Ngồi trên ban công nhìn xuống đường thấy người qua kẻ lại xe cộ tới lui như nước cô Ba thở dài. Tư Nhị hỏi:
- Sao lâu nay em vẫn thấy chị không vui chị Ba ?
Trà lắc đầu, Nhị tiếp:
- Việc làm ăn của mình phấn chấn thịnh vượng như vậy, tại sao chị không vui?
- Vui được gì mà vui em ơi. Tiền tài như phấn thổ nhân nghĩa tợ kim cương!
Nhị cười hề hề:
- Tiền tài như Cỏ Nhác , nhân nghĩa tợ sâm banh chị Ba ơi! Chị hãy nhìn kia những ông mặc đồ Tây, thắt cà-rô- Oách đi oai vệ trên vĩa hè, những bà thoa son dồi phấn ngồi xe kéo, những cậu cỡi xe máy vun vút, những chiếc ô tô bóng láng phóng như điên, những anh lính mả tà đuổi theo người để bắt phạt, những ông Tây bà đầm tự đắc nghênh ngang, tất cả, tất cả xã hội này người ta đều chạy đuổi theo tiền. Nhưng ai ai cũng làm bộ cao thượng, người thì lấy cớ lo cho dân, kẻ bảo vì việc nghĩa... Mọi người đều trá hình bằng mọi cách để làm tiền cho dễ, thật ra tất cả đều nhắm một mục đích là tiền. Em có từng thấy những tên ăn mày cóm róm đi vào Lữ Quán để van xin một đồng xu, nhưng khi bước ra là chúng đã quay mặt lại chửi người vừa bố thí cho chúng. Tệ hại hơn nữa, mai mốt lại gặp chúng vào ăn nhậu ở Quảng Hạp, hay Long Giang Cửu. Riêng Nguyệt Tiên Cung của chị em mình có phải là một sự trá hình không ? Để làm gì? Để lấy tiền khách cho nhiều, cho mau. Khách mê đắm chị, nhưng nào có được gặp chị.
Trà gầm lên:
- Mày nói cái gì tùm lum vậy hả Nhị?
Nhưng Tư Nhị vẫn thao thao bất tuyệt:
- Nay mai em còn làm nhiều trò mị thuật và phực đèn màu như trên sân khấu cải lương nữa cợ Em nói thiệt đó! Em sẽ làm con gái trinh, thầy chú mê mẩn cho chị coi. Em sẽ bày cho mấy đứa nhỏ đi khách có máu.
- Thôi mày ơi đừng có nói bá xàm!
- Hề hề... Chị đã thuật lại cho em nghe vụ dì Hảo biến một cô bé bị Tây hãm thành một cô nữ sinh Can-mết để đem gả cho một ông công tử triệu phú phải không ? Vậy thì sao em không biến các em của Nguyệt Tiên Cung mình trở thành đồng trinh được ? Đời này là... bịp, đứa nào bịp giỏi đứa đó làm cha, không có nói ỏng- đơ cái gì hết. Chị cứ nghĩ coi có phải không ? Ông Hội đồng từ Rạch Giá lên đây để uống Trà Trung Huê Kỳ Chưởng , thế mà ông mất 2 bao thơ về mà chẳng được ngụm nào hết, có phải là do tài bịp của mình? Nhị tiếp "Phải có tiền chị Ba ạ. Bây giờ chị đi dạo bằng xe Alpha-Roméo có vệ sĩ theo hầu. Dân Sài Gòn này có ai còn dám gọi chị là cô Ba thuốc lào, cô Ba bánh ú, cô Ba gìo chả nữa hết ? Chỉ vì chị có tiền. Đêm qua chị thua một lúc 5 ngàn. Chị bảo mấy đứa nhỏ gọi dây thép xuống Bạc Liêu cho công tử Lâm. Sáng hôm sau chị có 5 ngàn từ Bạc Liêu người ta đem tới dâng cho chị, chị chê ít... một công tử khác cho chị 10 ngàn và còn hỏi em có cần thêm không ? Ông ta là chủ hàng rượu Châu Đốc có phần hùn trong ngân hàng Đông Dương nên chơi đởm hơn cả cậu Ba, cậu Tự Xe Pháp 4000 đồng một chiếc, người ta mua tặng chị, chị không lấy. Bao thơ đựng 100 đồng chị ném cho tài xế và mấy anh bồi. Tại sao chị xài bảnh vậy, là vì chị có tiền, muốn nhiêu thì nhiêu, làm như chị in được bạc.
Trà lắc đầu nguầy nguậy:
- Tao nhức đầu lắm Nhị Ơi, đừng nói nữa. Mày có nhắc đứa nào đi xuống Cần Thơ thăm giùm anh... ấy giùm tao không ?
- Có, có! Em cho đi hôm trước rồi. Đó cũng là một nạn nhân của chị.
- Nạn nhân gì! Tao rủ ảnh lên đánh bài ăn hun theo kiểu anh Ba, anh Tư, ảnh xách xe đi lên đây rủi ro dọc đường có con trâu cản ngang -ảnh đụng lật xe bị thương.
- Ảnh sắp được chị cho hun bàn tay, ảnh mừng quá, luýnh quýnh nên mới đụng lật xe, chớ nếu con Nhị này cho ảnh hun... chỗ khác ảnh cũng không mừng như vậy... hắc hắc..
- Con quỷ này, chuyên môn nói nhảm!
Nhị tiếp:
- Cậu vệ sĩ đem cái áo nhung của chị xuống đắp cho ảnh, ảnh nói là phép thần làm cho ảnh mau lành bịnh. Nếu là áo của Tư Nhị thì có ăn thua gì! Em thấy ở Hậu Giang, Tiền Giang, ngoài cậu Ba, cậu Tư còn nhiều dân cậú lắm, chị đem gánh hát mình xuống đó dựng rạp làm một vài chầú chắc đậu giàn lắm. Để cho con Quế Anh ở nhà trông coi bàn tổ em với con Dani đi lo chỗ nơi trước" Nhị rỉ tai Trà "Ở dưới đó mấy cậu ăn mắm mãi chắc chán rồi, mình đem con Dani có mùi bơ sữa xuống câu chắc dính cá bự đó chị!
Ngoài ra đi xuống Sóc Trăng, em tìm bùa. Hồi ở trên Miên em oánh bùa luôn. Bùa em linh lắm. Em cho vô chàng nào là chàng đó bỏ vợ bỏ con theo em dính như đĩa.
- Con quỉ này nói chuyện ác không hè!
- Vậy chớ lâu nay chắc chị không phá gia cang của ai hả?
- Sao không có. Đám tụi mình là qủi yêu phá nát hết bao nhiêu gia đình.
Nhị đốt điếu thuốc cắm vào môi, rót rượu nốc và lắc đầu:
- Xí, chị nói cái giọng nhơn đức, hừ đứt họng! Vậy thì đóng cửa cái Nguyệt Tiên Cung này cho rồi chớ còn sơn phết làm chi?
Trà thở dài ngao ngán:
- Chắc trời sẽ trả báo mình Nhị à! Mình phá người ta, trời sẽ hành mình.
- Mình có chồng con đâu mà sợ bị hành với tỏi.
- Ổng có nhiều cách chớ phải một thôi sao?
- Cách gì đâu chị nói thử coi!
- Như ổng cho mày quẹo tay quẹo chân, méo miệng.
- Mấy cách đó em không ghê! Cách gì nữa?
- Thôi nà. Mày nói vần lân mệt quá.
Hai chị em lại làm thinh, bâng quơ phóng mắt xuống đường. Nhị rít thuốc lia lịa. Nhị hút loại thuốc đặc biệt cắm vào ống đót dài cả gang tay cho có vẻ khác người. Còn rượu thì tu nguyên chai chớ không rót ra ly nữa.
- Em ước ao có người đến cho chị em mình một bao bạc.
- Ai đâu cho mình lãng vậy ? Muốn lấy bạc của họ phải nhừ thây ra.
Trà nói vừa dứt tiếng bỗng có chiếc xe Rùa cặp vào lề đường.
- Ai vậy? Nhị ngóng cổ xem.
- Hình như xe của cô Tư"
- Cổ tới bắt chị về đẳng làm thu ngân chai đít nhưng có được xu nào!
Trà kêu lên:
- Đúng cổ rồi Nhị ạ. Có ông mũi nhọn đi cận vệ cho bả nữa.
- Ổng với bả muồi vậy chớ rã bành tô bây giờ cho coi!
- Sao mày biết giỏi vậy?
- Vì ổng khoái chị chớ sao, hố hố! Ai trông thấy chị mà không ngứa ngáy cùng mình!
- Con quỉ ! Mày nói bá láp không hè!
- Miệng em ăn mắm ăn muối nói linh như miễu cho chị coi. Chị biết sao không ? Tại vì bả sắp ngoái trầu rồi. Mấy lão sồn sồn đều mê con nít, còn con nít lại ham ông già. Bữa khánh thành chiếc xe ổng đứng sau em thấy, ổng liếc chị qua vai bả. Bả cũng khôn lắm. Bả đâu có đợi ổng ló mòi be he mà mang tiếng cho nên bả cho chị lui ghe sớm. Nếu không có ổng trở qua thì chị còn lết mòn mấy cái ghế nữa chớ dễ gì bả thả chị ra. Chắc hai ông bà vô phòng khách rồi, để em xuống nói dóc là chị đi chơi với ông nào.
Không đợi Trà trả lời, Nhị đứng dậy đốt thuốc cắm lên môi, xách chai rượu vừa tu vừa đi xuống lầu:
- Chào cô Tư dượng Tư"
- Có em Ba ở nhà không ? Cô Tư hỏi trong khi Dượng Tư ngó Nhị không nháy mắt.
Nhị Õng ẹo đi quanh phòng khách để biểu diễn cái thân mình xà uốn khúc phô bày cái ức ốc cáu trắng phau nức nở và cặp giò suông đuộc cho ông Tây nó một lượt rồi mới ngồi.
- Dạ thưa cô Tư, chị Ba em ít khi ở nhà, mà nếu ở nhà thì cũng bận rộn luôn.
Cô Tư nhìn con bé đỏm đáng tròn trịa phê phê khác lúc ở đằng nhà hàng. Tướng mạo và cách nói năng đều sửa đổi mất tự nhiên, khó có cảm tình, nhưng thân hình của nó tràn đầy sức sống như ly nước hễ động nhẹ là trào ra, nên ai thấy cũng mê.
- Lúc này làm ăn khá không em?
- Dạ không khá mà cũng không tệ! Nhị đưa chai lên tu.
- Con Danielle có ở đây không ?
- Da... cái đó em không rõ cô Tư à. Nhà này nhiều ngõ ngách lắm! Em không biết bây giờ nó ở đâu.
Linh tính làm cho cô Tư quay sang ông chồng. Ông ta đang ngó chằm chặp cặp đèn ló của con bé. Cô muốn cắt ngang đường mắt của chồng nên bảo Nhị:
- Ổng vừa đi ngoài nắng chắc đang khát, em tìm gì cho ổng giải nhiệt chút đi!
Vừa đến đó thì Trà xuất hiện. Cô Tư reo lên:
- Ủa, vậy mà em Nhị nói em không có ở nhà! Em ngồi đây cô có chút chuyện.
Nhị được cơ hội, liền quay sang ông dượng, cúi đầu làm bộ lễ phép:
- Mời dượng. Ở trển cũng có trà... à nữa! Rồi nắm bàn tay đầy lông lá ngón dài ngoằng của ông dượng lôi lên lầu. Ông dượng ngó lại vợ như phân trần:"Tại nó kéo tôi, không phải tại tôi đa nghe! Bà xúi nó thì bà đừng có trách.
Cô Tư ái ngại nói vói theo:
- Đừng cho dượng uống rượu nhiều nghe Nhị.
- Hổng đó đâu cô Tư, em chỉ mời dượng giải khát bằng Sâm Cao Ly thôi hè! Hí hí.
Cô Tư biết mình đã gởi trứng cho ác nhưng lấy lại không kịp. Về bển mấy tháng ai giữ ổng? Nghĩ vậy rồi cô Tư quay sang Trà:
- Có người cậy cô làm mai cho em!
- Em biết rồi cô Tư!
- Đâu em nói thử coi đúng không ?
- Cô còn lạ gì?
- Cậu Ba, cậu Tư, hay thầy Sáu, ba ông đó em bắt ông nào?
- Em hổng biết đâu.
- Em giấu chớ cô biết ý em rồi! Để cô nói coi trúng không ? Cô Tư thấy không có ai bên cạnh nên tiếp:" Cậu Tư thì đẹp trai, chỉ có chút vảy cá bên mắt trái thôi, nếu không để ý không thấy. Cậu coi tiền như rác, rất ga-lăng, không bao giờ làm phật ý người đẹp, không kêu đầy tớ và vệ sĩ bằng mày. Con người có học thức, cử chỉ rất văn minh, đúng không ?
- Sao cô biết rành vậy?
- Cô ơ... Ơ quen cậu trước em mà. Em coi có ai dám bỏ tiền ra mua tranh như ổng không ? Cô Tư tiếp:"Còn cậu Ba xài tiền cũng như cậu Tư nhưng khi túng thì hay mượn tiền hoặc mượn lại nữ trang của em đi cầm đỡ rồi né tránh luôn. Nhưng mà theo cô thì không có chuyện đó đâu. Mấy đứa không được cậu để ý đặt điều nói xấu cẩu.
- Sao cô chắc?
- Cô biết tánh cẩu mà! Còn thầy Sáu cũng vậy. Em muốn gì được nấy. Nhưng ổng có tật hay ghen. Em đã đi với ổng thì đừng có đi với ai khác. Ổng mà trông thấy em đi với ai là ổng đốt quần áo của em, hột xoàn cẩm thạch bao nhiêu ổng cũng vứt hết đó nghen.
- Vậy tại sao hôm đó em đi chơi với cậu Ba, cậu Tư rồi thẩy nhảy vô đi ké, thẩy không trổ mòi ghen thử coi!
Cô Tư cười mũi:
- Vì em trước là của cậu Tu, rồi kế cậu Ba, thẩy chỉ đeo vè thôi. Chớ từ lúc cậu Ba cậu Tư về dưới rồi, em như thuộc về thẩy, em đi đứng phải coi chừng.
- Vậy em ở đây người ta tới rồi sao?
- Tới lui nhưng khuất mắt ổng thì thôi. Em đừng ngồi xe đi dạo với ai khác.
- Như vậy em chạy ổng rồi. Đàn ông kiểu đó xài hổng dộ Hôm nọ đánh bài tứ sắc ăn hun cậu Ba cậu Tư thì theo đúng luật, còn ổng thì... thôi em không nói nữa.
Cô Tư được cậu Ba cậu Tư khoe về việc đánh bài đặc biệt nên không hỏi thêm, mà tiếp:
- Ba ông đó ông nào cũng giàu bạt mạng và đều thương em hết.
- Thương ông này sợ Ông kia, thương ông kia sợ Ông nọ, khó nói quá hà cô Tư!
- Lươn vô trúm mà không bắt? Người ta mong được như em, chỉ cần gật một cái là được mà không chịu. Còn đòi vua chúa gì nữa ?
- Em đi coi bói, thầy bảo em có số Đạm Tiên, cho nên ai em cũng thương mà em không thương ai hết á cô ơi!
- Không thương sao đi chơi 2, 3 ngày liền.
- Đi thì đi chớ thương thì không. Em biết mấy ổng không có thương em, mà chỉ cần em từng lúc như ly la de, tách trà uống xong thì quên. Đó cô xem, mấy ổng đi với em xong rồi biến mất chớ có ông nào đem em về dưới đó đâu.
Cô Tư ngẩn người ra một chút rồi nói:
- Cô đã dặn em những gì em nhớ không ?
- Em nhớ chớ sao không cô!
- Nhớ gì?
- Cô bảo là đối với những người mê em thì em đừng có cho họ lên tới chót đỉnh. Một khi lên đến đó rồi, họ hết mê em.
- Mà em có làm như vậy không ?
- Dạ em đâu dám quên lời cô dạy.
Cô Tư nói:
- Đời con gái có nhan sắc là đời bất hạnh. Cô ngẫm thân thế cô mà rõ. Xưa kia, lúc cô còn đi học, cô mơ đủ thứ cao sang. Khi anh Tây này tới, cô thấy anh ta phong lưu và có uy quyền, giòng họ Đờ đấy em! Cô đã đem cái họ đó gán cho thằng cháu chồng đòi cưới em cho oai để giới thiệu em với cậu Tư lúc hai bên vừa gặp nhau, em nhớ không ?
- Dạ nhớ!
- Cô tưởng lấy chồng Tây là hơn người, nào ngờ ổng vô gia đình cô để dựa tài chánh làm ăn. Đạt được mục tiêu đó rồi, ông ta lơ là với cô! Cô Tư tiếp:"Đời người con gái như bông hoa chỉ nở một lần. Em nên nhân lúc sắc hương còn đậm đà mà chụp lấy cơ hội đi, đừng để muộn màng. Em đã giúp cô một lúc, bây giờ cô muốn trả ơn cho em. Nếu không ưng mấy chỗ đó, cô còn nhiều chỗ khác" Cô tiếp ngay "một ông thầy kiện dân Tây thứ thiệt chứ không phải kiểu Thầý Sáu Paul Daron chỉ có cái tên Tây còn không có Tây gì hết. Ông này học cao lắm. Bạn của ổng là ông Nê-Ru bên Ấn độ muốn gả em gái cho và đem ổng về bên đó làm việc, nhưng ngặt ổng có vợ đầm đang lôi thôi chưa dứt khoát. Ông thứ hai là ông Quan Toà cũng là dân Tây chính thức, người Sài Gòn thảy đều biết tiếng, Toà áo đỏ chính là ổng. Hai ông này là bạn thân của quan Thống Đốc Cỏ Nhác đó em.
- Ổng có vợ chưa cô?
- Ông này có vợ và thôi vợ mới có hai lần thôi.
Trà lắc đầu nguầy nguậy:
- Hổng được đâu cô Tự Đàn ông thôi vợ hoặc bị vợ bỏ là không được tốt.
- Trời đất! Ai em cũng chê hết làm sao có chồng?
- Em đã có chồng một lần. Em không muốn lấy chồng lần thứ hai cô Tư à. Đàn ông người nào như người nấy ham vợ bé vợ mọn, mèo chuột, chớ không ông nào chung thủy.
- Đến vua kia còn vậy huống chi người thường em.! Nhu cô vầy, cô cũng đành an phận thôi chớ dám nói gì. Ổng về bển tung hoành, ai mà biết được.! Bây giờ để cô giới thiệu cho em một chỗ đặc biệt nghe!
- Em cám ơn cô Tự Em không dám làm nhọc lòng cô Tư nhiều quá!
- Cô Tư muốn trả chút nghĩa cho em mà! Chỗ này chưa nhờ cô chánh thúuc, người ta chỉ mới mở hơi thôi. Hôm nọ Ông ta vô Lữ Quán thấy hình em ở phòng khách ổng nhìn sửng sốt. Rồi ổng hỏi cô ai vậy? Cô bèn kể vắt tắt về em cho ổng nghe. Ổng kêu lên:"Cô này đẹp đâu có thua La dame aux came lias của Pháp. Rồi cô cắt nghĩa cho ổng nghe tiếng Trà Hoa Nữ và tên Cô Ba Trà . Hai tiếng Trà trùng hợp bất ngời như là định mệnh. Ông có vẻ suy nghĩ nhiều lắm khi đứng trước bức ảnh em. Ổng nói:"Ta có thể thắng được định mệnh chớ sao không ?
Nghe cô Tư nói, ban đầu Trà không chú ý. Trà cho là đó cũng là một người đàn ông như mọi người đàn ông khác, thấy nhan sắc thì ham hố vậy thôi, nhưng nghe cô Tư kể tỉ mỉ thì Trà lại thấy ông nầy có phần khác người, bèn hỏi:
- Ai vậy cô Tư?
- Em có đồng ý thì cô mới cho biết. Nếu không thì biết làm chi để khổ cho người ta ? Cô hứa với em đây là cơ hội tốt nhất em không bao giờ có lần thứ hai.
- Nhưng Trà Hoa Nữ gì đó ở đâu mà ông ta so sánh với em?
- Cô đó ở bên Tây, cũng được các hàng vương tôn công tử xứ Paris mến mộ. Ổng nói hồi qua Pháp học, ổng có vô bảo tàng Montmartre xem ảnh cô tạ Tội nghiệp quá, hồng nhan bạc mạng. Cổ chết hồi 25 tuổi thôi, lúc hương sắc còn đang vẹn toàn. Thiệt là uổng hết sức.
Trà ngao ngán nói:
- Em năm nay 23, còn sống được hai năm nữa phải không cổ Rồi Trà ré lên cười như dại.
- Ý, đừng có nói gở mồm gở miệng em à! Em đâu có phải là cô ta!
Bỗng có tiếng rồm rộp chạy ngoài đường đổ vào trước sân rồi tiếng tu hít thổi lên vang rân. Trà nhìn ra cửa. Anh Hạch gác cửa vào phòng khách ra dấu cho cô Bạ Trà biết là có tình hình bất trắc. Cô Tư hơi hoảng hốt:
- Gì vậy em?
- Lính bao nhà!
- Rồi làm sao?
Trà điềm tĩnh kêu con nữ tỳ nhưng cô bé đã nhanh nhẹn bấm nút chuông điện ở chân cầu thang trong lúc Trà vẫn bình thản:
- Xét thì xét, mặc họ. Cô cứ yên tâm ngồi chơi!
Người Hạch mở cửa cho thầy đội mả tà vào. Ba người lính vọt lên lầu trong lúc thầy đội tới trước mặt hai người đàn bà:
- Xin lỗi, ai là chủ nhà?
- Tôi! Trà đáp gọn.
- Tôi được lệnh xét nhà bà!
- Tại sao?
- Vì đây là nơi cờ bạc, hút xách và làm nhiều chuyện tồi bại khác.
- Ông cứ xét, nhưng nếu ông không tìm thấy dấu vết thì các ông nghĩ sao? Nhà tôi đã bị xét một lần rồi nhưng các ông không có bằng chứng gì hết. Nhà nước đã không bồi thường danh dự cho tôi lại còn xét. Tôi sẽ mướn thầy kiện đưa các ông ra Toà.
Thầy đội đáp:
- Chúng tôi là thiên lôi! Ở trên sai đánh đâu chúng tôi đánh đó. Trúng hay trật không cần biết.
Chập sau toán lính trở xuống. Thầy đội hất hàm. Một người lính đáp:
- Bẩm thầy đội, chúng tôi không tìm được sòng cờ bạc, mâm hút hay chứng cớ khác.
- Tụi bây có xét kỹ không ?
- Dạ kỹ.
- Tao đã cho bịt cổng hậu mà tụi nó chạy ngã nào?
- Dạ không biết.
Thầy đội mả tà đành rút lui. Nhưng Trà kêu nài:
- Ông đội phải làm ăng-kết và ký tên vào chớ ! Hề hề... mai mốt mời thầy đội dẫn lính tới xét thêm! Vừa nói Trà đứng dậy tiễn toán lính ra cửa rồi trở lai. ngồi vào chỗ cũ. Cô Tư hỏi:
- Cô ngồi đây tự nãy giờ thấy khách ra vô không ngớt, vậy em giấu họ Ở đâu hay em dắt họ chạy ngã nào?
Trà cười:
- Em đâu có giấu cũng không dắt họ chạy ngã nào hết. Họ còn nằm nguyên trên đó, sòng bài thì cứ chơi, ai ro ro thì cứ ro ro, ai đang ăn yến uống sâm thì cứ uống sâm ăn yến. Cô không tin lên đó mà coi!
- Sao lạ vậy? Bộ em đãi món gì cho thầy đội à?
- Cô nhớ vụ Ông già của cậu công tử kiện em không ?
- Có! Nhưng chuyện đó ăn thua chi với vụ này?
- Em vô dinh ông lớn, em đã gặp ông lớn và em quen với ông lớn. Em có đấm thì đấm ông lớn chớ em đâu thèm đút cỡ thầy đội này! Hơn nữa những người có mặt ở đây đều là thứ hổ kha, bắt họ thì khác nào bắt cóc bỏ dĩa?
Cô Tư ngồi lặng thinh. Xưa kia Trà là đồ đệ của cô, bây giờ có khi là ngược lại. Nom thấy cô Tư có vẻ sốt ruột, vì thấy đức lang quân giải khát hơi lâu, Trà bấm chuông gọi thể nữ thì vừa kịp lúc Tư Nhị dắt Dượng Tư xuống đẩy tới trước mặt cô Tự Cô nhìn thấy đức lang quân hơi bèo nhèo nên nghĩ thầm:
- Ở nhà cũng có nước thì không khát, đến đây mới khát!
Còn Nhị thì cười toét miệng:
- Em sợ lính bắt mất dượng nên em dắt dượng vô buồng em rồi trùm mền lại thiệt kín.