Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Triết Học, Kinh Tế >> Kinh dịch - Đạo của người quân tử

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 115411 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Kinh dịch - Đạo của người quân tử
Nguyễn Hiến Lê

Lời nói đầu của VNthuquan

Mọt sách xin giới thiệu đến các bạn một cuốn sách quý của học giả Nguyễn Hiến Lê: Kinh dịch đạo của người quân tử do chị Huyền Băng đánh máy và các bạn Trương Củng, vnn chỉnh sửa phần chữ hán.
để có thể xem được ký hiệu các quẻ và chữ hán trong tài liệu này thì các bạn nên cài vào máy của mình các font chữ sau:
Font code2000 download ở đây:                                                                           http://code2000.net/CODE2000.ZIP
font chữ Arial Unicode MS Standard hoặc Chu Nom Minh download ở đây: (arialuni.rar, độ lớn 13MB) hoặc (taifont.zip, độ lớn 5.3MB).

Nói đến Kinh dịch do Nguyễn Hiến Lê biên soạn, trước tiên phải nói đến tiểu sử của ông.
HB xin được chép vào đây tiểu sử của Nguyễn Hiến Lê theo tài liệu biên soạn.

HỌC GIẢ NGUYỄN HIẾN LÊ
(1912-1984)


    Nguyễn Hiến Lê tự là Lộc Đỉnh, sinh ngày 8 - 1 - 1912, quê làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc tỉnh Hà Sơn Bình)
    Xuất thân trong một gia đình nhà Nho yêu nước, thuở nhỏ học tại trường Yên Phụ, Trường Bưởi, Trường Cao đ8ảng Công chánh Hà Nôi. Năm 1934 tốt nghiệp làm việc tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ nên có điều kiện hiểu biết về đất nước và con người ở các địa phương thuộc khu vực nạy Sau cách mạng Tháng Tám, ông bỏ đời sống công chức , đi dạy học ở Long Xuyện Năm 1952 thôi dạy, lên Sài Gòn mở nhà xuất bản và sống bằng ngòi bút.
    Những năm trước 1975 tại Sài gòn, Nguyễn Hiến Lê là một trong vài người cầm bút được giới trí thức quí mến về tài học, nhân cách đối với xã hội cũng như trong học thuât. trong đời cầm bút của mình trước khi mất, ông đã xuất bản được đúng 100 bộ sách, về nhiều lĩnh vực: Văn học, Ngôn ngữ học, Triết học, Tiểu luận phê bình, Giáo dục, Gương danh nhân, Du kí, dịch tiểu thuyết...Do thành quả lao động nghiêm cẩn của mình, ông được nhiều người trân trong. Những năm 60,70 chính quyền Sài gòn đã tăng ông "Giải thưởng văn chương toàn quốc", "Giải tuyên dương sự nghiệp văn học", với một ngân phiếu lớn (tương đương mấy chục lượng vàng). Ông đã công khai từ chối với lý do "dùng tiền ấy để giúp nạn nhân chiến tranh" và bản thân tác giả không hề dự giải .
    Tác phẩm của ông là những đóng góp lớn cho văn hóa Việt Nam. Năm 1980 ông về ẩn cư ở Long Xuyên, rồi bệnh mất ngày 22-12-1984 tại Sài Gòn, hỏa thiêu ở Thủ Đức, hưởng thọ 72 tuổi.
    Các tác phẩm tiêu biểu của ông:
    Lịch sử thế giới, Đông Kinh nghĩa thục, Bán đảo Ả Rập, Văn minh Ả rập, Sử Trung Quốc, Lịch sử văn minh Trung quốc, Nguồn gốc văn minh... Đại cương văn học sử Trung Quốc, Văn học hiện đại Trung Quốc, Cổ văn Trung Quốc, Hương sắc trong vườn văn, Luyện văn, Sử kí Tư Mã Thiên, Chiến Quốc sách, Tô Đông Pha, Đại cương Triết học Trung quốc, Mạnh Tử, Liệt Tử và Dương Tử, Nhà giáo họ Khộng Để hiểu văn phạm, khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, Gương danh nhân, Gương hy sinh, Gương kiên nhẫn, Ý chí sắt đá, Gương phụ nữ, Những cuộc đời ngọai hạng, Tìm hiểu con chúng ta, Thế hệ ngày mai...
    Kể từ năm 1975 đến năm mất (1984) ông viết thêm được trên 20 tác phẩm dài hơi (phần lớn về Trung Quốc học) như:
    Mặc học, Hàn Phi Tử , Trang Tử, Kinh Dịch, Đạo của người quân tử, Hồi Ký...Tuân Tử, Golgol, Chekhos, và một tác phẩm lớn về Sử Trung Quốc.
    (Theo từ điển nhân vật lịchsử Việt Nam - NXBKHXH)

    ************

Lời nói đầu của Nguyễn Hiến Lê >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 340

Return to top