Dưới thời Na-pô-lê-ông, nước Pháp và châu Âu không được hưởng hòa bình lâu dài. Nhưng trong hai năm- từ mùa xuân năm 1801, ngày giải quyết hòa bình với nước áo đến mùa xuân năm 1803, sau khi hòa ước A-miêng thực hiện được một thời gian ngắn, chiến tranh lại xảy ra với nước Anh- Na-pô-lê-ông đã tích cực và khẩn trương giải quyết được rất nhiều công việc về tổ chức đất nước và pháp chế. Từ đó trở đi, Bô-na-pác có thể chuyên tâm dốc sức vào việc xây dựng pháp chế mà từ trước đến nay Bô-na-pác dù muốn hay không đã buộc lòng phải đình lại; đúng là từ sau trận Ma-ren-gô, Bô-na-pác đã bắt đầu chú ý đến việc ấy, nhưng ông ta không thể đặt loại việc ấy lên hàng đầu được khi còn chưa ký kết xong hòa ước với áo, với Anh và khi mà những mối quan hệ của Bô-na-pác với hoàng đế Pôn đang còn hướng tư tưởng của ông ta về những cuộc xung đột chiến tranh khó khăn mới và những cuộc xâm lược xa xôi khác.
Thời cơ đã đến để Bô-na-pác có thể đặt ra, nghiên cứu và giải quyết một loạt các vấn đề nội chính, tài chính, kinh tế hoặc các vấn đề có liên quan đến việc hộ và việc hình. Khi giải quyết các công việc chính sự mà Bô-na-pác không biết thì cách làm của Bô-na-pác như sau: ông ta chủ toạ các phiên họp của các Hội đồng chính phủ do ông ta tạo nên và, sau khi nghe xong các bản báo cáo của các bộ trưởng, Bô-na-pác ra lệnh triệu tập những người đã trực tiếp tham gia khởi thảo các bản báo cáo đó và hỏi tỉ mỉ họ tất cả những điểm còn lờ mờ.
Bô-na-pác thích hơn hết là được nói chuyện với các chuyên gia và được học ở họ. Bô-na-pác khuyên con riêng của vợ là Ơ-gien đơ Bô-hác-ne - sau này là phó vương nước ý-rằng khi đến một thành phố lạ, đừng để mất thì giờ vô ích mà phải nghiên cứu thành phố ấy, vì biết đâu sau này chẳng có ngày phải chiếm nó. Tất cả con người Na-pô-lê-ông là ở những lời nói này: tích luỹ kiến thức để sử dụng chúng trong thực tiễn. Na-pô-lê-ông đã làm cho những người thuyền trưởng Anh ngạc nhiên khi nói với họ về những chi tiết thiết bị của tàu Pháp cũng như của tàu Anh, sự khác nhau giữa dây cáp Anh và dây cáp Pháp.
Na-pô-lê-ông vô cùng quan tâm đến khoa kinh tế (vì đang ở thời kỳ của những vấn đề về sự phát triển nền sản xuất tư bản chủ nghĩa), và nắm chính quyền chưa được vài năm mà Na-pô-lê-ông đã rất am hiều những vấn đề về sản xuất và tiêu thụ, giá cả và quan, thuế, cước phí đường thuỷ và đường bộ, ông am hiểu tường tận cả nguyên nhân tại sao giá nhung Li-ông hạ hoặc cao, y như những tay buôn ở Li-ông vậy, đến mức có thể vạch trần thủ đoạn lừa bịp và tính chất của một nhà thầu khoán làm một con đường ở nơi hẻo lánh trong đế quốc rộng lớn của ông ta, đến mức có khả năng giải quyết tài tình một cuộc tranh chấp biên giới, hoặc chấm dứt một vụ nhập nhằng lấn đất làm cho lãnh thổ của các quốc gia và của các vương hầu ở Đức bị cắt vụn ra; không những thế, ông còn có khả năng trình bày quyết định của mình bằng cách căn cứ vào lịch sử của cuộc tranh chấp ấy và những vụ lấn đất đương sự.
Na-pô-lê-ông lắng nghe tất cả những người nào mà Na-pô-lê-ông hy vọng có được một điều chỉ dẫn bổ ích, nhưng tự quyết định lấy. Na-pô-lê-ông thường nói: người thắng một trận nào đó không phải là người cho một lời khuyên tốt, mà là người nhận lấy trách nhiệm thi hành lời khuyên ấy. Trong vô số ý kiến mà người chỉ huy thu lượm được thì thường thường có thể tìm thấy một ý kiến đúng, nhưng phải biết gạn lọc và thực hành ý kiến đó. Cả trong việc cải cách pháp chế và trong sự chỉ đạo nội chính cũng đúng như vậy. Nhưng không phải khi ban ra một mệnh lệnh là đã xong công việc, đó mới chỉ là sự bắt đầu mà thôi. Na-pô-lê-ông cho rằng trong công tác hành chính của nhà nước, sự đôn đốc việc thi hành pháp lệnh cũng thiết yếu như việc ban bố pháp lệnh và khi pháp lệnh không được thi hành nghiêm chỉnh và đúng đắn thì Na-pô-lê-ông cho rằng nhiệm vụ bức thiết của một người bộ trưởng là phải điều tra rồi xác định một cách rõ ràng nhất xem trách nhiệm cá nhân thuộc về ai. Dưới thời Na-pô-lê-ông, công tác trong ngạch hành chính là một cái nghề vô cùng vất vả, nặng nhọc. Phải thức khuya, dậy sớm, các công chức cũ đã nói lại như vậy. Theo ý Na-pô-lê-ông, chính quyền phải biết rút tỉa ở mỗi con người tất cả những cái mà họ có thể cống hiến được và nếu họ không sống lâu được với chế độ này thì chính quyền cũng không có gì quan trọng. Vấn đề ấy, Na-pô-lê-ông cũng đã phát biểu một cách độc đáo rằng: "Đừng để cho người ta già đi!"- theo ý Na-pô-lê-ông thì đó là nghệ thuật cao của chính quyền. Na-pô-lê-ông cố gắng bảo đảm cho viên chức chính quyền được lương cao, nhưng ông ta rút tỉa của mọi người tất cả những gì có thể rút tỉa được để bù lại. Bản thân Na-pô-lê-ông làm việc suốt ngày đêm, chỉ dành vài tiếng đồng hồ để ngủ, 15 phút để ăn trưa và ít hơn nữa để ăn sáng. Na-pô-lê-ông cho rằng không cần thiết phải đối xử độ lượng với mọi người hơn với bản thân mình. Vì vậy, mà cũng đúng như đối với binh sĩ và sĩ quan của mình, không phải Na-pô-lê-ông chỉ trông nhờ vào uy lực của các toà án, của các hình phạt, của việc cách chức để buộc các công chức của ông làm việc tận tuỵ. Ông già Tơ-rơ-mốc- đã từng bao năm kéo lê cái xích nặng nề của công tác hành chính dưới thời Na-pô-lê-ông với tư cách là viên chức của Bộ tư pháp, rồi dự thẩm Viên tham chính-nói rằng Na-pô-lê-ông có tài đốt cháy ở trong lòng mọi người ngọn lửa hăng say làm việc bằng tình thân mật; do đó hễ có dịp là Na-pô-lê-ông biết đối xử với những người tầm thường nhất như người ngang hàng mình và cái tài đó đã thổi cháy được nhiệt tình trong công chức hệt như trong binh sĩ của ông. Người ta kiệt sức vì làm việc như những người khác chết trên chiến trường. Dù làm công tác hành chính hay quân sự, những người phụng sự Na-pô-lê-ông đều luôn luôn sẵn sàng để được thưởng huy chương hoặc để được nhận một nụ cười ân cần của chủ.
Theo cuộc phổ thông đầu phiếu, được vội vã tổ chức sau hòa ước A-miêng, và theo cái nghị quyết thể theo "nguyện vọng quần chúng" của thượng nghị viện ngày 2 tháng 8 năm 1802, Na-pô-lê-ông Bô-na-pác được bổ nhiệm là "Tổng tài vĩnh viễn" của nước cộng hòa Pháp với 3.568.885 phiếu thuận và 8.374 phiếu chống. Việc này bộc lộ rõ nước Pháp đã biến thành một nước quân chủ độc đoán và chẳng bao lâu vị Tổng tài thứ nhất sẽ xưng vư ơ ng hoặc xưng đế. Và hệt như ông ta đã làm cho nền chuyên chính "Cộng hòa" của ông ta, Na-pô-lê-ông muốn đặt ngai vàng sắp đến của mình trên nền móng vững bền của giai cấp đại tư sản thành thị và nông thôn và những giai cấp hữu sản khác: thư ơ ng gia, kỹ nghệ gia, quý tộc địa chủ, nông dân hữu sản. Quyền sở hữu tài sản vô hạn độ phải là nền tảng trật tự mới của Na-pô-lê-ông. Một mặt, mọi dấu vết của những luật lệ phong kiến cổ xưa của bọn chúa đất mà tổ tiên chúng trước kia đã chiếm hữu đều bị thủ tiêu vĩnh viễn, nhưng mặt khác, quyền sở hữu tài sản lại được công nhận một cách tuyệt đối và bất di bất dịch đối với những người chủ tài sản đã mua được trong thời kỳ cách mạng, đối với những chủ tài sản tịch thu của bọn lưu vong, của nhà thờ và của nhà tu và bất kể người sở hữu hiện nay là ai.
Với thư ơ ng nghiệp và công nghiệp, chủ các hãng thư ơ ng mại và kỹ nghệ, một mặt họ hoàn toàn có quyền không bị hạn chế một chút nào, lập giao kèo với nhân viên thợ thuyền trên c ơ sở "tự do thoả thuận giao ước" (nghĩa là không hạn chế tí gì quyền tự do bóc lột sức lao động của chủ tư bản); còn thợ thuyền thì mất hết mọi quyền và mọi khả năng đấu tranh tập thể chống bọn bóc lột họ; và, mặt khác, các nhà buôn và nhà kỹ nghệ Pháp được bảo đảm rằng chính phủ Na-pô-lê-ông muốn và sẽ bảo vệ một cách thắng lợi thị trường nội địa của nước Pháp chống lại sự cạnh tranh của nước ngoài, biến một phần châu Âu và có thể là châu Âu, thành một công cụ bóc lột của tư bản thư ơ ng nghiệp và công nghiệp Pháp. Na-pô-lê-ông tin chắc chế độ do ông xây dựng và củng cố, cũng như đường lối đối ngoại và đối nội của ông, sẽ đưa giai cấp tư sản thư ơ ng mại và kỹ nghệ, cả tầng lớp nông dân hữu sản đến chỗ phải hoàn toàn tha thứ mọi bạo lực, từ chối mọi sự tham gia tích cực vào hoạt động chính trị, hành chính và pháp luật, khuất phục bất cứ hình thức chuyên chế độc đoán nào, kể cả những hình thức mà người ta chưa bao giờ thấy dưới thời Lu-i XIV, tán thành những sự hy sinh và những trưng dụng nhân lực, đó là những cái mà người ta chưa bao giờ làm quen, kể cả trong những thời đen tối nhất của chế độ cũ.