Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Kiếm Hiệp >> Thương Giang Diễm Sử

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 36406 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Thương Giang Diễm Sử
TIÊU NƯƠNG và TRÚC VIÊN LANG (Bùi Văn Nhẫm)

Chương 38.

 
38. Đào Đức Trình và Đèo Nhật Tú,
Chuyện bí mật của bạn ĐứcTrình.

 
     Một hôm Đức Trình tâm tình với Nguyên Thái:

-  Có tâm sự thổ lộ với hiền đệ. Tới ngày nay ngu huynh vẫn không biết tên họ thật. Đào Đức Trình là tên họ, mà dưỡng phụ, và dưỡng mẫu cho ngu huynh tử thuở nhỏ. Dưỡng phụ và dưỡng mẫu là ông bà Đào Đức Công quán tại Thạch Lũy miền Duyên Hải. -

Tôi kính mến, thương yêu hai người, từ ngày ông bà nói sự thật lòng tôi cũng không hể đổi thay…Ơn hai người quá nặng…Tôi không biết bố mẹ thật của tôi là ai, tôi chỉ biết song đường của tôi là hai ông bà. Nhưng mối thắc mắc theo đuổi tôi bao lâu nay không biết ngày nào mới giải toả. -

Song đường tôi về Thạch Lũy đã lâu. Thân phụ, tôi xin phép cứ gọi người là thân phụ, tôi không ưa danh từ dưỡng phụ, khi tôi còn nhỏ, làm tri phủ Đồng Quan…không biết vì cớ gì từ quan về Thạch Lũy. Tôi bắt đầu học tập ở làng này…Tôi nhớ song đường tôi được dân làng mến kính. Ông bà từ ngày về Thạch Lũy giúp đỡ dân làng, nên Thạch Lũy trở nên trù phú…khi tôi 14 hay 15 tuổi, tôi ngỏ ý xin đi thi, thì thực ngạc nhiên, ông nói với tôi:

- Con ơi hãy coi gương cha, sĩ hoạn là mồ chôn vùi tài đức…Sĩ tử ở trường thi bây giờ đêu là phường giá áo túi cơm, tranh nhau mồi ngon do những chủ nhân vô hạnh ném ra. Chả có ai nghĩ đến dân tình khổ ải, lầm than, quốc gia tan nát, đảng ngoài, đảng trong chiến tranh liên tiếp… -

- Ông nói rất nhiều…ngu huynh nhắc lại vài lời để hiền đệ hiểu thấu tại sao ngu huynh không bao giờ lều chõng trường thi.- Không, không, ngu huynh không chỉ trích cái bằng Tú tài của hiền đệ đâu… rất hiểu cái văn bằng đó chỉ là một cách thử lửa của hiền đệ!   Cái trò chơi văn nghệ của hiền đệ nhiều khi ngu huynh cũng muốn dự nhưng nghĩ lại, ngu huynh còn nhiều việc khác quan trọng hơn…

Cuộc đời của ngu huynh, có thể gọi là an nhàn, thanh thản, cho đến một đêm kia, chung quanh gia trại, lửa hồng sáng rực, đại quân của quận Thành vây chặt gia trang. Một tướng lãnh của quận Thành bắc loa hô lớn:

- Bớ Đào tặc, gây phiến loạn cùng dư đảng Nguyễn Hữu Cầu, mau mau ra nộp mạng. Lệnh chúa ban ra…ta phải thi hành… »

Tiếng hô vừa dứt thì cổng gia trang bắt đầu cháy lớn. Ngu huynh với thanh kiếm, sẵn sàng liều mạng hộ vệ song đường. Nhưng người bình tĩnh:

Giặc phá cổng thành vào là mắc mưu ta (người gọi bọn quan quân này là giặc), ta đủ thì giờ, thừa thì giờ, cùng gia nhân ra khỏi nơi đây.
Dứt lời bình tĩnh vào sau sảnh đường mở cửa đường hầm bí mật, cùng ngu huynh và gia nhân ra khỏi gia trang, cửa hầm tận giữa cánh đồng, sau lùm cây, rồi đến ngay bến nước. Khi ra khỏi cửa hầm thì xa xa nghe thấy bọn quan quân kêu thét đau đớn…Cái hầm bẫy lớn, tự động tinh vi, làm bị thương bốn năm chục người.

Thì ra người đã sửa soạn từ lâu việc phòng vệ…người nhà không ai ra vào cửa chính, chỉ dùng cửa nhỏ bí mật lẫn trong lũy tre.

Thuyền chờ sẵn. Song đường dẫn ngu huynh và gia nhân hai ba người xuống…Số gia nhân khác, theo lệnh của thân phụ, tản mác đi ngay…Năm ngày sau, thuyền tới Kẻ Chợ…Thì ra Kẻ Chợ không hay biết gì về vụ bắt bớ này. Đó là địa phương tự động hoặc lạm quyền hoặc tấn công.

Dẫu sao, theo lời thân phụ, Kẻ Chợ là nơi trốn tránh an toàn nhất…
Đêm cuối cùng của ngu huynh cùng song thân trong giang thuyền, ngu huynh không bao giờ quên được.

Sau bữa cơm tối, gia nhân lên bộ đi chơi, trừ lão bộc họ Vũ…Thân phụ nói:

-Trình, con ngồi xuống đây, bố mẹ nói cho con biết một chuyện quan trọng, tưởng đến lúc phải nói với con, vì tương lai gia đình ta đang đi đến hiểm nguy. Bố mẹ còn có nhiều việc phải làm, không muốn để liên lụy tới con…Bố mẹ chỉ là dưỡng phụ, dưỡng mẫu của con…nhưng tình thương con thì vô biên, con ơi…(ông bà ngập ngừng) nuôi con chẳng từ khi trứng nước, nhưng khi con về cùng bố mẹ, con mới đầy tuổi tôi. Như con biết, bố mẹ chỉ có mình con…dẫu sau này, con có tìm thấy bố mẹ sinh ra con, con cũng đừng quên họ Đào nhà ta nhé. -

 Ngu huynh định nói thì, song thân không muốn, người tiếp tục:

Cách đây mười mấy năm, bố mẹ hiếm hoi, mẹ muốn bố có nàng hầu…bố không muốn, nên bố mẹ lên Kẻ Chợ tìm con trẻ mang về nuôi…Mối lái giới thiệu: một võ quan phủ Trịnh muốn bán một đứa con trai một tuổi. Theo lời võ quan ấy, đứa trẻ mồ coi mẹ, mà võ quan ấy chinh chiến đó đây, bán con vào một gia đình khá giả, để cho đứa con có tương lai bảo đảm …Bố mẹ nhìn thấy con kháu khỉnh, bậu bĩnh, mẹ con say mê con ngay…ngã giá một trăm năm mươi lượng vàng, thêm trăm lạng bạc cho người mối lái. Bố mẹ thương yêu con ngay, tiền bạc không quan trọng, bố mẹ nhận lời. Đêm giao con cho bố mẹ, vị võ quan đến nơi, bịt mặt nạ, không muốn lộ tính danh. Bố mẹ cho cũng có lý, hắn đã bán con, ngày sau co còn cần gì tìm kiếm. Vì thế, bố mẹ không phản kháng tính cách vô danh này.

Sắp sửa ký văn tự, hắn định tháo cái vòng bạc có nanh hổ đeo ở chân con, bố không thuận. Hắn đòi thêm một lạng vàng. Mẹ con khinh bỉ đưa thêm cho hắn một lạng ấy, tuy bố mẹ chỉ còn ít tiền xuôi Đồng Quan.

Mẹ con lúc đó bế con, mà con cũng hợp mẹ, cứ ngước mắt nhìn mẹ hoài…Võ quan thì mãi mê đếm tiền. Số bạc khá nặng, hắn đeo lên vai, nai nịt. Khi bố đòi hắn làm văn tự, thì hắn bỗng giở mặt, rút kiếm tấn công bố mẹ. Quân gia Vũ Tích, người ngồi bên con đây, rút kiếm đối địch. Mẹ con đèo con qua lưng cũng rút kiếm trợ chiến. Bố nổi lôi đình cũng rút kiếm tấn công tên võ quan…Thế yếu lại lưng đeo vàng bạc khá nặng võ quan ấy bỏ chạy. Bố mẹ e nó về gọi thêm vây cánh trở lại cướp con, bố mẹ cho lệnh giang thuyền xuôi dòng về Đồng Quan, nơi bố trọng nhậm. Hồi ấy bố còn ở chính quyền, mật nhờ điều tra…Thì ra con không phải con của tên quan võ ấy. Tên ấy là Hồ Đức Kỷ, một người gian ác, đã bị một gian ác khác tên Lê Thiết Thực hạ sát  ở Bến Sông.

Hồ Đức Kỷ chết đi, bố mẹ không còn cách nào tìm ra tung tích của con. Bố mẹ đành thúc thủ, chỉ còn cách trông nom nuôi nấng con.
Nay con mới hơn mười lăm tuổi, bố mẹ phải xa con là vì tình thế bắt buộc. Bố mẹ đã gủi sẵn một số tiến lớn ở Trấn Bắc Trường, con sẽ ký túc trường này, và luôn sẽ được tin bố mẹ qua giám đốc nhà trường.Còn vật này, mẹ đã cho người đánh sẵn một vòng bạc rộng, nhưng rất kín đáo, có chiếc vòng nhỏ nanh hổ con đeo hồi mới về nhà ta, mối dây liên lạc duy nhất với gia đình sinh ra con, sau này nếu tìm ra. Con hứa với bố mẹ, luôn luôn đeo vào cổ không bao giờ đánh mất. Nếu mất vật này, bố mẹ nhắc lại, con không bao giờ nhận được thân sinh, thân mẫu chính thức của con.

Thân phụ nói một hồi, không cho ngu huynh ngắt lời…khi thân phụ ngừng nói, ngu huynh không cầm nổi, tuy đã lớn rồi, ngu huynh quỳ lạy thân phụ, rồi ngu huynh chạy đến ôm chầm lấy thân mẫu, khóc ròng. Mẹ cũng ôm chặt ngu huynh, vừa khóc vừa bảo ngu huynh đứng dậy, Mẹ nói:

Trí khí nam nhi, con, con hãy chùi giọt lệ hiếu thảo…Mẹ thương con, bố thương con, nhưng bố mẹ muốn con sau này làm tròn bổn phận nam nhi với nước nhà. Bố mẹ thuộc phái Song Lưu…Tinh thần Song Lưu Giang mong rằng sau này con giữ vững.

Lập tức sai Vũ Lộc đưa ngu huynh sang sông đi Trấn Bắc. Trên thuyền sang ngang, vẫn thấy bố mẹ vịn mạn giang thuyền trông theo.

Mấy năm Trấn Bắc, mải vui học tập, ngu huynh không hề có ý định đi tìm gia đình sinh ra ngu huynh…ngu huynh chỉ nhớ dưỡng phụ và dưỡng mẫu. Được tin hai người mấy năm đầu..về sau vô âm tín…một ngày kia, ngu huynh sẽ theo vết chân hiền đệ, viễn du thiên hạ đi tìm hai người.
Kể chuyện xong, Đức Trình cho Nguyên Thái coi chiếc vòng nanh hổ. Nhân lúc đến giờ sang trường, Đức Trình thể lời Nguyên Thái. Nguyên Thái muốn giữ lại vật báu vài giờ để họa thành mấy bản, phòng khi dùng đến sau này trong việc tìm kiếm tung tích của Đức Trình.

Một mình trước án thư, sau khi họa năm bản chiếc vòng nanh hổ, Nguyên Thái tò mò ngắm nghía ngược xuôi. Nguyên Thái khám phá đó là một bộ phận nhỏ tinh vi máy móc. Chân răng nanh bằng bạc chạm trổ tinh vi, có một nút bấm nhỏ, lẫn với những vẩy rồng…lâu ngày nút bấm bị bụi bám đen. Nguyên Thái dùng rượu lau chùi sạch sẽ, lấy mũi dao ấn trên nút bấm…chiếc răng nanh bỗng lung lay. Chàng quay chiếc răng hai ba vòng: chiếc răng rơi xuống bàn. Có vết trám bịt chân răng. Lấy dao cạo đi. Trám lâu ngày thành bụi. Chiếc răng rỗng, đựng một vật nhỏ li ti bằng vàng. Khe khẽ kéo ra, thì là một mảnh vàng nhỏ mỏng bằng đầu ngón tay, cuộn tròn như chiếc tăm. Vàng nguyên chất rất mềm. Nguyên Thái làm cho mảnh vàng ấy thẳng ra:

Một hàng chử nhỏ cực tinh vi ghi:

« Đèo Nhật Tú, sinh ngày…tháng…năm con trai…Đèo..và phu nhân, nhũ danh…tại Quận Tà Lùng… »

Nguyên Thái vội chép dòng chữ ấy vào nơi riêng biệt của Viễn Trình Nhật Ký, rồi cuộn tròn mảnh vàng như cũ, cho vào chiếc răng, đổ xi bịt lại, rồi lắp vào chân bạc, như cũ.

Một vấn đề lương tâm được đặt ra cho Nguyên Thái. Thoạt đầu, chàng định nói cho Đức Trình hay, nhưng ngại, không biết phản ứng của Đức Trình ra sao ? Sau hồi suy nghĩ, chàng quyết định tạm giữ riêng bí mật tự hứa, đích thân đi điều tra giúp bạn. Cho nên, khi Đức Trình về nhà, chàng trao trả vật báu, không nói thêm điều gì.

Nay trên đường đi, nghĩ lại, chàng quyết định mau về Trấn Bắc trình diện, rồi trong phạm vi học tập, thực tập, chàng sẽ lên quận Tà Tùng thăm dò…

(Sau này, Nguyên Thái giữ lời hứa, có lên tới Tà Tùng, được nghe câu chuyện cách đây hai mươi mấy năm, có một quan châu họ Đèo cùng vợ tuẫn tiết giữ thành Tà Tùng. Hai người con, con gái tên Đèo Vân Sơn, khoảng 14, 15 tuổi, con trai Đèo Nhật Tú…mất tích trên đường đi Kinh Bắc. Thực là một tin buồn không thể kể lại cho Đức Trình nghe. Cho nên chàng quyết tâm tạm giữ kín (Chuyện này có kể ở một chương trước). Vả lại trong giai đoạn này, Nguyên Thái chưa gặp lại Quốc Đức, mà cũng không biết Lâm Nguyệt Ánh Đèo Vân Sơn).

<< Chương 37. | Chương 39. >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 269

Return to top