Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Triết Học, Kinh Tế >> Kinh dịch - Đạo của người quân tử

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 115363 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Kinh dịch - Đạo của người quân tử
Nguyễn Hiến Lê

CHƯƠNG IX
(Chương này Phan Bội Châu bỏ trọn)
1. Dịch chi vị thư dã, nguyên thủy yếu chung dĩ vi chất dã. Lục hào tương tạp, duy kỳ thời vật dã.
Dịch: Trong Kinh dịch mỗi quẻ bắt đầu từ hào sơ, kết thúc ở hào thượng, đó là đủ thẻ của quẻ. Sáu hào là sáu thành phần của quẻ, xen lẫn nhau, chỉ cho biết ý nghĩa tùy từng thời thôi.
Chú thích: Nghĩ là khi xét ý nghĩa của quẻ thì phải xem toàn thể sáu hào; khi xét mỗi hào thì chỉ biết sự biến chuyển vào một thời nào đó thôi.
2. Kỳ sơ nan tri, kỳ thượng di tri, bản mạt dã. Sơ từ nghĩ chi, tốt thành chi chung.
Dịch: Ý nghĩa hào sơ khó biết, ý nghĩa hào thượng dễ biết, vì hào sơ trỏ lúc đầu (chưa biết sự việc biến chuyển ra sao), hào thượng trỏ lúc cuối lúc mãn cuộc, mọi biến chuyển đã biết rõ rồi). Lời đoán hào sơ là lời đăn đo tính toán; kết quả tốt cuối mới biết.
3. Nhược phù tạp vật soạn đức, biện thị dữ phi, tắc phi kỳ trung hào bất bị.
Dịch: còn như muốn biết việc làm và tính cách của mỗi sự việc, phân biệt phải trái, thì phải xét (bốn ) hào ở giữa mới đủ được.
4. Y, diệc yêu (1) tồn vong cát hung, tắc cư khả tri hĩ. Trí giả quan kỳ thoán từ, tắc tự quá bán hĩ.
Dịch: Ôi, muốn biết (1) về sự mất còn, tốt xấu có thể dễ dàng (2) biết được. Kẻ sáng suốt (trí) xem lời thoán từ (lời đoán toàn quẻ) thì nghĩ ra được quá nửa rồi.
Chú thích: (1) chữ yêu ở đây R. Wilhelm đọc là yếu, nghĩa là quan trọng ,và dịch: cái điều quan trọng nhất về mất còn, tốt xấu.
(2) chữ cư 居 này chúng tôi đoán nghĩa như vậy, không biết đúng không.
5. Nhị dữ tứ đồng công nhi dị vị, kỳ thiện bất đồng. Nhị đa dự, tứ đa cụ, cận dã. Nhu chi vi đạo, bất lợi viễn giả, kỳ yếu vô cữu kỳ dụng nhu trung dã.
Dịch: Hào 2 và hào 4 cùng “công” (cùng ở vị trí ngẫu – chẵn – tức 2 và 4) mà khác bậc (cao thấp khác nhau: 2 ở dưới, 4 ở trên) cái hay do đó cũng khác nhau. Hào 2 được nhiều tiếng khen, hào 4 thì nhiều sợ hãi (vì hào 4 ở gần hào 5 là gần vua). Một hào nhu (nghĩa là ở vị trí ngẫu) mà ở xa (1) thì không lợi, nhưng điều quan trọng là khỏi bị lỗi, mà (hào 2) được lợi là nhu thuận mà đắc trung (2) (do đó không bị lỗi).
Chú thích: (1) Ở xa hào 5, xa vua.
(2) Trong mỗi quẻ, hào 2 ở giữa nội quái và hào 5 ở giữa ngoại quái, gọi là đắc trung, tốt. Coi phần I, chương IV.
6. Tam dữ ngũ đồng công nhi dị vị, tam đa hung, ngũ đa công, quí tiện chi đẳng dã. Kỳ nhu nguy, kỳ cương thăng (1) da?
Dịch: Hào 3 và hào 5 cùng “công” (công ở vị trí cơ – lẻ - tức 3 và 5) mà khác bậc (3 ở thấp, 5 ở cao). Hào 3 gặp nhiều cái xấu, hào 5 làm được nhiều việc lớn, là do sang hèn khác nhau. Ở vị trí cơ, nhu nhược thì nguy, cương cường mới kham được chăng?
Chú thích: R. Wilhelm và J.Legge đều đọc là thắng và dịch là thắng. Theo Chu Hi thì phải đọc là thăng.

<< CHƯƠNG VIII | CHƯƠNG X+XI >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 760

Return to top