Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Triết Học, Kinh Tế >> Kinh dịch - Đạo của người quân tử

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 115302 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Kinh dịch - Đạo của người quân tử
Nguyễn Hiến Lê

CHƯƠNG V

1. Nhất âm nhất dương chi vị đạo.
Dịch: Một âm một dương gọi là đạo.
Chú thích: Câu này Phan Bội Châu theo Chu Hi giảng là: âm, dương thuộc về phần khí, (tức phần hình); hai cái đó “đắp đổi, chuyển vần với nhau”; cái “lý” của nó gọi là “đạo”.
R. Wilhelm dịch là: “Cái khiến cho khi thì âm xuất hiện, khi thì dương xuất hiện, cái đó là “đạo” (đạo, R.Wilhelm phiên âm là tao).
J. Legge dịch “đạo” là sự chuyển vần của sự vật (the course of things).
2. Kế chi giả, thiện dã; thành chi giả, tính dã.
Dịch: (Tiết này cũng rất khó hiểu như tiết trên, mỗi nhà giảng một khác, chúng tôi châm chước Phan Bội Châu và Chu Hi mà dịch như sau).
Cái nguyên lý, cái đạo ấy khi phát ra thì tốt lành, cái tốt lành ấy tức cái đạo ấy cụ thể hoá (thành) ở người (và ở vạn vật) thì bấy giờ gọi bằng tính.
Chú thích: tư tưởng trong tiết này giống tư tưởng trong câu “thiên mệnh chi vị tính”, sách Trung Dung; và giống thuyết tính thiện của Mạnh tử.
3. Nhân giả kiến chi vị chi nhân, trí giả kiến chi vị chi trí. Bách tính nhật dụng chi nhi bất tri, cố quân tử chi đạo tiển hỉ.
Dịch: (đạo rất huyền nhiệm tinh vi, không ai biết hết được, tùy bẩm thụ khác nhau mà) người (có đức) nhân thấy nó nhân, gọi nó là đạo nhân; người trí (sáng suốt) thấy nó trí, gọi nó là trí. (còn hạng người thấp kém tức) trăm họ ngày nào cũng dùng nó mà chẳng biết, cho nên đạo người quân tử (gồm cả nhân lẫn trí) mới ít người có được.
4. Hiển chư nhân, tàng chư dụng, cổ vạn vật nhi bất dữ thánh nhân đồng ưu, thịnh đức đại nghiệp chí hỉ tai.
Dịch: đạo đó hiện rõ ở đức nhân, mà mầu nhiệm về tác dụng ; nó cổ võ vạn vật mà (vô tâm) không lo lắng như thánh nhân, cho nên cái đức của nó cực thịnh, sự nghiệp của nó cực lớn.
Chú thích: tiết này cơ hồ chủ trương rằng đạo “vô vi nhi vô bất vi” như Lão tử, nhưng lại bảo thánh nhân ưu thời mẫn thế, tức hữu vi, như nho gia.
5. Phú hữu chi vị đại nghiệp, nhật tân chi vị thịnh đức.
Dịch: Nó to lớn, bao trùm hết thảy (phú hữu) cho nên bảo là sự nghiệp nó lớn; nó biến hoá không bao giờ ngừng (nhật tân) cho nên bảo là đức nó thịnh.
6. Sinh sinh chi vị dịch.
Dịch: (Âm dương) Sinh sinh (hoá hoá hoài) gọi là dịch.
Chú thích: so sánh câu này với câu: “nhất sinh nhị, nhi sinh tam, tam sinh vạn vật” của Lão tử.
7. Thành tượng chi vị Càn, hiệu pháp chi vị Khôn.
Dịch: Tạo nên tượng (tờ mờ, còn phôi thai) là cái khí Càn; trình bày (hiệu) cái hình thức (pháp) đầy đủ, là khí Khôn.
Chú thích; Vậy là Càn chủ động, Không tiếp tục công việc của Càn mà tạo thành vạn vật.
8. Cực số tri lai chi vị chiêm, thông biến chi vị sự.
Dịch: Xem xét đến cùng luật của các số mà biết được vị lai, thì gọi là coi bói, thông suốt sự biến hoá thì gọi là (hiểu) việc (nên làm).
Chú thích: Tiết này nói về việc bói – Phan Bội Châu bỏ.
9. Âm dương bất trắc chi vị thần.
Dịch: Trong âm có dương, trong dương có âm, không nhất định để mà lường được (bất trắc) như vậy gọi là thần.

<< CHƯƠNG IV | CHƯƠNG VI+VII >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 745

Return to top