật chất, để tiến hành chiến tranh. Chúng tôi đã nhận sự giúp đỡ rất đúng thực chất. Đây là, tất nhiên, не sự độ lượng từ phía Anh và Mỹ và cũng không phải họ muốn giúp đỡ nhân dân Liên Xô, hoàn toàn không. Họ tỏ ra giúp đỡ chúng tôi để chúng tôi nghiền sức người của quân thù chung. Như thế, họ dùng tay chúng tôi, máu chúng tôi chiến đấu chống Đức Hittler. Họ trả giá cho chúng tôi chúng tôi có thể tiếp tục chiến đấu, trả giá vũ khí và vật chất. Với quan điểm của họ, đây là sự khôn ngoan. Và điều này quả là khôn ngoan, đúng và thuận lợi cho chúng tôi. Chính khi đó chúng tôi trải qua khó khăn, chúng tôi trả giá rất đắt trong chiến tranh, nhưng bắt buộc phải làm điều này vì rằng, khác đi, chúng tôi không có khả năng chiến đấu. Lúc ấy phát sinh một lợi ích qua lại, và chúng tôi xác lập và hiệu chỉnh những quan hệ tốt và sự tín nhiệm song phương.
Tôi muốn phát biểu suy nghĩ của mình và nói thẳng về ý kiến của Stalin đối với vấn đề, Hồng quân, Liên Xô không có sự giúp đỡ từ phía Mỹ và Anh liệu có thể thắng Đức Hittler và sống sót trong chiến tranh. Trước hết, tôi muốn nói về những lời của Stalin, ông đôi lần nói đi nói lại, khi giữa chúng tôi với nhau có “những cuộc nói chuyện thiện ý.
Ông nói thẳng rằng nếu Mỹ không giúp đỡ chúng tôi, thì có lẽ chúng tôi không thắng cuộc chiến tranh này: một chọi một với Đức Hittler, chúng tôi không chịu được nổi áp lực của nó và thua. Chủ đề này, không một ai trong chúng tôi đề cập đến một cách chính thức, và Stalin cũng không có ở đâu, tôi nghĩ, để lại những bằng chứng bằng văn bản ý kiến của mình, nhưng tôi tuyên bố rằng ông trong đôi lần nói chuyện với tôi đã nhấn mạnh tình tiết này. Ông không tiến hành riêng những cuộc trao đổi về vấn đề này, nhưng khi có cuộc trao đổi có tính chất thoải mái, hồi tưởng các vấn đề quốc tế của quá khứ và hiện tại và khi chúng tôi trở lại giai đoạn đã qua của chiến tranh, thì ông phát biểu điều này.
Khó dự đoán tính khách quan của Stalin. Ông là người rất chủ quan. Nói chung trong chính sách, nhân thể nói thêm, chủ nghĩa chủ quan, vai trò cá nhân đóng một vai trò lớn. Một lần khác đánh giá hứu ích cái gì được làm đúng, tiếp cận một cách khách quan tới quá khứ, cân nhắc tất cả những yếu tố có ảnh hưởng, để đánh giá đúng giai đoạn đã qua và trong tương lai tìm quyết định đúng. Trong trường hợp đã nêu tôi cho rằng việc kết tội Stalin là đúng. Khi đó tôi nghe ông, thi tôi hoàn toàn đồng ý với ông, còn bây giờ - hơn thế nữa. Vì thế tôi muốn lập luận từ phía mình cái gì mà Stalin nói và cái gì tôi tự thấy và hiểu.
Chiến tranh xảy ra như thế nào? Phải đi vào tình thế chúng tôi, phân tích về mặt tư tưởng con đường mình chúng tôi đã đi qua sau cuộc tấn công của Đức, đặc biệt sau khi Hittler buộc chúng tôi bỏ Belorussia, Ukraina và những vùng rộng lớn Liên bang Nga, bao gồm Bắc Kavkaz có những vùng có dầu mỏ. Sự thật những khu vực có nhiều dầu mỏ vẫn nằm trong tay chúng tôi, nhưng chúng thực tế bị loại bỏ, thiết bị bị tháo ra, ngừng khai thác và chế biến dầu mỏ. Có những điều kiện rất nặng nề đối với công nghiệp. Ngoài ra, chúng tôi bị mất khả năng sử dụng kinh tế trong lãnh thổ bị địch chiếm.
Tôi lấy thí dụ Ukraina. Luyện kim của Ukraina năm 1941 chiến tỷ trọng bao nhiêu trong Liên Xô? Bây giờ tôi không có số liệu thống kê, nhưng tôi nghĩ rằng khi đó Ukraina làm được tối thiểu 50% sản lượng thép, nếu không hơn; đứng hàng đầu về khai thác than; có một tỷ trọng lớn trong sản xuất bánh mỳ, hoa quả, thịt. Công nghiệp chế tạo máy, hoá học của Ukraina là mạnh.
Thực tế công nghiệp Leningrad bị loại ra khỏi hàng ngũ: đóng tầu, chế tạo xe tăng, chế tạo thiết bị. Đây là nền công nghiệp với đội ngũ công nhân tay nghề cao và một lượng lớn các viện nghiên cứu khoa học, trung tâm đầu não của tất cả các ý nghĩ kỹ thuật Liên Xô. Leningrad bị tê liệt và hoảng loạn, thực tế bị phong toả. Vấn đề đặt ra không phải về sản xuất mà là mọi người sống sót như thế nào về thể xác. Hàng nghìn người Leningradе chết, chỉ có một phần thoát ra được. Công nghiệp của thành phố Gorky làm việc không đều, do nằm dưới tầm hoạt động của máy bay Đức. Công nghiệp của Moskva cũng bị hoảng loạn. Đưa ra khỏi Moskva công nghiệp sản xuất máy bay, sản xuất động cơ cũng thế, sản xuất ô tô ở Moskva ngừng hoạt động. Moskva làm gì với thế năng hùng mạnh của nó?
Kharkov: nhà máy sản xuất máy kéo lớn, đứng thứ hai ở Liên Xô chỉ sau Stalingrad; rồi đến nhà máy chế tạo máy, nhà máy sản xuất đầu xe lửa. Công nghiệp Kharkov cung cấp nhiều phương tiện, tiền để tiến hành chiến tranh, nhưng tất cả lại nằm trong tay kẻ địch. Voronez - một thành phố công nghiệp lớn. Ở đó có nhà máy sản xuất máy bay khá lớn, và thực tế nó cũng ngừng sản xuất: không phải khi kẻ địch tràn vào Voronez, mà ngay từ sớm khi thiết bị được chuyển đi, nhà máy sử dụng làm nơi sửa chữa máy bay, chứ không phải sản xuất nó.
Chúng tôi bị mất những cơ sở hùng mạnh nhất về sản xuất máy bay, xe tăng, động cơ cho máy kéo và ô tô. Nhưng nhà máy sản xuất máy kéo Stalingrad thì sao? Chúng tôi cũng mất nó. Ở đó có nhà máy sản xuất pháo lớn cung cấp pháo hàng nặng và nhẹ cho quân đội và Hải quân, bao gồm pháo bờ biển tầm xa. Bạn có thể hình dung chúng tôi rơi vào thảm hoạ như thế nào? Chúng tôi không có phương tiện di chuyển, không còn nhà máy để cung cấp vận tải ô tô, đặc biệt sức kéo, thiếu nó không thể chiến đấu. Sức kéo cũng không có! Sự thật một số lớn những đơn vị pháo chúng tôi dùng cả ngựa. Thậm chí chiến tranh với quân Rumani phải dùng bò để kéo pháo. Nghĩa là, chúng tôi hoàn toàn di chuyển trên lưng bò và ngựa?
Với kỹ thuật và vũ khí hiện đại, quân Đức chiếm được gần như toàn bộ châu Âu cùng với tiềm năng công nghiệp của nó, tạo ra một tình thế khó khăn cho chúng tôi. Nếu ngoảnh lại nhìn, tôi nói rằng khi chúng tôi rút lui, tôi không thể hình dung, làm thế nào mà chúng tôi có khả năng thoát khỏi tình thế này. Một phần thiết bị đã mang sơ tán về phía đông, nhưng vẫn còn phải tìm chỗ để lắp đặt và sửa chữa thiết bị, điều này đòi hỏi nhiều thời gian. Nhân dân chúng tôi đáng là anh hùng với những khó khăn như thế. Họ sáng tạo những thứ lạ lùng. Thỉnh thoảng họ sửa chữa thiết bị trong kho và khởi công sản xuất vũ khí. Nhưng, mất nhiều thời gian là điều không tránh khỏi.
Vì thế người Mỹ và người Anh phải thực hiện sự tăng cường cho chúng tôi khả năng không bị khỏi hàng ngũ và kẻ địch không đánh bại chúng tôi, để chúng tôi không phải dừng lại vì hết sức. Họ cung cấp cho chúng tôi máy bay, ô tô, vũ khí. Tôi đã thấy ô tô mà chúng tôi nhận được, thì bằng mắt của mình không thể tin được. Nhưng chúng tôi nhận một lượng khá lớn ô tô. Những con số này chúng tôi chưa được công bố. Người giữ những con số này, nếu không phải trong văn bản, mà trong đầu, thì bây giờ là Mikoian.
Mikoian thực hiện chức năng đại diện Liên Xô, làm việc với Mỹ và Anh để nhận “cho vay-thuê” quân trang và thiết bị công nghiệp. “Cho vay-thuê” - đây là tín dụng đặc biệt của thời chiến, sau khi chiến tranh kết thúc mới xem xét đến điều kiện lãi.
Ngắn gọn, mọi hàng hoá chảy vào chúng tôi. Có lần Anastas Ivanovich kể, ông đã nhận bao nhiêu là dura, xăng, máy bay, vật liệu để sản xuất máy bay, bao nhiêu vậ dụng quân sự và vũ khí. Đó là sự giúp đỡ rất thực chất. Trước hết là ô tô. Nghĩa là, chúng tôi có khả năng đảm bảo cơ động bộ đội, trong điều kiện hiện đại là điều kiện quyết định để chiến tranh thành công. Quân Đức đánh Pháp và đánh chúng tôi, sử dụng rộng rãi lính cơ động, tấn công chọc sâu bằng những cái nêm chẻ đôi, và sau đó bao vây bộ đội chúng tôi, giế hoặc bắt làm tù binh và đi tiếpь tiếp, thực hiện cuộc hành quân tại một chiều sâu lớn để một vòng vây mới. Họ gây ra hoảng loạn ở dân thường, và cả bộ đội cũng bị sợ hãi, chịu sự khiếp sợ bị vây. Điều này sau đó được phản ánh trong văn học nghệ thuật và chiến tranh của chúng ta.
Còn máy bay ném bom tầm xa? Đầu chiến tranh chúng tôi thực tế không có. Nhe người ta nói, nó là biểu tượng. Một lần khác, có một số máy bay cố gắng thì bay được đến Berlin. Nhưng đây không phải máy bay ném bom hệ thống. Những máy bay ném bom như thế không thể phá huỷ được tiềm năng sản xuất kẻ địch. Đó là một giọt nước trong biển cả, chỉ là muỗi đốt, còn cần có những đòn mạnh mẽ vào trung tâm công nghiệp. chúng tôi không có khả năng làm điều này. Quả là tôi chưa nói khi chúng tôi rút lui và Lenigrad nằm trong vòng vây, thì chúng tôi mất khả năng ném bom thậm chí trung tân hành chính Đức - Berlin, đấy là chưa nói đến các khu vực Tây Đức. Họ ở vị thế an toàn, và chúng tôi chẳng thể nào không đe doạ được họ. Vấn đề khác - các đòn của không quân Anh. Nhưng khi nhảy vào cuộc chiến, nước Mỹ, nước đã đặt công nghiệp của mình đảm bảo thoả mãn mọi yêu cầu của chiến tranh, thì tiềm năng hùng mạnh của công nghiệp Mỹ đã gây mối đe doạ thực sự cho Đức. Tôi nghĩ rằng Hittler, hình như tự biết rằng điều này - bắt đầu kết túc sự nghiệp của hắn.
Đấy, tôi vin vào Stalin, phê bình ông. Nhưng những hoạt động của Stalin có hai mặt. Ông làm nhiều việc tốt và có lợi cho đất nước ta, điều này ai cũng phải công nhận, thừa nhận, và tôi cũng công nhận. Nhưng là một người ở cương vị cao, tôi phải phân tích tất cả, mổ xẻ khuyết điểm, sai lầm và sự lạm quyền, vượt quyền từ phía Stalin. Đấy mới chỉ là một mặt của vấn đề. Giờ đây tôi nói mặt khác, mắt tích cực của ông. Khi Mỹ tham chiến, Stalin nói với tôi:
- Hừ, bây giờ là chiến tranh của các động cơ.
Nhưng trước đây ông cũng nói điều này. Đây là câu nói của riêng ông, hoặc một ai đó nói cho ông, tôi không biết. Ясно, tuy nhiên, mọi người biết rằng cuộc chiến tranh bây giờ, ở giai đoạn hiện đại, quả là chiến tranh các động cơ. Ai có nhiều động cơ, và có nhiều khả năng duy trì những động cơ này trong hành trình, nghĩa là có đủ nhiên liệu, thì người đó chiến thắng. Tất nhiên nước Mỹ, hoàn toàn loại trừ tất cả mọi sự tàn phá các hoạt động công nghiệp, có có tiềm năng kinh tế hùng hậu và những khả năng như thế. Và họ biết sử dụng điều này.
Cái đó là thuận lợi cho chúng tôi xét theo quan điểm cung cấp vật chất và vũ khí. Tất nhiên việc cung cấp làm giầu các nhà tư bản, độc quyền Mỹ vớ bở. Nhưng họ giúp đỡ chúng tôi. Mỹ xây dựng một lực lượng không quân hùng mạnh. Họ có máy bay B-29 “pháo đài bay”, máy bay tuyệt vời, tốt nhất trên thế giới. Người Mỹ bằng những máy bay này tràn vào không phận địch thậm chí không cần máy bay tiêm kích đi kèm, còn máy bay ném bom của chúng tôi chỉ có thể bay vào đêm, còn nếu bay ban ngày phải có máy bay khác che chở. Thiếu sự che chở họ có thể hoạt động trong một fiới hạn của mặt trận, bằng cách sử dụng yếu tố bất ngờ tấn công. Và chúng tôi đã bị thiệt hại tương đối nặng bởi pháo cao xạ và máy bay tiêm kích của Đức. Người Mỹ trên B-29 không cần được che chở, bay trên lãnh thổ địch và ném bom các trung tâm công nghiệp của Đức, điều này có một giá trị lớn. Những máy bay được trang bị súng máy cỡ lớn, đặt trong khoang hoặc đằng trước.
Năm 1943, khi chúng tôi tấn công Kiev, máy bay địch không còn là lực lượng đáng gờm như hồi đầu chiến tranh. Năm 1944, mặc dù tôi hiếm khi ra mặt trận, tuy nhiên nói chung không nghe thấy những lời phàn nàn rằng máy bay Đức gây khó khăn cho quân mình. Những chiến hữu của tôi, mà tôi thường duy trì nói chuyện qua điện thoại, khi họ đến Kiev hoặc tôi lần nào đó ra mặt trận, nói:
- Anh không thể thậm chí hình dung rằng, bây giờ chúng tôi đi cả vào ban ngày, cả vào ban đêm, và máy bay địch kẻ địch không làm gì được chúng ta.
Đây là công lao của ai? Là công lao của máy bay Mỹ. Các máy bay Mỹ đã đánh phá các nhà máy sản xuất máy bay của Đức. Chẳng có lẽ đây là nhỏ? Chẳng có lẽ đây là sự giúp đỡ nhỏ? Và Mỹ rất kiên trì, kiên trì và với sự hiểu biết công việc đã phá huỷ nhiều nhà máy sản xuất vũ khí khác nhau của Đức. Đó là sự ủng hộ to lớn cho chúng tôi. Còn sự giúp đỡ, mà chúng tôi nhận ở dạng xe tăng nguyên chiếc thì sao? Tôi nhớ, chúng tôi nhận xe tăng Anh cho trận Stalingrad (bây giờ tôi quên nhãn hiệu xe). Chất lượng chiến đấu của xe không cao, nhưng tất cả đều là xe tăng. Bộ binh được che chở bằng những tấm thép, những cái khiên chắc chắn trong tấn công và giáng đòn tốt hơn cho quân thù. Tất nhiên những xe tăng nay thua xe tăng ta về mặt bọc thép, nhưng phần chuyển động vượt xa xe chúng ta.
Tôi nhớ một trường hợp bực mình với xe tăng chúng ta. Chúng tôi nhận xe tăng, và những xe này không đi nổi 100 kilomet, phải nằm lại trên đường, vì rằng hỏng phần chuyển động. Tôi viết thư cho Stalin, và Stalin áp dụng những biện pháp nghiệt ngã. Nói riêng, Stalin cách chức những người có trách nhiệm sản xuất sản xuất xe tăng, và bổ nhiệm Malysev. Người ta phải lưu ý đến chất lượng phần chuyển động của xe tăng, mà không phải là số lượng của chúng. Nhưng chất lượng xe tăng của ta nói chung không cao. Tập đoàn quân cận vệ Malinovski được bổ xung cho chúng tôi. Nó gồm ba quân đoàn, trong mỗi quân đoàn - có một trung đoàn xe tăng. Và không một xe tăng nào của trung đoàn vượt qua nổi đường mặt trận: tất cả các xe tăng đứng ở trên đường và chờ, trong khi người ta cần chúng ở trạng thái chuyển động. Giá như cứ ba xe tăng có một chiếc chạy được đến nơi, thì chúng tôi có được một trung đoàn tăng, và như thế chúng tôi không có nổi một trung đoàn xe tăng nào cả do chất lượng thấp sản xuất. Nhưng vẫn phải chiến đấu! Kẻ địch có đầy đủ vũ khí. Vũ khí của họ thường kém hơn chúng tôi, nhưng số lượng lại lớn hơn đáng kể. Và không phải tất cả người Đức kém hơn chúng tôi. Chủ nghĩa yêu nước đơn giản, nó sẽ đập yếu, nếu trong đó đặt ra một chính sách và không phân tích những sự kiện. Tiếp theo, và trong tương lai không thể xây dựng một bức tranh, mà phải xuất phát từ những yếu tố thực.
Chúng tôi không có những bằng chứng tương ứng. Chúng không xuất hiện trên báo chí do nhậy cảm xấu hổ vì lừa dối. Điều này không đúng. Tôi cho rằng sẽ có ích, nếu như những việc làm này được công bố. Có thể thậm chí do những viện nghiên cứu khoa học làm, những viện này phân tích quá khứ. Phải nghiên cứu quá khứ, để không mắc những sai lầm trước đây, và loại trừ chúng khỏi hiện tại và tương lai. Đáng tiếc, Stalin trong thời gian ấy, đứng không đúng vị trí. Ông thừa nhận nhiều, nhưng ông chỉ nói trước một mình ông, ở nhà vệ sinh. Nhưng phát biểu điều này công khai cho người khác nghe, ông xem như sỉ nhục. Không, đây không phải là sự sỉ nhục! Sự thừa nhận công lao của các bạn của mình không hạ thấp công lao của chúng tôi. Ngược lại, một cách chủ quan tuyên bố đặt chúng tôi cao hơn tất cả nhân dân và ở mức độ nào đấy không hạ thấp sự kiên cường của chúng ta, sự thành công của chúng ta, sự chiến thắng của chúng ta, của giá trị những đòn quyết định mà chúng ta giáng cho kẻ thù. Nhưng điều này đối với Stalin là không thể. Ông cố gắng che chở tính nhu nhược của chúng ta, khi cho rằng cái đó làm chúng tôi mạnh hơn kẻ thù: phải làm cho chúng tôi sợ hãi. Đây là một kết luận ngu ngốc, không đúng. Anh không lừa kẻ địch: nó biết tính toán, biết phân tích, còn nhân dân chúng tôi tất cả đều hiểu đúng.
Có thể, Stalin sợ rằng sự cởi mở trong vấn đề này có một lúc nào đó xoay chuyển và chống lại ông: Vì sao ông thấy trước? Đây là một vấn đề khác. Tôi nghĩ rằng phải đi đến sự thừa nhận thẳng thắn, đừng thương xót mình, vì rằng sự giúp đỡ tốt nhất cho đất nước và sự nghiệp mà anh phục vụ, đừng che giấu khuyết điểm, đừng che giấu chúng, thậm chí cả những bệnh tật để tất cả nhân dân nhìn thấy. Lúc đó nhân dân hiểu đúng, đánh giá và ủng hộ anh; nếu cần, sẽ tha thứ những sai lầm mà anh từng làm. Nếu mọi người chân thật phân tích những sai lầm, tiếp theo, họ sẽ không lặp lại chúng. Có thể nói:
- Ừ, Khrusev phê bình Stalin, trong những vấn đề này bản thân sự phân tích và phê bình Stalin cũng chỉ là cái cớ.
Có thể lắm. Vả lại, tôi giả thiết rằng các đồng chí của tôi, những người cùng làm việc với tôi dưới sự lãnh đạo của Stalin, cũng dừng lại những hồi tưởng nào đấy. Nếu họ là khách quan, thì không sợ trước lịch sử nói hết khuyết điểm của Stalin, về tất cả những gì mà họ biết. Stalin nói cho tôi không những chỉ có tôi và ông, mà trong các cuộc nói chuyện có mặt 5, 7, 10 người. Không phải tất cả uỷ viên Bộ chính trị thường tham gia phiên họp ở Stalin. Stalin luôn luôn lựa chọn một nhóm gần ông, rằng ông chọn một nhóm nào đấy dường như để trừng phạt, đôi khi ông không mời. Trong nhóm ấy có thể có người có lợi. Ông có thể hôm nay mời một người, nhưng sáng mai ông mời người mà hôm qua chưa được mời. Để dằn mặt. Để họ nhớ và sợ.
Những điều mà Stalin nói tại những cuộc họp này, là sự thừa nhận đúng, sâu sắc và tỉnh táo trên cơ sở đối chiếu tất cả các yếu tố, xác định chúng tôi tồn tại hay không tồn tại, thắng hoặc thua trong chiến tranh. Khi đó Stalin đánh giá tốt vai trò các nước đồng minh của chúng ta, tôi hoàn toàn đồng ý với ông và cho rằng đây là - sự phân tích đúng các yếu tố. Nói điều này không bao giờ muộn. Chính thế hệ mới, thế hệ thay thế giới lãnh đạo đất nước đương thời, nhất định cả gan làm rõ một cách khách quan việc bắt đầu chiến tranh. Bây giờ điều này không có ý nghĩa nguyên tắc, đằng nào cũng thế, các nước đồng minh hôm qua của chúng tôi, ngày hôm nay là kẻ thù của chúng tôi. Việc thừa nhận sự giúp đỡ của họ cho chúng tôi từ quan điểm đảm bảo vật chất và vũ khí trong thời gian ấy không phản ánh tình trạng công việc hiện nay, vì rằng bây giờ chúng tôi ở trong tình thế. Nói đùa, hãy sống đến lúc chúng tôi được coi là cường quốc thứ hai theo tiềm năng công nghiệp trên thế giới! Chúng tôi quả là cường quốc như thế.
Thủ tướng Anh McMillan nói với tôi trong một cuộc nói chuyện:
- Nước Anh bây giờ là gì? Nước Anh bây giờ không còn là nước bá chủ trên biển và quyết định chính trị thế giới nữa. Giờ đây hai nước Mỹ và Liên Xô quyết định tất cả.
De Gaull, tổng thống Pháp, một người tỉnh táo thông minh nói với tôi điều này hầu hết trong các bài phát biểu. Ông nói:
- Ngài Khrusev, bây giờ Mỹ và Liên Xô - hai nước lớn. Pháp không lớn như nó từng có trong quá khứ. Giờ đây Pháp không thể quyết định chính trị thế giới.
Sự thừa nhận sức mạnh chúng tôi, vai trò và ý nghĩa trong chính sách thế giới là như thế. Vì thế không giảm bớt bao nhiêu giá trị của chúng tôi thừa nhận rằng trong quá khứ những nước đó đã giúp đỡ như thế cho chúng tôi, những sự giúp đỡ thể hiện thực chất khi xảy ra chiến tranh.
Tôi nhắc lại: họ giúp đỡ chúng tôi không phải vì thắng lợi của sự nghiệp CNXH, tư tưởng Mác-Lenin. Với họ, đây là vấn đề sống hoặc chết. Họ giúp đỡ chúng tôi quân đội chúng tôi không bị Đức Hittler đánh bại, mà còn dựa vào vũ khí hiện đại hơn nghiền nát sinh lực quân thù, hơn nữa làm yếu mình. Điều này cũng vì lợi ích của các nước đồng minh chúng tôi. Họ muốn chọn thời gian thích hợp và tích cực tham chiến chống Đức khi nào Liên Xô không đủ sức và không giữ tình thế quyết định khi giải quyết các vấn đề thế giới sau thất bại Đức. Vì thế sự giúp đỡ của họ - không phải là họ yêu quý nhân dân chúng tôi và không phải là có lòng kính trọng với đất nước chúng tôi, mà là kết quả tỉnh táo cân nhắc tình thế nảy sinh khi đó đối với các nước phương Tây.
Tình hình phức tạp đến nỗi chúng tôi đồng minh với họ để chiến thắng kẻ thù chung. Anh và Mỹ muốn lợi dụng tình hình và sử dụng người dự trữ quốc gia của chúng tôi chủ yếu là sức người để mượn tay người khác bẻ gẫy sức lực kẻ thù chung, để họ đạt được chiến thắng và chính họ có khả năng giải quyết số phận thế giới. Họ cũng lái theo hướng này khi giúp đỡ chúng tôi. Họ không ngượng nghịu liên minh với một nước XHCN - kẻ thù không đội trời chung của CNTB. Và Stalin, buộc phải trả món nợ, cũng đi theo điều này. Tất nhiên không phải từ cuộc sống tốt, mà vì không còn lối thoát khác, không còn sự lựa chọn nào cả. Nhưng đây là con đường dẫn đến sự nguy hiểm. Con đường duy nhất để sống sót và chiến thắng chiến tranh. Tôi đánh giá vấn đề này như thế, và tôi đã nghe ý kiến như thế này từ Stalin. Ông không tỷ mỷ phân tích thời kỳ chiến tranh. Nhưng không đòi hỏi một sự cố gắng lớn để đi tới sự kết tội như thế. Ông hiểu điều này và nói về điều này.
Tôi hy vọng quan điểm của tôi được phản ánh những nghiên cứu của các nhà sử học, những người cố gắng phân tích một cách chủ quan bầu không khí, của những năm 1941-1943. Vả lại, năm 1944-1945 người Mỹ cung cấp nhiều cho chúng tôi. Sau chiến tranh, Zdanov đi sang Mỹ, và người ta nói cho tôi, rằng sau đó theo hợp đồng “vay-thuê” chúng tôi đã nhận được máy cán thép lớn của Mỹ và máy này được lắp đặt tại nhà máy mang tên Ilich tỉnh Mariypol, sau đó thành phố này mang tên Zdanov. Tôi đến đó. Người Nhật thực hiện việc lắp ráp. Sự lắp ráp được tổ chức theo từng điểm, để đưa nhanh máy vào hoạt động. Tôi nhớ, tôi nói chuyện với người Nhật, hỏi về đời sống của họ. Sau đó chúng tôi buồn cười rằng tù binh Nhật Bản trả lời chúng tôi: họ đến đây để giúp đỡ người Nga, Micado (Nhật hoàng) cử họ tới. Họ tự cho mình không phải tù binh, mà được Micado (Nhật hoàng) cử đến.
Như vậy, chúng tôi nhận từ các nước đồng minh thiết bị, tàu thuỷ, nhiều quân trang. Điều này đóng một vai trò quan trọng trong chiến tranh. Hầu như tất cả pháo của chúng tôi dùng ô tô kéo của Mỹ. Có lần, sau khi Stalin chết, tôi đề nghị:
- Hãy đưa cho quân đội tất cả những xe mà chúng tôi sản xuất, vì rằng không lịch sự lắm khi xem duyệt binh: các đầu kéo đều của Mỹ.
Hầu như tất cả máy móc, ô tô... của chúng tôi dùng ở CHDC Đức, cũng là của là Mỹ. Điều này bất tiện, đó là mối nhục đối với chúng tôi. Bao nhiêu năm đã trôi qua từ khi chiến tranh kết thúc, mà tất cả chúng tôi đều đi bằng xe Mỹ.
Tôi muốn nhấn mạnh nhấn mạnh, số lượng và chất lượng những ô tô mà chúng tôi nhận được. Bạn hãy hình dung, không có những xe này chúng tôi tấn công như thế nào? Di chuyển từ Stalingrad đến Berlin như thế nào? Tôi không thể hình dung được. Thiệt hại của chúng tôi sẽ khổng lồ, vì rằng bộ đội chúng ta không thể hành quân. Ngoài ra, chúng tôi nhận được nhiều dura. Nền công nghiệp chúng tôi bị tàn phá hoại, một phần rơi vào tay kẻ thù. Trong những điều kiện này sự giúp đỡ của Mỹ có ý nghĩa rất nhiều.
Người Anh cũng rất kiên cường giúp đỡ chúng tôi. Họ dùng tàu biển chở hàng tới Murmansk và cũng chịu nhiều thiệt hại lớn nhiều thiệt hại lớn. Ở đó những hành trình trên con đường dài xuyên qua đại dương, noi mà Đức tàu ngầm Đức hoành hành. Đức tóm được Na Uy và tiến sát Murmansk. Vì thế người Anh chở nhiều ô tô cho chúng tôi qua Iran. Đây là thuận lợi hơn nhiều, vì rằng con đường phía nam không nguy hiểm. Tàu thuỷ dỡ hàng ở vịnh Persic, tiếp theo, ô tô tự đi đến chúng tôi. Ngoài ra, máy bay Mỹ bay qua Alaska, Chukhotka và Sibiri. Ở đó nhận tương đối nhiều hàng.
Tất nhiên điều này không phải hoàn toàn giải quyết tất cả, nhưng thiếu nó và thì những quyết định chủ yếu cho sự nghiệp không làm được. Từ máu của những chiến sĩ chúng tôi và kỹ thuật từ phía Mỹ và Anh tổng hợp lại đã đảm bảo chiến thắng, đảm bảo hoạt động của Hồng quân, giáng cho kẻ thù những thiệt hại lớn cho kẻ thù chung. Chúng tôi cũng nhận khi đó một lượng lớn thực phẩm. Tôi bây giờ không thể nêu những con số cụ thể, hoặc là không ở đâu và không bao giờ công bố. Có không ít chuyện tiếu lâm, trong số này có cả những chuyện tục về thịt hộp Mỹ. Và dù sao chăng nữa thịt hộp này là ngon. Xuất hiện nhiều những câu đùa về đồ hộp Mỹ, nhưng thịt hộp chúng tôi vẫn ăn. Không có thực phẩm Mỹ thì chúng tôi rất khó nuôi quân đội. Vì chúng tôi mất những vùng đất trồng trọt tốt nhất - Ukraina và bắc Kavkaz. Điều này phải tự hình dung khó khăn như thế nào trong điều kiện như thế mà tổ chức đảm bảo tiêu dùng của cả nước.
Ngoài ra, chúng tôi đã nhận từ các nước đồng minh nhiều thiết bị kỹ thuật mới, mà tôi không có hiểu biết về chúng. Đối với lực lượng phòng không chúng tôi đã nhận rada. Người chỉ huy lực lượng phòng không nói với tôi rằng thiết bị này đến từ nước Anh. Trước đây chúng tôi trang bị hệ thống phòng không chỉ bằng đèn pha và “tai nghe”, tương đối thô thiển và phức tạp. Về những thiết bị điện tử phức tạp, chúng tôi cũng không có kiến thức, người Anh đã dạy cho chúng tôi sử dụng. Tại điểm chỉ huy hàng không người ta dạy tôi có thể theo dõi máy bay kẻ địch trên màn hình của thiết bị này.
Ngắn gọn, phải thành thật thừa nhận sự đóng góp của các nước đồng minh vào sự thất bại Hittler. Không thể khoác lác rằng: Đấy nhé, chúng tôi đeo gươm đi và chiến thắng, còn họ khi kết thúc mới đến. Quan điểm như thế có thể tin được, nếu xem xét chỉ có sự đóng góp các nước đồng minh từ quan điểm sự đổ bộ lính, nghĩa là sự tham gia trực tiếp của lính Mỹ và Anh chống Đức tại lục địa châu Âu. Lúc ấy sẽ tin được. Nhưng vũ khí và vật chất mà họ giúp đỡ chúng tôi - lại là vấn đề khác. Giả sử họ không giúp đỡ, thì chúng tôi không chiến thắng trong cuộc chiến tranh này, vì rằng chúng tôi bị nhiều thiệt hại lớn trong những ngày đầu tiên chiến tranh. Giờ đây - về sự đổ bộ của các nước đồng minh. Chúng tôi chờ mặt trận thứ hai ở châu Âu năm 1942 và năm 1943. Đặc biệt nó buộc phải làm vào năm 1942, khi chúng tôi ở tình thế rất nặng nềо. Tôi nói chủ yếu về sự tham gia của chúng tôi - mặt trận Tây-Nam và mặt trận Nam, nơi mà năm 1942 chúng tôi bị kẻ thù giáng đòn chí tử. Kẻ địch đặt nhiệm vụ chiếm đoạt dầu mỏ của chúng tôi và xuyên qua Kavkaz vào Iran. Bọn Đức còn xa mới thực hiện được kế hoạch của mình. Tất nhiên nếu các nước đồng minh đổ bộ chính khi đó, thì thiệt hại của chúng tôi nhỏ hơn nhiều.
Bây giờ tôi khó phán xét về ý định của các nước đồng minh trong thời gian ấy. Liệu chăng quyết định không đổ bộ lính bị áp đặt bởi họ muốn đặt gánh nặng lên vai Liên Xô và làm suy kiệt chúng tôi nhiều hơn nữa? Tôi không loại trừ điều này. Hoặc là như người ta người ta giải thích cho chúng tôi: Họ vẫn còn chưa kịp chuẩn bị, rằng họ còn chưa đủ phát triển sản xuất vũ khí, rằng họ chưa chuẩn bị đổ bộ một lượng lớn lính?.. Họ còn cần cái gì lúc ấy? Tôi nghĩ rằng xảy ra điều này, điều khác, nhưng trước hết là ý muốn làm suy kiệt chúng tôi, làm suy kiệt một đồng minh của mình, để mà tham gia cuộc chiến ở giai đoạn hoàn thành và sau này giải quyết số phận thế giới. Lợi dụng kết quả chiến tranh và trói buộc tất cả theo ý mình: không những kẻ thù, mà còn đồng minh. Điều này tôi hoàn toàn nghĩ thế. Và điều này, hình như đóng một vai trò không nhỏ.
Nếu xem xét từ vị trí giai cấp, thì đồng minh không lưu tâm củng cố chúng tôi. Lợi ích của họ là ở chỗ dùng Liên Xô đúng lúc, dù rằng Liên Xô dựa trên nguyên tắc XHCN. Số phận chung của chúng tôi quả là phức tạp đếm nỗi chúng tôi phải cần tập hợp sức mạnh. Một một nước trong đồng minh không thể thắng cuộc chiến tranh, hoặc thắng được nhưng phải mất mát rất khủng khiếp và thời gian kéo dài rất năng nề. Vì thế các bên đi đến một liên minh như vậy và chung sức trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung, bỏ lại trong thời kỳ này vị trí giai cấp của mình.
Chúng tôi cũng cho rằng chúng tôi cũng có lợi đáng kể mạnh hơn các nước đồng minh của mình khi chiến tranh gần kết thúc để tiếng nói của chúng tôi đĩnh đạc hơn vang lên khi giải quyết vấn đề quốc tế. Nếu điều này đạt được, thì vấn đề Đức không phải được giải quyết như nó được quyết định tại Postdam. Tại Postdam quyết định là thoả hiệp. Nó dựa trên tương quan lực lượng có được trước khi kết thúc chiến tranh. Đặc biệt là vấn đề quy chế Berlin và Vien. Những thành phố này nằm trong vùng do quân đội xô viết chiếm đóng. Lẽ ra những thành phố này thuộc vào khu vực của chúng tôi. Tuy nhiên các nước đồng minh hoàn toàn không trả lại chúng cho chúng tôi. Những thành phố này được chia thành bốn vùng chúng tôi đã nhận một phần tư, còn ba phần thì Anh, Mỹ và Pháp nhận. Điều này cũng chứng minh tương quan lực lượng trước khi kết thúc chiến tranh.
Mỹ và Anh đã nghĩ nhiều, tất nhiên, từ khi liên minh với với chúng tôi. Vấn đề này trở nên đặc biệt đe doạ họ, khi quân ta chịu đựng đòn của Đức và trong tình hình căng thẳng tất cả các lực lượng, quân đội ta chuyển sang tấn công, rất bền bỉ trên tất cả các mặt trận. Khi chúng tôi tiến sang phương Tây và tiến sát Đức, các nước đồng minh bắt buộc phải vội vàng mở mặt trận thứ hai ở châu Âu, vì rằng họ sợ rằng chúng tôi có thể tiến tiếp đáng kể sang phía Tây từ đường biên giới được xác định ở Yanta, quy định các vùng chiếm đóng đối với từng nước nước tham gia chiến tranh. Tất cả điều đó cũng phải tính đến, chỉ ra tư cách các nước đồng minh, sự đóng góp của họ vào sự nghiệp chung đánh bại Đức Hittler, và chỉ ra vị trí giai cấp của họ.
Bây giờ tôi muốn nói hết về việc lời phát biểu của Stalin đối với quan hệ qua lại với các nước đồng minh trong quá trình chiến tranh, cụ thể với Russevelt và Churchill. Pháp không có lực lượng lớn ở châu Âu, và Stalin chú ý đến Pháp, thực chất, bắt đầu từ Hội nghị Postdam và sau đó. Trước đây, ông chú ý chủ yếu Russevelt và Churchill. Stalin, theo lời ông, có thiện cảm hơn với Russevelt, vì rằng tổng thống Mỹ có hiểu biết với những vấn đề của chúng tôi. Sự gần nhau của Russevelt với Stalin là do sự không thích vương quốc Anh, và hiến pháp của nó.
Stalin có lần kể một chuyện như thế này. Trong thời gian hội nghị Teheran, những người đứng đầu các cường quốc gặp nhau trong bữa ăn trưa Russevelt, nâng cốc, đề nghị uống chúc mừng chủ tịch Liên Xô, ngài Kalinin. Tất cả uống. Lúc sau, Churchill, cũng nâng cốc, tuyên bố chúc vua nước Anh. Russevelt nói rằng ông không uống. Churchill nhìn một cách không bằng lòng, còn Russevelt nói:
- Không, tôi không uống. Tôi không thể uống vì vua nước Anh. Tôi không thể quên lời bố tôi.
Té ra, khi bố Russevelt chạy từ châu Âu sang Mỹ, trên tàu thuỷ, ông nói với con trai về vua Anh:
- Ông ta là kẻ thù của cha.
Người con không quên điều này và, chẳng nể gì, không nâng cốc.
Tại các cuộc hội đàm công việc và những vụ tranh cãi phát sinh, Stalin rất thường gặp sự ủng hộ từ phía Russevelt chống Churchill. Như thế, ở Stalin sự thiện cảm rõ ràng có lợi cho Russevelt, mặc dù ông cũng đánh giá Churchill và kính trọng ông. Đó là chính khách, một người hoạt động không những cho nước Anh, mà ông giữ một trong những vị trí đi đầu trong chính sách thế giới. Khi Anh thất bại cuối 1944 ở Ardena, còn quân Đức đe doạ quân đồng minh tại mặt trận thứ hai, Churchill đề nghị Stalin giúp đỡ, bằng cách chúng tôi thu hút quân Đức về mình. Để làm điều này chúng tôi cầm tiến hành một chiến dịch tấn công bất thường. Chúng tôi tiến hành chiến dịch, mặc dù nó được vạch kế hoạch trong một thời hạn rất ngắn. Điều này thể hiện tình hữu nghị và sự giúp đỡ đồng minh, gặp tình hình nặng nề. Điều này được Stalin tiến hành rất tốt, ông biết và hiểu những việc như thế, và cho tiến hành.
Tôi nhớ Stalin đôi lần nói về tính tình Eisenhower. Ông nhận xét Eisenhower là người tốt bụng, sự giống nhau nghĩa hiệp đối với mối quan hệ tương hỗ với đồng minh. Đôi lần tôi đã nghe những lời phát biểu như thế tại các cuộc họp hẹp ở Stalin từ sau chiến tranh, nhưng lúc ấy tôi chưa về Moskva. Nhưng khi tôi bắt đầu làm việc ở Moskva và thường có mặt ở chỗ Stalin, ông hay mời tôi, khi ông đi nghỉ ở Kavkaz. Tôi cảm thấy Stalin đơn giản không chịu được sự cô đơn và thậm chí còn sợ nó. Ở ông xuất hiện sự sợ hãi trước cô đơn. Đây là đối với tất cả chúng tôi (tôi nói về các thành viên lãnh đạo đất nước gần gũi Stalin). Được nghỉ và ăn cơm cùng với ông được coi là một vinh dự lớn. Nhưng đó cũng là một gánh nặng lớn.
Một lần tôi với ông cùng với ông nghỉ tròn một tháng. Ông bố trí tôi bên cạnh ông. Cùng sinh hoạt, ăn trưa, ăn tối bên nhau. Nhưng đây là ngoài công việc. Nhưng nếu ông biết rằng đây nghĩa là công việc, thì đây là gánh nặng biết chừng nào, cần ăn hết bao nhiêu và nói chung là bị hại hoặc không thích thú gì, chỉ có đừng phá hoại mối quan hệ cá nhân! Mối quan hệ với anh thể hiện tình bạn tốt nhất và thành nạn nhân. Nhưng cuộc sống như thế phần nào có ích bằng cách có những cuộc nói chuyện, từ đó có thể rút ra sự có lợi cho bản thân và những kết luận chính trị khác nhau.
Trong quá trình nói chuyện như thế tôi nhiều lần đã nghe từ Stalin những nhận xét rất tán dương về sự đứng đắn Eisenhower. Stalin nói rằng khi chúng tôi tấn công về Berlin, giá như từ phía các nước đồng minh không phải là Eisenhower, mà là một tư lệnh tối cao khác của quân đội của họ, thì chúng tôi tất nhiên, không chiếm được Berlin, đơn giản vì không kịp. Lẽ ra người Mỹ chiếm Berlin sớm hơn chúng tôi. Và điều này quả là như thế, vì rằng quân Đức tập trung chủ lực chống chúng tôi và chuẩn bị đầu hàng phương Tây. Stalin viết thư cho Eisenhower, trong đó nói rằng theo thoả thuận giữa các đồng minh và có tính đến máu nhân dân chúng tôi đổ ra, chúng tôi muốn bộ đội chúng tôi là người đầu tiên tiến vào Berlin, mà không phải là liên minh. Như Stalin kể, Eisenhower khi đó làm chậm, kìm quân đội mình và ngừng cuộc tấn công. Ông cho bộ đội chúng tôi khả năng tiêu diệt bọn Đức và chiếm Berlin. Như thế, chúng tôi đã nhận được ưu tiên, chiếm được thủ đô Đức. Người khác họ không làm như thế. Giả thử Berlin bị Mỹ chiếm, khi đó, theo lời Stalin, có lẽ vấn đề số phận Đức sang hướng khác, tình thế của chúng tôi xấu đi đáng kể. Eisenhower thể hiện cử chỉ nghĩa hiệp và tin vào lời hứa của Russevelt nói với chúng tôi. Stalin kính trọng Russevelt.
Trong thời gian này tổng thống mới của Mỹ là Truman, người mà Stalin cũng không kính trọng, và không đánh giá. Và, hình như đúng vì rằng Truman xứng đáng với những quan hệ như thế. Stalin kể một sự kiện và cũng liên quan trước khi kết thúc chiến tranh, khi quân Đức bị quân đội chúng tôi dồn đên chân tường đầu hàng và không thể kháng cự, cần phải hạ vũ khí và đầu hàng. Nhiều lính Đức từ chối đầu hàng quân đội chúng tôi và chạy sang phía Tây, để đầu hàng người Mỹ. Lại tiếp tục một yêu cầu Stalin tới Eisenhower: như đã kể rằng quân đội xô viết đổ máu, đánh bại quân thù, còn kẻ địch, đứng trước quân đội chúng tôi, mà lại đầu hàng làm tù binh ở người Mỹ; điều này là không đúng. Eisenhower ra lệnh không nhận bọn Đức làm tù binh (có lẽ ở phía bắc nước Áo, nơi Malinovski tấn công) và đề nghị tư lệnh lực lượng Đức đầu hàng làm tù binh ở người Nga, bởi vì chính vũ khí Nga chiến thắng quân đội họ.
Stalin cũng kể rằng ông có những yêu cầu tương tự với Churchill. Tại vùng bắc Đức, nơi Monttegomery chiếm, quân Đức cũng chạy khỏi bộ đội Rokossovski sang phía người Anh. Stalin đề nghị người Anh không nhận chúng làm tù binh và buộc phải đầu hàng quân đội chúng tôi.
- Chẳng ra sao cả! - Stalin tức giận - Monttegomery vơ về mình tất cả bọn chúng và lấy hết vũ khí. Bộ đội chúng tôi đánh tan bọn Đức, còn Monttgomery gặt hái kết quả.
Cả Eisenhower, cả Monttgomery - cả hai đại diện cho giai cấp tư sản. Nhưng họ quyết định một cách khác nhau và tuân theo những nguyên tắc bè bạn, thoả thuận, cũng theo cách khác nhau.
Khi tôi làm việc với Eisenhower, những hoạt động trước kia của ông luôn luôn dường như đứng trước tôi. Tôi nhớ lại những lời mà Stalin kể, và tôi tin ông; Không thể nào nghi ngờ Stalin trong sự thiện cảm với một ai đấy. Trong vấn đề giai cấp, Stalin là không thể mua chuộc và không khoan nhượng. Stalin một con quỷ chính trị rất mạnh, mà ông sử dụng sự kính trọng cao của chúng tôi để làm việc đó.
Trước khi chiến tranh kết thúc, Stalin rất lo ngại rằng liệu người Mỹ có vượt qua đường ranh giới của quân đội liên minh. Tôi cũng nói rằng đánh lại chúng tôi chỉ có bọn Đức chống cự có tổ chức, còn người Mỹ tấn công từ từ và dế dàng cắt ngang đường phân giới. Stalin nghi ngờ, liệu họ có nhượng bộ, giữ lời, mà Russevelt hứa ở Teheranе. Họ có thể nói rằng quân đội của họ ở lại đó, rút đi đâu, và cái đó bây giờ là đường phân chia khu vực chiếm đóng. Nhưng không, người Mỹ rút quân đội của mình trước đây và bố trí họ theo đường được thoả thuận ở Teheranе, từ trước khi chiến thắng Đức. Điều này cũng chứng minh sự đứng đắn Eisenhower. Từ những yếu tố như thế, mà mối quan hệ tốt của Stalin đối với Eisenhower được xây đắp. Vì thế Stalin cũng mời Eisenhower tới buổi diễu binh mừng chiến thắng và bầy tỏ sự thừa nhận của chúng tôi về công lao của ông, bằng phần thưởng là huân chương cao quý nhất của quân đội Liên Xô - huân chương “Chiến thắng.
Đây là một một phần thưởng rất cao. Thật ra, huân chương như thế cũng được tặng cho cho thống chế Monttrmery. Nhưng trong trường hợp đã nêu, đây là thực hiện một cách hình thức món nợ của chúng ta với đồng minh, vì rằng người Anh cũng tặng cấp chỉ huy của chúng ta những huân chương của mình. Ở đây diến ra chỉ có sự tương hỗ chính thức, còn Eisenhower, Stalin tách riêng. Sau đó tôi nhiều lần gặp Eisenhower, nhưng về điều này tôi sẽ kể ở chỗ khác.
Bây giờ tôi muốn phát biểu suy nghĩ của mình về chủ đề, liệu Liên Xô đã xây dựng điều kiện để cung cấp tất cả cho Hồng quân, để cho Hồng quân có thể đương đầu cho kẻ thù. Tiếp theo, vấn đề cụ thể như thế này: liệu Hồng quân có thể đương đầu với quân đội Hittler, như Vorosilov và Stalin khi đó đã nói, không nhượng bộ một thước đất cho kẻ thù? Liệu có thể tiêu diệt quân thù chỉ trên lãnh thổ của chúng? Có những khẩu hiệu như vậy. Tất cả thế giới cảm thấy sự lừa dối của khẩu hiệu này, sự không đảm bảo cho Liên Xô bởi sức lực thật. Nhưng liệu chúng tôi có thể làm nó thành hiện thực? Hoàn toàn, có thể. Vấn đề khác, ngoài kinh tế, điều này phụ thuộc rất mạnh vào vấn đề cán bộ quân sự, đặc biệt trong thời kỳ đầu chiến tranh. Liệu chúng tôi có thể dễ dàng thắng phát xít Đức, nếu như vào thập niên 1930 những cán bộ quân sự của chúng tôi không bị giết. Đội ngũ cán bộ chỉ huy hồng quân bị giết ở mức độ rất lớn.
Tôi không có con số cụ thể, bao nhiêu sĩ quan cấp bậc khác nhau bị giết. Nhưng nếu xem ở đội ngũ chỉ huy cao cấp thì rõ ràng gần như tất cả đội ngũ - từ tư lệnh quân đoàn, quân khu đến tư lệnh sư đoàn - bị giết. Nhưng chính đây là những người có kiến thức giỏi, những người này tốt nghiệp Học viện quân sự, còn một số - theo học cả hai Học viện: Học viện xã hội quân sự và Học viện chuyên ngành. Đội ngũ sĩ quan trung cấp có trình độ trung học. Nhưng cái quý giá nhất là họ trải qua nội chiến và các cuộc chiến tranh khác, có kinh nghiệm quan trọng. Khi tham gia nội chiến, họ không có những kiến thức cần thiết, nhưng sau khi kết thúc nội chiến, họ học các kiến thức lý luận và chuyên ngành quân sự và họ và tích luỹ nhiều kinh nghiệm chỉ huy binh đoàn, còn trước đó họ trải qua các trường quân sự và sĩ quan chiến tranh thế giới I, trong hồng quân, họ trở thành chỉ huy ở mức độ và cấp bậc khác nhau và, tham gia tập trận, và hành binh. Chúng tôi đã làm tất cả những gì có thể làm đây là cuộc sống những cán bộ này, để dạy các cách cần thiết huấn luyện những người này. Họ hoàn toàn xứng đáng với chức vụ của mình và sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ của mình trước tổ quốc.
Đáng tiếc, những người này bị giết, sau đó người ta điều động đến chức vụ chỉ huy những người chẳng có một chút kiến thức, một chút kinh nghiệm. Vì thế, trong thời gian chiến tranh, trên chiến trường họ cũng tiến hành thực hành và đào tạo bộ đội. Nhưng điều này hoàn toàn không phải là trong điều kiện hoà bình. Sự thật sự chín muồi đến nhanh hơn, nhưng tốn kém của nhân dân nhiều hơn. Khi nhập vai trên bản đồ hoặc chiến dịch khác, họ tính toán: chừng này nghìn người chết; nhưng đó là sự thiệt hai quy ước. Trên mặt trận không phải chết theo quy ước mà là chết sạch. Giá như giữ lại được những cán bộ đã trải qua trường học cần thiết từ trước chiến tranh, thì chúng tôi cgỉ bị những thiệt hại nhỏ hơn đáng kể. Điều này ai cũng biết, và điều này nhất định cần tính đến khi phân tích những biến cố thời kỳ đầu chiến tranh. Đáng tiếc, không có ai vén lên bức màn che này. Những người bị giết vào thập niên 1930, được coi “kẻ thù nhân dân”.
Vì sao cái chết của những con người này không gắn với lỗi của ai mà những người này bị thiệt mạng; ngược lại, việc giết họ thậm chí được coi là thành tích.