Oéc oéc... Oéc... Tiếng còi xe lửa từ xa đưa lại. Thằng Ẩn dựa vào gốc đa ngày khò khò bỗng giật mình thức giấc kêu to:
- Ê tụi bây ! Dậy! Cóc lửa về.
Cả bọn đang lăn lóc gối đầu trên rễ cây vẫn nằm im . Chỉ vài đứa trở mình làu bàu:
- Mới giờ đã về!
Thằng Ẩn quát:
- Mày chạy ra cột đồng hồ coi, phải chín giờ mười bốn phút không ?
Một đứa đáp:
- Vậy còn một phút nữa nó mới tới . Ra mau!
Từ đây ra ga chạy mất 5 phút . Mày ở đó mà ngủ, phe thằng Nhện Hùm lấy hết mối cho tụi bây nhịn đói.
Một tiếng lè nhè:
- Bữa nay chùa có cúng lớn, không lo.
Mấy đứa ngủ trên cây càng im ắng . Chưa thấy đứa nào rục rịch . Thằng Ẩn phải đứng dậy ngóng cổ lên hét:
- Mấy đứa bây xuống mau . Để xe tới nơi, cóng giò mắt nhắm mắt mở, té gãy bẹ sườn đó nghe !
Oéc... Oéc! Tiếng còi dài vang bên tai . Biết xe sắp đổ ga, cơ hội kiếm ăn độc nhất trong ngày như nông dân với ngày mùa, chúng không dám nằm nướng nữa, bật dậy đâm đầu chạy.
Thằng rái ngủ trên cây, không hạ san như chúng bạn . Nó ôm cái rễ thòng tuột vút một phát xuống tới đất và vọt chạy trước nhật
Cả bọn vút ngang cửa chùa thì đụng nhằm ông Từ. Nghe bọn con nít làm om, ông biết chúng đang chạy ra gạ Ông quơ tay ra hiệu cho chúng đừng la lối mà mất không khí trang nghiêm của chùa chiền.Anh Bảy. giữ chùa và mấy .anh Bảy. góp chợ đều giống nhau như cùng một cha một mẹ. Mặt mũi không được trắng trẻo lắm, tay khẳng khiu, mắt trắng dã, môi đỏ lòm. Đầu đội nón không vành giống như cái việm úp. Các ảnh không mặc quần mà lại bận xà-rông rằn rị Mỗi khi các ảnh cười thì con nít khóc thét vì tưởng các ảnh nhe răng đòi ăn thịt. Tuy giống ở cái bề ngoài nhưng anh Bảy giữ chùa hiền hơn mấy anh Bảy góp chợ.
Tây nó cũng khôn, để .anh Bảy. góp chợ thì mấy chị đàn bà buôn gánh bán bưng, mấy bà già ở thôn quê sợ bị .thư bụng lớn. nên không dám trốn thuế. Còn .anh Bảy. giữ chùa thờ bụt nên hiền như bụt. Khổ nỗi bụt của các ảnh không như bụt của các chùa khác mà là một con vật bốn chân , da đầy những vá đen, vá trắng và lại có sừng. Thôi , nói quách ra đi là con bò.
Khách viếng chùa đều xá chú bò bằng xi măng đứng tần ngần ở cửa chùa. Bọn trẻ vừa chạy vừa quay lại trêu ông Từ Chà Và. Ông không la hét, chỉ làu bàu :
- Bữa nay r... có cúng... r... tao không cho r... tụi bây r... ăn.. Mỗi tiếng đều bị Ông gắn thêm một chữ .r... Tội nghiệp cho cái lưỡi của ông phải làm việc không nghỉ.
Thằng Ẩn lớn tuổi hơn cả bọn, nhưng chạy chậm vì có tật ở chân. Ẩn dừng lại trước mặt ông Từ:
- Để tui rầy tui. nó nghe ông Từ.
- Tụi bây r..làm om r... tao không cho ở... r đây , không cho bánh r... ăn !
- Bữa nay có lễ hả ông Từ?
- Không có lễ nhưng có khách bên xứ tao sang viếng chùa !
- Vậy chắc có nhiều bánh hả ông Từ?
- Có chớ... r nhiều hơn mọi lần.
- Ông T.ư để dành cho tụi tôi với.
- Được rồi, nhưng đừng có làm r... Om.
- Dạ.
Thằng Ẩn đối đáp với ông Từ xong tất tả chạy theo lũ trẻ. Nó còn có biệt danh là .Ẩn-xe-lửa-cán.. Ẩn bị xe lửa cán mà không chết. Số là nhà nó ở gần đường xe lửa. Trước cửa nhà nó có một đống cát lớn của lục lộ. Bọn con nít thường leo lên tuột xuống đùa nghịch, miệng .bóp kèn. Ọ Ọ tin tin như xe hơi xuống dốc. Một lần xe lửa chạy ngang, thằng Ẩn .thắng. không .ăn., chân nó thò qua đường rấy nhưng may nó rút lại kịp nên bánh xe chỉ nghiến đứt năm ngón bàn chân phải. Khi lành, năm ngón chân trở thành năm cục gu lồi ra cứng như sắt. Mỗi khi đánh lộn nó đá một phát bất cứ trúng đâu, cũng ghi năm điểm trên người địch thủ. Do đó bọn trẻ sợ và coi nó là .con Bò. cầm bầy (Vì ngày nào cũng thấy con bò trong chùa)
Ẩn-xe-lửa-cán đến nơi thì hành khác đã tủa ra đầy sân gạ Kẻ vẫy tay kêu bọn trẻ xách wa-ly, người gọi mua thuốc lá, bánh trái. Trong lúc bọn chúng tranh nhau bắt mối hàng thì thằng Ẩn suýt càn lên một cô bé đang ngồi khóc thút thít và nhặt những chiếc bánh ú văng tứ tung trên mặt đất. Thấy bánh rơi, mấy đứa trẻ ùa tới lượm. Cô bé chạy theo giật lại la lên và bị một đứa xô ngã lăn.
Bất giác thằng Ẩn quát to:
- Không được lấy!
Mấy đứa trẻ quay lại thấy thằng Ẩn bèn ném trả. Cô bé nhặt sắp lên chiếc sàng rồi biến vào sân gạ Ẩn chạy theo hỏi:
- Sao té vậy em? Tưởng ai, chẳng dè em Bánh Ú !
- Thôi anh đi!
- Bộ anh làm em té sao giận anh?
- Ai biểu kêu người ta bằng con Bánh Ú , riết rồi thành danh, người ta có tên chứ không sao ?
- Ừ , để anh sửa lại . Anh chỉ nghe khách trên xe kêu em bằng cô bánh ú, cô chả giò chớ đâu có kêu tên thật mà biết.
Cô bé làm thinh và càng bước nhanh. Thằng Ẩn đi theo sát bên năn ni?
- Em té có đau không? Kìa em đi cà nhắc, đưa sàng bánh anh bưng chọ Có mất cái nào không? Để anh biểu mấy đứa nò từ rày giúp em leo lên xe khỏi đổ hết bánh.
Nhìn cặp mắt đỏ chạch của cô bé, thằng Ẩn càng thấy tội nghiệp
- Nhà em ở đâu?
- Ở gần đây.
- Ba má làm nghề gì?
- Thôi đi! Hỏi hỏi hoài.
- Không hỏi nhà thì hỏi tên. Không nói, người ta kêu Bánh Ú rồi quạu.
- Tên là Ba.
- Thứ Ba hay tên Bả.
- Thứ Ba mà tên cũng là Ba nữa.
- Vậy từ rày kêu em là Ba nghe ! Ý mà tên Ba hay trùng với người khác lắm. Trong đám quen với anh cũng có đứa tên Ba... Chằng Hiu.
- Nói thiệt nghe ! Tên em là Trà !
- Trà! Trà gỉ.
- Trà hàng rào, trà xanh! Trà Huế !
- Trà Trung Huê Kỳ chưởng chớ !
- Nghèo mạt mà Trung Huê Kỳ chưởng cái gì !
Vài ba cánh tay từ một nhóm hành khác vẫy , ngoắc:
- Cô bánh ú !
- Cô chả giò, cô chả giò !
Thằng Ẩn nhanh tay cầm bánh chạy trao cho khách, lấy tiền về cho Trà:
- Em đau chân để anh bán giùm cho! Nói xong Ẩn giật sàng bánh chạy đi bỏ bé Trà đừng dựa vào cổng gạ Trà nghe ran rát đầu gối. Ngó xuống thấy làn da rướm máu hiện ra ở lỗ quần rách. Lúc nãy quýnh quáng hốt bánh vô sàng, gấp rút chạy đi tranh mối nên không thấy đau đớn gì hết.
Bé Trà nhìn những người khách rào rào bước xuống từ các toa. Nhiều người ăn mặc sang trọng. Đàn ông ,áo Tây, kiếng mát, giày da bóng láng. Đàn bà che dù, áo mốt, dép cườm. Họ có vẻ sung sướng hãnh diện cười nói râm ran đi ngang qua chỗ Trà đứng. Dường như họ không thấy đứa bé bất hạnh này. Một bé gái trạc tuổi Trà mặc áo dài màu bông phấn, che dù cán cụt. Hồi ở với ngoại bé Trà chỉ ươc ao được một cái áo bà ba mới vào ngày Tết. Ngoại may cho Trà một cái, nhưng chỉ được bận trong dịp Tết. Qua Tết phải cởi ra giặt rồi cất vào tủ. Cái áo đã chật và bỏ xó không biết từ lúc nào, bé cũng đã quên đi.
Bây giờ Trà lại có ước mơ khác. Được má may cho một chiếc áo dài để về thăm quên ngoại cũng đi trên chuyến xe lửa Sài gòn - Mỹ Tho này nhưng được ngồi trên băng nó ra cửa sổ chớ không bị người ta gọi .Cô Bánh Ú, Cô Chả Giò. nữa.
Cái sàng của ai quơ lia trước mặt làm đứt giấc mơi áo mới của bé. Thằng Ẩn trở lại vừa nói rối rít vừa trao tiền cho Trà:
- Anh bán hết rồi ! Nếu có cả trăm cái nữa anh cũng cho bay luôn. Nhà còn bánh không?
- Còn! Nhưng chân em cà nhắc không đi được.
Ẩn buông cái sàng ngồi xuống vén ống quần bé Trạ Bé Trà bước tránh và hét:
- Làm gì vậy, đồ quỉ !
- Đưa cái đầu gối anh coi.
- Kỳ quá hà!
- Bữa nay bán hết sớm thôi về nghỉ!
- Em không muốn về nhà.
- Vậy về nhà anh nghen !
- Nhà anh ở đẩu.
- Nhà anh là cái chùa Oảnh cà nị nẹ Ở sau dãy phố kia !
Bé Trà bật cười. Lâu lắm bé quên cười. Đời bé không có gì đáng cho bé cười. Bé lớn lên để bị mắng chửi bị đòn và để khóc.
- Chịu về chùa Chà Và ăn bánh cúng không, cô Ba Trung Huê Kỳ chưởng?
- Trung Huê Kỳ chưởng là ai?
- Là em đó!
- Tại sao?
- Trung Huê Kỳ chưởng là trà ngon. Anh đặt lại cho em tên đẹp. Em không phải là trà hàng rào, trà Huế mà trà Trung Huê Kỳ chưởng!
- Tôi không phải người Tàu.
- Không phải người Tàu nhưng tên Tàu. Nhiều người đàn bà Việt lấy cả chồng Tàu nữa kia ! Nhưng vẫn tối chớ có sao đâu!
Câu nói của Ẩn làm bé Trà suy nghĩ: Ờ phải, má với Dượng.
- Trà chên Tàu rồi sẽ lấy chồng Tàu cho mà coi!
Trà đập vai Ẩn, rồi sẵn cái sàng, quơ luôn, đuổi Ẩn chạy mịt mù.
Khi dừng lại thì hai đứa thở hò he trưóoc cây dạ Ẩn vừa nói đứt quãng vừa trỏ cây da rỗng ruột:
- Nhà tui nè!
Trà ngơ ngác:
- Nhà đâu?
- Cái bọng cây da đó!
- Nhà gì kỳ vẩy.
- Sao kỷ.
- Không có nóc, không có cửa!
- Vậy mà mưa không ướt , ăn trộm không vô được.
- Nhà trống lỗng có gà mà ăn trộm thèm vô.
- Em vô thử coi ! Mát lắm !
- Bộ anh ở trong đó sao?
- Vậy chớ ở đâu? Anh đâu có dám về nhà.
- Sao vậy?
- Nói nghe đừng cười nghen ! Anh đang đi học, một bữa có thằng rủ anh trốn lớp đi chơi. Anh theo nó được vài ngày, thấy sướng hơn đi học, rồi bỏ trường luôn. Về ổng đánh cho mà bỏ mùa. Anh có bà dì ghẻ. Bả cũng không ưa anh. Ba anh đánh thì bả cũng hùa heo đập tiếp. Một lần ổng đi vắng, bả đánh anh, anh đánh lại. Ổng về ổng phện anh một trận thừa sống thiếu chết. Anh đi luôn. Ở đây vậy mà khoẻ lắm Trà à ! Trà hổng tin ở thử vài ngày coi.
- Rồi cơm đâu mà ăn?
- Ở đây có chùa. Ở đầu hẻm có quán Cà-ri nị. Trà thấy mấy anh Bảy ăn cơm chưa? Vui lắm ! Bữa nào lại coi. Họ vô quán toàn ăn bốc, không xài đũa. Họ vò lọn cơm rồi thảy vô miệng lủm lủm.
- Anh có ăn chưa?
- Ăn hoài chớ sao không? Người ta ăn xong bỏ đi mình vô ăn giùm. Cà-ri nị cay xé miệng. Nhưng riết rồi cũng quen. Bữa nào họ không cho thì mình vô Chùa xin. Muốn được ông Từ cho nhiều cơm và thịt , mình phải có mưu (mưu gỉ) Mình vô chùa xá xá con bò vài cái và lấy tay rờ đít nó rồi quệt lên trán mình.
- Làm gì kỳ vậy?
- Mấy anh Bảy chị Bảý thờ đạo này xứt... bò nên mình bắt chước họ để kiếm cơm chớ đâu phải mình thờ bò như họ. Trà mỏi chân hôn? Ngồi trên cái rễ cây kìa. Hồi nãy chạy qua trước cửa chùa Trà có thấy gì không?... Họ cắm cờ xanh cờ vàng trên nóc chùa. Họ đốt nhang vô số cắm chung quanh con bò. Tối nay sẽ có khách tới đông lắm. Trà muốn xin cơm không? Đi !
Thằng Ẩn nắm tay lôi Trà trở ra chùa. Chợt thấy Trà buồn rời rợi, Ẩn hỏi:
- Bộ Trà không muốn đi hả /.
Trà lắc :
- Tôi phải về nhà. Xe chạy lâu rồi mà Trà chưa về má đánh.
- Má ghẻ như má tôi hả?
- Không, má ruột !
- Trà cứ nói là bánh ế nên ở trể chớ gì.
Trà ngơ ngác trước câu nói của Ẩn. Từ bé đến lớn Trà chưa hề nói láo. Bây giờ nghe Ẩn bảo, Trà mới vỡ lẽ ra. Mỗi lần về trễ , muốn khỏi bị đòn thì cứ nói láo. Chỉ có vậy mà cũng không biết. Ẩn còn bày trò thêm :
- Mấy thằng lâu la ở đây nói láo rất tài. Tụi nó vô chùa xin cơm. Muốn ông Từ thương chúng ôm bụng kêu đói quá. Thế là ông Từ cho liền. Ra ngoài sân ga chúng giả bộ đói, chen lấn vô đám khách xin tiền rồi móc túi người tạ Có thằng xách wa ly mướn cho ông già rồi chạy luôn. Ông già kêu lạ Mã tà tới thì nó đã lủi mất rồi. Có đứa bị bắt nhưng khi được thả ra cũng làm nữa.
Trà càng ngơ ngác. Lần đầu tiên Trà nghe những chuyện như vậy.
Một bữa sáng như thường lệ Ẩn ra ga, bỗng gặp bé Trà đang na sàng bánh nặng nề leo lên toa xe. Ẩn bèn bưng giúp bé rồi nắm tay lôi bé lên. Hai đứa quen nhau từ đó. Và cũng từ đó Ẩn thường ra sân ga đứng đón Trà.
Mỗi lần thấy Trà xa thì Ẩn chạy tới bưng giúp rồi đưa lên toa xe luôn. Nếu xe chưa tới thì Ần đi quanh sân bán tiếp với Trà. Bữa nào Trà tới trễ thì Ẩn sốt ruột ngóng.