Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Kiếm Hiệp >> Thương Giang Diễm Sử

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 36323 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Thương Giang Diễm Sử
TIÊU NƯƠNG và TRÚC VIÊN LANG (Bùi Văn Nhẫm)

Chương 56.

 
56. Lâm Nguyệt Ánh gập chàng Nguyên Thái,
Chuyện Minh Quyền và Lương Thúy Quyên. 

 
     Lần đầu tiên, Thái gặp Lâm Nguyệt Ánh, xóm nhà sàn sơn cước, Thái ngạc nhiên thích thú, cảm động vì nhan sắc « bất chấp thời gian » của người đẹp.
Thái thầm nghĩ ông Quang Anh, thân phụ của Quốc Đức, trước người này mà không sa ngã thì quả ông ta chỉ là một tượng đá không hồn. Rồi Thái cười thầm: ông Quang Anh đâu có phải là khúc đá không hồn.
Lâm Nguyệt Ánh quay lại phía Thái:
- Chào cháu Nguyên Thái, tôi được đọc truyện của cháu, tôi được thơ của cháu nói về Đức Trình, nghe đại danh cháu từ lâu, nay hân hạnh « bái yết » cháu để cám ơn. -
Thái vội vàng :
- Kính Lâm phu nhân. Xin phu nhân đừng nói đại danh mà ngu điệt hổ thẹn với lương tâm. Chẳng qua người đời ta ưa đồn đại…Ngu điệt còn học hỏi trường dời…Đáng lẽ ngu điệt phải đến yết kiến phu nhân để xin phu nhân chỉ bảo trên con đường văn học. Phải! Đáng lẽ yết kiến phu nhân từ ngày gặp lệnh nữ Quế Anh, để cám ơn phu nhân đã làm thơ phổ nhạc « Nỗi oan Thiện Thành » mà dân Kẻ Chợ hiện nay còn trình diễn. -
Lâm Nguyệt Ánh:
- Trần công tử không nên nhún hường. Vụ án Thiện Thành đã cho tôi rất nhiều cảm hứng…Chính tôi phải cám ơn công tử -
Không khí bớt xã giao, Thái nói chuyện với dì Nguyệt Ánh, với mục đích viết truyện sau này:
Nhớ Đức kể lại cuộc hội diện đầu tiên giữa hai tình địch, Thái không hài lòng lẳm.  cho là Quốc Đức kém tế nhị. Không tin cuộc chạm trán giữa hai người chỉ có thể thôi. Thái biết bà Đặng Quang Anh, thân mẫu của Quốc Đức là người học thức, văn hóa Âu Tây, học trò của mấy cha Dòng Tên, còn dì Lâm Nguyệt Ánh thì cao độ văn chương thuần túy Á Đông…Cả hai đều tâm hồn cởi mở, đón nhận những học hỏi nhiều chiều hướng. Duy chỉ có một điều khác biệt: Đặng phu nhân (Bùi Xuân Thảo) thì từ nhỏ học hỏi đến khi lấy chồng, cho tới ngày nay, kể ra an toàn, bình thản, còn Lâm Nguyệt Ánh (Đèo Sơn Vân) thì lúc tuối trăng tròn lâm nạn, trí óc công phẫn, học hỏi để tự vệ…
Thái hỏi:
- Thưa dì, anh Quốc Đức có kể lại chuyện buối hội kiến đầu tiên của dì và thân mẫu anh, xin lỗi dì về tội xúc phạm đến việc riêng của dì, cháu không tin là cuộc hội kiến ấy hoàn toàn êm thẳm!
Lâm Nguyệt Ánh:
- Dì cũng biết chuyện của cháu. Dì xin hỏi: cháu lo lẳng chuyện gì mà hỏi dì câu ấy? Thôi để dì nói hộ, trước khi dì trả lời cháu. Cháu thực tinh ý, thực tế nhị. Cháu lo lẳng cho cuộc gặp gỡ sau này giữa Bạch Phụng và Cúc Xuyên phải không ? Lương Trinh thì khôn khéo nhất, không ai để ý đến Lương Trinh. Dì là đàn bà nên tâm lý phụ nữ lẽ dĩ nhiên cũng thông hiểu…Trời sinh giống đàn ông với cái tội đa mang, cho nên chuyện đời phức tạp…Nói đùa  đấy, đừng giận nhé! Dì sẽ làm quân sư cho cháu. Diệu kể theo binh pháp Tôn Tử…nếu hai Hổ quần nhau trong rừng , thì cháu không nên có mặt trên chiến trường ; Chờ khi nào hai Hổ mệt rồi, cháu tung lưới bắt dễ dàng!, hai cường quốc đánh nhau, ta cứ chờ thời cuộc. -
Nguyên Thái tủm tỉm:
- Cám ơn dì chỉ bảo. Bài học này cháu sẽ khắc cốt ghi tâm. Nay dì nói, cháu mới nghĩ ra, thì ra lưỡng Hổ tranh dương thực. Cháu chỉ là con sơn dương nấp trên núi cao, đáng gì mà lưỡng Hổ tranh hùng. Quả nhiên nghĩ lại Phụng và Xuyên đều là nữ Hổ! Thảo nào, mỗi khi ở bên hai người, cháu vẫn…né tránh, đề phòng. -
- Bây giờ dì nói chuyện dì. Quả nhiên cháu tế nhị tâm lý. Cuộc gặp gỡ đầu tiên ấy không hoàn toàn êm thẳm đâu. Chiều hôm ấy, trong văn phòng, nhìn qua cửa số, nẳng vàng chênh chếch làm cho quang cảnh Trung Vân tuyệt vời, trước giá vẽ, dì đang thử mấy nét bút đầu tiên thì nghe tiếng gia nhân nói bà Quang Anh lên thăm. Dì giật mình lo ngại: Dù sao phần lỗi cũng về mình, dù đã mười mấy năm rồi, dì đã quyết định chấm dứt mối tình tội lỗi cho chính dì gây ra. Dì biết bà Xuân Thảo rõ chuyện từ lâu. Nếu bà không lên Trung Vân thì tức là bà không chấp nhận tình thể nhưng không chấp nhận hòa bình. Nay bà Xuân Thảo lên Trung Vân là bà chấp nhận tình thể, chấp nhận chiến tranh. Dì sẵn sàng đối phó, dì không thể làm khác. Bà Xuân Thảo đã rõ chuyện thì bà phải nhớ gần hai chục năm rồi dì không gặp ông Quang Anh, như dì đã  bạo tàn quyết định . Cái trí óc luôn luôn nối loạn của dì, dì tự đày dì vào lãnh cung, không phải như nàng Chiêu Quan bị Mai Diên Thọ hãm hại, bị Hán Nguyên Để đày vào lãnh cung.
Từ trên lầu xuống, dì quan sát bà Xuân Thảo. Nét dáng hiền hậu bình thản của bà làm dì hết cả những ý định gây hấn. Bà Xuân Thảo hẳn là hơn dì mười tuối cho nên bà như một uy quyền nào trên dì. Dì thử lòng tình địch. Dì có một cử chỉ thực khiêm nhường, dì quỳ xuống, và liếc nhìn Quốc Đức, Quốc Đức như hết lo lắng vì thấy dì hàng phục.
Dì nghĩ rằng nếu bà Xuân Thảo kiêu ngạo, vênh vang để dì trong vị thể đó thì dì sẽ quật khởi đứng lên trả miếng, nhưng bà Xuân Thảo cầm đôi tay dì nâng dậy. Cái cảm thông qua đôi bàn tay, và ánh nhìn hiền hậu của bà, tự nhiên dì có cảm tình, rồi dì thực tâm thương bà vì lỗi lầm của dì mà bà đau khổ.-
Nguyên Thái nghĩ thầm: thực lạ lùng, cả hai người đều không nói đến phần lỗi nào của ông Quang Anh. Lâm Nguyệt Ánh tiếp tục:
- Thân mẫu Quốc Đức hay là dì đau khổ. Ai đau khổ hơn ai, chỉ vì thương yêu một người. Nhưng dì đến sau cho nên dì chịu lỗi. Dì thề chấm dứt cho tới khi tìm được người em Đèo Nhật Tú…nay tìm thấy rồi, nhờ cháu tìm thấy…dì thấy yêu đời hơn trước, dì phải làm sao bây giờ, dì hỏi cháu! -
Thái chưa kịp trả lời, còn đang suy nghĩ. Mà biết trả lời thể nào ? Thực ra dì Lâm Nguyệt Ánh cũng không đợi câu trả lời của Thái, dì Lâm Nguyệt Ánh lại thêm:
… - Thể là dì lại cảm tình thực sự cho bà Xuân Thảo mới nguy chứ? Khi dí nói « lầm lỗi từ em cả », bà Xuân Thảo khẽ nói « Em đừng làm thể…gia nhân họ cười ». Bà nâng dì đứng dậy, dì nói khẽ:
- Chị đừng lo…em sẽ là Chiêu Quân, em đã tự đầy em vào lãnh cung…rồi em sang nước Phiên, chị đừng lo ngại nữa…-
Dì tưởng rằng bà Xuân Thảo thông thuộc văn học Âu Tây, không biết chuyện Chiêu Quân, nào ngờ bà Xuân Thảo trả lời dì:
- Em Ánh, em không phải là Vương Chiêu Quân, anh Quang Anh không phải là Hán Nguyên Để mà chị cũng không phải là Lâm hoàng hậu…Chúng ta có cách chung sống an bình…Đã từ lâu, chị hết lo ngại…-
Rồi bà tủm tỉm nói thêm:
- Em không phải là Chiêu Quân, mà em cũng không có em gái là Trại Chiêu Quân…em chỉ có một người em trai là Đào Đức Trình mà em dã chịu khổ đau từ nhỏ, chả lẽ chị làm em khổ thêm? -
Thì ra tuy văn học Tây Âu, bà cũng thấm thuần văn học Đông Phương và có đọc truyện Vương Chiêu Quân. Dì vô cùng xấu hổ, nghĩ đến tính xấu của dì, lúc nào cũng chơi đùa bằng văn học..
Đêm hôm ấy bà Xuân Thảo cùng dì vui chuyện thâu đêm.-
Nguyên Thái nghe chuyện Lâm Nguyệt Ánh, cảm xúc, động lòng nghĩ tới Bạch Phụng và Cúc Xuyên…
Nguyên Thái trầm ngâm cầm dây cương. Cỗ xe Lưu Ly đã hết quãng khó, nay vào con đường đất đỏ đã qua. Bốn nàng vẫn ghìm cương theo sau.
Khi gần đến tiền đồn, Thúy Quyên và Bạch Ngọc phi ngựa đi tiên phong để nói khẩu hiệu.
Qua tiền đồn thấy Quốc Đức cùng  đoàn kỵ mã. phi bay.
Nguyên Thái thấy đoàn kỵ mã dáu vét là vừa ra khỏi một cuộc chiến đấu quan trọng. Hơn trăm kỵ binh, có khoảng hơn mươi người bị thương. Chiến bào bụi bẩn, và con vết máu mới khô.
Nguyên Thái vào một quán nước nhỏ ở bờ sông. Bọn thuyền câu đang lục tục về bến. Quán này cũng sửa soạn đại hội. Treo đèn kểt hoa. Một hàng hiên có giàn hoa lý dưới nẳng chiều mát dịu. Cảm hứng, Thái mở túi lấy giấy, bút nghiên, sửa soạn viết truyện Bùi Xuân Thảo và Lâm Nguyệt Ánh.
Vừa được vài dòng, thì Đức vào quán, kéo ghế, ngồi đối diện.
Vẻ mặt mệt nhọc, Quốc Đức nói qua cho Thái biết một tin vô cùng quan trọng. Hắc y đang tự diệt, theo biến chuyến vừa qua. Hắc y giáo chủ cùng ban đại giáo cán trung ương đích thân sang đây dự đại hội. Nhưng Hắc y giáo bí mật bố trí ám sát hết nhân vật quan trọng của các đoàn thể, mục đích thanh toán Trấn Bắc và chiểm đòng vị thể quân sự quan trọng Trấn Bắc để uy hiếp Kẻ Chợ ; Bao nhiêu ở trinh sát của Hắc y đạo đều bị thanh toán từ hai ba ngày trước đây…Khi giáo chủ vừa tới cửa Linh Nam thì ở nhà, dân chúng nối loạn, chiểm đóng giáo đường, hạ thủ gần hết những giáo cán bạo tàn, Hắc y giáo chủ bỏ trốn vào bóng tổi chờ thời. Nhưng đoàn quân tinh nhuệ không biết tin, khoảng hơn ngàn người, chia làm ba đạo, tiến vào Trấn Bắc…Theo như bản đồ nhận được, Quốc Đức, Đào Đức Trình và Tạ Minh Quyền chia nhau đón đánh. Còn chờ tin Đức Trình và Minh Quyền, còn Quốc Đức có hơn trăm người phải chổng chọi với hơn năm trăm, nhưng vì địa lợi, và mai phục sẵn sàng, địch quân thua chạy, bị bắt tù binh quá nửa, còn thì rút lui về vùng Hắc y. Quốc Đức không xua quân đuối. Sẽ trả tù binh sau khi bế mạc đại hội.
Nguyên Thái ngỏ ý tiếc không được dự trận chiến. Quốc Đức trả lời trận chiến còn nhiều….
Nguyên Thái biết là việc khẩn cấp, muốn cha chàng rời bỏ Trịnh phủ,  Nguyên Thái muốn gửi gia đình lánh nạn ở Trung Vân. Nhưng không có cách gì liên lạc được với gia đình. Tình thể khẩn trương, nhưng không lẽ mình rời đại hội để về ngay Kẻ Chợ ?
Đại hội để tìm ra một đường lối chung…bây giờ quá muộn rồi, cũng vì tính cách khẩn trương của tình thể nên Hắc y Đạo vội sớm tấn công.
Nguyên Thái từ vùng Hắc y về thẳng đây, một bất ngờ tổt đẹp chờ đợi chàng. Về dự đại hội, đại diện Trịnh lại chính là hai vị lão thành: Đặng Quang Anh, thân phụ Quốc Đức và Trần Nguyên Chính, thân phụ chàng. Thể sự đảo điên biến đối mà hai vị này vẫn ở vị thể cũ. Ông Quang Anh là bạn cố vấn của chúa Trịnh Sâm, còn ông Trần Nguyên Chính chỉ là một chức quan nhỏ ở Phủ Thừa, chuyên môn hành chính. Dù Cán, dù Khải lên thay cha, Khải hay Cán, hay nói cho đúng là những nhân vật quan trọng của phe nào cũng vẫn cần dùng sự giúp đỡ của hai vị. Ông Quang Anh thường đi ngoại quốc điều hành doanh thương…và ông Nguyên Chính vẫn trông nom cho guồng máy hành chính chạy đều, hay nói cho đúng, là cố chạy đều. Vả lại, ông Nguyên Chính là vị quan thanh liêm nối tiếng, rất có uy tín trong dân gian, tin vui ấy, chính Quốc Đức vừa nói với Thái trong quán nhỏ. Thái vui mừng từ biệt Đức, sửa soạn đi dự đại hội phụ nữ với tính cách quan sát viên.
 Trong đại hội Song Lưu hôm sau, Thái buồn rầu ghi chép cảm tưởng và ước vọng , nhưng Thái không vào tranh luận , Thái nghĩ đó là đại hội chia tay, sau bao nhiêu tranh đấu ý thức tân sinh cho con người và đất nước, Thái cho là đã thất bại nặng nề trước bảo thủ tập quán, phong tục cổ hủ từ ngàn xưa…, đại hội chia tay, sang giai đoạn nghiên cứu, bí mật chờ thời ? 
 Ánh chiều chênh chếch hiên tây. Đức và Thái hàn huyên trên lầu, nhìn ra khúc sông vàng chói, nổi bật trên sắc lam dãy núi xa xa mờ ảo trong sương chiều thì thấy Thúy Quyên sánh vai Tạ Minh Quyền sau dãy anh đào.
 Quớc Đức :
 -Kìa đôi nhân tình lạ lùng ?-
 Nguyên Thái:
 -Lạ lùng? Đôi nhân tình nào cũng lạ lùng , theo người ngoại cuộc, phải không anh ?
 -Đồng ý, - Đức trả lời –chúng ta ngoài cuộc nên nghĩ thế. Dù sao, không lạ lùng thì cũng đặc biệt, - rồi tủm tỉm , nhìn Thái, hát đùa :
So le như đũa ngắn dài,
Thế mà cũng định làm đôi vợ chồng !

 Ngạc nhiên về thái độ bất ngờ tinh nghịch đại chúng, phụ nữ, của bạn, Thái hát theo, trêu chọc :
Người đòi lắm kẻ ngồi không,
Chỉ vì ghen tức nên trông không đều !

 Đức :
Thái ơi, thế mà anh của Thái cũng thích thú, ngồi lê đôi mách như các nàng. Buồn cười quá, nhưng Thái nên nhớ là anh vô cùng thương mến hai người, và chính anh và Quế Anh Dương Châu trách nhiệm hồi môn cho Thúy Quyên vì Minh Quyền nghèo lắm –
Thái : 
 - Anh Đức, lúc nào, anh cũng nói tiền bạc ? ngoài tiền bạc, có gì  để giúp ?
 Quốc Đức :
 - Vấn đề thực tế, em ơi.  Nếu không có tiền bạc thì Chúa Trịnh đâu có nể vì thân phụ anh ? Nếu không tiền bạc thì dòng Song Lưu cũng chẳng còn một ai. Tiền bạc , huyết mạch của đấu tranh, là sức mạnh của quốc gia…nước mạnh vì dân giàu. Em ơi, mấy vị nho gia cổ  hủ lúc nào cũng trốn vào thanh bạch chỉ vì các ông lười biếng cố hữu, khinh bỉ nông công thương, ươn hèn trốn vào sĩ ? Châm ngôn của anh là tiền bạc không chi phối, tiền bạc chỉ hầu ta…trong công bình bác ái, và ich lợi quốc gia…
 Thái ngạc nhiên, câu hỏi đùa đã chạm tự ái Đức làm Đức bực tức đi vào bài học kinh tế tân sinh. :
 - Anh Đức, hỏi đùa thôi, anh em mình đã có một thuyết trình về của công, tiền tư trong một quốc gia , em chưa quên đâu ! Nhưng trở lại Thúy Quyên – Minh Quyền. Dù đôi đũa so le, nhưng vẫn dùng được mà ? – Thái đùa thêm để tan bầu không khí hơi bức xức.
 Nghĩ lại cuộc gập gỡ xưa kia ở Hoa Lư Môn, Nguyên Thái ngạc nhiên, chưa biết chuyện, ghen tức với Tạ Minh Quyền. Thúy Quyên thì trăng tròn lẻ một mà Minh Quyền đã vào tam thập , vẻ già hơn tuổi. Ánh nhìn đắm đuối say mê của Minh Quyền gửi Thúy Quyên  . còn em bé Thúy Quyên của Thái thì chắc biết cái sức mạnh trời cho của mình trên tâm hồn chàng trai đứng tuổi. Đó lại là chuyện khác. Đừng tưởng cô nàng nhỏ bé ngây thơ.
 Minh Quyền không tài cao văn học, nhưng là võ sĩ hiên ngang chính trực , kiểu Quan Vân Trường thời Tam Quốc bên Tầu Nhưng mà sao không thấy tác giả nào nói đến người tình của ông Quan Vân Trường ta ? Rồi liên tưởng đến viên tướng mặt đen, râu quai Trương Phi , cũng không thấy ai nói đến vợ ông ta ? Thái đi chơi trong nhiều vùng trí óc rồi tủm tỉm nghĩ đến ông Ấn độ Ả ea Ram Mô ha mét, khi Quốc Đức giả làm giáo cán trung ương đạo Hắc y dự cuộc biểu tình tuần hành thị uy ở bến Lam Hà…
 Đức thấy Thái mỉm cười, tầm mắt di xa xa vô định, vỗ vai bạn. Thái kể chuyện ngao du tưởng tượng vừa qua, Đức phá  cười thích thú.
 Thái tiếp tục đùa, trở về Minh Quyền và Thúy Quyên :
-Thế rồi, sau này thành lứa đôi, cặp này sẽ thành Quyên chuyên Quyền mà thôi  -
Đức:
 -Thôi hãy chấm rứt ngồi lê đôi mách, thường tình nhi nữ, của chúng ta, Đúc tôi xin kể chuyện thân phụ và chúa Trịnh Sâm , Từ Nhâm Dần đến nay, nhiều sự kiện lịch sử đã sẩy ra, mà ảnh hưởng khó đo lường. Thân phụ tôi có nhiều dịp gập chúa Sâm. Lẽ dĩ nhiên, theo tôn chỉ Song Lưu, thân phụ nhiều lần khuyên chúa sửa đổi phương cách giáo dục con dân, dùng quốc ngữ mới, mẫu tự la tinh. Phái hủ nho mạnh quá, chúa e ngại, nên chúa hứa, chúa hứa …Thế rồi phe Khải tranh giành với phe Cán… thân phụ khuyên chúa làm cách mạng vương cung, không truyền ngôi chúa cho con cháu mà cho người tài đức, có tài tế thế an bang, chọn trong thiên hạ. Thế là chúa trở về địa vị chúa tể, nghiêm sắc mặt : - Hay là tôi nhường lại cho tôn huynh?-
 Thân phụ tôi lo ngại, vội trả lời:
-Tôi tài hẹn sức mọn, họa chăng hiến kế hoạch tổ chức kinh tài quốc gia…nhưng tài đức thiếu gì trong thiên hạ ? Nếu chúa công tổ chức một hội nghị Diên Hồng lựa chọn người tài thì chúa công mang danh ngàn năm lịch sử…
Ít lâu sau, chúa truyền ngôi cho Cán, rồi loạn Kiêu Binh, rồi Khải thắng Cán, rồi chúa băng hà và từ ngày đó thân phụ không vào phủ nữa. Tuy nhiên , thân phụ vẫn như là một ngoại trưởng riêng riêng của phủ Trịnh thỉnh thoảng công cán hải ngoại về doanh thuơng.
Đó là bối cảnh chính trị Bắc hà.
Đúc kể tiếp :
Sau khi Thái rời Trấn Bắc được ít ngày, đoàn đồ đệ cũng từ biệt nhà trường về Kẻ Chợ. Đoàn nữ chia làm mấy nhóm…Thúy Quyên theo Thục Lai và Phan Vi vi, xiêm y sơn cước, lãnh thổ hoạt động là Kẻ Chợ và Kinh Bắc.
Một buổi sáng, ở Kẻ Chợ, phường Đồng Nhân, người hỗn loạn chạy trốn. Một bọn anh chị đuổi bắt hai hai cô gái. Hai người này chống cự, đang đuối sức, mà hàng phố chẳng ai dám can thiệp. Bọn anh chị thấy toàn thiếu nữ sơn lâm cản đường, không thèm để ý, tiếp tục tấn công hai nạn nhân, nhưng thấy bon con gái sơn cước tấn công vũ bão đành ở lại đánh nhau giựa phố. Thúy Quyên tách ra theo bảo vệ hai nạn nhân, còn cả đoàn vào cuộc chiến. Lần đầu đụng độ, bọn Thục Lai, Vi Vi có phần nao núng, nhưng chỉ ít phút sau, làm chủ được tình thế vừa lúc hàng phố xông ra giúp chiến. Bọn côn đồ ngạc nhiên rút lui khi chủ soái họ bị thương  mất tinh thần..
Thúy Quyên đưa hai nạn nhân vào nơi an toàn. Hai người cám ơn và sau hồi lâu xã giao hàn huyên , bỗng một nạn nhân hốt hoảng nhìn nắng chiều chenh chéch hiên tây, biến sắc :
 - thôi nguy rồi, biết làm thế nào bây giờ ? muộn rồi ! muộn rồi   ! không thể về bây giờ! phải đợi giờ Tuất đêm nay mới vào được.-
Thúy Quyên cười vui:
-Vào ? vào đâu ? cần gì ? cứ đi cùng chúng tôi cho vui, có gì quan trọng ? lúc nào vào  thì vào ?-
Thiếu nữ không hết lo lắng , trầm ngâm suy nghĩ, còn người thứ hai, nhỏ hơn, bình tĩnh nhìn cô chị, tủm tỉm. Cô bé vui cười nói chuyện với Thúy Quyên, giọng thanh tao quyền quí, bề trên , Thúy Quyên ngạc nhiên nhưng không phật lòng. Thúy Quyên tinh nghịch, như Thái đã biết, cũng bắt chước giọng oanh quyền quí trả lời. Cô bé cầm tay Quyên :
- Công nương ở đâu đến đây ? –
 Thúy Quyên , vẫn giọng thanh tao bắt chước, đùa nghịch :
- Dạ thưa công nương, tôi là công chúa, con vua bán thuốc ê từ sơn cước về đây  -
  Hồi lâu cô chị ghé tai Thúy Quyên nói nhỏ :
-các cô nương võ nghệ cao cường, vừa cứu chúng tôi, …xin thú thực tôi là cung nữTrúc Vân, người kia không phải em tôi, cô là … là…công chúa Ngọc Hân !–
Cô bé Thúy Quyên , ngạc nhiên, không tin lắm, nhưng cũng đã nghe có công chúa Ngọc Hân, vào lứa tuổi mình, nổi danh văn chương tài học, vừa lúc bọn Thục Lai đến nơi, Thúy Quyên hồn nhiên đùa nghịch :
-Dạ, bẩm quí vị công nương , đây là công chúa Ngọc Hân và cung nữ Trúc Vân đến đón chúng ta ! –
 Cô bé cười đùa vui vẻ, nghiêng mình chào còn cô chị tự xưng cung nữ thì lo lắng bồn chồn.
 Sau cùng, mọi người tin thực. Thì ra công chúa Ngọc Hân khi đó khoảng mười ba hay mười bốn cùng cung nữ Trúc Vân vi hành thăm Kẻ Chợ. Mưốn trở lại cung bằng đường vào bí mật thì phải đúng giờ nội giám tòng phạm mở cửa. Ra khỏi cung là phạm tội nặng nể, người ta không chặt đầu công chúa, nhưng cái đầu xinh đẹp của cung nữ Trúc Vân sẽ không còn nữa  !
 Tối ấy, mấy chị em tổ chức đưa được Trúc Vân và Ngọc Hân về cung cấm, an toàn. It lâu sau, Thúy  Quyên nhận được mật thư của công chúa Ngọc Hân và đồng thời khám phá éa bọn con đồ hôm ấy là mật vụ của phủ Trịnh thuộc phe Đặng Phi và chúa cậu Đặng mậu Lân.
 Quốc Đức kể tiếp :
 Ấy cũng vì bức thư không quan trọng ấy, mà một quận tướng, nghi ngờ, tấn công Trấn Bắc. Trong trận này,  nhắc là quân Lê - Trịnh thua lớn, -Tạ Minh Quyền đã gập Thúy Quyên -.
 Một tiểu đội xung phong do Tạ Minh Quyền chỉ huy, lạc vào nội địa, cửa Hoa Lư Môn, đi nhầm vào dải cỏ xanh mướt sa lầy, cạm bẫy chống ngoại xâm, người ngoài không ai biết.
 Tiểu đội xung phong Tạ Minh Quyền, vừa xuống dải cỏ chừng mấy chục thước, đất mềm sủi bọt,  chân bị hút xâu, càng cử động tháo lui càng mau bị hút xuống. Họ hiểu ra mắc bẫy, đàng chờ chết. Minh Quyền hô mọi người bất động, vứt bỏ khí giới , chỉ giữ chiếc mộc đặt ngang trên cỏ… Mấy người không nghe, vẫy vùng, đã bị chìm sâu, còn lại Minh Quyền và năm người cố sức dang tay để giảm độ chìm.
 Thúy Quyên cùng bạn đã đi xa rồi, bỗng nhiên hối hận, quay lại tìm cách cứu địch quân.. Thúy Quyên :
-Chúng tôi muốn cứu quý vị, nhưng nếu cứu được , quí vị sẽ tấn công chúng tôi ? Dù sao chúng tôi cũng làm bổn phận cứu quí vị, nhưng chúng tôi chỉ có năm cuộn dây. Chúng tôi quăng dây, quí vị mỗi người quấn chặt quanh thắt lưng, chúng tôi sẽ cho ngựa kéo lên. Như vậy sợ có một vị hy sinh, vì kéo rất lâu –
- Cô nương , tôi là chủ tướng, tôi hy sinh. Lệnh cuối cùng của tôi là tất cả phải đầu hàng , rồi tùy cô nương định doạt –
Thúy Quyên động lòng cảm phục, cùng chúng bạn quăng dây cứu năm người kia ra khỏi sa lầy. Mọi người an toàn lên bờ thì Minh Quyền đã ngập gần bờ vai. Sau cùng, cả bọn, kể cả địch quân đầu hàng, nghĩ kế cứu Minh Quyền. Quyền đi quá xâu vào dải sa lầy, quăng dây mà Quyền không bắt được vì hơi cử động là chìm sâu hơn, cánh tay phải không rời bỏ được chiếc mộc nằm ngang mặt đât. Lại thêm cái mộc cũng đã ngập bùn. Bài toán cho Thúy Quyên . Sau cùng,Thúy Quyên cho ghép mấy lá mộc, tự mình dây an toàn ngang lưng, đồng bạn kéo nàng tới bên Minh Quyền.  Chàng cố sức rút được hai tay, ôm ngang lưng Thúy Quyên nằm dài trên mấy lá mộc, được cả bọn cố sức kéo khỏi bùn lầy.
Thoát chết, Minh Quyền quì mọp trước cô bé . Thúy Quyên:  
- Xin ông đứng lên. Chúng tôi đành phạm quân lệnh để các ông ra khỏi nơi này –
 Cả bọn này xin ở lại Trấn Bắc từ ngày ấy và Minh Quyền luôn bảo vệ Thúy Quyên , kín đáo từ xa. Thái ơi, đó là cuộc gập gỡ đầu tiên của đôi này.
 Thúy Quyên thêm mấy tuổi, Minh Quyền càng già hơn nhưng chàng đi vào say mê đắm đuối. Yêu Thúy Quyên như con mình, như yêu em gái, hay yêu một người vợ tương lai ? Thôi, để Thái viết truyện này và phân tách tâm lý. Về phần Thúy Quyên , thì sao nàng vui vẻ để người anh hùng cố thủ độc thân ấy gần nàng ? gần nàng như một nô lệ theo hầu ? Cho nên… cho nên… tới đây Đức lại đùa nghịch hát…đôi đũa so le…  ! Nguyên Thái cùng Đức nhìn xuống đường, lại thấy Tạ Minh Quyền và Lương Thúy Quyên vẫn bên gốc anh đào. Đức nói :
 - không biết họ tâm tình gì nhỉ ? nhưng quả nhiên chàng là một dũng tướng hiên ngang, vừa đây tưởng hy sinh trận địa, thế mà trở về khí sắc không đổi thay. Thúy Quyên là nơi an bình hạnh phúc cho anh ta, mỗi khi thoát thân chiến trường. –
 Thái không trả lời vì Thái còn đang liên tưởng tới bãi lầy Thạch Đào, nơi hơn trăm quân Mãn Thanh gửi mạng, và Thái thấy vô cùng nhớ Cúc Xuyên .

<< Chương 55. | Chương 57. >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 375

Return to top