TCQ vốn có hai bộ phận: một bộ phận gọi là Trường Quyền, một bộ phận gọi là Thập Tam Thế. Trước đây có người cho rằng Trường Quyền và Thập Tam Thế là một, điều này sai. Nếu xét về mặt quyền lộ, thì Trường Quyền dài hơn là Thập Tam Thế, đúng với điều mà trong Thái Cực Quyền Luận (do Vương Tông Nhạc đời vua Càn Long viết) định nghĩa "Trường Quyền như sông dài biển rộng, chảy mãi không dứt".
Nguồn gốc danh xưng của Thập Tam Thế là như sau. Căn cứ vào thuyết cũ, Thập Tam Thế hàm chứa quan niệm Ngũ Hành Bát Quái ở trong. Ngũ Hành là: Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ, được ví với năm loại bộ pháp. Bát Quái là: Càn, Khôn, Khãm, Ly, Chấn, Ðoài, Cãn, được ví với tám loại thủ pháp của TCQ.
Năm hình thức bộ pháp của TCQ là: tiền tấn, hậu thối, tả cố, hữu phán và trung định.
Dụng pháp của tay có tám loại: băng (quen đọc là bằng), lý, tê, án, thái, liệt, trửu, kháo, phân phối cho tám hướng: Ðông , Tây, Nam, Bắc, Ðông Bắc, Tây Bắc, Ðông Nam, Tây Nam. Bát phương này và ngũ bộ nói trên hợp lại gọi là Thập Tam Thế. Như vậy ý nghĩa của Thập Tam Thế chỉ là mười ba hình thái vận động của tay chân, chớ bảo là mười ba thức (tư thức) là lầm lẫn vậy.
Phân tích Thập Tam Thế thành biểu đồ như sau: