Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Bài Viết >> Điều tra nông dân Trung Quốc

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 8619 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Điều tra nông dân Trung Quốc
Trần Quế Đệ, Xuân Đào

Lời dẫn

Trung Quốc là một nước lớn nông nghiệp, trong 1,3 tỷ người có 900 triệu nông dân, thế nhưng lâu lắm rồi, tình trạng sinh tồn của nông dân ở nông thôn rốt cuộc ra sao, tuyệt đại đa số người thành thị không rõ. Chỉ mang máng nhớ rằng cuộc cải cách vĩ đại đã từng làm cả thế giới kinh ngạc xảy ra hồi cuối những năm 70 của thế kỷ trước là bắt đầu ở nông thôn, từ khi nông thôn thực hiện chế độ trách nhiệm khoán gắn sản lượng đến gia đình mà tiêu chí là “khoán lớn” đến nay, sản xuất nông nghiệp nhiều năm được mùa, đã nhanh chóng xuất hiện “bán lương thực khó” và mọc lên rất nhiều “hộ vạn nhân dân tệ [1] ”. Một thời gian, dường như nông dân Trung Quốc đã giầu lắm rồi. Thế nhưng sau đó không lâu, cùng với việc không ngừng đi sâu cải cách thành thị, chúng ta rất ít nghe thấy tin tức về nông nghiệp, nông thôn và nông dân Trung Quốc nữa. Thế rồi, sau đó phát hiện được, càng ngày càng có nhiều nông dân, vứt bỏ ruộng đất vốn từng được coi là sinh mệnh, rời xa việc nông quen thuộc và làng xóm thân yêu, cam chịu cảnh vắng vẻ, lăng nhục và kỳ thị để chen nhau vào thành thị các nơi, dấy lên “ngọn trào dân công” hết đợt này đến đợt khác của hàng triệu, hàng triệu nông dân Trung Quốc, trở thành một cảnh kỳ dị trong hơn mười năm cuối cùng của thế kỷ trước.
Những năm này để hết tâm sức vào việc viết báo cáo văn học, chúng tôi thường xuyên có cơ hội đi sâu vào nông thôn các nơi, đồng thời kết bạn được với không ít nông dân, thường nghe họ tán một số việc trong nông thôn. Chúng tôi phát hiện, bức tranh phong tục thôn quê vốn còn giữ lại trong ấn tượng chúng tôi, chẳng qua đều là bài ca chăn nuôi điền viên xa xôi mà hư ảo, hoặc là nói, là một loại hướng về của người thành thị đã quá quen với cuộc sống phù hoa đô thị với chốn thôn quê. Thế nhưng hiện thực sinh hoạt của nông thôn lại không như vậy, hoặc là nói, nông thôn trong con mắt của nông dân không phải như vậy, bọn họ chẳng có thú thanh nhàn như thế đâu, bọn họ sống rất mệt, rất nặng nề.
Một lần để tìm hiểu tình hình ô nhiễm sông Hoài, chúng tôi đã qua một thôn trang trong bình nguyên Hoài Bắc, tỉnh An Huy và phát hiện được nhiều nông hộ ở đây nhà trơ bốn vách, nghèo rớt mùng tơi, điều này làm chúng tôi cảm thấy kinh hãi. Có một gia đình, cả nhà chỉ có 5 NDT bán rau để ăn một cái tết, cuộc sống quẫn bách, thậm chí không bằng mấy năm vừa giải phóng. Có một vị nông dân xòe ngón tay ra tính sổ cho chúng tôi nghe, ông nói, tính tiền giống má, phân bón, tưới tiêu, cày bừa thu hoạch bằng máy và các loại thuế này phí kia, nếu sản lượng một ha lúa mì không đạt 6.750kg, thì năm đó coi như làm không công. Tuy vậy nông thôn Hoài Bắc có thể đạt được sản lượng một ha 6.750kg lúa mì, rõ ràng là không nhiều, thu được 6.000 là đã khá lắm rồi, nói chung chỉ đạt 4.500kg,
như vậy nghĩa là, nếu cuộc sống của nông dân hiện nay chỉ dựa vào làm ruộng thì khó mà tiếp tục được, thế nhưng bọn họ vẫn phải gánh vác các loại thuế, phí nhiều vô kể.
Nhiều nông dân ngậm nước mắt mà nói: “Những cái tốt mà “khoán lớn” để lại cho chúng tôi đủ từng tí, từng tí một bị móc sạch từ lâu rồi!”
Chúng tôi không thể ngờ là, nơi nghèo nhất của tỉnh An Huy lại là ở Giang Nam, lại ở thành phố Hoàng Sơn nổi tiếng trong thiên hạ, là xã Bạch Tế thuộc huyện Hưu Ninh, thành phố Hoàng Sơn, chưa có đường ô tô đi tới và chưa có điện thoại. Ở xứ này, chúng tôi kinh ngạc phát hiện, sản xuất nông nghiệp tại vùng núi lớn ấy vẫn còn dừng lại ở trạng thái nguyên thủy đốt rẫy gieo hạt, người nông dân vất vả suốt năm nhưng thu nhập trung bình chỉ được 700 NDT, thu nhập tháng chỉ có 58 NDT; nơi ở của nhiều nông dân vẫn là những ngôi nhà trát bùn thô, đen tối, ẩm ướt, nhỏ hẹp, cũ nát, có nhà thậm chí không lợp nổi ngói mà như dùng vỏ cây che mái. Bởi vì nghèo, nên một khi có bệnh, nhẹ thì cố chịu, nặng thì đợi chết. Sáu trăm hai mươi hộ trong cả xã, có tới năm trăm mười bốn hộ nghèo, chiếm 82,9%; trong hai ngàn một trăm tám mươi người trong xã, số người nghèo chiếm tới một ngàn bẩy trăm bẩy mươi người, đạt tới 81%. Thế nhưng một xã, trấn nghèo như vậy, mấy năm trước do cán bộ hương thôn thích khoe khoang, nên đã bị bên trên nhận định là đã thoát nghèo, bắt nộp sưu cao thuế nặng, ép buộc đến mức thôn dân thở không nổi; hơn nữa xã trưởng của xã này lại là một quan tham gõ xương hút tủy, mãi đến lúc trước khi chúng tôi tới mới bị pháp luật xử lý. Đồng thời với việc kinh ngạc thấy không có nơi nào là không có kẻ ăn hối lộ phá kỷ cương, chúng tôi còn cảm thấy tắc thở vì những nặng nề của câu chuyện.
Hôm rời Bạch Tế, chúng tôi cố tình chọn đường xuống núi về bên Chiết Giang, trên đường đi đã phát hiện, trấn Trung Châu, huyện Đồn An thuộc thành phố Hàng Châu “thiên đường” thực ra cũng chẳng phải là giàu có gì.
Mùa xuân năm 2000, Lý Xương Bình, bí thư đảng ủy xã Kỳ Bàn, huyện Giám Lợi, tỉnh Hồ Bắc, trong một bức thư gửi lên Quốc Vụ viện đã nói ba câu như thế này: “Nông dân thật khổ, nông thôn thật nghèo, nông nghiệp thật nguy hiểm”. Lời nói đó chí ít đã nói rõ, những cái mà chúng tôi tiếp xúc được ở nông thôn An Huy, ở nhiều địa phương khác cũng tồn tại như vậy. Lý Xương Bình dâng thư về vấn đề liên quan đến “tam nông” rõ ràng đã làm thủ tướng đại quốc xúc động, Chu Dung Cơ đã từng cảm động viết lời phê trả lời: “Nông dân thật khổ, nông thôn thật nghèo, nông nghiệp thật nguy hiểm” tuy không phải là tình hình toàn diện, nhưng vấn đề là ở chỗ chúng ta thường coi một số tình hình tốt là tình hình toàn diện, và lại còn tin một cách sai lầm vào “báo hỉ” của cơ sở, xem thường tính nghiêm trọng của vấn đề”.
Vì thế một vấn đề làm cho chúng ta, những người suốt đời sống ở thành phố nghĩ mãi mà vẫn không hiểu đã đột ngột hiện ra: những thay đổi to lớn của Trung Quốc hiện nay, những biến đổi lớn khiến ai cũng thấy xảy ra hơn hai mươi năm trước mà người được hưởng lợi là trăm triệu nông dân dẫn đầu phong khí cải cách Trung Quốc, sao bây giờ lại luân lạc vào hoàn cảnh khó khăn đến thế này?
Không thể phủ nhận, ngày nay chúng ta đã bước vào một thời đại mới chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc, thế mà, đối với nông dân tầng lớp dưới, đặc biệt là sự lãng quên trạng thái sinh tồn của 900 triệu nông dân, lại là một sự kiện mà một số người trong thời đại chúng ta bây giờ thực hiện triệt để nhất.
Vì thế có thể nhận định thế này, cái mà chúng ta đối mặt, quyết không chỉ là vấn đề nông nghiệp đơn thuần, hoặc là vấn đề kinh tế đơn giản mà là vấn đề xã hội lớn nhất mà đảng cầm quyền phải đối mặt trong thời kỳ mới. Đúng là chúng ta không lý do để ở tại những thành phố đang biến đổi từng ngày hiện nay mà quên đi nông thôn rộng lớn; không có sự giàu có đầy đủ thực sự của 900 triệu nông dân anh em, mọi con số thống kê kinh tế lạc quan đều mất hết ý nghĩa!
Dwight Perkins, nhà kinh tế học trường đại học Harvard - Mỹ, đã nói một câu, đến nay vẫn đáng để chúng ta suy ngẫm: “Đối với những nhà cải cách tương lai mà nói, những kinh nghiệm chính trị Trung Quốc đã trải qua rất dễ thấy, nhưng lại thường bị lãng quên - trong tiến trình cải cách phải có người được hưởng lợi ích rõ ràng”. Hồi mới cải cách ở thế kỷ trước, người được hưởng lợi ngoài nông dân “làm khoán lớn” ra, còn có hộ công thương cá thể và những người khai hoang ở Thâm Quyến. Thế nhưng khi trọng tâm cải cách chuyển vào thành phố, những người hưởng lợi đã là tầng lớp nhà doanh nghiệp mới trỗi dậy, những quan chức chính quyền thông qua những “hoạt động” mà giàu lên nhanh chóng và tầng lớp người miễn cưỡng được gọi là tầng lớp trung lưu thành phố, còn 900 triệu nông dân - với tư cách là nhóm người lớn nhất của xã hội chúng ta, không những không là người được hưởng lợi, mà còn tăng sản lượng không tăng thu nhập, một số nơi còn xuất hiện cục diện “nay không bằng xưa”.
Chúng ta thường kiêu ngạo tuyên bố, chỉ với 7% diện tích trồng trọt của thế giới đã nuôi sống 21% dân số thế giới. Nông dân chúng ta đã cung cấp lương thực đầy đủ cho 1.300 triệu người, điều này không thể không là một công hiến vĩ đại có tính thế giới, thế nhưng chúng ta lại thường rất ít khi nghĩ đến, nông dân của chúng ta chiếm 40% nông dân thế giới mới nuôi nổi 20% dân số thế giới. Con số đó chỉ có thể thuyết minh, nông nghiệp nước ta hiện nay còn tương đối lạc hậu, đời sống của tuyệt đại đa số nông dân còn rất thấp.
Liên Hiệp Quốc đã phát biểu “Báo cáo phát triển của nhân loại”, báo cáo này đã căn cứ vào chỉ số phát triển cao thấp của 162 quốc gia và vùng lãnh thổ để sắp xếp thứ tự, Trung Quốc được xếp thứ 81. Con số thứ tự này rất đáng để người ta ủ rũ. Trải qua cải cách thành công hơn hai mươi năm, tổng giá trị sản phẩm quốc dân của Trung Quốc đã được nâng cao với mức độ lớn, đồng thời với sự lớn mạnh vượt bậc ấy, vào lúc đã sáng tạo được những kỳ tích về tăng trưởng kinh tế của thế giới hiện nay; ông Klein, người được giải Nobel về kinh tế đã coi trọng vấn đề nông nghiệp của nước ta, đã từng nói với những người Trung Quốc đến phỏng vấn: kinh tế Trung Quốc có hai vấn đề: một là nông nghiệp, hai là dân số; Dương Chấn Ninh, người được giải Nobel về vật lý, cũng đã nói một câu giống như vậy: sự việc khó khăn nhất của Trung Quốc hiện nay là thu nhập quốc dân bình quân đầu người quá thấp.
Một sự thực không cần tranh cãi là, vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân của Trung Quốc đã trở thành nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự nghiệp phát triển hiện đại hóa của nước ta, nó quan hệ tới số phận của cả đất nước chúng ta, quan hệ tới việc liệu chúng ta có thể duy trì được trình độ hiện đại hóa hiện có của chúng ta hay không, mà thành quả cải cách chúng thông qua hơn hai mươi năm nỗ lực phấn đấu không dễ gì mới sáng tạo được có khả năng bị mất đi một sớm một chiều.
Với tư cách là nhà văn viết báo cáo văn học, bài viết của chúng tôi phải từng giờ từng phút đối thoại với cuộc sống hiện thực. Đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng như vậy, nhà văn không nên vắng chỗ. Vì thế, bắt đầu từ ngày 1 tháng 10 năm 2000, chúng tôi xuất phát từ Hợp Phì, theo kiểu cuốn chiếu đi khắp vùng nông thôn rộng lớn hơn 50 huyện, thị thuộc tỉnh An Huy, sau đó đã cố gắng gặp gỡ phỏng vấn một loạt lớn chuyên gia và nhân vật chính trị quan trọng có nghiên cứu và có thực tiễn về công tác “tam nông” từ trung ương đến địa phương, làm một cuộc điều tra gian khổ dài tới hai năm.
Chúng tôi không bao giờ nghi ngờ, bộ mặt nông thôn tỉnh An Huy có tính đại biểu giàu có nhất trong mười hai tỉnh nông nghiệp lớn của cả nước; nếu nói về cải cách nông thôn, thì trong các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc của cả nước, An Huy càng có ý nghĩa điển hình. Bởi vì được gọi ba cuộc cải cách lớn của Trung Quốc mới; cải cách ruộng đất, “khoán lớn” và cải cách thuế, phí nông thôn thì hai cái sau đều bắt nguồn ở An Huy. Chu Dung Cơ không chỉ đã từng một lần nói rằng: “Trong vấn đề nông nghiệp, khi Trung Quốc muốn đưa ra quyết sách trọng đại đối với nông nghiệp, tôi thường đến An Huy điều tra nghiên cứu. Có thể nói, nhiều kinh nghiệm thành công của chúng ta đều đến từ An Huy, An Huy đã có cống hiến rất lớn cho nông nghiệp của Trung Quốc”. Ôn Gia Bảo cũng nói từ lâu là: “Có vụ việc liên quan đến vấn đề chính sách nông thôn, tôi liền nghĩ đến việc tới An Huy nghe ý kiến mọi người, bởi vì ở đây có nhiều đồng chí quen thuộc tình hình lại dám phát biểu ý kiến. Mỗi lần tôi đến đều rất có thu hoạch”. Vì vậy, chúng tôi đi vào nông thôn rộng lớn của An Huy, thực ra cũng là tiếp cận nông dân Trung Quốc.
Chúng tôi vốn là thế hệ sau của nông dân, hơn nữa đều đã trải qua những năm tháng tuổi thơ trong trắng ở nông thôn, hôm nay, khi chúng tôi bôn ba qua những đồng ruộng đã biến thành xa lạ, chúng tôi vẫn nghĩ là trở về với vòng tay mẹ, nỗi xúc động trong lòng dường như làm dòng lệ tràn ra. Loại tình cảm thân thiết như gắn bó máu thịt với thiên nhiên ấy, từ khi vào thành phố chúng tôi đã không cảm thấy nữa.
Tuy nhiên, khi chúng tôi mang những nhiệt tình và sự tỉnh táo mà các nhà văn ngày nay ít có ấy tiếp cận nông thôn Trung Quốc, chúng tôi như cảm thấy những rung động và đau đớn thầm lặng mà trước đây chưa hề có.
Chúng tôi muốn nói, Trung Quốc ngày nay không phải là nơi nào cũng múa hát thanh bình, chúng ta vẫn còn rất nhiều địa phương khó khăn và quần chúng khó khăn. Rất nhiều người hiện nay chưa từng xa rời các thành phố lớn, đều cho là cả Trung Quốc đều giống như Bắc Kinh, Thượng Hải, có một số người nước ngoài mới đến, vừa thấy cũng cho là Trung Quốc đều là như vậy. Thực ra, không phải như vậy đâu.
Chúng tôi muốn nói, những cái chúng tôi nhìn thấy là sự nghèo khó mà bạn không thể tưởng tượng nổi, là tội ác không thể tưởng tượng nổi, là khổ nạn không thể tưởng tượng nổi, là sự không biết làm thế nào không thể tưởng tượng nổi, là sự chống đỡ tranh chấp không thể tưởng tượng nổi, là sự lặng im không thể tưởng tượng nổi, là sự cảm động không thể tưởng tượng nổi và sự bi tráng không thể tưởng tượng nổi…
Thậm chí chúng tôi không hề nghĩ là lần này An Huy dẫn đầu làm thí điểm công tác cải cách thuế, phí ở nông thôn, sẽ rung động lòng người như lần “khoán lớn” xảy ra ở An Huy hơn 20 năm trước; công việc viết lách của chúng tôi lại hầu như tiến hành đồng bộ với cuộc cải cách này, tất sẽ định trước công tác của chúng tôi, sẽ kích động lòng người giống như cuộc cải cách đó, hồi hộp cùng phát ra một lúc như vậy, tràn đầy gập ghềnh như vậy, nhiều trở ngại như vậy, thậm chí, giữa đường không thể không cùng thí điểm của cải cách đình đốn như vậy, sau khi đã suy nghĩ đau khổ, mới phá bỏ được kế hoạch vốn có.
Cũng như thế, chúng tôi không thể nghĩ là, vấn đề nghiêm trọng đến mức chúng tôi không chỉ một lần nghi ngờ năng lực và dũng khí của mình, nghi ngờ trước những bài học trọng đại mà nhạy cảm đến như vậy, liệu nhà văn có thể hoàn thành nhiệm vụ không?
Thế nhưng, rốt cuộc chúng tôi vẫn kiên trì. Bởi vì chúng tôi tin rằng, trách nhiệm của văn học đối với xã hội không phải là bị động, nó không nên là những ký ức nhợt nhạt của cuộc sống, mà phải đi cùng một đường với các độc giả, đi tìm những câu hỏi mà lịch sử nêu ra với ngày nay; bởi vì ngày nay của Trung Quốc, chỉ có thể quyết định bởi nhận thức và nỗ lực từ hôm nay của chúng ta.
Bây giờ, vào lúc chúng tôi bắt đầu kể câu chuyện liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân Trung Quốc, chúng tôi buộc mình phải tỉnh táo trước vì chúng tôi biết chỉ có bình tĩnh và thong dong, mới có thể giữ cho trái tim của mình qua được những con sóng nhiều lần đập tới.

<< Lời giới thiệu | Chương 1 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 983

Return to top