Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Bài Viết >> Thái Cực Quyền Hỏi Đáp

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 27110 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Thái Cực Quyền Hỏi Đáp
Trương văn Nguyên

Làm Thế Nào Kết Hợp Một Cách Có
Trong TCQ , sự kết hợp hô hấp với động tác tùy thuộc vào sự biến hóa của động tác mà tự nhiên hình thành . Khi thực hiện động tác , lúc nào hấp khí , lúc nào hô khí , đều có chuẩn tắc nhất định . Ðể người học dễ nắm yếu điểm của sự hô hấp , chúng tôi đem một số qui luật thông thường mà quy nạp lại như sau :
1. Hấp khí (hít vào) : khởi thân , khuất tý , đề thối , thích thối (cất mình , co tay , treo chân , đá chân ) .
2. Hô khí (thở ra) : tồn thân , thân tý (đã quyền , xuất chưởng) , lạc bộ (thả chân) cho đến lúc các động tác đi hết đến điểm nhất định thì thở ra .
Dưới đây là mấy trường hợp biện minh :
1. Hể cất mình đứng lên , thì thường là hít vào , như làm xong thức Hải Ðề châm , Tấn Bộ Tài Trùy , Tả Hữu Kim Kê Ðộc Lập , khi đứng lên đều là lúc hít vào . Hể hai cánh tay hay một co rút vào thân là lúc ấy hít vào , như lúc cánh tay làm xong động tác Lãm Tước Vĩ , lúc cánh tay trái từ bên phải thâu về trong thức Ðơn Tiên , lúc hai tay rút về như thức Như Phong Tự Bế , thì tất cả những lúc ấy đều hít vào .
Về động tác của chân , thì khi nào treo chân lên , hoặc đá chân ra là lúc hít vào , điều quan trọng là các động tác treo chân , bật mũi đá ra hay đạp ra phải phối hợp nhịp nhàng với hơi thở , như trong các động tác Tả Hữu Phân Cước , Tả Hữu Ðắng Cước , Chuyển Thân Ðáng Cước , Thập Tự Ðơn Bãi Liên , Chuyễn Thân Song Bãi Liên .
2. Ðộng tác nào đòi hỏi thân phải rùn xuống , thì lúc ấy thở ra , như trong lúc làm các thế Hải Ðề Châm , Tấn Bộ Tả Ðắng Cước , Ðơn Tiên Hạ Thức , đều phải thở ra .
Mỗi khi một tay hay hai tay duỗi ra , tức là lúc đánh quyền ra hoặc vổ chưởng ra , thì là lúc thở ra . Như lúc hai chưởng án ra trong thức Lãm Tước Vĩ , lúc tay trái đẩy ra trong thức Ðơn Tiên , lúc đánh quyền ra trong các thức Ban Lan Trùy , Chỉ Ðắng Trùy , Tấn Bộ Tài Trùy , đều là lúc thở ra cả .
Hể khi nào chân thả xuống đất là thở ra . Mỗi khi làm xong các động tác Lâu Tất Ảo Bộ , Tả Hữu Phân Cước , Tả Hữu Ðắng Cước , thì khi gót chân vừa thâu về đó đặt xuống đất là lúc bắt đầu thở ra .
Những trường hợp trình báy ở trên là thông thường , tất nhiên trong lúc kết hợp hơi thở với từng động tác một có thể có sự biến đổi , chớ không phải chắc nịt như nói trên .
Trong lúc kết hợp hơi thở với động tác , cần chú ý là hít thở không thể gắng gượng miễn cưỡng - dĩ nhiên đây là vẫn là sự điều tiết hơi thở một cách có ý thức - , không dồn hơi thở , không dùng sức thở ra hít vào , mà phải làm sao kết hợp hơi thở và động tác , chứ không phải kết hợp kiểu ép dầu ép mở . Ðối với người mới luyện tập , không thể đòi hỏi phải thực hiện được điều này , chỉ cần giử cho hơi thở tự nhiên và đều là được rồi .

<< Vì Sao Cần Phải Kết Hợp Hô Hấp | Luyện Tập TCQ , Tại Sao Phải Chú Ý Nhãn Thần ? >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 308

Return to top