Các đồng chí của tôi từ lâu đã yêu cầu tôi và hỏi (không những hỏi, mà còn khuyên) viết hồi ký của mình, vì rằng tôi và nói chung thế hệ của tôi đã sống trong thời kỳ đáng nhớ: cách mạng, nội chiến và tất cả những gì liên quan tới quá độ từ CNTB sang CNXH, sự phát triển và vững mạnh (của) CNXH. Đó là giai đoạn quý giá. Tôi cũng một phần nào mạnh mẽ tham gia đấu đá chính trị từ những ngày đầu tiên vào Đảng. Tôi luôn giữ chức vụ nào đấy do Đảng cử. Chiến tranh, nội chiến và bảo vệ tổ quốc, tình hình trong nước đã được nêu nhiều trên báo chí. Nhưng vẫn còn những “đốm trắng” chưa rõ ràng. Đúng vậy, những “đốm trắng” này từ lâu tôi không sao hiểu được. Sau khi Stalin chết, khi chúng ta đã có khả năng tiếp cận kho tư liệu mật. Trước đây chỉ có sự tín nhiệm mù quáng mà chúng ta dành cho Stalin, và vì thế tất cả những gì làm được dưới sự lãnh đạo của ông ta đều được coi là cần thiết và duy nhất đúng. Khi chúng tôi bắt đầu ý nghĩ chút ít phê phán, thì chừng mực nào điều này có thể, phải rà soát những chứng cứ theo tư liệu lưu trữ.
Tôi hiểu nỗi lo âu của các đồng chí của mình, đích thực khuyên tôi nhận trách nhiệm trước ngòi bút. Thời gian sẽ trôi đi, sự chính xác từng chữ của những người đang sống trở thành khối vàng. Hơn nữa, nhiều người đã ngã xuống, mà từng là gần gũi với người cầm lái con tàu lớn trong cải tổ đời sống xã hội-chính trị đất nước ta và chính người cầm lái có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thế giới. Tuy nhiên tôi phải làm, mà không sử dụng tư liệu lưu trữ thực tế. Điều đó khá phức tạp, vâng cả cả vị thế của tôi bây giờ, có lẽ, không thể.
Tôi muốn những chứng cứ sẽ được dẫn đúng sao cho thế hệ tương lai có thể kiểm tra. Tôi sẽ nêu nguồn tài liệu, họ cần thu thập để biết rõ thêm, để kiểm tra hiểu những chứng cứ. Ttôi đã xem xét từng vấn đề cấn lưu ý cho thế hệ tương lai, tất cả những chứng cứ đã được kiểm tra và được ghi dưới dạng văn bản, có thể sẽ được tiếp xúc với chúng. Bây giờ những tư liệu lưu trữ này không thể truy cập được, nhưng chúng sẽ trở thành tài sản của mọi người. Vâng, giờ đây tôi cho rằng đa phần tư liệu này không còn là bí mật nữa.
Tôi muốn phát biểu suy nghĩ của mình hàng loạt vấn đề, theo chiêm nghiệm, sao cho thế hệ tương lai của chúng ta tìm thấy từng lời về thời kỳ quan trọng và trách nhiệm nhất mà chúng ta đã sống, tạo ra một quốc gia hùng mạnh. Điều này đã làm được bởi sức mạnh chúng ta, sức mạnh nhân dân, đảng và những người lãnh đạo thời đó - những nhà tổ chức quần chúng. May mắn là tôi cũng trong số đó, ở những thời kỳ và giai đoạn khác nhau. Từ những mầm nhỏ bé của Đảng cho đến tận cơ quan lãnh đạo cao nhất - BCHTƯ Đảng, Bộ chính trị và Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao, chức vụ Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng và Bí thư thứ nhất BCHTƯ. Tôi từng tham gia giải quyết nhiều vấn đề để biến nghị quyết được thông qua vào cuộc sống, tham gia chiến tranh vệ quốc. Vì thế tôi xem là trách nhiệm phát biểu suy nghĩ của mình.
Từ lâu tôi biết rằng chẳng có ý kiến nào làm vừa lòng mọi người nhưng, tôi cũng không đi theo mục tiêu đó. Mong muốn những ý kiến đó ở dạng này dạng khác được ghi lại và được trở thành thừa kế cho thế hệ sau. Những ý kiến như thế từng vấn đề, cả đúng lẫn sai. Điều này là tất nhiên. Không có gì mâu thuẫn ở đó cả. Chân lý được sinh ra trong tranh luận. Thậm chí trong một đảng Mác-Lenin, có cả những người có hiểu biết khác nhau, lương tâm khác nhau khi giải quyết từng vấn đề. Sống cùng năm tháng đòi hỏi sự tiếp cận mềm dẻo để giải quyết từng vấn đề, tôi biết rằng có thể nảy sinh những quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, nhưng không làm tôi băn khoăn.
Tôi cho rằng sẽ có một phiên toà. Nhân dân sẽ phán xét, khi đã tiếp xúc với những tư liệu này và tự ra kết luận. Tôi không nghĩ rằng cái gì mà tôi nói là phải là chân lý. Không, chân lý thuộc về người trình bày những quan điểm khác nhau theo từng vấn đề khác nhau trong những thời kỳ khác nhau.
Vì vậy trước đây tôi đề nghị xin lỗi về việc đó là không đúng những gì độc giả có thể tìm thấy trong bản ghi của tôi. Đó là quan điểm của tôi, thế thì giờ đây tôi hiểu như thế, tôi cũng viết như thế. Tôi không muốn lợi dụng và vì thế tôi không muốn lờ đi, tôi không muốn che đậy, tôi không muốn chau chuốt, tôi không muốn tô vẽ hoạt động của chúng ta. Cái đó không cần lớp sơn này, vì rằng tự bản thân nó đã là to lớn.
Lý luận thiếu thực tiễn, là lý luận xuông. Chúng ta trên cơ sở tiến bộ nhất, lý thuyết Mác-Lenin khai phá con đường thực tiễn. Điều này rất phức tạp, vì thế thời kỳ đó không loại trừ sai lầm vô tình hay không vô tình. Như người ta nói, tha thứ hậu sinh chúng ta, tính rằng đây là thử nghiệm đầu tiên. Vì thế ông là người duy nhất, lại có người thứ hai lặp lại ông như thế. Hãy phán xét chúng tôi khi xem những điều kiện mà chúng ta đã sống và sáng tạo. Chúng tôi bắt đầu viết hồi ký để không bỏ lỡ những điều tốt đẹp trong lịch sử mà chúng ta, đảng, giai cấp công nhân và nông dân lao động không lặp lại những sai lầm mà tôi đã nêu, những tội ác được thực hiện nhân danh Đảng. Bây giờ rõ ràng đây là sự lạm quyền của nhà cầm quyền. Nguyên nhân xảy ra sự lạm quyền này được nêu rõ trong báo cáo tại Đại hội 20 và được lặp lại ở mức độ nào đấy tại Đại hội 22. Tôi cho rằng tất cả những gì được nêu theo lý do này đều đúng. Tôi sẽ kể về thời gian trước và trong thời gian chiến tranh vệ quốc và tiếp tục trình bày đường đi nước bước những biến cố, chừng nào tôi còn đủ sức.
Bắt đầu từ đâu nhỉ? Tôi nghĩ rằng phải bắt đầu từ Stalin. Vì sao? Sau đó, tiếp theo (nếu tôi còn được sống đến cuối) điều đó sẽ rõ. Còn nếu chỉ ở mức độ nào đấy đưa ra lời giải thích, thì có thể nói rằng lúc Stalin còn sống chúng ta người ta cho rằng tất cả những gì ông ta làm được là duy nhất đúng, khả năng duy nhất để cách mạng tồn tại, để cách mạng vững mạnh và phát triển. Sự thật về cuối đời, trước đại hội 19 và đặc biệt là ngay sau Đại hội, những người thân cận Stalin (có lẽ là tôi, Bulganin, Malenkov và ở mức độ nào đấy cả Beria), từng nảy sinh ngờ vực nào đó. Lúc đó chúng ta không có khả năng kiểm tra nó. Chỉ sau khi Stalin chết, ngay tức thì chúng tôi đủ lòng lòng dũng cảm mở bức rèm và nhìn vào bí mật lịch sử. Lúc đó tôi cũng biết một số sự kiện mà tôi muốn làm rõ.