13.
Trời đã tối hẳn. Bóng đêm mịt mùng. Chỉ có một vòng ánh sáng trắng từ cây đèn bấm của Olia rọi phía trước mặt họ dăm bước, cứ nhảy từ đống tuyết này sang đống tuyết kia và khiến họ lạc lối nhiều hơn là có tác dụng soi đường. Bóng tối bao phủ xung quanh, họ đã bỏ lại đằng sau khu nhà, nơi có bao người biết Lara, nơi nàng vẫn lui tới thuở nhỏ và, theo lời kể của bà con, là nơi người chồng tương lai của nàng, Pasa Antipov, đã lớn lên ở đó.
Vờ ra giọng người trên, Olia hỏi đùa bác sĩ Zhivago:
- Có thật là đồng chí sẽ tìm được đường về nhà khỏi cần đèn không hả? Nếu sợ lạc thì tôi sẽ cho đồng chí bác sĩ mượn đèn. Vâng. Dạo trước tôi từng mê chị ấy, đúng là mê đắm mê đuối hồi hai đứa chúng tôi còn là thiếu nữ. Nhà chị ấy có một xưởng may. Tôi học việc ở đó. Năm nay tôi có gặp chị ấy. Chị ấy dừng chân ít ngày trên đường qua Moskva. Tôi bảo: Cậu đi đâu nữa, đồ ngốc? Ở lại đây có hơn không. Hai đứa sẽ sống với nhau, tớ sẽ tìm việc làm cho cậu. Bỏ đến cái xứ xa xôi kia làm quái gì? Nhưng chị ấy không chịu. Thôi đó là việc của chị ấy. Chị ấy đã lấy Pasa vì lý trí, chứ không phải vì tình yêu, từ dạo đó chị ấy đâm ra gàn gàn. Chị ấy đi rồi.
- Chị nghĩ sao về cô ta?
Cẩn thận đấy, chỗ này trơn lắm. Không biết bao nhiêu lần tôi đã bảo họ đừng có đổ nước bẩn ra đường, mà cứ như nước đổ lá môn. Tôi nghĩ sao về chị ấy ư? Ý đồng chí thế nào?
Nghĩ sao ư? Có lúc nào để nghĩ nữa đâu. Đây, đến nhà tôi kia rồi. Tôi giấu không nói cho chị ấy biết cậu em trai của chị ấy là sĩ quan đã bị xử bắn, nghe nói thế. Còn mẹ chị ấy, bà chủ cũ của tôi, nhất định tôi sẽ cứu giúp và lo liệu giùm. Thôi, tôi rẽ vào lối này, tạm biệt đồng chí.
Hai người chia tay. Ánh sáng cây đèn bấm vấp phải một cái cầu thang hẹp bằng đá rồi chạy về phía trước, rọi lên các bức tường nhớp nháp của dãy cầu thang bẩn thỉu. Zhivago đứng lại một mình trong bóng tối. Bên phải là phố Sadovaia-Triumfanaia, bên trái là phố Sadovaia - Karetnaia. Xa xa, trong bóng đêm, trên lớp tuyết đen, đó không còn là những đường phố hiểu theo nghĩa thông thường nữa, mà giống hai con đường xuyên rừng chạy qua một khu rừng taiga, dày đặc các ngôi nhà bằng đá, y như giữa các khu rừng hiểm trở ở vùng Ural hay Sibiri.
Căn nhà ấm áp và sáng sủa.
Sao anh về khuya thế? - Tonia hoi và không đợi chồng trả lời nói tiếp luôn:
- Trong lúc anh đi vắng, ở nhà có chuyện lạ kỳ, không giải thích nổi. Em quên chưa kể với anh là hôm qua, ba làm hỏng cái đồng hồ báo thức. Ba buồn lắm, vì đây là cái đồng hồ cuối cùng của nhà mình. Ba tháo ra sửa, hì hục mãi cũng chẳng ăn thua gì. Lão thợ đồng hồ ở góc phố đòi những ba phun-tơ (1) bánh mi mới chịu sửa. Công xá gì mà cao thế. Chả biết làm thế nào nữa. Ba thì tuyệt vọng. Bỗng nhiên cách đây độ một giờ, anh thử tưởng tượng, thình lình chuông đồng hồ reo inh ỏi, điếc cả tai. Nó báo thức! Đúng một cái, anh hiểu không, tự nhiên nó lại chạy!
- Giờ sốt phát ban của anh đã diểm đấy, - bác sĩ Zhivago nói đùa và kể cho cả nhà nghe chuyện con bệnh với chiếc đồng hồ chuông.
Chú thích:
(1) Đơn vị đo lường của Nga, tương đương 409.5 gr.14
Nhưng bệnh sốt phát ban thì mãi sau chàng mới bị. Trong thời gian đó, gia đình Zhivago gặp cơn bĩ cực. Họ vô cùng thiếu thốn, gần như sắp chết đói đến nơi. Yuri Zhivago tìm đến vị chính khách là đảng viên được chàng cứu sau vụ cướp ngày trước ông này đã làm tất cả những gì có thể làm. Tuy nhiên, cuộc nội chiến bùng nổ. Ông ta luôn luôn di chứng phái đi các nơi xa. Hơn nữa, trung thành với các niềm tin của mình, con người ấy cho rằng cái khó khăn lúc ấy là điều dương nhiên và ông giấu không nói ra rằng chính ông cũng đói.
Zhivago thử đến nhờ vả nhà cung ứng ở gần trại lính Tver. Nhưng mấy tháng qua chẳng thấy bóng chàng ta lẫn cô vợ đã lành bệnh của chàng ta ở đâu hết. Những người đang ở khu nhà đó toàn là dân mới dọn đến. Olia Demia đang ở ngoài mặt trận, bà trưởng ban quản lý Phatima thì Zhivago không gặp ở nhà. Một hôm, chàng đem phiếu đi mua củi theo giá cung cấp ở ngoài ga Vindav. Suốt con đường Mesanskaia đài dằng dặc từ ga về, chàng đi theo bác đánh xe và con ngựa còm kéo cái kho báu bất ngờ kia. Bỗng chàng thấy đường Mesanskaia không còn là đường Mesanskaia, chàng đảo lộn, hai chân khuỵu xuống. Chàng tự nhủ: Thôi hỏng rồi, mình bị bệnh sốt phát ban rồi. Bác đánh xe vực chàng dậy, đặt lên trên xe củi.
Chàng không còn biết gì nữa.
15.
Chàng mê man suốt hai tuần lễ với đôi lúc nguôi cơn sốt. Chàng mơ thấy Tonia đặt lên bàn viết của chàng hai đường phố, đường Sadovaia - Karetnaia ở bên trái, đường Sadovaia - Triumfanaia ở bên phải, và kéo lại sát chỗ chàng cây đèn bàn màu đa cam nóng rực, sáng chói. Hai đường phố sáng hẳn lên. Có thể làm việc được. Và thế là chàng viết.
Chàng viết một cách hăng hái và rất đạt, đạt lạ lùng, những gì chàng muốn viết và lẽ ra phải viết xong từ lâu, song chưa bao giờ viết được, còn lúc này mạch văn cứ thế tràn ra lai láng. Chỉ thỉnh thoảng có một thanh niên tới quấy rối, một anh chàng mắt ti hí như người Kirgizia, mặc áo lông hươu hở cúc, như loại áo thường thấy ở vùng Ural hoặc Sibiri.
Hiển nhiên chàng thanh niên trẻ măng kia là thần chết của chàng, hay nói nôm na hơn, là cái chết của chàng. Nhưng cậu ta là cái chết của chàng sao được, khi cậu ta đang giúp chàng viết một bản trường ca, lẽ nào cái chết có thể giúp ích kia chứ?
Chàng viết bản trường ca không phải về sự phục sinh hay về sự táng xác, mà là về những ngày nằm giữa hai việc đó. Chàng viết bản trường ca "Xao xuyến".
Bao lâu nay chàng vẫn muốn miêu tả cái cảnh trong ba ngày một cơn bão đất đen tối, lúc nhúc dòi bọ, bao vây và tấn công ra sao cái hiện thân bất diệt của tình yêu, ném đất đá rào rào vào nó, vào cái hiện thân ấy, hệt như những lớp sóng biển dồn dập đập vào bờ và chôn vùi bãi biển. Chàng muốn miêu tả cái cảnh cơn bão trần tllc màu đen lồng lộn tấn công suốt ba ngày rồi rút lui như thế nào.
Và hai câu thơ có vần cứ ám ảnh chàng:
Sung sướng thay dươc chạm đến Người
và
Đã đến giờ tỉnh dậy đi thôi.
Cả địa ngục lẫn sự tan rã, cả sự phân huỷ lẫn cái chết đều sung sướng được chạm đến Người. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cả mùa xuân, cả Madelen(1) lẫn cuộc sống cũng sung sướng được chạm đến Ngươi. Và đã đến giờ tỉnh dậy. Phải thức giấc và ngồi dậy. Phải hồi sinh.
Chú thích:
(1)Maria Madelen, theo Phúc âm, là người đàn bà tội lỗi đã biết sám hối, hở thành nô đồ trung thành của Kitô, được diễm phúc là người đầu tiên thấy Kitô hồi sinh. Được xếp vào hàng thánh.
16.
Bệnh tình của Zhivago bắt đầu thuyên giảm. Thoạt tiên chàng cứ ngây ngô như một đứa trẻ ngớ ngẩn, không tìm mối liên hệ giữa các đồ vật, không nhớ gì, không ngạc nhiên trước bất cứ điều gì, mọi sự đều cho qua. Vợ chàng cho chàng ăn bánh mì trắng phết bơ, cho uống nước trà đường và cả cà phê.
Chàng quên đứt rằng giữa thời buổi này không thể có những món ăn ấy. Chàng vui sướng thưởng thức món ăn ngon lành như thưởng thức thi ca và chuyện cổ tích, là những thứ không những được phép mà còn nên sử dụng cho bệnh nhân đang bình phục. Song câu đầu tiên chàng nói, khi bắt đầu hiểu ra, là một câu hỏi:
- Em đào đâu ra các món này thế?
- Của chú Epgrap đem đến cả đấy.
- Epgrap nào?
- Epgrap Zhivago.
- Epgrap Zhivago là ai nhỉ?
- Ơ hay, thì chú ruột của anh ở Omsk, em cùng cha khác mẹ của anh ấy chứ ai. Trong những ngày anh sốt mê man, chú ấy vẫn đến thăm anh.
- Mặc áo da hươu phải không?
- Đúng, đúng đấy. Vậy là trong lúc mê man, anh còn nhận ra được chú ấy à? Chú ấy kể chú ấy đã tình cờ gặp anh ở cầu thang một nhà nào đó. Chú ấy biết anh là ai và định tự giới thiệu, nhưng anh đã làm chú ấy sợ hết vía! Chú ấy quý anh lắm, cứ đọc đi đọc lại tác phẩm của anh. Chả hiểu chú ấy đào đâu ra tất cả những món này. Nào gạo, nào nho khô, nào đường. Chú ấy lại trở về Omsk rồi. Chú ấy mời chúng mình tới đó Chú ấy là một người lạ lùng, bí ẩn lắm. Theo em, chú ấy có mối liên hệ mật thiết gì đó với chính quyền. Chú ấy bảo nên rời khỏi các thành phố lớn trong một hai năm, phai "ngồi trên mặt đất một chút". Em có tham khảo ý kiến của chú ấy về miền quê của dòng họ Cruyghe. Chú ấy bảo chỗ ấy được lắm. Có thể trồng rau, lại có rừng ngay bên cạnh. Chẳng lẽ cứ cúi đầu chịu chết như bầy cừu hay sao.
Tháng tư năm ấy, cả gia đình Zhivago lên đường đi về miền Ural, tới khu trang trại Varykino ngày xưa, ở gần thành phố Yuratin.