Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Bài Viết >> Điều tra nông dân Trung Quốc

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 8614 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Điều tra nông dân Trung Quốc
Trần Quế Đệ, Xuân Đào

Chương 11

47. “Tin tức” đến muộn
Thế trận phát động tuyên truyền chưa từng có trên lịch sử An Huy đã xuất hiện trong thời gian ngắn nhất.
Tỉnh ủy, ủy ban tỉnh công bố “Thư gửi đông đảo quần chúng nông dân trong toàn tỉnh” cho 13 triệu nông hộ, dán “Thông tri về triển khai cải cách thuế phí nông thôn” ở 35 vạn thôn và cụm dân cư, chính sách của đảng nhanh chóng đi vào từng hộ gia đình.
Tiếp theo sau, Tỉnh ủy điều động 365 cán bộ ở các cơ quan, ban ngành, tổ chức làm 85 nhóm đôn đốc kiểm tra, đi khắp hang cùng ngõ hẻm tuyên truyền ý nghĩa của cải cách thuế phí, giải thích chính sách cải cách thuế phí, đôn đốc kiểm tra tình hình các nơi thực hiện cải cách thuế phí.
Phương án thí điểm cải cách lấy tỉnh làm đơn vị thực hiện ở An Huy lần này là do Tổ công tác cải cách thuế phí nông thôn Quốc vụ viện xác định. Quy nạp lại, đại thể có bốn câu: ba bãi bỏ, một bãi bỏ từng bước, hai điều chỉnh và một cải cách. Nội dung cụ thể là: bãi bỏ phí thu ngân sách xã hiện hành, trưng thu theo tỉ lệ nhất định thu nhập ròng bình quân đầu người của nông dân năm trước, bãi bỏ phí sự nghiệp hành chính chuyên trưng thu của nông dân nhằm huy động vốn cho giáo dục nông thôn v.v… và gây quỹ, huy động vốn có tính chính quyền, bãi bỏ thuế sát sinh; trong thời gian ba năm, từng bước giảm bớt cho đến bãi bỏ hoàn toàn công lao động tích lũy và công lao động nghĩa vụ qui định thống nhất; điều chỉnh thuế nông nghiệp, điều chỉnh chính sách thuế đặc sản nông nghiệp; cải cách biện pháp sử dụng phần thu trích để lại cho thôn.
Phương án này nói nôm na là “phí đổi thành thuế”. “Ngân sách xã” trước đây, tức là tiền thu năm loại phụ phí sự nghiệp giáo dục nông thôn trong kinh phí xây dựng trường học hai cấp xã, thôn, phí sinh đẻ có kế hoạch, thăm hỏi gia đình chính sách, huấn luyện dân quân và phí xây dựng đường sá nông thôn v.v… do xã chi phối, sau cải cách được đưa vào thuế nông nghiệp, các khoản thu ngân sách xã bị bãi bỏ; “tiền trích lại cho thôn” trước đây tức là số tiền của ba khoản phí quản lý, vốn công ích, vốn tích lũy chung do cấp thôn chi phối, sau cải cách loại bỏ vốn tích chung trong đó, do dân cư trong thôn gom góp theo biện pháp “bàn từng việc một”, còn phí quản lý và vốn công ích đều đổi thành phần thu thêm của thuế nông nghiệp.
Để tiện cho đông đảo nông dân dễ hiểu, dễ nhớ, lại có thể khái quát thành tám chữ: “Một chính, một phụ, bàn từng việc một”. “Chính” tức là thuế chính thức của thuế nông nghiệp, “phụ” là chỉ phần thu thêm của thuế nông nghiệp; qui định tỉ lệ phần thu thêm của thuế nông nghiệp không được quá 20% phần chính thức của thuế nông nghiệp. Tiền vốn cần cho thôn xây dựng sự nghiệp công ích sản xuất tập thể thì thực hành “bàn từng việc một”, đều do đại hội cư dân nông thôn bàn bạc quyết định và qui định khoản tiền này mỗi năm mỗi người không được quá 15 NDT.
Phải nói rằng, phương án cải cách lần này ra đời lấy giảm nhẹ đóng góp của nông dân làm mục tiêu hàng đầu, đã đưa tuyệt đại bộ phận các khoản trong “ngân sách và trích để lại” thuộc thu phí có tính hành chính sự nghiệp trước đây vào quĩ đạo thu thuế, cải cách “phí” thành “thuế nông nghiệp” hoặc “phần thu thêm của thuế nông nghiệp”, điều đó làm cho hành vi hành chính chung chung trước đây mang tính chất thu thuế theo luật pháp, những việc thu phí bừa bãi, phân bổ bừa bãi, huy động vốn bừa bãi đều mất tính hợp pháp, nông dân nộp hay không nộp, không phải là tuân theo hay không tuân theo pháp luật, vì vậy có thể cương quyết dứt khoát không nộp. Hơn nữa, thế trận tuyên truyền chưa từng có lần này, trên dưới đều thúc đẩy mạnh mẽ, buộc cán bộ xã thôn cần phải làm việc theo luật pháp, điều đó đã tạo ra môi trường xã hội tốt đẹp cho việc giảm nhẹ đóng góp của nông dân.
Để bảo đảm công tác thí điểm cải cách tiến hành thuận lợi, Ủy ban thường Hội đồng nhân dân tỉnh An Huy cùng ra tay hành động với nhiệt tình và trách nhiệm rất cao, họ tiến hành rà soát lại một lượt toàn diện và triệt để những pháp qui có tính địa phương đã chế định hoặc phê chuẩn trước đây. Họ nhất loạt sửa đổi lại hoặc tuyên bố dứt khoát bãi bỏ các loại qui định không nhất trí với tinh thần cải cách thuế hoặc không phù hợp với chính sách giảm nhẹ đóng góp của nông dân từ khi cải cách mở cửa đến nay.
Văn phòng tổ lãnh đạo cải cách thuế phí nông thôn tỉnh, Văn phòng tổ lãnh đạo giám sát quản lý đóng góp của nông dân tỉnh và Văn phòng các vụ án nông dân tỉnh, cả ba Văn phòng này cùng nhau viết “Thư gửi các bạn nông dân toàn tỉnh”. Tuyên truyền tỉ mỉ thuế nông nghiệp và thuế đặc sản nông nghiệp, phần thu thêm thuế nông nghiệp, cho đến “bàn từng việc một” để đóng góp tiền và chính sách cải cách “hai công lao động”, đồng thời công khai từng điểm một nội dung thu phí có tính hành chính liên quan đến nông dân. Cuối cùng họ giới hạn phạm vi cho phép thu phí trong mười khoản thu phí trường tiểu học, phí sinh đẻ có kế hoạch, phí trông coi máy móc nông nghiệp, phí đăng ký kết hôn, phí xây nhà v.v… Con số thu phí mỗi khoản cũng đều qui định rất cụ thể. Ví như xây nhà, ngoài thu phí làm giấy tờ chứng nhận cho phép làm nhà là 5 NDT ra, tất cả các phí hành chính sự nghiệp đối với nông dân làm nhà còn lại đều bãi bỏ; ví như đăng ký kết hôn, chỉ cho phép thu phí làm giấy tờ đăng kí kết hôn cho nông dân, đồng thời qui định phí làm giấy tờ đăng ký kết hôn loại giấy thường là 2 NDT, loại giấy bóng là 9 NDT, nông dân sử dụng loại giấy thường hay giấy bóng đều do đương sự tự lựa chọn, không được yêu cầu cứng nhắc, ngoài ra không cho phép thu tiền bảo hiểm, tiền đặt cọc, và thu bất cứ phí nào khác, càng không được ép mua các loại dịch vụ như quà tặng, tài liệu tuyên truyền; chụp ảnh cưới v.v…
Trong “Thư gửi các bạn nông dân toàn tỉnh”, ba cơ quan quyền uy còn lần lượt công khai điện thoại của mình để cho nông dân yên tâm đã có bùa hộ mệnh.
Chính sách ưu ái nông dân đó, chẳng phải nói, rất nhanh được đông đảo nông dân nhiệt liệt hoan nghênh. Họ nghe hiểu, làm rõ, biết quyền lợi của mình có và cách thức bảo vệ những quyền loại đó, cho nên ai cũng vỗ tay hoan hô, đi báo cho nhau.
Chúng tôi đến thăm ông Nghiêm Hùng Xương, một trong những người đi đầu “khoán lớn” năm xưa ở thôn Tiểu Cương huyện Phụng Dương, khi hỏi những thay đổi của cải cách thuế phí mang lại cho nông dân, ông phấn khởi nói, năm ấy đối với Tiểu Cương là một năm gay go, khi gieo hạt vụ xuân thì gặp hạn hán, khi thu hoạch vụ thu thì gặp lũ lụt, có nơi mất trắng, may mà thực hiện cải cách thuế phí, đóng góp của bà con giảm gần 1/3, nếu không thì thật không biết mọi người sẽ sống ra sao.
Trước khi tỉnh An Huy là tỉnh thí điểm, khi Hồi Lương Ngọc còn làm tỉnh trưởng, trên cơ sở tiến hành thí điểm cải cách ở vùng Phụ Dương trước tiên, An Huy phát triển đến hơn 20 huyện thị ở vùng dọc sông Hoài, bây giờ phạm vi cải cách của những huyện thị đó mở rộng hơn, nội dung cũng phong phú hơn. Trong đó, cải cách của huyện Hoài Viễn được cấp cao khẳng định.
Trước kia, 26 xã trấn của huyện Hoài Viễn, tuyệt đại đa số xảy ra chuyện kéo nhau đi khiếu kiện vì nông dân đóng góp quá nặng, năm 1998 xảy ra 289 vụ (lượt) được gọi là “huyện lớn số một đi khiếu kiện của An Huy”. Đến năm 1999, toàn huyện bắt đầu thực hiện thí điểm cải cách, việc đi khiếu kiện vì đóng góp của nông dân giảm xuống chỉ có 5 vụ (lượt). Lần thí điểm này, gọi là cải cách vòng hai của huyện Hoài Viễn, hiệu quả của giảm nhẹ đóng góp càng rõ rệt hơn.
Vào buổi sáng ngày 21 tháng 9 năm 2000; một phóng viên của báo “Nam Phương cuối tuần” đi vào xóm dân cư thôn Tống Trang thị trấn Bao Tập huyện Hoàn Viễn, gặp Tống Gia Toàn 37 tuổi đang sàng sảy hạt vừng trong sân nhà. Tuy năm đó Tống Trang cũng như thôn Tiểu Cương huyện Phụng Dương đều gặp xuân hạn thu úng, thu hoạch thấp hơn năm trước, nhưng xem ra Tống Gia Toàn râu ria lồm xồm, lòng vẫn vui.
Nhà họ Tống có 4 người, kinh doanh bốn mẫu rưỡi đất, nửa năm đầu họ trồng toàn lúa mì, sau vụ hè họ trồng hai mẫu lạc, hai mẫu ngô, còn trồng xen kẽ một số hạt bông và vừng. Sản lượng mỗi mẫu lúa mì khoảng 325 kg, tổng cộng thu được 1.300 kg, theo giá thu mua 106 NDT, 100 kg thì được 1.378 NDT; hai mẫu lạc 500 kg, khoảng 1.000 NDT; hai mẫu ngô 550 kg, được khoảng 500 NDT. Thu nhập ròng làm ruộng cả năm của gia đình anh khoảng 2.320 NDT. Đầu tháng 6, trên giấy báo nộp thuế của Tống Gia Toàn nhận được ghi rất rõ: Căn cứ vào diện tích canh tác của gia đình ông, sản lượng tính thuế, thuế suất và giá thu mua lương thực năm nay, phải nộp thuế nông nghiệp 178,87 NDT, phần thu thêm thuế nông nghiệp 35,77 NDT, hai khoản cộng lại tất cả là 214,64 NDT, sự nghiệp công ích trong thôn “bàn từng việc một” theo qui định nhiều nhất không quá 15 NDT, có nghĩa là đưa “một chính, một phụ, bàn từng việt một” của cải cách thuế phí lần này lên bàn toán, không đến 220 NDT. Bãi bỏ khoản thu ngân sách; thuế đặc sản nông nghiệp cũng thu theo nguyên tắc “không thu trùng lặp, chỉ có thấp chứ không cao”, ngoài ra, Tống Gia Toàn theo chính sách có quyền không nộp bất cứ thuế phí nào khác nữa, vì thế anh rất phấn khởi nộp lương nộp thuế đúng thời hạn, nhẹ nhõm cả người.
Anh nói với phóng viên, nếu ở mấy năm trước, thuế này phí kia lộn tùng phèo do trấn, xã, thôn đặt ra, thì nhà anh ta có 4 người phải nộp đến 600 NDT, đại đa số các khoản thu đều chưa nghe nói, một nông dân như anh làm thế nào biết được cái nào thật cái nào giả? Người ta không thể nào chịu đựng nổi.
Ông Chu Hưng Niên, trấn trưởng Bao Tập cũng nói khi tiếp phóng viên: “đóng góp của nhà Tống Gia Toàn từ 600 NDT giảm xuống còn 212 NDT, không chỉ giảm bớt số lượng, mà còn là sự thay đổi về chất”. Trước đây thu phí bằng thủ đoạn hành chính vô trật tự, bây giờ thu thuế theo luật pháp, nông dân dễ giám sát, thu phí bừa bãi thì không có danh mục và biên lai, chỉ cần nghiêm chỉnh chấp hành thì có thể giảm nhẹ về căn bản đóng góp của nông dân.
Sau một trận mưa lạnh tháng chạp năm 2001, chúng tôi cũng đến trấn Bao Tập này, được gặp trấn trưởng Chu Hưng Niên. Ông là người xã Mai Kiều huyện này, làm giáo viên dân lập sáu năm, năm 1984 lúc 25 tuổi bắt đầu làm Phó xã trưởng, về sau lần lượt làm lãnh đạo ở bốn xã trấn, 17 năm liền. Khi chúng tôi gặp ông, ông đang thư thả ngồi trên xa lông của văn phòng uống trà, và xem giấy tờ ở trên gửi xuống. Nhắc đến giảm nhẹ đóng góp, hỏi đến cải cách thuế phí, ông phấn khởi nói như cái máy. Ông nói, sắp đến hết năm rồi, trước đây, gặp phải lúc này ai còn dám ngồi ở đây thanh thản uống trà, càng gần cuối năm càng bận, đến tận từng nhà thúc giục đóng thuế nộp lương! Đã mỏi cả chân, còn dễ xảy ra va chạm với nông dân, thậm chí có lúc muốn thuê “đội thu lương thực” đi thu cũng không xong, khi cần thiết còn phải nhờ đồn công an đến dọa. Bây giờ tốt rồi, đã cởi trói cho cán bộ xã thôn rồi, nông dân cũng không còn lo “đội thu lương thực” hò hét gõ cửa bê thóc, bê tủ, bắt trâu bò. Nông dân làm tốt việc đồng áng, cán bộ cũng rảnh tay làm một việc thiết thực cho nông dân.
Hôm chúng tôi đến cũng là ngày làm việc đầu tiên của đồng chí Hà Vân, Bí thư đảng ủy trấn Bao Tập vừa điều động từ Thường Văn về, hai người kể cho chúng tôi nghe một giai thoại của Phó Thủ tướng Ôn Gia Bảo đi điều tra nghiên cứu ở Hoài Viễn.
Ngày 12 tháng 4 năm 2000, An Huy theo bố trí của Trung ương tiến hành toàn diện cải cách thuế phí trong toàn tỉnh mới được hơn một tháng, Ôn Gia Bảo chẳng ngại bụi đường vất vả đến đây, muốn đến huyện Hoài Viễn “huyện lớn” số một đi khiếu kiện của An Huy để xem ra sao. Mặc dù Ôn Gia Bảo đến đột ngột, đảng ủy và chính quyền địa phương vẫn bố trí chu đáo. Chiều hôm đó, xe xuất phát từ trấn Phong Phụ trên đường sắt Bắc Kinh - Triết Giang, đi qua ngã tư bên sông Oa rẽ vào đường cái của trấn Bao Tập huyện Hoài Viễn. Nhìn thấy sắp đến Bao Tập, xe của Ôn Gia Bảo cố ý lùi lại sau, rồi bất thình lình quay đầu xe, rời đường ô tô chạy thẳng đến thôn Thường Hồ, xã Phì Hà không hề sắp xếp. Đồng chí muốn “kiểm tra đột xuất” tình hình tiến hành cải cách thuế phí nông thôn.
Sau khi điều tra tỉ mỉ ở thôn Thường Hồ, xã Phì Hà, Ôn Gia Bảo cảm thấy quả thật rất tốt, sau đó cho xe trở lại đường ô tô. Ai ngờ, xe chạy chẳng bao xa, Ôn Gia Bảo phát hiện một bên đường ô tô có một con đường đất đơn sơ, đồng chí bảo lái xe rẽ ngoặt rồi đi thẳng đến xóm dân cư thôn Tống Tranh, thôn Lâm Trang mà phóng viên “Nam phương cuối tuần” đã đến.
Có lẽ vì làm 17 năm ở ngành địa chất cơ sở, quanh năm suốt tháng trèo đèo lội suối, đã tôi luyện đôi bàn chân chắc nịch, có lẽ sau khi ngồi ở vị trí cao vẫn thường xuyên đi sâu vào tuyến đầu, tinh thần sức lực của Ôn Gia Bảo rất dồi dào, đi bộ quen chân, thoắt đi vào thôn như người khách quen ở đây, nhiệt tình vẫy chào, thình lình dừng lại hỏi chuyện với dân làng, rồi đi vào hết nhà này sang nhà khác, đồng chí muốn tận mắt nhìn sự thật.
Nói đến tình hình bồi đồng Ôn Gia Bảo, Hà Vân bỗng nghiêm sắc mặt. Đồng chí nói, ngày 13 tháng 4, huyện vốn sắp xếp Ôn Gia Bảo đi trấn Thường Phần, khi xe đến Vương Trang, Ôn Gia Bảo bỗng bảo “dừng xe lại”, xe vừa đỗ lại, đồng chí nhảy ra khỏi xe, đi băng băng. Lúc đó Hà Vân vẫn còn làm Bí thư thị trấn Thường Phần, để đuổi kịp Ôn Gia Bảo, tất nhiên phải chạy mệt vã mồ hôi.
Phải nói rằng, Thường Phần ở huyện Hoài Viễn là một xã, trấn khá sung túc, Ôn Gia Bảo vào thôn Vương Trang, thấy nhà ai xấu xí thì vào nhà ấy, thấy ai mặc xoàng xĩnh thì tìm người ấy điều tra. Cuộc tọa đàm ở trấn chuẩn bị trước bị bỏ nhỡ, Ôn Gia Bảo lại mở một cuộc họp nông dân tâm sự do đồng chí đích thân chủ trì ở thôn Vương Trang. Đồng chí để mọi người nói thoải mái, cứ nói thật, nói thẳng.
Kết quả của cuộc điều tra nghiên cứu làm đồng chí rất hài lòng. Đồng chí tin chắc cải cách thuế phí nông thôn thực sự làm cho đóng góp của nông dân huyện lớn sản xuất lương thực, huyện lớn đi khiếu kiện này đang được giảm nhẹ.
Năm đầu tiên tiến hành toàn diện cải cách thuế phí nông thôn, Sở thanh tra tỉnh An Huy tiến hành một cuộc kiểm tra nghiêm túc đối với tình hình cải cách thuế phí năm 2000 ở 85 xã (trấn) của 17 thành phố trực thuộc và 62 huyện (thành phố, địa khu)trong toàn tỉnh. Kết quả cho thấy, đóng góp bình quân đầu người của những xã, trấn này đã từ 123,98 NDT giảm xuống còn 83,14 NDT, giảm được 48,84 NDT so với trước khi cải cách, đóng góp của nông dân giảm nhẹ rõ rệt.
Bí thư Tỉnh ủy Vương Thái Hoa khi trả lời phỏng vấn nói: “công tác thí điểm cải cách thuế phí nông thôn xét trên tổng thể tiến triển tương đối thuận lợi. Trước hết cải cách đã mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân. Qua tính toán, sau cải cách, thuế nông nghiệp, thuế đặc sản nông nghiệp và phần thu thêm tổng cộng 3,661 tỷ NDT, giảm bớt 1,164 tỷ NDT so với trước cải cách. Cộng thêm bãi bỏ thuế sát sinh và huy động vốn cho giáo dục nông thôn, tổng số đóng góp thuế phí của nông dân giảm bớt 1,690 tỷ NDT, mức giảm là 31%. Đồng thời, chính quyền tỉnh bãi bỏ các loại thu phí, huy động vốn, quĩ hành chính và 50 khoản đạt tiêu chuẩn nhằm vào nông dân. Ba loạn cơ bản được ngăn chặn có hiệu quả”.
Ngày 5 tháng 8 năm 2000 công nguyên, vào một tối thứ bảy, trong chương trình “Tin tức tổng hợp” vào giờ hoàng kim, Đài truyền hình Trung ương đưa tin tỉnh An Huy tiến hành cải cách thuế phí nông thôn. Đây rõ ràng không phải là lần đầu tiên phát “tin tức” này, mà nó đã cách nhau 5 tháng và ba ngày so với thời gian “Trung ương xác định lấy tỉnh làm đơn vị tiến hành thí điểm cải cách thuế phí nông thôn ở tỉnh An Huy”. Tất nhiên đó không phải là “sơ suất” của Đài truyền hình Trung ương, mà chỉ cơ thể cho thấy sự thận trọng và chú ý hiệu quả của cải cách lần này. Bởi vì lúc này thu hoạch vụ hè đã xong, công tác cải cách thuế phí nông thôn của tỉnh An Huy vào trận rộn ràng, đã nhìn thấy kết quả ban đầu.

48. Hai số “Tham khảo nội bộ”
Giảm nhẹ đóng góp của nông dân có nghĩa là tài chính của huyện xã thâm hụt lớn hơn. Làm thế nào để bù vào thâm hụt thu nhập tăng lên đột ngột này, bỗng chốc trở thành vấn đề hết sức cấp bách phải giải quyết gấp.
Lấy huyện Thái Hòa tiến hành thí điểm cải cách thuế phí sớm nhất làm dẫn chứng, thâm hụt thu nhập năm 2000 khi tiến hành cải cách thuế phí nông thôn này đã lên đến 97,36 triệu NDT, thiếu gần 100 triệu NDT.
Tiền đã không đủ chi thì hoặc là tăng thu, hoặc là giảm chi. Trung ương tỉnh năm lần bảy lượt chỉ thị “phải bảo đảm đóng góp của nông dân hạ thấp thiết thực, không cho tái diễn”, chủ tâm khai thác lại nguồn quan trọng này từ nông dân đã bị vít lối. Cơm không đủ ăn chỉ còn biện pháp hữu hiệu nhất là giảm bớt người ăn cơm. Năm năm về trước, khi bắt đầu làm thí điểm cải cách thuế phí, huyện Thái Hòa đã tinh giản một số đông người, thâm hụt bây giờ còn lớn hơn bất cứ lúc nào, chỉ có cho nghỉ việc tất cả nhân viên hợp đồng ngoài biên chế vì thế tinh giảm tất cả nhân viên thừa biên chế, trong xã, trấn. Những việc này ngày thường không hạ nổi quyết tâm, cũng không ra tay nổi, bây giờ không có lựa chọn nào khác phải đưa lên chương trình nghị sự.
Nhưng ngay cả khi cho thôi việc những nhân viên hợp đồng ngoài biên chế và tinh giản nhân viên thừa biên chế vẫn chẳng làm được, cũng phải xem xét kỹ đối với nhân viên trong biên chế, có người không thể không khuyên họ nghỉ vì bệnh, hoặc về hưu sớm để rút bớt biên chế. Tất nhiên, ai nghỉ, ai không nghỉ, trong đó còn nhiều nhân tố phức tạp cảm tình cá nhân, hoàn cảnh gia đình v.v… phải xem xét, nhưng cố gắng hết sức để thu hẹp số người ăn cơm vua đã không thể trì hoãn được nữa.
Sau khi giảm bớt số người ăn cơm, còn phải sống khắc khổ. Đảng ủy, chính quyền huyện Thái Hòa sau đó lại đưa ra khẩu hiệu “đặt đũa xuống, cho xe nghỉ, đóng máy lại”, đồng thời đưa ra một loạt qui định chế độ tương ứng như “chế độ bố trí sử dụng xe con” “chế độ tiếp khách” v.v… Ban lãnh đạo của huyện đã thế thì ô tô con của cán bộ xã, trấn cũng đành phải chuyển sang xe đạp, và đều ăn trưa ở nhà ăn, cấp thôn bãi bỏ chi phí chiêu đãi… Toàn bộ số tiền đều trước hết phải dùng để trả lương, trong trường hợp không thể bảo đảm phát lương bình thường, thì nhất loạt ngừng mọi chi tiêu khác.
Những cán bộ xã trấn quen sống thoải mái phóng khoáng, trong lòng bực bội đối với cuộc sống khắc khổ thiếu muối, thiếu dầu hiện nay, cũng là điều rất tự nhiên. Vì vậy, mặc dù quyết tâm của Trung ương và tỉnh trong cải cách thuế phí nông thôn lần này đều rất lớn, tuyệt đại đa số địa phương quả thực cũng làm được những điều đã cấm, nhưng bao giờ cũng có những địa phương tức là làm theo cách của ta, trên có chính sách, dưới có đối sách.
Trong đó tính chất tồi tệ nhất, ảnh hưởng chính trị rất xấu, phải kể đến sự kiện trấn Trình Trang huyện Đảng Sơn.
Huyện Đảng Sơn thực ra trong huyện không có núi, nhưng ở gần huyện bên cạnh có một quả núi Đảng Sơn, thời Tam Quốc đã từng là nơi Lưu Bị ẩn náu lánh nạn, có lẽ từ đó mà có tên huyện Đảng Sơn. Nó ở vào dòng chảy cũ con sông Hoàng vùng cực Bắc An Huy, xưa nay sản xuất lê giòn nổi tiếng thiên hạ, nhưng bao nhiêu năm nay, nông dân trấn Trình Trang trồng lê không được giàu có rủng rỉnh, chỉ vì nông dân ở đây đóng góp rất nặng… Chỉ trong ba năm từ 1997 đến năm 1999, các loại thuế phí bình quân đầu người nông dân Trình Trang đóng góp lần lượt chiếm đến 11,9%, 11,4% và 13,24% của thu nhập ròng bình quân đầu người năm trước, tỉ lệ đó vượt quá xa “giới hạn” 5% của Trung ương qui định!
Người Trình Trang hàng năm thu hoạch lê ngọt, vất vả quanh năm, nhưng thu về hình như chỉ có chua xót và đau lòng.
Năm 2000, theo phương án thực thi cải cách thuế phí nông thôn của huyện đặt ra, nông dân thị trấn Trình Trang đóng góp bình quân đầu người 16,7 NDT, trong chấp hành thực tế, trấn lại bất chấp qui định của Trung ương và tỉnh về nghiêm cấm tăng thêm đóng góp của nông dân ngoài qui định, căn bản không động não tính toán về mặt tăng thu giảm chi, làm chút ít việc phù hợp với cải cách này mà là tất cả làm như cũ, lấy chi để định thu, tự ý tăng thêm 1.550.600 NDT, bình quân đầu người tăng thêm 36,12 NDT. Trong quá trình trưng thu, không những vi phạm qui định, phân bổ bình quân theo mẫu, mà còn không lên bảng công khai, cũng không phát giấy báo nộp thuế, càng không viết biên lai nộp thuế, vẫn làm bừa bãi.
Cái hay là tính minh bạch của cuộc thí điểm lần này ở An Huy rất cao, tất cả phương châm chính sách của đảng đều trực tiếp gặp mặt đông đảo nông dân, không nói đến “Thư gửi đông đảo quần chúng nông dân toàn tỉnh” của đảng và chính quyền tỉnh in phát đến từng hộ gia đình, mà ngay cả “Thông tư về triển khai cải cách thuế phí nông thôn” cũng dán khắp mọi nơi, nhưng cách làm đó của đảng ủy, chính quyền Trình Trang không nhất trí với tinh thần nói trên, rất nhiều nông dân hăng hái đứng lên phản đối tẩy chay.
Bí thư đảng ủy trấn Bành Gia Lương cũng là một nhân vật khác thường, ông thấy quần chúng cự tuyệt chấp hành quyết định của thị trấn, ông nhận định nông dân mắc tội làm loạn, liền quyết định cho mọi người biết tay. Vì thế, “Trường chính trị tư tưởng” do ông đề nghị và được hội nghị liên tịch đảng và chính quyền trấn thông qua chính thức khai giảng, họ tập trung nông dân không kịp thời nộp thuế phí đủ số tiến hành “giáo dục”. Bí thư đảng ủy trấn Bành Gia Lương đích thân giữ chức hiệu trưởng danh dự, trấn trưởng Phó Chính Dũng làm hiệu trưởng, những người phụ trách đảng chính quyền có liên quan khác đều lần lượt giữ chức Phó hiệu trưởng.
Thời gian yêu cầu, hoàn thành nhiệm vụ nộp thuế xác định là cuối tháng sáu, lúc này đối với người trồng lê chính là ngày “giáp hạt”, vì lê giòn phải đợi đến hạ tuần tháng tám mới lục tục ra chợ, không bán lê thì nông dân trồng lê lấy đâu ra tiền? Đi vay lãi suất cao, rất nhiều người không trả nổi. Như vậy đến tháng bảy, những người không trả nổi đủ số thì cán bộ thôn cung cấp danh sách, nhà trường đến tận nhà cưỡng bức dẫn đi. Ai đến trường trước hết phải rút hầu bao trả “tiền ô tô” từ 50 đến 100 NDT, sau đó mỗi người mỗi ngày 20 NDT tiền ăn và tiền ở?
Bước vào Trường chính trị tư tưởng của thị trấn lập ra, nông dân trồng lê đừng hy vọng còn có tự do thân thể. Lúc đó vào đúng ngày hè nắng gắt, ngồi lỳ trong nhà không làm gì cũng đổ mồ hôi ướt áo, thế mà nhà trường xua mọi người như xua vịt ra bãi tập để phơi nắng, còn bắt mọi người chạy một vòng tròn, ai chạy chậm bị mắng, thậm chí bị phạt. Điều làm người ta không chịu nổi nhất là tập trung tất cả mọi người lại, ra lệnh cho cha con, anh em lấy tay vả vào mặt nhau, phải vả thật sự, và vả thành tiếng, không kêu không tính, mỗi lần qui định là 30 cái. Một lát sau, ruột thịt tương tàn, tiếng bàn tay vả vảo mặt người vang lên inh ỏi.
Đã bước vào thế kỷ 21 rồi, hành động dã man cưỡng bức thu thuế vô nhân đạo như thế, tất nhiên gây nên phản đối mạnh mẽ của nông dân thị trấn Trình Trang. Một người hô, trăm người hưởng ứng, một đội ngũ đi khiếu kiện thề chết không quay đầu, ngồi lên mấy chiếc máy kéo đến thẳng tỉnh lỵ, trên 400 km.
Việc này lập tức làm giật mình đảng bộ, chính quyền tỉnh An Huy. Ủy viên thường vụ, tỉnh ủy Phó tỉnh trưởng Trương Bình vội vàng đánh xe đi gặp đoàn người khiếu kiện ở Tào Yêm huyện Trường Phong cách Hợp Phì 89 km. Ông nhẫn nại nghe mọi người tố cáo. Bản thân ông là người huyện Tiêu, giáp huyện Đảng Sơn, rất hiểu rõ nông dân vùng Tiêu Đảng, ông biết sâu sắc con cháu dòng chảy cũ sông Hoàng cần cù chất phác, không bị buộc đến bước đường cùng, thì quyết sẽ không gây chuyện động trời như vậy.
Trương Bình thành khẩn nói: “Xin mọi người hãy về đi, không cần phải đến Hợp Phì nữa, ngày mai tôi cử người đến Trình Trang điều tra”. Ông lớn tiếng hứa với mọi người “Hãy tin tưởng tôi, việc này nhất định phải xử lý tốt”.
Ngày hôm sau, một đoàn năm người do Trợ lý chủ nhiệm ban nông nghiệp tỉnh Hứa Vũ dẫn đầu từ tỉnh lỵ Hợp Phì về huyện lỵ Đảng Sơn cách trên mấy trăm cây số. Trước tiên, họ gặp Bí thư huyện ủy Mã Tuấn tìm hiểu tình hình, không ngờ Mã Tuấn nói rất tùy tiện: “Nhân dân ở địa phương đó luôn luôn không chăm lo sản xuất, cứ đi kiện tụng”.
Hứa Vũ nghe qua biết vị bí thư huyện ủy này quá trẻ, đến lúc này vẫn chưa rõ tính chất nghiêm trọng của sự kiện Trình Trang, bèn nói “Chúng tôi xuống xem sao”.
Mã Tuấn thấy đoàn cán bộ tỉnh nhất quyết phải xuống dưới điều tra nên ngăn cản khéo, nêu ra tính chất nguy hiểm khi đi xuống đó: “Các anh đi lúc này e rằng không thể bảo đảm an toàn tính mạng”.
Tất nhiên Hứa Vũ không tin. Theo kinh nghiệm của ông, chỉ cần để cho quần chúng nói ra và tôn trọng ý kiến của quần chúng, thì tuyệt đại đa số quần chúng vẫn thấu tình đạt lý; ngược lại, nếu một mực lẩn tránh mâu thuẫn, thậm chí coi quần chúng là mặt đối lập của mình, thì hỏng hết việc.
Đoàn Hứa Vũ không ở lại trên huyện, tiếp tục đi ngay xuống thị trấn.
Nông dân Trình Trang thấy tỉnh quả thật cử người về, tin tưởng lãnh đạo tỉnh nói lời giữ lời, mọi người như đèn cù náo nức kéo nhau đến đầu thôn, quì rạp trên đất chỉnh tề, mọi người trong đoàn cảm động đếu rơi nước mắt.
Hứa Vũ vội bảo mọi người đứng dậy, không nén nổi nghẹn ngào nói: “Tôi được Tỉnh ủy, chính quyền tỉnh cử về để nghe ý kiến của bà con”.
Qua báo cáo của Ban kinh tế nông nghiệp tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Vương Thái Hoa hiểu rõ sự thật của nông dân huyện Đảng Sơn đi khiếu kiện tập thể, tức giận nói: “Đối xử với quần chúng nông dân như vậy có còn là đảng cộng sản nữa không? Chúng ta cần đảng viên như thế để làm gì?” Đồng chí lập tức về Đảng Sơn, phải đích thân xử lý vụ “sự kiện Trình Trang” này.
Chẳng bao lâu, Ban kiểm tra kỷ luật của Tỉnh ủy An Huy, Sở giám sát tỉnh An Huy ra thông báo cho toàn tỉnh về tình hình điều tra xử lý sự kiện này. Thông báo nêu rõ, trấn Trình Trang huyện Đảng Sơn đã vi phạm nghiêm trọng chính sách cải cách thuế phí nông thôn của Trung ương, coi thường các chỉ thị của Tỉnh ủy, chính quyền, tự ý tăng thêm đóng góp của nông dân, đặc biệt là mở “Trường chính trị tư tưởng”, một biến tướng giam cầm tra tấn quần chúng, làm thiệt hại rất lớn lợi ích của quần chúng, xâm phạm tự do thân thể của quần chúng, bôi nhọ hình ảnh của đảng và nhà nước, phá hoại quan hệ giữa đảng với quần chúng, giữa cán bộ với quần chúng, gây nên ảnh hưởng chính trị rất xấu. Đối với hành vi tự làm theo ý mình, trên có chính sách, dưới có đối sách, vi phạm nghiêm trọng kỷ luật chính trị, coi thường nguyên tắc của đảng, xa rời tôn chỉ của đảng, gây hậu quả nghiêm trọng này quyết không thể nương nhẹ, cần phải xử lý nghiêm khắc.
Nghiên cứu quyết định: khai trừ đảng tịch của Bành Gia Lương, Bí thư đảng ủy trấn; cách chức trấn trưởng của Phó Chính Dũng và lưu đảng một năm để xem xét; xóa bỏ chức vụ trong đảng của Vương Pháp Châu, phó bí thư đảng ủy trấn; ghi kỷ luật hành chính đối với Phó trấn trưởng Mạnh Phàm Xương, Vương Nham; đồng thời cảnh cáo nghiêm khắc trong đảng và ghi kỷ luật xử lý hành chính đối với Bí thư huyện ủy Mã Tuấn và huyện trưởng Thẩm Cường, những người chịu trách nhiệm lãnh đạo! “Sự kiện Trình Trang” và việc điều tra xử lý nghiêm túc về sau đã gây chấn động rất mạnh trong nông thôn rộng lớn tỉnh An Huy lúc bấy giờ, gióng tiếng chuông cảnh tỉnh đinh tai cho cán bộ thôn xã bí quá hóa liều vì thâm hụt tài chính!
Thực ra bài học phản diện như huyện Đảng Sơn, vào năm đầu tiến hành thí điểm cải cách thuế phí ở tỉnh An Huy cũng không phải chỉ có vụ này. Bí thư Vương Thái Hoa khi trả lời phỏng vấn không hề lẩn tránh những vấn đề tồn tại trong công tác thí điểm. Đồng chí đặc biệt nêu rõ, do hệ thống giám sát chưa hoàn thiện, cá biệt có địa phương xảy ra hiện tượng cán bộ thôn xã đến từng nhà xúc lương thực, bê của cải, dẫn đến hiện tượng tranh chấp. Nói cụ thể là xã Quảng Đại huyện Lai An phía Đông tỉnh An Huy.
Huyện Lai An cũng là một trong những huyện của tỉnh An Huy triển khai công tác thí điểm cải cách
thuế phí khá sớm, việc tuyên truyền các chính sách chế độ không thể nói là không đến nơi đến chốn, thế nhưng những người phụ trách của xã Quảng Đại năm đó, vẫn dùng biện pháp cũ khi bố trí công tác trưng thu thuế phí nông nghiệp vụ hè. Tại hội nghị cán bộ hai cấp toàn xã, họ công khai động viên: “Đối với thiểu số hộ lằng nhằng, hộ trây ì, hộ hóc búa có tiền, có lương thực không chịu nộp, khi cần thiết vẫn phải áp dụng chính sách xúc”.
Lãnh đạo xã dám nói những lời như thế trước hội nghị, thì cái gan của cán bộ thôn có thể to bằng trời.
Lưu Xuân Quốc, một nông dân ở xã này vốn là người an phận thủ thường, trước đây năm nào cũng đều nộp thuế đủ số lượng, đúng thời hạn, tuy không chịu nổi đóng góp, nhưng không nói một câu, chỉ riêng năm toàn tỉnh khởi động công tác cải cách thuế phí bị hạn, Lưu Xuân Quốc một lúc không lấy đâu ra tiền mặt, cán bộ thôn cho rằng anh ta chống lại công tác cải cách thuế phí, thuộc về loại “hộ lằng nhằng, hộ trây ì, hộ hóc búa có tiền không chịu nộp”, vì thế dẫn một đám nhân viên thu thuế, la hét ầm ĩ cưỡng bức xúc lương thực, Lưu Xuân Quốc tức quá không chịu nổi, uống thuốc sâu, tự sát ngay tại chỗ.
Cải cách thuế phí cuối cùng đụng chạm đến lợi ích thiết thực trên mọi phương diện, mà lợi ích này không chỉ hình thành lâu dài, mà còn liên kết chặt chẽ với các quyền lực, vì vậy nhiệm vụ cải cách gian nan là điều dễ hiểu, hễ sơ ý một chút, một số địa phương sẽ đẻ ra lắm trò đủ kiểu tìm cách tăng thêm đóng góp của nông dân.
Xét thấy tình hình đó, Bí thư Tỉnh ủy Vương Thái Hoa nhấn mạnh ở mọi cuộc họp lớn nhỏ, yêu cầu các nơi trong tỉnh kiện toàn hơn nữa cơ chế giám sát nhiều mặt, quần chúng giám sát, pháp chế giám sát, dư luận giám sát v.v… Khơi thông kênh nông dân phản ánh vấn đề, nhanh chóng hình thành một hệ thống giám sát đóng góp của nông dân trên toàn phương vị, nhằm bảo đảm đóng góp của nông dân được kiểm soát nghiêm ngặt. Chỉ có như vậy, mới có thể nói được có thể bảo đảm ổn định lâu dài.
Câu chuyện xảy ra ở thôn Tam Thanh xã Long Đường huyện Phì Đông đã giải thích tốt nhất cho những lời nói đó của Vương Thái Hoa.
Một hôm, Ban biên tập báo “Tân An buổi chiều” có số lượng phát hành lớn nhất tỉnh An Huy, đột ngột nhận được bức thư của thôn Tam Thanh xã Long Đường huyện Phì Đông gửi đến với danh nghĩa “Toàn thể nhân dân trong thôn”. Trong thư viết: “Trung ương đảng, Quốc Vụ viện tiến hành thí điểm cải cách thuế phí nông thôn ở tỉnh chúng tôi, mục đích là giảm nhẹ đóng góp của nông dân, chúng tôi xin bày tỏ biết ơn và ủng hộ tự đáy lòng. Nhưng chúng tôi ở đây, khi chấp hành cụ thể chính sách cải cách thuế phí lại không xuất phát từ thực tế, qui định “sản lượng thường niên tính thuế” mỗi mẫu là 1.043 kg và giấy báo nộp thuế rất nhiều khoản “sản lượng thường niên tính thuế”, “thuế suất”, “tỉ suất thu thêm của thuế nông nghiệp” v.v… qui định phải ghi rõ thì đều để trống, chỉ có ghi chúng tôi phải nộp bao nhiêu tiền.
Nếu tính thuế theo sản lượng mỗi mẫu là 1.043 kg, thì đóng góp của nông dân chúng tôi không những không giảm bớt, ngược lại còn cao hơn nhiều so với năm ngoái, cuộc sống càng khó khăn hơn…”
Nhận được lá thư này của nông dân, lãnh đạo tòa báo rất coi trọng, lập tức cử Sử Thủ Cầm đi điều tra xác minh.
Sử Thủ Cầm chưa phải là phóng viên lâu năm, nhưng lại nổi bật trong đám phóng viên trẻ, tuy là nữ giới, nhưng chẳng chịu thua kém giới mày râu, rất nhiệt tình, dám nói thật, dám đương đầu, người ta gọi là “Sử đại hiệp”. Lần này, lãnh đạo tòa báo cử cô đến Phì Đông, tất nhiên có nguyên nhân của nó. Một thôn của xã Lộ Khẩu huyện Phì Đông trước đây cũng phản ánh vấn đề đóng góp của nông dân, cử cô đi điều tra xác minh, vì vậy, làm nên giai thoại “nửa bát nước đục”. Hôm đó, cô mặc trên người một chiếc váy liền áo hoa to vừa ở Nhật Bản mang về, vì đi vội vàng không kịp để ý thay, tất tưởi lên đường. Khi về đến thôn, nói rõ ý định của mình với nông dân đang đứng đầu bờ ruộng, thấy ai cũng trố mắt ngẩn người, nhìn cô một cách rất tò mò, lúc này cô mới ý thức được bộ váy trên người đã làm hại mình. Vì thế cô lấy bức thư của nông dân gửi cho tòa báo, giải thích thêm, ai ngờ, một nông dân trẻ vừa tròn 20 bỗng nhiên đứng dậy, cầm một cái bát to viền xanh bên cạnh đi ra bờ mương, cúi người múc một nửa bát nước đục, sau đó đến trước mặt cô nói: “Chúng tôi làm thế nào tin được các vị không “bảo vệ quan trên?” Như thế này nhé, nếu cô không sợ nước bẩn, dám uống hai ngụm, thì chúng tôi tin cô có lẽ có thể nói mấy câu trung thực thay cho chúng tôi”. Sử Thủ Cầm liếc nhìn bát nước quặn đau trong lòng. Uống thì nước bẩn xông lên mắt, vào trong bụng, cảm thấy mọi thứ quay cuồng, không uống, thì phải đi ngay lập tức. Cô không nghe được đối phương nói ra những lời như thế, thế là cô lấy lại tinh thần, không chút do dự, cầm lấy cái bát không nháy mắt, ngẩng cổ lên trời uống ừng ực. Khi uống sắp hết, cái bát bị dằng lại, cô nhìn thấy trên mặt người nông dân trẻ kia lộ vẻ xấu hổ, và nét mặt biểu hiện của nông dân tại chỗ cũng thay đổi.
Sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn điều tra lần đó, nông dân trong thôn đều ra tiễn cô về, có người tiễn hết đoạn này đến đoạn khác.
Về sau cô viết bài đưa tin giải quyết vấn đề cho nông dân trong toàn thôn, để bày tỏ cảm ơn, một thầy giáo làng đã 70 tuổi bất chấp tuyết to hiếm thấy trong năm, đến tặng báo buổi chiều một câu đối, trên đó viết:
“Vai sắt gánh đạo nghĩa,
Tay mềm viết văn chương”.
Từ đó trở đi cô kiên định một niềm tin: đứng dưới lá cờ đảng, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.
Lần này, khi xem xong lá thư của nông dân gửi đến, lòng cô nặng trĩu, lập tức lên đường; sau khi điều tra xác thực tại chỗ, cô càng trở nên bồn chồn. Xem xét tình hình tìm hiểu được, nông dân ở đấy không có bàn tán gì về phương án tổng thể cải cách thuế phí của Trung ương, cũng không có ý kiến gì đối với thuế suất nông nghiệp và tỉ suất thu thêm thuế nông nghiệp của chính quyền tỉnh xác định, chỉ có rất bất mãn đối với “sản lượng thường niên tính thuế” do xã Long Đường “xác định” sản lượng mỗi mẫu cao đến 1.043 kg, cho rằng đó là thay đổi cách thức tăng thêm đóng góp của nông dân. Bởi vì con số sản lượng mỗi mẫu “xác định” càng cao thì tiền thuế nông dân phải nộp theo thuế suất qui định càng nhiều, đã nhiều đến mức họ không thể nào chịu đựng nổi.
Anh nông dân Đinh Hữu Phát lấy thẻ thu phí đã nộp trước đây và giấy báo nộp thuế năm nay đưa cho cô xem, nhà Đinh Hữu Phát có hai nhân khẩu trồng không đầy hai mẫu ruộng, trước đây nộp 161,48 NDT, năm nay cải cách thuế phí lại phải nộp 221,59 NDT, cải cách thuế phí lẽ ra phải giảm nhẹ đóng góp của nông dân, bây giờ lại càng cải càng nặng.
Anh nông dân Dương Thượng Lộc tính sổ thu chi rõ ràng chi tiết một năm làm ruộng của gia đình anh cho Sử Thủ Cầm nghe. Anh nói, nhà anh có 4 người, trồng ba mẫu ba sào ruộng, mua lúa giống hết 87,5 NDT, thuốc trừ sâu 20 NDT, phân hóa học 190 NDT, chi tiền nước cho trạm bơm điện 140 NDT, trước sau hai lần sử dụng trâu cày của người khác hết 500 NDT, tuốt lúa 80 NDT, như vậy cộng lại là 997,5 NDT, gần 1.000 NDT. Sản lượng thường niên mỗi mẫu ruộng ở đây chỉ được 500 đến 600 kg một vụ thu được 1.815 kg, theo giá thu mua của trạm lương thực năm nay mỗi kg là 0,82 NDT, được 1.669,8 NDT; một vụ rau cải dầu thu được 200 kg, có thể được khoảng 400 NDT, hai thứ cộng lại, trừ thêm 356,25 NDT thuế nông nghiệp, phí nước và trả lãi vay vốn nước ngoài cho công trình Tụy Hà Hàng Châu, rõ rành rành, chỉ còn lại 716,5 NDT!
Tính đến đây, Dương Thượng Lộc cười chua chát nói: “Như thế vẫn chưa tính hết. Mấy ngày trước đây, kế toán thôn lại đến đòi tiền, nói phí nạo vét kênh mương còn 122 NDT, xây trạm bơm điện, xây ở đâu không cần biết phải nộp 68,85 NDT; phí tiêu úng 36,9 NDT, lại thêm phí sửa chữa hồ Sào 22,95 NDT, phí làm đường thôn xã 50,4 NDT, tổng cộng 301,18 NDT. Nhưng tiền này tôi không nộp. Tôi muốn kế toán thôn viết một tờ nộp phí, tôi rắp tâm đi kiện vụ này”.
Sử Thủ Cầm nhìn thấy tận mắt tờ nộp phí đó, cô cũng tính sổ thay cho Dương Thượng Lộc: năm đó nhà Dương Thượng Lộc có 4 người, bận từ sáng đến tối, không tính sức lao động của cả nhà, sau khi trừ đi các loại thuế phí chỉ cầm được 414,87 NDT! Chia cho cả nhà, một ngày không đến 1,2 NDT; dù cho cứ tính là 1,2 NDT, lại chia đều cho 4 người, mỗi người mỗi ngày chỉ có 3 hào! Ngày nay một bao diêm bình thường đều từ 2 xu tăng lên một hào, vậy 3 hào làm được cái gì?
Dương Thượng Lộc cực chẳng đã nói với Sử Thủ Cầm: “Đóng góp nặng nề thế này, bảo nông dân chúng tôi sống thế nào? Nông dân trong thôn chúng tôi đều bàn bạc xong rồi, không hạ “ Sản lượng thường niên tính thuế”, cán bộ trong thôn còn tiếp tục quay lưng với cấp trên, đòi tiền bừa bãi, thì chúng tôi chỉ có trả hết ruộng, đi ra ngoài kiếm sống ”.
Sử Thủ Cầm nghe nói giật mình.
Cô cũng buồn phiền: “ Sản lượng thường niên” của một mẫu ruộng có thể đạt được một tấn không? Cô đi tìm Vương Văn Trung, Bí thư đảng ủy xã Long Đường, Vương Văn Trung cũng thừa nhận không thể đạt được, “Thế thì, khi xác định “Sản lượng thường niên tính thuế”, vì sao các anh lại làm như thế?”, cô hỏi. Không ngờ, Vương Văn Trung cũng bụng đầy đau khổ: “Không ai muốn định cao như vậy, nhưng nếu không như thế thì chính quyền hai cấp xã thôn không làm việc được”.
Ông cũng tính sổ với phóng viên: theo sản lượng thường niên thực tế, tính thuế theo qui định của cải cách thuế phí, thu nhập tài chính cấp xã năm nay phải giảm bớt hơn 10 vạn NDT so với năm trước; thu nhập của mười thôn trong toàn xã giảm bớt 478.000 NDT so với trước, như vậy tiền lương của cán bộ hai cấp, chi phí làm việc, xây dựng thủy lợi, làm đường, trồng cây xanh, tiền đặt báo tạp chí v.v … và v.v… , tất cả đều có khó khăn.
Ông nói, nông dân có cái khó của nông dân, hai cấp xã thôn cũng có cái khó của mình. Chúng tôi cho rằng, phương án cải cách thuế phí ban hành cần sửa lại và bổ sung, phương án đặt ra quá cứng nhắc, về cơ bản không chiếu cố đến quan hệ giữa giảm đóng góp và cân đối, bên dưới không có chút tính linh hoạt về mặt thao tác.
Xã trưởng Lý Trạch Phần cũng không thông: “Cá nhân tôi cho rằng, khi đặt ra chính sách, cấp trên nên thực hành khống chế tổng số lượng đối với diện giảm đóng góp, yêu cầu mỗi hộ nông dân đều đạt được mục đích giảm đóng góp, điều đó nói về mặt lý thuyết thì có thể được, còn thao tác thực tế thì không thể làm được”.
Sử Thủ Cầm phỏng vấn trở về, nấn ná mãi vẫn chưa cầm bút, cô cảm thấy tính chính sách của việc cải cách thuế phí nông thôn rất mạnh, hơn nữa lại ở giai đoạn thí nghiệm, dứt khoát có nhiều chỗ không như ý muốn. Cán bộ hai cấp xã thôn gặp phải những khó khăn đó cũng là thực tế rành rành, cần nghiêm chỉnh thảo luận và giải quyết, tất nhiên đóng góp của nông dân sau cải cách không những không giảm, ngược lại nặng thêm, chắc chắn đó cũng không phải là điều cải cách thuế phí mong muốn nhìn thấy, những lời Dương Thượng Lộc cực chẳng đã nói ra càng cần phải làm cho lãnh đạo cấp trên suy nghĩ sâu sắc.
Vì vậy, cô cho rằng, đóng góp của nông dân mà thôn Tam Thanh xã Long Đường huyện Phì Đông phản ánh không chỉ là một vấn đề cần “đưa ra ánh sáng”, nếu viết một bài tham khảo nội bộ có lẽ sẽ thích hợp hơn.
Vì thế, ngày 11 tháng 12 năm 2000, dưới đầu đề “Sản lượng thường niên tính thuế” cớ sao phóng “vệ tinh””, Sử Thủ Cầm lấy nội dung bức thư của toàn thể nông dân thôn Tam Thanh gửi tòa báo và “ghi chép điều tra” của cô làm số báo “Tham khảo nội bộ Tân An”, trực tiếp báo cáo Thường vụ Tỉnh ủy, Chánh phó chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Chánh phó tỉnh trưởng, Chánh phó Chủ tịch Chính hiệp tỉnh An Huy, đồng thời sao gửi Bí thư thị ủy, thị trưởng Hợp Phì và Văn phòng cải cách thuế tỉnh, thành phố.
Dụng ý lần này của “Sử đại hiệp” làm cho “Sản lượng thường niên tính thuế” từ mỗi mẫu 1.043 kg thực sự cầu thị giảm xuống còn 790 kg, sau khi tờ tham khảo nội bộ ra mắt, Phó tỉnh trưởng thường trực Trương Bình còn dẫn đầu triệu tập một cuộc hội nghị chuyên đề, hội nghị căn cứ vào tình hình thực tế của tỉnh An Huy đối với công tác trưng thu thuế nông nghiệp toàn tỉnh, xác định ra một “mức tối đa”, sét đánh cũng không lay: “Sản lượng thường niên tính thuế” không được quá 800 kg. Có “đường cao áp” này, hiện tượng tương tự như xã Long Đường biến báo để tăng thêm đóng góp của nông dân trong toàn tỉnh An Huy được loại trừ triệt để.
Một cuộc “dư luận giám sát” của báo buổi chiều không những làm cho Tỉnh ủy, chính quyền tỉnh hết sức coi trọng tình hình mới và vấn đề mới mà tổ chức cấp xã, trấn và thôn gặp phải, đẩy nhanh hơn nữa công tác thí điểm cải cách đồng bộ, mà còn trên vấn đề “Sản lượng thường niên tính thuế” làm cho lợi ích thiết thân của 40 triệu nông dân trong toàn tỉnh được bảo đảm căn bản. Tin này bay về thôn Tam Thanh xã Long Đường, mọi người trong toàn thôn đều cảm thấy hết sức phấn khởi vui mừng. Sau đó, Dương Thượng Lộc được mọi người ủy nhiệm, chuẩn bị mua mấy hộp “pháo nghìn quả”, đến cổng tòa báo buổi chiều đốt một trận cho khoái chí thỏa lòng, để bày tỏ tình cảm vui sướng cảm kích của họ, nhưng “Đại hiệp” không cho, nói là dù cho cám ơn cũng phải cám ơn chính sách tốt của đảng, lại nghe nói thành phố Hợp Phì đã sớm cấm đốt pháo, không được đốt bừa, nên mới thôi việc này.

49. Nước mắt mừng vui của người Nam Cực
Trong khi công tác thí điểm cải cách thuế phí ngày càng đi vào lòng người, các nơi cũng không ngừng xì ra những câu chuyện phục hồi, ở thành phố Ninh Quốc bên phía Phú Giáp Giang Nam lại lan truyền một tin chấn động một thời: 38 hộ nông dân trồng cây hồ đào ở xã Nam Cực kiện chính quyền xã ra tòa.
Tiếp theo có tin chi tiết hơn, nói đi kiện chính quyền xã không chỉ có 38 hộ, nói chính xác phải là 318 hộ; nói bị cáo không chỉ là chính quyền xã, mà còn có Cục Tài chính và Cục Lâm nghiệp thành phố Ninh Quốc; còn nói nông dân sợ Tòa án ở tại Ninh Quốc xét xử không công minh, nên trực tiếp kiện lên Tòa án nhân dân trung cấp địa khu Tuyên Thành. Tòa án địa khu xét thấy, trong khi toàn tỉnh thực thi thí điểm cải cách thuế phí nông thôn, nông dân xã Nam Cực khởi tố hành vi vi phạm luật pháp của chính quyền xã cưỡng bức trưng thu thuế phí, ở địa khu này cho đến các nơi trong toàn tỉnh, đây là vụ đầu tiên và số người nguyên đơn rất đông, ảnh hưởng khá lớn, theo qui định thì phải thụ lý, có điều họ thấy nông dân nhiều như thế này từ xã Nam Cực Ninh Quốc chạy lên Tuyên Thành đi kiện, tốn kém rất lớn, chỉ tố tụng một việc, hoàn toàn không cần nhiều người như thế cũng ra tòa, cử ra một số người đại biểu là được, điều đó cũng xuất phát từ giảm nhẹ đóng góp của nông dân, vì thế mới có 38 hộ hiện diện.
Tòa án nhân dân, bảo đảm cải cách thuế phí nông thôn theo luật pháp, bản thân sự việc này là tin tức tốt nhất!
Tình hình vụ án đặc thù, nhưng bản thân vụ án thì không phức tạp. Trước đây, trung tuần tháng 11 năm 1998, để làm tốt công tác thí điểm trưng thu thuế đặc sản nông nghiệp, chính quyền thành phố Ninh Quốc từng tổ chức một tổ công tác xuống xã Nam Cực chuyên trồng hồ đào, tiến hành một cuộc điều tra toàn diện đối với nguồn thuế hồ đào toàn xã. Nhưng điều tra là điều tra, con số kế hoạch trưng thu thuế đặc sản nông nghiệp vẫn tới tấp đưa xuống, thành phố Ninh Quốc vẫn phải giao nhiệm vụ thu thuế như mọi năm, nhiệm vụ này rõ ràng là chênh lệch rất lớn với kết luận của điều tra. Nghĩa là, nếu trưng thu theo tình hình điều tra lần trước, xã Nam Cực căn bản không hoàn thành nhiệm vụ trên giao. Cho nên chính quyền xã không thể không theo biện pháp cũ trước đây, lấy thuế định sản lượng, lấy chỉ tiêu sau khi phân giải làm nhiệm vụ giao cho các thôn, rồi do các thôn bốc thuốc theo đơn, phân bổ cho từng hộ.
Hàng năm, chính quyền xã Nam Cực đều làm như vậy, và không cảm thấy có gì không thỏa đáng; nông dân trồng hồ đào trước đây cũng đều nộp như thế, tuy có bất mãn, nhưng cánh tay không vặn nổi bắp đùi, đành phải chấp nhận thế. Bây giờ chính sách cải cách thuế phí nông thôn đã tiếp xúc trực tiếp với nông dân, tình hình có những cái đã khác.
Thu thuế không theo sản lượng thực tế, trước hết là đi ngược lại chính sách cải cách thuế phí, huống hồ phát hiện trên giấy báo thu thuế đặc sản nông nghiệp hồ đào còn ghi chú có “Quĩ trồng rừng”, như vậy thuế phí thu lẫn lộn, “ngồi xe thu phí”; hơn nữa, thậm chí có lúc thu thuế nông nghiệp và thuế đặc sản nông nghiệp trùng lắp, rõ ràng là làm càn.
Nông dân tức quá, đùng đùng nổi giận chửi thề: “Chính sách tốt của đảng bị những hòa thượng méo mồm này đọc sai hết rồi!”
Trên tờ “Giấy báo xác định sản lượng tính thuế đặc sản nông nghiệp” của chính quyền xã phát xuống có ghi rất rõ ràng, nếu nông hộ có ý kiến gì khác đối với con số xác định, thì trong vòng 30 ngày có thể làm đơn lên cơ quan thu thuế yêu cầu kiểm tra lại, cơ quan thu thuế sẽ kiểm tra lại theo trình tự qui định, và lấy kết quả kiểm tra lại làm căn cứ trưng thu theo thực tế. Bây giờ, nông dân xã Nam Cực vẫn thực sự lên tiếng yêu cầu chính quyền xã làm lại theo trình tự qui định”.
Người đập bàn đứng dậy đầu tiên là Ngô Thâm Điền, nông dân trẻ 36 tuổi ở tổ dân cư Hạ Hồng thôn Nam Cực.
Trước tiên, anh viết đơn yêu cầu điều tra lại, sau đó hai mươi nông dân theo anh lần lượt ký tên vào lá đơn. Nhưng khi họ đưa lá đơn này cho cán bộ xã Trình Quế Bình và Đường Thừa Quyền, hai người này không nhận. Hành động đó chọc tức tất cả hộ dân cư Hạ Hồng, họ bèn đem giấy báo xác định sản lượng gửi cho từng hộ gia đình trả lại tất tật cho chính quyền xã.
Tiếp theo tất cả nông hộ của thôn Liên Hợp cũng trả lại giấy báo xác định sản lượng.
Tình hình mở rộng ra rất nhanh. Hai mươi sáu dân cư trong tổ Lật Ổ thôn Quan Lĩnh cũng trình lên chính quyền xã “Đơn xin yêu cầu thực sự cầu thị thu thuế đặc sản nông nghiệp”, chẳng bao lâu sau, Quan Lĩnh lại có thêm 70 dân cư viết đơn yêu cầu lần nữa. Lúc này lòng người nông dân xã Nam Cực sục sôi, liên tiếp cực lực yêu cầu điều tra sản lượng hồ đào. Thôn Nam Cực có Trương Khai Quốc, Trương Khai Điền, Chương Hải Minh, Lý Thọ Hải, Hồ Định Viễn, Soái Bội Tổ; thôn Đại Nguyên có Phương Cao Chiếu, Phương Thi Quân, Phương Quan Thí, Phương Ứng Xa, Phương Hồng Xa, Phương Lương Hào, Vương Ngọc Bảo, Phương Cao Phong… hết người này đến người khác đứng lên tới tấp yêu cầu chính quyền xã xác định lại sản lượng hồ đào để giảm nhẹ đóng góp quá nặng của nông dân do cưỡng bức đưa ra chỉ tiêu gây nên.
Tổ dân cư ba thôn Thanh Phong, Dương Gia và Ổ Lý đều đưa đơn tập thể; còn thôn Mai xuất diện với danh nghĩa chi bộ thôn và tổ chức đoàn thể thôn đi gặp lãnh đạo đảng ủy chính quyền xã, hi vọng họ thu lại mệnh lệnh đã ban ra, điều chỉnh lại chút ít.
Nhưng, tất cả những lá đơn yêu cầu đều một đi không trở lại, chính quyền xã không định xác định lại sản lượng thực tế hồ đào toàn xã, càng không muốn giải thích bất cứ điều gì, điều đó làm cho quan hệ giữa cán bộ và quần chúng đã gay gắt, nhanh chóng xấu thêm.
Song, chính quyền xã Nam Cực không sợ quan hệ giữa cán bộ và quần chúng xấu đi. Khi hồ đào của nhiều hộ nông dân vừa bắt đầu thu hoạch, chưa bán ra thì xã bắt đầu hành động. Mặc dù Trung ương nhiều lần nhấn mạnh, nghiêm cấm dùng công cụ và thủ đoạn chuyên chính để thu lấy tiền của của nông dân, nhưng họ vẫn tổ chức tổ công tác trưng thu có cơ quan tư pháp tham gia cưỡng bức trưng thu. Họ còn định ra thời hạn, quá thời hạn một ngày, giá cả tính thuế nộp hồ đào phải từ 16 NDT một kg tăng lên 26 NDT; trong thời gian trưng thu, hộ nào nộp tiền mặt không kịp thời đủ số hoặc tỏ ra bất mãn đối với sản lượng và giá cả tính thuế, thì bị đập cửa xông vào nhà xúc lương thực thay cho thuế, hoặc lấy đồ đạc thay cho thuế, hơi trái ý sẽ bị bắt người tại chỗ.
Thôn Đại Nguyên có Phương Quan Thí, Phương Ứng Xa, Phương Cao Phong…, thôn Nam Cực có Ngô Thâm Điền, Ngô Vân Lăng…, thôn Quan Lĩnh có Chương Hồng Trường… những nông dân này cũng không ngoại lệ đều bị cưỡng bức lấy hồ đào thay cho thu thuế.
Hoàng Xuân Phát ở thôn Quan Lĩnh bị cưỡng bức lấy lúa thay cho thuế.
Chương Hải Minh ở thôn Nam Cực bị giữ tủ lạnh, sau đó dùng hồ đào để đổi lại; tài sản của Sài Trung Phúc thôn Quan Lĩnh cũng bị thu giữ, mãi đến sau này bị khởi tố vụ ra tòa, cũng không trả lại tài sản bị thu giữ.
Trương Khai Quốc, Trương Khai Điền, Ngô Thanh Tường v.v… thôn Nam Cực, Phương Cao Chiếu và Phương Thi Quân thôn Đại Nguyên vì để quá thời hạn của chính quyền xã qui định, nên bị nộp tiền thuế theo giá tính thuế thu thêm 10 NDT một kg.
Trần Chiếm Quân ở thôn Hồng Du còn bị phạt tiền gấp 5 lần.
Ngô Chí Chu, Chu Ái Phương thôn Nam Cực, Ngô Hồng Hà thôn Giang, ba người này còn thê thảm hơn, vì cái gọi là thái độ bất hảo, bị tổ công tác thu thuế trói đưa về xã, hạn chế tự do thân thể và chất vấn ghi biên bản.
Hồ Quang Diệu thôn Nam Cực không những bị đánh đập ở xã, mà còn bị cơ quan công an lấy cớ “khiêu khích gây sự”, giam giữ bảy ngày.
Đối với cách làm lạm dụng quyền lực hành chính vi phạm pháp luật kỷ cương của chính quyền xã Nam Cực, nhiều người trong thôn muốn lên tỉnh hoặc địa khu phản ánh khiếu nại, yêu cầu cơ quan lãnh đạo cấp trên ra mặt can thiệp, cũng muốn đến báo chí địa khu hoặc trên tỉnh, thậm chí muốn liên hệ với chương trình “gặp gỡ trao đổi vấn đề thí điểm” của Đài truyền hình Trung ương, yêu cầu phóng viên báo chí đưa ra ánh sáng. Nhưng cũng có không ít người bình tĩnh phân tích nghiêm túc, cảm thấy thí điểm cải cách thuế phí nông thôn lần này là do Trung ương đích thân bố trí, đã có Trung ương đảng nâng đỡ nông dân, nhà nước lại đặt ra nhiều qui định hữu quan, dân đi kiện quan đã có cơ sở pháp lý, chẳng lẽ các bô lão của xã Nam Cực cũng không bằng “Thu Cúc” hay sao? Học Thu Cúc đi kiện lại có gì mà ngại! Chẳng phải đã nói “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” đó sao? “chúng ta cũng thử xem lời nói đó có thật đúng không?”.
Người đứng lên đầu tiên là Ngô Vân Lăng, anh chàng tía tai đỏ mặt 46 tuổi ở tổ dân cư Hạ Hồng thôn Nam Cực bị cưỡng bức lấy hồ đào nộp thay thuế và vợ bị bắt đưa lên xã. Ngô Văn Lăng dẫn đầu, tiếp theo sau là 318 hộ nông dân như quả bóng tuyết càng lăn càng lớn, hừng hực đứng lên đòi đối chất với chính quyền xã Nam Cực.
Hiểu được dùng vũ khí luật pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, dù cho xem xét ở khía cạnh nào đều là một tiến bộ ghê gớm của nông dân Trung Quốc. Tất nhiên, đáng ca ngợi như thế là Tòa án địa khu Tuyên Thành thụ lý vụ án này theo luật pháp rất nhanh, Chánh án Lưu Thuận Đạo rất coi trọng, không những nhiều lần nghe báo cáo, mà còn cử Phó chánh án Ngô Ngọc Tài và Phó chánh án Tòa hành chính Trần Vệ Đông kịp thời đi xuống xã Nam Cực thành phố Ninh Quốc phối hợp điều tra việc này, sau đó trong trường hợp phối hợp điều tra không có kết quả, thì căn cứ theo qui định của luật pháp yêu cầu nguyên đơn bổ sung nội dung bản cáo trạng và bổ sung chứng cứ đưa ra khởi tố, đồng thời yêu cầu chính quyền xã Nam Cực là bên bị cáo đưa ra bản trả lời.
Trong bản trả lời, chính quyền xã Nam Cực lẩn tránh sự thật cơ quan tư pháp tham gia tổ công tác trưng thu, bào chữa hành vi hành chính cụ thể của phòng tài chính xã trưng thu thuế đặc sản nông nghiệp là phù hợp với qui định của pháp luật, biên lai thu thuế đưa cho nông dân là do Sở tài chính in phát thống nhất và có “đóng dấu riêng của chính quyền nhân dân xã Nam Cực”, tiền thuế thu được đưa vào kho quĩ tài chính, như vậy không thể nói là hành vi thu phí bừa bãi; càng lẩn tránh không nói đến chính sách cải cách thuế phí của Trung ương, biện hộ rằng chính quyền thành phố Ninh Quốc trước đây có công văn yêu cầu ngành tài chính và lâm nghiệp, thu thay cho nhau thuế đặc sản nông nghiệp và quĩ trồng rừng, đồng thời áp dụng biện pháp một phiếu thu, vì vậy hành vi của phòng tài chính thu thay quĩ trồng rừng khi thu thuế đặc sản nông nghiệp không vượt quyền hạn chức trách, cũng không thuộc “ngồi xe thu phí”. Chỉ thừa nhận, trong quá trình trưng thu “khó tránh có chỗ thiếu sót, thậm chí sai sót, nên tiếp nhận quần chúng giám sát và kịp thời cải tiến”, nhưng vẫn biện hộ, “hành vi áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với số ít người chống thuế là hợp pháp”.
Ở Tuyên Thành nổi tiếng với nghề làm giấy Tuyên trong “Văn phòng tứ bảo”, chúng tôi phỏng vấn Trần Vệ Đông, người chủ trì vụ án này ở Tòa án địa khu. Chánh án phiên tòa Trần Vệ Đông nói, xử lý vụ án tố tụng hành chính như thế này, đòi hỏi thẩm phán không những phải nắm vững luật pháp hữu quan mà Quốc hội thông qua, cũng phải thông thạo pháp quy hành chính của các ngành hữu quan nhà nước và chính quyền địa phương đặt ra, đặc biệt là với vụ án này, Trung ương bố trí An Huy là tỉnh thí điểm của cải cách thuế phí, điều đó càng cần phải thuộc lòng các chính sách cải cách thuê phí. Tóm lại, đồng chí cho rằng căn cứ vào luật pháp, hộ tống bảo vệ cải cách thuế phí nông thôn là sứ mệnh lịch sử không thể thoái thác của thẩm phán nhân dân!
Khi chúng tôi đến Tuyên Thành, phiên tòa vừa mới mở, Trần Vệ Đông giới thiệu nói, thông qua điều tra lấy chứng cứ, lại qua thẩm vấn đối chất tại phiên tòa, cuối cùng tòa nghị án cho rằng, tài liệu chứng minh liên quan đến thống kê sản lượng hồ đào của xã Nam Cực mà bị cáo chính quyền nhân dân xã Nam Cực đưa ra chỉ thuộc về con số thống kê năm bình thường, hoặc thuộc về chứng minh dự đoán sản lượng, không thể lấy đó làm căn cứ xác định sản lượng thu hồ đào của nông hộ, lý do chất vấn của nguyên đơn vững chắc, tin được; bị cáo không đưa ra được chứng cứ phản bác sự thực cơ bản mà nguyên đơn nêu ra, mà chỉ bác lại những vấn đề có tính chất hữu quan, mà lý do chất vấn cũng không thể đứng vững.
Chúng tôi rất muốn biết, trong vụ xét xử vụ án tố tụng hành chính dân kiện quan này, phải chăng Tòa án địa khu bị nhiều sức ép từ xã hội, Trần Vệ Đông nói, bắt đầu có nỗi lo đó, nhưng Bí thư đảng ủy địa khu Trương Học Bình và phó chuyên viên quản lý công tác chính pháp Phương Ninh rất ủng hộ việc họ thụ lý vụ án chính quyền xã thu thuế vi phạm luật pháp này, yêu cầu rõ ràng Tòa án cần phải loại trừ mọi quấy nhiễu, căn cứ vào luật pháp bảo đảm cải cách thuế phí nông thôn đang thực thi, Bí thư và chuyên viên còn đặc biệt làm công tác, yêu cầu đảng ủy và chính quyền thành phố Ninh Quốc bình tĩnh chấp nhận sự phán xét của Tòa án, vì vậy trở lực không lớn.
Hôm xét xử công khai, trời đổ một trận mưa to đầu hè. Năm, sáu trăm nông dân xã Nam Cực, ngồi trên 9 chiếc xe ca xông pha mưa gió, đến thẳng Tuyên Thành. Chánh án phiên tòa Trần Vệ Đông thấy người đến đông như vậy không thể để tất cả mọi người vào dự phiên tòa, sợ xảy ra chuyện gì bất ngờ, liền vội vàng đến gặp, nói các anh chị hiểu được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình theo luật pháp là điều rất tốt, chứng tỏ mọi người có ý thức luật pháp rất cao, vì vậy hi vọng những người có thể dự, cũng như những người không thể dự được phiên tòa hôm nay đều cố gắng hết sức thể hiện tố chất tốt đẹp của nông dân ngày nay, gương mẫu tuân theo kỷ luật phiên tòa.
Qua lời động viên đó, Trần Vệ Đông thấy quần chúng nông dân lập tức trật tự ngăn nắp. Đứng trong mưa chỉ có một nông dân, thình lình nhảy ra, định nói cái gì với đồng chí, lập tức bị mọi người ngăn lại. Cảnh tượng đó lại làm cho Trần Vệ Đồng cảm động không nói nên lời.
Khi đọc “bản phán quyết” dài 24 trang, Trần Vệ Đông liếc nhìn đại biểu nông dân đứng bên hàng dự thính, đồng chí thấy mọi người đều đứng im không động đậy, không có ai chụm đầu ghé tai, thậm chí không có chút tiếng động, dù chỉ là tiếng ho rất khẽ.
Vụ án dân xã Nam Cực thành phố Ninh Quốc đi kiện quan náo động một thời kết thúc với việc dân thắng kiện, quan thua kiện. Tòa án nhân dân trung cấp địa khu Tuyên Thành căn cứ vào luật pháp xét xử hành vi hành chính cụ thể của chính quyền nhân dân xã Nam Cực xác định lại thu thuế, tuyên án hành vi cưỡng chế trưng thu là vi phạm pháp luật, hành vi trưng thu quĩ trồng rừng không theo qui định cũng vi phạm pháp luật; chính quyền nhân dân xã Nam Cực chịu toàn bộ chi phí thụ lý vụ án này.
Khi tuyên án kết thúc, phó xã trưởng xã Nam Cực Chu Tiểu Bình nước mắt giàn giụa, ông rõ ràng cảm thấy tủi thân, cũng cảm thấy lúng túng; bởi vì từ nay về sau chính quyền xã Nam Cực vẫn không thể nào theo qui định để “trưng thu theo thực tế” thuế đặc sản nông nghiệp, hơn nữa có những nghĩa vụ là từ bên trên phân bổ xuống. Rất nhiều đại biểu nông dân nước mắt đầm đìa, họ tủi thân, phẫn nộ, giờ đây khi họ đến phiên tòa, tụ họp với khối nông dân đông nghìn nghịt đứng trong mưa to, thì không phân biệt được nước mưa hay là nước mắt chảy trên mặt họ, bởi vì họ vận dụng vũ khí pháp luật đã chống lại thành công hành vi thu thuế phí tùy tiện của chính quyền xã.

50. Vấn đề khó nhất trong thiên hạ
Suy nghĩ kỹ lại từ sau “khoán lớn” thực hiện gia đình nhận khoán kinh doanh, cuộc cải cách nông thôn Trung Quốc không hề gián đoạn, chỉ có điều phần lớn là làm kiểu cò con, lắt nhắt vụn vặt, tiến quân một cánh, rất nhiều vấn đề tầng sâu vẫn chưa đụng đến. Cuộc cải cách thuế phí lần này thì khác, nó để cho các vấn đề chìm sâu lâu ngày trong nông thôn lần lượt nổi lên mặt nước, điều đó cũng tạo một cơ may hiếm có cho việc tiến quân tổng thể giải quyết toàn bộ những vấn đề đó.
Chí ít, các tệ nạn tồn tại trên thể chế xã, trấn được hiển thị ra chưa từng có.
Trước hết là, tổ chức xã, trấn dưới thể chế này đã làm rất nhiều việc không nên làm. Họ tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng thường thường vượt qua khả năng thực tế, lại tham dự quá nhiều vào hoạt động thị trường của nông dân. Việc chuyển biến chức năng của chính quyền được bày lên bàn, không có sự lựa chọn nào khác.
Thứ hai là, nuôi rất nhiều người không đáng nuôi. Xã, trấn như thế, cấp thôn cũng như thế, vì vậy tinh giản nhân viên là điều không được lẩn tránh.
Thứ ba là, tiêu rất nhiều tiền không nên tiêu. Trước hết hãy xem cấp thôn, đừng nói chuyện gì khác, chỉ riêng chi phí đặt mua báo chí cho các ngành nói trên đủ tiêu hết toàn bộ tài lực của ban phụ trách thôn, không móc túi của nông dân thì chẳng làm được việc gì, mà những báo chí đó đa phần không có liên quan với nông dân, cuối cùng đều xử lý giấy phế liệu. Hãy xem xã, trấn, một xã của huyện Thọ tỉnh An Huy mắc nợ đến hơn 11 triệu NDT, cải cách thuế phí lần này siết chặt một chút chế độ quản lý chiêu đãi, khoản chi phí này cả năm tiết kiệm được 13 vạn; siết chặt một chút chế độ quản lý điện thoại cũng giảm chi gần 3 vạn; kiện toàn một chút chế độ sử dụng xe, tiết kiệm được 14 vạn; quy chuẩn hóa một chút chế độ dùng điện, lại tiết kiệm được 11 vạn; giả sử trong ba năm không bố trí chi cho xây dựng có tính cơ bản nữa, dự tính mỗi năm chỉ thông qua việc tiết kiệm có thể giảm bớt con số thâm hụt 1 triệu NDT trở lên.
Không cải cách thì không biết, hễ cải cách thì giật mình! Mà trong đó, cái nổi bật nhất, cấp bách nhất vẫn là bộ máy phù thũng, người nhiều là họa.
Làm thế nào giải quyết tốt vấn đề này đã trở thành vấn đề khó nhất trong thiên hạ.
Theo như lời của Trương Bình, phó tỉnh trưởng thường trực tỉnh An Huy nói tại hội nghị cải cách bộ máy xã, trấn toàn tỉnh, tức là: “Ăn cơm vua, nhìn ngang, vượt qua bất cứ quốc gia nào; nhìn dọc, vượt qua các triều đại trong lịch sử. Anh bảo chúng ta có thể nuôi nổi nhiều người như thế không? Nuôi không nổi, cuối cùng chỉ có quay sang nhân dân bòn rút của cải, mồ hôi nước mắt, sưu cao thuế nặng. Tất nhiên tôi không phải nói hiện nay đều như thế cả, nhưng không kiên quyết quản chặt, cứ để phát triển thì khó tránh khỏi xu thế này!?”
Cũng nên thấy rằng, đóng góp bất hợp lý của nông dân không phải đơn giản như thế. Nếu nói nó không hợp lý, cũng là do nguyên nhân của thể chế chính trị và kinh tế hiện hành bất hợp lý gây ra, vì vậy, cải cách ngày nay của chúng ta nếu không thiết kế cải cách tổng hợp và thúc đẩy toàn bộ thì nhất định sẽ được cái này, mất cái kia. Nhưng cải cách thuế phí nông thôn trọng đại như vậy, Tổ lãnh đạo không đặt ở ngành quản lý tổng hợp của Quốc Vụ viện, mà là đặt tại Bộ Tài chính; phương án cải cách lại do Bộ Tài chính, Văn phòng kinh tế tài chính và Bộ Nông nghiệp lãnh đạo đi đầu vạch ra, họ không có năng lực, cũng không thể xem xét rất chu toàn nhiều sự việc ngoài ngành của họ. Ví dụ phương án bãi bỏ phụ phí sự nghiệp giáo dục nông thôn và huy động vốn cho giáo dục, tài chính không có người tương ứng, làm như vậy tuy giảm nhẹ một phần đóng góp của nông dân, nhưng lại làm cho giáo dục bắt buộc ở nông thôn rơi vào khủng hoảng chưa từng có. Ví dụ, phương án rất ít xem xét đến kinh nghiệm thành công của các nơi thí điểm cải cách trước đây đã đạt được, vẫn bảo lưu không chút đạo lý thuế đặc sản nông nghiệp không thể nào làm cho người ta trưng thu theo thực tế, đã không thể nào trưng thu theo thực tế, thì vẫn gây nên việc thu bừa bãi tùy tiện của cán bộ thôn xã; đồng thời bóc tách vốn tích lũy chung trong “trích để lại cho thôn” trước đây ra khỏi “phụ thu thuế nông nghiệp”, hình như là bóc tách nó ra khỏi đóng góp của nông dân, nhưng nó không những vẫn là đóng góp của nông dân, hơn nữa “bàn từng việc một” lại rất có thể để lại ẩn họa cho thu phí bừa bãi sau này. Đặc biệt là cải cách thuế phí quả thực đã giảm nhẹ đóng góp của nông dân, nhưng đồng thời cũng mang lại tác động chưa từng có đối với vận hành bình thường của xã, trấn và xây dựng tổ chức cấp thôn. Nhìn toàn tỉnh sau cải cách thuế phí thu nhập của xã, trấn phổ biến giảm bớt hơn 30%, thu nhập cấp thôn giảm bớt 70-80%, thu chi thâm hụt lớn, chẳng những làm cho công tác bình thường khó triển khai, mà cũng hạn chế nghiêm trọng sự phát triển của các sự nghiệp nông thôn. Không giải quyết những vấn đề này, chính sách của Trung ương trở thành cái bánh vẽ khi đói bụng, mục tiêu của cải cách sẽ không thực hiện được; mà giải quyết những vấn đề này hiện thực nhất mà cũng là gai góc nhất, tức là phải tinh giản bộ máy, thuyên chuyển nhân viên, cắt giảm chi tiêu, giảm nhẹ đóng góp.
Huyện Ngũ Hà tỉnh An Huy đang mạnh dạn đột phá trong việc giải quyết “vấn đề khó nhất thiên hạ” này và đạt được thành tích đáng tự hào. Người dám đi đầu ra khỏi nước cờ bí này là Chu Dũng, Bí thư huyện ủy Ngũ Hà lúc bấy giờ. Đây là một quân nhân chuyên nghiệp trở về từ căn cứ phóng tên lửa ở miền Tây tổ quốc. Chính vì lăn lộn trong sa mạc Badain Taran Nội Mông và sa mạc Taklimakan Tân Cương, nên không có khó khăn nào có thể bắt anh cúi đầu.
Chu Dũng cho rằng, muốn dắt dẫn mọi người làm tốt cuộc cải cách quan trọng lớn lao này, trước hết cần có nhân cách hấp dẫn của ban lãnh đạo. Đồng chí nói: “Cải cách, trước tiên phải cải đến cái đầu của mình”.
Huyện Ngũ Hà cũng là một trong những huyện thí điểm cải cách thuế phí khá sớm ở vùng dọc sông Hoài, thí điểm lúc đó, họ một lúc cho nghỉ 2.354 nhân viên xã và thị trấn ngoài biên chế và tuyển dụng tạm thời, việc làm đó không thể coi là nhỏ, nhờ làm việc tỉ mỉ, nên không xảy ra khiếu kiện hoặc gây sự.
Tháng 4 năm 2000, khi An Huy mở rộng thí điểm cải cách ra toàn tỉnh, Chu Dũng tỉnh táo thấy rằng, nếu chỉ hiểu giản đơn cải cách thuế phí là một cuộc thay đổi biện pháp trưng thu thuế phí, chứ không phải là đao to búa lớn giảm nhân viên, giảm việc, giảm phí, giảm bộ máy trong toàn huyện, thì chưa nói đến công tác bình thường của hai cấp xã thôn khó duy trì, mà ngay cả thí điểm lần này của Trung ương bố trí cũng chỉ có thể rầm rộ một hồi, sau đó lại đâu vào đấy. Nhưng tinh giảm bộ máy, giảm bớt nhân viên phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, khó khăn rất lớn, cần phải thật nghiêm túc, vừa phải có biện pháp thiết thực khả thi, càng cần phải có quyết tâm và dũng khí quyết một trận sống mái, nếu không hôm nay bẻ được quả bầu, ngày mai lại nổi lên cái gáo, bài học về mặt này không ít. Trong lịch sử Trung Quốc mới, chỉ riêng bộ máy xã, trấn đã tinh giản rất nhiều lần, kết quả đều là khi tiếng gió đến thì sấm rền chớp giật, sự việc qua rồi nhẹ như trứng muối, lúc nào cũng rơi vào một tuần hoàn ác tính “tinh giản - phình ra - lại tinh giản - lại phình ra”, thậm chí càng tinh giản càng phình ra, không thoát ra khỏi cái vòng quái ác này. Truy cứu nguyên nhân của nó rất nhiều, nhưng chủ yếu vẫn là không bịt chặt cái cửa thu phí tùy tiện đối với nông dân. Bây giờ Trung ương và tỉnh đều đã hạ quyết tâm lớn như thế này, cách cái mạng của “phí”, vấn đề còn lại là xem đảng ủy, chính quyền các cấp bên dưới có dám lấy lửa tự thiêu mình hay không, có thực sự “rút bớt lửa dưới nồi” cho mình hay không. Nếu không làm như vậy, thì vĩnh viễn đừng mong có thể xây dựng được một cơ chế vận hành của xã, trấn làm việc có hiệu quả cao, hành vi qui chuẩn, vận hành nhịp nhàng, quyền hạn trách nhiệm nhất trí.
Tại hội nghị động viên do ban lãnh đạo huyện Ngũ Hà tổ chức, Chu Dũng nói tiếng ngoại tỉnh khá nặng: “Lần này chúng ta làm, phải làm thật sự, không được làm bừa, cũng không thể kéo dài”.
Tất nhiên, biện pháp không phải ngồi ở văn phòng có thể nghĩ ra, kinh nghiệm đã qua cũng không nhất thiết đều là bảo đảm, phương pháp duy nhất là đi sâu vào thực tế, đi vào quần chúng, như Mao Trạch Đông nói, “anh phải tự miệng mình nếm thử mùi vị của lê”.
Áp dụng động tác lớn cần phải có khí phách lớn và đi theo nó là kế hoạch và sắp xếp chu đáo tỉ mỉ. Vì vậy, huyện ủy triển khai một hoạt động “vào trăm thôn, ở trăm ngày, thăm trăm hộ” thanh thế lẫy lừng, huy động hàng nghìn cán bộ hai cấp huyện, xã mang nhiệt tình cải cách ruộng đất năm xưa xuống xã cùng ăn, cùng ở, cùng lao động với nông dân, thật sự làm tốt điều tra nghiên cứu, thiết thực làm rõ tình hình làng xã, ý kiến nhân dân, phân tích những mâu thuẫn và vấn đề có thể xuất hiện khi đi sâu cải cách, dốc lòng tìm tòi tư duy cải cách đồng bộ và phương pháp thao tác cụ thể.
Để bảo đảm chắc chắn cho công tác này không có sơ sót, Bí thư huyện ủy Chu Dũng, huyện trưởng Trương Quế Nghĩa và những người phụ trách đi đầu làm gương, đích thân đi xuống tuyến một. Toàn huyện có 20 xã trấn, 20 cán bộ cấp huyện “chia quân đóng chốt”, “canh giữ một vùng”, bao giờ hoàn thành mỹ mãn nhiệm vụ cải cách bộ máy xã, trấn của mình phụ trách, lúc đó mới được rút quân về huyện.
Để bảo đảm cải cách tiến hành thuận lợi, huyện ủy, chính quyền áp dụng biện pháp dẫn đường điển hình. Họ căn cứ vào loại hình khác nhau, qui mô khác nhau, môi trường địa lý khác nhau, chọn ra ba xã, trấn Thân Tập, Lưu Tập, Hoàng Miếu đều mang tính tiêu biểu về mặt xây dựng ban lãnh đạo, cơ sở quần chúng, tình trạng công tác v.v… làm điển hình, tiến hành trước việc thăm dò hữu ích trên rất nhiều khâu kiểm kê tài sản vật tư, bố trí bộ máy, xác định biên chế và xắp xếp nhân viên, rồi đi sâu tổng kết và hoàn thiện kinh nghiệm mới tìm ra, cuối cùng đưa ra kỷ luật cải cách “Tám không cho phép”, qui định thuyên chuyển nhân viên “Tám công khai” và một loạt chính sách hữu quan “một tiêu chuẩn”, “năm phòng trạm”, “sáu ưu tiên” v.v…
Kinh nghiệm lớn nhất của làm thí điểm trước là: một quyết tâm không thay đổi, sáu ban lãnh đạo cùng ra tay. Trạng thái tinh thần của ban lãnh đạo quyết định thành bại của cải cách lần này. Vì vậy, Chu Dũng đặc biệt nhấn mạnh: trên vấn đề tinh giản bộ máy, thuyên chuyển nhân viên, cán bộ lãnh đạo cấp huyện, cấp phòng ban đặc biệt không được ưu tiên người thân, bạn bè, không được đánh tiếng nói hộ, không được chiếu cố nể nang, cần phải kiên trì “ngang ngay sổ thẳng, ai vi phạm thì điều tra xử lý người đó”.
Ngày 1 tháng 9 năm 2000 bắt đầu thí điểm, ngày 30 tháng 9 triển khai toàn diện, đến 20 tháng 10 kết thúc toàn bộ, trải qua 50 ngày, huyện Ngũ Hà triển khai thành công công tác “ba sáp nhập, ba cải cách” ảnh hưởng đến toàn tỉnh về sau. “Ba sáp nhập” tức là “sáp nhập thôn, sáp nhập trường, sáp nhập đơn vị sự nghiệp”; “ba cải cách” tức cải cách bộ máy xã, trấn, cải cách thể chế giáo dục, cải cách chế độ nhân sự.
Trước hết nói về sáp nhập trường. Theo nguyên tắc “vận dụng biện pháp thích hợp từng nơi, gần đâu học đó, tương đối tập trung, chú trọng hiệu quả thực tế”, trường tiểu học nông thôn huyện Ngũ Hà, từ 435 trường trước đây sáp nhập lại thành 240 trường, bỏ bớt 195 trường, diện giảm bớt đạt 45%, gần một nửa; thuyên chuyển 175 giáo viên trong biên chế, từ đó làm cho toàn bộ bố cục nhà trường, tỉ lệ thầy trò và lực lượng giáo viên tương đối trở nên khoa học hợp lý hơn.
Tiến hành đồng thời với sáp nhập trường là sáp nhập thôn. Dưới tiền đề tôn trọng đầy đủ ý kiến của dân, để ý tới qui mô vừa phải và tiện cho quản lý, nhập thôn nhỏ vào thôn lớn, thôn yếu vào thôn mạnh, thôn mất ổn định vào thôn ổn định, toàn huyện có 438 thôn biên chế lại thành 225 thôn, giảm bớt 213 thôn, diện tinh giản đạt 49%. Như vậy cán bộ thôn từ 3.192 người, cắt giảm còn 1.125 người, giảm bớt 2.067 người, số người tinh giản quá nửa, đạt 65%, tổ dân cư cũng từ 3.122 tổ, điều chỉnh còn 1.756 tổ, giảm bớt 1.376 tổ, tinh giản 44%.
Tiến hành toàn bộ công tác sáp nhập thôn và sáp nhập trường đã tạo điều kiện bảo đảm lớn cho cải cách bộ máy xã, trấn, tiếp đó tinh giản bộ máy trong cơ quan đảng chính quyền xã, trấn trong toàn huyện từ 220 cơ quan thu lại còn 45 cơ quan, cắt bỏ 175 cơ quan, giảm bớt 70%. Đơn vị sự nghiệp cũng từ 256 đơn vị, thu lại còn 124 đơn vị, cắt bỏ 132 đơn vị, giảm bớt 52%. Số người thực có từ 1.295 người, tinh giản còn 768 người, cắt giảm 524 người, đạt 41%; trong đó tổng số tiền tài chính cung cấp cho nhân viên từ 982 người, tinh giản còn 520 người, cắt giảm 462 người, cũng đạt 47%.
Điều đáng quý hơn là, đảng ủy chính quyền huyện Ngũ Hà trong việc thực thi cuộc cải cách này, còn để lại dư địa đầy đủ cho công tác của đảng ủy và chính quyền khóa sau, biên chế hành chính của các cơ quan xã, trấn và biên chế sự nghiệp đều để lại chỉ tiêu để trống, bảo đảm cho sau này bổ sung thêm nhân viên, ưu hóa cơ cấu và nâng cao tố chất tổng thể của đội ngũ cán bộ.
Điều đáng nói đến là trong cải cách bộ máy xã, trấn lần này, huyện ủy đặc biệt tỉnh táo nhận thức rằng, các cuộc cải cách bộ máy trước đây của nước ta sở dĩ không thành công ở mức độ rất lớn là vì việc tinh giản đó đa phần là sáp nhập hoặc xóa bỏ bộ máy đơn thuần, rất ít nghĩ đến chuyển biến chức năng nhất là phân giải công năng; nói trắng ra, tức là chỉ coi trọng hình thức, không đụng chạm đến tầng lợi ích ở bên trong bản thân mình, tất nhiên, lúc đó càng không thể nghĩ đến phải xây dựng thể chế quản lý hành chính thích ứng với nhu cầu kinh tế thị trường.
Sau “ba sáp nhập, ba cải cách” lần này, một số đơn vị chức năng gần nhau, nghiệp vụ chồng chéo, nhiệm vụ công tác khá riêng lẻ, như trạm phổ biến kỹ thuật nông nghiệp, trạm gia súc gia cầm thủy sản, trạm quản lý xây dựng thủy lợi, trạm lâm nghiệp, quản lý máy móc nông nghiệp đều được sáp nhập, trở thành trạm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp; xóa bỏ trạm quản lý kinh tế hợp tác nông thôn, sáp nhập vào phòng tài chính; xóa bỏ văn phòng giáo dục, chuyển chức năng quản lý hành chính của nó cho chính quyền xã; phòng quản lý ruộng đất, trạm qui hoạch xây dựng thôn trấn cũng sáp nhập thành trạm xây dựng thôn trấn ruộng đất; phòng dịch vụ luật pháp và trạm dịch vụ lao động đều đổi thành cơ quan môi giới xã hội. Ngoài bảo lưu hai trạm dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch và trạm phát thanh truyền hình văn hóa trước đây ra, thông qua sáp nhập, xóa bỏ, chuyển đổi đã thu hẹp 14 trạm, phòng nghiệp vụ vốn có của xã, trấn chỉ còn lại 5 cái.
Tất nhiên, đi đôi với tinh giản rút gọn bộ máy và nhân viên, cũng thúc đẩy chức năng chính quyền chuyển biến hơn nữa, nhằm thích ứng nhu cầu của kinh tế thị trường, các xã, trấn đều lập thêm trung tâm phục vụ khai thác kinh tế, trấn Thành Quan còn đặc biệt lập ra Trung tâm dịch vụ khu dân cư. Về mặt sắp xếp bộ máy đảng, chính quyền, xã, trấn còn thu hẹp rất mạnh đối với hơn 10 cơ quan nội bộ đủ các kiểu loại, phân công quá nhỏ: ngoài trấn Thành Quan và ba trấn trung tâm được lập văn phòng đảng, chính quyền, văn phòng phát triển kinh tế, và văn phòng sự vụ xã hội (đồng thời treo biển văn phòng sinh đẻ có kế hoạch) ra, 16 xã, trấn còn lại chỉ giữ lại văn phòng đảng chính quyền (đồng thời treo biển văn phòng sinh đẻ có kế hoạch) và văn phòng phát triển kinh tế, còn chủ nhiệm và phó chủ nhiệm văn phòng phần lớn do thành viên ban lãnh đạo đảng chính quyền kiêm nhiệm, như vậy sẽ giảm bớt số chức vụ của cán bộ ở mức độ lớn nhất.
Đặc điểm lớn nhất của “ba sáp nhập, ba cải cách” là cơ quan xã, trấn của huyện Ngũ Hà từ đây không còn “đầy đủ ngũ tạng” nữa.
Nhờ thực thi thuận lợi cải cách bộ máy xã, trấn đã thúc đẩy mạnh mẽ chế độ hóa và qui chuẩn hóa việc quản lý của xã, trấn, tăng cường ý thức nguy cơ và tinh thần bức bách cho cán bộ cơ sở nông thôn huyện Ngũ Hà.
Có câu: cải cách gây nên sức ép, cải cách tạo ra sức sống, cũng tạo ra lực lượng sản xuất.
Có người nói: “Tổn thương gân cốt” thế này là làm suy yếu sự lãnh đạo của đảng cơ sở. Chu Dũng lại nói: Giảm bớt oán giận của dân mới là thực sự tăng cường sự lãnh đạo của đảng!
Chu Dũng còn tính sổ kinh tế cho chúng ta. Đồng chí nói, cơ quan đảng chính quyền, đơn vị sự nghiệp toàn huyện thông qua cải cách bộ máy và cạnh tranh chức vụ của nhân viên lần này đã tinh giảm tất cả 542 người, hàng năm có thể giảm chi tài chính 4 triệu NDT “ba sáp nhập, ba cải cách”, mỗi một xã, trấn bình quân giảm bớt 20 vạn NDT, tiền trợ cấp cán bộ thôn và chi phí văn phòng sau khi sáp nhập thôn giảm bớt là 4 triệu 37 vạn NDT, chi tài chính sau khi sáp nhập trường giảm bớt ít nhất là 4 triệu NDT, cộng mấy thứ đó lại, tính ra huyện Ngũ Hà mỗi năm có thể giảm chi tài chính hơn 12 triệu NDT! Đồng chí nói với giọng chắc nịch của người lính: “Điều đó đã giảm bớt rất nhiều sức ép của cải cách thuế phí nhất định sẽ mang lại cho tài chính xã, trấn”. “Hơn nữa còn ngăn ngừa có hiệu quả vấn đề đóng góp của nông dân quay lại”.
Những biện pháp liên quan đến ba sáp nhập, ba cải cách trong cải cách thuế phí của huyện Ngũ Hà đã gây tiếng vang rất lớn trong toàn tỉnh.
Ngày 11 tháng 11 năm 2000, đảng bộ chính quyền tỉnh An Huy chớp thời cơ triệu tập cuộc hội nghị tại chỗ cải cách bộ máy xã, trấn toàn tỉnh tại huyện Ngũ Hà. Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy, Phó tỉnh trưởng thường trực Trương Bình đến dự hội nghị và động viên thêm.
Đồng chí nói, những năm 50, đảng viên cộng sản chúng ta vung tay hô một tiếng, người hưởng ứng ùn ùn kéo đến tập hợp đông đủ, nhân dân hoan hô nhảy múa; bây giờ nhân dân không hài lòng, bực dọc, quan hệ giữa cán bộ quần chúng trở nên căng thẳng, các đồng chí bảo giang sơn của chúng ta có thể ngồi yên được không? Đảng cộng sản cầm quyền có lâu dài ổn định được không? Xây dựng tốt tổ chức cơ sở là một vấn đề hết sức gay gắt mà chúng ta hiện nay đang đối mặt, tình hình cơ sở hiện nay đã đến lúc không thể không cải cách.
“Sau khi đến Ngũ Hà, tôi cảm thấy khá lạc quan. Vì sao vậy? Bởi vì công tác này của các đồng chí ở đây tiến triển tương đối thuận lợi”.
Trương Bình cố làm cho phát biểu của mình tránh bớt giọng nói đặc sệt vùng quê mình, nhưng giọng nói quê hương hòa quyện màu sắc tình cảm nồng nàn của đồng chí vẫn không tự giác thoát ra, và làm cho người ta có cảm giác thân thiết và kích động.
Đồng chí nói: “Trước đây chúng ta nghe phản ánh mặt khó khăn nhiều hơn”, “công tác này có khó hay không? Quả thực khó khăn. Khó khăn nhất là thuyên chuyển cán bộ. Nhất là về cơ sở, đến xã, trấn, việc thuyên chuyển nhân viên hình như không có mấy đường đi, không có mấy kênh, mức độ khó khăn của công tác rất lớn. Dưới Trung ương có rất nhiều đơn vị sự nghiệp, nhiều guồng máy xí nghiệp, ở tỉnh cũng có một số đơn vị sự nghiệp, sự việc hầu như cũng tương đối dễ giải quyết; ngay cả đến cấp thành phố, cấp huyện cũng vẫn có thể ép xuống. Đến cấp xã, trấn thì ép đi đâu? Tinh giản bộ máy và con người là điều chỉnh lợi ích diện rộng, không thừa nhận khó khăn này thì không phải là người duy vật. Nhưng nghe giới thiệu kinh nghiệm của Ngũ Hà, chúng ta quả thực là nhìn thấy có mặt không khó khăn, đó chính là “năm không khó” mà các đồng chí tổng kết được: lãnh đạo coi trọng, ra tay làm thật thì không khó, khiêm tốn học hỏi, dựa vào quần chúng thì không khó, cùng nhau quản lý, hợp đồng tác chiến thì không khó; cải cách đồng bộ, thúc đẩy toàn bộ thì không khó. Tôi thấy trong đó rất có phép biện chứng!”
Nói đến đây, Trương Bình trở nên xúc động, đồng chí nói, chúng ta có những huyện sáp nhập thôn hoặc sáp nhập trường, càng chưa nói đến sáp nhập xã, trấn, mà làm đã cách đây 7 năm, rồi mà bây giờ vẫn còn để lại những vấn đề chưa giải quyết được. Nhưng huyện Ngũ Hà chỉ có 50 ngày đã sáp nhập 438 thôn trước đây thành 225 thôn, cắt giảm 213 thôn, hầu như sáp nhập một nửa thôn; 435 trường học trước đây cũng sáp nhập còn 240 trường, sáp nhập trên 40%. Việc làm lớn như thế, lại không dẫn đến xáo động lớn, không có tập thể lên huyện khiếu kiện, thật vô cùng quý hóa. Chứng tỏ các đồng chí Ngũ Hà làm việc rất vững chắc, làm đến nơi đến chốn. Tôi nghĩ, chỉ cần huyện nào cũng làm được như huyện Ngũ Hà, con em họ hàng của tám cán bộ lãnh đạo cấp huyện, con em họ hàng của sáu mươi bảy cán bộ cấp phòng ban cũng đều rút khỏi cương vị trong cải cách này, thực sự kiên trì nguyên tắc công khai, công bằng chính trực thì nơi đó sẽ không xảy ra quần chúng đi khiếu kiện.
“Tình hình các nơi tuy rất khác nhau, nhưng đạo lý cơ bản phải giống nhau, không phải địa phương Ngũ Hà này trời sinh ra đã thích cải cách, cũng không phải trời sinh ra đã coi lợi ích của mình chẳng nghĩa lý gì, trời sinh ra anh bảo tôi xuống thì tôi xuống, mà phải dựa vào công tác thiết thực chắc chắn, dựa vào nắm vững ưu thế công tác chính trị tư tưởng, dựa vào xác lập và vận dụng chính sách thiết thực khả thi, tất nhiên không thể thiếu một tinh thần cống hiến, tinh thần hy sinh!”
Tinh thần của hội nghị tại chỗ Ngũ Hà rất nhanh được thực hiện ở các huyện (thị) toàn tỉnh, vì thế, năm đầu tỉnh An Huy thí điểm toàn diện cải cách thuế phí nông thôn đã cho nghỉ việc tinh giản 12 vạn nhân viên huyện, trấn dư thừa. Tuy kết quả đạt được có tính giai đoạn, nhưng nhờ đó đã giảm chi tài chính 600 triệu NDT.
Ngày 9 tháng 12, sắp hết năm, Bí thư Tỉnh ủy Vương Thái Hoa cũng đến huyện Ngũ Hà. Đồng chí cùng với các đồng chí phụ trách chủ chốt trong ban lãnh đạo huyện, tiến hành tọa đàm giãi bày tâm huyết về làm thế nào đi sâu triển khai công tác cải cách thuế phí nông thôn hơn nữa.
Đồng chí nói rất kỹ. Đồng chí nhắc nhở mọi người chú ý, việc sắp xếp thuyên chuyển nhân viên xã, trấn, một là phải phát lương ba năm chờ đợi công tác, hai là sau khi về xí nghiệp, khi xí nghiệp làm bảo hiểm dưỡng lão, cũng phải tính cả thời gian làm cán bộ ở cơ quan.
Đồng chí nói công tác sáp nhập trường bây giờ mới bắt đầu, chúng ta đã sáp nhập về mặt số lượng, về bề ngoài, nhưng phần lớn công việc đang chờ hoàn thiện thêm. Tương lai ở nông thôn, dù trung học hay tiểu học, đều phải nhấn mạnh mở trường học qui mô, hợp lý, và phải thông qua biện pháp thầy giáo cạnh tranh trên bục giảng để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy. Đồng chí nói hiện nay học phí một năm của học sinh nông thôn bằng nông dân trồng mấy mẫu ruộng hoặc nuôi một con lợn, nguyên nhân chủ yếu nhà trường thu phí cao là giáo tài phụ đạo quá nhiều; trước kia không có giáo tài phụ đạo, bài thi đồng đều, không đào tạo được nhiều sinh viên như thế này hay sao? Giảm nhẹ đóng góp của nhà trường, giảm nhẹ đóng góp của học sinh là phải nắm lấy những việc cụ thể như giảm nhẹ cặp sách của học sinh, đồng thời phải cấm thu phí xem phim, giáo dục tố chất v.v… đối với học sinh.
Đồng chí nói, cải cách thuế phí, giảm nhẹ đóng góp của nông dân, tôi nghĩ có thể khoán tài chính cho tất cả các bí thư chi bộ thôn được không? Các đồng chí có thể thử xem. Những nơi nào tương đối tốt trong cải cách bộ máy, thậm chí có thể bao gồm cả sinh viên mới phân phối đến, tôi thấy đều có thể về thôn làm Bí thư chi bộ. Nếu họ có thể làm tốt bí thư chi bộ, sau này lên xã, lên huyện làm việc, thì tuyệt đối không có vấn đề gì. Vấn đề quan trọng nhất của kinh tế tập thể cấp thôn phát triển bước sau là điều chỉnh cơ cấu sản nghiệp, tăng thêm thu nhập cho nông dân, những đồng chí này không phải là người của thôn mình, có thể rất thanh thoát, một lòng vì công việc. Tất nhiên, cử xuống phải thực hành chế độ nhiệm kỳ, phải tiến hành sát hạch nhiệm vụ, ai hoàn thành mục tiêu sát hạch nhiệm vụ thì có thể thành “nhãn hiệu bồ câu bay”, lại thay vào một cán bộ trẻ khác làm, đó là nhu cầu xây dựng tổ chức cơ sở, nhu cầu phát triển nông thôn, ổn định nông thôn, càng là nhu cầu rèn luyện cán bộ.
Đồng chí nói, chuyển biến chức năng sau cải cách bộ máy xã, trấn, trọng điểm phải làm được “ba cái thống nhất”, “ba cái chính”. Đó là: trước đây chịu trách nhiệm đối với trên, bây giờ phải thống nhất chịu trách nhiệm đối với cả trên lẫn dưới, và lấy chịu trách nhiệm đối với dưới là chính; trước đây đơn thuần dựa vào mệnh lệnh hành chính, bây giờ vừa phải thực hiện mệnh lệnh hành chính, vừa phải dựa vào biện pháp luật pháp, dân chủ, giáo dục, mà nhiều hơn là phải dùng biện pháp luật pháp, biện pháp dân chủ biện pháp giáo dục là chính để triển khai công tác; trước đây chỉ hoàn thành nhiệm vụ kể cả hoàn thành nhiệm vụ sinh đẻ có kế hoạch, thu thuế tài chính v.v…, bây giờ phải chuyển biến thống nhất hoàn thành nhiệm vụ và làm tốt phục vụ, hơn nữa, phải làm tốt phục vụ là chính.
Đồng chí nói: Một điều quan trọng nhất của tư tưởng “ba đại diện” là phải đại diện lợi ích căn bản của quần chúng nhân dân đông đảo nhất.
Sau khi Vương Thái Hoa về tỉnh chẳng bao lâu, Tỉnh ủy chọn ra 3.000 cán bộ trẻ ưu tú ở các huyện (thị) trong toàn tỉnh đưa xuống các thôn nghèo, thôn chậm tiến làm bí thư chi bộ thôn, để tăng cường xây dựng tổ chức đảng cơ sở ở đó; sau đó không lâu, Tỉnh ủy lại điều động một vạn cán bộ ưu tú ở các cơ quan đảng chính quyền và đơn vị sự nghiệp ba cấp tỉnh, thành phố, huyện tự mang hành lý xuống ở một vạn thôn hành chính kinh tế tương đối trì trệ, tổ chức cơ sở tương đối yếu trong toàn tỉnh, giúp thôn xây dựng kiện toàn các nội qui chế độ, lấy công khai, quản lý dân chủ công việc của thôn làm nội dung chủ yếu, hoàn thiện cơ chế vận hành dân cư tự trị dưới sự lãnh đạo của chi bộ thôn. Tất nhiên điều quan trọng hơn là phải tuân theo qui luật thị trường, tôn trọng ý nguyện của quần chúng, giúp đỡ nông dân ở nơi đó nhanh chóng tiến hành điều chỉnh có tính chiến lược cơ cấu nông nghiệp.
Công tác điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, tăng thêm thu nhập cho nông dân của các nơi trong tỉnh An Huy đang triển khai hầu như cũng tiến hành nhịp nhàng với cải cách thuế phí nông thôn.
51. Đề án số 1
Năm đầu thí điểm toàn diện ở tỉnh An Huy, tuy xuất hiện thị trấn Trần Trang huyện Đảng Sơn ở đồng bằng Hoài Bắc, xã Nam Cực thành phố Ninh Quốc ở vùng núi Giang Nam vẫn làm trên có chính sách, dưới có đối sách; xã Long Đường huyện Phì Đông và xã Quảng Đại huyện Lai An nằm giữa Giang Hoài không Nam không Bắc cũng vẫn ta làm theo kiểu của ta, thậm chí gây chết người, nhưng tình hình tổng thể của toàn tỉnh vẫn làm người ta phấn chấn. Cải cách thuế phí không chỉ giảm nhẹ đóng góp của nông dân, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân, đã thúc đẩy cải cách về mặt thể chế trưng thu quản lý tài chính thuế má xã, trấn, cải thiện quan hệ giữa cán bộ và quần chúng, mà còn thúc đẩy việc xây dựng chính trị dân chủ cơ sở nông thôn, giữ gìn ổn định của xã hội nông thôn.
Tóm lại một câu: mở đầu phấn khởi.
Có lẽ chính vì có mở đầu phấn khởi đó, ngày 13 tháng 12 năm 2000, Bộ trưởng Tài chính Hạng Hoài Thành phát biểu ở Bắc Kinh như sau: “Sang năm sẽ đẩy nhanh bước đi cải cách thuế phí nông thôn cả nước, tài chính Trung ương mỗi năm cũng sẽ dành ra 20 tỷ NDT dùng để chuyển chi cho địa phương để ủng hộ cuộc cải cách này”.
Ngày 15 tháng 2 năm 2001, trên “Trang web Tân Hoa Xã” đưa một tin liên quan: “cải cách thuế phí nông thôn Trung Quốc triển khai toàn diện”. Tin viết: “Tháng 3 năm 2000, chính phủ Trung Quốc quyết định trước tiên bắt đầu công tác thí điểm cải cách thuế phí ở toàn tỉnh An Huy, năm nay mở rộng ra toàn quốc, năm 2002 cơ bản hoàn thành”.
Đây là lần đầu tiên giới báo chí công khai tiết lộ thời gian biểu cải cách thuế phí nông thôn Trung Quốc. Thời gian biểu này cho thấy rõ ràng từ thí điểm đến mở rộng ra toàn quốc, cho đến cơ bản hoàn thành, mỗi giai đoạn chỉ mất thời gian một năm; toàn bộ công tác không quá ba năm. Có nghĩa là cải cách thuế phí nông thôn được gọi là cuộc cải cách vĩ đại lần thứ ba của nông thôn Trung Quốc tiếp sau cải cách ruộng đất và “khoán lớn” sẽ báo việc lớn đã thành trong nhiệm kỳ chính phủ khóa này.
Đứng trước một tin như thế, nhiều người hiểu biết tỏ ra rất hoài nghi cảm thấy không hiện thực, cũng không có khả năng. Bởi vì, cải cách này đã đụng chạm đến một số vấn đề thể chế tầng sâu, quan hệ đến một số phương hướng cải cách trọng đại nhiều vấn đề theo đà cải cách không ngừng đi sâu mới dần dần bộc lộ ra, có nhiều cái trước đây chúng ta chưa từng thông thạo còn phải nhận thức thêm; tìm tòi biện pháp giải quyết những vấn đề mới nổi cộm lên đó cũng phải có thời gian. Có thể nói, cuộc cải cách vĩ đại này vẫn chỉ là vừa mới phá đề, bây giờ tuyên bố công tác này sẽ ”cơ bản hoàn thành” vào năm 2002, dù nói thế nào chăng nữa cũng quá ư vội vàng, hơn nữa, làm người ta không tưởng tượng nổi.
Tin trên “Trang web của Tân Hoa Xã” rõ ràng không phải bắt bóng bắt gió, ngay sau khi công bố tin này chẳng bao lâu, hội nghị công tác thí điểm cải cách thuế phí nông thôn toàn quốc long trọng triệu tập tại thành phố Hợp Phì tỉnh An Huy.
Bởi vì cải cách thuế phí nông thôn đã trở thành biện pháp quan trọng của Trung ương đảng, Quốc Vụ viện nhằm giải quyết tốt vấn đề “tam nông” ở giai đoạn mới của phát triển nông nghiệp, lại liên quan đến đại cục cải cách, phát triển ổn định nông thôn các tỉnh, cho nên Bí thư Tỉnh ủy hoặc tỉnh trưởng của hai mươi tỉnh được mở rộng thí điểm, Bộ trưởng của các bộ có liên quan của Quốc Vụ viện hầu như tất cả đều đổ về thành phố ở miền trung Trung Quốc này.
Theo thống kê, hội nghị Hợp Phì có 48 vị lãnh đạo cấp trưởng Bộ (tỉnh) đến dự. Vì vậy hội nghị này không những trở thành một cuộc hội nghị có cấp cao nhất trong lịch sử tỉnh An Huy, mà còn trở thành một cuộc hội nghị có tính toàn quốc, cấp cao nhất liên quan đến cải cách nông thôn của Trung Quốc những năm gần đây.
Tại hội nghị, Quốc Vụ viện đã bố trí toàn diện công tác cải cách thuế phí nông thôn.
Nếu không xảy ra hai sự kiện náo động trong thời gian hai cuộc hội nghị, thì tinh thần của hội nghị Hợp Phì dứt khoát sẽ được quán triệt thực hiện rất nhanh trong phạm vi lớn hơn ở cả nước, như “trang web Tân Hoa Xã” nói, cuộc cải cách thuế phí nông thôn này do Trung ương bố trí An Huy thí điểm trước, thực sự có thể mở rộng ra toàn quốc trong thời gian ngắn nhất.
Nhưng một đề án của hội nghị Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, một đề án của hội nghị Chính trị hiệp thương toàn quốc triệu tập sau đó, lại thay đổi tiến trình cải cách thuê phí nông thôn Trung Quốc.
Hội nghị Hợp Phì vừa kết thúc, hội nghị lần thứ 4 Quốc hội khóa 9, hội nghị lần thứ 4 Chính hiệp toàn quốc khóa 10 lần lượt khai mạc tại Bắc Kinh. Tại hội nghị, Thủ tướng Chu Dung Cơ thay mặt Quốc Vụ viện đọc “Báo cáo về Cương yếu kế hoạch 5 năm lần thứ 10 phát triển kinh tế và xã hội quốc dân”.
Trong báo cáo, đồng chí nhấn mạnh: Trong thời kỳ “kế hoạch 5 năm lần thứ 10” phải coi việc quán triệt toàn diện chính sách cơ bản của đảng ở nông thôn, tăng cường địa vị nền tảng của nông nghiệp và tăng thêm thu nhập của nông thôn là nhiệm vụ hàng đầu của công tác kinh tế.
Rất nhiều đại biểu nghe báo cáo công tác của Chu Dung Cơ trong lòng cảm thấy buồn nhiều hơn vui. Bởi vì tăng cường địa vị nền tảng của nông nghiệp, kiểu nói “thường thức” này hầu như hội nghị nào cũng nói, đã nói không biết bao nhiêu năm, nhưng cho đến hôm nay, vấn đề “tam nông” vẫn là vấn đề lớn nhất của Trung Quốc. Sau giữa những năm 80, khi vấn đề đóng góp của nông dân ngày càng nổi lên, tháng 2 năm 1990 Quốc Vụ viện ra “Thông tri về thiết thực giảm nhẹ đóng góp của nông dân”, tháng 9 năm đó, Trung ương đảng, Quốc Vụ viện lại đưa ra quyết định kiên quyết ngăn chặn thu phí bừa bãi và các loại phân bổ, sau đó hầu như năm nào cũng ra thông tri hoặc quyết định như thế, nhưng cho đến hôm nay, đóng góp của nông dân vẫn là một việc làm người ta than vắn thở dài.
Đại biểu quốc hội Nhiêu Tác Huấn của đoàn đại biểu Phúc Kiến khi phát biểu nói thẳng, hiện nay nông dân lo nhất chính sách không ổn, sợ nhất đóng góp quá nặng, đại biểu Tứ Xuyên Tào Khánh Trạch không chút khách sáo nêu ra, trong báo cáo của Chu Dung Cơ tuy đưa ra trăm phương nghìn kế tăng thêm thu nhập cho nông dân, nhưng không đưa ra biện pháp cứng rắn có tính đột phá.
Hội nghị lần thứ 4 Chính hiệp toàn quốc khóa 10 triệu tập sau hội nghị lần thứ 4 Quốc hội khóa 9, có tất cả 10 vị ủy viên phát biểu tại hội nghị, một nửa trong đó nói đến vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân Trung Quốc.
Trong thời gian hai cuộc hội nghị, phóng viên Đan Mạch thậm chí hỏi vặn Bộ trưởng Bộ lao động và bảo hiểm xã hội Trương Tả Kỷ phải chăng Bộ lao động và bảo hiểm xã hội không quản nông dân, chỉ quản người thành phố.
Tại cuộc họp báo do hội nghị tổ chức, Chu Dung Cơ đã tính sổ tỉ mỉ cho mọi người về cải cách thuế phí nông thôn mà phóng viên trong và ngoài nước quan tâm.
“Hiện nay chúng tôi thu được 30 tỷ NDT thuế nông nghiệp từ tay nông dân, 60 tỷ NDT thu ngân sách xã, trích quỹ để lại thôn, cộng với thu phí bừa bãi, một năm thu được 120 tỷ NDT trong nông dân, thậm chí còn nhiều hơn. Cải cách thuế phí lần này của chúng tôi là phải nâng thuế nông nghiệp từ 30 tỉ chúng tôi thu được hiện nay lên 50 tỷ, cũng tức là nâng từ 5% lên 8,4%, còn 60 tỉ thu ngân sách xã, trích quĩ để lại thôn và thu phí bừa bãi khác đồng loạt cắt bỏ. Tất nhiên, nông dân giảm đóng góp tài chính địa phương sẽ thiếu hụt, thiếu hụt này rất lớn, tài chính Trung ương phải dành từ 20 đến 30 tỉ để trợ cấp cho nông thôn của tỉnh, thành, khu tự trị khó khăn. Những thiếu hụt này vẫn còn rất lớn”.
Nếu giảm bớt đóng góp của 900 triệu nông dân, thì thiếu hụt tài chính của địa phương sẽ lớn bao nhiêu?
Có phải đóng góp của nông dân một năm thực sự chỉ có 120 tỷ NDT không? “Thậm chí còn nhiều hơn? “Còn nhiều hơn đó” là bao nhiêu? Chu Dung Cơ không nói cụ thể.
Quyết định cải cách thuế phí nông thôn có thành công hay không, có thực sự giảm bớt đóng góp của nông dân hay không, điều then chốt của nó ở chỗ tính sổ rõ ràng. Những cái hết sức quan trong này không được mập mờ. Chỉ có làm rõ rạch ròi, cải cách đồng bộ trên các mặt, mới có thể làm được như điều dự kiến trước.
Lý Bình Xương, tác giả cuốn sách “Tôi nói thật lòng với Thủ tướng” đã làm cuộc điều tra cụ thể về vấn đề này, ông nói rất thẳng thắn “đóng góp của nông dân Trung Quốc đâu chỉ có hơn 100 tỷ, ít nhất là trên 400 tỷ NDT”.
Ông phân loại kê ra mấy khoản: Huyện, xã, thôn trong toàn quốc nợ hơn 600 tỷ NDT; giáo dục bắt buộc nông thôn, toàn quốc trả lương năm cho 7 triệu giáo viên là 80 tỷ NDT, mỗi năm chi sửa chữa trường học, mua sắm thêm thiết bị và nợ của giáo dục v.v… là 50 tỷ NDT; “cán bộ” đảng chính quyền và các ngành có liên quan của xã, huyện trong toàn quốc có hơn 19 triệu người, “cán bộ” hai cấp thôn, xóm có 23 triệu người, tiền lương mỗi năm cần 250 tỷ NDT.
Ba khoản trên đây, mỗi năm chỉ thấp nhất phải trên 460 tỷ NDT.
Ngoài ra, cả nước gần 3.000 huyện, có khoảng gần 3 vạn phòng ban, gần 5 vạn xã, trấn, 70 vạn ban bệ thuộc xã, trấn đều cần vận hành, còn có nhu cầu đồ dùng công cộng cho 4 triệu thôn tự nhiên, gần 800 triệu nông dân sinh sống ở nông thôn, những khoản đó, mỗi năm ít nhất cần 300 tỷ NDT.
Tóm lại, trong các khoản chi của cấp huyện trở xuống có 70% đến 80% là do nông dân đóng góp. Hầu bao của nông dân chính là tài chính của huyện xã. Nếu theo chính sách đóng góp của nông dân hiện nay, đóng góp thực tế của nông dân hàng năm đạt 400 tỷ đến 500 tỷ NDT!
Đóng góp thực tế của nông dân lớn như vậy, rõ ràng chính là nguyên nhân Trung ương năm lần bảy lượt ra lệnh giảm nhẹ đóng góp của nông dân, mà đóng góp của nông dân lại vẫn không có cách nào loại trừ tận gốc, điều đó cũng một lần nữa chứng minh câu nói của Chu Dung Cơ phê vào lá thư của Lý Xương Bình: “chúng tôi thường thường coi tình hình tốt là tình hình phổ biến, mà lại tin nhầm bên dưới báo tin vui, không thấy được tính chất nghiêm trọng của vấn đề”.
Tất nhiên, trên vấn đề này, người có quyền phát ngôn nhất vẫn là đại biểu của tỉnh An Huy.
Bởi vì cải cách thuế phí đã làm thí điểm một năm ở An Huy, trong năm đó, đảng bộ chính quyền tỉnh âm thầm khắc phục muôn vàn khó khăn, có thể nói dốc hết sức lực, nhưng vẫn thường cảm thấy lực bất tòng tâm. Sau thí điểm cải cách, kinh phí của tổ chức cấp xã, trấn, thôn trở nên giật gấu vá vai, còn có thể tìm kiếm con đường giải quyết bằng cách tinh giản bộ máy, cắt giản nhân viên, tăng hiệu quả, giảm chi, nhưng phương án cải cách thuế phí hiện đang thực thi, bãi bỏ phí thu thêm cho giáo dục và huy động vốn cho giáo dục trước đây, mà thiếu hụt này lại vô cùng lớn, đến nỗi khá nhiều trường trung tiểu học nông thôn không tiếp dục dạy được, giáo viên nông thôn không có tiền lương. Nếu các đồng chí An Huy không kịp thời phản ánh lên trên những vấn đề liên quan đến giáo dục bắt buộc này xuất hiện trong công tác thí điểm, và không được giải quyết có hiệu quả, thì một khi Trung ương triển khai công tác cải cách thuế phí trong toàn quốc tác động đối với giáo dục bắt buộc nông thôn và tổn thất gây ra sẽ không thể nào lường hết được.
Vì vậy, đại biểu Đại hội nhân dân tỉnh An Huy cảm thấy có trách nhiệm viết một đề án về vấn đề này trình lên hội nghị.
Vì thế, tại hội nghị của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần này, đoàn đại biểu tỉnh An Huy sau khi nghiêm túc tổng kết lợi hại được mất của một năm cải cách thuế phí nông thôn, đưa ra một đề án yêu cầu tăng cường đầu tư cho giáo dục cơ sở, nhanh chóng xây dựng “Luật phổ cập giáo dục”.
Đề án này của đoàn đại biểu An Huy đưa ra lập tức gây tiếng vang mạnh mẽ trong đại biểu các tỉnh, trở thành vấn đề nóng hổi náo động nhất thời và được đưa vào “Đề án số 1” của hội nghị lần này;
Đưa ra đề án này là một nữ đại biểu của tỉnh An Huy. Bà là Hồ Bình Bình, Phó giám đốc Sở giáo dục tỉnh An Huy.
Hồ Bình Bình hầu như chỉ một đêm trở thành nhân vật báo chí được hai hội nghị chú ý nhất.
Hồ Bình Bình đã làm đại biểu quốc hội hai khóa, đại biểu nhân dân nói thay cho nhân dân đã sớm trở thành hành động tự giác của bà. Sở dĩ bà nghĩ đến phải đưa ra đề án này không chỉ vì bà là Phó giám đốc Sở giáo dục, còn vì bản thân bà cũng xuất thân từ nhà giáo, hơn nữa, An Huy lại là tỉnh lớn nông nghiệp, quan tâm đến phát triển giáo dục nông thôn, nhất là đời sống và môi trường làm việc của giáo viên đã trở thành một việc canh cánh bên lòng, chẳng nề gian khó.
Thông qua điều tra nghiêm túc, Hồ Bình Bình phát hiện trước khi cải cách thuế phí nông thôn, nguồn kinh phí chủ yếu của giáo dục bắt buộc nông thôn tỉnh An Huy từ ba mặt: một là tài chính xã, trấn trích ngân sách, hai là trong “ba khoản để lại thôn và năm khoản thu ngân sách xã” trưng thu từ nông dân, tức “phụ phí giáo dục”, ba là “huy động vốn cho giáo dục” từ nông dân. Năm 1994 về trước, nông thôn các nơi về cơ bản không nợ lương giáo viên, năm 1994 vì thực hành chế độ tách thuế thành thuế nhà nước và thuế địa phương, tài lực của địa phương bị suy yếu, kinh phí của giáo dục bắt buộc nông thôn chủ yếu dựa vào phụ phí giáo dục và huy động vốn giáo dục thu từ nông dân, còn lại mỗi năm thiếu 300 triệu NDT tiền lương giáo viên nông thôn toàn tỉnh, phải đi vay ngân hàng để trả lương. Tính đến năm 2000, chỉ riêng khoản nợ nần tổng cộng 1,7 tỷ NDT. Sau khi thực thi cải cách thuế phí, hai khoản thu phụ phí giáo dục và huy động vốn giáo dục đều bị bãi bỏ, kinh phí giáo dục bắt buộc nông thôn sau cải cách yêu cầu sắp xếp trong ngân sách tài chính xã, trấn, nhưng tài chính xã, trấn vốn đã chạy ăn từng bữa, vì thế làm sao gánh nổi khoảng kinh phí này. Vì vậy Sở giáo dục tỉnh làm cuộc điều tra, tài lực có thể sử dụng của xã, trấn toàn tỉnh An Huy năm 2000 chỉ có 4,6 tỷ NDT, mà tiền lương của 66 vạn người mà xã, trấn toàn tỉnh chịu trách nhiệm cấp phát đã là 4,95 tỷ NDT, căn bản không có tiền thì làm sao giáo dục người ta? Huống hồ, hai khoản thu phí liên quan đến giáo dục của cải cách thuế phí, mỗi năm thiếu hụt 1,1 tỷ. Theo qui định, cải tạo nhà cửa hư hỏng của trung tiểu học nông thôn mỗi năm cần đến 300 triệu, trước đây tiền này ngửa tay xin nông dân giải quyết, bây giờ cũng không được thu của nông dân. Như vậy cộng tất cả lại, thiếu hụt về kinh phí giáo dục bắt buộc nông thôn toàn tỉnh An Huy là con số rất lớn, rất lớn!
Tình hình bỗng chốc trở nên rất nghiêm trọng. Chỉ riêng vùng Phụ Dương làm cải cách thuế phí sớm nhất mà đến mùa xuân năm 2001 đã nợ lương giáo viên tổng cộng 617,270 triệu NDT, toàn vùng bình quân nợ lương giáo viên 10 tháng; có nơi từ khi cải cách thuế phí đến nay không phát lương cho giáo viên nữa.
Tiền lương giáo viên, nợ ngân hàng, chi phí xây dựng cơ bản cho việc điều chỉnh bố cục giáo dục và tiền cải tạo nhà hư hỏng mà giáo dục bắt buộc nông thôn toàn tỉnh mắc nợ lên đến hơn 6 tỷ NDT.
Hồ Bình Bình nghĩ đến những việc này lòng như lửa đốt.
Thiếu hụt lớn như thế làm thế nào? Dường như cũng chỉ có hai con đường có thể đi được, một là đóng cửa 40% trường trung tiểu học, hai là chỉ có thể tiếp tục mắc nợ như thế.
Nông dân nhìn thấy sốt ruột, lòng lo bời bời nói rằng: “Bây giờ nhẹ gánh nông dân, đói lòng thầy giáo, nhỡ hết con cái chúng ta”.
Rất nhiều giáo viên nghĩ mãi không ra. Nhà nước đã cấm chính quyền xã, trấn thu phí bừa bãi, thế thì trước hết phải bảo đảm khoản chi khổng lồ này có “lối ra”. Đạo lý này nghe ra hình như làm cho người cảm thấy hơi kỳ lạ, bởi vì kinh phí giáo dục bắt buộc thành phố nhiều như thế, giải quyết nguồn thu như thế nào? Tại sao không thấy chính quyền thành phố nào thu phí của cư dân để xây dựng giáo dục bắt buộc? Nông dân đã nộp thuế nông nghiệp và thuế đặc sản nông nghiệp thì phải trở thành người nộp thuế giống như dân thành phố làm việc trong thành phố, theo nguyên tắc “tài chính công cộng” xuất chi thu nhập tài chính của chính phủ Trung ương phải xem xét đến lợi ích của toàn thể quốc dân, không nên “chia cắt thành thị nông thôn, một nước hai chính sách”. Huống hồ, nói về căn bản, giáo dục bắt buộc phải do tài chính chính phủ cấp ngân sách, nếu không thì còn gì gọi là giáo dục bắt buộc nữa?
Mấu chốt của vấn đề tất nhiên không phải ở cải cách thuế phí, chỉ là do triển khai công tác cải cách thuế phí, làm cho vấn đề thể chế tầng sâu lâu nay bị đóng góp của nông dân che đậy nổi rõ lên, đó chính là: Trung ương và địa phương xa rời nghiêm trọng về quyền tài chính và quyền công việc, dẫn đến thu nhập tài chính của địa phương quá ít mà công việc phải chịu trách nhiệm lại quá nhiều.
Một cuộc điều tra của Trung tâm nghiên cứu phát triển Quốc Vụ viện, đã nói rõ như vậy về tính chất nghiêm trọng của vấn đề này: Trong số người được giáo dục bắt buộc ở Trung Quốc hiện nay có 78% do xã, trấn đóng góp, trong đó tuyệt đại bộ phận do nông dân “mua phiếu”, 9% do tài chính huyện đóng góp, hai cấp huyện xã đóng góp cao tới 87%; tỉnh, thành phố (địa khu) phụ trách 11%, Trung ương đóng góp chỉ khoảng 2%.
Dù cho nhìn nhận như thế nào chăng nữa, thiết kế chính sách như vậy đều rất không hợp lý, cũng vô đạo lý.
Hầu hết tất cả các nước công nghiệp trên thế giới đều cho rằng giáo dục là nhân tố chủ yếu hàng đầu của phát triển sản xuất, là động lực mạnh mẽ chấn hưng một dân tộc. Kinh phí giáo dục năm của toàn thế giới phần lớn chỉ sau kinh phí quốc phòng, đứng thứ hai trong chi tiêu của quĩ công cộng. Dân số của các nước công nghiệp hóa toàn cầu chỉ chiếm 1/3 tổng dân số, nhưng kinh phí giáo dục của các nước đó lại gấp trên 10 lần so với các nước đang phát triển; còn dân số Trung Quốc chiếm trên 1/5 tổng dân số thế giới, nhưng kinh phí giáo dục lại chỉ chiếm 1/30. Điều đó làm cho người ta khó tưởng tượng nổi.
Chúng ta có thể bỏ ra sức lực lớn đến thế để giành lấy giải nhất một môn thể dục, còn đối với giáo dục nhất là giáo dục bắt buộc, một môn trọng đại thực sự liên quan mật thiết đến tiền đồ và vận mệnh của đất nước, lại lâu nay bị nhắm mắt làm ngơ, điều này khiến người ta suy nghĩ mãi cũng không giải thích nổi.
Thành lập nước đã 50 năm, con em sinh ra sau giải phóng cũng không còn trẻ nữa, nhưng trong nông dân Trung Quốc, chưa được tiếp thụ giáo dục văn hóa tối thiểu đâu chỉ có hàng chục triệu. Hơn nữa còn có rất nhiều người mù chữ. Bá Dương nói: “Quốc dân hạng ba dứt khoát không thể đẻ ra chính quyền hạng nhất”, lời nói tuy chối tai, nhưng đứng trước nông thôn rộng lớn Trung Quốc kinh tế văn hóa ngày nay vẫn lạc hậu như vậy, nếu chúng ta không lẩn tránh sự thật, thì không thể không thừa nhận chúng ta quả là người thất bại.
Ý nguyện ban đầu của Trung ương thực hiện tập quyền tài chính kinh tế là nhằm tập trung tài lực để làm việc lớn, còn việc giáo dục bắt buộc 900 triệu nông dân vẫn là việc nhỏ sao?
Phải nói rằng mở rộng số người được giáo dục bắt buộc nông thôn, nhanh chóng xây dựng “Luật phổ cập giáo dục”, không chỉ là nhu cầu thực tế tiến hành cải cách thuế phí nông thôn, càng là nhu cầu bức thiết quán triệt thực hiện “Cương yếu cải cách và phát triển giáo dục Trung Quốc”. Trung ương đảng, Quốc Vụ viện từ năm 1993 đã ban hành “Cương yếu cải cách và phát triển giáo dục Trung Quốc”, qui định rõ: Kinh phí giáo dục chiếm tỉ lệ trong tổng giá trị sản xuất quốc dân đến cuối thế kỷ phải đạt 4%. Nhưng đến năm 1999, cũng chỉ thực hiện được 2,79%, còn thiếu 1,21%. Năm 2000, tổng giá trị sản xuất quốc dân thực hiện được 8.940,4 tỷ NDT, thu nhập tài chính đạt 1.338 tỷ NDT, nếu theo qui định của “Cương yếu”, giáo dục đạt mục tiêu 4% tổng giá trị sản xuất quốc dân, thì phải tăng thêm trên 110 tỷ NDT cho kinh phí giáo dục.
Nếu tài chính Trung ương theo qui định của “Cương yếu” dành ra 110 tỷ NDT, thì nhiều vấn đề trong giáo dục bắt buộc nông thôn, và cả cải cách thuế phí nông thôn của Trung Quốc rất dễ giải quyết.
Chúng ta phải nhận thấy rằng, yêu cầu mở rộng người được giáo dục bắt buộc nông thôn không phải “tỏ từ tâm” đối với nông dân, cũng không phải “bố thí” cho họ. Từ năm 1956 đến năm 1980, nhà nước thông qua chênh lệnh cánh kéo giá sản phẩm công nông nghiệp đã lấy không của nông dân 1.000 tỷ NDT; từ cải cách mở cửa đến nay thông qua đặt mua lương thực giá thấp, lấy càng nhiều hơn từ trong tay nông dân. Chúng ta đã nợ họ quá nhiều, quá nhiều, cũng quá lâu, không thể, cũng không nên nợ mãi như thế.
Khi Hồ Bình Bình hiểu được Hà Khai Ấm cũng chú ý đến những vấn đề xuất hiện ở nông thôn sau cải cách thuế phí, bà tìm gặp Hà Khai Ấm.
Hà Khai Ấm kể cho Hồ Bình Bình nghe một số tình hình ông tìm hiểu được ở huyện Ngũ Hà, bà càng cảm thấy nghiêm trọng của vấn đề.
Công tác cải cách thuế phí của huyện Ngũ Hà làm tương đối thành công, nhưng tác động đến giáo dục bắt buộc nông thôn lại làm cho họ vô kế khả thi. Chủ nhiệm phòng giáo dục huyện nói với Hà Khai Ấm, riêng tiền lương giáo viên toàn huyện một năm cần 55,28 triệu, kinh phí hoạt động ít nhất cũng phải 4 triệu, lại cộng thêm các chi tiêu khác, một năm phải mất 70 triệu NDT mới có thể gắng gượng duy trì. Ngoài ra, trung tiểu học nông thôn toàn huyện còn có 123.000 m2 nhà hư hỏng chờ cải tạo, cần có 36,96 triệu NDT, để sửa chữa, đến nay vẫn không thực hiện được; còn cần có 84 triệu NDT để mở rộng xây mới trường sở cho 188 lớp trung tiểu học, nên càng thiếu hụt lớn. Hiện giờ, ở nông thôn huyện Ngũ Hà, học sinh hai ba lớp dồn một để lên lớp, nhan nhản những chuyện trong lớp học chen chúc chật ních học sinh. Có trường tiểu học nông thôn khi tan học, học sinh đi nhà vệ sinh chen lấn làm đổ một bức tường làm chết một học sinh tiểu học. Việc đó làm cho họ cảnh giác, tiến hành một cuộc kiểm tra an toàn đối với trường học nông thôn toàn huyện, hễ kiểm tra là giật mình, thấy rất nhiều ẩn họa, nhưng lại bất lực, không biết làm thế nào được. Rất nhiều trường tiểu học hư hỏng sắp đổ, đành phải lên lớp ngoài trời, ngày đông tháng giá thầy, trò đều lạnh cóng. Trung ương có biết tình hình đó hay không?
Ý nghĩ của Hồ Bình Bình quyết định phải viết đề án này lập tức được lãnh đạo của Tỉnh ủy, chính quyền, hội đồng nhân dân và Chính hiệp tỉnh coi trọng cao độ. Cuối cùng tỉnh quyết định lấy đó làm đề án của đoàn đại biểu tỉnh An Huy trình lên hội nghị lần này.
Khi trả lời phỏng vấn, Hồ Bình Bình nói: “Theo đà cải cách thuế phí ngày càng đi sâu, rất nhiều nội dung của “Luật giáo dục” và “Luật giáo dục bắt buộc” ban hành trước đây đều cần phải sửa đổi và làm phong phú thêm, đặc biệt là nên nhanh chóng cho ra đời “Luật phổ cập giáo dục” phải làm cho nó phối hợp đồng bộ với cải cách thuế phí”.
Đề án số 1 vừa đưa ra, không chỉ làm cho đại biểu của hai hội nghị hưởng ứng mạnh mẽ, còn làm cho lãnh đạo hai mươi tỉnh khu dự hội nghị công tác thí điểm cải cách thuế phí nông thôn đặc biệt chú ý. Họ đều nghiêm chỉnh tính sổ tỉ mỉ, vì thế lần lượt viết báo cáo. Yêu cầu tài chính Trung ương giúp đỡ giải quyết số tiền chuyên chi cho công tác thí điểm. Có một tỉnh chỉ yêu cầu giải quyết khó khăn thực tế của giáo dục bắt buộc và cải cách bộ máy, xin trợ cấp 10,5 tỷ, các tỉnh cộng lại, chí ít cũng tới hơn 100 tỷ NDT.
Cải cách đẻ ra thiếu hụt lớn như thế, đó là điều Chu Dung Cơ không lường tới được. Tài chính Trung ương cũng không thể một lúc chi ra nhiều như thế.
Thật vậy, nhiều lông vũ cũng đủ đắm thuyền, nhiều vật nhẹ cũng đè gẫy trục xe.
Vấn đề của nông thôn Trung Quốc là kết quả của sự tích lũy lâu năm, càng là hiển hiện tổng hợp của nhiều mâu thuẫn trong phát triển kinh tế và xã hội quốc dân. Vấn đề thực ra quá nhiều, cũng quá phức tạp.
Thiết thực giảm nhẹ đóng góp của nông dân rõ ràng là mục tiêu hàng đầu của cải cách thuế phí nông thôn. Nhưng đi sâu nghiên cứu nguyên nhân đóng góp của nông dân cực kỳ phức tạp. Có nguyên nhân bộ máy cồng kềnh, người nhiều hơn việc; có nguyên nhân thiếu người, cơ sở yếu; có nguyên nhân thể chế tài chính không thuận, lĩnh vực lưu thông ách tắc; có nguyên nhân chia cắt thành thị với nông thôn, đãi ngộ không công bằng, có nguyên nhân giám sát quản lý mất khống chế, tham ô hủ bại, có nguyên nhân cố hữu về xã hội và kinh tế ở tầng nấc sâu, rất nhiều, rất nhiều; tất nhiên cũng có nguyên nhân của bản thân nông dân…
Đồng chí Tiểu Bình đã nói: Kinh tế của Trung Quốc nếu xảy ra vấn đề, có khả năng xảy ra ở nông nghiệp. Bởi vì vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân của Trung Quốc là dễ bị coi thường nhất, khi chúng ta cảm thấy cần phải giải quyết nghiêm túc, thì nó đã phát triển thành vấn đề lớn rồi.
Tháng 4 năm 2001, hai hội nghị Quốc hội và Chính hiệp bế mạc chẳng bao lâu, giới báo chí nước ngoài bỗng náo nhiệt hẳn lên, liên tục đưa tin viết bài và cải cách thuế phí nông thôn Trung Quốc bị đẻ non.
Tất nhiên điều đó hoàn toàn không có căn cứ. “Bảo đảm chắc chắn cải cách thuế phí nông thôn đạt được thành công” quyết tâm của chính phủ Trung Quốc là kiên định không lay chuyển. Cải cách thuế phí nông thôn Trung Quốc không đẻ non, cũng không thể đẻ non, chỉ có điều không nghe lại được thời gian biểu cải cách mà “Trang web của Tân Hoa Xã” đã từng tiết lộ: Trung ương ra quyết định lại tỉnh An Huy tiếp tục tiến hành tìm tòi cải cách thuế phí nông thôn, các tỉnh khu tự trị khác trong toàn quốc tạm thời ngừng mở rộng thí điểm.
Mặc dù điều chỉnh này có khác nhau rất lớn với bố trí của hội nghị Hợp Phì, có sự thay đổi này trước sau cũng chỉ trong thời gian hai tháng, nhưng đó quả thực lại là một thái độ cực kỳ chịu trách nhiệm, là một quyết sách tỉnh táo nhất lại sáng suốt nhất!
Trong khi “Nhật báo phố Wall” ở Mỹ đưa tin cải cách thuế phí nông thôn Trung Quốc bị thất bại đẻ non, người ta lại nhìn thấy Thủ tướng Chu Dung Cơ đi thị sát nông thôn An Huy trên màn hình đài truyền hình Trung ương Trung Quốc, đồng chí khuyến khích đông đảo cán bộ và quần chúng tỉnh An Huy hãy nỗ lực vượt bậc, cố gắng giải quyết tốt mâu thuẫn mới và vấn đề mới gặp phải trong cải cách thuế phí nông thôn, kiên quyết đưa cuộc cải cách này đi sâu toàn diện.

52. Gửi gắm hy vọng vào An Huy
Trong khi phỏng vấn chúng tôi được biết, năm 2001 sau một năm An Huy tiến hành toàn diện cải cách thuế phí, Thủ tướng Chu Dung Cơ trước sau ba lần đến An Huy. Trung tuần tháng 2, thời gian hội nghị công tác thí điểm cải cách thuế phí nông thôn toàn quốc, đồng chí đi điều tra nghiên cứu nông thôn ở xung quanh Hợp Phì; ngày 1 tháng 5, ngày lễ Quốc tế lao động, trong lúc nhiều người Trung Quốc giàu có nhân nghỉ lễ dài ngày “1 tháng 5”, cả nhà già trẻ kéo nhau đi du lịch, thì đồng chí lại về nông thôn An Huy. Hai lần đến An Huy, Chu Dung Cơ giữ lời hứa: Không chụp ảnh, không đê từ, không dự tiệc, không cho đón tiếp tiễn đưa, tất cả gọn nhẹ đơn giản, thậm chí không cho đưa tin.
Đối với hai lần Thủ tướng đến An Huy, Tỉnh ủy và chính quyền tỉnh An Huy không có ý chuẩn bị như trước kia nữa, càng không chọn “điểm sáng” hoặc giả tạo cho Thủ tướng xem, địa phương được bố trí khảo sát không phải là nơi tốt nhất, lại không coi là kém nhất, vì vậy mang tính tiêu biểu rộng khắp.
Ngày 18 tháng 7 năm đó, lần thứ ba Chu Dung Cơ đặt chân lên vùng đất rộng lớn Giang Hoài, đồng chí dẫn mười mấy người phụ trách của các ngành hữu quan Bộ giáo dục, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp v.v… do Bí thư Tỉnh ủy Vương Thái Hoa, Tỉnh trưởng Hứa Trọng Lâm bồi đồng, đánh xe đi về vùng Phụ Dương, nơi bắt đầu cuộc cải cách thuế, phí nông thôn Trung Quốc. Lúc này, vùng Phụ Dương đã đổi thành thành phố Phụ Dương, họ đến trường tiểu học Tống Dương xã Thập Bát Lý Phố, huyện Dĩnh Thượng thành phố Phụ Dương có 30 năm lịch sử, trọng điểm khảo sát tình hình hiện nay của giáo dục bắt buộc sau thí điểm cải cách thuế phí.
Nhìn mấy chục cái bàn học xộc xệch trong lớp học trống trơn, Chu Dung Cơ hơi ngạc nhiên, đồng chí hỏi hiệu trưởng Vương Vỹ: “Vì sao không có ghế?”
Vương Vỹ giải thích: “Vì tiết kiệm kinh phí, học sinh phải tự mang ghế. Bây giờ nghỉ hè, học sinh đều mang ghế về nhà”.
Những bàn học cũ kỹ đó đều tróc hết sơn, và đều không có ngăn kéo, muốn để sách phải dùng sọt tre luồn dây thừng buộc hai đầu bàn.
“Những bàn học này có bao nhiêu năm lịch sử rồi?”
Chu Dung Cơ như đang suy nghĩ hỏi.
“Hai mươi năm rồi”
“Hai mươi năm chưa thay sao?”
“Chưa!”
Chu Cung Cơ thò tay sờ vào chiếc bàn học trước mặt một cách bản năng, trong nháy mắt, phóng viên ấn nút máy ảnh.
Nhìn bức ảnh này về sau đăng trên “An Huy nhật báo”, trong lớp học đơn sơ, không thấy bục giảng, hiệu trưởng Vương Vỹ đứng đằng sau bàn học mỏng manh và cũ rích đang trả lời câu hỏi của Thủ tướng; Bí thư Vương Thái Hoa hai tay vuốt nhẹ lên mặt bàn, một nỗi niềm nặng trĩu hiện rõ lên bức ảnh; Bộ trưởng giáo dục Trần Chí Lập từ đại Thượng Hải phồn hoa đi ra, ánh mắt tập trung chú ý lộ vẻ bất an; Bộ trưởng Tài chính Hạng Hoài Thành đã từng bày tỏ dùng tài chính Trung ương để chuyển chi cho địa phương để ủng hộ cải cách thuế phí, nét mặt cũng rất phức tạp. “Trường này ở trình nào trong huyện” Chu Dung Cơ hỏi Vương Vỹ.
Vương Vỹ trả lời: “Trung bình”
Chu Dung Cơ yên lặng hồi lâu, sờ lên mặt bàn nham nhở, cảm động thốt lên: “Rất khó, khó thật!”
Chiều hôm đó, Chu Dung Cơ triệu tập một cuộc tọa đàm chuyên đề về giáo dục cơ sở nông thôn tại trường tiểu học Tống Dương này. Nghe tại chỗ những ý kiến và đề nghị về giáo dục bắt buộc của cán bộ xã, trấn và giáo viên trung tiểu học gần đó.
Bí thư Tỉnh ủy Vương Thái Hoa chủ trì hội nghị đi thẳng vào đề. Đồng chí nói: “Thủ tướng rất quan tâm đến cải cách thuế phí có ảnh hưởng đến giáo dục bắt buộc, nông thôn hay không. Hôm nay mong mọi người muốn nói gì thì nói, phải nói thật, không sợ nói sai, nhưng tuyệt đối không được nói dối”.
Lời mở đầu của Vương Thái Hoa làm cho cán bộ và giáo viên có mặt tại cuộc họp ít nhiều hơi ngạc nhiên. Bởi vì trước đây mỗi lần lãnh đạo thành phố xuống kiểm tra công tác, huyện, xã bao giờ cũng kháo với nhau trước, chỉ được nói thành tích, không được nói vấn đề, càng không được nói tùy tiện, bây giờ Thủ tướng Quốc Vụ viện đến, Bí thư Tỉnh ủy lại yêu cầu mọi người muốn nói gì thì nói, phải nói thật lòng, không nên sợ nói sai, đặc biệt nhấn mạnh không được nói dối, mấy câu nói đó làm rạo rực lòng người, có người rơm rớm nước mắt.
Bí thư đảng ủy trấn Giang Khẩu huyện Dĩnh Thượng, Lý Kính Nghiệp nổ pháo đầu tiên. Ông nói, ông ủng hộ cuộc cải cách thuế phí này từ đáy lòng, mong muốn giảm bớt đóng góp của nông thôn, cải thiện quan hệ giữa cán bộ và quần chúng, thúc đẩy các sự nghiệp của nông thôn phát triển hơn nữa. Nhưng sau cải cách, việc vận hành bình thường của hai cấp trấn, thôn lại có vấn đề rất lớn, đang muốn tìm cơ hội để đề đạt ý kiến, không ngờ Thủ tướng đích thân xuống đây, Bí thư Thái Hoa lại nói mấy câu chân tình tha thiết như vậy, ông cũng xua tan nỗi lo, thẳng thắn nói thật.
Lý Kính Nghiệp nói: “Địa phương chúng tôi ở nơi hẻo lánh, kinh tế phát triển tương đối lạc hậu, tài chính nuôi nhân viên và trả lương cho giáo viên trước đây không thể phát theo từng tháng, sau cải cách thuế phí, khó khăn càng lớn, tháng bảy năm ngoái đến tháng sáu năm nay, đã nợ 72 vạn NDT tiền lương giáo viên”.
Chu Dung Cơ chú ý lắng nghe, lúc này hỏi Vương Vỹ, hiệu trưởng trường tiểu học Tống Dương ngồi cạnh: “Trường các anh có nợ lương giáo viên không?”
Vương Vỹ nói: “Năm 98 và 99 mỗi năm nợ hai tháng lương, năm 2000 nợ bốn tháng lương, 6 tháng đầu năm đều phát đủ”.
“Lương tám tháng trước đây có trả bù hay không?”
“Không, treo lại cả”
Chu Dung Cơ nhìn Vương Vỹ lại hỏi: “Thế giáo viên mỗi tháng được phát bao nhiêu tiền lương?”
“Cao nhất 600 NDT, thấp nhất 300 NDT”
“Còn trợ cấp gì khác không?”
Vương Vỹ có sao nói vậy: “Không”
Một cán bộ xã tiếp lời Vương Vỹ, vội giải thích với Chu Dung cơ: “Có gia đình giáo viên có đất khoán, còn có thể tăng thêm một số thu nhập”
Chu Dung Cơ nghe xong, nói với giọng nghiêm khắc: “Không thể vì có đất khoán thì có thể kéo nợ lương của giáo viên được!”
Cán bộ xã nói chen cảm thấy cụt hứng, tỏ ra tiu nghỉu.
Tiếp đó, Bí thư đảng ủy xã Thập Bát Lý Phố, La Sĩ Nghi phát biểu. Ông nói đến bốn vấn đề nổi cộm tồn tại của trung tiểu học nông thôn hiện nay: một là cải tạo trường lớp hư hỏng khó; hai là số vốn để điều chỉnh bố cục nhà trường thiếu hụt lớn; ba là lương giáo viên không thể phát đủ, đúng hạn; bốn là “hai cơ bản” (cơ bản xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục cơ bản 9 năm) mắc nợ khá nhiều.
Chu Dung Cơ vừa nghe vừa suy nghĩ, bỗng nhiên hỏi Trương Dũng Kế hiệu trưởng trường tiểu học trấn Hạ Kiều ngồi bên cạnh: “Nhà trường thu phí học sinh như thế nào?”
Trương Dũng Kế nói: “Học sinh lớp 1,2 mỗi học kỳ nộp 140 NDT, lớp 3, 4, 5 nộp 160 NDT”
“Đều thu tiền gì?” Chu Dung Cơ hỏi tiếp, Trương Dũng Kế nói: “Lấy học sinh lớp 5 làm ví dụ, mỗi học kỳ, mỗi học sinh, tạp phí 50 NDT, tiền sách 49 NDT, vở bài tập 10 NDT”
“Còn gì nữa không?”
“Còn phải nộp 40 NDT cho trấn”
“Vì sao phải nộp cho trấn?” Chu Dung Cơ quay người hỏi: “Trấn trưởng có đến không?”
Nghe nói trấn trưởng trấn Hà Kiều không đến, Chu Dung Cơ hỏi Lý Kính Nghiệp, Bí thư đảng ủy trấn Giang Khẩu: “Nhà trường có nộp tiền cho các anh không?”
Lý Kính Nghiệp nói: “Phải nộp 35 NDT”.
“Vì sao phải thu tiền này?”
“Chủ yếu dùng để trả lại tiền lương giáo viên”.
Chu Dung Cơ quay người lại hỏi Hiệu trưởng Vương Vỹ: “Trường các anh có nộp tiền cho trấn không?”
Vương Vỹ nói: “Không nộp, nhưng trong phí thu có một phần phải đỡ một tháng lương của giáo viên”.
“Các trường khác như thế nào?” Chu Dung Cơ quyết định hỏi đến cùng.
Trần Nãi Bình, hiệu trưởng trường tiểu học trấn Lục Thập Phố nói: “Chúng tôi nộp một phần, giữ một phần”.
Qua cuộc tọa đàm trực diện với cán bộ xã, trấn, hiệu trưởng trường trung học, Chu Dung Cơ cuối cùng phát hiện, nông thôn đã thu phí không ít của các trường trung, tiểu học, vượt xa tiêu chuẩn thu phí giáo dục bắt buộc nông thôn của Quốc Vụ viện qui định. Đồng chí trầm ngâm một lát rồi nói: Cám ơn mọi người đã cho tôi hiểu tình hình chân thực!
Ngô Đa Thuận, giáo viên trung học Thập Bát Lý Phố lúc này phát biểu: “Tôi tốt nghiệp chuyên khoa sư phạm năm 1992, hiện tại lương tháng chỉ có 465 NDT, thấp hơn một nửa so với giáo viên trung học trực thuộc huyện, càng thấp hơn nhiều so với giáo viên trung tiểu học thành phố”.
Chủ nhiệm phòng giáo dục huyện Dĩnh Thượng Đào Tuấn Chi nói tiếp: “Vấn đề chất lượng giáo viên trung tiểu học nông thôn không cao, tuổi tác hơi cao là phổ biến. Một số môn học rất thiếu giáo viên, gần 20 năm nay, toàn huyện chưa phân phối được một giáo viên ngoại ngữ tốt nghiệp chuyên khoa”.
Chu Dung Cơ vẫn chăm chú lắng nghe mọi người phát biểu, khi kết thúc cuộc tọa đàm này, đồng chí cảm động nói: “Xem ra, giáo dục cơ sở nông thôn, đặc biệt là giáo dục bắt buộc còn tồn tại không ít vấn đề”. Đóng góp của nông dân có giảm nhẹ được hay không, những người cần thiết cho giáo dục bắt buộc v.v… có thể bảo đảm được hay không, nên trở thành tiêu chí quan trọng để chúng ta kiểm nghiệm cải cách thuế phí có thành công hay không. Vấn đề này chúng ta phải đi sâu nghiên cứu, phải nghĩ biện pháp khác, có điều nhất thiết không được nhằm vào người nông dân nữa, cũng hy vọng các đồng chí An Huy tìm tòi kinh nghiệm mới về mặt này”.
Lúc chia tay, Chu Dung Cơ đã lên xe, bỗng thấy đồng chí lại thò đầu ra ngoài xe, nói với giọng trầm chắc nịch: “Cám ơn mọi người nói thật với chúng tôi, giúp chúng tôi biết được rất nhiều tình hình thực tế mà trước đây không biết. Rất xin lỗi bà con đã để bà con phải tủi thân, chúng tôi về nhất định nghĩ cách”.
Câu nói làm cán bộ quần chúng có mặt tại chỗ đều rất xúc động, mọi người ra sức vỗ tay, đôi mắt ngấn lệ tiễn đưa Thủ tướng ra về.
Sau đó Chu Dung Cơ còn đến xã Tân Độ huyện Lư Giang tỉnh An Huy trao đổi thêm với nông dân, sau khi trở về Hợp Phì lại nghe báo cáo công tác của Tỉnh ủy và chính quyền tỉnh.
Tại cuộc báo cáo, trước hết đồng chí khẳng định đầy đủ đối với các cấp ủy đảng và chính quyền tỉnh An Huy kiên quyết quán triệt phương châm chính sách của Trung ương, tinh thần dám đi trước mọi người, thấy khó không lùi trong thí điểm cải cách thuế phí nông thôn và cả thành tích phấn khởi đã đạt được. Đồng thời nêu rõ, cải cách thuế phí nông thôn là một cuộc biến đổi xã hội sâu sắc, hơn nữa, lại tiến hành trong tình hình giá cả lương thực trên thị trường hiện nay tiếp tục xuống, con đường tăng thu nhập cho nông thôn không nhiều, tài chính xã, trấn đều tương đối khó khăn, đòi hỏi chúng ta giải quyết tốt không ít vấn đề gai góc. Cải cách thuế phí nông thôn không tách khỏi sự ủng hộ của tài chính nhà nước, nhưng triển khai toàn diện cuộc cải cách này cần phải xem xét đến khả năng chịu đựng của tài chính nhà nước.Nhìn từ tình hình thí điểm cải cách thuế phí nông thôn các nơi ở An Huy v.v… không chỉ trong quá trình cải cách, quan trọng hơn là phải củng cố thành quả của cải cách trong tương lai, thiết thực đề phòng phục hồi lại đóng góp của nông dân, điều đó liên quan mật thiết với nâng cao tố chất chuyển biến tác phong công tác của cán bộ đảng chính quyền các cấp ở nông thôn. Nếu trong cải cách thuế phí, An Huy vừa giảm nhẹ đóng góp của nông dân, vừa bảo đảm được các sự nghiệp giáo dục bắt buộc v.v… phát triển lành mạnh, còn bồi dưỡng ý thức và tác phong làm việc liêm khiết, tận tụy vì dân của đông đảo cán bộ, điều đó sẽ dẫn đầu toàn quốc, cũng đóng góp mới cho phát triển của cải cách của Trung Quốc.
Cuối cùng Chu Dung Cơ nói: Trung ương gửi gắm hy vọng vào An Huy Trung ương quyết định, cải cách này của nông thôn cần phải đạt được kết quả thí điểm rõ rệt và trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm chín muồi, mới có thể tiến hành trong cả nước, nếu không, vội vàng triển khai thì có thể xảy ra rủi ro khá lớn, muốn nhanh cũng không đạt!
Tháng 10 năm đó, hội nghị công tác giáo dục cơ sở tỉnh An Huy được triệu tập, tại hội nghị truyền đạt tinh thần hội nghị công tác giáo dục cơ sỏ toàn quốc đó là: từ nay về sau, giáo dục bắt buộc thực hành phương châm: “phân cấp phụ trách, phân cấp quản lý, lấy huyện làm chính”. Qui định rõ: Tiền lương của giáo viên trung tiểu học nông thôn do tài chính cấp huyện đảm nhiệm.
Để ủng hộ An Huy tiếp tục tiến hành thí điểm cải cách thuế phí nông thôn, năm 2000, tài chính Trung ương đã cấp cho An Huy một khoản tiền chuyển chi là 1,1 tỷ NDT; năm 2002 tăng lên 1,7 tỷ NDT.
Mặc dầu khoản chi này, đối với sự thiếu hụt to lớn của tài chính tỉnh An Huy bộc lộ ra khi cải cách này đi sâu toàn diện, chẳng qua chỉ là hạt muối bỏ bể, nhưng “tiếp máu” làm cải cách, cũng quyết không phải là ý nguyện ban đầu của chính phủ Trung ương tiến hành cuộc cải cách này. Trung ương vốn dự định thông qua biện pháp thuế phí nông thôn gộp làm một, phí mờ ám thành thuế phí minh bạch, tiến hành khống chế tổng số chi của địa phương để mong giảm nhẹ đóng góp của nông dân, lại buộc huyện xã, nhất là chính quyền cấp xã tinh giản bộ máy và nhân viên, nhưng đúng như chuyên gia nông nghiệp Đào Nhiên vạch rõ, khi cuộc cải cách thuế phí nông thôn này đi sâu toàn diện, khi người bị cải cách đóng vai người chấp hành của cải cách, thì tệ hại của mô thức thống trị kiểu quản chế sẽ bộc lộ hoàn toàn: Trung ương, địa phương và nông dân sẽ không nắm tay nhau tìm kiếm lợi ích lớn nhất của ba bên, đều chỉ theo đuổi lợi ích lớn nhất của bản thân mình mà trong đó ở vào vị thế yếu nhất, tất nhiên là chỉ có nông dân!
Khi quyền tài chính và quyền công việc của Trung ương và địa phương không ăn khớp nhau nghiêm trọng mà chưa được sửa đổi, trong tình hình tài chính cấp huyện hiện nay vẫn giật gấu vá vai, kinh phí giáo dục bắt buộc của nông thôn to lớn từ xã, trấn chuyển lên cho tài chính cấp huyện đảm nhiệm, liệu có thể giải quyết được vấn đề không?
Sự thực là, một số quan chức địa phương của An Huy lén lút tiết lộ, hiện tại có địa khu đã xuất hiện tình hình cấp thôn mở rộng phạm vi chi tiêu “Bàn từng việc một” và tiêu chuẩn bị thả lỏng, có những địa phương thậm chí ngầm cho phép chính quyền xã và ban phụ trách thôn bán đấu giá tài sản công cộng để bù lấp thiếu hụt tài chính, còn nông dân vĩnh viễn không có quyền phát ngôn đối với giới hạn của tài sản công cộng, đến nỗi xảy ra chuyện nông dân trồng cây trên bờ ruộng của mình còn phải “chuộc lại” của thôn; thậm chí hiện tượng một vòng mới công khai huy động vốn của nông dân lại xảy ra lần nữa trắng trợn hơn.
Mâu thuẫn vốn có chưa giải quyết, vấn đề mới lại nổi lên mặt nước.
Nếu tất cả điều đó đều được giải thích là vấn đề tố chất và tác phong của cán bộ nông thôn, thì đối với tuyệt đại đa số người trong bọn họ, rõ ràng là không công bằng thỏa đáng.

53. Bụng dạ hiểu nhau
Đảng Chí Công Trung Quốc là đảng phái dân chủ Trung Quốc quan tâm sớm nhất cuộc cải cách nông thôn này, đồng thời cũng chú ý đến sớm nhất những vấn đề xuất hiện trong cải cách. đảng bộ đảng Chí Công tỉnh An Huy tiến hành nghiên cứu toàn bộ quá trình ngay từ khi bắt đầu thí điểm ở An Huy. Trong đó người nhiệt tình nhất phải kể đến Uông Vỹ phó chủ nhiệm đảng bộ đảng Chí Công tỉnh An Huy. Khi điều tra nghiên cứu, Uông Vỹ chú ý đến cải cách thuế phí tuy được các bạn nông dân ủng hộ rộng rãi, còn được thân thiết gọi là “khoán lớn lần thứ hai”, nhưng đồng thời nó cũng mang lại một số vấn đề cụ thể, trong đó nổi bật nhất tài chính của xã thôn giảm thiểu, bình quân mỗi xã, trấn giảm bớt khoảng 90 vạn NDT, mức độ cấp thôn càng lớn hơn, không ít địa phương khó tiếp tục hoạt động. Vì thế đảng bộ đảng Chí Công tỉnh An Huy do ông dẫn đầu, còn mời Hà Khai Ấm Tham sự chính quyền tỉnh, người đưa ra cải cách này trước nhất, làm đại biểu đặc biệt, bắt đầu công tác điều tra nghiên cứu chuyên đề.
Hà Khai Ấm vẫn kiên trì cho rằng giải quyết vấn đề “tam nông” của Trung Quốc, con mắt không thể chỉ nhìn vào “tam nông”, đây là một công trình hệ thống to lớn, cần phải xử lý tổng hợp, cần phải tiến hành toàn bộ. Nhưng ông cũng hiểu rõ rằng, việc của Trung Quốc không nóng vội được, cần phải từ từ, giống như ăn cơm và từng miếng một, việc cũng chỉ có thể làm từng việc một. Hiện nay toàn đảng từ trên xuống dưới đều đang quan tâm cải cách thuế phí nông thôn đang tiến hành ở An Huy, mà cuộc cải cách này chính là đột phá khẩu để đi sâu cải cách nông thôn tốt nhất, thế thì nên tập trung tâm trí nghiên cứu nó, tìm mọi cách để cho phương án cải cách của nó càng sát với thực tế, trở nên ngày càng hoàn thiện, nhằm dắt dẫn và đi sâu cải cách tổng hợp nông thôn. Ông vui vẻ nhận lời mời của Uông Vỹ, đem hết nhiệt tình vào cuộc điều tra nghiên cứu lần này của đảng bộ đảng Chí Công tỉnh An Huy tổ chức.
Họ lần lượt đi xuống 15 huyện (thị) của tỉnh An Huy tiến hành điều tra, hình thành một kiến nghị hoàn thiện cải cách thuế phí nông thôn, kiến nghị này, cuối cùng được Tân Hoa Xã gửi cho các ngành hữu quan Trung ương dưới hình thức tham khảo nội bộ “Bản tin tham khảo tình hình trong nước”. Chủ tịch Trung ương đảng Chí Công, La Hào Tài xem kiến nghị này, cảm thấy một cách nhạy bén rằng công tác nghiên cứu này của An Huy có ý nghĩa trọng đại, Trung ương đảng Chí Công cũng cần phải cho thêm lực lượng để theo dõi điều tra thêm, và coi đây là một đề án quan trọng của Trung ương đảng Chí Công đưa ra tại hội nghị Chính hiệp toàn quốc sắp triệu tập, cung cấp cho Trung ương đảng cộng sản và Quốc Vụ viện tham khảo khi quyết sách.
Ông lập tức ghi ý kiến của mình chuyển cho Phó chủ tịch Đỗ Nghi Cẩn và Tổng thư ký Khâu Quốc Nghĩa cùng với “Bản tin tham khảo tình hình trong nước”.
Đỗ Nghi Cẩn và Khâu Quốc Nghĩa cũng hết sức coi trọng lời phê của La Hào Tài và kiến nghị của đảng bộ đảng Chí Công tỉnh An Huy.
Hai người đều là người An Huy, Khâu Quốc Nghĩa trước đây là một giáo sư của Đại học công nghiệp Hợp Phì, tuy điều về Bắc Kinh công tác, nhưng vẫn rất quan tâm những việc xảy ra ở An Huy; Đỗ Nghi Cẩn từng là phó tỉng trưởng của tỉnh An Huy, khi huyện Thái Hòa tỉnh An Huy làm thí điểm cải cách thuế phí đầu tiên, ông rất hiểu và tích cực ủng hộ.
Hai người nhanh chóng bắt liên lạc với đảng bộ đảng Chí Công tỉnh An Huy. Vì thế Tổ đề tài cải cách thuế phí nông thôn của Trung ương đảng Chí Công do Uông Vỹ làm tổ trưởng, Hà Khai Ấm làm cố vấn được thành lập. Tổ đề tài không những điều tra nghiên cứu nghiêm túc cuộc cải cách đang tiến hành ở An Huy, mà còn đi xuống một số địa khu của hai tỉnh Hồ Nam, Giang Tây và lần lượt tìm hiểu tình hình liên quan đến thí điểm cải cách thuế phí ở các tỉnh Giang Tô, Sơn Đông, Triết Giang, Cát Lâm, Hà Bắc v.v…
Trong điều tra nghiên cứu, Tổ đề tài tìm hiểu được, An Huy, tỉnh thí điểm toàn diện duy nhất của cả nước và huyện thí điểm của các tỉnh khu khác, kết quả của công tác thí điểm đều tương đối rõ nét, đều giảm nhẹ đóng góp của nông dân ở mức độ khác nhau, đã thúc đẩy việc chuyển biến chức năng của chính quyền cơ sở, và tinh giản bộ máy, bước đầu qui chuẩn quan hệ phân phối giữa nhà nước, tập thể và cá nhân, thúc đẩy việc xây dựng liêm chính của cán bộ xã thôn, chuẩn hóa quản lý tài vụ cấp xã, trấn, thôn, tóm lại quyết sách của Trung ương về cải cách thuế phí của nông thôn là hợp lòng dân, được đông đảo nông dân và cán bộ xã thôn ủng hộ.
Tổ đề tài cũng phát hiện không ít vấn đề. Có những vấn đề, Hà Khai Ấm chú ý từ lâu, và đã đi sâu nghiên cứu.
Trước hết thuế má thiếu công bằng, đây là vấn đề lớn nhất. Thuế nông nghiệp trước đây trưng thu theo ruộng đất, còn phí “ba khoản trích để lại và năm khoản thu ngân sách” trưng thu theo đầu người, theo ruộng đất hay theo đầu người đều có chiếu cố nhiều mặt, bây giờ “phí đổi thành thuế” đồng loạt đi theo ruộng đất, chỉ trưng thu theo ruộng đất nhiều ít, điều đó tất nhiên tăng thêm đóng góp của nông hộ có nhiều đát canh tác, lại tương đối nghèo; còn nông dân ở ngoại ô thành phố thị trấn, đất canh tác bình quân đầu người ít hoặc bị trưng dụng toàn bộ, làm các ngành nghề thứ hai, ba tương đối sung túc, đóng góp của họ lại rất nhẹ, thậm chí có khi không đúng góp một xu, ngay cả phí “ba khoản trích để lại, năm khoản thu ngân sách” trước đây cũng lọt lưới, kiểu thuế má bên nhẹ bên nặng này rõ ràng là thiếu công bằng.
Thứ hai là, số diện tích ruộng đất tính thuế không sát thực tế, diện tích ruộng đất tính thuế được xác định thường thường lớn hơn diện tích khoán thực tế, bởi vì trong hơn 20 năm từ “khoán lớn” đến nay, diện tích đất canh tác và tình trạng sử dụng thay đổi rất lớn, nhà nước trưng dụng đất, xí nghiệp trưng dụng đất, cá nhân sử dụng đất, ngành sản xuất phi nông nghiệp sử dụng đất, nhất là từ 1992 trở đi, khu khai thác kinh tế các loại và cơn sốt nhà đất đều chiếm dụng phần lớn đất canh tác, có nhiều địa phương thậm chí không qua thủ tục trình báo phê duyệt hợp pháp, hoặc phê ít dùng nhiều, làm cho ngành quản lý ruộng đất khó nắm vững, càng không xây dựng được hồ sơ hiện hành quản lý tình hình diễn biến, cứ căn cứ vào quyển sổ năm cũ thoát ly thực tế để thu thuế, nông dân không hài lòng.
Thứ ba là, phương án cải cách thuế phí thiết kế lần này, coi “trích để lại cho thôn” là “phụ phí thuế nông nghiệp”, như vậy không thông về mặt lý luận, tiền vốn của tập thể không nên đưa vào phạm trù thuế. Điều này đã qui định rõ trong hiến pháp, quyền sở hữu đất canh tác là thuộc về tập thể, tập thể thôn khoán đất cho nông dân, trưng thu phí khoán có tính chất địa tô là có tính luật định không được xâm phạm, điều đó bất luận như thế nào cũng không được vòng vo.
Thư tư là, tính thuế đặc sản ruộng đất là “trưng thu theo thực tế”, điều đó đã không có cách nào làm cho người ta thao tác được, cũng đi ngược lại chính sách lớn điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp, phát triển cây trồng kinh tế và cây trồng đặc sản. Đây là vấn đề cũ Phó Thủ tướng Khương Xuân Vân khi thị sát huyện Thái Hòa tỉnh An Huy đã từng phê bình một vị thứ trưởng của Bộ Tài chính về vấn đề này; tại cuộc hội thảo thí điểm cải cách thuế phí bảy tỉnh triệu tập ở Phụ Dương, các đại biểu cũng chất vấn rất gay gắt các quan chức của Bộ Tài chính về vấn đề này. Vì sao đến nay nó vẫn áo mũ đường hoàng được đưa vào phương án cải cách thuế phí nông thôn của Trung ương, bản thân việc này làm cho người ta cảm thấy rất buồn phiền.
Còn một vấn đề nữa là giá tính thuế trong phương án quá cao, chênh lệch với giáo cả thị trường khá lớn, nên kết hợp cải cách thuế phí nông thôn với việc hoàn thiện chính sách mua bán lương thực để tiến hành.
Tất nhiên, nói cho cùng, mục đích tiến hành cải cách lần này rốt cuộc lại là xây dựng cơ chế đẩy nhanh phát triển kinh tế phương án cải cách thuế phí hiện tại lại quá nặng về giảm nhẹ đóng góp mà những vấn đề về tầng nấc sâu tạo nên sự đóng góp của nông dân quá nặng lại không động đến về cơ bản; tuy có giảm bớt một số đóng góp không hợp lý trước đây, nhưng lại không tăng một cách thực chất, nguồn tài chính của cấp xã, trấn, thôn bị giảm mạnh, chính quyền cơ sở nông thôn hầu như đã đến mức khó duy trì vận hành.
Tổ đề tài nhằm vào những vấn đề nói trên, nêu lên ý kiến xây dựng cụ thể. Ý kiến đó qui nạp lại thành ba câu: Năm bãi bỏ, Ba điều chỉnh, Một cải cách.
Năm bãi bỏ là:
- Bãi bỏ phí hành chính sự nghiệp, quĩ chính quyền, huy động vốn và mọi phí thu bừa bãi chuyên nhằm vào nông dân trưng thu. Các khoản chi cho giáo dục bắt buộc 9 năm, sinh đẻ có kế hoạch, thăm hỏi gia đình chính sách và luyện tập dân quân của hai cấp xã thôn do phí thu ngân sách xã trước đây chi, đều sửa đổi lại do chính quyền các cấp thông qua ngân sách tài chính sắp xếp, tiền xây dựng đường sá cấp xã do chính quyền phụ trách sắp xếp trong thuế thu thêm, xây dựng đường sá cấp thôn do ban phụ trách thôn sắp xếp trong tiền thuế ruộng trưng thu theo thuế, sau khi nông dân thống nhất nộp xong thuế, có quyền cự tuyệt mọi huy động vốn, phân bổ, thu phí bừa bãi.
- Bãi bỏ thuế sát sinh.
- Bãi bỏ thuế đặc sản nông nghiệp trên ruộng đất tính thuế.
- Bãi bỏ công lao động tích lũy và công lao động nghĩa vụ, từ nay về sau, trừ khi gặp nhiệm vụ khẩn cấp đặc biệt chống lũ cứu nguy, chống hạn v.v… được chính quyền cấp huyện trở lên phê chuẩn có thể tạm thời huy động lực lượng lao động nông thôn ra, bất cứ địa phương và ngành nào cũng không được huy động lực lượng lao động nông thôn mà không thù lao.
- Bãi bỏ nhiệm vụ nhà nước định mua lương thực. Điều này nên trở thành vấn đề cốt lõi của cải cách thuế phí nông thôn. Chỉ có bãi bỏ nhà nước định mua lương thực, mới có thể nói đến thúc đẩy toàn diện kinh tế thị trường nông thôn, mới có thể làm cho kinh tế nông thôn nhảy vọt về chất, cũng mới có thể thực hiện kinh tế nông thôn phát triển liên tục ổn định, lành mạnh. Cũng chỉ có như vậy mới có thể nói cải cách chế độ thuế phí nông thôn xứng đáng gọi là cuộc cải cách to lớn lần thứ ba của nông thôn Trung Quốc tiếp theo sau cải cách ruộng đất và “khoán lớn”.
Ba điều chỉnh là:
- Điều chỉnh thuế suất nông nghiệp.
- Điều chỉnh diện tích tính thuế.
- Điều chỉnh sản lượng thường niên tính thuế.
Một cải cách là: cải cách thuế nông nghiệp và biện pháp sử dụng trưng thu trích để lại cho thôn.
Ở miền Nam, miền Trung, miền Bắc, vùng núi, gò đồi, đồng bằng của tỉnh An Huy, ở những vùng loại hình khác nhau này đã chọn ra hơn mười huyện (thị) tiến hành luận chứng tỉ mỉ những ý kiến xây dựng trên đây của Tổ đề tài nêu ra, kết quả cho thấy, nông dân và cán bộ cơ sở nông thôn cho đến các ngành hữu quan đều hài lòng. Vì vậy có thể dự đoán, chỉ cần đi đôi với hoàn thiện phương án cải cách thuế phí, phối hợp một loạt biện pháp cải cách khác, như cải cách bộ máy cấp xã, trấn, thôn, xây dựng lại tổ chức cơ sở nông thôn v.v… thì sẽ đạt được kết quả tốt hơn.
Sau khi Tổ đề tài đưa ra bản báo cáo điều tra nghiên cứu này, Trung ương đảng Chí Công kịp thời tổ chức cuộc tọa đàm, trao đổi về thành quả điều tra nghiên cứu của Tổ đề tài. Những người phụ trách các ngành hữu quan Văn phòng cải cách thuế phí nông thôn nhà nước, Vụ kinh tế nông thôn Ban nghiên cứu Quốc Vụ viện, Vụ nghiệp vụ Ban tham sự Quốc Vụ viện và Vụ kinh tế nông nghiệp Bộ Nông nghiệp v.v… đều nhận lời mời đến dự; chủ tịch Trung ương đảng Chí Công La Hào Tài đích thân đến dự.
Ủy viên thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, Phó chủ tịch Trung ương đảng Chí Công, nguyên Phó tỉnh trưởng tỉnh An Huy Đỗ Nghi Cẩn tại cuộc tọa đàm kêu gọi: tiến hành cải cách thuế phí nông thôn không thể tác chiến riêng lẻ, đơn thuần bàn về chế độ thuế thì không ổn. Ông nói, khi thiết kế ban đầu cải cách thuế phí nông thôn, An Huy đã suy nghĩ đến điều này, phương án tổng hợp cải cách đồng bộ lúc bấy giờ có 10 biện pháp, họ vẫn coi cải cách thuế phí nông thôn là đột phá khẩu đi sâu cải cách nông thôn để đối xử.
Ông đặc biệt nhấn mạnh: chúng ta phải thấy rằng, trong 20 năm từ khi thực hiện “khoán lớn” đến nay, nông thôn Trung Quốc đã nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn mới, những mâu thuẫn này vì chưa được giải quyết kịp thời, đã sớm chồng chéo quấn quít gốc ngọn với nhau, có thể nói là búng một sợi tóc rúng cả toàn thân, bất cứ cải cách đơn lẻ nào, tiến quân một cánh rõ ràng không thể đạt được thành công.
Báo cáo điều tra nghiên cứu của Tổ đề tài cải cách thuế phí nông thôn Trung ương đảng Chí Công được coi là đề án quan trọng của đảng này trình lên hội nghị lần thứ 4 khóa 10. Chính hiệp toàn quốc. Tổng thứ ký Trung ương đảng Chí Công, Khâu Quốc Nghĩa được hội nghị sắp xếp phát biểu tại hội nghị.
Tháng 3 năm 2001, Quốc hội và Chính hiệp triệu tập hội nghị tại Bắc Kinh. Hội nghị lần này làm mọi người chú ý là đoàn đại biểu tỉnh An Huy đệ trình lên hội nghị lần thứ 4 Quốc hội khóa 9 đề án yêu cầu nhanh chóng chế định “Luật phổ cập giáo dục”, được hội nghị đưa vào “Đề án số 1”; Trung ương đảng Chí Công Trung Quốc trình lên hội nghị lần thứ 9 Chính hiệp toàn quốc khóa 10 đề án “Kiến nghị về bổ sung và hoàn thiện phương án thí điểm cải cách thuế phí nông thôn”, được sắp xếp phát biểu chuyên đề tại hội nghị.
Một cái là “Đề án số 1” của Quốc hội, một cái là phát biểu tại hội nghị Chính hiệp toàn quốc, đều nói đến vấn đề cải cách thuế phí nông thôn, đều trở thành tin tức náo động trong thời gian hai hội nghị năm đó.

<< Chương 10 | Chương 12 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 951

Return to top