Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Bài Viết >> Na-pô-lê-ông Bô-na-pác

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 49295 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Na-pô-lê-ông Bô-na-pác
Ê.TÁC-LÊ

Chương 2-Phần 3
Lê-ô-ban là một thành phố thuộc tỉnh Xti-xi nước áo, cách Viên chừng 250 ki-lô-mét. Để bảo đảm quyền chiếm cứ đúng như thủ tục và vĩnh viễn tất cả những gì mà Bô-na-pác đã chinh phục được và còn muốn chinh phục thêm nữa ở miền nam và hơn nữa, muốn dẫn người áo đến chỗ bằng lòng cùng chịu đựng những hy sinh nởng nề trên chiến trường Tây Đức, nơi mà quân Pháp đang gởp nhiều khó khăn, thì dù sao cũng cần thiết phải bù lại chút ít cho nước áo. Tuy tiền quân của Bô-na-pác đã tiến đến Lê-ô-ben, nhưng Bô-na-pác cũng biết rằng nếu cứ đánh dồn áo đến thế cùng, áo có thể sẽ chống lại một cách điên cuồng và cũng đã đến lúc cần phải giải quyết cho xong việc nước áo. Nhưng lấy ở đâu để bù lại cho áo? ở Vơ-ni-dơ. Sự thật là nước cộng hòa Vơ-ni-dơ giữ thái độ hoàn toàn trung lập và làm mọi cách để tránh khơi bị xâm chiếm nhưng trong những trường hợp như vậy, không bao giờ Bô-na-pác bị một chút lúng túng. Chộp được bất cứ cớ nào, Bô-na-pác đã phái sang Vê-ni-xi một sư đoàn. Trước khi làm việc này, Bô-na-pác đã ký hiệp ước đình chiến Lê-ô-ben với áo theo những điều kiện sau đây: áo nhường cho Pháp tả ngạn sông Ranh và tất cả những đất đai của họ trên đất ý mà Bô-na-pác đã chiếm được; để bù lại, Pháp hứa đổi cho áo xứ Vê-nê-xi.
Thực tế Bô-na-pác đã quyết định chia cắt Vơ-ni-dơ. Phần thành phố trên bãi biển sẽ thuộc về nước áo, còn phần đất đai của Vơ-ni-dơ trên đất liền sẽ thuộc về nước "Cộng hòa bên kia dãy núi An-pơ" mà Bô-na-pác quyết định sẽ thành lập cùng với toàn bộ đất đai của ý mà Bô-na-pác đã chinh phục được. Đương nhiên trên thực tế nước "Cộng hòa mới này" có gì khác hơn là một vùng đất đai mới của Pháp. Chỉ còn có một nghi thức nhơ nữa là báo cho thủ tướng, cho Thượng nghị viện nước Cộng hòa Vơ-ni-dơ biết rằng quốc gia của họ, độc lập từ ngày khai quốc, vào giữa thế kỷ thứ V, đến nay đã không còn nữa, vì tướng Bô-na-pác muốn như vậy để những kế hoạch ngoại giao của ông ta được thành công tốt đẹp. Đối với ngay cả chính phủ Pháp, Bô-na-pác cũng chỉ báo cáo cho biết sau khi đã bắt tay vào thực hiện mưu đồ đó. Bô-na-pác viết cho thủ tướng nước Cộng hòa Vơ-ni-dơ đang cầu xin tha tội: "Ông tưởng rằng những binh đoàn Pháp ở ý sẽ tha thứ cho ông cái tội tàn sát mà ông đã gây nên chăng? Máu của các bạn chiến đấu của chúng tôi sẽ được trả thù".
Những lời nói xa xôi ấy liên quan đến việc một viên đại uý Pháp đã bị giết ở vịnh Li-đô. Nhưng cũng chẳng cần viện đến bất cứ một cớ nào vì tất cả đều rõ ràng. Bô-na-pác đã ra lệnh cho tướng Ba-ra-gây Đin-li-ê đánh chiếm Vơ-ni-dơ. Đến tháng 3 năm 1797, mọi việc đều xong xuôi; sau 13 thế kỷ lịch sử độc lập và có biết bao nhiêu sự kiện phong phú, nước Cộng hòa buôn bán này đã không còn nữa. Món chiến lợi phẩm béo bở để chia nhau - món duy nhất mà Bô-na-pác còn thiếu để có thể ký với người áo một hòa ước tối hậu và có lợi - đã rơi vào tay Bô-na-pác như vậy đó. Nhưng việc đánh chiếm Vê-ni-xi lại giúp cho Bô-na-pác một việc khác, hoàn toàn bất ngờ.
Vào một buổi tối tháng 5 năm 1797, một người đưa thư đã mang đến bản doanh của Tổng chỉ huy quân đội Pháp, tướng Bô-na-pác, đang ở Mi-lan, một tin khẩn của tướng Béc-na-đốt, cấp dưới của Bô-na-pác, báo rằng y vừa chiếm được Tơ-ri-ét. Vấn đề là ở chỗ đã lấy được một cái cởp trong tay một hầu tước Ăng-tơ-re-gơ nào đó, một tên bảo hoàng và tay sai của bọn Buốc-bông. Để trốn quân Pháp, Ăng-tơ-re-gơ đã từ Vơ-ni-dơ đến Tơ-ri-ét, nhưng Béc-na-đốt đã vào thành phố rồi và đã bắt được y. Chiếc cởp ấy chứa nhiều tài liệu lạ lùng. Để có thể hiểu hết lợi hại của việc bắt được chiếc cởp ấy, cần nhắc qua sự việc đang xảy ra ở Pa-ri hồi đó.
Giới tài chủ lớn, tư bản thương nghiệp và quý tộc địa chủ-hay có thể gọi được là cái "chất nuôi dưỡng" cuộc bạo động Tháng Hái nho năm 1795- chưa hề bị tiêu diệt và lại càng không hệ bị đạn đại bác của Bô-na-pác tiêu diệt. Đại bác của Bô-na-pác chỉ tiêu diệt được bộ tham mưu của chúng, những phần tử cầm đầu các khu vực đã sát cánh với những tên bảo hoàng tích cực trong ngày hôm đó. Nhưng còn bộ phận trên đây của giai cấp tư sản, ngay cả sau Tháng Hái nho, vẫn không ngừng ngấm ngầm chống lại Viện Đốc chính.
Vào mùa xuân năm 1796, khi tổ chức cách mạng của Ba-bớp bị bại lộ và ám ảnh của một cuộc khởi nghĩa của giai cấp vô sản, nghĩa là của một Tháng Đồng cơ mới, bắt đầu gây hoảng hốt cho bọn hữu sản thành thị và nông thôn thì bọn bảo hoàng bị đánh bại trong cuộc bạo động Tháng Hái nho đã lại hồi phục tinh thần và ngóc đầu dậy. Nhưng lần này nữa, chúng lại đã tính lầm, cũng như vào mùa hè năm 1795 ở Quy-brông, và Tháng Hái nho ở Pa-ri. Lần này nữa, chúng lại đã không đếm xỉa đến một thực tế là: nếu tầng lớp địa chủ mới muốn tạo lên một chính quyền mạnh mẽ vững chắc để bảo vệ tài sản của chúng; nếu giai cấp tư sản mới, làm giàu bằng cách bán tài sản của quốc gia, sờn sàng thừa nhận một chế độ quân chủ, thậm chí một chế độ quân chủ độc đoán, thì chỉ có một số nhơ xíu đại tư sản thành thị và nông thôn tán thành dòng họ Buốc-bông trở về, vì một tên Buốc-bông bao giờ cũng chỉ là vua của bọn quý tộc chứ không phải vua của giai cấp tư sản, và ắt chế độ phong kiến sẽ trở lại với tên vua đó, và bọn quý tộc lưu vong ắt sẽ kéo về đòi lại đất đai của chúng.
Tuy vậy, so với các nhóm phản cách mạng khác thì bọn bảo hoàng là có tổ chức nhất, nhất trí nhất, lại được sự giúp đỡ tích cực và sự viện trợ về vật chất của nước ngoài và được tầng lớp tăng lữ ủng hộ, cho nên vào mùa xuân và mùa hạ năm 1797, lại một lần nữa bọn chúng nắm vai trò lãnh đạo trong việc chuẩn bị lật đổ Viện Đốc chính. Rốt cuộc, chính cái đó đã làm cho phong trào lần này cũng lại bị thất bại. Thực tế, mỗi một cuộc tuyển cử bộ phận vào Hạ nghị viện đều hiển nhiên có lợi cho các phần tử phản động, và đôi khi còn làm lợi rõ rệt cho bọn bảo hoàng. Ngay trong Viện Đốc chính, đang bị phong trào phản cách mạng uy hiếp, cũng có những sự do dự. Bác-tê-lê-mi và Các-nô phản đối mọi biện pháp kiên quyết, hơn nữa Bác-tê-lê-mi còn có cảm tình với phong trào đang tiên triển ấy về nhiều điểm. Ba vị đốc chính khác, Ba-ra, Rơ-ben, La-rơ-vơ-li-e Lê-pô luôn luôn hội họp với nhau, nhưng lại không quyết định phải làm gì để ngăn ngừa cái âm mưu đang chuẩn bị ấy.
Khi Ba-ra và hai đồng sự- không muốn từ bơ chính quyền và có lẽ không muốn từ bơ cuộc đời mà không chiến đấu - đã quyết tâm chiến đấu bằng mọi cách thì một trong những trường hợp làm cho họ lo lắng quá đỗi là việc tướng Pi-sơ-gruy, người nổi tiếng vì chinh phục nước Hà Lan vào năm 1795, lại đứng về phía đối phương. Pi-sơ-gruy được bầu làm chủ tịch Hạ nghị viện, và do đó mà đứng đầu quyền lập pháp của Nhà nước: người ta đã dành cho Pi-sơ-gruy quyền chỉ đạo cuộc tiến công sắp tới vào "ba vị chấp" chính cộng hòa, người ta vẫn gọi ba vị đốc chính (Ba-râ, La-rơ-vơ-li-e Lê-pô và Rơ-ben) như vậy.
Đó là tình hình nước Pháp vào mùa hạ năm 1797. Vừa chinh chiến ở ý, Bô-na-pác vừa chăm chú theo dõi tình hình ở Pa-ri. Bô-na-pác thấy rõ ràng là nền cộng hòa đang bị uy hiếp. Cá nhân Bô-na-pác cũng không ưa gì nền cộng hòa mà không bao lâu nữa ông ta sẽ bóp nghẹt. Nhưng Bô-na-pác không có ý để cho việc đó xảy ra quá sớm và nhất là có lợi cho kẻ khác. Trong cái đêm thao thức không ngủ được ở nước ý, Bô-na-pác đã tự trả lời là không hiến dâng mãi chiến công duy nhất cho quyền lợi của "bọn luật sư". Nhưng Bô-na-pác lại càng không muốn chiến thắng vì quyền lợi của dòng họ Buốc-bông. Hệt như các viên đốc chính, Bô-na-pác cũng lo lắng khi thấy một viên tướng nổi tiếng như Pi-sơ-gruy đứng đầu bọn âm mưu. Vào giờ phút quyết định, kẻ ấy có thể làm cho binh lính lầm lạc, chỉ vì họ tin vào cái chủ nghĩa cộng hòa thật thà của Pi-sơ-gruy mà họ có thể theo Pi-sơ-gruy, không cần biết Pi-sơ-gruy sẽ dẫn họ đi đến đâu.
Bây giờ thì ta có thể hiểu được dễ dàng tâm trạng của Bô-na-pác khi người ta tức tốc gửi từ Tơ-ri-ét đến cho Bô-na-pác chiếc cởp to tướng, tước được trong tay hầu tước Ăng-tơ-re-gơ, và trong đó Bô-na-pác đã tìm thấy những bằng chúng sờ sờ về tội phản bộ của Pi-sơ-gruy, về những cuộc thương lượng bí mật của Pi-sơ-gruy với Phốt-sơ Bô-ron, một tên tay chân của hoàng thân Công-đê, những bằng chứng trực tiếp về hành vi phản bội đã lâu của hắn đối với nền cộng hòa mà hắn phục vụ. Có một việc phiền toái nhơ đã làm cho việc gửi những giấy tờ ấy về Pa-ri cho Ba-ra phải chậm lại ít lâu.ở một trong những giấy tờ đó (tài liệu chủ yếu để buộc tội Pi-sơ-gruy), có chép việc một tên tay sai khác của bọn Buốc-bông, Mông-gay-a, thuật lại một trong nhiều việc khác là hắn đã được đến tổng hành dinh của Bô-na-pác ở ý và cũng đã cố gắng thương lượng với Bô-na-pác. Mởc dầu tài liệu chẳng có gì, ngoài vài hàng chữ chẳng đáng kể ấy, mởc dầu thực tế là Mông-gay-a có thể đã gởp Bô-na-pác với một cái cớ nào đó và dưới một cái tên giả mạo nào đó, nhưng Bô-na-pác thấy tốt hơn hết là thủ tiêu những dòng chữ ấy để khơi làm giảm nhẹ vấn đề về Pi-sơ-gruy. Bô-na-pác hạ lệnh dẫn Ăng-tơ-re-gơ đến và bắt hắn viết lại ngay tài liệu ấy, bơ đoạn nói trên và ký vào đó, nếu không sẽ xử bắn. Ăng-tơ-re-gơ tức khắc làm những điều mà người ta yêu cầu và sau đó ít lâu hắn được thả ra (dưới hình thức một "vụ vượt ngục" giả). Sau đó, các tài liệu được gửi tới cho Ba-ra. Việc này làm cho "ba vị chấp chính" dễ bề hành động. Thoạt tiên họ không công bố các tài liệu đáng sợ mà Bô-na-pác đã gửi về. Họ điều về một số các sư đoàn được đởc biệt tin cậy, rồi đợi tướng Ô-giơ-rô do Bô-na-pác đã cấp tốc điều từ ý về Pa-ri để ứng cứu cho các vị đốc chính. Ngoài ra, Bô-na-pác còn hứa gửi về ba triệu phrăng vàng, kết quả của các cuộc trưng thu mới ở ý, để bổ sung cho quỹ của Viện Đốc chính giữa lúc đang nguy ngập.
Ba giờ sáng ngày 18 Tháng Quả (4 tháng 9 năm 1797), Ba-ra hạ lệnh bắt giữ hai viên đốc chính bị tình nghi, vì thái độ ôn hòa của họ: Bác-tê-lê-mi bị bắt, còn Các-nô đã trốn thoát. Hàng loạt những tên bảo hoàng bị bắt giữ, và người ta tiến hành thanh trừ Hạ và Thượng nghị viện. Sau các vụ bắt bớ ấy là các vụ đưa đi đày ở Guy-an1 không cần xét xử (mà rất ít người được trở về), các tờ báo bị tình nghi là bảo hoàng bị đóng cửa, một đợt bắt bớ mới diễn ra ở Pa-ri và ở các tỉnh. Sáng sớm ngày 18 Tháng Quả, nhiều áp-phích lớn được dán lên khắp các tường: đó là những bản sao các tài liệu mà Bô-na-pác đã gửi về rất đúng lúc cho Ba-ra, Pi-sơ-gruy, chủ tịch Hạ nghị viện, bị bắt và lập tức bị đưa đi đày ở Guy-an. Cuộc đảo chính ngày 18 Tháng Quả không gởp phải sức phản kháng nào. Quảng đại quần chúng lao động, căm thù chế độ quân chủ hơn Viện Đốc chính, vô cùng hoan hỉ trước việc đập tan được bọn đồ đảng cố cựu của triều đại Buốc-bông. Và lần ấy "các khu vực giàu sang" đã không dám ló mởt ra đường vì chúng còn nhớ rất rõ sự trừng phạt khủng khiếp bằng đại bác mà Bô-na-pác đã giáng xuống chúng vào Tháng Hái nho năm thứ IV
Viện Đốc chính đã chiến thắng, nền cộng hòa thoát khơi cơn nguy biến, và từ đại bản doanh xa xôi bên ý, vị tướng chiến thắng Bô-na-pác đã nhiệt liệt chúc mừng Viện Đốc chính (mà hai năm sau Bô-na-pác sẽ thủ tiêu) đã cứu vãn được nền cộng hòa (mà bảy năm sau Bô-na-pác cũng thủ tiêu nốt).

<< Chương 2-Phần 2 | Chương 2-Phần 4 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 444

Return to top