Từ bữa đó, thỉnh thoảng anh lại đến thăm tôi. Anh giản dị, xuề xòa và vui chuyện. Mỗi lần anh đến, căn nhà bé nhỏ của tôi ấm cúng hẳn lên. Má tôi cũng có vẻ mến anh. Lâu lâu anh không tới, má tôi lại nhắc. Và lần nào đến, anh cũng mang thuốc cho má. Anh ngồi bên giường đặt tay lên trán má, cầm tay bắt mạch cho má, tìm những câu chuyện hóm hỉnh nói cho má vui. Khi đó, anh dịu hiền như một thầy thuốc. Tôi thay chữ thầy bằng tiếng anh lúc nào không biết nữa. Lần đầu nghe tôi gọi vậy, anh nhìn tôi đầy vẻ biết ơn khiến tôi chưng hửng và chút nữa gọi thầy trở lại như cũ, nhưng… đã chót rồi. Thường là anh ở chơi không lâu, mươi mười lăm phút hay nửa tiếng là cùng. Anh cũng ít nói chuyện riêng với tôi. Nếu có nói, cũng là những câu hỏi thăm bình thường. Tuy vậy, nhìn sâu trong mắt anh, quan sát những cử chỉ của anh, tôi biết anh đang cố tránh né một điều gì, tránh né một cách vụng về mà người phụ nữ nào tinh ý một chút cũng nhận ra ngay.
Qua lời anh nói, tôi biết đã lâu lắm rồi, anh không còn cha mẹ. Cha anh bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo và một thời gian sau, do sức khỏe vốn đã quá yếu, lại bị đánh đập nhiều nên mất ở đó. Mẹ anh, nguyên ngày trước là một cô nữ sinh nhà giàu, mềm yếu và ưa mơ mộng, chồng chết chưa được bao lâu, không chịu nổi cảnh cô đơn và thiếu thốn đã đi theo một lão chủ xe đò xuống Long Xuyên. Anh và cô em gái được gửi lại nhà ông chú ruột ở phố trên nuôi giúp. Ông chú này chuyên buôn gỗ từ miền ngược xuống miền xuôi nên cũng khá giả, có quyền thế với địa phương và hơi khùng khùng cho ăn học đến nơi đến chốn. Sau ngày ký hiệp định Giơnevơ, anh được bổ về đây dạy học. Cô em gái vẫn ở với ông chú và gần như là thư ký riêng của ông.
Nghe chuyện anh, chạnh nghĩ đến hoàn cảnh mình, tôi nghĩ đến má tôi. Bác sĩ nói bệnh tình của má chắc không qua khỏi mùa mưa này và an ủi tôi hãy ráng bình tĩnh mà chấp nhận những hoàn cảnh xấu nhất. Thằng Riềng đã lại đi làm. Nó xin được việc bốc vác ở bến sông, có khi nó theo tàu đi xuống miền Tây cả tuần mới về. Tới đây nếu má..., hai chị em tôi nương tựa vào đâu? Có đêm, nghĩ đến chuyện ấy, tôi khóc sưng mọng cả mắt. Khi má khỏe lên một chút, tôi thủ thỉ kể lại cho má nghe gia cảnh của anh, má khẽ thở dài, hồi lâu mới nói: “Má biết hai đứa bay rồi sẽ thương nhau. Có điều con cần nhớ, nếu thương yêu nhau thật thì ráng giữ lấy nó...”. Tôi cười, an ủi má “ Chưa, chưa thương đâu má. Nhưng nếu có... thương thì con cũng không thèm giữ anh ấy đâu”. Nói vậy nhưng tôi vẫn thấy có một chút lo lắng vẩn vơ.
Hôm sau, anh đến chơi. Lần này anh ở chơi lâu hơn, gần như cả buổi chiều. Tối một lúc anh mới chào má tôi ra về. Tôi đưa anh qua sân, anh bảo tôi tiễn anh thêm một đoạn nữa. Tôi gật đầu đi cạnh anh, không nói. Đến bờ suối, anh đứng lại và nhìn thẳng vào tôi, giọng thoảng đi:
- Thanh!
- Dạ! – Tôi thấy run khắp người đến nỗi định quay lưng bỏ chạy.
- Thanh có ghét tôi không?
- Dạ, không... có... À không! – Tôi nói như con điên, lưỡi muốn líu lại.
- Nếu tôi hỏi Thanh làm vợ, Thanh có ưng không?
Đất dưới chân tôi bõng bồng bềnh chao đảo. Chóng mặt, tôi vội níu lấy một cành cây. Đất vẫn bồng bềnh… Tôi quay mặt đi:
- Anh đừng nói giỡn, tội nghiệp tôi… Hoàn cảnh tôi như vậy, ai dám tính chuyện lấy tôi làm vợ.
- Chính vì hoàn cảnh ấy mà tôi quyết định đấy. - Giọng anh rung lên thật tha thiết – Thanh. Đừng cho anh là kẻ nói xạo, sự thực là như thế. Em lạ lắm, em không giống ai hết. Anh đã đi nhiều nơi, gặp đủ mọi hạng người, thậm chí đã có một vài tình yêu thoảng qua nhưng không có ai như em. Em dịu hiền, em hội tụ rất nhiều những đức tính quý báu, đứng trước em anh bị ngợp như đứng trước cái gì rất tinh khiết. Phải, em đẹp lắm. Em trắng trong lắm! Nếu có em trong cuộc đời này, anh nghĩ mình sẽ sống tốt đẹp hơn, can đảm hơn.
Tôi hoàn toàn mụ mị trước những lời nói tuôn như suối chảy của anh. Những cố gắng chống đỡ cuối cùng bị tan vỡ từng mảng, rồi sụp đổ tan tành. Tôi nép người trong cánh tay anh lúc nào không biết và để mặc cho nước mắt trào ra. Lần đầu tiên tôi biết thế nào là những giọt nước mắt của tình yêu. Khắc khoải đợi chờ nó mà khóc, nó đến rồi cũng khóc. Khóc đến đâu, người tan chảy đến đó trong sự ngọt ngào pha lẫn chút sợ hãi, thảng thốt. Tôi nói trong khi vẫn nép vào ngực anh:
- Anh có thực lòng với em không?
- Không ai giả dối được trước cái nhìn của em cả.
- Anh có khinh em nghèo không?
- Cả đời anh, anh đứng cạnh những người nghèo khổ.
- Em sợ chẳng giữ được anh – Tôi chợt nhớ đến lời má.
- Tại sao?
- Anh như thế lại đi đây đi đó nhiều, anh quen biết bao đàn bà con gái còn tốt, còn đẹp hơn em...
- Nói em đừng cười, gần ba mươi năm nay anh đã đi tìm em. Hôm nay gặp được rồi, không bao giờ anh để mất em nữa. Đúng ra, chính anh lại lo không giữ nổi em.
Tôi cắn mạnh vào vai anh để che đi sự xúc động trước câu nói nhiệt thành nhưng chưa thật hiểu rõ nghĩa ấy. Cuối cùng, tôi chỉ còn có thể ấp úng:
- Anh Hai... sau này ăn ở với nhau, ráng đừng gây lộn, đừng cự cãi nhau nghe anh! Em có thể bỏ qua cho anh tất cả, nhưng nếu anh xử tệ với em, anh độc ác với em, em bỏ anh liền. Anh chịu vậy hôn? Đời em...
Những cái hôn cuống quít của anh không cho tôi nói thêm nữa. Đất dưới chân tôi bồng bềnh... Dòng suối kia đang dâng lên, vỗ sóng vào khắp thân thể tôi... tôi mê đi, ngạt thở trong tiếng rì rầm của nó.
*
* *
Một tháng sau, má tôi chết!
Giờ đây tôi mới nói điều này một cách bình thản nhưng lúc ấy, nỗi bất hạnh đã giáng một đòn quá mạnh vào trí não của tôi. Suốt một tuần liền, tôi như người phát điên, phát rồ, nếu không có anh canh giữ, ở bên tôi suốt khoảng thời gian ấy thì có lẽ tôi cũng đi theo má tôi rồi. Đối với tôi thế là hết! Tất cả trở thành trống trải, vô nghĩa! Cái neo neo tôi vào cuộc sống không còn nữa thì tôi tiếp tục cuộc sống toàn ngang trái, khổ nhục này làm gì? Tôi sợ hãi tất cả. Sợ những ngày tới đây côi cút hai chị em, sợ ngôi nhà ăm ắp những kỷ niệm về má tôi, sợ tôi, sợ cả mọi người... Tôi muốn chạy trốn một lần cho xong. Nhưng anh, chính anh đã níu giữ tôi lại. May có anh mà má tôi được mồ yên mả đẹp. Anh và thằng Riềng đã lo hết mọi việc. Suốt đời tôi không quên được cặp mắt má tôi đêm hôm ấy. Cặp mắt chan chứa tủi hận và xót thương, cặp mắt lóe lên một lần cháy sáng rồi vĩnh viễn đi vào câm lặng. Cặp mắt ấy muốn nói: “Đáng ra má đã đi từ lâu, má mệt quá.. Nhưng các con còn nhỏ dại, má cố gượng từng ngày... Bây giờ có thầy giáo ở đây, má đi được rồi... Các con ráng yêu thương nhau. Đừmg quên thằmg Riềng”. Thằng Riềng đêm hôm đó ngồi lì bên má. Nó không khóc nhưng sáng hôm sau, trong nó già đi đến chục tuổi. Trước lúc đi, má tôi chỉ gọi tên một mình nó. Bàn tay lạnh giá của má vừa giơ lên đặt được vào khuôn mặt cháy đen của nó thì đột ngột buông thõng xuống... Nó hộc lên một tiếng khàn khàn rồi vùng chạy ra rừng. Tôi thấy bóng nó ngã sấp xuống một vạt cỏ, lưng và vai gồ lên, rung từng đợt...
Có lẽ tôi chỉ nhớ lại được như vậy. Có điều tôi không ngờ rằng, đời tôi, đây chỉ là nỗi đau đầu tiên, Sau đó, tôi còn phải chịu nhiều nỗi đâu ghê gớm hơn thế.
*
* *
Trước ngày đó, tôi và anh làm lễ cưới. Người ta gọi đó là đám cưới “chạy tụng”. Thực ra hai chúng tôi nhất là anh muốn thực hiện ngay điều mong muốn của má tôi. Hơn nữa, như anh ấy nói: “Anh không muốn, anh không thể rời em lúc này, dù chỉ một phút. Anh thương em...”.
Có thể nói đó là đám cưới đơn sơ nhất trong các đám cưới thời kỳ ấy ở quê tôi. Gom lại vài chục người bạn bè thân thích, ra chợ mua ít trầu cau, trà lá thế là đủ; không đưa dâu, rước dâu, chẳng ăn mặn, ăn ngọt; cũng không có đốt pháo, quần chùng áo dài gì hết. Một đám cưới đẫm nước mắt! Một cái phao để tôi bám víu vào trong những giờ phút chông chênh nhất của mình. Ông chú của anh ấy tỏ ý không bằng lòng, muốn làm to, muốn theo đúng lề luật, phải tổ chức thế nào cho ra vẻ gia thế, nhưng anh ấy khéo léo gạt đi. Anh ấy không muốn tôi phải bận rộn, gượng nói gượng cười, khổ sở thêm.
Tuy thế đám cưới cũng rất vui. Bạn bè của tôi đến, bạn bè của anh ấy đến nhiều hơn. Họ mang cả rượu, cả đàn sáo đến ca vọng cổ, ca tân nhạc suốt đêm. Dù ủ ê nhưng tôi cũng biết đó là ý đồ của anh nhằm để tôi quên đi phần nào sầu khổ. Trong đám đông phần lớn là dân nghèo, thợ thuyền ấy, tôi có thoáng chú ý đến một người mặt đầy râu ria, nón phớt chụp mắt, từ đầu tới cuối chỉ ngồi âm thầm trong bóng tối, không nói, không uống, đôi mắt dồn vào tôi một cái nhìn kỳ dị lắm! Nhưng rồi tôi cũng nhãng đi, không còn lòng dạ nào để ý đến thái độ của riêng ai nữa. Tôi chỉ mong mọi việc xong lẹ lên.
Ở nhà cũ được một tháng, anh ấy đưa tôi về nhà ông chú ở một trang viên cuối thị xã. Gái phải theo chồng! Ông chú anh muốn thế, mặc dù phải từ bỏ ngôi nhà của má ra đi, tôi đau xé lòng, xé ruột. Đau hơn nữa là tôi phải xa thằng Riềng. Má mất, chị lại đi lấy chồng, còn mình nó bơ vơ... Tôi muốn quỳ xuống lạy em tôi ba lạy để xin nó tha thứ, hiểu cho hoàn cảnh tôi nhưng chính nó lại quầy quậy bảo tôi phải đi. “Chị đừng lo cho em. Em sẽ thay chị trông nom ngôi nhà này. Em còn, ngôi nhà này còn. Chị cứ đi đi...”. Nó nói thế. Giây phút ấy, nó bỗng lớn bổng lên trước mắt tôi. Nó đã trở thành một người đàn ông thực thụ rồi. Thế là tôi đành gạt nước mắt rời bỏ nơi đã chứng kiến tất cả mọi cay đắng, vui buồn của một thời con gái để ra đi làm phận sự người vợ. 3
Từ bữa đó, thỉnh thoảng anh lại đến thăm tôi. Anh giản dị, xuề xòa và vui chuyện. Mỗi lần anh đến, căn nhà bé nhỏ của tôi ấm cúng hẳn lên. Má tôi cũng có vẻ mến anh. Lâu lâu anh không tới, má tôi lại nhắc. Và lần nào đến, anh cũng mang thuốc cho má. Anh ngồi bên giường đặt tay lên trán má, cầm tay bắt mạch cho má, tìm những câu chuyện hóm hỉnh nói cho má vui. Khi đó, anh dịu hiền như một thầy thuốc. Tôi thay chữ thầy bằng tiếng anh lúc nào không biết nữa. Lần đầu nghe tôi gọi vậy, anh nhìn tôi đầy vẻ biết ơn khiến tôi chưng hửng và chút nữa gọi thầy trở lại như cũ, nhưng… đã chót rồi. Thường là anh ở chơi không lâu, mươi mười lăm phút hay nửa tiếng là cùng. Anh cũng ít nói chuyện riêng với tôi. Nếu có nói, cũng là những câu hỏi thăm bình thường. Tuy vậy, nhìn sâu trong mắt anh, quan sát những cử chỉ của anh, tôi biết anh đang cố tránh né một điều gì, tránh né một cách vụng về mà người phụ nữ nào tinh ý một chút cũng nhận ra ngay.
Qua lời anh nói, tôi biết đã lâu lắm rồi, anh không còn cha mẹ. Cha anh bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo và một thời gian sau, do sức khỏe vốn đã quá yếu, lại bị đánh đập nhiều nên mất ở đó. Mẹ anh, nguyên ngày trước là một cô nữ sinh nhà giàu, mềm yếu và ưa mơ mộng, chồng chết chưa được bao lâu, không chịu nổi cảnh cô đơn và thiếu thốn đã đi theo một lão chủ xe đò xuống Long Xuyên. Anh và cô em gái được gửi lại nhà ông chú ruột ở phố trên nuôi giúp. Ông chú này chuyên buôn gỗ từ miền ngược xuống miền xuôi nên cũng khá giả, có quyền thế với địa phương và hơi khùng khùng cho ăn học đến nơi đến chốn. Sau ngày ký hiệp định Giơnevơ, anh được bổ về đây dạy học. Cô em gái vẫn ở với ông chú và gần như là thư ký riêng của ông.
Nghe chuyện anh, chạnh nghĩ đến hoàn cảnh mình, tôi nghĩ đến má tôi. Bác sĩ nói bệnh tình của má chắc không qua khỏi mùa mưa này và an ủi tôi hãy ráng bình tĩnh mà chấp nhận những hoàn cảnh xấu nhất. Thằng Riềng đã lại đi làm. Nó xin được việc bốc vác ở bến sông, có khi nó theo tàu đi xuống miền Tây cả tuần mới về. Tới đây nếu má..., hai chị em tôi nương tựa vào đâu? Có đêm, nghĩ đến chuyện ấy, tôi khóc sưng mọng cả mắt. Khi má khỏe lên một chút, tôi thủ thỉ kể lại cho má nghe gia cảnh của anh, má khẽ thở dài, hồi lâu mới nói: “Má biết hai đứa bay rồi sẽ thương nhau. Có điều con cần nhớ, nếu thương yêu nhau thật thì ráng giữ lấy nó...”. Tôi cười, an ủi má “ Chưa, chưa thương đâu má. Nhưng nếu có... thương thì con cũng không thèm giữ anh ấy đâu”. Nói vậy nhưng tôi vẫn thấy có một chút lo lắng vẩn vơ.
Hôm sau, anh đến chơi. Lần này anh ở chơi lâu hơn, gần như cả buổi chiều. Tối một lúc anh mới chào má tôi ra về. Tôi đưa anh qua sân, anh bảo tôi tiễn anh thêm một đoạn nữa. Tôi gật đầu đi cạnh anh, không nói. Đến bờ suối, anh đứng lại và nhìn thẳng vào tôi, giọng thoảng đi:
- Thanh!
- Dạ! – Tôi thấy run khắp người đến nỗi định quay lưng bỏ chạy.
- Thanh có ghét tôi không?
- Dạ, không... có... À không! – Tôi nói như con điên, lưỡi muốn líu lại.
- Nếu tôi hỏi Thanh làm vợ, Thanh có ưng không?
Đất dưới chân tôi bõng bồng bềnh chao đảo. Chóng mặt, tôi vội níu lấy một cành cây. Đất vẫn bồng bềnh… Tôi quay mặt đi:
- Anh đừng nói giỡn, tội nghiệp tôi… Hoàn cảnh tôi như vậy, ai dám tính chuyện lấy tôi làm vợ.
- Chính vì hoàn cảnh ấy mà tôi quyết định đấy. - Giọng anh rung lên thật tha thiết – Thanh. Đừng cho anh là kẻ nói xạo, sự thực là như thế. Em lạ lắm, em không giống ai hết. Anh đã đi nhiều nơi, gặp đủ mọi hạng người, thậm chí đã có một vài tình yêu thoảng qua nhưng không có ai như em. Em dịu hiền, em hội tụ rất nhiều những đức tính quý báu, đứng trước em anh bị ngợp như đứng trước cái gì rất tinh khiết. Phải, em đẹp lắm. Em trắng trong lắm! Nếu có em trong cuộc đời này, anh nghĩ mình sẽ sống tốt đẹp hơn, can đảm hơn.
Tôi hoàn toàn mụ mị trước những lời nói tuôn như suối chảy của anh. Những cố gắng chống đỡ cuối cùng bị tan vỡ từng mảng, rồi sụp đổ tan tành. Tôi nép người trong cánh tay anh lúc nào không biết và để mặc cho nước mắt trào ra. Lần đầu tiên tôi biết thế nào là những giọt nước mắt của tình yêu. Khắc khoải đợi chờ nó mà khóc, nó đến rồi cũng khóc. Khóc đến đâu, người tan chảy đến đó trong sự ngọt ngào pha lẫn chút sợ hãi, thảng thốt. Tôi nói trong khi vẫn nép vào ngực anh:
- Anh có thực lòng với em không?
- Không ai giả dối được trước cái nhìn của em cả.
- Anh có khinh em nghèo không?
- Cả đời anh, anh đứng cạnh những người nghèo khổ.
- Em sợ chẳng giữ được anh – Tôi chợt nhớ đến lời má.
- Tại sao?
- Anh như thế lại đi đây đi đó nhiều, anh quen biết bao đàn bà con gái còn tốt, còn đẹp hơn em...
- Nói em đừng cười, gần ba mươi năm nay anh đã đi tìm em. Hôm nay gặp được rồi, không bao giờ anh để mất em nữa. Đúng ra, chính anh lại lo không giữ nổi em.
Tôi cắn mạnh vào vai anh để che đi sự xúc động trước câu nói nhiệt thành nhưng chưa thật hiểu rõ nghĩa ấy. Cuối cùng, tôi chỉ còn có thể ấp úng:
- Anh Hai... sau này ăn ở với nhau, ráng đừng gây lộn, đừng cự cãi nhau nghe anh! Em có thể bỏ qua cho anh tất cả, nhưng nếu anh xử tệ với em, anh độc ác với em, em bỏ anh liền. Anh chịu vậy hôn? Đời em...
Những cái hôn cuống quít của anh không cho tôi nói thêm nữa. Đất dưới chân tôi bồng bềnh... Dòng suối kia đang dâng lên, vỗ sóng vào khắp thân thể tôi... tôi mê đi, ngạt thở trong tiếng rì rầm của nó.
*
* *
Một tháng sau, má tôi chết!
Giờ đây tôi mới nói điều này một cách bình thản nhưng lúc ấy, nỗi bất hạnh đã giáng một đòn quá mạnh vào trí não của tôi. Suốt một tuần liền, tôi như người phát điên, phát rồ, nếu không có anh canh giữ, ở bên tôi suốt khoảng thời gian ấy thì có lẽ tôi cũng đi theo má tôi rồi. Đối với tôi thế là hết! Tất cả trở thành trống trải, vô nghĩa! Cái neo neo tôi vào cuộc sống không còn nữa thì tôi tiếp tục cuộc sống toàn ngang trái, khổ nhục này làm gì? Tôi sợ hãi tất cả. Sợ những ngày tới đây côi cút hai chị em, sợ ngôi nhà ăm ắp những kỷ niệm về má tôi, sợ tôi, sợ cả mọi người... Tôi muốn chạy trốn một lần cho xong. Nhưng anh, chính anh đã níu giữ tôi lại. May có anh mà má tôi được mồ yên mả đẹp. Anh và thằng Riềng đã lo hết mọi việc. Suốt đời tôi không quên được cặp mắt má tôi đêm hôm ấy. Cặp mắt chan chứa tủi hận và xót thương, cặp mắt lóe lên một lần cháy sáng rồi vĩnh viễn đi vào câm lặng. Cặp mắt ấy muốn nói: “Đáng ra má đã đi từ lâu, má mệt quá.. Nhưng các con còn nhỏ dại, má cố gượng từng ngày... Bây giờ có thầy giáo ở đây, má đi được rồi... Các con ráng yêu thương nhau. Đừmg quên thằmg Riềng”. Thằng Riềng đêm hôm đó ngồi lì bên má. Nó không khóc nhưng sáng hôm sau, trong nó già đi đến chục tuổi. Trước lúc đi, má tôi chỉ gọi tên một mình nó. Bàn tay lạnh giá của má vừa giơ lên đặt được vào khuôn mặt cháy đen của nó thì đột ngột buông thõng xuống... Nó hộc lên một tiếng khàn khàn rồi vùng chạy ra rừng. Tôi thấy bóng nó ngã sấp xuống một vạt cỏ, lưng và vai gồ lên, rung từng đợt...
Có lẽ tôi chỉ nhớ lại được như vậy. Có điều tôi không ngờ rằng, đời tôi, đây chỉ là nỗi đau đầu tiên, Sau đó, tôi còn phải chịu nhiều nỗi đâu ghê gớm hơn thế.
*
* *
Trước ngày đó, tôi và anh làm lễ cưới. Người ta gọi đó là đám cưới “chạy tụng”. Thực ra hai chúng tôi nhất là anh muốn thực hiện ngay điều mong muốn của má tôi. Hơn nữa, như anh ấy nói: “Anh không muốn, anh không thể rời em lúc này, dù chỉ một phút. Anh thương em...”.
Có thể nói đó là đám cưới đơn sơ nhất trong các đám cưới thời kỳ ấy ở quê tôi. Gom lại vài chục người bạn bè thân thích, ra chợ mua ít trầu cau, trà lá thế là đủ; không đưa dâu, rước dâu, chẳng ăn mặn, ăn ngọt; cũng không có đốt pháo, quần chùng áo dài gì hết. Một đám cưới đẫm nước mắt! Một cái phao để tôi bám víu vào trong những giờ phút chông chênh nhất của mình. Ông chú của anh ấy tỏ ý không bằng lòng, muốn làm to, muốn theo đúng lề luật, phải tổ chức thế nào cho ra vẻ gia thế, nhưng anh ấy khéo léo gạt đi. Anh ấy không muốn tôi phải bận rộn, gượng nói gượng cười, khổ sở thêm.
Tuy thế đám cưới cũng rất vui. Bạn bè của tôi đến, bạn bè của anh ấy đến nhiều hơn. Họ mang cả rượu, cả đàn sáo đến ca vọng cổ, ca tân nhạc suốt đêm. Dù ủ ê nhưng tôi cũng biết đó là ý đồ của anh nhằm để tôi quên đi phần nào sầu khổ. Trong đám đông phần lớn là dân nghèo, thợ thuyền ấy, tôi có thoáng chú ý đến một người mặt đầy râu ria, nón phớt chụp mắt, từ đầu tới cuối chỉ ngồi âm thầm trong bóng tối, không nói, không uống, đôi mắt dồn vào tôi một cái nhìn kỳ dị lắm! Nhưng rồi tôi cũng nhãng đi, không còn lòng dạ nào để ý đến thái độ của riêng ai nữa. Tôi chỉ mong mọi việc xong lẹ lên.
Ở nhà cũ được một tháng, anh ấy đưa tôi về nhà ông chú ở một trang viên cuối thị xã. Gái phải theo chồng! Ông chú anh muốn thế, mặc dù phải từ bỏ ngôi nhà của má ra đi, tôi đau xé lòng, xé ruột. Đau hơn nữa là tôi phải xa thằng Riềng. Má mất, chị lại đi lấy chồng, còn mình nó bơ vơ... Tôi muốn quỳ xuống lạy em tôi ba lạy để xin nó tha thứ, hiểu cho hoàn cảnh tôi nhưng chính nó lại quầy quậy bảo tôi phải đi. “Chị đừng lo cho em. Em sẽ thay chị trông nom ngôi nhà này. Em còn, ngôi nhà này còn. Chị cứ đi đi...”. Nó nói thế. Giây phút ấy, nó bỗng lớn bổng lên trước mắt tôi. Nó đã trở thành một người đàn ông thực thụ rồi. Thế là tôi đành gạt nước mắt rời bỏ nơi đã chứng kiến tất cả mọi cay đắng, vui buồn của một thời con gái để ra đi làm phận sự người vợ.