Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Hồi Ký, Tuỳ Bút >> Thân Phận Dư Thừa

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 41390 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Thân Phận Dư Thừa
Kien Nguyen

Chương 17

 

Mùa hè năm 1975 ấy mưa nhiều hơn nên đất không kịp thấm. Khắp nơi trong thành phố đều có những vũng nước đọng tạo điều kiện cho ký sinh trùng nảy nở khiến cho bệnh tật tràn lan với một tốc độ nhanh chóng. Bệnh sốt rét, bệnh kiết lỵ và bệnh lao thi nhau hoành hành. Trong cố gắng kiềm chế, nhà nước cộng sản thiết lập một hệ thống y tế huấn luyện cho mọi người để họ có thể tự săn sóc chính họ. Cứ mỗi tuần ba lần, một nhóm y tá lại kê bàn ra bên ngoài cổng phường, phân phát cho mỗi người một liều thuốc ký ninh để ngăn ngừa bệnh sốt rét. May mắn thay, xóm tôi chưa thấy xảy ra bất cứ một thứ dịch bệnh nào.

Tháng tám chậm chạp trôi qua trong khi thành phố điều chỉnh theo sự sắp xếp mới. Một hôm bác trai tôi hối hả chạy vào nhà tôi. Vì sự sai lầm trong quá khứ mà bác bị giam trong trại tập trung mất một tuần lễ. May mắn thay, ông tôi lại được bãi miễn cái loại gian khổ ấy vì sự tàn tật của mình. Vào cái hôm mà bác tôi được thả ra, ông tới nhà tôi để cảnh giác mẹ tôi về những tin tức thâu lượm được trong trại giam.

Trên khắp thành phố, người Cộng sản đã thi hành một chiến lược mới để triệt hạ chủ nghĩa tư bản, khởi sự từ dân giầu có cư ngụ ở khu phố tầu, sau lan tới các phú hộ ở miền quê. Đó là một kế hoạch khá giản dị. Mỗi ngày, cán bộ của nhà nước chỉ định đại một khu vực dùng làm mục tiêu. Tại mỗi nơi này, họ lục soát tất cả mọi nhà và đặc biệt họ chuyên chú tới tất cả những người có máu mặt trong vùng. Muc tiêu chính là để tìm ra của cải bị cất dấu hoặc những bằng cớ chứng tỏ rằng đương sự đã phạm trọng tội trong quá khứ. Trong khi nhân viên nhà nước lục soát đồ đạc, của cải thì mọi người trong nhà bị dồn hết vào một góc. Bất cứ vật gì có giá trị đều bị tịch thu hoặc bị phá hủy tức thì. Nếu gia chủ bị phát giác là có dính líu tới quá khứ một cách nặng nề, tùy theo mức độ tội phạm, đương sự sẽ bị giải tới trại giam tù cải tạo hay chờ bị đưa ra toà án xét xử. Ngay cả bọn con nít cũng không tránh khỏi cuộc lục vấn vì có nhiều trường hợp cha mẹ chúng đã khôn ngoan cất dấu của cải nơi con cái.

Với sự trợ giúp của các anh em họ tôi, Mẹ tôi đã làm một cuộc kiểm tra kỹ lưỡng đồ tế nhuyễn, của riêng tây, lựa ra những món kỷ niệm có liên quan đến quá khứ vàng son của bà, nhất là những cái có dính dáng đến cha tôi và cha của Jimmy. Bà đem dấu tất cả vào một cái hộp đựng giầy, nhét thêm vào đó một nửa số nữ trang. Nửa số còn lại thì vẫn còn được cất dấu trong túi quần của tôi. Chờ lúc đêm xuống, bà đem hộp giầy ra chôn ở sân cỏ phía trước.

Tại nhà bên cạnh, gia đình của Duy không có may mắn như thế. Bọn Công sản đã lục lọi từng xó xỉnh, đào bới lung tung. Lúc trở ra, họ còng tay ba của Duy mang đi, trên một chiếc xe vận tải nhà binh. Mẹ của Duy chạy theo chồng rền rĩ khóc than như một con thú bị thương trong khi chiếc xe vẫn lầm lũi chạy trên con đường đất bụi, nhả đám khói đen đặc vào mặt bà. Giữa lúc tôi đang đứng bên cạnh bà tôi trên sân cỏ phía trước để coi quang cảnh nhốn nháo ở nhà hàng xóm thì chị Moonlight đến đứng ngay sau lưng tôi. Chị trỏ tay về anh Tống Ty và thì thào vào tai tôi:

- Kiên à, em đưa cái này cho anh ấy giùm chị nhé,

Chị dúi vào tay tôi một tờ giấy nhỏ. Tôi hỏi lại

- Bây giờ à ? Đưa giữa vào lúc như thế này sao ?

- Phải rồi. Ngay bây giờ

Nói xong chị đứng dậy bỏ đi trước khi bố mẹ của chị kịp nhìn thấy. Tôi tiến về phía cửa nhà bên cạnh và đảo mắt tìm anh Ty trong đám lố nhố của gia đình anh. Anh đứng ngay bên cạnh bà mẹ, cánh tay ôm lấy ngang lưng của bà để cho bà đừng khỏi xỉu. Bà khóc ngất trên vai của anh bất kể sự tò mò nhòm ngó của mọi người qua lại. Trước cảnh tan hoang, anh Ty tỏ ra cứng rắn và vững vàng. Anh không nhận ra tôi lúc tôi luồn tới gần anh. Còn Duy thì ngưng khóc và nhìn tôi với vẻ ngạc nhiên.

- Xin lỗi nhé, Duy !

Duy không trả lời tôi. Đứng lẫn trong đám anh em hoảng hốt thất thần của Duy, tôi cảm thấy lạc lõng khi họ kéo nhau vào nhà. Lúc anh Ty đi qua trước mặt tôi, tôi nhét vào tay anh mảnh giấy của chị Moonlight. Trước khi anh kịp bước đi thì tôi đã thì thào vào tai anh:

- Của chị Ánh Nguyệt đấy.

Anh nói cảm ơn và tôi chạy về nhà. Tới sân trước, tôi thấy chị Ánh Nguyệt đang đứng ở đó, nháy mắt với tôi và mỉm cười.

Sau khi chờ đợi cả mấy tuần lễ coi người Cộng sản có biện pháp gì mẹ tôi nhận ra rằng, sau khi đã lấy được căn biệt thự thì họ chẳng còn coi chúng tôi như một sự đe doạ ghê gớm nữa. Thấy an tâm, mẹ tôi đi thu lượm lại những món đồ đã chôn. Nhưng bà thất đảm khi thấy cái hộp đã chôn nay biến mất. Sau năm tiếng đồng hồ xới tung cả đám cỏ lên, bà cho rằng cái hộp đã bị cuốn trôi ra biển vì có dòng nước ngầm ở dưới. Tình trạng này cũng thường xảy ra khi người ta đem chôn đồ vật mà lại đào quá sâu.

Mấy tháng cuối cùng trước khi mẹ tôi sanh nở, không khí trong gia đình càng lúc càng nặng nề, khó thở. Vì cả gia đình tôi chẳng ai có công ăn việc làm nên tất cả phải sống nhờ vào việc bán dần các món nữ trang của bà. Chuyên thai nghén cũng không được suông sẻ như bà trông đợi. Ở tháng cuối cùng bà gặp trục trặc hai lần. Lần băng huyết thứ nhì lại còn kèm theo những đợt quặn đau rút khiến cho bà nghĩ rằng đứa bé sẽ bị đẻ non. Trong lúc rối trí, bà hối hả chạy tới bệnh viện, nhưng ở đâý cho biết là chưa có triệu chứng đẻ. Thế là bà lại hối tiếc vì đã tốn tiền chi phí cho bệnh viện trong lúc tiền bạc eo hẹp.

Cũng vào thời gian đó, dượng Lâm bị ông trưởng phường gọi đi làm lao động tập thể trong mười lăm ngày, mà thực chất là là sự khổ sai cưỡng bách trong một khu rừng cách thành phố năm mươi cây số. Lâm đã từ chối không đi. Vì sợ rắc rối, mẹ tôi đã thuê một người anh họ của tôi đi thay. Thật ra, sự đánh tráo như thế này thường thường là xuông lọt. Nhưng, trong cái ngày xui xeỏ đó, tay trưởng phường tình cờ phát giác ra sự thay thế gian trá này khi ông dự định đưa Lâm lên làm tổ trưởng lao động. Và ông ta nhận ngay ra đó là anh Lễ chứ không phải là dượng Lâm.

Dù cho dượng Lâm đã thoát được chuyện này, không có rắc rối gì quan trọng xảy ra, nhưng sự mâu thuẫn giữa gia đình tôi và ông ba Qùi, viên trưởng phường, đã tới một ngã rẽ mới. Theo ông ta, thì nếu gia đình tôi có khả năng thuê mướn được kẻ thay thế thì có nghĩa là chúng tôi còn giữ được của cải mà không khai với nhà nước. Tình trạng này khiến cho mẹ tôi và dượng Lâm càng xa cách nhau hơn, đến nỗi chẳng ai nói với ai một lời. Một vài người trong xóm còn cho rằng mẹ tôi và dượng Lâm chẳng còn có vẻ là một cặp bồ bịch nữa.

Cứ mỗi ngày qua đi, mẹ tôi lại tỏ ra khó chịu và bứt rứt. Những cơn mưa dầm và cái bụng bầu càng ngày càng to đã khiến cho bà mất hết kiên nhẫn, ngay cả đối với những chuyện vụn vặt. Vào một buổi tối, giờ cơm, chúng tôi ngồi trên sàn ăn cơm với cá mặn do bà ngoại tôi nấu. Kể từ khi chị Loan đi khỏi, bà ngoại tôi thay thế làm công việc vặt trong nhà như bếp núc, dọn dẹp, giặt giũ. Nếu không bị hành bởi bệnh tê thấp, bà tôi đã có thể là một đầu bếp giỏi. Nhưng, cũng như tối hôm đó, hầu như tất cả mọi bữa, chúng tôi đều chỉ có cơm với cá khô mà thôi.

Mẹ tôi đang ngồi im lặng ăn, bất thình lình ở phía đối diện, dượng Lâm cau mày nói:

- Nhìn tôi đây này.

Mẹ tôi vẫn tiếp tục ăn coi như chẳng nghe thấy gì. Trong khi ấy, Jimmy lấm lét nhìn hai người. Tôi nắm lấy tay nó và biết rằng nó sắp khóc. Sự im lặng của mẹ tôi khiến dượng muốn điên lên, tay ông ta đập xuống sàn, to tiếng hơn:

- Tại sao cô không nhìn tôi ? Tôi chịu hết nổi cái thói bỉ mặt này nữa rồi.

Vẫn thế, cách trả lời độc nhất của mẹ tôi là tăng thêm sự ghẻ lạnh. Dượng quát:

- Đừng có giỡn mặt với tao, con đĩ thối.

Trong cơn giận dữ, lời xỉ nhục của dượng vọt ra nghe khàn cả giọng. Rồi dượng ném cả nửa bát cơm đang ăn vào mẹ tôi rồi bỏ ra ngoài châm thuốc lá. Những hạt cơm bắn tung toé lên tóc, lên cả mặt mẹ tôi mà bà cũng không buồn phủi đi. Bên cạnh tôi, Jimmy bắt đầu lên tiếng khóc.

Khuya đêm ấy, dượng Lâm luồn vào trong giường của tôi. Đang nằm sấp, tôi không biết rõ có dượng mãi cho đến khi tôi bị sức nặng của dượng đè lên mới choàng dậy. Hắn ta dùng tay bịt mồm tôi lại để tôi khỏi la lên. Tôi choáng váng tỉnh giấc mà không biết có chuyện gì đã xảy ra. Bên tai tôi, giọng của hắn thì thào:

- Mày mà kêu tao bẻ gẫy cổ.

Thoạt tiên tôi chắc là mình đang ở trong một cơn ác mộng, và tôi cố vùng vẫy để thức dậy. Nhưng bàn tay của dượng đè chặt lên mặt tôi và đem tôi trở về thực tế. Tôi cố giâỹ giuạ để thoát ra khỏi sự ghì cứng của hắn và cố hớp chút không khí. Nhưng tôi không có đủ sức mạnh để thoát ra khỏi, tôi cảm thấy nghẹt thở. Chắc là tôi chết quá. Tôi thầm van xin và cảm thấy óc căng phồng lên như một quả bóng đầy hơi, sắp phát nổ. Tôi nghĩ đến Lulu và thầm hỏi rằng trước khi chết, con chó của tôi có cùng một cảm giác hãi hùng như thế này hay không. Yếu dần, tôi không còn vùng vẫy được nữa. Ngay khi tôi ngừng cựa quậy thì dượng lơi những ngón tay ra, không ghì lên mặt tôi nữa, khiến chút không khí có thể ùa vào trong phổi của tôi. Tôi hăm hở hớp lấy sự sống, đến nỗi phát nghẹn vì đờm của chính mình. Dượng gằn giọng, thì thào:

- Nghe đây và nghe cho kỹ, thằng nhóc. Sau này mày lớn lên, nếu muốn trách ai đã gây ra chuyện này thì hãy trách mẹ mày. Mụ đã gây sự trước, ngay khi mụ giết đứa con chưa chào đời của tao.

Giọng của dượng tuy gần mà nghe xa văng vẳng. Tuy nhiên tôi cũng hiểu được ông ta nói cái gì, những lời lẽ ấy nhiễu vào tâm hồn tôi như những giọt mực. Ở bên ngoài, trời đã về khuya, có ánh trăng chiếu qua khung cửa sổ soi rõ mọi vật trong phòng, kể cả những ngón tay như những móng vuốt bấu sâu quanh cổ tôi. Dượng một tay kéo cái quần pyjama của tôi xuống, và cởi cả quần của dượng, còn tay kia thì vẫn giữ cứng lấy tôi. Tôi vừa sợ hãi vừa cảm thấy nhục nhã nhưng cũng vẫn chẳng hiểu dượng toan tính làm cái gì. Trong cơn bối rối và hoảng loạn, tôi cảm thấy người tê cứng lại. Rồi bất chợt một cơn đau điếng như một làn sóng ùa vào cơ thể của tôi trong khi dượng hầm hừ và nhún nhẩy trên mình tôi. Tôi muốn gào lên mà không thể được. Tôi cũng không còn khóc được nữa, tất cả trong tôi chỉ còn là một sự trống rỗng cứ mỗi phút lại tăng trưởng hơn, lạnh lùng hơn.

Trước khi rời khỏi thân mình tôi, dượng dứ dứ nắm tay lên mặt tôi và nói:

- Giữ kín chuyện này giữa tao với mày thôi, nhóc, lần sau thì tao có thể nhẹ nhàng hơn. Nếu mày ngu đến nỗi đi mách mẹ mày thì tao sẽ tìm tới thằng em của mày.

Hắn ta chẳng cần cảnh cáo để bịt miệng tôi lại. Sự nhục nhã và cô đơn mà tôi cảm nhận không phải là những cảm giác mà tôi muốn chia sẻ với bất cứ ai. Tôi nằm vùi trong đống gối, lắng nghe tiếng chân của hắn rời xa và cố gắng ngăn chăn. sự tuỉ nhục đang ăn xói vào tâm hồn của mình.

Hắn đã đi khỏi rất lâu mà tôi vẫn nằm trần truồng, bất động trên giường. Đầu óc tôi trống rỗng. Tôi đắm mình vào cái vỏ kén, như đã chết, lạnh lẽo, không hồn, và vào cái giây phút ấy thì tôi chỉ còn có cách đó để yên thân.

Ngày hôm sau tôi ngủ vùi dưới tấm khăn trải giường trùm kín đầu. Tới giờ ăn sáng, mẹ tôi đi tìm tôi. Bà thấy tôi run rẩy dưới tấm khăn. Lo lắng, bà kéo tung ra để quan sát. Tôi nhìn chăm chăm lên trần nhà ở phía sau khuôn mặt của bà.

Một tay bà quơ lấy tôi, tay kia thì đập vào tôi rồi bà kêu lên:

- Dậy đi, Kiên.

Thấy tôi vẫn chẳng nhúc nhích, giọng bà trở nên hốt hoảng:

- Có chuyện gì thế, con nói đi. Con bị cái gì thế ? Ôi trời ơi, máu ở đâu ra thế này ?

Sự hoảng hốt của bà lôi tôi trở về hiện tại, với căn phòng, nơi mọi người đang tò mò nhìn tôi. Nằm ườn ngang giường, dượng Lâm ngó tôi dòm chừng. Cái nhìn tăm tối của dượng giật tôi ra khỏi trạng thái ngơ ngẩn. Tôi lắp bắp:

- Con... con như thường mà mẹ. Con chỉ hơi mệt thôi.

Mẹ tôi rờ lên đốm máu khô trên nệm giường, hỏi:

- Vết máu này ở đâu ra vậy ? Con chảy máu ở đâu vậy kìa.

Dượng Lâm xen vào:

- Nó bình thường mà. Hãy để cho nó yên.

Mắt hắn không rời tôi trong khi vẫn nói với mẹ tôi:

- Sáng sớm hôm nay nó hơi bị chảy máu cam. Tôi đã giúp nó cầm máu rồi. Có phải không, Kiên ?

Tôi gật đầu. Nhưng mẹ tôi không chịu. Bà cau mày vẻ hoài nghi:

- Chảy máu cam à ? Không thể như thế được. Xưa nay có bao giờ nó bị chảy máu cam đâu. Có chắc như vậy không ?

Hắn quả quyết:

- Chắc vậy mà. Để yên cho thằng bé nghỉ ngơi đi. Nếu tình trạng nó không thấy khá hơn thì tụi mình sẽ mang nó đi bác sĩ được không ?

Những lời của hắn có vẻ như đã làm cho mẹ tôi dịu đi, bà đặt tôi nằm dựa lưng trên gối. Dượng níu lấy vai của mẹ tôi, dẫn bà ra ngoài.

Chỉ một chút sau, hắn quay lại, lật cái khăn trải giường lên và nói:

- Dậy, đi ra khỏi giường ngay. Mày phải làm cho má mày tin là mày không có ốm. Nếu không, mẹ mày mà moi ra mày đã là cái thứ gì trong đêm hôm qua thì tao sẽ không che dấu cho mày nữa.

Hắn đẩy tôi ra khỏi phòng, thẳng tới sân cỏ phía trước. Tôi ngồi ở bậc thềm, tay ôm lấy bụng một hồi lâu. Cái đau ngầm ở bên trong làm cho tôi thấy khổ sở. Tôi cũng đang còn cảm thấy máu rỉ ra trong quần lót và mùi của nó làm tôi phát buồn nôn. Ở phía bên kia bức tường, Duy giơ tay vẫy, ra hiệu cho tôi qua bên đó. Cố quên chuyện đã xảy ra, tôi qua chơi với nó và con Ngốc mãi tới tận bữa cơm chiều.

Đêm hôm ấy mẹ tôi qua giường tôi, kéo tôi vào lòng. Bàn tay mềm mại của bà đặt lên trán tôi để xem nhiệt độ. Nằm trên giường của hắn, dượng Lâm hé mắt nhìn qua. Sự hiện diện của hắn làm cho tôi bồn chồn, mẹ tôi hỏi:

- Con thấy thế nào, Kiên ?

- Con khoẻ rồi

- Có chắc không ? Mẹ thì không thấy như vậy.

Sau một chút yên lặng, bà nói tiếp với giọng đầy lo lắng:

- Kể cho mẹ nghe chuyện gì đã xảy ra. Mấy tuần lễ qua rồi, chẳng lẽ con vẫn còn giận mẹ vì chuyện con Lulu.

Thay vì trả lời bà, tôi nhắm mắt lại giả vờ ngủ. Mẹ tôi tiếp:

- Con à, tuy là việc khó cho mẹ, nhưng mẹ hứa là ngày mai sẽ tìm cho con một con chó khác nếu con hứa với mẹ là sẽ khoẻ lên.

Tôi mở mắt ra. Dưới ánh sáng mờ nhạt, khuôn mặt mẹ tôi hằn lên vì những nếp nhăn mới. Mắt bà đẫm lệ. Tôi khẽ lắc đầu trước lời gợi ý ấy. Bà hỏi:

- Con không muốn một con chó khác à ?

- Không.

- Vậy nói với mẹ con muốn cái gì. Con chó bên nhà hàng thịt vừa mới đẻ xong. Mẹ đã nói với ông ta là để dành cho con một con chó nhỏ rồi. Nếu con không ưng thì mẹ làm gì với con chó ấy.

- Cho Jimmy. Con không thích chó nữa, mẹ à.

- Được rồi, nếu con chắc chắn như thế. Nhưng hãy khoẻ lên, mẹ cần con.

Bà hôn tôi rồi tắt ngọn đèn nhỏ và đi ra ngoài. Lúc bà đi khỏi. Trong bóng tối, tôi dè trước sự mò tới của dượng Lâm bằng từng sợi gân thớ thịt của tôi. Nhưng sau cùng thì tiếng ngáy như kéo gỗ vang lên trong sự im ắng của căn buồng và rồi tôi còn nghe tiếng ú ớ những điều gì vớ vẩn trong cơn mơ.

Tôi bò ra khỏi giường cầm theo cái gối. Lặng lẽ, tôi nhón gót lần ra khỏi phòng để tới khu vườn.

Bên ngoài, từng cum. mây nặng triũ treo lơ lửng trên những lùm cây báo hiệu cơn mưa đang tới. Cây cối biến dang như những con quái vật đang rên rỉ theo gió. Trí tưởng tượng của tôi biến mọi thứ trong vườn thành những hình dị dạng chung quanh tôi. Nhưng dù vậy, đây cũng còn là nơi đỡ đe doạ hơn nhiều so với căn buồng của tôi.

Tôi ngả mình nằm xuống thềm nhà. Trên cao khoảng ba mét, cái mái hiên bằng tôn che gần hết tầm nhìn của tôi lên bầu trời. Cách xa tôi một khoảng ngắn, ngôi mộ của Lulu nằm dấu trong lòng đất. Sự hiện diện của nó có vẻ cũng làm vơi đi nỗi lo lắng của tôi và tôi bắt đầu cảm thấy thư thái hơn. Giấc ngủ đến với tôi rất mau nhưng chẳng kéo dài. Từ rất sâu trong tiềm thức, tôi nhớ lại lời đe doạ của dượng Lâm, giọng của hắn như vang vọng lên: " Này, Kiên. Lần sau tao sẽ tìm tới em của mày. Lần sau tao sẽ tìm tới em của mày. Lần sau tao... "

Tôi chồm lên khỏi nền đất lạnh và chạy tuốt vào trong nhà. Nín thở, tôi đi chân đất và rón rén qua giường của Lâm. Em tôi đang ngủ say nên không biết có tôi tới bên cạnh. Tôi lay nó dậy, bịt mồm để nó khỏi kêu lên. Jimmy mở mắt ra và nhìn sững tôi. Tôi thì thào vào tai nó:

- Dậy, đi theo anh.

Mắt nó hấp háy, nhưng nó không kêu lên và cũng thì thào với tôi:

- Mình đi đâu vậy ?

- Đừng hỏi. Cầm theo cái gối và cứ đi theo anh.

Tôi đỡ nó ra khỏi giường và dẫn nó ra vòm cổng phía trước. Jimmy không hỏi thêm gì nữa mà chỉ nhìn tôi bằng đôi mắt tin cậy. Tôi bảo nó nằm xuống mặt hè, Tôi cũng nằm xuống, lấy tay choàng lên nó để che cho nó khỏi lạnh chừng  nào tốt chừng đó. Chúng tôi ôm lấy nhau ngủ khi mưa bắt đầu rơi. Cái mái hiên đã che cho chúng tôi khỏi bị mưa hắt xuống gần suốt một đêm trường.

Sáng hôm sau, mẹ tôi điên tiết lên khi phát giác chúng tôi không có ở trong giường. Đang ngủ ngon thì nghe bà thét lên đong đỏng bên tai chúng tôi:

- Dậy ngay lập tức ! Tại sao tụi bây lại ngủ ngoài mưa thế này ?

Chúng tôi choàng dậy ú ớ, nhưng chẳng biết nói sao. Mẹ tôi rên rỉ:

- Trời ơi, cái lũ này. Tại sao tụi bay làm phiền tao đến như thế. Nói đi, tao đã làm gì mà phải lãnh quả báo này.

Rồi bà quay sang tôi:

- Còn mày, bộ không nhớ những gì tao dặn đêm qua sao ?

Phía sau bà là ông ngoại tôi, đứng tựa cửa và nhìn chúng tôi với vẻ lo ngại. Nằm trên sàn, Jimmy bỗng hắt hơi. Khuôn mặt của nó đẫm mồ hôi và đỏ như đang lên cơn sốt. Mẹ tôi la lên:

- Coi kìa, thằng em mày phát ốm lên rồi.

Bà bế nó lên tay và hầm hè với tôi:

- Vô trong ! Tao sẽ giết cả hai đứa tụi bay !

Bà đặt Jimmy vào giường rồi quay sang tôi:

- Có phải chính mày đem em ra ngoài ngủ đêm qua, phải không ?

Tôi sợ hãi, gật đầu. Bà rít lên:

- Tao biết mà. Mày có điên không hay là mày muốn nổi loạn chống lại tao đây ?

Bà túm lấy vai tôi. Những móng tay của bà, với cung cách quen thuộc, bấu vào chỗ có da có thịt của tôi. Tôi đau đớn la lên:

- Con xin lỗi. Tại đêm qua con sợ quá.

- Sợ ? Mày sợ cái gì ?

- Con không biết, mẹ ơi.

Ông ngoại tôi bỗng chen vào:

- Thôi. Nó còn bé mà. Chúng nó đã bị đầy đoạ đến thế mà vẫn còn chưa đủ sao ? Từ từ rồi chúng nó quen dần với tình thế mới, con ơi. Khi đứa trẻ sợ thì ắt phải có lý do. Vậy sao không hỏi nó mà cứ đánh nó như kẻ thù vậy ?

Mẹ tôi quát lên:

- Nó hư đốn rồi. Nó làm cho thằng kia phát ốm lên. Rồi không biết nó còn giở cái trò trống gì nữa đây. Con biết làm sao bây giờ ?

Ông tôi noí:

- Đừng có la lối nữa. Ắt phải có chuyện gì ghê gớm xảy ra cho các cháu của ba, khiến chúng nó phải bỏ cái giường êm ấm ngay giữa khuya khoắt mà kéo nhau ra ngủ giữa trời lạnh như thế chứ. Cứ để ba hỏi nó cho.

Rồi ông quay sang tôi, hạ thấp giọng xuống, thì thào:

- Kiên, nói cho ông nghe tại sao con không ngủ trong giường đêm hôm qua. Tại sao con lại ngủ ngoài trời như bọn lang thang không nhà không cửa thế ? Con trốn chạy cái gì vậy ?

Tôi không trả lời ông. Cơ thể của tôi quá suy sụp khiến cho mặt tôi nóng lên và choáng váng. Tôi phải đứng dựa lưng vào tường cho khỏi ngã.

Ông tôi thở dài thất vọng. Quay sang phía mẹ tôi, ông nói bằng một giọng mạnh mẽ bất thường:

- Đây là sự sắp đặt mới. Kể từ hôm nay, thằng Kiên sẽ ngủ với ba, còn thằng Jimmy thì tạm thời thì ngủ với bà ngoại. Như vậy có thấy khá hơn không hả cháu ?

Tôi gật đầu. Với vẻ hài lòng, ông tôi quay về buồng ông. Từ trên giường, dượng Lâm rít lên qua kẽ răng và bước ra ngoài. Mẹ tôi bực bội càu nhàu:

- Con hy vọng ba không làm hư chúng nó

Rồi bà cũng bước ra ngoài, giận dỗi nện chân thình thịch.

Ở ngoài cửa trước, ông hàng thịt bỗng xuất hiện với con chó nhỏ nằn yên ổn, ngoan ngoãn trong lòng bàn tay. Chẳng ai chú ý đến ông ta trừ em tôi. Nó nhẩy ra khỏi giường, chạy tới ông ta để đón lấy con chó và khẽ kêu lên sung sướng.

Ông tôi giữ lời hứa. Hằng đêm, ông đu đẩy ru tôi ngủ trong vòng tay của ông, cố gắng tối đa để giúp tôi xua tan đi cơn ác mộng. Cùng lúc đó, ở phòng bên, Jimmy cũng ngủ cạnh bà ngoại trên giường của nó...

Mẹ tôi đã tới cữ, vào tháng chín, đẻ sớm mất hai tuần lễ. Trong căn phòng dơ dáy của bệnh viện, cạnh khu phòng hoa liễu, mẹ tôi sanh em bé gái. Ngay từ giây phút đầu tiên mà nó bị đẩy ra thế giới bên ngoài, nó khóc liên tục như thể bị đau đớn không ngừng. Mẹ tôi gọi nó là bé Ti, một cái tên phản ánh sự dửng dưng của bà đối với nó.

Vài ngày sau, dượng Lâm tới thăm. Mẹ tôi đang cho bé Ti bú. Hắn cúi xuống dòm vào đứa con gái của mình. Mẹ tôi tránh không nhìn hắn. Với giọng mệt mỏi, bà hỏi:

- Anh muốn gì, Lâm ?

Dượng thì thầm:

- Chẳng còn muốn gì ở đây nữa. Phải tìm cách ra khỏi cái đống bùi nhùi này thôi.

Và không đợi mẹ tôi trả lời, hắn tiếp:

- Thành thật mà nói, tôi với cô đã chán nhau quá rồi. Để cho cô thoải mái hơn, tôi đã tính ra một cách.

Mẹ tôi nói:

- Anh có thể nghĩ ra được cái trò gì ?

- Tôi có mối rồi.

- Hắn cúi đầu xuống, dí sát mũi vào mặt mẹ tôi, tiếp:

- Tôi cần một mớ tiền để vượt biên !

 

<< Chương 16 | Chương 18 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 442

Return to top