Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Hồi Ký, Tuỳ Bút >> Thân Phận Dư Thừa

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 41300 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Thân Phận Dư Thừa
Kien Nguyen

Chương 46

 

Nha Trang ngày 21, tháng ba, năm 1985

Điện tín của Jimmy tới hôm thứ tư, ngày 21, tháng ba, năm 1985, nội dung như sau :

"Cái list ra sáng nay tên nhà mình đứng hàng đầu. Ngày đi Mỹ là thứ tư, 28 tháng ba. Con về thăm ông ngoại. Biểu anh Kiên vô thế con.

Thân yêu,

Jimmy.

Tái bút,

Anh Kiên, tất cả giấy tờ anh lo xong chưa ? "

Câu cuối cùng làm u ám cái tin tức đầy phấn khởi mà bức điện tín mang lại, cản không cho tôi nhẩy cẫng lên vì vui. Đã hơn hai tháng rưỡi rồi mà vẫn không lấy được chữ ký của sở Nhà Đất, xác nhận đã giải toả căn nhà của mẹ tôi. Tất cả những viên chức mà tôi đã gặp trong cái văn phòng ấy đều gạt đơn của tôi sang một bên mỗi khi họ trông thấy tên của ông bác tôi trên chứng từ chủ đất. Cái trường hợp nhà một chủ, đất một chủ quá rắc rối nên chẳng có ma nào thèm sử lý, mặc dầu mỗi lần đến gặp họ, tôi đều mang theo thuốc lá đắt tiền, hoặc trà sen để làm " quà tặng " cho họ

Mối liên hệ giữa bà bác của tôi và mẹ tôi ngày càng tệ mạt. Hai người cãi nhau gần như cơm bữa với những la lối, năn nỉ và hăm doạ của mẹ tôi. Cuối cùng, đã tuyệt vọng, mẹ tôi đành đề nghị tăng không cái nhà cho bà chị và ông anh rể để đổi lại chữ ký của họ trong giấy tờ giải toả. Tuy nhiên, cả hai bác tôi đều sợ là họ bị đóng cái loại thuế thừa kế gia tài nên họ không chấp nhận ngay cả ý kiến đó, mặc cho mẹ tôi khóc hết nước mắt. Bác trai tôi cho rằng một khi gia đình tôi bỏ rơi căn nhà thì chuyện dĩ nhiên nó sẽ trở thành tài sản của bác, vì bác là chủ miếng đất. Nhất cử nhất động của bác có thể khiến cho nhà nước để ý, biết đâu có thể gây thiệt hại cho gia đình bác.

- Đừng có chaỵ loạn lên, mày làm cho tao chóng cả mặt !

Mẹ tôi quát em bé Ti trong khi hai người đi xuyên qua khu vườn. Tiếng ồn ào của xoong nồi và mùi thơm nồng nực của chả cá bay toả khiến tôi đứng bật dâỵ. Mẹ tôi ì ạch bước vào bếp, lên tiếng chửi đổng vu vơ. Hai cái thúng nặng trĩu đồ đè hai đầu đòn gánh hằn xuống vai mẹ tôi, đau đớn. Bà hạ cái cái gánh nặng xuống sàn, ngồi phịch xuống ngay bên cạnh, cầm nón quạt phành phạch. Mồ hôi ướt đẫm từng mảng lớn trên áo bà, nhất là ở hai bên nách. Bé Ti đứng ở ngay lối đi, tay ôm tô rau sống vơi một nửa. Như thường lệ, trông em gái tôi như người đang trong cơn mộng du.

Tôi ngồi xuống cạnh mẹ, hỏi :

- Hôm nay bán tệ lắm hả mẹ ?

Mẹ tôi đáp :

- Qúa tệ ! Cả một dẫy đầy nhóc hàng cháo tranh dành với nhau. Có thử cho không cũng chẳng ai thèm !

Tôi giơ cái điện tín của Jimmy ra. Mẹ tôi nhìn sững, mắt sáng lên. Bà quơ cánh tay tôi, ôm cứng, reo vang lên như đứa trẻ sung sướng. Đoạn, cả hai mẹ con tôi đều nhẩy cẫng lên trong khi mẹ tôi hân hoan vẫy vẫy bức điện tín cao qúa đầu bà. Bé Ti cũng huà theo chúng tôi, dù nó chẳng biết lý do nào đã khiến cho mẹ con chúng tôi mừng đến phát điên lên như vâỵ.

Khi chúng tôi ngừng lại để thở, tôi nói :

- Mẹ ơi ! Con phải ra đi đêm nay. Con muốn bắt kịp chuyến tầu nửa đêm đi Sài Gòn. Sáng sớm mai Jimmy sẽ về tới nhà.

Mẹ tôi gật đầu đồng ý.

Tôi tiếp :

- Con cần chút đỉnh tiền để mua vé. Và mẹ phải cố lo cho xong cái vụ rắc rối về giấy tờ của căn nhà. Không có giấy tờ đó, mẹ biết đấy, chúng ta không rời bỏ khỏi  cái đất này.

Niềm vui biến mất khỏi  gương mặt mẹ tôi nhanh y như lúc nó tới. Bà hoàn lại cho tôi bức điện tín, lẳng lặng cầm nón lên, bước ra ngoài.

Tôi hỏi  với :

- Mẹ đi đâu đấy ?

Không quay lại, mẹ tôi nói to :

- Mẹ kiếm tiền cho con đi.

- Kiếm tiền ? Bằng cách nào hả mẹ ?

- Chưa biết nữa. Con khỏi phải lo. Vào chơi với ông ngoại đi.

Ông tôi ngồi trên cái giường lót bằng giấy báo trong phòng ông. Bên cạnh là cái giỏ đựng quần áo của bà tôi. Lặng lẽ, ông tôi lật những chiếc áo dài, rồi xếp ngay ngắn, có lần có lượt ở trước mặt. Hai mắt ông nhắm lại, những ngón tay tật nguyền vì phong thấp cứ vuốt mãi lên những đường viền, những mối nối của lớp vải đã phai mầu. Thỉnh thoảng ông tôi lại ấp cái áo lên mặt, hít vào thật sâu như là muốn chút mùi hương còn vương lại trong áo bà tôi có thể thấm sâu vào tận đáy phổi của người. Đôi môi ông hơi mấp máy. Trong cái yên tĩnh của buổi chiều tà, tiếng thì thầm của ông lan trong căn phòng nghe như tiếng gió rì rào, nhẹ nhàng cất lên những lời âu yếm với người vợ đã khuất. Cung cách đặc biệt này đã trở thành một nghi lễ đặc biệt của ông tôi kể từ ngày bà tôi qua đời. Đôi khi, cái cảm giác dường như bà tôi vẫn còn lẩn khuất đâu đây trong căn phòng với ông tôi khiến tuị tôi phát khiếp. Tôi goị to, hy vọng tiếng nói của tôi xua tan được vẻ u ám của căn phòng :

- Ông ngoại ơi !

Ông nhìn lên. Nắng trưa oi ả xuyên qua mảng tường trống tuôn vào phòng, đâụ lên mái tóc ông và trên sàn xi măng, hừng hực như hơi bốc lên từ nồi cháo nóng của mẹ tôi. Làn gió nóng bức lùa tôi lại gần ông hơn. Trông thấy tôi, ông nhếch môi cười, vỗ nhẹ tay lên sàn nhà ngay bên cạnh, bảo :

- Lại đây, lại ngồi gần với ngoại nè.

Tôi rời khung cửa lớn, lại gần và ngồi xuống cạnh ông, nói :

- Ông ngoại ơi, tối nay cháu vào Sài Gòn.

Ông ngoại tôi gật đầu :

- Ngoại biết, cháu à. Hồi nãy mẹ con cháu nói chuyện, ngoại có nghe.

Rồi ông quay lại sự chú tâm trở về với sấp quần áo. Đôi mắt ông trầm ngâm, những ngón tay mò mẫm trên chiếc áo dài nhung đen đơn gỉan, có hàng cúc bac. lớn và cái cổ cao theo truyền thống. Một vệt ố bẩn dài làm đổi mầu kéo từ vai cho đến phiá dưới bụng. Nơi khủyu tay đã mòn, lớp vải lót bên trong hiện lên qua lớp nhung rách

Ông tôi diụ dàng nhỏ nhẹ :

- Cháu có biết đây là cái áo mà bà ngoại thích nhất không ? bà mặc trong moị dịp quan trọng. Đi sắm đồ, đi ăn tối tại nhà hàng Le Colonial, Đi ngày ông lên chức đại uý, đám tang câụ của cháu... bà luôn luôn mặc chiếc áo này.

Tôi hỏi :

- Tại sao nó bị ố hả ông ?

Ông tôi bật lên tiếng cười nho nhỏ :

- Tại ông đó. Ngày ông làm hư áo của bà, bà giận điên lên với ông.

- Cái gì mà làm thành một vệt ố lớn thế, bộ ông ngoại đổ axít lên hả ông ?

Đang cười khúc khích ông phá lên cười sằng sặc. Với kỷ niệm xưa tràn ngập khuôn mặt, ông tôi nói:

- Chuyện xảy ra lâu lắm rồi, chắc bà chẳng muốn kể cho cháu nghe đâu.

Tôi nài nỉ :

- Ông ngoại ơi ! Ông giấu làm gì, kể đi mà. Cháu sắp đi xa rồi. Cho cháu chút gì để làm kỷ niệm về ông bà ở nơi xứ lạ quê người, đi ông !

Ông tôi cười :

- Ờ, cháu nói đúng quá. Ông cháu mình chả còn bao nhiêu thời gian với nhau. Thôi thì hãy nói chuyện vui về bà. Để ông sẽ kể đầu đuôi cho cháu nghe. Chuyện bắt đầu vào một đêm trăng tròn, đep., ông bà vừa đi ăn tối trở về. Bà ngoại bỗng nổi cơn ghen bâỵ. Cháu chưa thấy bà ngoại nổi cơn ghen đâu, còn hơn là sư tử Hà Đông. Mà càng ghen tuông càng dễ khiến cho người ta làm những điều khờ dại.

Tôi cắt ngang :

- Thế lúc đó cháu ở đâu ?

- Lúc đó cháu mới chỉ là một thằng nhãi con, hai, ba tuổi gì đó. Mẹ cháu thì vừa mới tân trang xong căn biệt thự. Tối hôm đó, ông muốn đi ra biển hóng tí gió mát cho tiêu cơm. Chẳng hiểu sao bà lại không tin, bà lén đi theo cách ba chục thước để dò thám. Ông biết là bà theo dõi ông, nhưng ông làm bộ như không biết. Ông đi lạch bạch như con chim cánh cụt trên bãi cát để cho bả thấy mắc cỡ mà bỏ về, nhưng bà vẫn theo ông sát nút. Cuối cùng, ông đứng lại, vươn vai nói nói thật to để bà có thể nghe được : " Ui da, mắc tiểu quá, đái ở đâu được bây giờ nhỉ ". Ông nghe tiếng bà cháu nhẩy vào một buị thông. Chờ một lát, ông quay ngược lại bước thẳng tới cái buị. Cái đầu tóc bả đen thùi lùi, ông còn thấy rõ, nhưng làm bộ đui, ông kéo khóa quần, nhắm ngay tóc bà mà tiểu xuống. Bà ngồi lặng thinh không nhúc nhích, ngay cả đến một cái nhích bắp thịt, nhưng ông có thể nghe thấy lời rủa thầm trong nhịp thở của bà. Rồi ông huýt sáo, chỉnh tề lại, lẩm bẩm trước khi đi : " Đây là hiệp một. Chắc sắp phải xả thêm hiệp hai ". Vẫn không có một lời nào. Bà cháu ngồi tỉnh queo, chờ ông quấn gói ra khỏi tầm mắt.

Tôi phá lên cười. Ông tôi vỗ nhẹ lên vai tôi, nheo mắt trầm ngâm :

- Tốt lắm, cứ cười đi. Cháu còn nhỏ mà ít cười quá. Ông mong điều đó sớm được thay đổi.

Rồi ông nói tiếp :

- Khi bà cháu về tới nhà thì ông và mẹ cháu đang ngồi trong phòng khách. Hai cha con cố làm ra vẻ tự nhiên, nhưng chỉ được một giây, khi nhìn thấy bà ướt mem và giận như điên, ông cười tới nỗi ngã bổ chửng ra khỏi ghế, còn mẹ cháu vì nín cười thành ra bị nấc cục suốt buổi tối. Cái áo hư hoàn toàn. Nước tiểu của ông mạnh đến nỗi nó ăn thấu qua lớp nhung như là chất a-xit. Bả tức quá, không thèm đếm xỉa gì tới ông suốt một tuần lễ.

Tôi phát biểu ý kiến :

- Hồi nào tới giờ cháu chưa hề thấy ông kể chuyện vui như vậy.

Ông tôi với tay ghì lấy tôi

- Ông biết thế, cháu à. Ông lấy làm tiếc vì chúng ta đã xa cách nhau quá. Ông cũng lấy làm tiếc rằng thay vì có một người ông vui vẻ, đùa cợt, cháu chỉ có một người ông ngoại lặng lẽ, tật nguyền. Và ông cũng hối hận rằng đã giữ anh em cháu ở đây, trên cái mảnh đất tồi tàn khốn khổ này, nơi không thừa nhận các cháu. Đời đã xảy ra quá nhiều cay đắng, ông cũng không hiểu moị sự bắt đầu bị hư từ lúc nào. Ông chỉ còn biết cầu sao, đối với anh em cháu, đời cũng chưa đến nỗi quá trễ, để tuị cháu có một đời sống bình thản và hạnh phúc. Dù là các cháu ở đâu, nên nhớ rằng cuộc đời rất ngắn ngủi. Cháu phải tận hưởng mỗi giây phút trước khi nó trôi đi. Tha lỗi cho ông về những quyết định ngu xuẩn của ông. Ông đã quá ích kỷ và ương ngạnh. Tha lỗi cho mẹ cháu đã đánh mất tuổi thơ của các cháu. Mẹ cháu đã hy sinh tất cả đời mình cho mấy anh em cháu. Còn về bác gái cháu và cái gia đình ấy...

Ông tôi thở dài, rồi nói tiếp :

- Ông không biết cháu có thể tha thứ cho họ được hay không, nhưng ít nhất, cháu nên cố gắng giải thoát bản thân mình. Đừng để hận thù này tàn phá đời cháu thêm. Nếu cháu muốn đạt được hạnh phúc, đừng tìm về quá khứ, mà nên sống với hiện tại. Có nghiã lý gì nếu cứ ám ảnh mãi về chuyện đã xảy ra mà cháu cũng không thể thay đổi được nữa ? Hãy biết sống và vui lên. Môt ngày kia cháu sẽ có gia đình riêng của cháu, vâỵ hãy nhớ lời khuyên của ông hôm nay.

Tôi nói qua vai ông :

- Ông ơi, sau khi chúng cháu đi rồi, ông sẽ ra sao ?

Ông tôi gật đầu :

- Ông sẽ không sao đâu, đừng lo cho ông. Ông còn có kỷ niệm của bà ở đây, luôn luôn bên ông.

Tôi ghì ông lần cuối. Ông hôn lên hai má tôi. Bao nhiêu năm đã qua mà hơi thở của ông vẫn còn ngát mùi keọ Jolly Rancher. Bỗng nhiên tôi cảm thấy bé lại trong cách tay ông, như cái ngày tôi bước vào tuổi lên tám.

 

<< Chương 45 | Chương 47 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 827

Return to top