- Dì Hảo ! Con gái nhà ai mà đẹp dữ thần vậy?
- Cậu gặp ở đâu?
- Tôi mới vừa thấy cô ta nháng qua đầu hẻm hồi sáng này.
- Ở trong hẻm thì con ai tôi cũng biết. Rành luôn cả ba đời nó nữa, nhưng ở ngoài hẽm thì ai mà phăng cho ra?
- Tôi nói thiệt với dì, tôi thấy cô ta tôi đi hết muốn nổi.
- Cậu mấy vợ rồi mà còn đèo bòng?
- Tôi đâu có vợ con gì!
- Chưa có chục chẵn đó ha?
- Cưới không được cô này chắc tôi cạo đầu đi tu.
- Làm mai để thiên hạ đào mồ cuốc mả tiên tổ tôi à? Đó là một trong bốn nghề ngu nhất.
- Thôi mà dì, con hứa sẽ đền ơn dì xứng đáng.
- Mấy tô cơm nguội với vài cân nhớt cá chớ gì ! Thứ đực rựa cậu tôi biết rành !
- Tôi mà được cô nàng về làm vợ thì tôi cho cổ làm chủ một cái tiệm ở Sài gòn. Còn dì thì khỏi phải đòi cũng có...
- Cha chả ! Nói nghe thiết yếu dữ ha ! Vậy chớ khi xong rồi thì bà mái thành bà rủí.
- Nhang đèn tôi lạy dì mà dì !
- Đâu nói hình dạng của con nhỏ cho tôi nghe coi !
- Tóc đen da trắng như ngà.
- Con gái xứ này thiếu gì đứa tóc đen da trắng?
- Cũng rất đông!
- Mình thon, chân dài, dáng đi như tiên sa phụng lộn !
- Phụng lộn hay phùng l... ?
- Gót đỏ au đi đôi guốc ngà khua lốp cốp nghe muốn rụng tim.
Dì Hảo nhảy nhỏng nhìn chàng trai rồi hỏi tiếp :
- Sao cậu biết cô ta đi guốc gù?
- Thì tôi mê quá, tôi đi theo một khoảng dây thép định kêu cô ơi nhưng mở miệng không ra, á khẩu luôn !
Dì Hảo cười :
- Tưởng muốn ai chớ muốn con nhỏ đó thì cậu phải kêu tôi bằng má chớ không được kêu bằng dì nghe không?
- Má thì má, xin má độ dùm con một chuyến qua sông.
- Tôi đoán ra rồi. Vùng này cô đó đứng số 1. Con gái rượu của ông chủ hãng Tàu Vĩnh Thuận. Học trò trường Can-mê Can-mết gì đó chớ không phải thường dân. Cóc nhái như tôi làm sao trèo lên nổi?
- Trời ơi! Thiệt vậy sao má?
- Tôi không quen nhưng bạn của bạn con nhỏ em bận dì với tôi hoa. may vói tới.
- Bà đó ở đâu má !
- Nhưng mà tôi biết nó không thích ăn đầu heo để sau này bị chúng chửi đâu !
- Bả không phải làm mai. Xin cho tôi giáp mặt với cô ta là tôi o được.
- Thì chận đường mà o, sao còn cầu khẩn người ta.
- Học trò trường Can-mết đâu phải loại gái để cho trai chận đường ghẹo chọc, má !
- Chọc má hả.
- Thôi mà, bắt giò con chi má !
- Cậu muốn thì tôi có kế, ủa có cách giúp cho cậu được như ý. Nhưng cậu phải về thưa với ba má cậu, ổng bả có cho phép thì tôi mới dám lạy lục nhờ người ta bước vô nhà cô ấy. Nhưng trước khi cậu muốn làm rể ông chủ hãng tàu, cậu phải cho biết gia thế của cậu chớ tay ngang mà dám lên đấu với võ nghệ à?
- Được rồi, má không phải lọ Đó chủ hãng tàu đây cũng chủ tiệm chớ !
- Tiệm bán dầu lửa nước mắm mà dám leo trèo.
- Má cho con quá tệ ! Má nói vậy nhẹ thể con quá !
Dì Hảo làm già làm non, đặt ra điều kiện này điều kiện kia, cố nhiên điều kiện Bộ Lư là tiên quyết, rồi dì gật đầu :
- Thôi được, để tôi lọ Nhưng trước nhất tôi cấm cậu la cà vô xóm Cây Mai và cái hẻm tối tăm này. Và đừng cho ai biết cậu quen với tôi thì việc mới xong được.
- Sao vậy má?
- Thấy tôi nghèo họ khinh chớ sao ! Đời này hở một cái là tiền bạc. Không có tiền, không làm gì được. Cúng Phật cậu cũng phải mua nhang đèn, chuối bánh chớ đâu có vái miệng suông mà Phật chứng kiến cho cậu. Đồ cúng càng nhiều càng ngon Phật càng mau ban phước, cậu hiểu chưa?
- Đây mà nhận... tạm một ít.
- Xí, nhiều quá chắc dự Ý mà tôi quên hỏi. Danh tánh của cậu là gì?
- Con tên Hiển, biệt hiệu công tử Cá Hố !
- Hiệu gì kỳ vậy?
- Má lấy đỡ chút ít mua nhang đèn... ủa mua bông hoa quà cáp và sắm đồ cho có gió rồi trước khi vô để con sẽ phụ nhĩ cho má về danh hiệu của con !
Dì Hảo liếc thấy những Bộ Lự Một đồng cũng không cần đến. Làm gì nhiều vậy ! Nhưng dì lại nói giọng nhân nghĩa ngược lại :
- Tiền bạc gì cậu ! Gia đình đó hễ phải việc là bỏ bạc ngàn không tiếc. Vài trăm nhằm gì.
Dì nói vậy là công tử phải hiểu bụng dì muốn gì.
Công tử Hiển, quê ở Bạc Liêu, gốc người Tiều Châu, ông nội qua đây lập nghiệp một mình. Khởi đầu với manh đất bằng chiếc đệm, cặm được chục rưỡi hom mì ở xứ Bố Léo.
Ông khai phá từ rìa rừng lấn dần vào. Sau hai chục năm ông được một khoảng vườn. Ông bán vườn, vô chợ mở một tiệm con con dựa bán cá khô, mắm, muối vốn là sản phẩm chính của xứ này. Ít vốn, ông khởi đầu bằng các loại cá khô rẻ tiền cá lăng, cá lẹp, cá hố v.v.. Khách hàng gọi ông là lão Tiều Cá Hố. Mở tiệm xong, ông về Tàu rước vợ con quạ Lúc 60 tuổi, ông đã có một cửa hàng bán đủ loại cá khô từ cá hố, cá thu, đến bào ngư, vi ca, hải sâm. Nhưng biệt danh thuở hàn vi .Cá Hố. vẫn còn đeo dính với ông như vòi khô mực.
Bây giờ ông đã ngoài 80. Ông có nhiều chi nhánh bán cá khô ở Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long. Ông không làm gì . Đã có con trai và cháu nội ông coi sóc mọi việc. Suốt ngày ông chỉ ngồi trên chiếc ghế mây cũ bên góc tiệm hút ống điếu bình ro rọ Qua làn khói xanh mờ, ông nhìn tiền xếp hàng lũ lượt đi vào. Dù thơi nghèo khó đã qua, tục danh của ông truyền lại cho con rồi cháu. Nhưng công tử cá Hố không giống ông nội. Cậu vứt tiền như rác và không ai biết cậu có bao nhiêu vợ.
Công tử Bạc Liêu lên Sài gòn bỏ mối khô và lọt vào trận địa của dì Hảo cũng như bao nhiêu công tử gà mờ khác. Chỉ khác là bất ngời cậu nhìn thấy nàng nữ sinh Calmette đi qua đầu ngõ một buổi chiều và nổi cơn tương tư.
Nhờ sự tận tâm của dì Hảo mà công việc biến giấc mơ của công tử Cá Hố mau chóng trở thành sự thật.