Xe phóng vun vút nhưng Cậu Tư vẫn quát tài xế:
- Sao em chạy như rùa vậy?
Anh tài xế thưa:
- Dạ, Cậu Tư em xin cố gắng chạy nhanh hơn.
- Em có thấy chiếc nào qua mặt mình đó không ? Mặc dù ngồi trong xe kín mít Cậu Tư vừa hỏi vừa bịt mũi như tránh bụi phụt ra từ sau chiếc xe kia.
- Dạ có thấy, thưa Cậu Tư"
Các vệ sĩ ngồi xe sau cũng thấy chiếc xe đen mun mới vọt quạ Một vệ sĩ bênh anh tài xế:
- Dạ, thưa Cậu Tư, chiếc đó chạy quá tốc độ, phạm luật đó Cậu Tư!
Cậu Tư không nói gì nhưng hơi nhăn mặt, không phải vì bụi bốc ngược lại phủ lên xe Cậu mà vì có ai cả gan dám qua mặt mình.
Cả đoàn tùy tùng hơi sợ. Còn hơn sợ quan bắt lỗi.
Cái chức "Cậu " không nằm trong quan trường hoạn lộ, cũng không do nhà nước đặt để. Nó tự nhiên mọc ra từ trong xã hội Nam kỳ. Con nhà giàu chơi bảnh vung tiền như nước hoặc dám chống cự với quan làng thì được gọi là "Cậu " . Cậu Hai, Cậu Ba - như một giai cấp. Giai cấp này được gọi là dân cậú . Dân cậu gồm những con nhà giàu lớn nhưng không mấy khi học giỏi, ngược lại có những thành tích phi thường trong lãnh vực tứ đổ tường.
Thời khoảng kinh tế 1930-40 có những nhà giàu sợ con trai bị bắt lính, nên thường gởi con sang Pháp học hành. Nhưng sang đó dân cậu không mấy khi trau dồi nghiên bút mà lao vào những thú vui thấp hèn, phung phí tiền của, để đến khi về nưóoc chỉ mang theo cái bằng cấp nhảy đầm hoặc bằng cấp ... Dân Tây với cái tên Tây đi kèm tên Annamít.
Cậu Tư đây là cậu Tư Phước Georges. Cậu Tư là con quan đốc phủ giàu có nhất vùng Tiền Giang. Ngoài những bất động sản khác ít ai biết hết, quan đốc còn là chủ Cù Lao Rồng, một dãy đất phù sa nằm giữa sông Cửu Long vô cùng trù phú như một mảnh giang san trời giành co quan vậy. Không rõ quan đốc đã chiếm đưọoc vùng đất Cù Lao này vào dịp nào, nhưng đó là sở hữu của quan mà cậu Tư là người con trai độc nhất được thừa kế.
Cậu Tư tuy không đỗ đạt nhưng sang bên mẫu quốc mấy năm, cậu nhiễm lối sống văn minh nên được mọi người nể phục . Cậu lại có nước da trắng, mặt mũi khôi ngô, và được dân Nam Kỳ biết với qúi danh là Bạch Công Tử.
Công tử tức là cách nói văn hoa thay cho tiếng cậu nôm na chứ không có gì khác biệt.
Nhưng cậu Tư không như các công tử trong truyện Tàu . Cậu Tư không khi nào làm điều phi pháp. Vì lối sống hào hoa, dáng điệu phong nhã, tướng mạo bảnh bao cho nên Bạch Công Tử muốn ai được nấy, kể cả những đào hát lộng lẫy đương thời.
Xe đến châu thành Cần Thơ thì đỗ lại trước khách sạn Bồng Lai. Các vệ sĩ nhảy xuống rộp rộp và đứng hai bên xe. Một vệ sĩ bước lai. mở cửa và cúi đầu:
- Xin mời cậu vô nghỉ!
Cậu khoát tay và chẩm rải móc một nắm giấy bạc đưa cho anh tài xế, bảo:
- Cậu thưởng cho em!
- Dạ! - Anh tài xế đưa hai tay nhận tiền - Dạ, em cám ơn cậu Tư!
Cậu Tư lại bảo, vẫn giọng bình thường:
- Từ giờ phút này em không còn là tài xế của oa nữa.
Anh tài xế trố mắt rồi bật khóc nhu trẻ con, hồi lâu mới cất tiếng van nài:
- Cậu Tư đưổi em, em chết đói. Vợ con em làm sao sống... Em lái xe cho cậu Tư từ trước tới giờ chưa sụp một cái ổ gà. Cậu Tư nỡ nào cất chén cơm em!
- Im! - Cậu Tư nạt khẽ.Em lái giỏi thật, nhưng kỳ này em để xe khác qua mặt.
- Da... Da... Anh tài xế lắp bắp.
- Im! Em không biết tánh cậu hay sao? Hễ cậu lên xe ngồi là phải qua mặt tất cả các xe khác, nhưng không xe nào được qua mặt xe mình. Trước khi cậu mướn em, cậu có nói rõ điều đó, và em cũng hứa như vậy. Nay em làm sai lời hứa, cậu cho em nghỉ, em còn kêu ca gì nữa ?
- Dạ, không phải vậy đâu cậu Tự Các vệ sĩ rộ lên đồng thanh can gián. Một chàng rót nước, một chàng châm thuốc mời "Cậu Tư hớp chút trà, hút hơi thuốc rồi tụi em xin thưa.
Cậu Tư tuy rất oai quyền nhưng không hống hác với em út, nhất là không bao giờ nói năng thô lỗ. Cậu chậm rãi hút thuốc rồi bảo:
- Đâu nói cậu nghe, hễ không đúng thì cậu cho em nghỉ việc.
- Dạ, đó là xe Hốc-kít 8 máy, loại đờ-luých, bên Ăng Lê mới sang. Nó chạy một giờ 120 cây số là thường. Xe này ở Sàigòn mới có vài người sắm thôi, thưa cậu Tư!
- Còn xe mình là xe gì?
- Dạ xe mình là hiệu Đờ-lay.
- Đờ Lay là hạng nhứt rồi, sao thua người ta?
- Dạ, Đờ Lay cũng nhứt, nhưng máy mình hơi cũ, không dám xả hết tốc độ, sợ tai nạn.
- Ở đâu có Hốc Kít vậy?
- Dạ Ở Sài Gòn . Chỗ mình mua chiếc này hồi năm ngoái.
- Thôi được, ít ngày nữa mình lên đó mua một chiếc Hốc Kít chạy chơi với người ta.
Cậu Tư nghe giải thích xong thấy tội nghiệp gã tài xế bèn móc túi thưởng thêm tiền như một sự chuộc lại lỗi lầm đối với kẻ dưới quyền mình.
Bỗng nghe phía bên kia đường nhốn nháo.
Cậu Tư giở cặp kính đen phóng mắt nhìn qua.
- Ủa chuyện gì vậy?
- Để em chạy qua coi! Gã vệ sĩ vọt nhanh , một chốc chạy về cười hề hề "Chiếc xe của cậu Ba đậu sái phép bị lính phạt. Thằng cận vệ gốc lê dương của cẩu làm hung với lính, người lính tới méc cẩu, cẩu chịu phạt và rầy thằng cận vệ. Chuyện chỉ có vậy.
- Ừ , phải đó! Mình không nên đụng với lính với Cò. Vừa nói, cậu Tư xuống xe bước qua đường và kêu to: Anh Ba, anh Ba, có tui nè!
Một người đàn ông trung niên, nước da ngâm, mặc soọc cổ quấn chiếc khăn bàng lông to xù, đang đứng nói chuyện với viên Cò Tây, nghe gọi thì ngó sang, rồi reo lên:
- Anh Tư hả? Xuống đây hồi nào? Vừa nói cậu Ba vừa bước lại phía cậu Tư.
Cậu Tư đáp lễ cậu Ba rồi đưa tay cho viên Cò và trâm một tràng dài. Viên Cò lấy làm thích thú vì cử chỉ bặt thiệp và giọng nói rất pa-riđiên của cậu Tự Viên Cò Tây xí xoá và vui vẻ rút lui.
Các toán vệ sĩ tự nãy giờ giàn ra bảo vệ chủ, bây giờ thấy mọi việc đã êm xuôi nên trở lại mời hai cậu lên xe.
Trước đây hia cậu khua răng với nhau theo kiểu rừng nào cọp ấy. Mỗi khi cậu Ba đi qua bên kia bờ Tiền Giang thì coi như lọt vào giang sơn của cậu Tự Ngược lại mỗi lần cậu Tư qua sông Hậu thì cũng không quên đó là vùng đất nằm trong tầm mắt của cậu Bạ Hễ nghe cậu Tư xuống Tây đô thì cậu Ba cho thuê tất cả phòng ngủ để cậu Tư không có chỗ nghỉ ngơi hú hí với em. Ngược lại cậu Tư cũng làm y như vậy mổi khi nghe cậu Ba tới Mỹ Tho nghĩa là cậu Tư cũng cho mướn tất cả phòng ngủ để cậu Ba không có nơi ăn hút. Hai bên kình chống với nhau như vậy một thời gian rồi bỗng cả hai tự nhận ra rằng trò chơi đó không chết ai cả mà chỉ làm cho thiên hạ cười và tốn tiền vô ích . Cho nên gần đây hai cậu đã giao hoà coi như anh em đồng điệu. Cậu Ba và cậu Tư thỉnh thoảng gặp nhau và đều tỏ ra là hai đại công tử không còn nghênh nhau nữa.
Cậu Ba có nưóc da ngâm nên được người đời tặng danh hiệu Hắc Công Tử.
Hắc công tử là con trai thứ của Hội đồng quản hạt Trần Trinh Trạch tục gọi là Hội đồng Trạch, một người Triều Châu sở hữu trên 20 ngàn mẫu ruộng lúa và vài ngàn mẫu ruộng muối ở Bạc Liêu. Trong lúc lúa 2 cắc một giạ, vàng 17 đồng một lượng thì ruộng muối của ông mỗi ngày bán được vài ngàn đồng.
Quan Thống đốc Nam kỳ Cognac gọi ông bằng Papa và đề nghị Toàn Quyền Catroux khen thưởng Bảo Quốc Huân Chương nhưng Toà Quyền Catroux chỉ bút phê một câu:"Thằng chệt già có công lao gì với dân Nam kỳ mà được thưởng? như một vết chàm trên mặt ông. Không hiểu sao câu bút phê bí mật đó lại đồn đại đến tai Hội Đồng Trạch. Ông bèn thuê một chiếc tàu chở đầy quà cáp quí giá sang Paris tìm các tay cáo già chính trị có uy thế trong chánh phủ để vận động gọi Catroux về nước. Và ông đã thành công trong việc rửa sạch vết chàm kia. Quan Toàn Quyền Tây mà ông còn hạ thủ nổi thì ai còn dám đương đầu với ông?
Người ta còn biết rằng các viên chủ quận được bổ nhậm tới vùng Hậu Giang này, trước khi nhậm chức phải đến trình diện ông trước rồi mới đến ra mắt quan chủ tỉnh sau. Vô phúc cho viên chủ quận nào không biết cái luật bất thành văn đó thì sẽ bị đổi đi trong vòng 24 tiếng đồng hồ hoặc mất chức.
Cha giàu có và uy quyền như vậy, chả trách gì con không ăn chơi cho thoa? chí. Cậu Ba cũng có đi Tây nhưng không lịch duyệt bằng cậu Tự Đó có lẽ là điểm duy nhất làm Cậu Ba nể Cậu Tư, cho nên mặc dù trội hơn Cậu Tư một tuổi, cậu cũng không dám tự coi mình là đàn anh. Hai bên chỉ gọi nhau bằng "Anh" như suôi gia.
Nói về cá tính của hai đại công tử Hắc - Bạch này thì mỗi người hào hoa một kiểu. Cậu Tư thì thích những bông hoa lộng lẫy danh tiếng . Cậu Ba cũng không xem thưòng lối sống đó nhưng cậu còn thích những cánh hoa vườn, hoặc nửa chợ nửa quên giới quần thoa.
Bữa nay , hai chàng công tử của hai miền Tiền Giang và Hậu Giang gặp nhau trên mảnh đất đã từng đẻ ra Cậu Hai Miên- một bậc tiền bối khét tiếng ở thế kỷ trước- ắt sẽ có một chuyện vui nổ trời.
Cậu Ba từ xem mình là chủ đất Tây Đô, nên lên tiếng trước:
- Anh có rảnh xuống tôi ăn bậy cá kèo kho gợt hoặc lươn um dừa chơi, anh Tư!
- Dạ cám ơn anh Ba, bữa nay chính tôi phải mời trước. Chẳng là gánh hát của tôi đang dựng rạp ở đây, xin mời anh Ba đến xem vài lớp giải khuây!
- Ủa , anh Tư cũng làm bầu gánh nữa à!
- Dạ thì không có chuyện gì làm nên tôi lập gánh Huỳnh Kỳ trước giúp vui bà con sau mình xem giải muộn.
- Đào kép có đông không anh Tử(Cậu Ba muốn hỏi đào kép có chiến không , nhưng vì lễ độ nên hỏi có đông không ?)
Cậu Tư cũng biết ý nên đáp ngay:
- Dạ thì sơ sơ cũng có cô Năm Phỉ và cô Bảy Phùng Há làm đào chánh, và các kép thì có vài tay khá khá như Năm Châu, Bảy Nhiêu, Tư Chơi coi cũng... không đến nỗi nào. Anh Ba có rỗi xin dời gót ngọc đến gánh Bầu Tèó của tôi rửa mắt !
- Ờ lâu quá tui không có đến rạp. Bị mắc hát tuồng riêng ở nhà hoài. Vậy bữa nay có anh, tui cũng ghé xem cho biết mặt mấy cô đào.
Gánh hát của cậu Tư qui tụ được nhiều ngôi sao cải lương, nhưng cậu Tư có thiết gì tuồng tích. Tuồng Tây, tuồng Tàu hay tuồng ta cậu Tư đâu mấy khi ngó tới. Cậu giao phó hoàn toàn cho thầy tuồng. Lần này được cậu Ba nhận lời, cậu bèn cho người chạy tới rạp mời thầy tuồng và quản lý tới. Thầy tuồng thưa thêm rằng đêm nay diễn tuồng Phụng Nghi Đình, do cô Phùng Há đóng vai Lữ Bố, cô Năm Phỉ đóng vai Điêu Thuyền. Đó là đôi đào kép được khán giả mến chuộng nhất cũng là cặp sóng thần độc nhất vô nhị trong lịch sử Cải Lương Việt Nam.
Cậu Tư hỏi viên quản lý:
- Chú bán được bao nhiêu vé rồi?
- Dạ bán hết từ hôm quạ Đang in thêm.
- Sao kỳ vậy?
- Dạ, khán giả Tây Đô lâu này mộ điệu hai cô nên nghe hai cô thủ vai chánh thì mua vé ào ào.
- Bây giờ... như vầy được không ?
Viên quản lý già biết tánh cậu Tư , hễ đêm nào cậu tới dự khán thì đêm đó tuồng tích lộn lạo và thầy tuồng mệt phờ râu vì cậu có tánh hay "nổi hứng" bất ngờ. Mỗi khi cơn hứng nổi lên thì cậu nhất định đạt cho kỳ được ý định.
- Dạ cậu Tư muốn là trời muốn, nhưng xin cậu Tư thương giùm cho bọn tôi trước những tình trạng khó xử . Muốn làm vừa lòng cậu Tư thì khán giả la ó phản đối, còn muốn khán giả thoa? mãn thì cậu Tư mất vui. Cậu Tư dạy thế nào thì chúng tôi phải vâng theo thế nấy.
- Bây giờ chú trả tiền vé lại được không ?
- Dạ người ta đến mua vé là để coi hát chớ đâu phải để lấy tiền lại. Có người ở trong đồng xa, nghe đồn hai cô tới cũng lội ra coi cho được mặt mũi và tài nghệ của hai cô.
Thấy cậu Tư hơi lưỡng lự, viên quản lý lại năn nỉ:
- Nếu cậu Tư muốn thì đêm nào nghỉ hát, các cô sẽ hầu rượu cậu Tư.
Cậu Tư cười:
- Như vậy thì còn ý nghĩa gì nữa. Hầu rượu kiểu đó, tôi kiếm thiếu gì người.
Viên quản lý biết ý cậu Tư muốn Bàng Qúi Phi còn nguyên xiêm y hoàng hậu. Điêu Thuyền giao tình với Lữ Bố, Lưu Kim Đính, Phàn lê Huê còn mang giáp trụ võ tướng, soái kỳ còn đeo sau lưng, lông công còn dựng đứng trên mão, như vậy đó, cậu Tư bắt họ hầu rượu thì mới thú . Xưa nay chưa thấy ai nổi hứng kỳ lạ như vậy. Một bữa thấy cậu Tư vui vẻ, lão quản lý bèn hỏi nguyên do nào cậu Tư hứng thú như vậy thì cậu bảo rằng lần nọ xem sách, cậu thấy ở ngoài Đế đô ngày xưa có một ông Hoàng... Thần Nữ đang mùi mẫn với Ứng Luou6ng thì ông ta ra lịnh cho nàng giữ nguyên khôi giáp đi vào cung hầu rượu ngài. Bây giờ mới thấy cậu Tư ở Nam kỳ là một.
Cậu Tư ngẫm nghĩ một lúc rồi gật đầu, nhưng còn hỏi ngoéo lai.:
- Ông thầy tuồng nói với tôi là ổng đã chọn được một đào non đóng cặp Điêu Thuyền với cô Năm, vậy đã có chưa ?
- Dạ có rồi!
- Vậy thì đêm nay cô Năm diễn lớp 1, sang lớp 2 cho cô đào non kia thay, để cô Năm vắng mặt rồi sắp hết tuồng cô trở ra sân khấu chớ khó gì ?
- Sợ e cổ phiền cậu Tư à! Cậu Tư biết, cổ rất yêu nghề!
- Tôi trả lương đào chánh gấp đôi các gánh khác, phiền gì mà phiền . Ông cũng biết, hôm hát trên sân khấu ngoài trời ở chợ Vĩnh Kim cô Bảy đang diễn chẳng may kẹt ván bị thương chân, tôi trả tiền nhà thương chớ ai. Bây giờ chân phải của cổ bị tật . Nếu không có tôi, cổ xà nẹo còn nặng hơn nữa.
Viên quản lý không còn biết làm sao đành thưa:
- Dạ tùy cậu Tư bảo sao tôi hay vậy..
- Đêm nay tôi không muốn thay đổi lớp lang, mà tôi chỉ muốn đãi ông khách qúy một chầu rượu đặc biệt chớ còn rượu Tây ở nhà hàng Sài Gòn thì ổng đâu có khoái bằng!
- Dạ!
- Thôi được, cứ hát như thường lệ, nhưng khi hạ màn chót, chú bảo ông thầy tuồng cho hai cô Điêu Thuyền cứ để y nguyên y phục mũ mão như vậy nhé!
- Dạ!
Màn mở ra. Lớp 1 - Cảnh trong hậu viên của Vương Tư Đồ. Ông than thở việc Hớn trào suy yếu gian thần làm lộng . Trung thần không ai dám can ngăn. Tư Đồ bèn nghĩ ra cách đem con gái là Vương Điêu Thuyền làm mỹ nhân kế hứa gả cho Lữ Bố - con nuôi của Đổng Trác, rồi sau đó dâng nàng cho Đổng Trác là tên gian thần số 1 đang định soán ngôi vua và bảo Điêu Thuyền gây hiềm khích giữa hai cha con, để cuối cùng chúng giết nhau. Chỉ bằng cách đó mới trừ được tên gian thần Đổng Trác mà cứu giang sơn nhà Hán.
Trong lúc Vương Tư Đồ than thở thì Điêu Thuyền đứng núp sau rèm nghe rõ cả tâm sự của chạ Nàng bèn bước ra xin tình nguyện thi hành độc kế.
Ở hàng ghế đầu cậu Ba ngồi cạnh cậu Tư, hai người theo dõi từng cử chỉ của cô đào thương đóng vai Điêu Thuyền. Thật là một nhan sắc chim sa cá lặn. Cậu Tư chỉ mong sao Cậu Ba trầm trồ một tiếng là Cậu Tư sẽ làm vừa lòng cậu Ba ngaỵ Nhưng gần hết lớp 1 mà vẫn thấy cậu Ba ngồi trơ như đá. Cậu Tư bèn hỏi:
- Anh Ba biết cô đào nào đó không ?
- Không! Cậu Ba đáp ngắn gọn không chút rung động.
Cậu Tư nghĩ thầm:
- Ông nội này bộ không có mắt" rồi nói: "Đó là Năm Phỉ đào thương số 1 đất Nam kỳ ta đó anh Bạ Các gánh đều tranh với tôi bắt cho được cô, nhưng cô chỉ thích gánh Huỳnh Kỳ của tôi thôi. Tôi ưu đãi cô mọi thứ nên cô mới còn ở đây.
- Vậy à! Cậu Ba vẫn đáp với giọng lơ là.
Cậu Tư càng sốt ruột, nói thêm:
- Năm trước cổ sang Paris đóng vai Bàng quí Phi được khán giả Tây lẫn ta nhiệt liệt hoan nghênh đó anh Bạ!
- Tây mà cũng coi cải lương à ?
- Dạ, họ không hiểu lời ca, nhưng họ thích điệu bộ và nhan sắc của cô ấy. Nhất là khi Bàng qúy Phi đi bằng đầu gối đến bên vua van xin tha tội. Gịong ca của cô làm cho khán giả rơi lệ. Báo chí Pháp đã so sánh cô với các cô đào thời danh Ý, Pháp . Còn đồng bào Việt ta thì lấy làm hả hê và tự hào , cho răng tiếng chuông nước nhà được mang sang xứ người vang thiệt to đó anh Ba.
Cậu Ba vẫn ngồi yên chăm chú theo dõi các điệu múa hát trên sân khấu chớ không tỏ ý gì đặc biệt đến dung nhan của Điêu Thuyền. Thấy vậy cậu Tư lại hỏi:
- Anh Ba thấy cô đào thương số 1 của gánh Huỳnh kỳ tui có khớ không anh Ba?
Cậu Ba gật:
- Đe... ẹp lắm!
- Thiệt sao anh Ba?
-... Nhưng chắc cô ta cũng tròm trèm 30?
- Dạ cổ mới 28 hà... nhưng coi như mới 20 hả anh Ba?
Cậu Tư dư biết (suy bụng ta ra bụng người ) rằng cậu Ba cũng là người hảo ngọt nổi tiếng Nam kỳ, ngày nào không "ăn chè" chịu không nổi, nhưng bữa nay ngồi trước một nhan sắc ngọt như vậy, cậu vẫn không tỏ vẻ hảó gì hết . Cậu Tư đã mớm bóng đến thế mà cậu Ba vẫn chưa chịu sút thì òn chờ gì ?
Lớp 1 hết . Màn nhỏ từ từ kéo lên. Cảnh hậu viên Vương Tư Đồ, được cuộn tròn kéo lên tới nóc nhà để nhường cho cảnh bên trong dinh lộng lẫy. Nhạc trổi lên râm ran, quân nạt đường vang dậy báo hiệu một cuộc tiếp rước long trọng sắp xảy ra. Vương Tư Đồ triều phục chỉnh tề đứng chực ở cửa dinh đón tiếp Lữ Bố đến . Rồi Vương Tư Đồ đãi tiệc Lữ Bố. Sau một lúc khen họ Lữ nào là mặt phụng, lưng qui, tướng mạo đáng bậc anh hào gánh vác giang sơn nha Hán, làm cho Lữ Bố hểnh mũi cười vang, thì tới tiết mục ca xang và dâng rượu.
Họ Lữ ngó thẳng nàng Điêu Thuyền và xin Vương Tư Đồ cho mình làm thứ thiếp. Vưong Tư đồ ưng chịu và hứa sẽ chọn ngày lành tháng tốt cho Lữ Bố nghênh hôn.
Lớp 2 chấm dứt với 6 câu vọng cổ biệt ly của đôi trai tài gái sắc.
Rồi sang lớp 3. Vương Tư Đồ tiếp Thái Sư Đổng Trác . Cũng với tiết mục ca xang và dâng rượu , cố nhiên là Thái Sư đâu có để cho mỹ nhân ở ngoài cặp mắt cú vọ của mình . Thái Sư cũng xin nàng về dinh để sửa trấp nâng khăn. Và Vương Tư Đồ lại nhận lời... một cách mau chóng. Đổng Trác không đơi. ngày lành tháng tốt gì cả, cứ bắt xác mỹ nhân đi lên kiệu ngay với mình.
Đến đây, cậu Tư chú ý thấy cậu Ba ngó Điêu Thuyền không nháy mắt. Điêu Thuyền lớp 1 là cô Năm, nhưng sang lớp 2 lại là đào tơ.
Cậu Ba hỏi:
- Cô nào làm Điêu Thuyền vậy anh Tư ?
- Dạ đó là cô đào non do ông Thầy tuồng mới tập cho đóng thử vai chánh, phòng khi cô Năm có ốm đau hoặc đi vắng thì có người thay thế đó anh Ba!
Cậu Ba nuốt nước miếng:
- Có kép nào cặp bến chưa ?
- Dạ cô ấy mới 16, 17 ! Cậu Tư vừa đáp vừa nhìn cậu Ba thì thấy trong mắt cậu long lanh dường như có ánh lửa.
Cậu Ba lắc đầu:
- Thằng Đổng Trác bự con quá lại thêm râu ria thấy mà ghê!
- Dạ đó là ở trong tuồng, chớ còn ở ngoài đời thì...
Cậu Ba cười:
- Vậy được lắm! Rồi hỏi luôn:"Tôi nghe cô Phùng Há đóng vai Lữ Bố, có thiệt không ?
- Dạ cô Bảy giả trai mà hay hơn kép độc đó anh Ba!
- Để tui mần Lữ Bố một màn được không anh Tư ? Há há...
Cậu Tư nghiêng qua:
- Dạ nếu anh Ba thích thì tui sẽ biểu ông thầy tuồng cho cô đào chánh thay để nó rời sân khấu liền bây giờ.
Cậu Ba xua tay:
- Để chốc nữa cũng chẳng muộn gì.
- Sợ anh Ba mất hứng chớ.
- Gì chớ hứng thì tôi không khi nào mất.
- Vậy để tôi bảo ông thầy tuồng hễ vừa dứt tuồng thì cho cả hai nàng đi ngaỵ Tôi sẽ cho xe chờ sẵn sau rạp rồi chở xuống bến có du thuyền của ot6i . Mình sẽ há... át tiếp tuồng Phụng Nghi Đì...
- Hà hà... không có Đổng Trác.
- Dạ. Lão ta hát một lớp đã hết xí quách rồi để hco lão nghỉ ?
Cậu Ba lấy làm hài lòng về cách đối xử điệu đàn của Bạch Công Tử. Thật không hổ danh đại công tử Tiền Giang . Để đáp lại, cậu Ba quay sang:
- Dám hỏi anh Tư, chương trình sắp tới của anh Tư là gì ?
- Dạ toàn là tao ngộ chiến . Gặp gì vui thì xông vô, nếu không gặp thì tôi mới tổ chức.
Cậu Ba nói:
- Từ đây mà xuống nhà tôi cũng không xa lắm. Vậy mời phái đoàn anh Tư xuống đó nếm muối Bạc Liêu coi mặn lạt thế nào . Tôi đi cả tháng nay chư về nhà. Ông già ổng bảo ngồi ghe chài lúa lên Chợ Lớn, bán xong ghé tiệm quán nghỉ lưng. Gặp xe tốt mua một chiếc đi chơi, còn thiếu chục ngàn, chỗ quen, kỳ sau lên trả.
- Dạ được, anh Ba mời thì tôi đâu dám từ chối.
- Xuống đó không có cải lương hát bội gì, nhưng tôi sẽ kêu gánh Dù Kê của người Miên hát vài đêm giải buồn... À, hay là anh cho gánh của anh cuốn màn đi xuống dó. Tôi bao hết sở phí, lúc rày mùa màng đã xong, bà con đi coi hát không sợ bỏ công đồng áng . Nếu anh muốn tôi sẽ cho rải giấy các tỉnh Bến Tre, Mỹ Tho, Trà Vinh luôn, khỏi mất công rao bảng bằng xe hơi, xe ngựa.
Vãn hát, chiếc xe của cậu Tư chở hai nàng Điêu Thuyền xuống du thuyền còn chiếc của cậu Ba thì chở vệ sĩ.
Cậu Tư bảo trưởng toán:
- Em đi lại chủ Bung-ga-lô Bồng Lai bảo ổng đưa cho tôi chiếc ca-nô để các em hộ vệ cậu Ba nghen mấy em!
- Dạ! Một tiếng đáp vang rân.
Đêm trăng gió mát, du thuyền rời bến. Một Phụng Nghi Đình khác bập bềnh trên sóng nưóc, yến tiệc lại dọn ra rượu nồng thịt béo. Cậu Ba lấy làm thích chí gật gù nâng ly với Cậu Tư bên cạnh hai mỹ nhân còn nguyên xiêm y tiểu thư.
- Phụng Nghi Đình của mình đêm nay nhảy sóng với hai Điêu, hai Lữ nhưng không có Đổng.
Cậu Tư lấy làm toại ý bảo:
- Rót rượu mời cậu Ba đi em, còn em thì ra sau lái ngắm trăng với anh!
- Sao anh Tư không rước luôn cô Bảy?
Cậu Tư kề tai cậu Ba nói nhỏ:
- Cô Bảy là con trai!
- Hả!? Cô mà trai ?
- Thì Lữ Bố không con trai là gì ?