Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Hoa và nước mắt

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 14572 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Hoa và nước mắt
Hoàng Ngọc Hà

Chương 10

   Tuyết sững sờ như bị dội một gáo nước lạnh, cô tê dại ngồi ngây ra, Lâm nói tiếp:
- TÔi yêu Tuyết, và tôi muốn giữ mãi tình yêu đó. Thế nhưng tôi không muốn lấy vợ. Hôn nhân sẽ giết chết tình yêu. Bởi vì hôn nhân sẽ làm mất tự do. Và lúc đó người vợ sẽ là kẻ thù của tự do người chồng.
Tuyết nghẹn ngào nói:
- Thế thì tôi sẽ về nhà mẹ. Tôi không thể sống trong tình cảnh như một nhân tình được.
Lâm vẫn bình thản nói, giọng từ tốn:
- Tuyết không thể đi đâu được, ngoài ở đây. Chẳng ở đâu Tuyết được tôn trọng và chăm sóc chu đáo như ở đây đâu. Rồi Tuyết sẽ thấy thoải mái, TUyết ở tầng I, tôi ở tầng II. Coi như chúng ta mỗi người làm chủ một căn hộ riêng của mình. Không ai phiền nhiễu ai. Khi nào chúng mình vui vẻ cần đến với nhau thì ta sẽ đến, mà không còn bị nỗi lo sợ dầy vò vì vụng trộm nữa. Như vậy cuộc sống chẳng tốt đẹp hơn trước sao?
Tuyết nhận ra tình cảnh của mình, quả là cô không còn có thể đi đâu ngoài ở đây. Trở về nhà thì nhục, đến nhà mẹ thì phiền, đến nhà bạn cũng chẳng ai chứa.
Tuyết trào nước mắt, cô trách Lâm:
- ANh không yêu tôi, vậy anh quyến rũ tôi là gì?
lâm nói giọng lạnh nhạt:
- Tôi yêu Tuyết thật lòng, nhưng yêu và lấy là hai việc khác nhau. Việc Tuyết bỏ nhà ra đi là sai, tôi không muốn việc ấy xảy ra, nhưng mà Tuyết đã trót làm như vậy thì tôi phải giúp Tuyết có cuộc sống ổn định. Tuyết đừng trách tôi vô lý như thế.
Tuyết đành im lặng cam chịu. Đêm hôm đó Lâm không vào phòng Tuyết, và sáu tháng liền anh không hề đến phòng ngủ của Tuyết. Anh trở lại vui chơi thoải mái, bồ bịch, sống phóng túng theo thói quen của anh.
Chẳng phải Lâm có ý gì ruồng rẫy Tuyết ngay khi cô vừa tự đến sống với anh. Mà tự nhiên anh chán chường, không có nhu cầu nhục dục với Tuyết nữa. Hàng ngày đi làm về hai người vẫn trò chuyện với nhau trong bữa cơm. Thỉnh thoảng Tuyết cùng đi với anh đến các buổi chiêu đãi, các buổi dạ hội. Bạn bè trầm trồ về sắc đẹp lộng lẫy của Tuyết. Lâm tự hào về người bạn tình kiêu sa của mình. Anh giới thiệu Tuyết với các bạn là: Bạn thân của mình!
Tuyết quen dần với cuộc sống ấy. Thậm chí còn cảm thấy thoải mái nữa, cô rất thích từ Bạn thân ấy.
Khi Tuyết không cần cầu xin Lâm tình yêu nữa, cô chẳng còn chú ý đến các cô bồ thỉnh thoảng đến phòng ngủ của Lâm ở trên gác. Chẳng phải Tuyết biết kiềm chế để không ghen tuông mà chỉ vì cô không yêu Lâm nữa. Cô coi Lâm là người em trai mà thôi. Tuyết vẫn chăm sóc Lâm chu đáo, như một nghĩa vụ. Vả lại phụ nữ bao giờ cũng cần phải có một ai đó để chăm sóc, nếu không thì họ mất mục đích sống. Tuyết trở nên cao cả như ngày xưa. Chính lúc ấy lâm lại thấy tình yêu với Tuyết trở lên sâu sắc. ANh cảm phục tính tình đôn hậu dịu dàng của cô, anh được sống êm dịu trong sự chăm sóc tế nhị của cô.
Một đêm anh vào với Tuyết cầu xin lại được yêu cô. Tuyết cười dịu nhẹ, cô vuốt tóc anh nói:
- Nếu Lâm muốn thì Tuyết chiều!
Lâm nhìn Tuyết ngạc nhiên:
- Tuyết không còn tình yêu với Lâm nữa sao?
- Chỉ có tình bạn mới độ lượng được Lâm ạ. TÌnh yêu bao giờ cũng là ích kỷ. TUyết muốn giữ tự do cho Lâm, và sự yên tĩnh cho tâm hồn mình.
Chính thái độ lạnh nhạt trầm tĩnh đó đã kích thích sự cuồng nhiệt của Lâm. Anh thấy cần phải chiếm lại tình yêu của Tuyết. Anh phải chiến thắng, chứ không thể nhận sự ban ơn của Tuyết được.
Anh đã lại thức dậy được trong Tuyết niềm hoan lạc đê mê của người đàn bà. Tuyết ôm riết anh thì thào: " Ôi sao mà em yêu anh đến thế!".
Nhưng thoả mãn vì chiến thắng rồi, Lâm lại cảm thấy coi thường Tuyết: Rõ là đàn bà đều như nhau cả! Anh nghĩ thế và lại sa vào tình trạng chán chường .
Tuyết đã phải vượt qua sự đầy đoạ về tình cảm ấy một cách kiên nhẫn, ngoài cả những dự đoán mà cô hình dung sau ngày đầu đến đây.
Đã nhiều đêm cô khóc một mình hối tiếc cuộc sống êm đềm của gia đình. Cô nhớ con, cô thương Hưng, và nguyền rủa bản thân mình. Không đêm nào cô không tính toán tìm cách trở về nhà, nhất là sau lần phải nạo thai, vì Lâm không thích có con. Giá nếu có đứa con thì cô sẽ tự nguyện sống với Lâm trong tình cảnh già nhân ngãi non vợ chồng này. Cô chẳng đòi hỏi ở anh ta được, con người tự do ấy thật tuyệt vời và cũng thật là tồi tệ. Cô say mê anh ta và căm giận anh ta.
Một lần cô đã tính con đường trở về phải qua Quỳnh, chỉ có nó mới dắt cô trở vào nhà được. Còn Hưng thì anh vốn điềm đạm, có thể anh sẽ chấp nhận, và cô sẽ chuộc lại lỗi lầm bằng sự tận tuỵ với gia đình. CÔ biết Hưng rất yêu mình.

Chiều hôm ấy nắng hanh vàng, sân trường lá rụng bay cuốn theo những đám bụi như phấn. Tuyết kiên nhẫn đứng chờ trước cổng, cô đi đi lại lại, nhìn đồng hồ rồi nhìn vào các lớp học. Một bác già cầm cái vòi phun nước tưới khắp sân, bụi dịu hẳn, còn lá vẫn chấp chới nhẩy đùa trên sân.
Tuyết hỏi bác lao công:
- bác ơi, mấy giờ tan học hả bác?
Vừa tiếp tục phun nước, bác ta vừa trả lời:
- năm giờ. Thế cô chả đón con bao giờ à?
Tuyết ngượng, cô nói quấy quả:
- Tôi vừa đi công tác xa về bác ạ.
- Chiều nào cũng phải tưới thế này, chứ không lát nữa chúng nó ào ra, thì có mà mù mịt bụi, thở không được ấy chứ.
Tuyết bắt chuyện cho đỡ sốt ruột chờ đợi.:
- Nhà trường chu đáo thật!
- Chu đáo gì? Hứa là sẽ đổ sân xi măng mà hết năm này đến năm khác chẳng chịu làm. Hôm nay chả là có đoàn thanh tra đến, nên phải làm thế này.
- Sao lúc nãy bác bảo là chiều nào cũng phải tưới?
Bác già cười hóm hỉnh nói nhỏ:
- Ấy tôi tưởng cô là người của đoàn thanh tra.
Một hồi trống dóng dả, các cửa lớp học bật tung. TỪng dòng học sinh ào ra, tiếng cười nói ríu rít.
Tuyết đứng nép ở cánh cửa, căng mắt để nhận ra con. Lúc này cha mẹ học sinh đã đứng đầy đường, xe máy đã nổ sẵn, xe đạp đứng ghếch bên lề đường. Những em nhỏ chạy ra nhảy tót lên xe, và từng chiếc từng chiếc phóng đi. Lớp học sinh lớn ra sau cùng, các em còn vào nhà xe lấy xe đạp của mình. Mấy cậu con trai leo lên xe định phóng thẳng ra cổng, liền bị bác lao công giữ xe lại:
- Này, có muốn giữ xe gửi vào phòng hiệu trưởng không?
Các cậu rối rít xin:
- Cháu xin lỗi bác, bác tha cho cháu.
Tuyết nhận ra Quỳnh trong đám học sinh gái: Trời! Con bé mới chóng lớn làm sao. Mà con tôi gầy quá, nó đã mười hai rồi, quần áo ngắn ngủn cả thế kia mà bố nó chẳng mua sắm cho con. Tội nghiệp quá!
Nước mắt lưng tròng, giọng Tuyết nghẹn ngào gọi:
- QUỳnh!
Quỳnh đứng sững lại, hai mắt mở to, mặt tái đi, miệng há ra, có lẽ nó định gọi " Mẹ". Nhưng rồi nó quay ngoắt, đẩy xe đạp vội vã theo các bạn. Tuyết rền rĩ gọi theo:
- Quỳnh ơi chờ mẹ!
Tuyết bưng mặt bật khóc nức nở, rồi cô ngước lên dõi nhìn với theo. Quỳnh ngoái lại nhìn, rồi nó đạp xe đi thẳng, bỏ mặc người mẹ đứng chơ vơ một mình giữa đám học sinh tò mò đứng lại xem.
Bác lao công đến xua lũ trẻ:
- Nào các cháu về đi cho bác khoá cổng.
Bác lao công đến bên Tuyết hỏi:
- COn gái của cô đấy ư?
- vâng!
Rồi Tuyết vội vã lên xe máy phóng đi. Chiếc Dream êm nhẹ mang con người đầy thất vọng ấy phóng như điên giữa dòng người hối hả ngược xuôi.
Rồi Tuyết vội vã lên xe máy phóng đi. Chiếc Dream êm nhẹ mang con người đầy thất vọng ấy phóng như điên giữa dòng người hối hả ngược xuôi .
Giá như có một chiếc xe nào đó vô tình đâm vào mình, và cô có thể chết ngay tức khắc thì sung sướng biết bao!
Tuyết nghĩ thế, nhưng vẫn lách tránh tài tình giữa dòng xe nhằng nhịt. Thế là hết đường tìm trở lại nhà. Cô đành cam phận sống cuộc đời nửa thiên đường, nửa địa ngục này...
Tuyết nằm trên giường mẹ mơ màng: Mình có thể trở về với Hưng được rồi. Anh ấy yêu mình biết chừng nào, chỉ cần tìm ra Quỳnh là gia đình lại đoàn tụ, hạnh phúc. Lúc này Tuyết cố gắng không nghĩ đến hiện tại.
Không phải là Tuyết không nghĩ đến vợ và con trai của Hưng, và cô cũng vẫn nhớ là mình đang mang giọt máu của Lâm. Nhưng mà ta sẽ vượt qua tất cả để giành lại cái hạnh phúc mà ta đã ném nó đi. Tuyết thầm nguyện cầu như vậy.
Tuyết vùng ngồi dậy, chải đầu thay quần áo. Cô còn thoa phấn và tô son. Tuyết phải giữ gìn vẻ đẹp của mình trước mắt Hưng.
Cô đi xuống nhà, bà Xuân trông thấy liền hỏi:
- con đi đâu đấy?
- Con ra bờ sông xem tình hình ra sao.
- Chỉ ra chốc lát rồi về con nhé. Mà đi bằng gì?
- Con đi xích lô mẹ ạ.
- Nhớ giữ gìn cẩn thận đấy.
- Vâng , mẹ đừng lo.
Tuyết trả lời vậy, nhưng lòng cô lại nghĩ: giá sẩy thai đi thì tốt hơn. Ta sẽ đẻ cho Hưng đứa con của anh ấy.
Có lẽ cái thai hiểu điều đó. Nó nằm yên chẳng hề động cựa. Nó tự giấu mình để mẹ đừng nổi giận với nó.
Khi hai cậu cháu Tú ra đến bờ sông thì mặt trời đã vượt quá ngọn cây. Ánh nắng chan hoà, dòng sông trở nên lấp lánh sinh động như con rồng đỏ vẩy vàng đang uốn mình trườn đi. Chính nó đang nuốt Quỳnh vào bụng, con quỷ độc ác tham lam, mày phải trả lại Quỳnh cho ta!
Tú nghĩ vẩn vơ như vậy để xua đi những ám ảnh tội lỗi do chính mình gây nên cái chết của Quỳnh. Em chẳng thể nói điều ấy với ai được. Chỉ có ông là có thể hiểu Tú, nhưng mà lúc này thì không thể đến với ông được.
Cậu Huy ngoái đầu bảo với Tú:
- Bây giờ phải đi tìm mấy ông thợ lặn.
- Thế họ ở đâu hả cậu?
- Ở kia kìa, chẳng biết họ có ở nhà hay không?
- Đêm họ thức khuya thế, chắc giờ họ còn ngủ cũng nên.
Lúc cậu cháu đứng trước cửa, thì mấy người thợ lặn đang ngồi nhậu rượu thịt chó. Họ đánh mình trần, da nâu bóng, người nào người nấy cũng bắp thịt cuộn chắc, tóc húi ngắn.
Thấy có khách, họ nhìn chằm chằm mà chẳng nói gì. Một ông lão từ trong nhà bước ra, ông này da cũng nâu bóng, tóc bạc trắng, mặc áo cánh nâu, ông nhận ra ngay Huy là người đến thuê họ lặn tối qua. Ông niềm nở chào:
- Xin chào ông. Chắc ông lại muốn tìm kiếm tiếp?
Huy ngồi xuống chiếc ghế đẩu, rồi lơ đãng nói:
- Vâng, lại định nhờ các bác giúp tiếp đây!
Tú ngồi xuống bậu cửa, mắt trông xe, tai lắng nghe cuộc mặc cả.
Ông già vớ chiếc điếu cày rít một hơi, mắt lim dim mở khói, ông rề rà hồi lâu rồi mới khàn khàn nói bâng quơ:
- Sông đang con nước lên, chảy xiết thế này, chẳng hiểu là có lặn sâu được không? Mà biết mò ở quãng nào?
Huy nhìn bốn người vẫn đang ăn một cách chăm chỉ. Anh hỏi ông lão:
- Mấy người này còn đủ sức lặn không? Họ làm cả đêm rồi. Hay là tôi đi tìm thuê đội khác?
Ông lão liền tỏ ra niềm nở ngay:
- Bọn này khỏe như vâm, cứ ăn đủ vào là lặn cả ngày được.
Huy chẳng mấy nhiệt tình, anh nói:
- Chẳng phải lặn lâu đâu. Tôi chỉ thuê hai người.
- Cũng được, nhưng sông thì dài phải dò tìm khó đấy.
- Chẳng phải dò đâu cả. Chỉ tìm ngay dưới mấy cái bè thôi.

Cả bốn người cùng ngừng ăn nhìn Huy, vẻ mặt lo âu, ông già cũng sửng sốt, vội nói:
- Mò dưới bè thì không được đâu.
- Vì sao vậy?
- Phải đến gặp chủ bè xin phép họ đã.
Huy đứng dậy nói gắt gỏng:
- Việc gì phải xin phép?Mò dưới nước chứ có dỡ bè ra đâu mà phải gặp chủ bè?
- Chúng tôi thì không dám làm đâu.
HUy ra định dắt xe đi, ông lão vội níu lại:
- Ông giả với giá cao thì tôi cũng liều vậy.
- Giá cao là bao nhiêu?
- Một chỉ !
- Cả đêm qua, bốn người lặn mà cũng chỉ có một chỉ. Bây giờ thì mò một lúc mà đòi vậy thì thôi,
Ông lão năn nỉ:
- Nhưng nhỡ ra chủ bè họ phạt thì chúng tôi làm thế nào? Ông biết đấy, chúng tôi là dân chở bè, làm thuê cho họ.
- Thôi , các ông sợ chủ thì thôi vậy. Tôi đến nhờ công an, họ sẽ phải giúp chúng tôi.
Ông lão cuống lên:
- Đừng làm vậy ông ạ. Thôi thì nghĩa tử là nghĩa tận. CHúng tôi sẽ tìm cho ông, ông thưởng bao nhiêu chúng tôi cũng cảm ơn.
- Nếu ông tử tế thế thì giúp cho gia đình tôi. Nếu lặn mà không tìm được thì tôi trả một trăm. Còn nếu tìm được thì tôi sẽ trả gấp đôi. Được không?
- Được được ạ. Ông lão rối rít nhận lời.
Tú ngạc nhiên về cuộc mặc cả kì lạ ấy. Còn Huy thì vẫn thản nhiên, lại còn nhếch mép cười ruồi nữa.
Ông lão đến bên bốn anh thợ lặn nói gì đó. Lát sau hai người lên chiếc thuyền con chèo ra gần bè, còn hai người chuẩn bị để lặn. Họ bận bộ quần áo người nhái, đội mũ, kéo kính che mắt rồi ra ngồi bên mép bè. Ông lão đứng trên bè, đi lại nhìn ngó gì đó trên mặt bè, rồi gật đầu ra hiệu cho hai người thợ lặn nhảy xuống nước.
Tú đến cạnh cậu Huy hỏi nhỏ:
- Cháu chả hiểu tại sao khi nghe nói đến nhờ công an thì họ lại cuống lên như vậy?
Huy cười bí ẩn:
- Cháu quan sát họ thật kỹ thì hiểu. Như vậy càng tốt cho ta. Họ sẽ làm tận tình cho mà xem.
Tú ngồi trên một cây gỗ cạnh bờ, nơi mà đêm qua Hưng và Tuyết đã ngồi. Cậu bé nhìn đăm đắm xuống mặt nước, từng quầng nước lan toả, tiếng óc ách dưới bè, rồi lại tiếng sột soạt. Tim Tú như nhảy loạn nhịp. Cậu lo âu lắng nghe từng tiếng động để đoán hoạt động của mấy người dưới nước.
Chợt cạnh thuyền nhô lên một người, họ đưa một cái thúng nhỏ cho người trên thuyền. Người trên thuyền vội vã đêm để dưới sạp thuyền. Rồi lại đến người khác nhô lên, cũng lại đưa cái gì đó lên thuyền.
Tú hoang mang, cậu gào toáng lên:
- Các anh làm gì thế? có thấy người dưới ấy không/ Hai người thợ lặn hình như chẳng nghe thấy gì cả. Họ đội mũ bịt tai. Ông già vẫy họ lại gần bè. Một người trật mũ ra, ông già hỏi:
- Có thấy không?
- Có, thấy rồi nhưng chưa gỡ ra được. Chờ lát nữa.
Nói xong anh ta đội mũ vào và lại lặn xuống.
Ông già đến cạnh cậu Huy, ông nói nhỏ:
- Thấy rồi ông ạ. Thật may quá. Nhưng mà các cậu ấy phải gỡ các thứ mắc dưới bè thì mới kéo ra được. Ông thông cảm cho.

Huy cười cười, nói với giọng vừa diễu cợt vừa cảnh cáo:
- Tôi hiểu rồi. Thôi thì ông cứ dỡ hết hàng của ông đi. Nhưng mà phải hết sức cẩn thận đưa cháu tôi ra đấy.
- Cám ơn ông, mong ông hiểu cho. Chúng tôi sẽ hết lòng với người quá cố. Mong hồn phù hộ cho tôi làm ăn được xuôi chèo mát mái.
Tú nghe thấy họ nói với nhau như vậy, cậu chẳng hiểu gì cả. Chỉ cảm thấy đám này có lẽ làm ăn khuất tất đây. Nhưng mà lúc này phải im lặng nếu không thì họ dìm xác Quỳnh mất tích thì gay go.
Tú ngồi im lặng ủ rũ, chẳng buồn nhìn ngó gì nữa. Cậu Huy vẫn đứng yên lặng trên bãi cát. Ông lão già bồn chồn đi đi lại lại trên bè.
Đến lúc chiếc thuyền con chèo đi rất xa, Tú nhìn theo mãi hút bóng, chiếc thuyền chỉ còn bé bằng chiếc lá tre lẫn vào đám thuyền xuôi ngược trên sông. Lúc đó hai người thợ lặn từ dưới bè bơi ra, trên tay đỡ xác một cô gái tóc xoã dài, thân hình cứng đơ như bằng thạch cao áo quần dính bết vào người, da tái nhợt như nến bạch lạp, Tú chạy ào đến cùng với cậu Huy đỡ đặt lên bè.
Ông lão già chắp tay vái ba lạy , rồi chẳng hiểu ông ta lấy ở đâu ra chiếc chiếu hoa trải lên cát và kính cẩn đặt cô gái nằm lên đó.
Cả xóm đổ ra xem, không ai dám lại gần, một bà cụ mang ra thẻ hương thắp cắm lên cát phía dưới chân.
Mọi người trầm trồ: Chết rồi mà vẫn đẹp quá thể!
Tú nước mắt giàn rụa, cậu nén tiếng nấc nghẹn tắc ở cổ. rồi không thể để bạn nằm trơ trước mắt mọi người, cậu lật nửa tấm chiếu đắp lên.
Huy bảo với Tú:
- Bây giờ cháu ở lại đây trông Quỳnh. Cậu chạy về lo xe cộ.
Vừa lúc đó xe ô tô của Hưng xịch đến. Anh mở cửa xe chạy bổ tới, tay nhấc kính xuống lau lia lịa, rồi túm lấy Huy nói:
- Cậu Huy ạ, có thể là Quỳnh chưa phải đã chết, có thể nó bỏ đi hoặc trôi dạt đâu đó. Cháu bơi khá lắm mà!
Huy nói nhỏ nhẹ:
- Anh ạ, em đã vớt được cháu rồi.
Hưng trợn mắt nhìn Huy, giọng lạc đi:
- Cậu nhìn kỹ chưa, có thể không phải nó thì sao?
- Đúng là cháu rồi anh ạ.

<< Chương 9 | Chương 11 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 254

Return to top